Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thi nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.83 KB, 13 trang )

THỰC HÀNH (4 điểm cuối cùng là ít thi nhé)
1. Hoàng thành Thăng Long

Quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ
thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và
thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch
sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung
2010, Ủy ban Di sản Thế giới họp đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
- Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới
khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (bao gồm thành cổ Hà Nội và di tích
Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) nằm trên một khuôn viên khá rộng: 18,395ha, thuộc địa bàn
phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Theo tài liệu lịch sử thì mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi
tên là Thăng Long, đồng thời cho xây một kinh thành tại đây. Thành Thăng Long có cấu
trúc tam trùng thành quách, bao gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng có tên là Kinh thành, được
đắp bằng đất, là nơi dân cư sinh sống với các ngành nghề thủ công và hoạt động thương
nghiệp và còn là nơi bảo vệ vành ngoài.
Tiếp theo là Hoàng thành hay khu triều chính. Đây là nơi ở và làm việc của các quan lại
cao cấp trong triều đình. Lớp cuối cùng là Tử Cấm thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu
và cung tần mỹ nữ ở. Tử Cấm thành có nhiều tên gọi khác nhau qua các triều đại: Cung
thành (thời nhà Lý), Long Phượng thành (thời nhà Trần) và Cấm thành (thời nhà Hậu Lê).
Qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ
kính mang tên Thăng Long – Hà Nội không còn nguyên vẹn như ngày xưa nữa,những
những di tích hiện tại mà chúng ta lát nữa sẽ tham quan,cũng đủ để chứng tỏ đó là một
trung tâm quyền lực chính trị cổ, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình trao đổi
những giá trị nhân loại.
Chúng ta đang đứng trước di tích Đoan Môn. Ngay bây giờ quí khách sẽ bắt đầu tham
quan cụm di tích Thành cổ Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội – Đoan Môn – Điện Kính Thiên- Hậu Lâu



1. Kỳ Đài/ Cột cờ HN
- Kỳ Đài còn gọi là Cột cờ Hà Nội, khởi dựng vào đầu thời Nguyễn (1805 – 1812).
Được coi như công trình cao nhất thời bấy giờ. Kỳ đài gồm 3 tầng đế và 1 thân
cột. Tầng 1 có hai thang gạch dẫn lên. Tầng 2, có 4 cửa. Tầng 3, có cửa lên cầu
thang trông về hướng Bắc. Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m. Khi người Pháp phá thành
Hà Nội, họ định phá luôn cột cờ, song may mắn là họ không tiến hành việc này vì
họ muốn biến nó thành đài xem đua ngựa.
-

Kỳ Đài được xếp hạng di tích quốc gia ngày 21/01/1989.

2. Đoan Môn
- Là cửa trong cùng dẫn vào Cấm thành – nơi ở, làm việc của Vua và hoàng gia.


-

-

Xây dựng từ thời Lý với tên gọi Ngũ Môn Lâu. Tuy nhiên, kiến trúc hiện còn là
được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ, sửa sang vào thời Nguyễn.
Đoan Môn là cổng có vị trí rất quan trọng. Giữa Đoan Môn và điện Kính Thiên là
Long Trì, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng. Đoan Môn còn
tương đối nguyên vẹn, được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U.
Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Cửa giữa lớn nhất
dành riêng cho nhà Vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn dùng để các quan, hoàng thân
quốc thích ra vào cung cấm.
Đoan Môn được xếp hạng di tích quốc gia ngày 06/4/1999.


3. Nền điện Kính Thiên
-

Là hạt nhân chính trong tổng thể các di tích của Thành cổ Thăng Long – Hà Nội.

-

Xây dựng năm 1428, được coi là “một trong những tuyệt tác của kiến trúc An
Nam”, tuy nhiên đã bị thực dân Pháp phá năm 1886 để xây dựng trụ sở chỉ huy
pháo binh, hiện chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá. Thềm
Rồng phía trước gồm 9 bậc đá, với 3 lối lên xuống, lối chính dành cho Vua đi, hai
bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa uốn 7 khúc, chân có 5 móng. Thềm rồng
phía sau tạo tác khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Đây là những hiện vật vô
cùng quý giá, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc.

4. Hậu Lâu
Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công Chúa, hay Chùa Các Bà, được xây
dựng năm 1821, với mục đích ban đầu sử dụng làm nơi thờ Phật. Cuối thế kỷ 19, Hậu
Lâu bị hư hỏng nặng, người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay.

5. Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu
Khu tích tích có diện tích rộng 4,530 ha (45.300 m2), được khai quật từ tháng
12/2002, phân định làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D. Tại đây đã phát hiện rất nhiều dấu tích
nền móng của các công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và nhiều loại hình di vật có giá
trị, bao gồm vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật… có
niên đại từ thế kỷ 7 – 9 đến thế kỷ 19, với hàng trăm kiểu mẫu khác nhau.
2. Vịnh Hạ Long
3. Văn miếu Quốc tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - tờ tiền 100.000
Phía nam kinh thành Thăng Long xưa, diện tích khoảng 55.000m2

Được xếp hạng là 1 trong 23 di tích quốc gia đặc biệt vào 12/5/2012. Khuê Văn Các tại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô vào 2012, 82 tấm bia Tiến
sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào


danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Những điều này đã cho thấy, Văn Miếu - Quốc Tử
Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản,
di sản văn hóa của nhân loại.
Nhấn mạnh: Văn Miếu là nơi tôn vinh đạo nho và Khổng Tử, Quốc Tử Giám là trường Đại
học đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày nay: điểm tham quan nổi bật, nơi khen tặng học sinh sinh viên xuất sắc, trao bằng
tiến sĩ.
3.1. Văn Miếu được xây dựng: 1070, đời vua Lý Thánh Tông
2 khu: Ngoại tự và nội tự
Ngoại tự: Hồ Văn phía đối diện bên kia đường Quốc Tử Giám và Vườn Giám bên
tay phải di tích.
Nội tự: Văn Miếu & Quốc Tử Giám
1. Nhập đạo (el gran pórtico): từ Văn Miếu môn (puerta del templo de literatura)
-> Đại Trung Môn (la gran puerta del medio)
- Nhập đạo = Nhập đạo Nho. Trong lớp không gian thứ nhất này quý khách sẽ thấy
3 con đường, đường chính giữa gọi là đường Hoàng đạo, xưa chỉ dành cho vua,
hoàng gia và các bậc đại quan đi, hai đường nhỏ hai bên là đường Linh đạo dành
cho học trò và thứ dân.
- Đại Trung Môn: cổng dẫn vào khu thứ hai của Văn Miếu. Nhìn lên mái sẽ thấy hình
ảnh cá chép vượt vũ môn hóa Rồng chính là hình ảnh ẩn dụ về người học trò ngày
xưa, các nho sinh dùi mài kinh sử miệt mài vất vả ngày đêm chờ đợi ngày triều
đình mở khoa thi, khi thi đỗ người nho sinh giống như con cá chép vượt vũ môn
thành công
- Hai bên cổng Đại trung còn có hai chiếc cổng nhỏ, bên tay phải là cổng Thành Đức
(puerta de la virtud), bên tay trái là cổng Đạt Tài (puerta del talento). Tên của hai

cổng này thể hiện quan điểm giáo dục đào tạo con người vừa có đức vừa có tài.
2. Thành Đạt: từ Đại Trung Môn -> Khuê Văn Các
Phía giữa: Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 dưới triều vua Gia Long nhà
Nguyễn
- Sao Khuê: ngôi sao sáng nhất trong dải ngân hà, biểu tượng cho văn
chương, văn học. Kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu
bằng gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra
bốn phía. Cửa và thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia
sáng của sao.
- Hai bên gác Khuê văn có hai cửa nhỏ là: Bí văn (Magnificencia) - văn
chương trau chuốt, sáng sủa) và Súc văn (Cristalización) - văn chương
hàm ý, súc tích. Đây có thể coi là hai tiêu chí cơ bản của văn chương để
người nho sinh phấn đấu, rèn luyện..
3. Vườn bia tiến sỹ: từ Khuê Văn Các -> Đại Thành Môn
- Khu tiếp theo của cụm di tích là khu nhà bia Tiến sĩ. Chính giữa khu là giếng Thiên
Quang (Thiên Quang tỉnh-nghĩa là giếng ánh sáng trời - Pozo de la claridad celestial).
Theo quan niệm của người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho mặt đất, các cửa
sổ của gác khuê văn hình tròn tượng trưng cho bầu trời, ý nói nơi đây tập trung mọi
tinh hoa của trời đất, đề cao trung tâm giáo dục nho học Việt Nam.
- 82 bia Tiến Sỹ: bia lưu danh họ tên quê quán của hơn 1.300 vị Tiến Sỹ của 82 khoa


-

thi từ năm 1442 đến năm 1779: 8 nhà che bia, sắp xếp bia tiến sĩ mỗi bên bốn dãy
Khoa thi nho học đầu tiên của Việt Nam được tổ chức năm 1075 dưới thời Lý
Toàn bộ các tấm bia tiến sĩ ở đây đều được đặt trên lưng Rùa với 3 lí do sau:
-

Về mặt tâm linh: Rùa là một trong những tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng.


-

Về mặt lịch sử: Rùa được coi là vị Thần của dân tộc (Thần Kim Quy

-

Về mặt sinh học: Rùa là một con vật khỏe mạnh, sống lâu. Khi đặt các tấm bia
trên lưng Rrùa với mong muốn tên, tuổi của các vị tiến sĩ sẽ trường tồn mãi
với thời gian, để các thế hệ đương thời và hậu thế nhìn vào mà sinh lòng hâm
mộ, phấn chấn, tự rèn luyện danh tiết, chăm chỉ học tập để có ngày bảng vàng
bia đá ghi danh, khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với sự hưng thịnh
của đất nước, bên cạnh đó còn thể hiện lòng kính trọng của toàn dân với các
bậc tiên hiền của dân tộc.

4. Đại Thành: nơi thờ Khổng Tử
- Đại Thành môn: Qua cổng Đại Thành là đến khu sân nhà Đại Bái. Xưa kia, trước
ngày thi các học trò và giám sinh thường tề tựu về đây một lòng thành kính thắp
hương lên các vị tiên thánh, tiên hiền cầu nguyện sức khỏe và mong gặp may mắn
trong các kỳ thi.
- Điện Đại Thành: thờ Khổng Tử và hai bên là Phục thánh Nhan Hồi, Tông thánh

Tăng Tử, Thuật thánh Tử Tư, và Á thánh Mạnh Tử.
5. Nhà Thái Học: thời thầy Chu Văn An và các vị vua có công lớn trong quá trình xây
dựng và tu tạo Văn Miếu - Quốc Tử Giám: gồm nhà Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu
vu, nhà chuông, nhà trống hai bên
- xây dựng lại năm 1999
- trên tầng 2 là nơi đặt tượng thờ 3 vị vua, là những người có công xây dựng và phát
triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm: Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh
Tông.

4. Dinh Độc lập (hay thi)
Giới thiệu chung:
+ Từng là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi ở của gia đình Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu.
+ Diện tích sử dụng: 20.000 m2. Gồm: 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng, tầng
hầm với khoảng 100 phòng, mỗi phòng được trang trí nội thất khác nhau
+ a
Lịch sử:
- 1858: thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
- 1867: Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia định, Ðịnh Tường, Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên).
- 1868: thực dân Pháp đã cho xây dựng tại đây một dinh thự. Lúc đầu Dinh là nơi ở
của Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 (17/10/1887), khi Tổng thống Pháp ký sắc lệnh
thành lập Liên bang Ðông dương thì Dinh trở thành Phủ toàn quyền Pháp tại Ðông
Dương với tên gọi là Dinh Norodom.
- Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 (viên thống


đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên.

- 1871 - 1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ.
- 1887-1945 nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi
ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.
- Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Ðông
Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt
Nam.
- 9/1945 Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm
Nam Bộ, Dinh Norodom là trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm
lược của Pháp ở Việt Nam.

- Ngày 7 / 5/ 1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện
Biên Phủ, sau đó buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam.
Mỹ tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam
tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là chế độ Việt Nam dân chủ
cộng hòa, còn miền Nam là chế độ Việt Nam Cộng hòa.
- 7/9/1954 Dinh NORODOM được bàn giao giữa đại diện chính phủ
Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện cầm quyền Sài gòn Thủ tướng
Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành
Dinh Ðộc lập.
- Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp
chiến lược, thi hành luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, không
những gây phẫn uất trong nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội
các chính quyền Sài gòn.
- …..
- Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng
mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ
đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng
phụ của Dinh Ðộc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung
cổng chính tiến thẳng vào Dinh.
5. Thành nhà Hồ
5. Thành nhà Hồ
- Còn được gọi là Tây Đô, An Đô, Tây Kinh, Tây Giai, kinh đô của nước Đại Ngu – quốc
hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ
- Địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 145km về phía Bắc, cách
trung tâm TP Thanh Hóa 45km về phía Đông
- Công nhận di tích quốc gia năm 1962, và qua 6 lần nộp hồ sơ thì 27/6/2011 được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Lịch sử: (theo sử sách đã ghi)
o Được xây dựng vào năm 1397 dưới thời nhà Trần, khi đó đã ở giai đoạn thoái trào. Do
Hồ Quý Ly chỉ huy.

o Thành đá được xây với tốc độ kỷ lục chỉ trong vòng 3 tháng, còn các cấu trúc khác:
Cung điện, La Thành, đàn tế Nam Giao tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện -> 1402


o Nhà Trần thoái trào, Hồ Quý Ly với vai trò tể tướng, nắm thực quyền, đã cho xây thành
Tây Đô tại quê hương mình với mục đích: 1. buộc triều Trần dời đô và dần phá bỏ triều
Trần 2. dựa thế núi non hiểm trở, bảo vệ cho kinh đô nhà nước còn mới và đứng trước sự
đe dọa của nhà Minh xâm lược
o Thành gắn liền với sự nghiệp của HQL, xây dựng và tồn tại cuối tk 14, đầu tk 15, nhà
Hồ tồn tại trong 7 năm: 1400-1407
o 3/1400: nhà Hồ được thành lập, và từ đó dân gian quen gọi là thành nhà Hồ
- Địa thế:
o Hiểm trở, sông nước bao quanh, là thế phòng ngự quân sự, phát huy ưu thế giao thông
thủy bộ, nội thành nối các núi tự nhiên như núi Voi, núi Đốn, theo thế uốn sông phòng lũ
o 3 phần: La Thành, Hào Thành và Hoàng Thành, giống các thành khác
§ Thành ngoại: đắp đất = 100.000 mét khối, trên trồng tre gai, hào sâu bề mặt rộng 50m
bao quanh
§ Thành nội: cấu trúc gần như hình vuông: dài B-N: 870,5m, dài Đ-T: 883,5m
o Lớp thành ngoài: xây bằng khối đá vôi lớn, được đẽo gọt & ghép lại tự nhiên, không
chất kết dính. Phiến đá 10-20 tấn.
o Công trình độc đáo, thể hiện trình độ kĩ thuật xây dựng điêu luyện: vòm đá cong
Mời anh chị chụp ảnh tại khu vực
6. Khu di tích Địa đạo Củ Chi
- Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc.
- là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc
kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự
do cho Tổ quốc.
- Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km
đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn
với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân

y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …
Xuất xứ:
- Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Các chiến sĩ
cách mạng ẩn náo dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân
dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong
lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở.
Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm.
- Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban
đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động. Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi
bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch đông và lợi thế
hơn nhiều. Từ đó người ta nghĩ rằng cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành
những đường hầm và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa
đánh lại quân địch, và khi cần, sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác.
- địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An.
- 1961 - 1965 cuộc chiến tranh du kích của dân nhân ở Củ Chi đã phát triển mạnh,
gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ
- Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau
đó, các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương
sống”, thành hệ thống địa đạo liên hoàn.
Cấu trúc:
- Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống”
(đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm
dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy


kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).
Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe
tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ.
- Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất khó khăn, phần lớn đi khom hoặc bò.

Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng
chủ yếu là đèn cầy hoặc đèn pin).
Các cuộc chiến:Suốt trong một thời gian dài, địch liên tục tấn công đánh phá vùng căn
cứ và hệ thống địa đạo hết sức khốc kiệt. Chủ yếu là năm thủ đoạn sau đây:
- Dùng nước phá địa đạo.
- Đùng đội quân “chuột cống” đánh địa đạo.
- Dùng chó Bẹcgiê đánh phá địa đạo
- Dùng xe cơ giới ủi phá địa đạo
- Gieo cỏ phá địa hình
đáng kể nhất là thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình. Chúng dùng máy bay rải xuống một
giống cỏ kỳ lạ, nhân dân Củ Chi quen gọi là “cỏ Mỹ”. Loại cỏ này gieo xuống, gặp
mưa phát triển nhanh không tưởng, chỉ một tháng sau đã cao tới 2 – 3 mét, thân to
bằng chiếc đũa và sắc. Cỏ Mỹ mọc thành rừng gây khó khăn cho việc đi lại, cơ
động chiến đấu, nhưng lại rất dễ cho địch phát hiện mục tiêu từ trên máy bay, để
bắn phá.
Đến mùa khô, cỏ Mỹ úa vàng rồi khô hết như rơm. Máy bay phóng hỏa tiễn hoặc
ném bom, bắn pháo khiến rừng cỏ khô rừng rực bốc cháy, đất trơ ra, các bãi mìn
của du kích bị phát nổ, hầm chông bị cháy…Các đơn vị, cơ quan không còn địa
hình để ẩn náu, lúc đi để lại dấu chân trên lớp tro than. Địch theo dấu vết vào tận
cửa hầm để đánh phá.
-

7. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nơi an nghỉ Vũng Chùa - Đảo Yến
1. Vị trí:
-

Vũng Chùa Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam, thuộc thôn
Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

-


Đây là vị trí được coi là long mạch bởi có vị trí đắc địa ít nơi có được.

2. Lý do chọn đây là nơi an nghỉ
Do Đại tướng muốn đem lại lợi ích cho quê hương nên chọn Quảng Bình làm nơi an
nghỉ, do từ đó nơi đây có thể phát triển du lịch đem lại lợi ích cho người dân.
3. Cuộc đời Võ Nguyên Gíap
Sinh ngày 28/5/1911 tring một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước.
Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại
năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là
Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Là tổng tư lệnh cũng như bí thư quân ủy đầu tiên của VN


Xuất thân là thầy giáo dạy sử, Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là
Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp
Hồ Chí Minh. Thấy tiềm năng của ông, HCM đã cử ông đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.
Chính trong năm 1940 ông gia nhập Đảng và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam
Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo
của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9
năm chống lại sự tái chiếm Việt Nam của quân Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy
và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân
uỷ.
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng
chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướngHoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)

5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi
chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm
hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

8. Phố cổ Hội An - Quảng Nam (liên hệ vs thương cảng Phố Hiến - Hưng Yên)
- Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến
trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới từ năm 1999.
- một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá,
nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn
truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây.
- Nhà ở Hội An: Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ
một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài.
Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí
hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ,
chia thành ba gian với lối đi ở giữa.
- Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con


-

phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà.
Di tích tiêu biểu:
“biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu.
Chùa Cầu / Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và

đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này
được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa
thế kỷ 16.
Chùa Cầu cong cong bằng ván gỗ bắt ngang qua con lạch thông ra sông Hoài.
Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu
Bồn.
Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều, nghĩa là cầu của
những người bạn từ xa đến. Phía trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thời thần Bắc Đế
Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi
người. Ở hai đầu cầu có đặt nhóm tượng khỉ chó ngồi chầu
Tương truyền:
lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là
con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu
nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần
nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất... sẽ xảy ra.
Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng
Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của... cả 3 quốc
gia bình yên hơn (tất nhiên là chỉ về mặt tâm linh).
Tham quan:
đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà
cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký (Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp
các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước), … hay một số hội
quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông …
Đặc sản:
chè bắp, bánh đập, hến xào, Mì Quảng, Cao Lầu, bánh mỳ Hội An
Thăm Hội An về đêm với đèn lồng...

9. Các điểm du lịch của Sapa
10. làng cổ Đường Lâm
11. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

12. Yên tử
- lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”.
- Núi Yên Tử là ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều thuộc thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên còn có tên gọi là Bạch
Vân sơn
- Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông
từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm
Yên Tử.
- Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh
nối hai bờ suối.
- Tiếp đó tới chùa Hoa Yên với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua
Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m,
được xây mới hoàn toàn thay cho chùa cũ đã có từ 30 năm trước. Ngôi chùa mới
mang phong cách kiến trúc thời Trần – Lê. Trước chùa có tam quan, bảo tháp
- Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi.
- Chùa Đồng là nơi dừng chân cao nhất của du khách. Chùa được khởi dựng vào
thời Hậu Lê với tên gọi “Thiên Trúc Tự”.


-

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như: Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo
Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái
Thác Vàng, Thác Bạc.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Ðây là công trình thiền viện lớn nhất nước có cổng Tam quan, tòa chính điện, nhà
thờ Tam Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách, phòng thiền với kiến
trúc đẹp và hoành tráng, uy nghi, điểm tô chốn non thiêng Yên Tử thêm phần
khang trang, bề thế, góp phần bảo tồn, nghiên cứu các thư tịch cổ, ấn phẩm văn
hóa Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử Trúc Lâm trong cả nước

đến giảng đạo và tu thiền.

13. Bái Đính - Ninh Bình
- Địa lý: Núi Bái Đính nằm trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia

-

Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Cố đô Hoa Lư 3km, cách thành phố
Ninh Bình 12km(theo đường chim bay) về phía Tây, cách HN
gần 100km. Núi có độ cao 187m so với mặt nước biển. Phong
thủy có núi, sông, hồ nước, núi có hình tay ngai
tên gọi: theo cách giải thích dân gian có nghĩa là: núi có lễ
bái trên đỉnh cao.

Khu Chùa mới:
1. Tam quan:
- cổng dẫn vào chùa
- có nghĩa là 3 cửa: cửa khổ, cửa vô thường, cửa vô ngã;
Khi quý khách bước qua ngưỡng cửa tam quan cũng có
nghĩa là quý khách đã bước vào cõi thiêng, vào một thế
giới khác tục, một thế giới có nhiều tính thánh thiện, để
tìm lẽ cân bằng của cuộc sống
- Phía trước tam quan, hai bên tả hữu có hai con sư tử
bằng đá, là biểu hiện sức mạnh của trí tuệ.
- Bên trên tam quan có hình tượng bánh xe luân hồi, được
chạm thông phong, biểu tượng sự chuyển vần không
ngừng của phật pháp, của trời đất. Ở giữa có chữ Vạn,
tượng trưng của ngọn lửa tam muội (lửa thiêng). Chữ
Vạn còn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi, quảng đại
của đức Phật

2. Hành lang (La Hán đường)
- Bên trên tam quan có hình tượng bánh xe luân hồi, được
chạm thông phong, biểu tượng sự chuyển vần không ngừng
của phật pháp, của trời đất. Ở giữa có chữ Vạn, tượng trưng
của ngọn lửa tam muội (lửa thiêng). Chữ Vạn còn tượng trưng
cho trí tuệ và lòng từ bi, quảng đại của đức Phật
- Tại sao các vị La Hán lại được thờ ở hành lang? Vì ở vị trí này,
họ thường xuyên gần gữi, giáo dưỡng, dìu dắt chúng sinh
3. Gác chuông


-

quả chuông đồng nặng 36 tấn, do các nghệ nhân ở Huế đúc.
Qủa chuông này đã được trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp
bằng xác nhận là quả chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Theo quan niệm của nhà Phật, tiếng chuông khi gõ vào sáng
sớm là cảnh tỉnh, buổi chiều là thu không. Mỗi khi tiếng
chuông vang lên, mọi thế giới hành tội nghỉ ngơi, những kẻ
tội lỗi khi nghe tiếng chuông thì tội lỗi cũng sẽ được tiêu tan.
Với quan niệm, tiếng chuông chùa càng ngân xa bao nhiêu,
càng xua nỗi khổ của chúng sinh đi bấy nhiêu, vì vậy, gác
chuông của chùa được đưa lên rất cao để vang xa

4. Điện Quan Thế âm Bồ tát.
- pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng
xác nhận là tượng Quan Thế âm bằng đồng lớn nhất Việt
Nam. Tượng cao 5,4m,; nặng 80 tấn
- tượng Quan âm ở đây được thể hiện có 3 khuôn mặt chồng
lên nhau, tương truyền, bà suy nghĩ về chúng sinh nhiều quá

nên đầu vỡ làm 3; cũng có người giải thích đó là tam giáo
đồng tôn: nho – đạo – phật.
5. Điện Tam Thế
- bộ tượng đồng Tam Thế, do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên
(Nam Định) chế tác. Bộ tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục
Việt Nam cấp bằng xác nhận là bộ tượng Tam thế bằng đồng
lớn nhất Việt Nam.
- Vị Phật ngồi giữa là tượng hiện tại thế, còn gọi là Hiền kiếp. Vị
phật này thể hiện cách kết ấn Thiền định với ý nghĩa giữ cho
tâm thanh, lòng tĩnh, chống lại mọi tà loạn.
- Vị Phật ngồi bên trái (theo hướng nhìn của khách từ ngoài
vào) là tượng quá khứ thế, còn gọi là Trang nghiêm kiếp. Vị
phật này thể hiện cách kết ấn Thuyết pháp với ý nghĩa dùng
đạo Phật để giáo hóa chúng sinh.
- Vị Phật ngồi bên phải là tượng vị lai thế, còn gọi là Tinh tú
kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Vô úy với ý nghĩa diệt
mọi trừ tà ma, tội lỗi.
Đây cũng là những công trình có kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, tạo
nên một quần thể chùa Bái Đính ấn tượng, độc nhất vô nhị của Việt
Nam.
14. Chùa Hương
chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng
chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông
nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang


động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến.
Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào

chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ.
Đền Trình là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ
(bến Đục) khoảng 500m. Cái tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày,
báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa
phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương. Sau khi
dâng lễ ở Đền Trình, đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm
như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu
của hành trình leo núi
Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù. Khi nhìn thấy
cổng Chùa Thiên Trù, bạn hãy đi theo đường phía tay phải để tiếp tục leo núi, đi khoảng
10 phút bạn sẽ gặp Ga cáp treo Chùa Hương.
Mỗi cách đi sẽ đem lại trải nghiệm và góc nhìn khác về chùa Hương. Tới động Hương
Tích bạn chuẩn bị 1 mâm lễ nhỏ để dâng vào ban thờ chính phía trong cùng nếu đông
quá thì đành lễ từ xa vậy
15. Làng gốm Bát Tràng

-

-

-

-

Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- cách cầu Chương Dương 11km
Lịch sử: Theo truyền khẩu từ nhiều thế hệ trước, sau khi nhà Lý thiên đô từ
Hoa Lư đến Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Được phép vua, thợ thủ
công nghề gốm của các làng Vĩnh Ninh Tràng, Bồ Xuyên, Bạch Bát (Thanh
Hóa - Ninh Bình) đến Bạch Thổ Phường mở lò, lập làng, sản xuất gốm,

gạch cho nhà nước phong kiến. Trải nhiều thế hệ, tên Bạch Thổ Phường
thành Bát Tràng.
Ngày nay: có rất nhiều con cháu các gia đình cũ theo nghề và ngoài ra phát
triển du lịch trải nghiệm
Quy trình làm gốm: các khâu: chọn đất, xử lý pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa
văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Hiện nay, theo yêu cầu sản
xuất gốm công nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một
sản phấm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm
giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Lò trước đây là lò cúi, giờ chuyển sang
lò ga
Nguyên liệu chính để sản xuất gốm là đất sét. Trước đây, ở Bát Tràng có
mỏ đất sét trắng; đến thế kỷ XVIII, nguồn đất sét trắng tại đây đã cạn kiệt
nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới tại một số tỉnh
phía Bắc như Trúc Thôn (QUảng Ninh), Thiên Thai (Bắc Ninh) hay Ấn Độ
Các SP chính: gia dụng: bát, đĩa, lọ, trang trí: tượng, tranh
ĐB: trải nghiệm làm gốm và mang sản phẩm mang dấu ấn của mình về
nhà: Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm gốm
bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử
dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, và tạo hình xoay bằng


-

bàn tay và ngón tay
1 số hình thức kinh doanh khác: ẩm thực, cưỡi trâu

*Và thưa quý khách, thật vinh dự cho tôi khi được đưa đoàn ta đến tham quan
làng gốm cổ truyền Bát Tràng. Mục đích của chương trình tham quan làng gốm
Bát Tràng mong muốn mang lại cho quý khách những phút giây thật thư gian

vui vẻ, được trực tiếp tham quan tìm hiểu nghề gốm và văn hoá làng nghề Bát
Tràng và trải nghiệm cùng người thợ gốm qua những tâm sự về chuyện nghề,
cuộc sống của các nghệ nhân gốm.
Đình làng Bát Tràng
Xin mời các quý khách có thể quan sát hai bên đường để thấy được cuộc sống lao
động sản xuất gồm rất hăng say, sầm uất của cư dân làng gốm ngay từ cổng làng.
Người dân Bát Tràng chủ yếu làm gốm sứ, thương mại và dịch vụ, chỉ còn một số
ít làm nông nghiệp, công nhân và viên chức.
Sống trong môi trường làng nghề truyền thống lâu đời người dân Bát Tràng luôn
có ý thức hướng con em mình học tập, nghiên cứu, phát triển nghề gốm vì vậy khi
đến Bát Tràng, quý khách có thể thấy hầu hết người dân nơi đây thậm chí cả trẻ
nhỏ đều có thể làm gốm.
mỗi làng quê đều có ngôi đình của riêng quê hương mình và từ sâu thẳm
trong tâm thức của người dân Việt, Đình làng luôn được xem như trung tâm
tôn giáo văn hoá chính trị của cả làng.
Đình làng toạ lạc bên dòng sông Hồng, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu
trong lịch sử.
16. Lăng Chủ tịch HCM + Phủ Chủ tịch
17. Di tích Mỹ Sơn
18. Kinh thành và Đại nội Huế
19. Đền Hùng
20. Cầu Long Biên

Mở đầu:
Xin chào các anh chị của đoàn/ gia đình đến điểm thăm quan ABC ngày hôm nay, em xin tự
giới thiệu em là P, sẽ đồng hành cùng anh chị trong thời gian thăm quan tại ABC ngày hôm
nay. Rất hân hạnh được làm quen với đoàn/ gia đình

Kết thúc: Đến đây thì chuyến thăm quan của gia đình/đoàn tại ABC đã kết thúc. Em xin cảm
ơn gia đình/đoàn đã đến thăm quan. Chúc cả nhà/đoàn có chuyến đi đầy niềm vui và chúc

mọi người sức khỏe dồi dào. Xin cảm ơn.



×