Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH một thành viên ICD Tân Cảng - Sóng Thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 66 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong
giai đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, …Các hoạt động dịch vụ được coi là
một trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng
toàn cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics
trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng ở bất cứ nơi đâu. Mục đích của Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ
cho khách hàng với tổng chi phí là nhỏ nhất. Điều này liên quan đến việc hạ giá
thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh
tranh cuỉa các doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò quan
trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế.
Vì vậy, hoạt động này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao
hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của
nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại
ViệtNam.
Vậy thì với vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi chung ứng dịch vụ
Logistics, kho bãi đang đóng góp một phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận
cũng như sự phát triển của Logistics. Không có kho hàng, hoạt động Logistics
không thể diễn ra hoặc có hiệu quả. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng cho
chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bạn. hàng, các tổ chức,
nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ,
giá thành vận chuyển. Nói cách khác, kho bãi vận tải góp phần làm tăng giá trị
hàng húa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, hoạt động này ở nước ta còn khá manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu.
Điều này làm hạn chế khả năng phát huy tiềm lực của logistics tại Việt Nam.
Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn về chất lượng dịch
vụ nói riêng và hàng hóa nói chung. Do vậy, việc phát triển hoạt động kho bãi,
vận tải đang là vấn đề được các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước quan


tâm.
Với góc độ là sinh viên kinh tế, tôi nhận thấy được tính cấp thiết của việc
phát triển hoạt đông kho bãi trong chuỗi cung ứng dịch vụ. Tôi đã mạnh dạn
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


2

chọn đề tài: “Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH một
thành viên ICD Tân Cảng – Sóng Thần“ làm đề tài khoá luận tốt nghiệp
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung của đề tài hệ thống hoá lại lý thuyết, thực trạng của logistics Việt Nam
đặc biệt là trong lĩnh vực kho bãi. Đồng thời, nghiên cứu cụ thể ở công ty đang
hoạt động trong lĩnh vực này. Từ đó chỉ ra hướng phát triển hiệu quả cho hoạt
động kho vận nhằm tận dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để nắm bắt
các cơ hội, cũng như có giải pháp cho những khó khăn, thách thức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: là các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics trong dịch vụ kho
Phạm vi: Hệ thống kho hàng tại Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng - Sóng
Thần
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thu thập thông tin để nghiên cứu
và trình bày các nội dung của đề tài
5. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
Chương 1: Cơ sở lí luận về logistics và dịch vụ kho trong logistics
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH
MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần

Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kho tại công
ty TNHH MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


3

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG QUẢN TRỊ
KHO
1.1 Logistics là gì?
1.1.1

Khái niệm về logistics:

Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ
“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác. Vì
bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải
được hết ý nghĩa của nó.
Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics lần đầu tiên được
phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất
rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng
với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.
Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp
bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì
lực lượng quân đội”.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội
đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu

chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến
tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về
logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên
cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà
hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.
- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US
Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt
động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and
service for any complex operation)”.
- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of
Logistics Management):
“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


4

giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung
cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách
hàng”.
- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:
“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự
trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến
tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh
tế”.

- Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụng
và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”:
“Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật
liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho
đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”.
Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong
nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý
dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa
chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình
vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá
một cách kịp thời (Just-in-Time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của
“nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển
“dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên
quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ,
người bán buôn…
1.1.2 Vai trò của logistics
Vai trò của logistics đối với nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế
Logistics ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia và hơn nữa là nền kinh
tế toàn cầu.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


5

* Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC –

Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường cho các hoạt động kinh tế.
Logistics đóng góp một phần quan trọng trong GDP, hiệu quả của nó ảnh hưởng
đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Ở Việt
Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ước tính GDP năm 2006
khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6 – 11,1 tỷ
USD. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ
40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.
Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10%
GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát
triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh
doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát
triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ.
* Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển
của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện… tới sản
phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc
các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cao khiến khiến các doanh nghiệp có
nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng
tồn kho. Chính trong gia đoạn này, cách thức tối ưu hoá quá trình sản xuất, lưu
khó, vận chuyển hàng hoá được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công
nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.
* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời
gian - địa điểm (just in time)
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng
phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối
với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp
phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


6

thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu gao hàng
đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn
kho ở mức tối thiểu. sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt
chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với vận tải giao
nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng
đồng thời cũng phức tạp hơn.
* Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu
thông phân phối
giá cả hàng hoá trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí
lưu thông. Trong chi phí lưu thông hàng hoá, phí vận tải chiếm một tỷ lệ không
nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá trên thị trường, đặc biệt lf hàng hoá
trong buôn bán quốc tế. Theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải
đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Vì vậy dịch
vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các
chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi
phí lưu thông.
* Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh
nghiệp vận tải giao nhận.
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô rộng và phức tạp hơn nhiều so
với hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý. Trước kia, người kinh doanh dịc vụ
vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản. Ngày
nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có
thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh

nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch
vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng
và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp dịch vụ
nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp
dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp
phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.
* Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


7

sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh,
vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và
kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch
vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hoá trên
các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa
điểm dặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác
và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
* Logistics hỗ trợ nhà quản lí ra quyết định chính xác trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuấ kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán
hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ
sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi
chứa thành phẩm, bán thành phẩm,... Để giải quyết những vấn đề này một cách
có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản
lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi

phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu
 Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services)
Dịch vụ logistics lõi chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính
quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics lõi bao gồm:
 Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
 Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh
kho bãi con tainer và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
 Dịch vụ đại lí vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lí làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá
 Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lí
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả
chuỗi logistics; hoạt động xử lí lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng
hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó;
hoạt động cho thuê và thuê mua container.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


8

 Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics
Services)
 Dịch vụ vận tải hàng hải
 Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa
 Dịch vụ vận tải hàng không
 Dịch vụ vận tải đường sắt
 Dịch vụ vận tải đường bộ
 Dịch vụ vận tải đường ống

 Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight
Logistics Services)
 Dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật
 Dịch vụ bưu chính
 Dịch vụ thương mại bán buôn
 Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lí hàng lưu kho,
thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng
 Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
1.1.4 Phân loại logistics
1.1.4.1 Phân loại theo hình thức logistics
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp
có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service
Provider) như sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics)
Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động
logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào
các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản
lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô
của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp
không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý
và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics)
Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ
cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi,
thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc



9

hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường
bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan,
trung gian thanh toán…
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics)
Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics
cho từng bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục
xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục
thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy định. Do đó, 3PL bao
gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng
hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách
hàng.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics)
Người tích hợp (integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực
tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để
thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách
nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung
ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả
quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập
khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics)
Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà
cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối
trên nền tảng thương mại điện tử.
1.1.4.2 Phân loại theo quá trình
- Logistics đầu vào (in bound logistics)
Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu,
thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá
trình sản xuất.

- Logistics đầu ra (out bound logistics)
Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng
một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận
tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (reverse logistics)
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


10

Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu
dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics)
Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như:
quần áo, giày dép, thực phẩm…
- Logistics ngành ô tô (automotive logistics)
Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.
- Logistics hoá chất (chemical logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc
hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử (electronic logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.
- Logistics dầu khí (petroleum logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.
1.1.5 Xu hướng hoạt động dịch vụ logistics trên thế giới
Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu, toàn cầu hoá

làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển
mạnh mẽ, từ đó kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịc vụ phụ
trợ… và sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của dịch vụ Logistics toàn cầu
(Global Logistics).
Dịch vụ Logistics đãqua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay đang trong thời kỳ
quản trị cung ứng (SCM) vs đặc trưng nổi bật là phát triển quan hệ đối tác, kết
hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp với người tiêu thụ và bên thứ nhất
(1PL) là chủ hàng, logistics bên thứ 2 (2PL) là nhà cung cấp hoạy động đơn lẻ;
Logistics bên thứ 3 (3PL) làm nhiệm vụ tích hợp, kết hợp việc luân chuyển, tồn
trữ và xử lý thông tin; Logistics bên thứ 4 (4PL) hướng tới quản trị cả quá trình
nhận hàng từ nơi sản xuất, xuất nhập khẩu đưa hàng đến nơi tiêu thụ; Logistics
bên thứ 5 (5PL) được hình thành nhằm vào quản lý toàn chuỗi phân phối trên
nền tảng thướng mại điện tử.
Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, dịch vụ Logistics toàn cầu sẽ
phát triển theo 3 xu hướng chính như sau:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


11

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày
càng phổ biến và sâu rộng hơn các lĩnh vực của Logistics. Mạng thông tin toàn
cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quản trị hậu cần là
một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi
nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Các nội dung bao gồm: Xử lý
đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hoá mà
khách hàng không ưng ý…
Thứ hai, phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh

mẽ và dần thay thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy (Push) theo truyền
thống.
Quản lý hậu cần – hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy – là cần thiết
nhằm tiết giảm chi phí. Trong các nền kinh tế dựa trên logistics đẩy trước đây,
cắt giảm chi phí được thực hiện thông qua sự hợp nhất, liên kết của nhiều công
ty, sự sắp xếp lại các nhà máy dựa trên sự nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thô
và nhân lực rẻ hơn, sự tự động hoá hoặc quá trình tái cơ cấu công nghệ, kỹ thuật
trong các nhà máy. Cùng với đó,những sự cải tiến này đã giúp các công ty tăng
năng suất lao động và cắt giảm chi phí hậu cần. Ngày nay, nguồn thu lợi nhuận
từ quá trình nâng cấp và cải tiến này đã được thực hiện trên quy mô lớn hơn
trong hầu hết các khu vực sản xuất chế tạo.
Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lặp nằm hẳn với cơ chế logistics đẩy
truyền thống nước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply
- driven) và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt
trước. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản xuất đã
được sắp đặt trước. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và
sản phẩm hoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các
nhà kho lưu trữ sự sắp sẵn của công suất máy móc. Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa
trên logistics đẩy không thự tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến
sự dư thừa và lãng phí. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt
động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu. Cơ chế “cần
kéo” (Logistics kéo ) chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc được
khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế
hoạch hoá sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản
xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc



12

mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng.
Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung
cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức
thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết.
Thứ ba, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ công ty Logistics chuyên nghiệp
ngày càng phổ biến.
Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại ngày càng gay gắt
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung
cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Bên cạnh những
hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành công lớn trong hoạt động
kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như: Hawlett – Packred,
Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company,
Sun Mcrosystems, SKF,Proter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao
nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp
dịch vụ Logistics hành đầu thế giới và hệ thống Logistics toàn cầu như: TNT,
THL, Maersk Logistics, NKY Logistics, APL Logitics, Kuehne & Nagel,
Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hoá lớn thường tự mình đứng ra
tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân,
thù giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ
biến.
Hiện nay xu hướng hoạt động dịch vụ Logistics trên thế giới đang diễn ra mạnh
mẽ với xu hướng các nhà vận tải đang tích hợp thêm các dịch vụ trong chuỗi
cung ứng của mình.
Chẳng hạn:
+ Phần lớn các hãng tàu lớn trên thế giới và các nhà giao nhận lớn đều mở thêm
dịch vụ logistics (3PL) như: Maesk Logistics (của Maersk Line), APL Logistics

(của APL Line – NOL), MOL Logistics (của MOL),… Kuchne-Nagel mở thêm
bộ phận contract logistics, hay DHL cũng vậy…
+ Phần lớn các hãng vận tải dường bộ lớn cũng mở hoạt động logistics của mình
như Ryder, YRC Logistics…
1.2 Dịch vụ kho trong logistics
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


13

1.2.1 Khái niệm
Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 233) đưa ra khái niệm “dịch vụ
logistics” như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương
nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác
có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Khái niệm dịch vụ logistics được sử dụng như hiện nay để chỉ các doanh nghiệp
có khả năng kết hợp lại thành một đầu mối đứng ra cung cấp một chuỗi các dịch
vụ liên hoàn nêu trên. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng
hoá như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, đóng gói bao bì, ghi nhãn
hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị
cho hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) luôn ở trạng thái sẵn sàng nếu có
yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level).
“Kho” là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và
chuẩn bị hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ
cao nhất và chi phí thấp nhất. Theo cách hiểu truyền thống, nhà kho đóng vai trò
quan trọng trong việc lưu giữ nguyên liệu và thành phẩm dài hạn. những nhà sản

xuất tiến hành sản xuất hàng hoá, sau đó lưu kho và cuối cùng bán hàng hoá
trong kho ra thị trường. Theo cách hiểu hiện đại, với sự xuất hiện của thuật ngữ
"just in time" và những thay đổi trong chuỗi logistics, không chỉ đơn thuần là
phương tiện cất trữ hàng hoá trong một khoảng thời gian dài mà còn là nơi tạo ra
giá trị gia tăng cho hàng hoá theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Như vậy, “dịch vụ kho trong logistics” để chỉ các doanh nghiệp có khả năng
cung cấp các dịch vụ liên quan đến khâu lưu kho trong chuỗi các dịch vụ giao
nhận về hàng hoá.
1.2.2 Các loại hình kinh doanh kho
 Kho công cộng
Kho báo thuế (Bonded Warehouse): là kho chủ hàng dùng để chứa hàng hoá
nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế hoặc để tránh chi trả những
nghĩa vụ này cùng lúc, hoặc chủ hàng muốn lưu hàng hoá trong kho trước khi
bán ra thị trường.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


14

Kho ngoại quan (Custom Warehouse): là kho lưu trữ hàng hoá đã làm thủ tục
hải quan được gởi để chờ xuất khẩu, hoặc hàng hoá từ nước ngoài gửi để chờ
xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào VN theo quy định pháp luật.
 Kho đa năng
Cross-docking là kho đa năng phân loại, tổng hợp, đóng gói, hoàn thiện hàng
hoá để phụ vụ người tiêu dùng. Loại kho này đóng vai trò như một trung tâm
phân phối tổng hợp. Sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến kho crossdocking theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo
những đặt hàng của khách hàng rồi được gửi đi cho khách. Do đã được chuẩn bị

đầy đủ, nên khi chở đến nơi hàng sẽ được đưa ngay vào sử dụng mà không cần
qua kho nữa.
Cross-docking rất phát triển và phục vụ cho hệ thống siêu thị và các nhà bán lẻ
hàng hoá được chở đến cross-docking, được phân loại và chuẩn bị tại đây rồi
chuyển ra cửa hàng. Hầu hết các kho đa năng đều được bố trí trong khoảng giữa
các nhà sản xuất và nơi tiêu thụ. Các công ty có nhu cầu sử dụng loại kho này có
thể tự tổ chức tại kho của mình hoặc đi thuê kho, thuê các công ty logistics.
 Kho cho thuê theo hợp đồng
Các công ty có thể sử dụng kho thuê theo hợp đồng. Hợp đồng thuê kho là sự
thoả thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê và quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên, trong đó bên cho thuê sẽ cung cấp dịch vụ kho bãi theo thoả thuận cho
khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê kho cho bên cho thuê. Loại
kho này là loại kho cũng được thay đổi cho phù hợp với mục đích sử dụng của
công ty và hoạt động logistics trong nội bộ công ty. Thuê kho theo hợp đồng là
sự thoả thuận về lợi ích dài hạn của các bên, các bên sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro
trong những hoạt động sản xuất chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng
suất và hiệu quả kinh doanh.
1.2.3 Vai trò và chức năng của dịch vụ kho
* Vai trò:
Dịch vụ kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hoá của doanh
nghiệp vậy vai trò của kho là:

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


15

- Đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá, là nơi

giúp doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ sản phẩm và quản lý được số lượng sản phẩm
trên toàn bộ hệ thống.
- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối. Nhờ đó kho có thể
chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân
phối nhờ đó giảm chi phí bình quân trên một đơn vị, kho góp phần tiết kiệm chi
phí lưu thông thông qua việc quản lí tốt hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc
đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng, trạng thái lô hàng giao, góp
phần giao hàng đúng thời gian và thời điểm.
* Chức năng của kho:
Các công ty kinh doanh phân phối ngày càng phát triển, thì mức độ phức tạp
trong vận hàng quản lí kho càng cao. Hàng trong kho ngày càng lớn, chủng loại
sản phẩm càng phong phú, điều này thường dẫn đến nhu cầu mặt bằng kho bãi
và trình độ nhân lực quản lí.
Nhiều nhà phân phối từng phải trả những khoản chi phí khổng lồ cho việc gom
hàng và dọn hàng trong kho, quản lí vòng nhập hàng, và chuyển về nơi gom
hàng.
Kho bãi hiện đại thường có những chức năng sau:
- Gom hàng: khi một lô hàng/nguyên vật liệu không đủ số lượng thì người gom
hàng sẽ tập hợp, chỉnh đốn và sắp xếp hợp lí cho lô hàng lẻ thành những lô hàng
đủ số lượng để sử dụng cách vận chuyển trọn gói container.
- Khi hàng hoá/nguyên vật liệu được nhận từ nhiều nguồn hàng nhỏ, kho đóng
vai trò là điểm tập kết thành những lô hàng lớn như vậy sẽ có điểm lợi thế về
quy mô khi vận chuyển tới nhà máy, thị trường bằng các phương tiện vận
chuyển.
- Phối hợp hàng hoá: (tổ chức các mặt hàng kinh doanh) Để đáp ứng tốt đơn
hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô
hàng lớn ra, phối hợp và ghép loại hàng hoá khách nhau thành một đơn hàng
hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng.


GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


16

- Đảm bảo và lưu giữ hàng hoá: Đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng,
chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp, tận dụng tối đa diện tích và dung tích
kho, chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho
1.2.4 Nguyên tắc sắp xếp hàng trong kho
Nhằm đảm bảo việc sắp kho hàng một cách khoa học đòi hỏi thủ kho chú ý các
nguyên tắc sau:
 HÀNG NHẬP TRƯỚC – XUẤT TRƯỚC (FIFO: First-In, First-Out): khi
xếp hàng vào sẽ để ở khu vực gần cửa tiện cho việc xuất hàng.
 HÀNG NHẬP SAU – XUẤT TRƯỚC (LIFO: Last-In, First-Out): khi
nhập hàng nào trước thì xếp bên trong, hàng nào nhập sau thì để phía bên
ngoài gần cửa.
 HẾT HẠN TRƯỚC – XUẤT TRƯỚC (FEFO: First Expiry, First-Out):
hàng tồn kho còn lại cuối cùng sẽ ưu tiên xuất trước.
 Hàng hóa thường xuyên xuất nhập hay nặng nề nên cho vào kho gần cửa
ra.
 Hàng hóa xếp an toàn, dễ tìm, đếm lấy hàng, không bị đổ, rơi hàng.
 Nếu thùng hàng đã mở và đã sử dụng dở dang, nhãn ở ngoài thùng phải
ghi lại cho phù hợp.
 Đồ thủy tinh rất dễ vỡ do va chạm do đó bốc xếp phải cẩn thận.
 Những mặt hàng bằng chất dẻo có tuổi thọ khá dài, nhất là từ polyetylen
và polypropylen. Nếu làm từ polystyren thì hư nhanh khi tiếp xúc với các
dung môi hữu cơ, dòn, dễ vỡ và để lâu trong các thùng giấy cac tông

cũng bị hư hỏng.
 Nhiều mặt hàng y tế được bao gói và vô trùng, vì vậy khi xuất cũng để
nguyên như vậy không nên mở ra vì có thể làm cho những đồ dùng đó
không còn sạch nữa, gây nhiễm trùng, nếu là kim tiêm hay xi
lanh,.v..v..nên xuất nguyên lô, nguyên thùng.
 Sản phẩm bằng giấy như giấy vệ sinh hay mặt nạ,… bị hỏng nhanh trong
điều kiện ẩm ướt và thường có khối lượng lớn, vì vậy nên để riêng trong
kho.
 Xếp hàng theo chủng loại: hàng khô, hàng có tính hút mùi, hàng độc hại,
hàng dễ bốc cháy… được phân tích sau:
- Những loại nhỏ có thể được lưu trữ trong ngăn kéo hoặc khay đựng.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


17

- Hàng hóa được lưu trữ tốt nhất trong pa-lét đặt trên quầy tầng kệ không có
mối mọt xâm hại.
- Đối với những vật nặng thì phải được đặt ở tầng quầy kệ thấp trên sàn nhà.
- Cho vào thùng, bỏ vào hộp hoặc thùng bìa cứng đối với hàng còn lẻ.
- Những mặt hàng nhẹ nhưng cồng kềnh đòi hỏi giá đỡ hoặc để cố định.
- Hàng hóa phải được sắp xếp một cách khác nhau vì khác biệt kích cỡ nhưng
phải theo phương pháp lưu trữ thống nhất để các thành viên trong kho có thể tìm
thấy dễ dàng.
- Hàng hóa có giá trị cao được đặt trong khung có khóa.
- Nguyên liệu và hàng có thể tích lớn, kiện hàng kểnh càng nên để ngoài bãi hay
ngoài hiên trong sân của kho có mái che mưa nắng nếu không bị ảnh hưởng của
môi trường và mất cắp.

- Lưu ý các hệ thống thông gió, hệ thống làm làm lạnh tránh bị che lấp làm hệ
thống không lưu thông được hơi gió, hơi lạnh sẽ làm hàng hóa hư hỏng bởi nhiệt
độ.
- Cần có đủ các phương tiện mở các kiện hàng làm bằng thùng giấy, kim loại,
bao ny lông,.. và kiểm đếm cẩn thận trước khi chuyển vào các kho lẻ.
Khi các vấn đề trên không được quan tâm đúng mức sẽ gây nhiều thiệt hại về
kinh tế.
1.2.5 Các trường hợp xuất – nhập hàng
Các trường hợp nhập hàng
+ Trường hợp 1: Đơn vị cung cấp giao tận kho của doanh nghiệp (đơn vị
mua hàng)
Thủ kho xem Phiếu xuất kho, đối chiếu với Đơn đặt hàng. Nếu thấy số
liệu khớp thì tiến hành xét dấu niêm phong của các thùng hàng, kiểm tra
số lượng hàng hoá,từng thùng, từng hộp một cách kỹ lưỡng, tình trạng
bao bì của mỗi thùng hàng. Nếu nghi ngờ về hàng hoá có thể từ chối
không nhận hay cho mở ra dưới sự chứng kiến của người giao nhận bên
bán để kiểm đếm và xem tình trạng hàng có hư hỏng đổ bể hay không.
Hàng nhập kho tuỳ trường hợp phải có bộ phận kiểm tra chất lượng giám
định trước khi nhập vào kho, họ sẽ so sánh với hàng mẫu hoặc các chi tiết
kỹ thuật đã ký kết trong hợp đồng trước đó.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


18

Biên bản này ghi nhận về những chi tiết cụ thể về chất lượng, màu sắc,
kích cỡ, độ ẩm, … so với nội dung thoả thuận trong hợp đồng, nếu từ

chối hay huỷ bỏ thì phải nêu lý do. Bản sao của bản báo cáo sẽ được
chuyển đến phòng kế toán, một bản đến phòng thu mua để tiện cho việc
kiểm tra và trả hoá đơn.
Những biên nhận về số hàng dôi ra so với đơn đặt hàng nên kèm “Biên
bản” với những chi tiết cụ thể và bên giao – bên nhận ký tên xác nhận.
Thủ kho được quyền từ chối trong trường hợp này và ký tên xác nhận vào
hoá đơn kiêm Phiếu xuất kho (có đơn vị phát hành Phiếu xuất kho riêng)
số lượng và trọng lượng thực nhận. Sau đó thủ kho lập Phiếu nhập kho và
gửi về Phòng kế toán một liên với hoá đơn kiêm Phiếu xuất kho của đơn
vị cung cấp.
+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp (Đơn vị mua hàng) nhận hàng tại kho của
Đơn vị cung cấp
Thường đơn vị mua hàng cử nhân viên theo xe để nhận hàng.
Trước khi bốc xếp bốc hàng lên xe, nhân viên bên mua hàng phải làm
những công việc giống như trường hợp 1 nêu trên. Khi kiểm đúng thì ký
nhận vào phiếu xuất kho của đơn vị cung cấp.
Khi về đến kho của đơn vị thì bàn giao cho thủ kho. Thủ kho cũng
kiểm đếm lại sau khi bốc xếp bốc hàng chất xếp vào kho. Thủ kho và
nhân viên giao nhận cùng ký xác nhận vào Phiếu Nhập kho hàng. Sau đó,
nhân viên giao nhận sẽ giao lại phòng kế toán: Phiếu Nhập kho và Phiếu
xuất kho để thanh toán với người bán (nếu chưa trả tiền, hay trả tiền
trước).
P.Xuất Kho của
nhà máy: 2 liên

1 liên: Kho ký trả lại xe tải
1 liên: Kho -> P.Kế toán (kho
photo lại một bản để lưu)

P.Kế toán: căn cứ vào P.XK này

có phần thực nhập để làm cơ sở
lập Phiếu Nhập kho

0 hoá đã nhập kho, thủ kho và người giao hàng ký nhận sau
Sau khi hàng

lýng phiếu P.XK của nhà máy: ghi rõ họ tên, chức vụ và viết chữ “Đã nhận đủ
hàng”. Có 2 liên Phiếu Xuất Kho của nhà máy: 1 liên trả lại tài xế - 1 liên kho
giao lại cho P.Kế toán.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


19

Trường hợp Nhập hàng từ nhà máy của công ty về kho trung tâm có sự cố khi
bên giao là tài xế xe và bên nhận là kho thì sẽ lập biên bản: nếu đổ bể nhiều thì
trả lại liền,nếu một thời gian sau mở lô hàng ra phát hiện thấy bể hay hư hỏng
thì mời Phòng Kỹ thuật hoặc KCS xuống giám định và ký tên hoặc có ý kiến
thêm vào biên bản hàng đổ bể hư hỏng đó thì biên bản mới có giá trị, sau đó
chứng từ đưa lên phòng kế toán 1 liên và kho giữ 1 liên.
P.Kỹ thuật/
KCS: lập “Phiếu
Thẩm định chất
lượng hoặc
“Biên bản nhập
kho hàng trả lại:


1 liên: Kho lưu bản photo
1 liên: P.Kỹ thuật/KCS lưu
bản photo
1 liên: P.Kế toán lưu bản
chính

Kho: để vào bìa hồ sơ biên bản
“Hàng trả lại”

Nếu hàng hoá bị hư hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển thì phải gửi một
bản ghi chú đến bộ phận chuyên chở để họ kiểm tra. Thủ tục pháp lý sẽ dễ dàng
nếu mọi việc đều diễn ra theo đúng quy định của cơ quan.
+ Trường hợp 4: Nhập hàng trả lại: nhà phân phối trả lại hàng hoá do bị
hư hại hoặc không đúng, hàng hết hạng sử dụng, hàng khuyến mãi – đổi
hàng khác. Trường hợp này bộ phận Kỹ thuật hoặc bộ phận kiểm tra chất
lượng (KCS/QC) sẽ giám định lô hàng này với những dự kiện như: số
đơn đặt hàng, bản báo cáo về sự sai sót loại nguyên vật liệu, và những
thông tin được đề cập như trên thì rát cần thiết. Khi nhận được báo cáo
của bộ phận giám định, bộ phận kho sẽ làm một bản báo cáo về “Số hàng
thực nhập”, thủ kho ký tên và sau đó làm 2 bản: Một bản phải được lưu ở
kho vào bìa hồ sơ “Biên bản” và bản còn lại gửi cho bộ phận kế toán để
họ kiểm tra những hoá đơn mua hàng, chứng từ thanh toán…
+ Trường hợp 5: Hàng hoá tạm nhập
Hàng hoá mới nhập tạm để giải phõnge nên chưa được xếp vào
khu vực đã định vị hoặc hàng hoá đã xuất kho nhưng chưa giao được
ngày hôm đó nên chở về kho tạm nhập chờ ngày hôm sau giao lại, trường
hợp nhập lại kho này có sự kiểm đếm lại của thủ kho và xử lý như sau:

Hàng hoá để vào góc kho riêng.
Khu hàng – tạm nhập – tái xuất

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

Kho: Ghi vào Nhật ký Kho: Hàng tạm
nhập của Hoá Đơn hay P.XX số…
SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


20

Và chứng từ chuyển về Phòng kế toán xử lý hoặc nhân viên giao nhận giữ
lại qua ngày hôm sau đem giao cho khách hàng.
P.XK: 2 liên
P.Kế toán xử lý
HOÁ ĐƠN

+ Trường hợp 6: Kho lẻ nhập hàng từ kho chẵn qua kho lẻ
Nếu đơn vị phân hàng hoá làm 2 khu kho: khu kho hàng chẵn (hàng
nguyên thùng, nguyên đai kiện) và khu hàng lẻ (hàng phát lẻ mỗi ngày)
nhân viên ở kho lẻ chịu trách nhiệm phát hàng lẻ mỗi ngày và khi phát
hết hàng phải làm thủ tục xuất hàng từ kho chẵn qua kho lẻ, nếu họ quên
cập nhật số liệu trên thẻ kho họ sẽ bị khiển trách.
+ Trường hợp 7: Đối với các kho ở cảng
Thông thường các tàu cập cầu cảng theo khu vưc kho xếp hàng như khu
hàng kim khí điện máy, khu thực phẩm… Khi Đại lý tàu biển báo có tàu
sắp đến, căn cứ vào Bảng liệt kê hàng hoá (Cargo Manifest) Phòng Điều
độ cảng sẽ qui hoạch tàu sẽ cập cầu cảng nào và hàng hoá sẽ được xếp
vào kho nào. Căn cứ vào bảng qui hoạch đó phòng Thương vụ cảng sẽ
lập Hoá đơn kiêm Phiếu xuất kho cho từng chủ hàng (công ty nhập khẩu).
Các trường hợp xuất hàng
+ Trường hợp 1: Doanh nghiệp mua hàng đến kho của doanh nghiệp bán

hàng nhận hàng

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


21
Kho: xuất hàng dựa trên
chứng từ do P.KT/P.KD
có ghi:
+ “Đã nhận đủ tiền”
hoặc
+ “Nợ cho nhận hàng –
chưa thanh toán”

+ P.XK: 3
liên
+ Phiếu
Đặt hàng.

2 liên: Kho
1 liên: KH

1 liên: kho
lưu
1 liên:
chuyển P.kế
toán có ghi
thực xuất


Ghi chú:
KH: khách hàng
+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp bán hàng giao tận kho của doanh nghiệp
mua hàng, chở bằng xe hơi hay bằng xe gắn máy.
+ Trường hợp 3: Doanh nghiệp giao cho chi nhánh (công ty vận tải tư
nhân) chở tới nơi giao tận kho của doanh nghiệp mua hàng, thường là
chở đi các tỉnh xa.
+ Trường hợp 4: Xuất hàng từ kho chẵn qua kho lẻ nội bộ
Nếu kho chẵn và kho lẻ nằm trong khuôn viên do Trưởng kho hay
Trưởng phòng Kho vận tải quản lý thì việc chuyển nội bộ đơn giản, chỉ
cần ghi vào thẻ kho bên kho chẵn cột “xuất” và thẻ kho bên kho là cột
“Nhập”
Nếu kho chẵn và kho lẻ cách xa nhau và mỗi bên có thủ kho phụ trách
riêng thì tiến hành như sau:
 Phòng Kế Toán chuyển xuống kho chẵn “Phiếu Chuyển kho nội
bộ”, căn cứ vào đó thủ kho chẵn sẽ xuất kho và ghi vào Thẻ kho
cột “xuất” và cột ghi chú ghi “xuất kho lẻ”.
 Thủ kho lẻ chứng kiến và giao cho nhân viên phụ trách mặt hàng
của kho lẻ sẽ tiếp nhận và xếp hàng vào khu vực kho hàng mà
mình phụ trách.
 Thủ kho lẻ kiểm hàng đầy đủ và ký tên nhận hàng trên “Phiếu
Chuyển kho nội bộ”.
 Kho chẵn sẽ lưu Phiếu chuyển nội bộ.
 Kho lẻ sẽ làm Phiếu Nhập kho và nhân viên khu vực tiến hành lập
thẻ kho.
+ Trường hợp 5: Xuất hàng từ kho của doanh nghiệp (kho trung tâm phân
phối) đến các chi nhánh.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ


SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


22

Thủ tục xuất hàng từ kho chẵn đến các chi nhánh như sau:
 Phòng kế toán chuyển xuống kho “Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ”, căn cứ vào đó Phó kho (nếu Phó kho phụ trách
kho hàng chẵn) xuất hàng.
 Kho lập “Biên bản Giao nhận hàng hoá vận chuyển”.
 Sau mỗi ngày xuất hàng thì Phó kho sẽ lập “Bảng cáo xuất kho
chẵn trong ngày để thủ kho đối chiếu lại trên máy vi tính và thẻ
kho xem coi có khớp không?
1.2.6 Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro phổ biến trong kho
Trong quá trình bảo quản và lưu giữ hàng hoá, việc xảy ra mất mát hoặc hư hỏng là
khó tránh khỏi, bảng dưới đây sẽ nêu ra một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hư
hỏng hoặc thất thoát hàng hoá trong kho.
Bảng 1.1 Các loại hư hỏng, mất mát hàng hoá và nguyên nhân
Loại hư hỏng hoặc

Nguyên Nhân

mất mát
Không giao hàng

Mất cắp, giao thiếu, xếp thiếu hàng

Hàng thiếu

Vỡ rách bao bì, rơi vãi, cân sai, do bốc hơi , kho do nhiệt

độ…

Đổ vỡ

Bốc xếp cẩu thả, xếp hàng bừa bãi, rơi hàng đâm va của xe
năng, xe năng lật, bao bì yếu kém…

Tổn thất do nước

Xếp hàng trong khi trời mưa, sử dụng nước chữa cháy lụt
lội nước tràn lan vào kho làm ướt hàng, mưa tạt vào kho.

Hấp hơi và hấp Thông gió không tốt, xếp hàng sai quy cách không có
nhiệt

khoảng trống để khí luân lưu, thiếu vật lót hàng, kho bị dột
hay nước mưa hắt vào cửa, dột trên nóc nhà kho làm hàng
ẩm ướt…

Dây bẩn

Không làm sạch kho hoặc quầy kệ khi xếp lô hàng mới, do

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


23


tiếp xúc với hàng hóa khác kế bến làm ảnh hưởng…
Hàn gỉ, mục

Nước mưa làm hàng hấp hơi, không khí ẩm làm hàng bị
han gỉ (sét) đối với hàng là kim loại, bị mục nếu là nguyên
liệu giấy hoặc do mối mọt đục…

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics của doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài
1.3.1.1 Chính trị, pháp luật
Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước hiện này là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi
tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp
phải không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm
vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc
nắm vững luật pháp thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính
trị. Chính trị có ổn định thì sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt
động kinh doanh của mình. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp
luật là:
 Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao
 Sự cân bằng của các chính sách nhà nước
 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội
 Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Trước năm 2005, luật pháp VN chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ
logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics. Đến tận khi luật Thương mại
được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP của
Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh
doanh dịch vụ logistics.

Trước kia, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì Nhà
nước nắm quyền chi phối. Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ logistics được Nhà
nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh. Điều này
tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ logistics đồng thời
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


24

cũng tạo nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụ logistics, chất lượng dịch
vụ cũng tốt hơn.
1.3.1.2 Kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics nói riêng. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu
tố tác tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến
việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics để cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Các yếu tố cơ bản
nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch
vụ logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân
hàng; tỉ lệ lạm phát; tỉ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán;
chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm
năng phát triển và gia tăng đầu tư... Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức
và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. sự thay đổi của các yếu tố này và
tốc độ thay đổi, cu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục
tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta đều đạt trung

bình trên 8%. Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của
các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics không ngừng
tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở
rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ logistics cũng như thị trường của mình cũng là
cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường.
1.3.1.3 Khoa học công nghệ
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụng các tiến
bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn. Các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm thực hiện
dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của
thương mại điện tử đã đưa ra các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


25

thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó đã làm cho
chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt và sẽ
mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào
kinh doanh.
1.3.1.4 Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng và điều
kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông
vận tải (đường, phương tiện, bến bãi...), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng
nhà kho, điện nước... Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát
triển dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải. Điều kiện tự nhiên là yếu tố
cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm. Bởi

các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch bệnh... ảnh hưởng trực tiếp đến việc
cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó cũng phải kể đến ảnh
hưuowngr của sự khan hiếm các nguyên, nhiên vật liệu, sự gia tăng chi phí năng
lượng...
1.3.1.5 Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics
Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao. Khi đề cập
đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem
xét đối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong
thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là
định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics. Số lượng các doanh nghiệp
logistics được mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một
gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước
mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc


×