Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

9 ke hoach tung cuoc kiem toan noi bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.89 KB, 3 trang )

KẾ HOẠCH TỪNG CUỘC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

a) Các cuộc kiểm toán nội bộ cũng đều phải được lập kế hoạch.
b) Kế hoạch từng cuộc kiểm toán nội bộ được bộ phận kiểm toán nội bộ lập phù hợp với
kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình Trưởng Ban Kiểm soát phê duyệt.
c) Kế hoạch từng cuộc kiểm toán nội bộ bao gồm các nội dung sau:
- Xác định bộ phận được kiểm toán tại các Ban, Phòng Hội sở chính, Đơn vị thành
viên.
- Phân tích và đánh giá rủi ro từng bộ phận.
- Các mục tiêu kiểm toán.
- Phạm vi công việc.
- Nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.
- Chương trình làm việc nhằm cụ thể hoá kế hoạch của cuộc kiểm toán nội bộ.
2. Thực hiện kiểm toán:
Để thực thi kế hoạch và đạt được các mục tiêu đề ra, quá trình thực hiện kiểm toán phải
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính khách quan, trung thực của các đánh giá, xác nhận
và báo cáo kiểm toán nội bộ.
b) Xem xét, thu thập và đánh giá đầy đủ các bằng chứng cần thiết có liên quan đến các
nội dung kiểm toán.
c) Thực hiện đúng quy trình của một cuộc kiểm toán, các bước tiến hành kiểm toán
phải được ghi nhận kịp thời đầy đủ trên tài liệu, hồ sơ kiểm toán.


d) Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán; kịp thời điều
chỉnh nội dung, tiến độ thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch của cuộc kiểm toán theo
đúng mục tiêu, yêu cầu.
3. Lập báo cáo kiểm toán nội bộ:
3.1. Báo cáo bất thường:
Báo cáo bất thường trong trường hợp có những vấn đề phát sinh trong năm tài
chính:


a) Những vấn đề rủi ro mà kiểm toán nội bộ quan tâm, chú ý.
b) Bộc lộ, phát sinh sự yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại một đơn vị hay bộ
phận.
c) Những phát hiện nghiêm trọng cần có sự chỉ đạo xử lý, khắc phục của Ban lãnh đạo
NHTM.
d) Báo cáo bất thường trình bày các vấn đề phát sinh hoặc phát hiện cùng với những
kiến nghị xử lý.
3.2. Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ:
a) Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ do Trưởng nhóm kiểm toán nội bộ lập, Trưởng
Ban Kiểm soát xem xét, phê duyệt, trình Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc trong thời hạn tối
đa 30 ngày sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán.
b) Báo cáo kiểm toán nội bộ cần được đối chiếu với hồ sơ làm việc của cuộc kiểm toán
nhằm trình bày đẩy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán; đưa ra kiến nghị các biện pháp, giải
pháp sửa chữa, khắc phục các sai sót, xử lý các sai phạm, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ, hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng, an toàn hoạt động của công ty.
3.3. Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm:


a) Không quá tháng 01 hàng năm, Ban Kiểm soát gửi báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch kiểm toán nội bộ năm trước và kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo lên Hội
đồng Quản trị xem xét, phê duyệt.
b) Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Những vấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm toán nội bộ năm trước.
- Công việc kiểm toán nội bộ đã được thực hiện năm trước, các sai phạm đã được phát
hiện, các kiến nghị và việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ.
- Những vấn đề quan trọng tác động, ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch kiểm toán nội
bộ năm trước.
3.4. Lưu trữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ:
Các báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ phải được lưu giữ tại bộ phận Kiểm toán
nội bộ ít nhất 06 (sáu) năm, bao gồm:

a) Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu giữ
theo trình tự để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khai thác và được hiểu đó là các công việc,
kết quả thực hiện trong báo cáo kiểm toán
b) Hồ sơ kiểm toán cố định: bao gồm các báo cáo, hồ sơ, tài liệu được lưu giữ theo
từng đơn vị được kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán cố định cần được sao lưu dưới hình thức văn
bản hoặc dữ liệu điện tử.



×