Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

03. THUYẾT MINH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.15 KB, 5 trang )

THUYẾT MINH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

PHẦN 04 : HỆ THỐNG BÁO CHÁY
1. Các tiêu chuẩn áp dụng.
- TCVN 3254-1989 : An toàn cháy và yêu cầu chung.
- TCVN 5040-1990.
(ISO 6790:1986) : Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên sơ
đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5308-1991 : Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.
- TCVN 2622-1995 : Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết
kế.
- TCVN 6160-1996 : Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
- TCXD 218-1998.
(ISO-7240-1:1988) : Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định
chung.
- TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy – yêu cầu kĩ thuật.
- TCVN 3890-2009 : Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình.

2. Thuyết minh hệ thống báo cháy.
2.1 Hệ thống báo cháy của công trình được thiết kế là hệ thống báo cháy tự
động loại địa chỉ.
Hệ thống báo cháy bao gồm :
 Tủ điều khiển báo cháy trung tâm.
 Đầu báo cháy khói, đầu báo cháy nhiệt, các nút nhấn khẩn loại vỡ kính.
 Các module vào/ra: Dùng để giám sát, điều khiển các hệ thống chữa cháy,
thang máy, hệ điều áp của công trình.
 Chuông báo cháy.
 Hệ thống dây báo cháy.
2.2 Số lượng tủ báo cháy trong công trình được phân bố như sau :
- Tháp A: 1 tủ báo cháy 12 Loops.


- Tháp B: 1 tủ báo cháy 12 Loops.
- Tháp C: 1 tủ báo cháy 20 Loops.
- Tháp D: 1 tủ báo cháy 16 Loops.
- Tháp G: 1 tủ báo cháy 21 Loops.
- Tháp H: 1 tủ báo cháy 15 Loops.
Trang 1 / 5


THUYẾT MINH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

-

THƯƠNG MẠI : 1 tủ báo cháy 14 Loops.

2.3 Hệ thống báo cháy trong tòa nhà được thiết kế như sau :
2.3.1. Khu hầm.
- Khu vực để xe bao gồm 3 tầng hầm được trang bị đầu báo cháy nhiệt
thường, các đầu báo này sẽ được kết hợp thành các vùng nhỏ và được
quản lý bởi khối điều khiển vùng (Zone module).
- Phòng máy phát, phòng biến thế, phòng tủ điện, phòng bơm, phòng bồn
dầu được trang bị đầu báo nhiệt gia tăng kết hợp cố định loại địa chỉ.
- Khu vực sảnh thang máy tầng hầm 3 đến tầng hầm 1 được trang bị đầu
báo cháy khói địa chỉ.
2.3.2. Khu công cộng.
- Các khu vực phòng tập gym, khu nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng...được
trang bị đầu báo cháy khói địa chỉ.
-

Khu vực phòng điện được trang bị đầu báo cháy khói địa chỉ. Phòng rác,
phòng pha chế được trang bị đầu báo cháy nhiệt loại địa chỉ. Phòng kỹ

thuật thang máy, phòng bơm trang bị đầu báo cháy nhiệt cố định kết hợp
gia tăng loại địa chỉ.
2.3.3. Khu vực căn hộ.
- Phần hành lang được chia thành 2 lớp:
 Lớp thứ 1 dưới trần dùng đầu báo khói thường kết hợp với bộ điều khiển


vùng (ZM) để hành lang phía dưới là một địa chỉ.
Lớp thứ 2 nằm trên trần giả là các đầu báo khói loại địa chỉ để chỉ ra chính

xác vị trí nào đang cháy trên trần giả.
- Phần trong căn hộ được thiết kế với đầu báo khói và đầu báo nhiệt loại
thường kết hợp với bộ điều khiển vùng (ZM), các đầu báo sẽ được thiết kế
cho các phòng ngủ và phòng khách/ bếp.
- Đối với căn hộ của tháp C, do diện tích nhỏ nên chỉ cần dùng đầu báo khói
và đầu báo nhiệt loại địa chỉ.
2.3.4. Khu vực văn phòng.
- Phần hành lang được chia thành 2 lớp:
 Lớp thứ 1 dưới trần dùng đầu báo khói thường kết hợp với bộ điều khiển


vùng (ZM) để hành lang phía dưới là một địa chỉ.
Lớp thứ 2 nằm trên trần giả là các đầu báo khói loại địa chỉ để chỉ ra chính

xác vị trí nào đang cháy trên trần giả.
- Phần trong văn phòng được thiết kế với đầu báo khói loại địa chỉ
2.4 Hệ thống báo cháy giám sát hệ thống chữa cháy tự động :

Trang 2 / 5



THUYẾT MINH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

-

Mỗi tầng của toà nhà được trang bị module giám sát (MM) công tắc dòng chảy
cho từng trục chữa cháy, hệ thống bơm chữa cháy đều được giám sát tình
trạng đang chạy hay tắt, có nguồn điện hay không.

2.5 Hệ thống báo cháy kết hợp với hệ thống thông gió trong tòa nhà :
- Khi có tín hiệu báo cháy hệ thống báo cháy sẽ kích hoạt quạt tạo áp cầu
thang, kích hoạt hệ thống hút khói hành lang ở tầng có cháy cụ thể, đồng thời
xuất tín hiệu khẩn cấp cho thang máy để điều thang máy về tầng trệt của tòa
nhà.
2.6 Tủ báo cháy trung tâm và thiết bị :
- Toàn bộ hệ thống được thiết kế là một hệ thống xử lí trung tâm cho phép kiểm
tra và điều khiển toàn bộ hệ thống tại trung tâm điều khiển cháy.
- Vòng (loop) nối các tín hiệu được nối theo sơ đồ lớp A (class A), tại mỗi tầng
của mỗi loop đều có module cách li để cách li tầng đó ra khỏi hệ thống khi có
sự cố ngắn mạch.
-

Tủ điều khiển bao gồm các đèn báo, nút nhấn điều khiển, màn hình hiển thị
LCD, các card điều khiển giao tiếp, sạc ắc qui…
2.7.1. Tủ báo cháy trung tâm :
- Xác định chính xác địa chỉ của từng thiết bị cũng như giám sát và thông
báo tình trạng của từng thiết bị.
- Đưa ra các thông báo như sự cố chạm đất, hở mạch hay ngắn mạch vòng
điều khiển, lỗi mất kết nối thiết bị …
- Điều chỉnh được độ nhạy của đầu báo (trong mức cho phép của tiêu

chuẩn) cho phù hợp với môi trường, theo chế độ ngày đêm.
- Có các tính năng kích hoạt kiểm tra chuông, cách li một vòng điều khiển để
bảo trì, sữa chữa …
- Khả năng giao tiếp và cài đặt chương trình qua máy tính.
- Lưu trữ các sự kiện đã xảy ra của hệ thống như các sự kiện báo cháy, lỗi
hệ thống, các hoạt động của người điều khiển...
- Có các cấp bảo vệ bằng mật mã để phân quyền sử dụng.
- Có đồng hồ thời gian thực, tủ có còi buzzer phát ra khi có các thay đổi của
hệ thống báo về tủ, các thay đổi được hiển thị trên màn hình LCD của tủ
và các led hiển thị tương ứng.
- Trên tủ có các led báo nguồn (power), báo lỗi hệ thống (trouble), báo cháy
(alarm).
- Tủ trung tâm cho phép kết hợp máy tính, máy in để có thể in ra các dữ liệu
hoạt động của hệ thống.
- Tủ trung tâm báo cháy kết hợp được với hệ thống âm thanh công cộng
(PA) của khối nhà.

Trang 3 / 5


THUYẾT MINH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

-

Tủ được trang bị ắc qui dự phòng để hệ thống có thể hoạt động bình
thường khi có sự cố mất điện trong vòng 12h và 1 giờ khi có cháy. Tủ có
thông báo về tình trạng ắc qui, kết nối ắc qui.
- Việc thiết kế bố trí thiết bị báo cháy căn cứ theo tính chất của chất cháy,
đặc điểm của môi trường bảo vệ và theo các tiêu chuẩn địa phương.
- Ngoại trừ đầu báo nhiệt được bố trí nơi có độ ẩm, khói và bụi cao và một

số nơi có yêu cầu riêng còn lại đầu báo khói sẽ được bố trí các phần còn
lại của tòa nhà.
2.7.2. Đầu báo khói địa chỉ:
- Kiểu quang điện, hoạt động theo sự thay đổi mật độ khói.
- Có các led báo lúc hoạt động bình thường cũng như lúc báo cháy để giám
sát bằng mắt thường.
- Đầu báo khói được kết nối với vòng tín hiệu theo hai dây, dây được kết nối
vào chân đế rời.
- Các đầu báo được gắn vào trần giả, trần bê tông.
- Đầu báo khói không bị nhiễm từ trường bên ngoài, sóng radio.
2.7.3. Đầu báo nhiệt địa chỉ:
- Là loại đầu nhiệt cố định với ngưỡng tác động có thể thay đổi cài đặt từ
58oC đến 75oC.
- Có các led báo lúc hoạt động bình thường cũng như lúc báo cháy để giám
sát bằng mắt thường.
- Đầu báo nhiệt được kết nối với vòng tín hiệu theo hai dây, dây được kết
nối vào chân đế rời.
- Các đầu báo được gắn vào trần giả, trần bê tông.
- Đầu dò nhiệt không bị nhiễm từ trường bên ngoài, sóng radio.
2.7.4. Nút nhấn khẩn loại địạ chỉ :
- Là thiết bị bằng tay loại đập vỡ kính được thiết kế cho hệ thống phòng
cháy chuyên dùng.
- Kết nối với vòng tín hiệu theo hai dây. Có thể thử tín hiệu qua khoá kèm
theo mà không cần tháo hộp hoặc đập vỡ kính.
- Các nút nhấn khẩn được bố trí tại các hành lang, sảnh, lối cầu thang, lối
thoát hiểm, nơi dễ thấy. Được gắn trên tường, kết cấu xây dựng khác.
- Nút nhấn khẩn có màu đỏ, với dòng chữ thông báo tiếng anh.
- Có led báo tình trạng hoạt động của thiết bị.
2.7.5. Module vào/ra :
 Khối module giám sát :

-

Giám sát trạng thái on / off của các thiết bị cần giám sát.
Module có trang bị led để chỉ thị tình trang hoạt động.
Mỗi module có một địa chỉ riêng biệt và được nối trực tiếp vào vòng điều
khiển.
Trang 4 / 5


THUYẾT MINH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG BÁO CHÁY

-

Module không bị nhiễm từ hay sóng radio.



Khối module điều khiển:

-

Chuyển tín hiệu điều khiển từ trung tâm báo cháy thành tín hiệu tác động
các tiếp điểm để điều khiển liên động các hệ thống liên quan.
Module có trang bị led để chỉ thị tình trang hoạt đông.
Mỗi module có một địa chỉ riêng biệt và được nối trực tiếp vào vòng điều
khiển.
Module không bị nhiễm từ hay sóng radio.
Khối module giao tiếp đầu báo thường :



-

Mođun có địa chỉ riêng biệt được dùng để giao tiếp các đầu báo thường,
sử dụng điện 24VDC, được sử dụng ở những khu vực rộng lớn không cần
phân biệt địa chỉ một cách chính xác.
2.7.6. Chuông báo cháy :
-

Chuông báo cháy kết hợp với module điều khiển chuông để xác định vị trí
chuông cần loan báo.
- Mỗi module điều khiển chuông có một địa chỉ riêng biệt.
- Nguồn điều khiển chuông là 24VDC.
2.7.7. Cáp điều khiển & dây tín hiệu :
- Cáp điều khiển các thiết bị ngoại vi, cáp tín hiệu nối các đầu báo trong hệ
thống báo cháy sử dụng cáp chống cháy 2C x 1.5 mm2- FR.
- Cáp cấp nguồn 24V cho các Zone module và Module điều khiển chuông
sử dụng cáp 2C x 2.5 mm2- FR cho trục chính.
3. Phân vùng báo cháy cụ thể
- Xem bản vẽ thiết kế.

Trang 5 / 5



×