Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần may Hưng Long II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.4 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt
động xuất khẩu ngành cũng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phòng phú như
thủy sản, giày dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ,…
Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là
một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài
ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lực lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là
một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Do đó
phát triển công nghiệp dệt may là hết sức phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Trong thời gian vưa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng
rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa
của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh
ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho
mình một phương thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh
nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao
nhất cho doanh nghiệp.
Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá
thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác
tiềm năng sẵn có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh
doanh.
Công ty cổ phần may Hưng Long II tự hào là một doanh nghiệp cổ phần đầu tiên,
doanh nghiệp dệt may lá cờ đầu của tỉnh, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu
và phục vụ thị trường may mặc trong nước. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh
nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công
nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của
doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành dệt may nước nhà.
Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh dưới sự dìu
dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế đã giúp em có sự hiểu biết


sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực tập này. Với
sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về
công ty, với nội dung như sau:
Chương I: Giới thiệu công tác tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
Chương II: Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương III: Đánh giá chung và giải pháp hoàn thiện.
Trong thời gian qua được sự đồng ý của công ty em đã thực tập tại phòng Tổng hợp
của Công ty cổ phần may Hưng Long II. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng
nhiệt tình của cô giáo Ths. Vũ Thị Huyền và cô giáo Ths.Vũ Thị La, sự giúp đỡ nhiệt tình


của ban giám đốc các phòng chức năng đặc biệt là phòng Tổng hợp của Công ty cổ
phần may Hưng Long II đã giúp đã em hoàn thành bản báo cáo này. Do trình độ hiểu
biết và kinh nghiệm thu thập và sử lý số liệu còn nhiều thiếu sót mong được sự chỉ dẫn
của thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt hơn bản báo cáo thực tập tốt nghiệp trong
thời gian tới.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1- Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
* Tên công ty: Công ty cổ phần may Hưng Long II.
- Tên giao dịch và đối ngoại: Hung Long II Garment joint stock company.
- Tên viết tắt: Hưng Long II.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
* Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Cao Xá- Phường Lam Sơn- TP Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên.
Hoạt động kinh doanh của công ty là: Sane xuất kinh doanh may mặc, xuất nhập khẩu
trực tiếp hàng may mặc, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh xưởng sản xuất, văn phòng
làm việc, xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may, kinh doanh và

cho thuê các loại thiết bị, phụ tùng máy may công nghiệp.
* Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Diện tích mặt bằng:
Tổng diện tích
­ Khu văn phòng
­ Khu sản xuất
­ Khu đất chưa sử dụng

13,859
333
7,345
6,181

Trong đó:
­
­
­
­
­
­

Xưởng sản xuất
Kho
Xưởng cắt
Nhà ăn ca
Nhà xe
Khuôn viên và đường đi

3,572
1,096

484
252
280
1,660

- Vốn điều lệ: 20.700.000.000 đồng ( Hai mươi tỷ bảy trăm triệu đồng) ≈ 985,714 USD
( Chín trăm tám mươi lăm nghìn bảy trăm mười bốn đô la).
- Tổng số cổ phần: 2.070.000 cổ phần.


+ Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông.
+ Mệnh giá cổ phần: 10.000đ/cổ phần.
+ Số cổ phần được mua: 2.070.000 cổ phần, trong đó:
Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long: 983,450 cổ phần, chiếm 47,51 vốn
điều lệ.
Số cổ phần còn lại: 1.086.550 cổ phần, chiếm 52,49% vốn điều lệ được phát hành
cho các cổ đông còn lại.
1.1.2- Lịch sử phát triển của doanh nghiệp.
* Năm thành lập: 12/11/2008.
- Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng có những
biến chuyển sâu sắc, nhành dệt may đang có những thuận lợi do công cuộc đổi mới
của Đảng và nhà nước đem lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế kể từ
năm 1986. Đặc biệt hơn là hiệp định thương mại Việt- Kỹ được ký kết năm 2001,
đánh dấu 1 bước ngoạt to lướn trong chiến lược xâm nhập vào một thị trường cho
hàng may mặc nói riêng và một thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung của cả nước,
của ngành dệt may cũng như công ty.
- Công ty đã khai thác một cách hiệu quả những thuận lợi và cơ bản đã khắc phục
được những khó khăn, đã tạo được uy tín công ty trên thị trường xuất khẩu, uy tín
trong ngành và sự tin tưởng nơi khách hàng và chất lượng sản phẩm, tiến độ giao
hàng cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu và được thị trường nước ngoài chấp nhận.

* Ban lãnh đạo:
- Chủ tịch Hội Đồng quản trị: Ông Đỗ Đình Định.
- Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Viễn Phương.
- Giám đốc điều hành: Bà Đào Thị Kim Thương.
* Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường từ các thị trường khó tính đến
các thị trường khác, từ Châu Âu, Á, Phi đến Châu Úc,..
Một số thị trường chính của công ty:
1. Mỹ
2. Châu Âu
3. Nhật Bản
4. Hàn quốc
5. Thị trường khác

45%
15%
5%
30%
5%

* Qua hơn 8 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa với nhiều khó khăn trong mô
hình quản lý mới. Nhưng đến nay công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ và mở
rộng quy mô sản xuất. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.
* Công ty đã tuyển và đào tạo thêm lực lượng lao động cho sản xuất. Hiện nay nguồn
nhân lực của công ty có:


Tổng số
- Cán bộ quản lý
- Nhân viên văn phòng
- Công nhân sản xuất


630 người
15 người
68 người
556 người

* Năng lực sản xuất:
- Quần âu
- Jacket
- T-shirt
∑=

168.000 ( Chiếc/tháng)
50.400 ( Chiếc/tháng)
160.000 ( Chiếc/tháng)
378.000 ( Chiếc/tháng)

1.1.3- Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.
1.1.3.1- Chức năng của công ty.
- Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và làm công tác dịch vụ như: Giặt là công
nghiệp, ủy thác xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh các ngành nghề tổng họp và
pháp luật cho phép.
1.1.3.2- Nhiệm vụ của công ty.
- Công ty cố phần may Hưng Long II được thành lập để huy động vào sử dụng vốn có
hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh về hàng may mặc và các lĩnh vực
khác nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho công ty nói chung và cho các cổ đông nói
riêng. Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh và các khu vực khác ngoài
tỉnh, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển
ngành công nghiệp cuẩ tỉnh, của công ty.


1.2- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp .
1.2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.



Tổng Giám Đốc duyệt

1.2.2- Chức năng nhiệm vụ các bộ phận.
 Chức năng các chức danh:

a, Tổng giám đốc.
* Mô tả chức danh công việc:
- Năng lực quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng với Hội đồng quản trị về việc
triển khai chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và kết quả kinh doanh của công ty.
- Là người trực tiếp quản lý và quyết định mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của
công ty.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần của công ty.
- Có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt
động của công ty, am hiểu pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất
cả các lĩnh vực điều hành và kinh doanh của công ty.
b, Phó Tổng giám đốc.
* Mô tả chức danh công việc:
- Được Tổng giám đốc ủy quyền tổ chức kế hoạch sản xuất và điều hành nhà máy, điều
hành công tác lao động tiền lương, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thi đua khen
thưởng, trực tiếp chỉ đạo công tác đánh giá nhà máy phù hợp với các tiêu chuẩn của
khách hàng.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Bậc Đại học trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách.
- Am hiểu quy định của pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty.

- Có khả năng lãnh đạo, điều hành công việc tốt, có lỗi sống, phẩm chất đạo đức tốt.
c, Trưởng phòng, Giám đốc xưởng.
* Mô tả chức danh công việc:


- Là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng, điều hành mọi hoạt động của phòng
và xưởng sản xuất theo chức năng nhiệm vụ đã được quy định. Chịu sự chỉ đạo trực
tiếp và chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của phòng Hội đồng quản trị và Ban
Giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ và thực hiên chế độ thông tin, báo cáo định
kỳ về kết quả công tác của phòng hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định của ban
lãnh đạo công ty.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách.
- Nắm vững các chế độ, quy định của pháp luật trong lĩnh vực phụ trách.
- Sử dụng vi tính tốt, kỹ năng giao tiếp tốt
d, Phó phòng, Phó Giám đốc phân xưởng.
* Mô tả chức danh công việc:
- Là người trực tiếp nhận nhiệm vụ tử trưởng phòng, Giám đốc phân xưởng. Có trách
nhiệm thực hiện triển khai nhiệm vụ được giao của phòng.
- Kiểm tra, quan sát quá trình triển khai nhiệm vụ cấp trên giao.
- Lập và báo cáo các tình hình hoạt động của công ty theo từng phòng ban khác nhau
lên Hội đồng quản trị và ban Giám đốc.
- Có trách nhiệm đôn đốc nhân viên trong phòng làm việc hiệu quả.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành liên quan.
- Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và các quyết định của Nhà nước trong lĩnh vực đảm
nhiệm.
- Khả năng phân tích, tổng hợp tốt.
- Cẩn thận, trụng thực, nhanh nhẹn, có năng lực quản lý và tổ chức công việc tốt.

e, Nhân viên các phòng ban.
* Mô tả chức danh công việc:
- Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và phân công của trưởng phòng.
- Trực tiếp báo cáo tình hình, kết quả công việc được giao với Trưởng phòng bộ phận
và theo lãnh đạo của ban công ty.
*Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những yêu cầu về tình độ và năng
lực. Được đào tạo qua bậc Đại học chuyên ngành ( hoặc cao đẳng, trung cấp), có trình
độ chuyên môn, được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo. Có tư cách đạo
đức tốt, hiểu và luôn tuân thủ đúng theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Có tính
kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.


f, Lao động trực tiếp, gián tiếp ( thợ may, cắt, là, trải vải, kỹ thuật, KCS, thợ điện, thợ cơ
khí, thợ hoàn thiện, thợ phụ, văn thư, y tá,…)
* Mô tả chức danh công việc:
- Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và phân công của phụ trách, tổ trưởng, nhóm
trưởng.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên,
chúng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng cao đẳng nghề hoặc đã
hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề. Có tư cách đạo đức tốt,
hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và tinh thần
trách nhiệm.

 Chức năng các phòng ban:

 Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc thực hiện quản lý về các
công tác hành chính - tổng hợp, văn thư, lưu trữ và lễ tân; điều phối hoạt động của
các đơn vị thuộc công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân sự.
- Tham mưu giúp TGĐ, GĐ ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh sản xuất
và giải quyết một số công việc sự vụ theo yêu cầu của TGĐ, GĐ
- Theo dõi thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động và thực hiện các chế độ
chính sách cho người lao động.
- Tiếp nhận công văn đến và đi; quản lý mẫu dấu, đóng dấu các văn bản; đề xuất mua
sắm, sửa chữa thường xuyên các loại tài sản, trang thiết bị văn phòng; thanh toán
các loại hóa đơn về điện nước, các khoản chi thường ngày.

 Phòng cơ điện: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử,
động lực…
- Lập hồ sơ thiết kế dự toán, theo dõi giám sát các công đoạn sản xuất.
- Quản lý kỹ thuật với các sản phẩm gia công, sửa chữa thuộc lĩnh vực cơ điện của
công ty.

 Kho nguyên liệu-phụ liệu: cũng cấp các nguyên phụ liệu trong úa trình sản xuất,
gia công sản phẩm.
 Phòng cắt: cắt các sản phẩm bìa, vải theo đơn hàng, theo các mẫu mã thiết kế
sản phẩm may mặc.
 Phòng kỹ thuật: tham mưu giúp đỡ Tổng Giám đốc về công tác xử lý sử dụng kế
hoạch và biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào thết kế, sản xuất
sản phẩm.
- Quản lý quy trình công nghệ.


- Xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hao vật tư trong tháng, có báo cáo kết quả thực
hiện và định mức của công ty.
- Xâu dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty.
- Kiểm tra chất lượng các lô hàng, giải quyết các khiếu nại về chất lượng hàng hóa.


 Phòng KCS: tham mưu với Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý về kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
- Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi
xuất xưởng.
- Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình
sản xuất.
- Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội quy về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu
sản xuất; phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản
phẩm.
- Phát hiện kịp thời những sai sót và đề xuất biện pháp sửa chữa.

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
2.1- Phân tích cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ và cơ sở vật chất kỹ
thuật của doanh nghiệp.
2.1.1- Quy trình công nghệ của doanh nghiệp
Để thiết kế bất cứ quy trình công nghệ nào trước tiên ta phải dựa vào sản lượng và dựa
trên sản lượng của mã hàng ta đưa ra kế hoạch sản xuất cho mã hàng đó. Quy trình
công nghệ của một mã hàng cơ bản bao gồm 5 điểm chính sau:
 Giới thiệu sản phẩm
 Quá trình chuẩn bị sản xuất
 Quá trình chuẩn bị về công nghệ
 Giai đoạn sản xuất
 Giai đoạn hoàn tất.


Ứng với mỗi điểm chính trên ta có các phân công công việc khác nhau và mỗi phần
công việc ta có một định mức thời gian nhất định. Dựa trên định mức thời gian của mỗi

phần công việc ta tính số nhân sự và thiết bị cần thiết cho mỗi phần công việc. Từ số
thiết bị và nhân sự của phần ta tính số nhân sự của điểm. Dựa vào tính toán trên ta tính
diện tích mặt bằng phân xưởng cần thiết cho từng điểm và tổng thể.

Ký hiệu viết tắt:
NPL

: Nguyên phụ liệu.

TCKT

:Tiêu chuẩn kỹ thuật.

HDSDNPL : Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
MBPX

: Mặt bằng phần xưởng.

CBSX

: Chuẩn bị sản xuất.

 Sản xuất mặt hàng quần tây nữ:
 Quần tây nữ lưng rời, có viền lưng bên trong, có nút và móc cài qua. Ống sau có

chiết pence eo, có mổ túi hai cơi trên ống quần phải khi mặc. Lai quần có đính
thêm dây rubăng, có đường ủi thẳng ống quần.


 Kế hoạch sản xuất.


1

3

5

10

15

20

25

12
1639

14
2186

27

30

CBVNPL
Cắt
May
HOÀN TẤT
BẢNG SẢN LƯỢNG CÁC CỠ VÓC:

Size/
Sản
lượng

4
546

6
1093

8
1093

10
1639

16
1093

18
546


Tổng thời gian sản xuất: 27 ngày.

Chuẩn bị nguyên phụ liệu
3 ngày
Chuẩn bị về thiết kế.
1 ngày
Chuẩn bị về công nghệ.

1 ngày
Công đoạn cắt.
2 ngày
Công đoạn may
21 ngày
Giai đoạn hoàn tất.
13 ngày
- Thời gian hoàn thành tổng sản lượng: 9835 sản phẩm trong vòng 21 ngày chỉ cho
công đoạn may.
- Ta bắt đầu vào công đoạn may từ ngày 4 và kết thúc vào ngày 27 của tháng, nghỉ 2
ngày chủ nhật.
- 10 ngày đầu trung bình mỗi ngày ta ra chuyền khoảng 300 sản phẩm.
- Số còn lại trung bình mỗi ngày ta ra khoảng 622 sản phẩm.

2.1.2- Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động.
ST
T
1

CHỦNG LOẠI
Máy 1 kim

SỐ LƯỢNG
( Chiếc)
500

2

Máy 2 kim


80

NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG
Chuyển động quay tròn
trục chính truyền qua cặp
bánh răng côn xoắn đến
trục trung gian, qua cặp
bánh răng côn xoắn, đến
trục ổ làm cho ổ móc
quay tròn.
Chuyển động quay tròn
từ cử động điện thông
qua dây đai đến bánh đai
đầu máy làm trục chính
quay tròn để phân phối


3

Máy trần đè

30

4

Máy đính bọ

18


5
6

Máy thùa đầu tròn
Máy thùa đầu bằng

04
07

7
8
9

Máy cuốn ống
Máy đính cúc
Máy Zigrag

07
07
02

10

Máy vắt sổ

10.
1
10.
2
10.

3
10.
4
11

3 chỉ

24

4 chỉ

40

5 chỉ

20

6 chỉ

32

Máy dập cúc

60

12
13
14

Máy cắt tay

Máy cắt vòng
Máy dò kim loại

13
04
01

15
16
17

Máy kiểm tra vải
Máy đính nhám
Máy trần đè đế nhỏ

01
08
08

chuyển động đến cơ cấu
trục kim và trục ổ thông
qua tay quay và bánh
răng đai.
Dùng để trần vai trần gấu
và may cửa tay.
Tạo đường may chắn
chịu lực cho các vị trí
như miệng túi cửa quần,
dây lưng…để tăng
cường dộ bề cho sản

phẩm
Máy thùa kim đầu bắng
thuộc loại máy tự động
sử dụng 1 cam điều
khiển, sau khi vòng quay
của cam, máy hoàn
thành 1 chu kỳ may xong
1 khuy.
Dùng để cuốn ống
Dùng để đính cúc lên áo,
tay áo hoặc 1 chi tiết áo
nhất định
Từ chuyển động quay
tròn của trục chính, thông
qua phần khuỷu lệch
tâm, biên truyền, tay đòn,
óc máy chuyển động
mang trụ kìm cùng giá
bắt kim trượt lên xuống
dọc theo trụ dẫn hướng.

Đưa cúc vào máy và dập
vào chi tiết áo.
Kiểm tra kim loại như kim
có trong các sản phẩm
áo và loại bỏ


18
19

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Máy trần đè trụ dọc
Máy trần chun Kansai
Máy may gấu
Máy vắt gấu
Máy 2 kim móc xích
kép
Máy tra tay điện tử
Máy may ống
Máy cắt băng gai
Máy san chỉ
Máy thổi phom

Máy may điểm
Máy ép nhãn
Máy ép mex
Máy dao xén
Máy 4 kim 6 chỉ
Máy trần gấu
Máy may trụ nhỏ
Máy nhồi lông vũ
Máy chém bông
Các thiết bị khác

02
11
05
04
09
02
02
01
02
01
02
09
04
39
12
08
03
25
06

65

2.1.3- Cơ cấu tổ chức sản xuất và môi trường sản xuất.
 Cơ cấu tổ chức sản xuất.

 Môi trường sản xuất.
- Môi trường tự nhiên: ánh sáng mặt trời, không khí, thực vật, nước, đất đai, nhà ở…
có tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất, nhu cầu của con người.
- Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người, giữa người sử dụng lao
động với ngưới lao động, giữa các đồng nghiệp với nhau… Môi trường này định
hướng hoạt động con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo lên sức mạnh cho tập
thể thuận lợi cho sự phát triển của con người nói chung và sự phát triển trong công
việc nói riêng.
- Môi trường kinh tế: là sự ổn định hay bất ổn về kinh tế, chính sách kinh tế của các
quốc gia, khu vực tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu qủa của hoạt động kinh
doanh chính của các công ty nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói
riêng.

2.1.4- Các sản phẩm chính của công ty.
Bảng các mặt hàng chủ yếu và thị trường hiện tại của công ty.
ST
T

Mặt
hàng

Hình ảnh

Năm
2013


Năm
2014

Năm
2015


1

Áo
Jacke
t

Nhật, EU,
Thụy Sỹ,
Hàn
Quốc,
Canada,
Philipin,
Anh,…

Nhật,
Thụy Sỹ,
Hàn
quốc,
Canada,
Mexico,
Dubai,
Tây Ban

Nha,..

Nhật,
Mỹ,
Anh,
Canada
,..

2

Áo
tắm

Hàn
Nhật,
quốc,Mỹ, EU, Tây
Canada,.. Ban
Nha,…

Nhật,
EU,
Mỹ,…

3

Jile

Slovakia,
Nhật,
Hàn quốc


Pháp,
Đức,
Czech,
Hàn
quốc,
Nhật,…

Hàn
quốc,
Taiwan,
Đức,
Pháp,..

4

Sơ mi

Hàn quốc

Pháp,
Hàn
quốc,
Mỹ,…

Hà Lan,
EU,
Nhật,
Czech.



5

Quần

Mỹ,
Taiwan,
EU,
Slovakia,


Nhật,
Mỹ,
Singapor
e, Nam
phi,…

Nhật,
EU,
Hồng
Kông,
Mỹ,…

6

Mang
to

Nhật,
Hàn

quốc, Mỹ,


Hàn
quốc,
Anh,
Pháp,
Taiwan


Taiwan,
Mỹ,
EU,
Hàn
quốc,
Anh,
Tây
Ban
Nha,…

7

Tshirt

Hàn
quốc,
Taiwan,
Mỹ,..

Mỹ, EU.


8

Hàng
thể
thao

Hàn
quốc, Mỹ

Nhật,
Hàn
quốc,
Mỹ,
Pháp,…

EU,
Mỹ,
Hàn
quốc,…

( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty may Hưng Long II)

 Phần trăm (%) thị phần.

Mỹ

Châu Âu

Nhật Bản


Hàn quốc

Thị trường khác

45%

15%

5%

30%

5%


 Phần trăm (%) chủng loại hàng hóa:

Nam

Nữ

Trẻ em

65%

25%

10%


2.1.5- Mô hình quản lý chất lượng của công ty.
Với phương châm vươn tới sự hoàn thiện sản phẩm một cách hoàn hảo nên công ty
may Hưng Long II đã chọn sử dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện
(TQM).
TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia
của tất cả thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và
đem lại lợi ích cho các thành viên đó và cho xã hội. Nói cách khác, TQM là một hệ thống
hữu hiệu tích hợp những nỗ lực về duy trì, phát triển và cải tiến chất lượng của nhiều tổ
nhóm trong tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng
dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất. TQM
áp dụng cách thức quản lý tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững thông qua việc huy
động hết tâm trí của tất cả mọi thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo
yêu cầu khách hàng. Tóm lại, TQM là phương pháp quản lý tập trung vào chất lượng để
thỏa mãn khách hàng, dựa vào mọi thành viên, mang lại thành công lâu dài cho nhân
viên, tổ chức và xã hội.
- Mục đích: Nhằm tối ưu hoá cho tổng hợp các yếu tố:
+ Chất lượng.
+ Chi phí.
+ Giao hàng: đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chủng loại...
+ An toàn cho nhân viên, xã hội và môi trường.
- Lợi ích:
+ Giảm chi phí.
+ Thỏa mãn nhu cầu khách hàng và xã hội.
+ Cải tiến dịch vụ.
+ Gia tăng thị phần.
+ Đạt được sự cam kết thực hiện từ nhân viên.
+ Liên tục cải tiến.


+ Thành công bền vững.

- Cách thức áp dụng:
 Bước 1: Bước khởi đầu: xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM.
Cần bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất, thống nhất cao độ trong ban lãnh đạo và các
cán bộ chủ chốt và thực hiện cam kết về chất lượng của các cấp thông qua: chính sách,
mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hành động chung TQM.

 Bước 2: Tổ chức và nhân sự: chuẩn bị công tác tổ chức, xây dựng một ban triển khai
và tổ chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức, kỹ năng xây dựng và áp dụng hệ thống
TQM.
Cần có 1 chiến lược đào tạo, tự chủ, liên tục, đủ kỹ năng cho các cấp và phương
thức đào tạo theo công việc. Từng bước xây dựng và phát triển ý thức chất lượng: thấu
hiểu về khách hàng, chất lượng. Phải xây dựng được được ý thức-trách nhiệm chất
lượng phù hợp cho các cấp, trước tiên là lãnh đạo, quản lý, các chức năng khách hàng,
thiết kế, huấn luyện, đo lường, kiểm soát thực hiện.

 Bước 3: Xây dựng chương trình TQM: hoạch định tổng thể chương trình triển khai
TQM với nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp.
Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công trách
nhiệm cụ thể.

 Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM: truyền thông rộng rãi.
Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ tổ chức tham
gia để thực hiện thành công chương trình.

 Bước 5: Đánh giá chất lượng:
Đo lường chi phí hiện tại của doanh nghiệp, xác định các vấn đề chất lượng và
hiệu quả của các nỗ lực chất lượng và các giai đoạn của Chương trình TQM.
Cần xác định các Chi phí ẩn và các chi phí khác, đánh giá hiệu quả kinh tế của
TQM và đề xuất Kế hoạch hành động.


 Bước 6: Hoạch định chất lượng:
Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược, chương trình tổng thể TQM, kế
hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp Chính sách, chiến lược
chung của doanh nghiệp.
Cần thiết lập các Chương trình, Kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt
động doanh nghiệp.

 Bước 7: Thiết kế chất lượng:
Thiết kế các quá trình liên quan để “đúng ngay từ đầu” và “đáp ứng toàn diện yêu
cầu của khách hàng” bao gồm Thiết kế Sản phẩm, Quá trình sản xuất-kinh doanh và
Quá trình kiểm soát chất lượng. Cần:
_ Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính chất
lượng sản phẩm bằng cách gắn chặt quá trình Nghiên cứu thị trường/ Khách hàng với
quá trình Thiết kế bằng công cụ Triển khai chức năng chất lượng QFD.


_Xác định các yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo “Chất lượng sản
phẩm dịch vụ trong thực tế” giống với “Chất lượng thiết kế kỳ vọng”.

 Bước 8: Tái cấu trúc Hệ thống: Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo Mô hình TQM.
Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả của ủy quyền và tự
chủ.

 Bước 9: Xây dựng Hệ thống chất lượng: Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện
hệ thống chất lượng theo TQM.
Cần thực hiện tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của doanh
nghiệp (tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất của doanh nghiệp).

 Bước 10: Phát triển Hệ thống chất lượng TQM: đảm bảo hệ thống chất lượng thực
hiện đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu chất lượng toàn diện đã đề ra.

Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, bởi mọi thành viên để theo dõi, phát hiện,
ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng không
ngừng.
 Bước 11: Duy trì và cải tiến: tiếp tục hoàn thiện hệ thống theo các triết lý, quan điểm
và nguyên tắc TQM.
Cần lựa chọn các phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện
hệ thống TQM.

2.1.6 Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục.
Các sự cố kỹ thuật thường gặp

Lắp ráp áo:
- Cắt: sai thông số.
- May: may sai, không đúng với
thiết kế.
Dây chuyền sản xuất:
- Nguyên phụ liệu không đúng
chủng loại theo tài liệu, đơn hàng.
- Số lượng sản phẩm thiếu.
Máy móc:
- Hỏng mô tơ, trục trặc.

Giải pháp khắc phục

- Đo đạc và cắt lại.
- Chấn chỉnh lại sản phẩm và may
lại.
- Đổi trả hoặc thay thế nguyên phụ
liệu đúng cho phù hợp với từng
mẫu mã sản phẩm.

- Bổ sung thêm sản phẩm.
Sửa chữa, phục hồi máy móc bị
trặc trặc, với những loại máy móc
không còn sử dụng được thì bổ
sung các loại máy móc mới.


2.2- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing.
2.2.1- Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
- Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty May Hưng Long II chủ yếu là nhận gia công
hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài và cho các khách hàng trong nước. Các mặt
hàng gia công xuất khẩu chủ yếu của công ty trong 3 năm gần đây không có gì thay đổi
chủ yếu là các mặt hàng sau: Áo sơ mi, Jile, Jacket, quần âu và quần áo tắm.
- Các sản phẩm mà công ty nhận gia công chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách
hàng, theo thiết kế cho đến các nguyên phụ liệu chính cũng là do khách hàng cung cấp.
- Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm truyền thống công ty còn có thêm một số các sản
phẩm mới như : váy, khăn tắm, găng tay, quần áo bảo hộ lao động,… sản xuất trên các
dây chuyền may với các kích cỡ khác nhau.
2.2.2- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
ST
T

Thị trường

Tổng

Tỷ lệ
(%)
năm
2013

100%

SL Năm
2013
(Chiếc)

Tỷ lệ %
năm
2014

SL Năm
2014
(Chiếc)

SL Năm
2015
(Chiếc)

5.045.78 100%
4

Tỷ lệ
(%)
năm
2015
5.200.00 100%
0

5.450.00
0


1

Tây Ban
Nha

0,53

2.674

-

-

1

54.500

2

Anh

1,5

7.586

0,24

12.480


1

54.500

3

Nhật Bản

17,02

85.879

10,8

561.600

15,4

840.000

4

Hàn quốc

1

5.100

1,1


57.200

1,5

81.750

5

Philipins

0,002

100

0,0031

160

-

-

6

Mỹ

74

3.733.88 81,2
0


4.222.40 74,3
0

4.050.00
0

7

Canada

3,2

160.000

4,2

218.400

4

220.000

8

Mexico

0,32

160


0,5

26.000

0,5

18.000

9

Quata

0,012

800

-

-

-

-


10

Indonesia


0,005

250

-

-

-

-

11

Brazil

0,05

2.500

0,23

11.960

0,3

16.000

12


Phần Lan

0,1

540

-

-

-

-

13

Slovakia

0,6

3.200

0,5

26.000

0,5

18.000


14

Đức

-

-

0,73

37.960

0,8

34.000

15

Pháp

-

-

0,64

33.280

0,7


29.000

16

Trung quốc -

-

0,0072

370

0,008

4.300

17

Taiwan

-

-

0,0084

430

-


-

18

Singapore

-

-

0,0013
4

70

0,002

100

19

Dubai.UAE

-

-

0,005

260


0,0075

400

20

Nam Phi

-

-

0,002

130

0,005

2.700

21

Malaysia

-

-

0,001


60

0,005

2.750

2.2.3. Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
- Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp bất kỳ. Tạo ra sản phẩm là sự nỗ lực của tất cả các nguồn lực nhằm thỏa mãn
nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Vì vậy công ty may Hưng Long II với thế mạnh là
sản xuất các sản phẩm: áo tắm, quần âu, mangto, T-shirt, jacket,.. nên công ty luôn cố
gắng hoàn thiện sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt hơn.


- Trong những năm gần đây, bên cạnh sản xuất hàng xuất khẩu mục tiêu kinh doanh
của công ty còn chú trọng tiêu thụ sản phẩm trong nước nên sản phẩm phải vừa phải
đảm bảo chất lượng quốc tế và phù hợp với người tiêu dùng nội địa. Do vậy, công ty
luôn nâng cấp mua mới một số thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng
cao chất lượng sản phẩm của mình.
- Với thị trường nội địa là thị trường mới tiềm năng rộng lớn của các doanh nghiệp trong
nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập này. Việc tìm hiểu và
nghiên cứu nhu cầu thị trường nội địa này ra sao đòi hỏi các doanh nghiệp phải vạch ra
cho mình một chính sách cụ thể có thể gắn kết sự phù hợp giữa cung và cầu một cách
hợp lý nhất. Với thị trường có 84 triệu dân, được đánh giá là một thị trường tiêu thụ lớn.
Trong vài năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp lớn từ nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam sẽ cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao. Chính vì vậy, việc thay đổi chất
lượng, mẫu mã sản phẩm là hết sức cần thiết.
- Từ việc chỉ sản xuất các mặt hàng chủ lực áo bơi, quần âu, jắc két cho các khách
hàng truyền thống Sgwicus, Balana (Hàn Quốc) và Tokyknit (Nhật Bản), đến nay Công

ty đã mở rộng ra nhiều khách hàng trên toàn thế giới như Gap, Nike, Walmart, Seart,
Target, Mizuno...Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Mỹ (chiếm 70% thị phần
giá trị xuất khẩu), EU, Nhật Bản, Canada (mỗi thị trường chiếm 10% thị phần giá trị xuất
khẩu). Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, May Hưng Long II đã dần chiếm lĩnh được thị
trường trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua, do dành hết năng lực cho sản xuất hàng
xuất khẩu nên Công ty chưa thực sự quan tâm đầu tư cho thị trường nội địa.
- Công ty may Hưng Long II hiện nay cũng đã có những định hướng phát triển mới trong
tương lai như thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế kèm theo mở rộng thị
trường nội địa và coi thị trường này là chiến lược mục tiêu kinh doanh của mình trong
tương lai.
2.2.4- Chính sách giá.
- Giá là một vấn đề quan trọng của một sản phẩm. Việc định giá thấp hay cao được xem
như sản phẩm có giá trị thấp hay cao đối với người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty
may Hưng Long II chủ yếu là sản phẩm gia công có chất lượng cao theo tiêu chuẩn
quốc tế nên việc định giá cũng gặp khó khắn.
- Để đạt được một chính sách giá phù hợp với người tiêu dùng thì ban lãnh đạo công ty
đã có cố gắng giảm bớt những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất và tiết
kiệm nguyên liệu là yếu tố để giảm giá thành sản phẩm. Công ty luôn đặt ra mục tiêu
giảm giá thành nhưng chất lượng sản phẩm phải tăng đó mới chính là sự quyết định
thành bại của công ty trong nền kinh tế hiện nay.
2.2.5- Chính sách phân phối.
- Như chúng ta đã biết công ty tham gia vào hai thị trường: trong nước và quốc tế. Đối
với thị trường nước ngoài là không cần thiết vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của
nước ngoài. Còn vấn đề hiện tại và tương lai là xây dựng một kênh phân phối để trực
tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường trong nước.
- Hiện nay, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước chỉ qua hệ
thống bán buôn và cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt tại công ty và chưa có một
đại diện chính thức nào hay chi nhánh nào ở Hà Nội và các tỉnh thành phố khác.



Kênh phân phối:
 Công ty May Hưng Long II → CH giới thiệu sản phẩm → Người tiêu dùng.
 Công ty May Hưng Long II → Bán buôn → Bán lẻ → Người tiêu dùng.

Phân phối là hoạt động quan trọng, nó là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu
dùng. Nhận thức được vấn đề này ban giám đốc công ty dự định trong tương lai sẽ mở
rộng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành
khác.
2.2.6- Chính sách xúc tiến bán hàng.
- Công ty may Hưng Long hoạt động kinh doanh thông qua việc nhận đơn hàng và
đưa vào sản xuất, gia công theo nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, công ty vẫn không
ngừng cải tiến và phát triển hơn. Công ty đã áp dụng hoạt động xúc tiến bán hàng
thông qua quảng cáo nhằm thu hút những khách hàng mà công ty chưa tiếp cận
được; thâm nhập vào một thị trường mới hay thu hút một phân đoạn thị trường mới
và xây dựng thiện chí của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Công ty đã áo dụng “chính sách kéo” để khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm
mới và thuyết phục họ không dùng các sản phẩm khác, với những ưu đãi lớn về hàng
hóa và sản phẩm như dùng thử hàng hay chiết khấu thanh toán.
2.2.7- Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trên thị trường kinh doanh rộng lớn không thể thiếu những đối thủ cạnh tranh có
cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đối với công ty Hưng Long II, đối thủ cạnh tranh
lớn không thể không nhắc đến May10, Việt Tiến…
 May 10
Sau 70 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty may 10 được biết đến là một
tập đoàn kinh tế hàng đầu, với thương hiệu May 10 nổi tiếng khắp trong và ngoài
nước. Quá trình xây dựng và trưởng thành của May 10 là một chặng đường khó khăn
và thử thách nhưng đã đạt được những thành quả rất đáng tự hào.
- Thị trường: May 10 tiếp tục củng cố vị trí tại thị trường truyền thống nội địa, đồng
thời mở rộng thêm các thị trường khác nhiều tiềm năng. Mặc dù xuất khẩu chiếm
phần lớn trong doanh thu nhưng về chiến lược phát triển lâu dài, thị trường nội địa

mới là mục tiêu của May 10. Với chiến lược phát triển thị trường trong nước, ngoài
việc áp dụng các tiêu chuẩn và thiết bị công nghệ hiện đại, còn phải luôn cải tiến mẫu
mã, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường. Đối với thị trường xuất khẩu, May 10 vẫn
duy trì mức độ tăng trưởng đối với thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
+ Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu lâu dài công ty đã thiết lập được nhiều mối
quan hệ và có vị trí trên trường quốc tế. Đối với lĩnh vực xuất khẩu thị trường xuất
khẩu về cả khách hàng lẫn phạm vi địa lý là rất rộng lớn, nhất là khi nền kinh tế đang
có xu thế toàn cầu hóa như hiện nay đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong
việc tiêu thụ sản phẩm cũng như đặt ra rất nhiều thách thức cho doanh việc trong việc
tiến hành các hoạt động kinh doanh xác định đúng đối tượng khách hàng, các khu
vực sẽ xâm nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất phù hợp với mục tiêu
của doanh nghiệp, dựa trên những điều kiện có hạn của chính công ty May 10.


+ Đối với thị trường xuất khẩu, May 10 vẫn duy trì mức độ tăng trưởng đối với thị
trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…và đang có những chiến lược nhằm thâm nhập vào
nhiều thị trường quốc tế tiềm năng.
- Sản phẩm: thời trang nam như sơ mi, veston, quần tây và thời trang nữ. Ngoài các
sản phẩm áo sơ-mi truyền thống, thời gian gần đây May 10 đưa ra thị trường dòng
sản phẩm bộ vét-tông nam, nữ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, nâng
cao tính cạnh tranh. Một trong những điểm nổi bật của May 10 là đường may chắc
đẹp, thẳng tắp; đội ngũ lành nghề luôn đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm
tinh tế. 
Một số hình ảnh sản phẩm của May 10:


Veston cũng là một dòng sản phẩm thế mạnh của May 10

+ Công ty May 10 chuyên kinh doanh và sản xuẩt các sản phẩm hàng may mặc thuộc
Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Hiện nay 2 hình thức xuất khẩu sản phẩm

công ty đang áp dụng là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp (FOB). Hoạt động
củ yếu của công ty là nhận nguyên liệu gia công sản phẩm xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài. Các mặt hàng mà công ty sản xuất chủ yếu là: Sơmi nam nữ các loại.
Jacket các loại. Quần âu nam nữ.
+ Sơmi được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty, hàng năm đem lại nguồn thu cao
cho công ty. Sản phẩm sơmi May 10 có chất lượng rất cao và được tổng cục đo
lường cấp chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà nước cấp I. Tuy nhiên sản
phẩm xuất khẩu của công ty còn đơn giản và chất lượng chưa cao, dó đó lượng xuất
khẩu chưa cao. Ngoài ra công ty còn có các xưởng sản xuất veston, comple. Sản
phẩm May 10 nổi tiếng với tính năng sang trọng, lịch sử, chất lượng thể hiện sự
phong phú, chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
+ Thời trang nam như sơmi nam, quần áo nam, áo jacket nam là sản phẩm củ lực
của công ty. Ngoài các sản phẩm áo sơ-mi truyền thống, thời gian gần đây May 10
đưa ra thị trường dòng sản phẩm bộ vét-tông nam, nữ đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng trong nước, nâng cao tính cạnh tranh.
+ Một trong những điểm nổi bật của May 10 là đường may chắc đẹp, thẳng tắp; đội
ngũ lành nghề luôn đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm tinh tế. Với mục tiêu
coi “Khách hàng là số 1” sản phẩm sơmi May 10 đã gắn liền với tâm thức người tiêu
dùng hơn 20 năm nay với chất lượng tốt giá cả cạnh tranh, phù hợp thị hiếu.
- Giá:
+ May 10 chủ yếu là sản phẩm có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế nên việc
định giá cũng gặp khó khắn, May 10 đã giảm thiểu những chi phí không cần thiết mà
vẫn đẹp tinh tế để đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất.


×