Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đa dạng thành phần loài trùng bánh xe (Rotifera) trong các thủy vực nội địa ở Nam Bộ và bổ sung một số loài mới cho khu hệ động vật nổi Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.85 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 13-20

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI TRÙNG BÁNH XE (ROTIFERA) TRONG CÁC
THỦY VỰC NỘI ĐỊA Ở NAM BỘ VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ LOÀI MỚI
CHO KHU HỆ ĐỘNG VẬT NỔI VIỆT NAM
Phan Doãn Đăng*, Lê Thị Nguyệt Nga
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)
TÓM TẮT: Từ năm 2005 đến 2011, các mẫu động vật nổi thu thập tại 120 địa điểm ở một số thủy vực
nước ngọt nội địa ở Nam bộ, Việt Nam. Đã xác định được 49 loài Trùng bánh xe, thuộc 20 giống, 13 họ,
3 bộ và 2 lớp. Mức độ tương đồng thành phần loài Trùng bánh xe giữa các thủy vực hầu hết đều đạt trên
60,0%. Có 4 loài (Asplanchna priodonta, Brachionus donneri, Conochilus hippocrepis, Filinia
camasecla) ghi nhận mới bổ sung cho khu hệ động vật nổi Việt Nam.
Từ khóa: Rotifera, Asplanchna, Brachionus, Conochilus, Filinia, động vật nổi, thủy sinh vật.
MỞ ĐẦU

Nam bộ là khu vực phía cực nam của
Việt Nam, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía
Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc
và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía
Tây Bắc giáp Nam Trung bộ. Nam bộ có hệ
thống sông ngòi chằng chịt, trong đó có hai hệ
thống sông lớn là sông Đồng Nai và sông Cửu
Long. Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa khô và
mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Với
hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên đa dạng sinh
học nói chung và đa dạng loài Trùng bánh xe
trong các thủy vực ở Nam bộ khá cao.
Trùng bánh xe là nhóm động vật phân bố
phổ biến nhất trong thủy vực nước ngọt [2, 4].
Kích thước trung bình của chúng từ 50-200 µm


[8], nhỏ nhất khoảng 40 µm và lớn nhất không
quá 2 mm [4]. Ngành Trùng bánh xe có khoảng
2.030 loài, thuộc 3 lớp, các loài thuộc lớp
Seisonida (3 loài) phân bố ở biển, lớp
Monogononta (1.570 loài) và đặc biệt lớp
Bdelloidea với 461 loài sinh sản vô tính [9].
Ở Việt Nam, trong công trình của Shirota
năm 1966 đã công bố 72 loài Rotifera, thuộc 16
họ và 4 bộ [11]. Đặng Ngọc Thanh và nnk.
(1980) đã công bố 54 loài Trùng bánh xe, thuộc
16 họ [4]. Trần Đức Lương và nnk. (2009) đã ghi
nhận mới và bổ sung 3 loài Luân trùng Euchlanis
triquetra, Brachionus bidentata, Lecane
ungulata cho khu hệ động vật nổi Việt Nam [12].
Nội dung bài viết này chỉ đề cập đến đa
dạng thành phần loài, Trùng bánh xe trong một
số thủy vực nội địa ở Nam bộ và những ghi

nhận mới cho khu hệ động vật nổi Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các loài Trùng bánh xe được phân tích
trong mẫu động vật nổi thu thập từ các chương
trình nghiên cứu khoa học, quan trắc thủy sinh
vật từ năm 2005-2011. Vị trí, số lượng và thời
gian thu mẫu được mô tả trong bảng 1.
Mẫu động vật nổi được thu bằng lưới vớt
động vật kiểu Juday, có kính thước mắt lưới 75
m, thu mẫu bằng cách kéo lưới trên bề mặt lặp
lại từ 1-5 lần. Các mẫu động vật nổi và thực vật

nổi sau khi thu được lắc đều phần đáy của lưới
để đạt tới thể tích 100-150 ml và cho vào chai
nhựa có thể tích 250 ml. Mẫu được cố định
ngay sau khi thu bằng formaldehyd với nồng độ
4-5%. Các chai nhựa được ghi nhãn với các
thông tin về thời gian thu mẫu, ký hiệu mẫu,
loại mẫu...
Tại phòng thí nghiệm, các xác bã thực vật,
mảnh vụn có kích thước lớn được loại bỏ. Sau
đó, các mẫu được lọc lại lần nữa với tốc độ
chậm bằng ống xiphong có lưới lọc với kích
thước mắt lưới 10 µm đến thể tích 50 ml. Mẫu
sau khi lọc được phân tích thành phần loài và
giải phẩu hình thái dưới kính hiển vi quang học
đảo ngược có độ phóng đại từ 100-400. Định
danh và mô tả các loài Trùng bánh xe dựa vào
các tài liệu phân loại trong và ngoài nước. Sử
dụng phần mềm Primer V6 để tính chỉ số tương
đồng của thành phần loài Trùng bánh xe giữa
các thủy vực. Các loài ghi nhận mới được vẽ
qua ống kính vẽ và số hóa bằng phần mềm
Adobe Illustrator CS5.
13


Phan Doan Dang, Le Thi Nguyet Nga

Bảng 1. Thời gian và số điểm thu mẫu động vật nổi ở các thủy vực
STT


Thủy vực

Số điểm
thu mẫu

Phạm vi thu mẫu

Thời gian thu mẫu

Cầu La Ngà đến đập
thủy điện Trị An
Chân đập hồ Trị An đến
hợp lưu sông Đồng Nai sông Sài Gòn
Chân đập hồ Dầu Tiếng
đến cầu Bình Phước
Nhà máy nước Tân Hiệp,
Củ Chi đến phà Cát Lái
Vàm Bà Mãng, giáp ranh
Long An - Tây Ninh đến
hợp lưu rạch Chanh sông Vàm Cỏ Đông
Sông Long Khốt, gần
biên giới Campuchia đến
hợp lưu rạch Mác - sông
Vàm Cỏ Tây
Từ phà Khánh Bình, An
Giang đến cầu Cần Thơ,
tp. Cần Thơ.
Cù Lao Đất đến vùng
cửa sông


Mùa khô và mùa mưa từ
năm 2005-2009

30

Các kênh rạch trong
KBT

Tháng 7 và tháng 10 năm
2008

6

Cầu C3 đến cuối Búng

Tháng 4, 7, 10 năm 2008
và tháng 4, 9 năm 2011

6

Các kênh rạch trong Tháng 5 và tháng 10 năm
KBT
2010

1

Hồ Trị An, Đồng Nai

11


2

Sông Đồng Nai,
Đồng Nai

15

3
4

Sông Sài Gòn,
Bình Dương
Sông Sài Gòn,
tp. Hồ Chí Minh

6
5

5

Sông Vàm Cỏ Đông,
Long An

11

6

Sông Vàm Cỏ Tây,
Long An


14

7

Sông Hậu

4

8
9
10
11

Sông Hàm Luông,
Bến Tre
Khu bảo tồn đất ngập
nước (KBT ĐNN)
Láng Sen, Long An
Búng Bình Thiên,
An Giang
Khu bảo vệ cảnh quan
(KBVCQ) rừng Tràm
Trà Sư, An Giang

8

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thành phần loài
Kết quả phân tích các mẫu động vật nổi

trong các thủy vực chính ở Nam bộ thu được từ
năm 2005-2011 đã xác định được 49 loài Trùng
bánh xe, thuộc 20 giống, 13 họ, 3 bộ và 2 lớp.
Trong đó, lớp Monogononta gồm 2 bộ Ploima
và Flosculariaceae, 12 họ, 18 giống và 46 loài,
chiếm tỷ lệ 93,88% tổng số loài. Lớp Bdelloidea
gồm 1 bộ, 1 họ, 2 giống và 3 loài, chiếm tỷ lệ
6,12% tổng số loài ghi nhận được trên các
thủy vực.
Thành phần loài Trùng bánh xe ở các thủy
14

Mùa khô và mùa mưa từ
năm 2005-2009
Tháng 9 và tháng 12 năm
2009
Tháng 3 và tháng 10 năm
2009
Tháng 3, tháng 6, tháng 9
và tháng 11 năm 2011

Tháng 3, tháng 6, tháng 9
và tháng 11 năm 2011

Tháng 3 năm 2011
Tháng 10, 11 năm 2008
và tháng 5, 6 năm 2009

vực dao động từ 9-33 loài/thủy vực.
Trong đó, ở hồ Trị An có thành phần loài Trùng

bánh xe đa dạng nhất, với sự xuất hiện của
33 loài, chiếm tỷ lệ 67,35% tổng số loài;
thấp nhất tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư,
chỉ ghi nhận được 9 loài, chiếm tỷ lệ 18,37%.
Các thủy vực khác có thành phần loài
rất đa dạng, số loài dao động từ 14-29 loài/thủy
vực.
Do thu mẫu bằng lưới vớt động vật nổi có
kích thước mắt lưới khá lớn, không thu được
các loài có kích thước nhỏ, nên thành phần loài
Trùng bánh xe thu được tại các thủy vực ở Nam
bộ, Việt Nam còn hạn chế.


TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 13-20

Bảng 1. Thành phần loài Trùng bánh xe một số thủy vực chính ở Nam bộ, Việt Nam
STT

1
2
3

4
5

6
7
8
9


10
11
12

13
14
15
16
17
18
19

20

21
22

Tên khoa học
Ngành ROTIFERA
Lớp BDELLOIEA
Bộ BDELLOIDA
Họ PHILODINIDAE
Giống Rotaria
Rotaria neptunia (Ehrenberg)
Rotaria rotatoria Pallas
Giống Philodina
Philodina roseola Enrenberg
Lớp MONOGONONTA
Bộ PLOIMA

Họ Asplanchnidae
Giống Asplanchna
Asplanchna priodonta Gosse(*)
Asplanchna sieboldi (Leydig)
Họ Trichocercidae
Giống Trichocerca
Trichocerca cylindrica (Imhof).
Trichocerca longiseta Schrank
Trichocerca pusilla (Lauterborn)
Trichocerca similis Wierzejski
Họ Synchaetidae
Giống Ploesoma
Ploesoma lenticulare Herrick
Ploesoma truncatum (Levander)
Giống Polyarthra
Polyarthra vulgaris Carlin
Họ Lecanidae
Giống Lecane
Lecane bulla Gosse
Lecane luna (Müller)
Lecane stenroosi (Meissner)
Lecane curvicornis (Murray)
Lecane leontina (Turner)
Lecane closterocerca (Schmarda)
Lecane lunaris (Ehrenberg)
Họ Lepadellidae
Giống Lepadella
Lepadella patella O.F. Müller
Họ Euchlanidae
Giống Diplois

Diplois daviesiae Gose
Giống Euchlanis
Euchlanis dilatata Ehrenberg

Địa điểm thu mẫu
4
5
6

1

2

3

+

+

+
+

+
+

+
+

+


+
+

+
+

+

7

8

9

+

+

+

+

+

+
+

+

+


+
+
+
+

+

+

+

+
+

+
+
+
+

+

+

+

+

+


+

+
+

+
+
+
+

+
+

+
+

+
+

+

+

+
+
+
+

+
+

+

+

+

+
+

+

+
+
+

+

+

+

+
+

15


Phan Doan Dang, Le Thi Nguyet Nga

23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

42

43

44

45
46
47
48


49

Họ Brachionidae
Giống Brachionus
Brachionus angularis Gosse
Brachionus budapestinensis Daday
Brachionus calyciflorus Pallas
Brachionus caudatus (Apstein)
Brachionus diversiconis (Daday)
Brachionus donneri Brehm(*)
Brachionus falcatus O. F. Müller
Brachionus forficula Wierzejski
Brachionus patulus O. F. Müller
Brachionus plicatilis O. F. Müller
Brachionus quadridentatus Hermann
Brachionus rubens (Gosse)
Brachionus urceus (Linnaeus)
Giống Platyias
Platylas quadricornis Ehrenberg
Giống Plationus
Plationus patulus (O. F. Muller)
Giống Keratella
Keratella cochlearis Gosse
Keratella tropica (Apstein)
Keratella valga (Ehrenberg)
Giống Anuraeopsis
Anuraeopsis fissa (Gosse)
Họ Mytilinidae
Giống Mytilina
Mytilina ventralis (Ehrenberg)

Bộ FLOSCULARIACEAE
Họ Conochilidae
Giống Conochilus
Conochilus hippocrepis Schrank(*)
Họ Hexarthridae
Giống Hexarthra
Hexathra mira (Hudson)
Họ Filiniidae
Giống Filinia
Filinia brachiata Rousselet
Filinia camasecla Myers(*)
Filinia longiseta Ehrenberg
Filinia terminalis Plate
Họ Testudinellidae
Giống Pompholyx
Pompholyx complanata Gosse
Tổng

+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+


+
+

+
+
+
+
+

+

+

+

+
+

+
+

+
+

+
+

+


+
+

+
+

+

+
+
+
+

+
+

+
+

+

+

+

+

+

+


+

+
+

+

+
+

+
+
+

+
+

+
+

+
+

+
+

+

+


+

+
+

+

+

+
+
+

+
+

+
+

+

+
+
+

+

+
+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+
+

+
+
+

+

+

23

29

28

14

+


+
+

+
+

+
33

24

+

+

+

+

+

+
+

+

19

24


9

1. hồ Trị An; 2. sông Sài Gòn; 3. sông Vàm Cỏ Đông; 4. sông Vàm Cỏ Tây; 5. sông Hậu; 6. sông Hàm
Luông; 7. KBT ĐNN Láng Sen; 8. Búng Bình Thiên; 9. KBVCQ rừng tràm Trà Sư.

16


TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 13-20

Chỉ số tương đồng (Similarity Index)
Độ tương đồng về thành phần loài Trùng
bánh xe ở các thủy vực Nam bộ, Việt Nam
đạt rất cao, hầu hết đều có tỷ lệ cao hơn 60,0%.
Đặc biệt là các thủy vực thuộc lưu vực sông
Sài Gòn - Đồng Nai như sông Đồng Nai, sông
Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây và hồ Trị An

có mức độ tương đồng về thành phần loài trên
80,0%. Riêng KBVCQ rừng tràm Trà Sư, khu
hệ Trùng bánh xe ghi nhận được khá thấp, thành
phần loài chủ yếu là những loài thích nghi
với môi trường pH thấp, mức độ tương đồng
với các thủy vực khác xấp xỉ đạt 45,0%
(hình 1).

Hình 1. Độ tương đồng khu hệ Trùng bánh xe các thủy vực ở Nam bộ, Việt Nam
Mô tả các loài bổ sung cho khu hệ động vật
nổi Việt Nam
Asplanchna priodonta Gosse, 1850 (hình 2)

Synonym:
Asplanchna
sirakabana Sudzuki, 1964.

Loài này xuất hiện trong tất cả các thủy vực
nước ngọt ở Nam bộ, Việt Nam. Đây là loài
phân bố rộng trên toàn cầu, xuất hiện ở tất cả
các châu lục [1].

priodonta

Typ: Chưa rõ.
Mẫu vật: Nhiều mẫu vật được thu ở các thủy
vực Nam bộ, Việt Nam. Mẫu vật được lưu giữ tại
Viện Sinh học nhiệt đới, tp. Hồ Chí Minh.
Chẩn loại: Cơ thể hình túi, lớp vỏ cutin
mềm, trong suốt. Bờ trước vỏ có vòng tiêm phát
triển. Buồng trứng tròn, có 8 nhân.
Mô tả: Cơ thể lớn, hình túi, được bọc trong
một lớp vỏ cutin mềm, trong suốt. Bờ trước vỏ
giáp có một vòng tiêm mao phát triển. Buồng
trứng tròn, có 8 nhân. Nguyên đơn thận gồm 4 tế
bào hình đốm lửa. Chân, ruột và hậu môn tiêu
giảm. Chiều dài cơ thể từ 400-1.500 µm.
Phân bố: Phân bố trong môi trường nước
ngọt, giàu dinh dưỡng. Ăn tảo, nguyên sinh
động vật và các loài Trùng bánh xe nhỏ hơn [7].

Hình 2. Asplanchna priodonta Gosse (hình vẽ
từ mẫu sông Hậu, năm 2011)

17


Phan Doan Dang, Le Thi Nguyet Nga

Brachionus donneri Brehm, 1951 (hình 3)
Synonym: Không.
Typ: Chưa rõ.
Mẫu vật: Nhiều mẫu con cái thu được ở
sông Vàm Cỏ Tây tỉnh Long An, khu vực trước
và sau đập thủy điện hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai.
Mẫu vật được lưu giữ tại Viện Sinh học nhiệt
đới, tp. Hồ Chí Minh.

cá thể thu được ở đây có kích thước nhỏ hơn so
với các mẫu ở Ấn độ [3]. Các mẫu vật thu ở
Việt Nam, có kích thước tương tự mẫu do
Berzins thu ở Campuchia.
Conochilus hippocrepis (Schrank, 1803) (hình 4)
Synonym: Linza hippocrepis Skorikov,
1803; Conochilus volvox Ehrenberg, 1834

Chẩn loại: Bờ trước mặt lưng có 6 gai tù,
bờ trước mặt bụng 4 gai tù. Bờ sau 2 gai lớn
hình chùy, tròn đầu, giữa 2 gai tạo thành khe
lõm sâu hình chữ V.

Hình 2. Brachionus donneri Brehm. Con cái nhìn
mặt bụng (hình vẽ từ mẫu sông Hậu, năm 2011)
Mô tả: Vỏ giáp dẹp theo hướng lưng bụng.

Bờ trước mặt lưng có 6 gai tù, dài bằng nhau.
Bờ trước mặt bụng có 4 gai tù, đôi gai trong
ngắn hơn đôi gai ngoài, giữa hai gai tạo thành
khe lõm hình chữ U. Cạnh bên mặt lưng có 2
đôi gai, đôi gai trước nhỏ, tròn tù, đôi gai sau
lớn, đỉnh gai nhọn. Bờ sau có hai gai lớn hình
chùy, tròn đầu, giữa hai gai tạo thành khe lõm
sâu hình chữ V rộng. Chiều dài 170-190 µm.
Phân bố: Loài nước ngọt, ít gặp. Ở Việt
Nam loài này phân bố ở khu vực trung lưu của
sông Đồng Nai, hồ Trị An và sông Vàm Cỏ
Tây. Trên thế giới: phân bố ở Ấn Độ, Panama,
Campuchia.
Nhận xét: Loài này được Brehm mô tả trên
mẫu vật thu được Madras, Ấn độ năm 1951.
Berzins, năm 1951 đã thu được nhiều mẫu vật ở
hồ Grand lake và Tonle Sap, Campuchia. Các
16

Hình 4. Conochilus hippocrepis (Schrank,
1803) (hình vẽ từ mẫu sông Hậu, năm 2011)
Typ: Chưa rõ.
Mẫu vật: Nhiều mẫu con cái sống dạng tập
đoàn được thu ở sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,
sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông
Hậu và hồ Trị An. Mẫu vật được lưu tại Viện
Sinh học nhiệt đới, tp. Hồ Chí Minh.
Chẩn loại: Đôi râu trên vòng tiêm mao
không bằng nhau, râu trái nhỏ bằng 1/2 râu
phải. Chân nhiều đốt, nhăn.

Mô tả: Vỏ giáp hình bình, trong suốt. Một
đôi râu nằm trên vòng tiêm mao với chiều dài
không bằng nhau. Râu bên trái nhỏ và ngắn hơn
so với râu bên phải, tận cùng của các râu có túm
tơ mảnh. Chân mảnh, nhiều đốt, có khả năng co
dãn. Chiều dài cơ thể thay đổi dao động từ 300800 µm.
Phân bố: Loài nước ngọt, ưa môi trường
giàu dinh dưỡng. Loài Conochilus hippocrepis
sống thành tập đoàn lớn, mỗi tập đoàn có từ 50


TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 13-20

đến vài trăm cá thể. Loài này xuất hiện trong tất
cả các thủy vực nước ngọt ở Nam bộ, Việt Nam.
Đây là loài phân bố rộng toàn cầu, xuất hiện ở
tất cả các châu lục [9].

Filinia camasecla Myers, 1938 (hình 5)
Synonym: Filinia camasecla cambodgensis
Berzinš, 1973

Hình 5. Filinia camasecla Myers (mặt bụng; hình vẽ từ mẫu sông Vàm Cỏ Đông, năm 2011)
Typ: Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên Mỹ, Cat.
No. 954 [5].
Mẫu vật: Nhiều mẫu con cái được thu tại
sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây thuộc
địa phận tỉnh Long An. Mẫu vật được lưu tại
Viện Sinh học nhiệt đới, tp. Hồ Chí Minh.
Chẩn loại: Vỏ giáp hình tim, bờ bên vỏ giáp

có 2 gai dài đính gần giữa vỏ. Cạnh sau cuối vỏ
giáp có một gai lớn, thẳng, nhọn.
Mô tả: Vỏ giáp hình tim, phía trước cụt, hơi
tày, góc phía sau lớn, hơi tròn. Cơ thể có ba gai
chiều dài trung bình. Bờ bên vỏ giáp có hai gai
lớn, dài, phần gốc rộng bản, đính gần giữa của
vỏ. Cạnh sau cuối vỏ giáp có một gai lớn, dàu,
thẳng, đỉnh gai vuốt nhọn. Tổng chiều dài cơ
thể 140 µm, chiều dài vỏ giáp 85 µm.
Phân bố: Loài này phân bố ở các nước
Đông Nam Á, Sri Lanka, Panama, chúng sống
trong các thủy vực nước ngọt. Các mẫu vật đã
ghi nhận được ghi nhận ở sông Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An.
Nhận xét: Loài này được Myers mô tả năm
1938 từ một kênh đào ở kênh đào Panama, tuy
nhiên, sau đó không bao giờ tìm thấy ở châu
Mỹ, nhưng được tìm thấy phổ biến ở các nước
Đông Nam Á [10]. Loài Filinia camasecla hình
thái tương đối giống với loài Filinia brachiata,
nhưng F. brachiata cơ thể lớn hơn, vỏ giáp hình

bầu dục, chiều dài của gai sau dài hơn, phần gốc
của gai không rộng bản [5].
KẾT LUẬN

Thành phần loài Trùng bánh xe phân tích
trong các mẫu động vật nổi ở các thủy vực
chính Nam bộ rất đa dạng, đã xác định được 49
loài, thuộc 20 giống, 13 họ, 3 bộ và 2 lớp.

Trong đó, có ghi nhận mới 4 loài mới bổ sung
cho khu hệ động vật nổi Việt Nam.
Mức độ tương đồng về thành phần loài
Trùng bánh xe giữa các thủy vực đạt rất cao,
duy nhất tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư có nhiều
khác biệt với các thủy vực còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Altindağ A., Segers H., Kaya M., 2009.
Some Turkish Rotifer Species Studied
Using Light and Scanning Electron
Microscopy. Turk J. Zool., 33: 73-81.
2. Balian E. V., Lévèque C., Segers H.,
Martens K., 2008. Freshwater Animal
Diversity Assessment. Springer.
3. Bruno Berzins. 1973. Some Rotifers from
Cambodia. Hydrobiologia, 41: 453-459.
4. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm
Văn Miên, 1980. Định loại động vật không
xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb.

19


Phan Doan Dang, Le Thi Nguyet Nga

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Frank J. Myers., 1938. American Museum
Novitates - New species of Rotifera from
the collection of American Museum of

Nature History. The American Museum of
Natural History, 1011: 17 pp.
6. Max Voigt, 1956. Rotatoria die Radertiere
Mitteleuropas. Gebruder Borntraeger, Berlin
- Nikolassee Vol II - Tafelband: 115 tafeln.
7. Nogrady T., Segers H., 2002. Guides to the
Identification of the Microinvertebrates of
the Continental Waters of the World.
Backhuys
Publisher,
Leden,
The
Netherlands.
8. Schmidt-Rhaesa A., Arbízu P. M., Todaro
M. A., 2008. Biodiversity, morphology and
ecology of small benthic organisms

(Identification key to the genera of marine
rotifers worldwide). Meiofauna Marina, 16:
1-200.
9. Segers H., 2007. Annotated checklist of the
rotifers (Phylum Rotifera), with notes on
nomenclature, taxonomy and distribution.
Zootaxa, 1564: 104 pp.
10. Segers H., 2008. Global diversity of rotifers
(Rotifera) in freshwater. Hydrobiologia,
595: 49-59.
11. Shirota A., 1966. The Plankton of South
Viet Nam. Oversea Techimical Copperation
Agency Japan.

12. Trần Đức Lương, Hồ Thanh Hải, Lê Hùng
Anh, 2009. Dẫn liệu về động vật
nổi (Zooplankton) sông Nhuệ - Đáy. Hội
nghị Khoa học toàn quốc lần thứ ba: 207214.

DIVERSITY ON ROTIFERA SPECIES COMPATITIONS IN FRESH INLAND
WATERS OF SOUTHERN VIETNAM AND SOME NEW RECORDS FOR
ZOOPLANKTON FAUNA OF VIETNAM
Phan Doan Dang, Le Thi Nguyet Nga
Institute of Tropical Biology, VAST
SUMMARY
During 2005 to 2011, based on analysis of zooplankton samples were collected with 120 sites in some
fresh inland waters of Southern Vietnam. There are 49 rotifers species were recognized belong to 20 genera,
13 familes, 3 order and 2 class. The similarity index of rotifers species composition between the rivers and
lakes very high, mostly above 60.0 percent. There are 4 species (Asplanchna priodonta, Brachionus donneri,
Conochilus hippocrepis, Filinia camasecla) were newly recorded for rotifers fauna of Vietnam.
Keywords: Rotifera, Asplanchna, Brachionus, Conochilus, Filinia, zooplankton, aquatic organism.

Ngày nhận bài: 21-6-2012

20



×