Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên Sư phạm hệ Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.27 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM HỆ CAO ĐẲNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Mai Trung Dũng
Bộ môn Tâm lý giáo dục
Absract. The studying motivation plays a very important role in enabling students to be the actual agents in
their studying activities. In pedagogical universities, pedagogy takes a vital role in upgrading teaching and
learning quality. Therefore, teaching pedagogy to students as well as seeking for students’ studying motivation
on this subject pay to be necessary and focal matter.

Đặt vấn đề:
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu cầu rất
cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Sản phẩm của giáo dục, đào tạo đại học là những
sinh viên tốt nghiệp. Liệu họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mà cuộc sống đặt
ra hay không? Làm thế nào để người học có hứng thú tập trung chú ý trong học tập, nắm được
những tri thức khoa học cơ bản, đặc biệt, họ có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng,
kỹ xảo để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của thực tế.
Trường Đại học Tây Bắc trong những năm qua, bộ môn giáo dục học cùng với các bộ
môn khác đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo những đội ngũ giáo viên phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp giáo dục Tây Bắc nói riêng và cho đất nước nói chung. Tuy nhiên, việc học
môn giáo dục học của sinh viên hiện nay nói chung chất lượng còn thấp, sinh viên chủ yếu
nắm được tri thức lý thuyết môn học còn khả năng vận dụng vào thực tiễn lại rất yếu; thái độ
học tập chưa cao, việc học chủ yếu là nhằm vào thi cử; phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là
thuyết trình, nặng về đọc chép, dạy chay vẫn là phổ biến. Do đó, việc dạy môn giáo dục học
cho sinh viên cũng như việc tìm hiểu hứng thú học môn giáo dục học là rất cần thiết và đang
được quan tâm nghiên cứu.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu tất cả của vấn đề hứng thú
học tập môn giáo dục học của sinh viên mà chỉ tìm hiểu, mô tả thực trạng về đặc điểm hứng
thú học môn giáo dục học cho sinh viên sư phạm hệ Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 175 sinh viên sư phạm hệ Cao đẳng, trong đó có 92 sinh
viên khối Tự nhiên và 83 sinh viên khối Xã hội
I. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học môn giáo dục học trong nhà


trường sư phạm.
1. Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học môn giáo dục học trong nhà trường sư
phạm.
Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo bạn, học môn giáo dục
học có tầm quan trọng như thế nào đối với sinh viên sư phạm?”.


Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học môn giáo dục học
Mức

Có hay
không cũng được

Cần thiết

độ

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


Tự
nhiên(92)

78

84,8

14

15,2

0

0,0

Xã hội(83)

78

94,0

5

6,0

0

0,0


Chung(175)

156

89,2

19

10,8

0

0,0

Khối

Nhận xét:
Đa số sinh viên được điều tra cho rằng : Học môn giáo dục là cần thiết và quan trọng
đó với sinh viên sư phạm (chiếm 89,2 %), số sinh viên này nêu lên một số lý do cho rằng học
môn giáo dục học là cần thiết vì: Muốn trở thành nhà giáo vững vàng, tự tin đứng trên bục
giảng sau này thì đối với mỗi sinh viên sư phạm không chỉ được trang bị những tri thức
chuyên môn mà còn phải trang bị cho mình hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ sư
phạm, nếu người giáo viên thiếu hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ thì không thể
tiến hành giảng dạy và giáo dục được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn (10,8 %) số sinh viên
cho rằng: học môn giáo dục học “Có hay không cũng được”. Rất may là không có sinh viên
nào cho rằng “Không cần thiết”
Nếu so sánh giữa sinh viên khối Tự nhiên và khối Xã hội thì sinh viên khối xã hội
nhận thức về mức độ “Cần thiết” cao hơn so với sinh viên khối Tự nhiên, cụ thể: (94,0 %)sinh
viên khối xã hội cho rằng là cần thiết và quan trọng, sinh viên khối Tự nhiên là (84,8%), với
độ chênh lệch là 9,2 %. Điều này do nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó đáng chú ý hơn

cả là do tính chất môn học (các môn khoa học xã hội khác với các môn tự nhiên) đã phần nào
chi phối ý thức của họ
2. Nhận thức của sinh viên về tác dụng của việc học môn giáo dục học
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về việc học môn giáo dục học, chúng
tôi đặt câu hỏi: “Theo bạn, học môn giáo dục học có tác dụng gì đối với bản thân và nghề
nghiệp sau này?”
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về tác dụng của việc học môn giáo dục học
Khối

Tự nhiên

Xã hội

Chung

Các tác dụng

%

T.B

%

T.B

%

T.B

Hiểu biết hơn về nghề


69,6

3

57,8

3

63,7

3

Nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ

58,7

4

48,2

4

53,4

4

Lĩnh hội được kinh nghiệm nghề nghiệp

73,9


2

68,7

2

71,3

2

Hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học 84,8
và giáo dục

1

79,6

1

82,2

1


Các tác dụng khác

6,3

5


18,0

5

12,1

5

Nhận xét: Tác dụng của việc học môn giáo dục học được sinh viên đánh giá theo các
mức độ(%) khác nhau. Trong một số tác dụng của việc học môn giáo dục học theo tự đánh giá
của sinh viên thì tác dụng “Giúp sinh viên rèn luyện và hình thành các kỹ năng dạy học và
giáo dục” được sinh viên đánh giá cao nhất (chiếm 82,2 % số sinh viên được hỏi cho là như
vậy). Tiếp đến là tác dụng “lĩnh hội được kinh nghiệm nghề nghiệp”(chiếm 71,3 %, giữ vị trí
2). Chính nhờ lĩnh hội được kinh nghiệm nghề nghiệp mà các em “hiểu biết hơn về nghề” của
mình, về công việc của người thầy giáo(chiếm 63,7 %, giữ vị trí 3). Từ sự hiểu biết hơn về
nghề nghiệp của người thầy giáo đã làm nảy sinh ở sinh viên tình cảm đối với nghề nghiệp,
làm cho các em cảm thấy “Yêu nghề, yêu trẻ hơn”(chiếm 53,4 %, giữ vị trí 4). Các tác dụng
khác là 12,1 %
II. Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn giáo dục học trong nhà trường sư
phạm
1. Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn giáo dục học
Bảng 3: Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn giáo dục học
Mức độ

Thích

Không thích

Khối


SL

%

SL

%

Tự nhiên

77

83,7

15

16,3

Xã hội

78

94,0

5

6,0

Chung


155

88,6

20

11,4

Nhận xét :
Đa số sinh viên được điều tra cho rằng thích học môn giáo dục học(chiếm 88,6 % số
sinh viên được hỏi cho là như vậy). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khoảng (11,4 %) số sinh
viên được điều tra cho rằng “không thích học” môn giáo dục học. Nếu so sánh giữa hai khối
thì tỉ lệ (%) số sinh viên thích học môn giáo dục học của khối Xã hội cao hơn khối Tự nhiên,
Cụ thể: 94,0% sinh viên khối xã hội cho rằng thích học môn giáo dục học, sinh viên khối Tự
nhiên là 83,7 %, với độ chênh lệch là 10,3 %. Điều này cũng hợp lý xét theo góc độ tính chất
môn học và khuynh hướng học của sinh viên hai khối (Các môn xã hội khác với các môn tự
nhiên, sinh viên xã hội thường thích học các môn xã hội và ngược lại) đã phần nào chi phối
thái độ của họ đối với việc học môn này. Vậy, những lý do nào dẫn đến sinh viên thích học
môn giáo dục học?
2. Lý do dẫn đến sinh viên thích học môn giáo dục học?
Bảng 4: Lý do dẫn đến sinh viên thích học môn giáo dục học
Khối

STT
Lý do
1

Giáo viên dạy hấp dẫn


Tự
nhiên

Xã hội

Chung

X

TB

X

TB

X

TB

2,29

3

1,6

4

1,95

3



1
2

Môn học có ý nghĩa

3,55

2

3,6
3

2

3,59

2

3

Môn học có tác dụng đối với bản thân và 3,94
nghề nghiệp

1

4,3
9


1

4,17

1

4

Dễ học

1,47

5

1,6
6

3

1,57

4

5

Học đạt kết quả cao

1,55

4


1,5
7

5

1,56

5

Chú thích: X = Điểm trung bình ;

T.B = Thứ bậc

Nhận xét:
Khi lý giải các lý do dẫn đến thích học môn giáo dục học thì phần lớn sinh viên đánh giá cao
các lý do liên quan trực tiếp đến môn học. Cụ thể:
+ Môn học có tác dụng cho bản thân và nghề nghiệp ( X = 4,17; xếp bậc 1).
+ Môn học có ý nghĩa ( X = 3,59; xếp bậc 2).
Những lý do có liên quan gián tiếp đến môn học, có khả năng mang lại hứng thú học tập
cao nhưng sinh viên lại đánh giá thấp hơn. Cụ thể:
+ Giảng viên dạy hấp dẫn sinh động ( X = 1,95; xếp bậc 3).
+ Học đạt kết quả cao ( X = 1,56; xếp bậc 5).
Nếu so sánh các lý do dẫn đến hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên hai khối
(Tự nhiên và Xã hội) thì không có sự chênh lệch đáng kể về thứ bậc. Đồng thời, để so sánh sự
sắp xếp thứ tự các lý do dẫn đến hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên hai khối (Tự
R
nhiên và Xã hội) chúng tôi sử dụng công thức hệ số tương quan của Specman cho thấy
= 0,95 thể hiện lý do dẫn đến hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên hai khối là tương
quan chặt.

III. Mức độ biểu hiện hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên.
Bảng 5: Mức độ biểu hiện hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên.
Khối

Tù nhiªn

X· héi

Chung

Biểu hiện

SL

%

SL

%

SL

%

Đi học đúng giờ

82

89,1


72

86,7

154

88,0

Chú ý nghe giảng và ghi chép bài 63
đầy đủ

68,4

72

86,7

135

77,1

Tích cực phát biểu ý kiến

9,8

15

18,0

24


13,7

22,8

20

24,0

41

23,4

9

Cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ 21
giờ giáo dục học


Thường độc những tài liệu có liên 48
quan đến giáo dục học

52,1

43

51,8

91


52,0

Thường đọc những tài liệu về 9
giáo dục học

9,8

16

19,3

25

14,3

Thường học bài và làm bài tập 36
đầy đủ trước khi đến lớp

39,1

41

49,4

77

34,0

Luôn luôn suy nghĩ về vấn đề khó 42
hiểu


45,6

38

45,8

80

45,7

Boăn khoăn không vui khi chưa 46
hiểu bài

50,0

47

56,6

93

53,1

Mỗi khi có boăn khoăn, thắc mắc 7
tôi thường gặp thầy, gặp bạn để
trao đổi

7,6


9

10,8

16

9,2

Nhận xét:
Hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc có
nhiều biểu hiện khác nhau và mức độ các biểu hiện đó ở sinh viên là không như nhau:
* Các biểu hiện hứng thú có tỷ lệ cao là:
+ Đi học đúng giờ (chiếm 88,0 %, giữ vị trí 1).
+ Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ (chiếm 77,1 %, giữ vị trí 2).
+ Boăn khoăn không vui khi chưa hiểu bài (chiếm 53,1 %, giữ vị trí 3).
+ Thường đọc những tài liệu có liên quan đến giáo dục học (chiếm 52,0 %, giữ vị trí 4).
* Các biểu hiện hứng thú có tỷ lệ thấp:
+ Luôn luôn suy nghĩ về vấn đề khó hiểu (Chiếm 45,7 %, giữ vị trí 5).
+Thường học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp (Chiếm 34,0 %, giữ vị trí 6).
+ Cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ giờ giáo dục học (Chiếm 23,4 %, giữ vị trí 7).
+ Thường đọc các tài liệu giáo dục học (Chiếm 14,3 %, giữ vị trí 8).
+ Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài (Chiếm 13,7 %, giữ vị trí 9).
+ Mỗi khi boăn khoăn, thắc mắc tôi thường gặp thầy, gặp bạn để trao đổi (Chiếm 9,2 %, giữ
vị trí 10).
IV. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh
viên sư phạm hệ Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc.
Để hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên
sư phạm hệ Cao đắng trường Đại học Tây Bắc chúng tôi đã đưa ra 9 nguyên nhân và yêu cầu
sinh viên chọn 5 nguyên nhân và xắp xếp thứ tự ưu tiên: 1 là quan trọng nhất.
Bảng 6: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh



Khối
Nguyên nhân

Tự nhiên
ĐTB

Xã hội

Chung

TB

ĐTB TB

ĐTB TB

Giáo viên giảng bài không hấp dẫn, 2,7
sinh động

1

2,19

3

2,46

1


Giáo viên ít liên hệ với thực tiễn 2,08
giáo dục

3

1,77

5

1,93

5

Hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực 1,51
giáo dục chưa rộng

7

0,93

8

1,22

8

Giáo viên khắt khe, ít vui vẻ, cởi mở 1,69
với sinh viên


6

1,18

7

1,44

6

Môn giáo dục học không hữu ích 0,19
cho bản thân và nghề nghiệp

9

0,16

9

0,18

9

Giáo dục học là môn học khô khan 0,85
nhàm chán

8

1,69


6

1,27

7

Khó học

1,88

4

2,13

4

2,00

4

Tài liệu học tập thiếu

2,18

2

2,66

1


2,42

2

Trang thiết bị dạy học không đầy đủ

1,86

5

2,26

2

2,06

3

Chú thích: X = ĐTB = Điểm trung bình

; T.B = Thứ bậc

Nhận xét:
Nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ
Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc rất đa dạng, gồm 9 nguyên nhân khác nhau với mức độ gây
ảnh hưởng cũng khác nhau.
* Nhóm các nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên
được xếp ở thứ bậc cao
- Giáo viên giảng bài không hấp dẫn, sinh động X = 2,46, xếp bậc 1.
- Tài liệu học tập thiếu với điểm trung X = 2,42, xếp bậc 2.

- Trang thiết bị dạy học không đầy đủ với điểm trung X = 2,06, xếp bậc 3.
- Khó học với điểm trung X = 2,00, xếp bậc 4.
* Nhóm các nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh
viên được xếp ở thứ bậc thấp.
- Giáo viên ít liên hệ với thực tiễn giáo dục với điểm trung X = 1,93, xếp bậc 5.
-Giáo viên khắt khe, ít vui vẻ, cởi mở với sinh viên với điểm trung X = 1,44, xếp bậc 6.
- Giáo dục học là môn học khô khan, nhàm chán với điểm trung X = 1,27, xếp bậc 7.
- Hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực giáo dục chưa rộng với điểm trung X = 1,22, xếp bậc
8.


- Môn học không hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp sau này với điểm trung X = 0,18,
xếp bậc 9.
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh
viên trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Những nguyên
nhân cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất đến hứng thú học tập môn giáo dục học của họ là: Giáo
viên dạy không hấp dẫn, sinh động; tài liệu học tập còn thiếu, phương tiện dạy học chưa đầy
đủ và do tính chất của môn học khó học. Các nguyên nhân “Giáo viên ít liên hệ với thực tế”,
“Giáo viên khắt khe, ít vui vẻ, cởi mở với sinh viên” ít gây ảnh hưởng hơn. Ngoài ra các
nguyên nhân khác (Giáo dục học là môn học khô khan, nhàm chán; hiểu biết của giáo viên về
lĩnh vực giáo dục chưa rộng; môn học không hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp sau này)
cũng có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên ở các mức
độ khác nhau.
Nếu so sánh nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh
viên hai khối(Tự nhiên và Xã hội) thì không có sự chênh lệch nhau đáng kể. Đồng thời, để so
sánh sự xắp xếp thứ tự các nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học
của sinh viên hai khối chúng tôi dùng công thức hệ số tương quan Spécman cho thấy R = 0,8
thể hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên hai
khối là tương quan chặt
V. Kết luận và kiến nghị.

1. Kết luận:
Qua kết quả nghiên cứu trên 175 sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc về thực
trạng hứng thú học tập môn giáo dục học, chúng tôi nhận thấy:
-

Đa số sinh viên được điều tra nhận thức được việc học môn giáo dục học trong nhà
trường sư phạm là cần thiết và quan trọng(89,2 %); Giúp hình thành và rèn luyện các kỹ
năng dạy học và giáo dục(82,2 %); hiểu biết hơn về nghề(63,7 %); Nâng cao lòng yêu
nghề mến trẻ(53,4 %)…

-

Đa số sinh viên có thái độ thích học môn giáo dục học nhưng mức độ biểu hiện hứng thú
học môn giáo dục học chưa cao. Mức độ biểu hiện hứng thú học môn giáo dục học của
sinh viên khối xã hội cao hơn so với sinh viên khối tự nhiên.

-

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh
viên trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Những
nguyên nhân cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất đến hứng thú học tập môn giáo dục học
của họ là: Giáo viên dạy không hấp dẫn, sinh động; tài liệu học tập còn thiếu, phương
tiện dạy học chưa đầy đủ và do tính chất của môn học khó học. Các nguyên nhân “Giáo
viên ít liên hệ với tế”, “Giáo viên khắt khe, ít vui vẻ, cởi mở với sinh viên” ít gây ảnh
hưởng hơn. Ngoài ra các nguyên nhân khác (Giáo dục học là môn học khô khan, nhàm
chán; hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực giáo dục chưa rộng; môn học không hữu ích
cho bản thân và nghề nghiệp sau này) cũng có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú học tập
môn giáo dục học của sinh viên ở các mức độ khác nhau.

2. Kiến nghị:



Dựa vào kết quả điều tra về thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học
môn giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi có
những kiến nghị sau:
- Phải làm cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng. ý nghĩa và tác dụng của môn
giáo dục học đối với cuộc sống, đối với nghề nghiệp tương lai.
- Trong giảng dạy, cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt chú ý từng bước áp
dụng quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm để kích thích sinh viên tham gia giải
quyết các tình huống, chủ động lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm.
- Cần kết hợp và vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các ví dụ minh
họa chính xác, phù hợp với nội dung bài giảng.
- Tích cực khai thác triệt để mối quan hệ giữa môn giáo dục học với các bộ môn khoa học
khác làm cho nội dung bài giảng giáo dục học hấp dẫn.
- Để áp dụng phương pháp dạy học mới, nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về giảng
đường, hệ thống loa đài, đặc biệt là phương tiên, tài liệu học tập cho sinh viên… không nên
bố trí lớp học quá đông sinh viên làm hạn chế việc áp dụng phương pháp dạy học mới, ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
- Cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để kích thích sự say mê
của các em đối với lĩnh vực giáo dục học. Qua đó, giúp sinh viên hiểu rõ hơn ý nghĩa của môn
học, sự cần thiết của môn học đối với cuộc sống, nghề nghiệp sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.G.Côvaliop (1971), Tâm lý học cá nhân. Tập 1, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. A.N.Petropxki (1989), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm. Tập 1,2, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Phạm Minh Hạc(1989), Tâm lý học. Tập 1,2, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
4. Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục(1973), Tổ tư liệu Trường Đại
học sư phạm Hà Nội.
5. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo Dục Học. Tập 1,2, N x b Giáo dục, Hà Nội




×