Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia
quản lý giáo dục trung học phổ thông trên địa
bàn Thành phố Thái Bình trong giai đoạn
hiện nay
Phạm Đồng Thụy
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Ngọc Hùng
Năm bảo vệ: 2007
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục trung học phổ thông (THPT) và xã hội hóa công tác giáo dục THPT. Khảo sát
thực trạng vấn đề cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, xã hội hóa công tác
giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đề xuất một số biện pháp: nâng
cao nhận thức về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT; phối hợp
các lực lượng xã hội tham gia; hoàn thiện cơ chế điều hành phối hợp giữa các lực
lượng tham gia quản lý; nâng cao vai trò quản lý, tạo ra môi trường giáo dục thực sự
dân chủ và lành mạnh; huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục cả về quy mô
và chất lượng.
Keywords. Giáo dục trung học; Quản lý giáo dục; Trường trung học phổ thông;
Thái Bình
Content
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do thực tiễn
- Hệ thống giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển, quy mô giáo dục tăng
nhanh, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, chủ trương xã hội hoá
giáo dục được đẩy mạnh, gia đình và cộng đồng chăm lo nhiều hơn cho sự nghiệp giáo
dục,… đồng thời xã hội cũng đòi hỏi cao hơn về cơ hội học tập và chất lượng giáo dục. Hợp
tác quốc tế về giáo dục được mở rộng thúc đẩy quá trình hội nhập của giáo dục với khu vực
và trên thế giới.
- Năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. Sự kiện này là một
trong những động lực lớn thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân ta ra sức thực hiện công cuộc đổi
mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/4/2005 đã khẳng định thực
hiện xã hội hoá nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy
động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các
đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng
cao. Chỉ có thể thực hiện được mục tiêu trên bằng một cuộc cách mạng giáo dục vì cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng. Giáo dục cũng như các mặt công tác cách mạng khác,
phải huy động bằng được sự tham gia của nhân dân. Nhà trường phải gắn bó với cha mẹ học
sinh, phải gắn bó với cộng đồng, với xã hội, phải thể hiện được tư tưởng của nhân dân, do
dân, vì dân. Chỉ có như vậy, nhân dân mới chăm lo cho nhà trường và mới huy động được
nhân dân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của để phát triển giáo dục. Khẳng định vai trò của
giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới, Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và dân tộc ta giao
phó, ngành giáo dục - đào tạo cần có nhiều biện pháp khắc phục những bất cập trong thời
gian qua, trong đó đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục, được coi là chủ trương quan trọng.
Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh: “Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục, đa
dạng hoá các hình thức đào tạo ”. Xã hội hoá công tác giáo dục là chủ trương mang tính
chiến lược nhằm huy động nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho
học vấn đến được toàn dân một cách phổ cập, ngày càng nhiều hơn và do đó toàn dân sẽ đóng
góp nhân lực, vật lực, tài lực làm cho giáo dục ngày càng phát triển hơn.
Trung học phổ thông (THPT) là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Theo tinh
thần của Luật giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển giáo dục THPT cần phải gắn bó
với công tác huy ĐỘng cỘng ĐỒng mới đem lại hiệu quả cao. Giáo dục THPT cũng như sự
nghiệp giáo dục cả nước đã và đang có những bước chuyển đáng kể là nhờ một phần quan
trọng nhà nước ta vận dụng đúng đắn chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục, huy động
cộng đồng tham gia quản lý giáo dục nói chung và THPT nói riêng.
- Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp. Chỉ số HDI (tổng hợp chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo
dục, chỉ số GDP) đứng thứ 15/61 tỉnh thành trong cả nước. Với điều kiện kinh tế – xã hội
(KT-XH) như vậy thì việc xã hội hoá công tác giáo dục nói chung, THPT nói riêng của tỉnh
có nhiều thuận lợi, thể hiện ở những mặt sau:
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hàng năm vào các trường THPT
và tương đương chiếm 72%.
- Giáo dục Thái Bình thực sự được quan tâm một cách thích đáng và đạt kết quả là
tỉnh đầu tiên trong cả nước phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, là tỉnh đứng thứ 9 trong cả nước
về phổ cập THCS và đang phấn đấu tiến tới phổ cập trình độ THPT.
- Trong số 8 huyện, thành của tỉnh, vấn đề huy ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM gia
quản lý công tác giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình đã phát huy được thế
mạnh.
1.2. Lý do lý luận
- Huy động cộng đồng là thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra. Gần đây
đã xuất hiện một số lý thuyết quản lý đề cao vai trò của cộng đồng trong quản lý các lĩnh vực,
tuy nhiên lý thuyết này chưa được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực quản lý giáo dục nói
chung, quản lý giáo dục THPT nói riêng.
- Khoa học quản lý có các khái niệm: Xã hội hoá và quản lý dựa vào cộng đồng.
- Lý thuyết nghiên cứu về cộng đồng cần được làm sáng tỏ nhờ nghiên cứu về xã hội
hoá. Cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa xã hội hoá và sự tham gia cộng đồng, các
biện pháp huy động cộng đồng.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý
giáo dục là: “Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Thái Bình trong giai đoạn hiện nay ”.
2. Lịch sử vấn đề
Huy động cộng đồng đã có sức sống tiềm tàng trong truyền thống giáo dục của nhân
dân ta suốt chiều dài lịch sử. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” đã được kết tinh truyền thống và
trở thành bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn
lần dân liệu cũng xong”(Bác Hồ). Đảng ta đã vận dụng rất sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, luôn nêu cao khẩu hiệu “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”,
những tư tưởng đó được vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục và trở thành sức sống
tiềm tàng trong truyền thống giáo dục Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công. “Đảng ta đã chủ trương giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng”. Không đầy một tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về
giáo dục được ban hành:
- Sắc lệnh 17/SL thành lập Nha bình dân học vụ.
- Sắc lệnh 19/SL quy định mọi làng phải có lớp học bình dân.
- Sắc lệnh 20/SL cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền;
Những sự kiện liên tiếp diễn ra sau ngày đất nước tuyên bố nền độc lập đã định hình
nhanh chóng nền giáo dục mới với một hệ thống quan điểm về tổ chức quản lý giáo dục mà
đến nay chúng vẫn có nguyên giá trị đó là: Dân chủ hoá về mục tiêu phát triển; Dân tộc và
đại chúng hoá về tổ chức đào tạo; Nhân văn hoá về nội dung đào tạo; Khoa học hoá về
phương pháp đào tạo; Xã hội hoá về quản lý đào tạo. Người còn khởi động cho toàn dân sự
hiếu học mới theo phương châm: Những người chưa biết chữ càng gắng sức mà học, VỢ
chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, người ăn, người làm chưa biết thì chủ bảo.
Theo sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền giáo dục Việt Nam nhanh chóng đưa một
dân tộc từ chỗ 95% người mù chữ từng bước trở thành một dân tộc có học vấn. Bài học thành
công là Chủ tịch Hồ Chí Minh biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc.
Kế thừa những truyền thống giáo dục, chúng ta đã có những điểm sáng về giáo dục
như: Tán thuật, Bắc Lý… những người dân ở đây coi giáo dục và nhà trường là của mình.
Hiện nay, có nhiều điểm sáng về huy động cộng đồng với những biện pháp hiệu quả như lập
quỹ khuyến học của các dòng họ, sau mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng nếu con em ở xã đỗ sẽ
được thưởng và được nêu gương trên đài phát thanh của xã
Gần đây các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tài liệu khoa học giáo dục, trên sách
báo chúng ta thường gặp thuật ngữ huy động cộng đồng đối với các hình thức hoạt động như:
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Dân số Kế hoạch hoá gia đình; Thể dục thể thao;
Giáo dục và đào tạo … Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định
xã hội hoá là một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội.
Ngày 18/4/2005 Chính Phủ đề ra Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về “Đẩy mạnh xã hội hoá các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao” để đẩy mạnh hơn nữa quá trình xã hội
hoá. Ngày 25/5/2006 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 53/2006/NC-CP về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
Hiện nay, huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục được nhiều nhà khoa học và
nhà quản lý giáo dục các tổ chức quan tâm nghiên cứu điển hình như: Xã hội hoá công tác
giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường
phát triển giáo dục ở nước ta. Trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục” của tập thể Viện
Khoa học giáo dục do Võ Tấn Quang làm chủ biên đã viết: “Xã hội hoá là con đường giải
quyết các mâu thuẫn trong giáo dục hiện nay, mở ra con đường dân chủ hoá giáo dục, gắn với
thực tiễn cuộc sống tăng cường nguồn lực cho giáo dục” [44, tr.52].
Trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục”, Phạm Tất Dong coi xã hội hoá là một
khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam qua mỗi giai đoạn.
Khái niệm xã hội hoá cũng được tác giả Nguyễn Quí Thanh đề cập trong cuốn “Xã hội học”
do Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên. Các tác giả coi xã hội hoá được dùng
với hai nội dung, trong nội dung thứ nhất, khái niệm này chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm
của xã hội về vật chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện nào đó của xã hội mà trước đấy
chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm… Nội dung thứ hai, thuật ngữ xã hội
hoá được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển từ chỉnh thể sinh vật có bản chất
xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Đây chính là
quá trình xã hội hoá cá nhân.
Bàn về huy động cộng đồng trong công tác giáo dục còn nhiều tài liệu, nhiều bài viết
đề cập đến huy động cộng đồng: "Huy động cộng đồng - Một động lực nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" của Nguyễn Mậu Bành, "Xã hội hoá giáo dục- Một số vấn
đề về lý luận thực tiễn" của Nguyễn Sinh Huy, "Mấy vấn đề xã hội hoá giáo dục" của Lê
Khanh, "Xã hội hoá giáo dục – Một điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài" của Nguyễn Văn Sơn, "Một số ý kiến về công tác thiết bị trường học" của
Nguyễn Văn Tư ,… Ngoài ra, để triển khai thực hiện chủ trương huy động cộng đồng tham
gia công tác giáo dục, còn có một số đề án như: "Sự công bằng xã hội về giáo dục và giải
pháp xã hội hoá giáo dục - đào tạo" của công đoàn Việt Nam, "Các giải pháp về tổ chức và cơ
chế chính sách nhằm triển khai thực hiện huy động cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo" của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nêu lên khá rõ một số giải pháp thực
hiện chủ trương xã hội hoá ở các địa bàn cụ thể như: “Các giải pháp tăng cường xã hội hoá
sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận” của Nguyễn Phan
Hưng, “Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác huy động cộng đồng trong giáo
dục ở Phú Yên” của Trần Văn Nhân, “Một số giải pháp tăng cường huy động cộng đồng
tham gia sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Long” của Nguyễn Thị Diệp, “Một số giải pháp thực
hiện xã hội hoá giáo dục ở quận Thanh Xuân – Hà Nội” của Ngô Thị Doãn Thanh, “Một số
giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở Hà Nội” của Nguyễn Văn
Vĩnh…
Nhìn chung, vấn đề huy động cộng đồng trong giáo dục đã được nghiên cứu trên một
số quan điểm, một số nội dung và biện pháp chung. Các tác giả thường nghiên cứu về một địa
phương cụ thể, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về huy động cộng đồng tham gia
quản lý giáo dục THPT trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
Tất cả những công trình, bài viết kể trên là những gợi ý rất bổ ích đối với chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích đánh giá thực trạng huy động cộng
đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý
giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các
biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên địa bàn thành phố.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT và xã
hội hoá công tác giáo dục THPT .
4.2. Khảo sát thực trạng vấn đề cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, xã hội hoá công
tác giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình.
4.3. Xây dựng các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên địa
bàn thành phố Thái Bình.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình thực hiện huy động cộng đồng tham gia quản lý
giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục THPT trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
6. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, trên địa bàn
thành phố Thái Bình đã đạt được những kết quả nhất định, song còn nhiều bất cập cần phải
giải quyết. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý: Nâng cao nhận thức về huy động cộng
đồng tham gia công tác giáo dục, phối hợp các lực lượng xã hội trong quản lý huy động cộng
đồng, hoàn thiện cơ chế điều hành phối hợp giữa các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo
dục THPT, nâng cao vai trò quản lý, tạo ra môi trường giáo dục thực sự dân chủ và lành
mạnh, huy động, quản lý các nguồn lực cho sự phát triển giáo dục THPT cả về quy mô và
chất lượng, thì có thể đẩy mạnh được công tác huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở THPT trên địa bàn thành phố Thái
Bình.
7. Giới hạn nghiên cứu
Huy động cộng đồng tham gia qủn lý giáo dục là một khái niệm rất rộng. Do điều
kiện về thời gian và khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu các biện pháp huy
động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình từ góc độ
quản lý.
8. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng là phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp luận khoa học quản lý giáo dục, các phương pháp phân
tích tài liệu, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh, khảo nghiệm.
9. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã:
- Chỉ ra thực trạng vấn đề huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên
địa bàn Thành phố Thái Bình và các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục THPT trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
- Đề xuất một số biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên
địa bàn Thành phố Thái Bình.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, bản luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2:Thực trạng công tác huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên địa
bàn thành phố Thái Bình
Chương 3: Mục tiêu, nội dung và cách tiến hành các biện pháp huy động cộng đồng tham gia
quản lý giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình.
References
1. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại
hội của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1992), Điều lệ Hội cha mẹ học sinh, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2000), Điều lệ Trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành Giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khoá VIII), NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược Phát
triển giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Chính phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định của
Chính phủ số 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,văn hoá , thể thao.
7. Chính phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị quyết số
05/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục đào
tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
VIII, IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (1999), NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật Giáo dục,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo kết quả 4 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII về giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Bình
(1996 – 2000).
12. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo tổng kết năm học 2006
– 2007 bậc học THPT tỉnh Thái Bình.
13. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo thành tích về xã hội
hoá giáo dục tỉnh Thái Bình năm học 2006 – 2007.
14. Tỉnh uỷ Thái Bình (2006), Nghị quyết của đại hội Đảng bộ Thái Bình khoá
XVII.
15. Trung tâm nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý (1999), Khoa học tổ chức
quản lý - Một số vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2002), Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết
90 và Nghị định 73 của Chính phủ về phương hướng, chủ trương, chính sách
xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Thái Bình.
17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2006), Báo cáo bước đầu về xã hội hoá giáo
dục ở tỉnh Thái Bình.
18. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2001), Chiến lược Phát triển giáo dục - đào
tạo Thái Bình 2001 – 2010.
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2005), Kế hoạch Phát triển giáo dục THPT
tỉnh Thái Bình 2005- 2010.
20. Văn phòng Chính phủ (2001), Kinh nghiệm thế giới trong việc xã hội hoá giáo
dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.
21. Viện Khoa học giáo dục (1986), Những vấn đề công tác phát triển giáo dục.
22. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (2002), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia.
23. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
Tương lai – vấn đề giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Lý luận quản lí nhà trường
(tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD khoá 2), Khoa Sư phạm, Đại học quốc
gia Hà Nội.
25. Nguyền Nghĩa Dân (1992), Về vấn đề xã hội hoá giáo dục, Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục.
26. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2001), Xã hội học, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên) (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
28. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
31. Đặng Xuân Hải (2003), Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo
dục đào tạo (tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục), Khoa Sư phạm,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Đặng Xuân Hải (2003), Giáo dục trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội (tài
liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục), Khoa Sư phạm, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
33. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ
điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
34. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
35. Nguyễn Văn Hộ (2002), Tính dân chủ trong nhà trường qua tìm hiểu tư tưởng
giáo dục Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
36. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
37. Nguyễn Sinh Huy (1995), Xã hội hoá giáo dục một vấn đề lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
38. Lê Khanh (1993), Một số vấn đề xã hội hoá giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục.
39. Mai Hữu Khuê (1987), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao
Động, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (tài liệu
giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục khoá 2), Khoa Sư phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Văn hoá tổ chức và tổ chức biết học hỏi, Khoa
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và
thưc tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo
dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo TW, Hà Nội.
44. Võ Tấn Quang (1997), Xã hội hoá và sự hình thành định hướng giá trị, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục.
45. Võ Tấn Quang (tổng chủ biên) (2001), Xã hội hoá giáo dục, NXB Quốc gia,
Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Sơn (1997), Xã hội hoá giáo dục - Điều kiện nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
47. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu
của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.