Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 154 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ­ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

PHẠM HỒ ĐIỆP

ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhá vµ võa
trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i Phßng
trong giai ®o¹n hiÖn nay
Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HUYỀN

HÀ NỘI ­ 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của  
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận văn là trung  
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Hồ Điệp





MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương   1:  CƠ   SỞ   LÝ   LUẬN   VÀ   THỰC   TIỄN   VỀ   PHÁT   TRIỂN 
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp 
nhỏ và vừa
1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ  và vừa của một số 
nước trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố 

9
9
27
40

Chương 2:  THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ  VÀ 
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của thành phố  Hải Phòng 

53


ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2. Thực trạng  phát triển của các doanh nghiệp nhỏ  và vừa trên 

53

địa bàn thành phố 
2.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

58
65

Chương   3:  PHƯƠNG   HƯỚNG   VÀ   GIẢI   PHÁP   PHÁT   TRIỂN 
DOANH   NGHIỆP   NHỎ   VÀ   VỪA   TRÊN   ĐỊA   BÀN 
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn  

84

thành phố Hải Phòng 
3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3. Kiến nghị

84
88
110

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


114
116
121


DANH MỤC  CÁC  TỪ VIẾT  TẮT
TT

VIẾT TẮT

NỘI DUNG

Cụm công nghiệp

1

CCN

2

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

CTCP

Công ty cổ phần

4


CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

5

DN

Doanh nghiệp

6

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

7

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

8

DNNVV

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

9


ĐKKD

Đăng kí kinh doanh

10

GTGT

Giá trị gia tăng

11

HTX

Hợp tác xã

12

KTXH

Kinh tế ­ xã hội

13

ISO

International Organization for Standardization

14


QLNN

Quản lý nhà nước

15

SBA

Small Business Administration

16

SMEFP

Small & Medium Enterprise Finance Program

17

SXKD

Sản xuất kinh doanh 

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19


VCCI

Vietnam Chamber Of Commerce and Industry


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
10
11

Bảng 1.1: 
Bảng 1.2: 
Bảng 1.3: 

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU 
Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản
Tiêu chuẩn về  DNNVV theo giá trị  tổng tài sản ở  Thái 

Bảng 1.4: 

Lan
Một số  tiêu chí xác định DN nhỏ  và vừa đã được áp 

12

Bảng 2.1: 

dụng ở Việt Nam
Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo 


16

thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố  Hải Phòng 
Bảng 2.2: 

giai đoạn 2005­ 2009
Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo 

55

nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng 
Bảng 2.3: 

giai đoạn 2005­ 2009
Dân số  trung bình thành phố  Hải Phòng phân theo giới 

56

tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 ­ 
Bảng 2.4: 

2009 
Số  doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa 

58

bàn  thành phố  Hải Phòng  tại thời điểm 31/12 phân 
Bảng 2.5: 


theo quận, huyện 
Số  doanh nghiệp  nhỏ  và vừa  đang hoạt động trên địa 

59

bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo 
Bảng 2.6: 

loại hình doanh nghiệp
Số  doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa 

61

bàn  thành phố  Hải Phòng  tại thời điểm 31/12 phân 
Bảng 2.7: 

theo ngành kinh tế giai đoạn 2006­2009 
Số  doanh nghiệp  nhỏ  và vừa  trên địa bàn  thành phố 

62

Hải   Phòng  phân   theo   quy   mô   lao   động   thời   điểm 
Bảng 2.8: 

31/12 
Số  doanh nghiệp  nhỏ  và vừa  trên địa bàn  thành phố 

63

Hải Phòng  phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 

Bảng 2.9: 

31/12 
Trình   độ   chuyên   môn   của   lao   động   trong   doanh 

63
64


nghiệp nhỏ  và vừa trên địa bàn thành phố  Hải Phòng 
Bảng 2.10: 

năm 2009 
Hiệu quả  kinh doanh của  doanh nghiệp  nhỏ  và vừa 
trên   địa   bàn  thành   phố   Hải   Phòng   giai   đoạn   2004­

Bảng 2.11: 

2009
Giá trị  sản xuất ngành công nghiệp thành phố  Hải 

65

Bảng 2.12: 

Phòng giai đoạn 2004­2009 (Giá thực tế)
Thuế   và   các   khoản   nộp   ngân   sách   của   các   doanh 

66


nghiệp nhỏ  và vừa  sản xuất kinh doanh trên địa bàn 
Bảng 2.13: 

thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004­2009 
Vốn đầu tư  của các doanh nghiệp nhỏ  và vừa thực 

68

hiện trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia 
Bảng 2.14: 

theo nguồn vốn giai đoạn 2004­2009 
Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa 

69

bàn thành phố  Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo 
Bảng 2.15: 

khu vực kinh tế 
Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp 

70

nhỏ   và  vừa  trên  địa  bàn thành  phố  Hải  Phòng  giai 
đoạn 2004­2009 

71

Biểu   đồ  Số  lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố 

2.1: 

Hải Phòng giai đoạn 2001 ­ 2009 

60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và  
vừa (SMEs­Small and medium enterprises) chiếm tới hơn 90% số lượng các 
doanh nghiệp và đóng góp 40­50% GDP, góp phần đáng kể  vào việc phát 
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghi ệp  
nhỏ  và vừa (DNNVV) chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60% lực lượng  
lao động. Hiện nay, theo số  liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy  ở  Việt 
Nam, trong số hơn 300.000 DN thì có tới 94% là các DNNVV, nộp 17,64% 
tổng ngân sách thu từ các DN, đóng góp trên 30% GDP, giải quyết việc làm 
cho trên 12 triệu lao động. Như  vậy, chúng ta có thể  thấy các DNNVV có  
vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,  
đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế  của Việt  
Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV, trong chính sách 
phát huy các nguồn lực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định 
“Nhà nước định hướng, tạo môi trường để  các doanh nghiệp phát triển và 
hoạt động có hiệu quả  theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển doanh 
nghiệp nhỏ và vừa”. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chủ 
trương, chính sách, biện pháp cụ  thể  nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi 
trường thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV.
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc  

Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, với 7 quận, 8 huyện trong đó có 2 huyện  
đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ), có tổng diện tích tự  nhiên là 152.318,49 
ha (số  liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự  nhiên cả  nước.  
Hải Phòng có tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí 
hiếm, với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh  


2
tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu 
hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển,  
bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố 
duyên   hải.   Đây   cũng   là   một   thế   mạnh   tiềm   năng   của   nền   kinh   tế   địa  
phương. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước  
mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên 
sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại  
thảo mộc quí hiếm. Thú quí trên đảo có khỉ  mặt đỏ, khỉ  mặt vàng, sơn 
dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt 
là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế  giới chỉ 
mới thấy  ở Cát Bà. Về ranh giới hành chính thì Hải Phòng phía Đông giáp 
biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, 
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Hải Phòng nằm ở vị trí giao thông thuận lợi 
với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, 
đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Chính vì thế, Hải 
Phòng là một trong bốn trọng điểm kinh tế  ­ công nghiệp lớn nhất của cả 
nước, đầu mối quan trọng giao thương kinh tế quốc tế, cửa ngõ ra vào  của 
không chỉ các DN Hải Phòng mà cả khối DN các địa phương. 
Với những lợi thế và thế mạnh như vậy, kinh tế thành phố Hải Phòng đã  
phát triển nhanh trong thời gian dài, tốc độ tăng GDP bình quân 8 năm 2000 ­  
2007  đạt 11,17%, kim ngạch xuất khẩu  đạt trên 1.300 triệu USD, tổng  
nguồn vốn đầu tư  khoảng 20.000 tỷ  đồng, sản lượng hàng hoá thông qua  

cảng đạt 20 triệu tấn, thu ngân sách nội địa trên 4.863 tỷ đồng; thu hút trên  
2,2 triệu lượt khách du lịch, tỷ lệ  tăng dân số   ở  mức dưới 1%; giải quyết 
việc làm cho khoảng 4,2 vạn lượt người lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới  
5,5%; tỷ lệ nhân dân nông thôn được cấp nước sạch đạt 91­92%; tỷ lệ chất 
thải đô thị được thu gom và quản lý hợp vệ sinh trên 90%. Có được những  
kết quả  trên, có phần đóng góp không nhỏ  của các DNNVV. Hoạt động  


3
trên khắp các lĩnh vực kinh tế, các DNNVV ở Hải Phòng đã phát huy được 
lợi thế, tiềm năng sẵn có như  năng lực vốn, công nghệ  và quản lý. Sản 
xuất kinh doanh phát triển, các DN đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, 
tỉ  lệ  đóng góp vào thu ngân sách và GDP không nhỏ. Năm 2007, DNNVV  
chiếm trên 95% tổng số 4.460 DN đang hoạt động tại Hải Phòng, đóng góp 
trên 51% GDP và giải quyết trên 106 nghìn lao động và tiếp tục có xu 
hướng tăng. Tuy nhiên, suy thoái và khủng hoảng kinh tế  quốc tế  đã  ảnh 
hưởng tới Việt Nam, làm cho các DN  ở  hầu hết các khu vực kinh tế, các 
lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn hết sức 
quyết   liệt,   trong   đó   có  các   DNNVV   Hải   Phòng.   Các   DNNVV   của   Hải 
Phòng đang đứng trước những khó khăn như thiếu thông tin về thị trường, 
thiếu lao động, thiếu vốn đầu tư, khả năng tự  thiết kế mẫu mã sản phẩm  
kém, vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch, thủ tục hành chính, hỗ 
trợ  lãi suất, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trước 
bối cảnh đó, thành phố  Hải Phòng cần phải đưa ra một hệ thống các giải  
pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV. Chính vì vậy, đề  tài “Phát triển  
DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay”  đã 
được chọn để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
DNNVV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, do vậy đã có rất 
nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về DNNVV trong những năm 

gần đây. Một số công trình đã công bố như:
- Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ   ở  Việt Nam, GS. TS 

Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản Chính trị  quốc gia (2002). Cuốn sách 
trình bày thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ   ở  nước ta 
trong thời gian qua, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 
một số nước và phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa 


4
và nhỏ ở nước ta trong thời gian tới.
- Doanh nghiệp nhỏ  và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập  

kinh tế  quốc tế, TS. Lê Xuân Bá ­ TS. Trần Kim Hào ­ TS. Nguyễn Hữu  
Thắng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006). Cuốn sách trình bày những 
tác động của hội nhập kinh tế  quốc tế  và cơ  hội, thách thức đối với các 
doanh nghiệp nhỏ  và vừa  ở  Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh 
đối với các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực 
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
- Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam  

hiện nay, TS. Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản Chính trị  quốc gia (2004). 
Cuốn sách hệ  thống hoá vấn đề  lý luận phát triển chiến lược cạnh tranh  
của doanh nghiệp vừa và nhỏ  Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế 
quốc tế; thực trạng phát triển chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; một số 
giải pháp và kiến nghị  nhằm phát triển chiến lược cạnh tranh cho các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ   ở  Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế 
quốc tế.
- Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và  


vừa  ở  Việt  Nam  đến  năm 2005, PGS. TS. Nguyễn  Cúc, Nhà  xuất bản 
Chính trị  quốc gia (2004). Cuốn sách nêu lên quan điểm của Đảng và nhà 
nước về chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.
- Đổi mới cơ  chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ  trong nền kinh tế  

thị trường ở Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 
(1995). Cuốn sách trình bày vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, về  quá  
trình   hình   thành,   phát   triển   và   quản   lý   các   doanh   nghiệp   ở   Việt   Nam,  
những kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ   ở  Việt Nam trong quá trình hội  

nhập quốc tế, Phạm Văn Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế 


5
Quốc dân Hà Nội (2007). Luận án nghiên cứu phát triển DNNVV  ở  Việt 
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ  đến sự  

phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trần Thị Vân Hoa, 
Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).
- Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt  

Nam,  Nguyễn Minh Tuấn,  Luận án Tiến sỹ  Kinh tế,  Đại học  Kinh tế 
Quốc dân (2008).
- Quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở  

Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ  1997­2003 ­ Thực trạng, kinh nghiệm và giải  
pháp,  Mẫn Bá Đạt,  Luận án Tiến sỹ  Kinh tế, Đại học  Kinh tế  Quốc dân 

(2009).
- Xây dựng chính sách cho thuê tài chính của Ngân hàng nông nghiệp  

đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ   ở  Việt Nam , Tạ  Thành, Luận văn 
Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004).
- Vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ  của  

Việt Nam, Nguyễn Thị  Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ  kinh tế,  Đại học 
Kinh tế Quốc dân (2006).
- Đa dạng hoá dịch vụ tài chính cho xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ  

Việt Nam, Lê Anh Tú, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 
(2007).
- Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, 

Tạ  Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ  kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 
(2008).
- Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ở  

Việt Nam, Đinh Thị Thu Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế 
Quốc dân (2008).
- Phát triển kinh tế  tư  nhân  ở  Hải Phòng trong điều kiện kinh tế  thị  

trường định hướng XHCN, Nguyễn Văn Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, 


6
Đại học Kinh tế Quốc dân (2006).
- Một số  vấn đề  về  huy động vốn tín dụng nhằm phát triển các doanh  


nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Trần Bình Thám, Luận văn Thạc sỹ 
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1998).
- Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và  

nhỏ   ở  Việt Nam qua việc tham gia siêu thị   ảo, Trịnh Nhật Tân, Luận văn 
Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc (2007).
- Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của TAC đối với các doanh nghiệp  

nhỏ  và vừa, Bùi Thị Hoàng Mai, Luận văn Thạc sỹ  kinh tế, Đại học Kinh 
tế Quốc dân (2007).
- Nâng cao hiệu quả  dịch vụ  hỗ  trợ  phát triển cho các doanh nghiệp  

vừa và nhỏ từ nguồn tài trợ nước ngoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn 
Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
- Quản lý các dự  án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa  

và nhỏ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Khắc Huy, Luận văn Thạc sỹ 
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
- Kinh nghiệm lựa chọn chính sách hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp  

vừa và nhỏ của Đài Loan và khả năng vận dụng vào VN, Phạm Văn Hồng, 
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1999).
- Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ  trợ  

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam của Phòng Thương mại và công nghiệp  
Việt Nam, Phan Hồng Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc 
dân (2002).
- Quá trình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng từ  

1990 đến nay: Thực trạng và Giải pháp, Hà Văn Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ 

kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006).
- Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ  khu vực ngoài quốc  

doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Lê 
Tâm Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).


7
- Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại  

Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Bùi Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sỹ 
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
- Phát triển dịch vụ  tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ  tại chi  

nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Hải Phòng , Luận văn Thạc 
sỹ kinh tế, Phan Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
- Giải pháp tài chính ­ tín dụng nhằm hỗ  trợ  phát triển doanh nghiệp  

vừa và nhỏ   ở  nông thôn Việt Nam hiện nay, Vũ Thị Xuân, Luận văn Thạc 
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2001) .
- Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ  tại  

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phan Thị Hoàng Liên, Luận văn 
Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2005).
- Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân  

hàng NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Thị  Thương Hiếu, Luận văn Thạc sỹ 
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
- Nâng cao khả  năng cung cấp tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ  


tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Nguyễn Mỹ Hạnh, Luận 
văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài 
tham luận tại hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để cập đến sự phát  
triển của các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về 
vai trò của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số nước  
trên thế  giới, các giải pháp phát triển DNNVV  ở  nhiều khía cạnh. Tuy 
nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về  tình hình phát triển 
DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối  
với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố.


8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
­ Mục đích nghiên cứu
Trên   cơ   sở   hệ   thống   hoá   cơ   sở   lý   luận,   qua   đánh   giá   thực   trạng  
DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp 
và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố  Hải  
Phòng.
­ Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hoá các vấn đề  lý luận liên quan đến DNNVV. Tổng kết  
kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, một số tỉnh  
thành phố   ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV 
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành 
phố  Hải Phòng để  thấy được những thành công, hạn chế  của phát triển 
DNNVV, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề  xuất phương hướng và một số  giải pháp nhằm tiếp tục phát 
triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kiến nghị với Trung ương  

một số nội dung cụ thể về phát triển DNNVV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
­   Đối   tượng   nghiên   cứu   của   luận   văn   là   các   nội   dung   phát   triển  
DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
­ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu DNNVV trên  địa bàn  
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 ­ 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
­ Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch  
sử 
­ Phương pháp cụ thể: 


9
+ Phương pháp hệ  thống: Thông tin về  DNNVV được thu thập từ 
nhiều tài liệu khác nhau nhờ  hệ  thống hoá sẽ  có cách nhìn toàn diện về 
DNNVV, thấy được mối quan hệ hữu cơ đối với các thành tố khác của nền 
kinh tế.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các DNNVV theo quận,  
huyện, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh…từ 
đó tìm ra được quy luật vận động của quá trình phát triển DNNVV.
+ Một số  phương pháp khác như: thống kê, điều tra mẫu, lấy ý kiến 
chuyên gia…
6. Những đóng góp khoa học của luận văn 
­ Rút ra bài học cho Hải Phòng từ  việc tổng kết kinh nghiệm phát  
triển DNNVV của một số tỉnh thành phố ở Việt Nam và một số nước trên  
thế giới.
­ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành 
phố Hải Phòng.
­ Chỉ  rõ những hạn chế  của phát triển DNNVV và xác định nguyên  
nhân của những hạn chế đó.

­ Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa 
bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011­2020.
7. Kết cấu của luận văn 
Ngoài phần mở  đầu, phụ  lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần 
kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.
Chương 2:  Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố  Hải 
Phòng.
Chương 3:  Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa 
bàn thành phố Hải Phòng.


10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa  
của một số nước
DNNVV tồn tại và phát triển  ở tất cả các quốc gia trên thế  giới như 
một thành phần tất yếu của nền kinh tế. Việc xác định quy mô DNNVV  
chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố  như  trình 
độ  phát triển của một nước, tính chất ngành nghề  và điều kiện phát triển 
của một vùng lãnh thổ  nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng 
thời   kỳ   nhất   định.   Nhìn   chung,   trên   thế   giới   việc   xác   định   một   DN   là 
DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính  
và tiêu chí định lượng.
Nhóm các tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ 

bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản 
lý ít, mức độ  phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có  ưu thế  là 
phản ánh đúng bản chất của vấn đề  nhưng trên thực tế  thường khó xác 
định. Vì thế, chúng chỉ  được sử  dụng để  tham khảo, kiểm chứng mà ít  
được sử dụng trong thực tế để xác định quy mô DN.
Nhóm các tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như 
số  lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc  
lợi nhuận của DN. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử  dụng hoàn toàn không  
giống nhau, có thể căn cứ vào cả  lao động, vốn, doanh thu cũng có thể  chỉ 
căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.


11
Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác 
định quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác  
nhau giữa các ngành nghề  mặc dù chúng vẫn có những yếu tố  chung nhất  
định.
Các nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV. 
Các tiêu chí đó thường không cố  định mà thay đổi tuỳ  theo ngành nghề  và 
trình độ phát triển trong từng thời kỳ. 
Điểm khác biệt cơ  bản trong khái niệm DNNVV giữa các nước là 
việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô DN và lượng hoá các tiêu chí ấy 
thông qua những tiêu chuẩn cụ  thể. Một số tiêu chí chung, phổ  biến nhất 
thường được sử dụng trên thế giới là: Số lao động thường xuyên, vốn sản 
xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng.
Tiêu chí về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử  dụng các yếu tố 
đầu vào, còn tiêu chí về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá 
quy mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu chí có những mặt tích cực và hạn chế 
riêng. Như  vậy, để  phân loại DNNVV có thể  dùng các yếu tố  đầu vào  
hoặc các yếu tố đầu ra của DN, hoặc là sự kết hợp của cả hai loại yếu tố 

đó.
­ Tại EU:  Tiêu chí để  xác định DNNVV được căn cứ  vào 3 yếu tố 
chính: số  lao động được sử  dụng thường xuyên, doanh thu bán hàng trong  
năm tài chính và tổng tài sản.
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU
Tiêu chí phân loại

Đơn vị tính

Số lao động tối đa
Doanh thu/ năm tối đa
Tổng tài sản/ năm tối đa

Người
Triệu EURO
Triệu EURO

Doanh nghiệp 

Doanh nghiệp 

nhỏ
50
7
5

vừa
250
40
27


Nguồn: SME definition, www. modcontractsuk. com


12
­ Tại Mỹ: DN được coi là DNNVV nếu có tổng giá trị  tài sản dưới 5 
triệu USD, lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu USD (trong tất cả các lĩnh vực 
sản xuất, dịch vụ và thương mại). Bên cạnh đó, tiêu chí lao động để  phân 
loại quy mô DNNVV còn có sự  khác biệt giữa các ngành. Cục Quản lý 
doanh nghiệp nhỏ (SBA) Mỹ xác định DNNVV là "một đơn vị  kinh doanh  
có ít hơn 500 lao động". 
+  Trong  ngành sản  xuất công  nghiệp:  DN có  từ  250  lao  động trở 
xuống được gọi là DN nhỏ.
+  Trong ngành công nghiệp, dịch vụ  và thương mại bán lẻ: DN có 
dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ  100­1.000 lao động được coi là 
vừa; từ 1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn.
­ Tại Nhật Bản: Luật cơ bản về DNNVV đã được sửa đổi (ban hành 
ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ  yếu là tăng giới hạn vốn tối đa 
cho các DNNVV trong từng lĩnh vực.
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản
Ngành
1. Sản xuất 
2. Thương mại, dịch vụ (bán buôn)
3. Thương mại, dịch vụ (bán lẻ)

Số lao động tối đa
(Người)
300
100
50


Số vốn tối đa 
(Triệu USD)
300 
100
50

Nguồn: Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV Nhật Bản, JICA, MPI, 1999
Trong khái niệm về  DNNVV, Nhật Bản chỉ  quan tâm đến hai tiêu 
thức là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình DN nhỏ, 
Nhật Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu vực  
châu Á. Do đó, các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có hạn, 
họ quan tâm đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn. 
­ Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ bản về DNNVV,  
trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để  được công nhận là DNNVV. 
Những tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào ngành hoạt động cụ thể như sau. 


13
+  Trong ngành chế  tạo, khai thác và xây dựng: DN có dưới 300 lao 
động  thường  xuyên và  tổng vốn  đầu  tư   dưới  600.000 USD  được  coi là 
DNNVV. Trong số này DN nào có dưới 200 lao động thường xuyên được coi  
là DN nhỏ.
+ Trong lĩnh vực thương mại: DN có dưới 20 lao động thường xuyên 
và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/  
năm (nếu là bán buôn) được coi là DNNVV. DN có từ 6­20 lao động là DN 
vừa, DN có số  lao động dưới 5 người được coi là DN nhỏ. Các tiêu thức 
này được xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao động đã thay 
đổi từ 2 đến 3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần.
­ Tại Trung Quốc: Tiêu chí xác định DNNVV chỉ dựa vào số lao động  

mà không căn cứ  vào vốn đăng ký hay bất kỳ  một tiêu chí nào khác. Theo  
Luật Khuyến khích phát triển DNNVV của Trung Quốc ngày 29/6/2002 thì: 
DN nhỏ  là những DN có từ  50­100 lao động thường xuyên và DN vừa là  
những DN có sử dụng từ 101 tới 500 lao động. 
­ Tại Thái Lan: Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNNVV. 
Các cơ  quan Chính phủ  khác nhau của Thái Lan sử  dụng những tiêu chí  
khác nhau như  doanh thu, tài sản cố  định, số  lao động và vốn đăng ký để 
định nghĩa DNNVV. 
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan
Đơn vị tính:Triệu baht
Ngành

DN vừa

DN nhỏ

1. Sản xuất

Dưới 200

Dưới 50

2. Thương mại dịch vụ

Dưới 200

Dưới 50

3. Bán buôn


Dưới 100

Dưới 50

4. Bán lẻ

Dưới 60

Dưới 30

Nguồn: Chính sách DNNVV  ở Thái Lan: Triển vọng và những thách  
thức­Viện Nghiên cứu Dân số và Xã hội Thái Lan, 2000.


14
Cho tới giữa năm 2000, Bộ  Công nghiệp và Hiệp hội Công nghiệp 
Thái Lan sử dụng thêm tiêu chuẩn số lao động dưới 200 người để xác định  
DNNVV. Trong khi đó, Tập đoàn Tài chính Công nghiệp Thái Lan (IFCT)  
lại coi các DNNVV là những DN có tài sản cố định dưới 1.000 triệu baht.
­ Tại Đài Loan:  Định nghĩa DNNVV của Đài Loan được quy định 
trong từng ngành nghề cụ thể:
+ Trong các ngành chế tạo, xây dựng và khai mỏ, các DNNVV là các 
DN có vốn hoạt động dưới 80 triệu tân đài tệ (khoảng 2,3 triệu USD) hoặc 
số người lao động thường xuyên dưới 200 người.
+ Đối với các ngành còn lại, các DNNVV là các DN có doanh thu hàng 
năm dưới 100 triệu NT$ (khoảng 2,9 triệu USD), hoặc số người lao động 
thường xuyên dưới 50 người.
­ Tại Singapore:  Tiêu chí phân loại DNNVV là những DN có số  lao  
động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore. 
­ Tại Malaixia:  Tiêu chí phân loại DNNVV là những DN có số  lao 

động dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu Ringhít.
Các nước khác như Phi­lip­pin lại lấy tiêu thức chủ yếu là lao động và 
giá trị tài sản cố định; In­đô­nê­xi­a lấy tiêu thức vốn bình quân cho một lao  
động.
1.1.1.2. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở  
Việt Nam
Ở Việt Nam, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định 
DNNVV nên một số cơ quan nhà nước, tổ  chức hỗ  trợ DNNVV đã đưa ra 
tiêu thức riêng để xác định DNNVV phục vụ công tác của mình. Năm 1998,  
Thủ  tướng Chính phủ  có Công văn số  681/CP­KTN ngày 20/6/1998 quy  
định tiêu chí tạm thời về DNNVV. Theo Công văn này, các DN có vốn điều 
lệ  dưới 5 tỷ  đồng và số  lao động trung bình hàng năm dưới 200 người là 


15
các DNNVV. Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong công văn 681/CP­KTN 
chỉ là quy ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV , 
là cơ  sở  để  các cơ  quan nhà nước, các tổ  chức chính thức của nhà nước 
thực thi chính sách đối với khu vực DNNVV. Việc các tổ  chức phi chính 
phủ, các tổ  chức tài chính không có chức năng thực thi các các chính sách 
Nhà nước đối với DNNVV áp dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các 
cơ  quan đó có mục tiêu, đối tượng hỗ  trợ  khác nhau. Việc đưa ra các tiêu 
thức xác định DNNVV mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa 
đủ  xác định thế  nào là khu vực DNNVV  ở  Việt Nam, bởi vì có rất nhiều  
các quan điểm khác nhau về  việc các đối tượng, các chủ  thể  kinh doanh  
được coi là thuộc về  hoặc không thuộc về  khu vực DNNVV. Do đó, mỗi 
một   tổ   chức  đưa  ra một  quan  niệm khác  nhau  về  DNNVV  nhằm  định  
hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ hoạt động của tổ chức mình. 
Từ  những phân tích khái niệm chung về  DNVNN, các tiêu chí và 
giới hạn tiêu chí, tiêu chí đượ c sử  dụng trong phân loại DNNVV trên thế 

giới kết hợp với điều kiện cụ  thể, những đặc điểm riêng biệt về  quan 
điểm phát triển kinh tế nhi ều thành phần và các chính sách, quy định phát 
triển kinh tế  của nước ta, khái niệm DNNVV đượ c quy định rõ trong  
Nghị  định số  90/2001/NĐ­CP. Theo Nghị  định 90/2001/NĐ­CP ngày 23 
tháng 11 năm 2001 của Chính phủ  về  “Trợ  giúp phát triển doanh nghiệp  
vừa và nhỏ”, tại Điều 3, chương I thì định nghĩa DNNVV là  “cơ  sở  sản  
xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,  
có vốn đăng ký không quá 10 tỉ  đồng hoặc số  lao động trung bình hàng  
năm không quá 300 người” . Căn cứ  vào tình hình kinh tế ­ xã hội cụ  thể 
của ngành, địa phương, hai tiêu chí trên có thể  linh hoạt áp dụng đồng  
thời hoặc một trong hai ch ỉ tiêu trên.


16
Theo Nghị định này, đối tượng được xác định là DNNVV bao gồm các 
DN thành lập và hoạt động theo Luật DN và Luật DN nhà nước; Các hợp 
tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã; Các hộ  kinh doanh cá 
thể đăng ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ­CP của Chính phủ về đăng ký 
kinh doanh. Như  vậy, theo định nghĩa này, tất cả  các DN thuộc mọi thành 
phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai tiêu thức lao 
động hoặc vốn đưa ra trong Nghị định này đều được coi là DNNVV. 
Các tiêu chí phân loại này tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã 
hội của Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, việc dùng hai tiêu chí lao động bình 
quân hàng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung. Theo tác 
giả  luận văn nếu sử  dụng chỉ  tiêu bình quân lao động nên dựa vào số  lao  
động làm việc từ 6 tháng trở lên.
Yếu tố  vốn đăng ký cũng cần xem xét. Thực tế  cho thấy số  vốn  
đăng ký của các DN khi thành lập DN khác xa so với số vốn thực tế đưa  
vào kinh doanh. Số  lượng lao  động của các DN thay đổi hàng năm tuỳ 
thuộc vào kết quả  kinh doanh c ủa t ừng DN. Trong khi  đó, vốn đăng ký 

của các DN là cố  định khi đăng ký kinh doanh và thực tế số  DN thay đổi  
vốn đăng ký là không nhiều và không thường xuyên. Do đó nếu lấy tiêu 
chí vốn đăng ký để  xác định DNNVV sẽ  không đảm bảo phản ánh đúng 
thực  trạng quy mô của DN. Trong khi  đó, chỉ  tiêu doanh số  cho thấy 
chính xác hơn quy mô DN, về  thực trạng hoạt động kinh doanh của các 
DN thay vì chỉ là các DN có đăng ký. Luận văn cho rằng chỉ tiêu doanh số 
hàng năm của các DN sẽ  phản ánh chính xác hơn quy mô của DN trong  
từng giai đoạn thay vì tiêu chí vốn đăng ký.
Mặt khác, ở góc độ thống kê về DNNVV, việc sử dụng cả hai chỉ tiêu  
lao động và vốn đăng ký đã tạo ra sự khác biệt đáng kể về số liệu thống 
kê các DNNVV. Theo tiêu chí lao động, khoảng 95,8% các DN Việt Nam  


17
là DNNVV. Trong khi đó nếu theo số  vốn đăng ký kinh doanh thì chỉ  có 
87,5% là các DNNVV. Như  vậy đã tạo ra sự  khác biệt về  số  liệu thống  
kê các DNNVV theo từng tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì  
thế  mà chỉ  sử  dụng một chỉ  tiêu lao động hoặc một chỉ  tiêu vốn đăng  
ký/doanh số  để  xác định DNNVV. Việc sử  dụng cả hai tiêu chí lao động 
và vốn/doanh thu sẽ  khuy ến khích các DN vừa sử  dụng nhiều lao động 
lại vừa tập trung tích tụ  vốn để  phát triển. Sử  dụng một tiêu chí lao 
động để xác định DNNVV, đồng nghĩa với việc tất cả các DN dù có vốn  
kinh doanh/doanh số lớn hay nh ỏ đều đượ c hưở ng các chính sách ưu đãi  
của Chính phủ dành cho các DNNVV. Điều đó sẽ không hạn chế các DN 
đầu  tư   vốn  lớn   kinh   doanh   trong   lúc  vẫn   muốn   hưởng   ưu   đãi  từ   các 
chính sách dành cho DNNVV. T ương t ự  nh ư  v ậy, n ếu s ử  d ụng tiêu chí 
vốn kinh doanh/doanh s ố  thì các DN sử  dụng nhiều lao động cũng vẫn 
được hưởng lợi từ  các chính sách phát triển DNNVV. Vì vậy, việc xác 
định DNNVV cần dựa trên cả  hai tiêu chí là doanh số  và số  lao động  
thườ ng xuyên trung bình hàng năm của các DN.

Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp dụng 
ở Việt Nam
Cơ quan, tổ chức đưa 
ra tiêu chí

Vốn

Doanh thu

Vốn cố định dưới 10 tỷ 
Dưới 20 tỷ 
đồng, vốn lưu động dưới 
đồng/năm
8 tỷ đồng
Liên Bộ Lao Động & Tài  Vốn pháp định dưới
Dưới 1 tỷ 
chính
1 tỷ đồng
đồng/năm
Dự án VIE/US/95/004 
                   
(Hỗ trợ DNNVV ở Việt 
Nam của UNIDO)
+ Doanh nghiệp nhỏ
Vốn đăng ký dưới 0,1 
triệu USD
+ Doanh nghiệp vừa
Vốn đăng ký dưới 0,4 
triệu USD
Ngân Hàng công

Thương Việt Nam

Lao động
Dưới 500 người
Dưới 100 người
                       
Dưới 30 người
Từ 30 đến 500 
người


18
Quỹ hỗ trợ DNNVV 
(Chương trình Việt 
Nam­ EU)

Vốn điều lệ từ 50.000 
đến 300.000 USD

Từ 10 đến 500
người

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.2. Đặc điểm của loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV là các DN có quy mô vốn nhỏ  và hầu hết hoạt động 
trong các ngành thương mại, dịch vụ  sử  dụng nhiều lao động. Cũng như 
các loại hình DN khác, DNNVV có những đặc điểm nhất định trong quá 
trình hình thành và phát triển. Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng lớn đến 
quá trình phát triển của DN cũng như cách thức tác động của Nhà nước đối  
với quá trình này. So với các DN lớn, DNNVV có những đặc điểm sau: 

Một là, DNNVV dễ khởi nghiệp
Phần   lớn   DNNVV   có   thể   dễ   dàng   được   khởi   nghiệp   từ   khi   có   ý 
tưởng. Hầu hết các DNNVV chỉ cần một lượng vốn ít, số  lao động không 
nhiều, diện tích mặt bằng nhỏ  với các điều kiện làm việc đơn giản đã có 
thể bắt đầu kinh doanh ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh. Loại hình DN  
này có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có như nhà cửa, nhân lực cho  
SXKD và hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống, trong các  
lĩnh vực về thương mại, dịch vụ, công nghiệp nên suất đầu tư thấp, có khả 
năng thu hồi vốn nhanh và gần như  không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư 
lớn ngay trong giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn vốn kinh doanh thường là  
một khó khăn lớn đối với các DN, nhưng do tốc độ  quay vòng vốn nhanh 
nên DNNVV có thể  huy động vốn từ  nhiều nguồn không chính thức khác 
nhau như  bạn bè, người thân để  nhanh chóng biến ý tưởng kinh doanh  
thành hiện thực. Đây là điều kiện thuận lợi để tạo ra cơ hội đầu tư đối với 
nhiều người, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân trong nước dù  ở 
điều kiện văn hoá, giáo dục khác nhau  đều có thể  tìm  đến cơ  hội lập 
nghiệp và có việc làm.


×