Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.36 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƯƠNG THỊ THU HÀ

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hµ néi – n¨m 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƯƠNG THỊ THU HÀ

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60105

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ QUANG

HÀ NỘI – NĂM 2005



MỤC LỤC
Trang
Mục lục
MỞ ĐẦU

8

Chương 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn và một số
vấn đề lý luận về quản lý nội bộ công ty Trách nhiệm
hữu hạn
1.1. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
trách nhiệm hữu hạn
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty trách
nhiệm hữu hạn và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu

12
12

12

14

hạn ở Việt Nam
1.1.3. Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý nội bộ công ty
trách nhiệm hữu hạn
1.2.1. Quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn và vai
trò của pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm


17

23

23

hữu hạn
1.2.2. Các nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý
nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn

28

Chương 2: Những quy định của Luật doanh nghiệp
về quản lý nội bộ Cuả công ty trách nhiệm hữu hạn
và thực tiễn thi hành

37


2.1. Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản
lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn

38

39

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia
quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong

công ty trách nhiệm hữu hạn
2.1.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công

50
79

ty
2.1.4. Pháp luật về kiểm soát các giao dịch tư lợi trong
công ty trách nhiệm hữu hạn
2.2. Một số nhận xét về những quy định của Luật
doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm

82

89

hữu hạn
2.2.1. Bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu
hạn có hai thành viên trở lên theo quy định của Luật
doanh nghiệp chưa có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và

88

quyền quản lý
2.2.2. Còn nhiều điểm chưa hợp lý trong các quy định
của Luật doanh nghiệp về chế độ làm việc của Hội đồng

94

thành viên

2.2.3. Cơ chế bảo vệ quyền lợi của thành viên thiểu số
trong Luật doanh nghiệp còn yếu, chưa đầy đủ và không

96

hiệu quả
2.2.4. Luật doanh nghiệp thiếu chặt chẽ khi quy định về
Ban kiểm soát trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai

2

98


thành viên trở lên
2.2.5. Luật doanh nghiệp chưa rõ ràng khi quy định về
việc lựa chọn mô hình quản lý điều hành trong công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên

100

2.2.6. Luật doanh nghiệp còn thiếu các quy định về nghĩa
vụ trung thành, trung thực, mẫn cán, cẩn trọng của các
chức danh quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn
2.3. Thực tiễn thi hành các quy định của Luật doanh
nghiệp về quản lý nội bộ ở các công ty trách nhiệm

100

101


hữu hạn hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ
pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm
hữu hạn

111

3.1. Những yêu cầu và định hướng chung cho việc
hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ của công ty

111

trách nhiệm hữu hạn
3.1.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện chế độ
pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu

111

hạn
3.1.2. Những định hướng chung cho việc hoàn thiện chế
độ pháp lý về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu

115

hạn
3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện chế độ
pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm
hữu hạn


3

117


3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về cơ cấu
quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

118

viên
3.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về chế độ
làm việc của Hội đồng thành viên trong công ty trách
nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
3.2.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Ban
kiểm soát trong công ty trách nhiệm hữu hạn

122

125

3.2.4. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về nghĩa
vụ, trách nhiệm của các chức danh quản lý, điều hành
trong công ty trách nhiệm hữu hạn

127

3.2.5. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy bảo đảm
quyền bình đẳng giữa các thành viên công ty và bảo vệ
quyền lợi của thành viên có phần vốn góp thiểu số

3.2.6. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về kiểm
soát các giao dịch tư lợi trong công ty trách nhiệm hữu

129

130

hạn
3.2.7. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quản
lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

131
134

KẾT LUẬN

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999 thay thế
cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) đã thực
sự là một “luồng gió mới” thổi vào đời sống kinh tế của Việt
Nam, đem lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế. Với
những quy định thông thoáng mang tính “cởi trói” từ quá trình
thành lập cho tới hoạt động của các loại hình doanh nghiệp,
Luật doanh nghiệp đã khích lệ được tinh thần đầu tư, kinh
doanh của người dân và giới doanh nhân. Số lượng các doanh

nghiệp được đăng ký thành lập, hoạt động tăng lên nhanh chóng
kể từ ngày Luật doanh nghiệp có hiệu lực (ngày 01/01/2000)
đến nay đã chứng tỏ điều đó. Số lượng doanh nghiệp ngày càng
tăng với quy mô và hình thức góp vốn đa dạng, ngành nghề
kinh doanh được mở rộng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo
công ăn việc làm cho người lao động.
Trong số các loại hình doanh nghiệp được thành lập ở Việt
Nam trong những năm qua, công ty trách nhiệm hữu hạn là
loại hình doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn. Xuất hiện lần đầu
tiên trên thế giới vào năm 1892 ở Đức sau khi Luật về công ty
trách nhiệm hữu hạn của Đức được ban hành, công ty trách
nhiệm hữu hạn được mọi người biết đến như một sản phẩm
của hoạt động lập pháp, hình thành trên cơ sở kết hợp lợi thế

5


là các thành viên thường quen biết, tin cậy nhau của công ty
hợp danh với lợi thế chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ
phần. Ở Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn lần đầu tiên
được quy định trong Luật công ty (1990). Luật doanh nghiệp
ngày 12/6/1999 thay thế cho Luật công ty (1990) đã hoàn
thiện một bước căn bản địa vị pháp lý của loại hình công ty
này. Qua khảo sát thực tiễn thi hành Luật công ty 1990 trước
đây và Luật doanh nghiệp hiện nay cho thấy, với những ưu
điểm của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn luôn là loại hình
doanh nghiệp được các nhà đầu tư Việt Nam rất ưa chuộng.
Dự kiến trong rất nhiều năm tới, công ty trách nhiệm hữu hạn
vẫn là một mô hình công ty chiếm số lượng lớn, phổ biến ở
Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tiễn cũng cho thấy, đi đôi
với sự gia tăng của các công ty trách nhiệm hữu hạn được
thành lập ở Việt Nam trong thời gian qua thì những tranh chấp
trong quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn diễn ra cũng
không ít. Những tranh chấp này không chỉ gây ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của công ty, đến lợi ích của các nhà
đầu tư và những người tham gia giao dịch với công ty mà còn
tác động không tốt đến môi trường kinh doanh. Sự tranh chấp
trong quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, có thể từ chính những người chủ sở hữu
và người quản lý doanh nghiệp chưa biết cách quản lý doanh
nghiệp, chưa hiểu biết đầy đủ cũng như chưa thực sự có ý thức
áp dụng đầy đủ những quy định của Luật doanh nghiệp vào
việc quản lý nội bộ công ty, hay những mối quan hệ bạn bè,
huyết thống trong công ty đã chi phối, lấn át cơ chế quản lý
nội bộ... Song bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận sự thiếu

6


chặt chẽ và thiếu rõ ràng trong nhiều quy định về quản lý nội
bộ doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp, dẫn đến việc áp
dụng pháp luật thiếu thống nhất và tạo nên những kẽ hở cho
các nhà đầu tư “lách luật”. Rất nhiều những quy định của Luật
doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
chỉ mang tính hình thức, khiến cho luật chỉ nằm trên giấy mà
không đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò của mình
như các nhà hoạch định chính sách mong muốn. Do đó, những
quy định về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong
Luật doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu để sửa đổi, bổ

sung và hoàn thiện. Chính vì vậy, đề tài luận văn cao học
“Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm
hữu hạn theo Luật doanh nghiệp” đã được tác giả lựa chọn
nghiên cứu để giải quyết vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa
mang tính khoa học và thực tiễn nêu trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với tên gọi là “Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công
ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp”, luận văn
có đối tượng nghiên cứu là những quy định của Luật doanh
nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý nội
bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, tập trung vào một số nội
dung pháp lý cơ bản sau:
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty;
- Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia quyền lực
giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty;
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công ty;
- Vấn đề kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty.
3. Mục đích nghiên cứu

7


Từ việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật
hiện hành về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, việc
nghiên cứu đề tài luận văn này không nằm ngoài mục đích là
tìm ra những điểm bất cập trong các quy định của Luật doanh
nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, từ đó
đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về
quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật doanh
nghiệp nói riêng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh

tế của Việt Nam nói chung. Điều này càng có ý nghĩa về mặt
thực tiễn khi mà chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng Luật
doanh nghiệp thống nhất để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng
phương pháp luận Mác - Lênin, đó là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, đứng trên quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để tiếp cận đối tượng nghiên
cứu. Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống
hoá, so sánh pháp luật... để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Về mặt thực tiễn, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp
khảo sát thực tế để đánh giá những tích cực cũng như hạn chế
trong quá trình thi hành các quy định pháp luật về quản lý nội
bộ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam trong
thời gian qua. Từ đó, đề xuất những kiến nghị góp phần hoàn
thiện những quy định của pháp luật cho phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn và định hướng phát triển trong tương lai.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia thành ba chương sau:

8


Chương 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn và một số vấn đề
lý luận về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
Chương 2: Những quy định của Luật doanh nghiệp về
quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn
thi hành

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ
pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn

9


Chương 1
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
1.1. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
trách nhiệm hữu hạn
Mục này trình bày khái quát về quá trình hình thành loại
hình công ty trách nhiệm hữu hạn trong lịch sử hình thành và
phát triển của công ty trên thế giới. Công ty trách nhiệm hữu
hạn là loại hình doanh nghiệp không xuất hiện trực tiếp từ
thực tiễn kinh doanh mà ra đời từ hoạt động lập pháp. Các nhà
làm luật người Đức đã sáng tạo ra loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn thông qua việc ban hành một đạo luật về công
ty trách nhiệm hữu hạn, nhằm đáp ứng nguyện vọng của các
nhà đầu tư là muốn có được một mô hình công ty hoàn toàn
mới, vừa kết hợp được những ưu điểm lại vừa khắc phục được
những hạn chế của công ty hợp danh và công ty cổ phần.
Ngày nay, công ty trách nhiệm hữu hạn đã trở thành một loại
hình kinh doanh phổ biến trên thế giới, được các nhà đầu tư
rất ưa chuộng, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam.

10



1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty trách
nhiệm hữu hạn và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu
hạn ở Việt Nam
Mục này trình bày khái quát về quá trình hình thành và
phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam và
pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam. Ở Việt
Nam, pháp luật về công ty hình thành muộn và chậm phát
triển. Công ty trách nhiệm hữu hạn lần đầu tiên được quy định
một cách cụ thể từ thủ tục thành lập, tổ chức quản lý cho đến
tổ chức lại, giải thể và phá sản là trong Luật công ty được
Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/12/1990.
Ngay sau khi có hiệu lực, Luật công ty đã nhanh chóng đi vào
cuộc sống. Từ đây, người dân Việt Nam không còn xa lạ với
khái niệm “công ty trách nhiệm hữu hạn” nữa. Ngày
12/6/1999, Luật doanh nghiệp được ban hành thay thế cho
Luật công ty đã hoàn thiện một bước căn bản địa vị pháp lý
của loại hình công ty này. Thực tiễn áp dụng Luật công ty và
Luật doanh nghiệp đã chứng minh những ưu thế của công ty
trách nhiệm hữu hạn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong
cả nước, công ty trách nhiệm hữu hạn bao giờ cũng chiếm số
lượng lớn trong tổng số các loại hình doanh nghiệp được đăng
ký kinh doanh.
1.1.3. Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu
hạn
Mục này làm rõ những đặc trưng của công ty trách nhiệm
hữu hạn để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.
Chính những đặc trưng này chi phối đến hoạt động quản lý nội


11


bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu
hạn có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp
chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bị giới hạn về số lượng
thành viên.
- Phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn có thể chuyển nhượng cho người khác nhưng bị hạn chế
theo quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát
hành cổ phiếu để huy động vốn trong công chúng.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý, điều hành
một cách tập trung và thống nhất thông qua một bộ máy quản
lý, điều hành.
1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý nội bộ của công ty
trách nhiệm hữu hạn
1.2.1. Quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn và
vai trò của pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách
nhiệm hữu hạn
Mục này làm rõ khái niệm, vai trò của “quản lý nội bộ
công ty trách nhiệm hữu hạn” và “pháp luật về quản lý nội bộ
công ty trách nhiệm hữu hạn”.
Có thể hiểu quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn là
hệ thống các cơ chế xác định mối quan hệ và trách nhiệm


12


tương ứng giữa chủ sở hữu với người quản lý, điều hành công
ty, nhằm xác định mục tiêu, thực hiện mục tiêu của công ty và
giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó. Quản lý nội bộ công
ty trách nhiệm hữu hạn bao giờ cũng hướng tới hai mục tiêu
chính: bảo vệ quyền lợi của người góp vốn (chủ sở hữu) và tối
đa hoá lợi nhuận của công ty.
Về nguyên tắc, quản lý nội bộ doanh nghiệp là công việc
nội bộ của nhà đầu tư (chủ sở hữu) doanh nghiệp. Song việc
Nhà nước can thiệp nhất định vào hoạt động quản lý nội bộ
của công ty trách nhiệm hữu hạn bằng việc đặt ra các quy định
mang tính chất “định khung” cho hoạt động quản lý nội bộ
của công ty là hết sức cần thiết.
Pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn là
tổng hợp các quy định của pháp luật nhằm tạo một khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ công ty, bao gồm: các
quy định về tổ chức quản lý nội bộ công ty, các quy định về
trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, người quản
lý, điều hành, các quy định về giám sát hoạt động của người
quản lý, điều hành. Vai trò và mục đích của pháp luật về quản
lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn là để đảm bảo hoạt
động quản lý nội bộ của doanh nghiệp diễn ra trong một trật tự
nhất định, không xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công ty,
thành viên công ty và xã hội, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền
lực trong việc quản lý, điều hành công ty gây hại cho các
thành viên công ty, cho công ty và xã hội, đảm bảo tính lành
mạnh, ổn định của môi trường kinh doanh.

1.2.2. Các nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động quản
lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn

13


Mục này làm rõ những nguồn pháp luật chủ yếu điều chỉnh
hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn và
mối quan hệ giữa các nguồn pháp luật đó trong suốt quá trình
hoạt động của công ty, đó là:
- Văn bản pháp luật của Nhà nước
- Văn bản nội bộ công ty

14


Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ
QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
2.1. Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý
nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
Mục này làm rõ những nội dung pháp lý cơ bản của pháp
luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo
Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, bao
gồm:
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn có hai thành viên trở lên

- Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia
quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công
ty trách nhiệm hữu hạn
Mục này làm rõ sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan
quản lý, điều hành công ty trong bộ máy quản lý nội bộ của
từng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

15


- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên
trở lên: Bộ máy quản lý nội bộ của công ty được thiết kế theo
mô hình gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát (bắt
buộc phải có đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trên
mười một thành viên). Trong đó: Hội đồng thành viên là cơ
quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất
cả thành viên công ty (trừ những thành viên là cá nhân, tổ
chức nước ngoài thì phải uỷ quyền cho công dân Việt Nam
làm thành viên Hội đồng thành viên tương ứng với phần vốn
góp); Chủ tịch Hội đồng thành viên là người được bầu ra
trong số các thành viên Hội đồng thành viên, thay mặt Hội
đồng thành viên giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của
Hội đồng thành viên trong công ty, triệu tập họp Hội đồng
thành viên theo quy định của pháp luật; Giám đốc (Tổng giám
đốc) là người được Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê,
là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công
ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty (nếu Điều lệ

công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là
người đại diện theo pháp luật của công ty); Ban kiểm soát
(nếu có) là cơ quan giám sát các hoạt động quản lý, điều hành,
tài chính, kế toán… trong công ty. Mô hình quản lý này cho
thấy trong bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
đã có sự tách biệt giữa sở hữu và điều hành nhưng không có
sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý như trong công ty cổ phần.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Tuỳ
thuộc vào quy mô và ngành, nghề kinh doanh, bộ máy quản lý

16


nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được
tổ chức theo một trong hai mô hình sau:
Mô hình thứ nhất gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc), gọi là mô hình Hội đồng quản trị. Mô hình
này được áp dụng trong trường hợp công ty có quy mô kinh
doanh lớn, ngành, nghề kinh doanh đa dạng. Trong mô hình
này, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, gồm những
thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty theo
sự phân cấp của chủ sở hữu. Còn Giám đốc (Tổng giám đốc)
là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.
Mô hình thứ hai gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng
giám đốc), gọi là mô hình Chủ tịch công ty. Trong mô hình
này, Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, chỉ có
vai trò là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty trong việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

Giám đốc (Tổng giám đốc) do chủ sở hữu công ty quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo kiến nghị của Chủ tịch
công ty, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Hai mô hình này cho thấy, mặc dù công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, song
Luật doanh nghiệp đã hướng tới sự tách biệt giữa sở hữu và
điều hành trong bộ máy quản lý nội bộ của công ty.
2.1.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công
ty

17


Mục này đề cập đến những quy định của Luật doanh
nghiệp về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách
nhiệm hữu hạn. Đây là một nội dung quan trọng trong quy chế
quản lý nội bộ công ty, là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh
hành vi xử sự của người quản lý công ty.
2.1.4. Pháp luật về kiểm soát các giao dịch tư lợi trong
công ty trách nhiệm hữu hạn
Khắc phục những thiếu sót của Luật công ty (1990), Luật
doanh nghiệp đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề kiểm soát các
giao dịch tư lợi trong công ty nói chung và công ty trách
nhiệm hữu hạn nói riêng.
Mục này làm rõ khái niệm “giao dịch tư lợi” và những quy
định của Luật doanh nghiệp về kiểm soát các giao dịch tư lợi
trong công ty trách nhiệm hữu hạn. “Giao dịch tư lợi” là thuật
ngữ được dùng để chỉ những giao dịch có sự tham gia của
công ty, được thiết lập trên danh nghĩa công ty nhưng chỉ

mang lại lợi ích cho một thành viên, một nhóm thành viên hay
các chức danh quản lý công ty chứ không mang lại lợi ích đích
thực cho công ty, hay thậm chí còn gây thiệt hại cho công ty.
Trong việc tiếp cận và xử lý các giao dịch tư lợi trong công ty
trách nhiệm hữu hạn, Luật doanh nghiệp đã tiếp cận theo cách
quy định một cơ chế giám sát bắt buộc trong nội bộ công ty.
Đối tượng giám sát, theo Luật doanh nghiệp, là hai nhóm giao
dịch: các hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của
công ty và các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty
với thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, với người
có liên quan của họ. Mỗi loại hợp đồng này bị giám sát theo
các cơ chế khác nhau. Cụ thể là:

18


- Đối với những hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị
lớn của công ty thì phải được các thành viên công ty xem xét,
quyết định thông qua Hội đồng thành viên.
- Đối với những hợp đồng có nguy cơ tư lợi nhưng mức độ
không thật nghiêm trọng thì người đại diện của công ty vẫn
được quyết định nhưng phải công khai hoá trước khi ký kết.
Luật doanh nghiệp quy định tất cả các hợp đồng kinh tế, lao
động, dân sự của công ty với thành viên, Giám đốc (Tổng
giám đốc) công ty, với người có liên quan của họ đều phải
được thông báo cho tất cả các thành viên chậm nhất mười lăm
ngày trước khi ký.
2.2. Một số nhận xét về những quy định của Luật doanh
nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
Từ việc phân tích các quy định của Luật doanh nghiệp về

quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn ở phần trên, mục
này rút ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành
về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn để làm cơ
sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý
nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn ở chương 3 của Luận văn.
2.2.1. Bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu
hạn có hai thành viên trở lên theo quy định của Luật doanh
nghiệp chưa có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý
Điều này dẫn đến hệ quả là:
- Hạn chế quyền góp vốn của nhiều đối tượng;

19


- Hoạt động của Hội đồng thành viên sẽ trở nên khó khăn
đối với những công ty có số lượng thành viên lớn;
- Không bảo đảm sự bình đẳng về quyền giữa thành viên
góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài với những thành viên khác
trong công ty.
2.2.2. Còn nhiều điểm chưa hợp lý trong các quy định
của Luật doanh nghiệp về chế độ làm việc của Hội đồng
thành viên
- Số lần họp định kỳ của Hội đồng thành viên mỗi năm ít
nhất một lần là quá ít so với quyền hạn và nhiệm vụ hiện tại
của Hội đồng thành viên. Điều này khiến cho nhiều vấn đề
quan trọng của công ty nảy sinh nhưng lại không được giải
quyết kịp thời, quyền lực trong công ty dễ bị chi phối bởi một
người là Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng
thành viên.

- Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về thời hạn gửi
trước chương trình và tài liệu họp cho thành viên mà lại dành
quyền này cho Điều lệ công ty quy định có thể dẫn đến nguy
cơ là không bảo vệ được quyền thông tin của các thành viên,
đặc biệt là đối với các thành viên thiểu số. Tham khảo luật
công ty của các nước như Anh, Đức, Thái Lan, Singapore…
thấy quy định rất rõ về thời hạn này.
- Quy định của Luật doanh nghiệp về điều kiện tiến hành
cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành
viên đại diện ít nhất 65% vốn điều lệ tham dự là thấp, có thể
gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các thành viên

20


trong công ty, đặc biệt là các thành viên có phần vốn góp thiểu
số.
2.2.3. Cơ chế bảo vệ quyền lợi của thành viên thiểu số
trong Luật doanh nghiệp còn yếu, chưa đầy đủ và không
hiệu quả
- Luật doanh nghiệp quy định thành viên hoặc nhóm thành
viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do
Điều lệ công ty quy định có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội
đồng thành viên để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Tuy nhiên, tỷ lệ này là quá cao, không phù hợp với thực tế nên
quyền lợi của các thành viên thiểu số không được bảo đảm
thực sự.
- Luật doanh nghiệp quy định thành viên công ty có quyền
yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành
viên đó bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản đối với

quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sửa đổi, bổ
sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, việc
tổ chức lại công ty. Song Luật doanh nghiệp lại không xác
định rõ ràng nguyên tắc xác định giá mua lại phần vốn góp,
khiến cho thành viên công ty một là phải chấp nhận tiếp tục ở
lại công ty với các quyền và lợi ích có thể thay đổi có bản so
với trước, hai là phải chấp nhận bán rẻ phần vốn góp của mình
cho công ty để rút khỏi công ty.
2.2.4. Luật doanh nghiệp thiếu chặt chẽ khi quy định về
Ban kiểm soát trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên trở lên

21


- Luật doanh nghiệp không quy định về tiêu chuẩn thành
viên Ban kiểm soát;
- Luật doanh nghiệp không quy định về thời hạn phải thành
lập Ban kiểm soát trong trường hợp công ty kết nạp thêm
thành viên mới thứ 12, có thể tạo điều kiện cho nhiều công ty
lợi dụng “kẽ hở” này để dây dưa, kéo dài thời gian thành lập
Ban kiểm soát mà không trái quy định của pháp luật.
2.2.5. Luật doanh nghiệp chưa rõ ràng khi quy định về
việc lựa chọn mô hình quản lý điều hành trong công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Luật doanh nghiệp chưa quy định rõ ràng việc lựa chọn mô
hình Hội đồng quản trị trong trường hợp quy mô kinh doanh
lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng có bắt buộc hay không?
Luật cũng không xác định rõ thế nào là “quy mô kinh doanh

lớn” và “ngành nghề kinh doanh đa dạng”, khiến cho nhiều
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lúng túng trong
việc lựa chọn mô hình quản lý nội bộ cho mình.
2.2.6. Luật doanh nghiệp còn thiếu các quy định về nghĩa
vụ trung thành, trung thực, mẫn cán, cẩn trọng của các
chức danh quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Nghĩa vụ này mới được Luật doanh nghiệp quy định cho
Giám đốc (Tổng giám đốc) chứ chưa được quy định cho các
chức danh quản lý khác như Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch công ty (trong công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

22


2.3. Thực tiễn thi hành các quy định của Luật doanh
nghiệp về quản lý nội bộ ở các công ty trách nhiệm hữu
hạn hiện nay
Mục này tập trung đánh giá tình hình thi hành các quy định
của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ ở các công ty trách
nhiệm hữu hạn hiện nay.
Thực tiễn thi hành các quy định của Luật doanh nghiệp về
quản lý nội bộ ở các công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay có
một số vấn đề sau đây:
- Kiến thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật
về quản lý nội bộ của các chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu
hạn ở nước ta hiện nay còn rất nhiều hạn chế.
- Đại đa số các công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý
theo kiểu gia đình. “Quản lý theo kiểu gia đình” là một cách
nói để chỉ một cách thức quản lý nội bộ công ty mà trong đó,

các thành viên - chủ sở hữu công ty thường chia nhau nắm giữ
các chức danh quản lý, điều hành trong công ty. Điều này dẫn
đến những hệ quả: công ty làm ăn kém hiệu quả, vì không
phải chủ sở hữu nào cũng có khả năng quản lý, điều hành
doanh nghiệp; các quyết định kinh doanh thường mang tính
nội bộ, tình hình tài chính của công ty không thể tiết lộ ra bên
ngoài, vì vậy mà sự công khai và minh bạch về tài chính của
công ty trở nên khó khăn, các giao dịch tư lợi càng trở nên
khó kiểm soát và ngăn chặn…
- Ở Việt Nam hiện nay là có không ít các công ty trách
nhiệm hữu hạn được đăng ký hoạt động theo mô hình có hai
thành viên trở lên nhưng thực sự là những doanh nghiệp tư
nhân “trá hình”. Đây là những công ty được thành lập nhờ vào

23


×