Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đặc điểm bút ký kiều vượng (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------------------

ĐÀO THỊ PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM BÚT KÝ KIỀU VƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------------------

ĐÀO THỊ PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM BÚT KÝ KIỀU VƯỢNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CAO THỊ HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2019



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2
2.1.Những nghiên cứu chung về Kiều Vượng ....................................................... 2
2.2 Những ý kiến bàn luận về ký của Kiều Vượng ................................................ 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7
4. Mục đích, Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................. 7
4.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 7
4.3.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn................................................................................................ 8
Chương 1: THỂ KÝ TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA KIỀU VƯỢNG .. 9
1.1.Khái niệm ký và đặc điểm của thể loại ............................................................ 9
1.1.1 Khái niệm ký ................................................................................................. 9
1.1.2. Các thể loại của ký ..................................................................................... 11
1.1.3. Đặc trưng của ký ........................................................................................ 12
1.1.4 Sơ lược chung về bút ký trong thời kỳ hiện đại ......................................... 21
1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Kiều Vượng ......................... 27
1.2.1. Cuộc đời Kiều Vượng ................................................................................ 27
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Kiều Vượng .......................................................... 30
1.3. Kiều Vượng với thể loại ký ........................................................................... 33
1.3.1. Sự phong phú của các tiểu loại ký ............................................................. 33
1.3.2. Sự đa dạng trong đề tài............................................................................... 34
1.3.3. Vị trí thể ký trong sự nghiệp sáng tác của Kiều Vượng............................. 35
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KÝ KIỀU VƯỢNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

NỘI DUNG .................................................................................................40
i


2.1. Vẻ đẹp của đất và người xứ Thanh ............................................................... 40
2.1.1 Điều kiện tự nhiên vùng biển Thanh Hóa ................................................... 40
2.1.2 Lịch sử oai hùng của vùng đất kinh đô cũ .................................................. 44
2.1.3 Mảnh đất và con người xứ Thanh trong kháng chiến ................................. 49
2.1.4 Xứ Thanh từng bước phát triển trong thời kỳ đổi mới ............................... 55
2.2. Hình tượng cái tôi trần thuật trong ký Kiều Vượng ......................................68
2.2.1. Khái niệm trần thuật và cái tôi trần thuật trong ký .................................... 68
2.2.2. Đặc điểm cái tôi trần thuật trong ký Kiều Vượng...................................... 69
2.3 Chân dung các nhà văn, nhà thơ xứ Thanh qua ký của Kiều Vượng ........... 73
2.3.1 Nghệ thuật khắc họa chân dung .................................................................. 74
2.3.2 Chân dung các nhà thơ ................................................................................ 75
2.3.3 Chân dung các nhà văn ............................................................................... 80
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KÝ KIỀU VƯỢNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT ..........................................................................................84
3.1. Kết cấu........................................................................................................... 84
3.1.1. Kết cấu theo dòng sự kiện .......................................................................... 85
3.1.2. Kết cấu xâu chuỗi theo tâm trạng, hồi tưởng ............................................. 88
3.2. Kết hợp nhiều sắc thái giọng điệu ................................................................. 93
3.2.1. Giọng trữ tình, xúc động ............................................................................ 94
3.2.2. Giọng bùi ngùi, chua xót ............................................................................ 97
3.2.3 Giọng chính luận mang màu sắc báo chí .................................................. 100
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bút ký Kiều Vượng .............................. 105
3.3.1 Ngôn từ giản dị đời thường ....................................................................... 106
3.3.2 Ngôn từ mang tính khoa học chặt chẽ....................................................... 109
KẾT LUẬN .......................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................115

PHỤ LỤC ..........................................................................................................119

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Đào Thị Phương

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu,
Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Trường Đại học
Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin bày tỏ lòng thành kính biết ơn và tiếc thương sâu sắc đến
Nhà văn Kiều Vượng - người đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho tôi để thực
hiện đề tài nhưng gần đây lâm trọng bệnh, Nhà văn đã đi xa.
Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Cao Thị Hồng - người
luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu, hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã

giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019

Đào Thị Phương

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, thể ký có
những đóng góp vô cùng to lớn trong việc phản ánh chân thực đời sống xã
hội. Qua thể ký, mọi mặt của cuộc sống đều được nhìn nhận bằng con mắt
chân thực nhất, xuất hiện như đúng “bản ngã” mà nó vốn có. Giữa cuộc sống
đầy biến động, khi hệ thống công nghệ thông tin, báo chí ngày càng phát
triển, thể ký lại càng có nhiều mảnh đất để vùng vẫy.
Ở Việt Nam, ký ra đời từ cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, khi đời
sống xã hội bắt đầu thay đổi đặc biệt là sự ra đời của báo chí đánh dấu bước
chuyển biến trong xã hội. Văn học bước qua những rào cản của Nho giáo để
đi sâu vào việc tìm hiểu và phản ánh các lĩnh vực văn hóa – xã hội, đấu tranh
chống cường quyền, phong kiến, thể ký ra đời từ đó. Đến sau cách mạng
tháng Tám, thể loại ký giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phản ánh
chân thực hiện thực của xã hội, sự tàn bạo của thực dân đè nặng lên đất nước
ta lúc bấy giờ. Nhiều tác phẩm ký ra đời góp phần tạo nên sự đa dạng phong
phú cho văn học giai đoạn này. Với đặc điểm chính là “không hư cấu”, ký
phản ánh theo đúng bản ngã của cuộc sống càng chứng tỏ vai trò vị trí của
mình trong sự phát triển của văn học nghệ thuật lúc bấy giờ.
1.2 Kiều Vượng sáng tác nhiều tác phẩm trên nhiều thể loại, với thể loại
nào ông cũng có những thành công nhất định, thành công nhất phải kể đến ký
của ông. Đến với bút ký, Kiều Vượng được nói thật lòng mình với những điều

“mắt thấy, tai nghe”. Những hiện thực bộn bề của cuộc sống từ trong chiến
tranh và cuộc sống đổi mới đều được Kiều Vượng trân trọng trong những
trang viết của mình. Những mất mát hy sinh của đồng đội đến những đổi thay
của quê hương trên con đường đổi mới đều được nhà văn thể hiện rất sinh
động. Sự tàn bạo của chiến tranh đã cứa vào đất xứ Thanh một vết thương khó
lành, đến khi hòa bình lập lại thì sự tàn phá của thiên nhiên để lại cho quê

1


hương “Nơi mẹ đẻ ra tôi” những tổn thất, những mất mát vô cùng to lớn. Với
Kiều Vượng, chỉ khi đến với ký, ông mới được nói thật với lòng mình trước
những vết thương lòng ấy.
1.3 Những năm gần đây, các tác phẩm của nhà văn Kiều Vượng dành
được rất nhiều sự quan tâm từ phía độc giả cũng như giới phê bình trong
nước. Nhiều bài viết, nhận xét về tác phẩm của Kiều Vượng trên văn đàn văn
học. Tuy vậy, chưa có một công trình nào mang tính nghiên cứu chuyên sâu
về bút ký Kiều Vượng. Có chăng cũng chỉ là những bài nhận xét điểm sách,
chưa đi sâu vào việc tìm hiểu về đặc điểm bút ký của Kiều Vượng. Vì vậy,
việc nghiên cứu về đặc điểm bút ký Kiều Vượng vẫn còn là mảnh đất mới mẻ
và lạ lẫm cho các nhà nghiên cứu.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm bút ký Kiều
Vượng” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Với 30 năm cầm bút, Kiều Vượng đã dành được rất nhiều sự quan tâm
của nhiều độc giả và các nghiên cứu phê bình trong nước trên nhiều trang tạp
chí, báo in, báo điện tử song những nhận định, đánh giá và sự đóng góp của
họ mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh hoặc chỉ là những nhận xét điểm sách
về các tác phẩm của Kiều Vượng như Lê Xuân Soan, Chu Lai, Lê Thị Bình,
Hoàng Thị Anh…

2.1.Những nghiên cứu chung về Kiều Vượng
Lê Xuân Soan với bài viết “Kiều Vượng – một đời lính một đời văn” đã
nhận xét: “Với 20 năm là chiến sĩ trên mặt trận Thanh niên xung phong và 30
năm cầm bút, Kiều Vượng đã sống cuộc sống phong phú của một đời lính và
một đời văn…Kiều Vượng là nhà văn của xứ Thanh, nhà văn của những con
đường dòng sông khu IV, nhà văn của Thanh niên xung phong.” [6,42]. Trong
bài viết của mình, Lê Xuân Soan có điểm qua những tác phẩm của nhà văn
Kiều Vượng trong đó có bút ký với nhận định: “Ký của Kiều Vượng hay hơn
ở những bài viết về mặt trái hiện thực cuộc sống hôm nay”.[42]
2


Theo Lê Thị Bình trong bài viết “Những con đường – những cuộc đời”
có một vài cảm nhận khi đọc tập ký cùng tên của Kiều Vượng có đánh giá cao
về hình ảnh mà Kiều Vượng sử dụng “con đường quá đỗi thân thuộc trong
tác phẩm” đến những mảnh đời bất hạnh như cô giáo Liên, Thuần, một cô
Sâm lam lũ… khiến cho người đọc cảm thấy “thật đau và thật cảm động”.
Bài viết “Vùng trời thủng” Bản tráng ca Thanh niên xung phong đăng
trên báo Thanh Hóa điện tử ngày 20/10/2016 của tác giả Hoàng Thị Anh
khẳng định: “Với cách viết mang nhiều chất tự sự khiến khi đọc “Vùng trời
thủng”, bạn đọc có cảm giác như đang được hiện diện cùng đoàn người đi
mở đường ở những cánh rừng…ông viết như để trả một món nợ với ký ức, với
đồng đội và bạn bè, những người đã ngã xuống con đường, máu của họ đã
tan vào đất cho tương lai tươi sáng. Bằng tài năng văn chương và trải nghiệm
thực tế, tất cả đã làm nên bản tráng ca thanh niên xung phong với tình yêu
nước thiết tha của tuổi trẻ và khát vọng được cống hiến tuổi thanh xuân cho
ngày hòa bình, độc lập.” [3;3]. Hoàng Thị Anh đã một phần đi vào việc nhận
định về ký của Kiều Vượng qua bút ký Vùng trời thủng, tác phẩm là món ăn
tinh thần mà Kiều Vượng trả nợ ân tình những người lính, người đồng đội
một thời đã xa vắng của mình. Cảm nhận được ý chí và tinh thần chiến đấu

của những người thanh niên xung phong thời ấy.
Bài viết Mấy vấn đề thời sự văn học và chân dung Thanh Hóa của tác
giả Trịnh Trọng Nam (năm 2012) đăng trên trang sở giáo dục và đào tạo
Thanh Hóa có trang viết về nhà văn Kiều Vượng – nhà văn tráng kiện và trải
nghiệm. Trịnh Trọng Nam khẳng định tài hoa và cách mà Kiều Vượng tôn
vinh các tài năng của các hội viên Hội văn học tỉnh Thanh Hóa như Kiều
Loan, Nguyễn Duy, Lê Đại Thanh, Nam Mộc… Bên cạnh đó, tác giả còn
đánh giá cao tài năng của nhà văn Kiều Vượng “ Như con tằm nhả tơ, như
con ong chăm chỉ dâng mật ngọt cho đời. Còn sức khỏe, ông còn cống hiến.
Tôi sợ ngày mai, sức tráng kiện cũng đi theo quy luật của đời người và số
phận. Không biết khoảng trống đó ai sẽ thay thế ông được”.
3


Trong Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 409 có bài viết Mấy vấn đề văn
học từ hội nghị Tam Đảo trong các ngày 24, 25, 26/06/2016 có tranh luận về
cách viết văn của Kiều Vượng, khẳng định tài năng và khả năng viết truyện
của Kiều Vượng thu hút người đọc ở tính chân thực của các tác phẩm nó thu
hút bạn đọc gần xa ngay từ khi tác phẩm mới ra lò. Còn về khả năng sáng tạo
của Kiều thì khỏi phải bàn cãi “Bình thường Kiều Vượng dị nhân rồi. Mà
trong sáng tạo văn chương, anh siêu nhân thế. Ai dám cả gan bình luận các
siêu nhân siêu vật như chân sút của Dương Thị văn sĩ, như trảo nha, nhục
thiệt của Kiều văn sĩ!”.
Trên trang thông tin điện tử Hội khuyến học Huyện Quảng Xương có bài
viết Vỉa quặng Kiều Vượng của Nguyễn Hữu Ngôn đăng ngày 17/05/2017 có
viết “Con người và văn chương Kiều Vượng như vỉa quặng ẩn chứa, phô bày
bao sự tinh túy, sự phong phú giàu có và cả sự phức tạp, thô ráp. Trước mắt
tôi vỉa quặng ấy cần được khai thác khám phá và tìm hiểu, với tôi cần hơn là
sự chín muồi của cảm xúc và hiểu biết, học thuật, với kiến văn nhiều hạn chế
chỉ xin tâm sự đôi điều về anh trong vai bạn đọc yêu sách, mê văn chương, ưa

sự giàu có của trang sách.” Với bài viết này càng một lần nữa khẳng định tài
năng sáng tác văn chương của nhà văn Kiều Vượng, trong tác phẩm của ông
luôn đầy rẫy những sự thật hiển nhiên mà ít có tác giả nào giám chạm đến.
Ông va chạm và đi sâu vào từng mảnh đất, con người nơi ấy tạo cho lời văn
ông như tự nói chuyện với độc giả của mình.
Chu Lai với bài viết “Sự trần trụi của trung thành” trên Tạp chí xứ Thanh
đăng ngày 22/10/2016 có nhận xét khi đọc tác phẩm Hoài niệm những dòng
sông của nhà văn Kiều Vượng, tác phẩm của Kiều Vượng chân thực sống
động “nó thật như hương vị đất đai rơm rạ tro trấu, khét như mùi diêm sinh
lưu huỳnh trộn ngào trong bom đạn và tanh lợm như mùi thi thể người khi
đang phân hủy trong rừng sâu, trên bến bãi”, về nghệ thuật của tác phẩm
“không trau chuốt, đánh bóng, làm duyên, bổng trầm vít vổng mà từng câu
4


từng dòng nó cứ xát muối vào lòng người đọc, nó đều công phá vào hiện thực,
phá toang sự bông lơn, giả dối hay triết lý viển vông và phải chăng vì thế nó
mang một sức truyền cảm mãnh liệt, sự truyền cảm của lòng yêu nước, ý chí
tự cường và khát vọng xả thân vì nghĩa cả”.
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ, Nguyễn Mạnh Hùng có bài viết Chất thơ trong
truyện ngắn Kiều Vượng (đăng trên tạp trí xứ Thanh) đã có những phát hiện
khẳng định rằng truyện ngắn Kiêu Vượng không chỉ có sự kiện chi tiết bề bộn
mà ngay trong cái “bộn bề” ấy vẫn có những rung cảm khi bộc lộ, lúc kìm nén
thể hiện qua những tín hiệu ngôn ngữ trong lời văn, đoạn văn.
Mai Hồng Hải qua những sáng tác của Kiều Vượng nhìn từ phương diện
giá trị văn hóa, nhân văn có nhận xét “một tấm lòng nặng nghĩa với cuộc đời,
với con người và một mong mỏi về tình thân nhân thế và nhân quả công bằng
cho cuộc đời. Kiều Vượng thầm lỗ lực gieo những cái Nhân chân chính rồi sẽ
tạo nên những mùa trái ngọt lành cho cuộc đời”.
Có thể thấy, các sáng tác của Kiều Vượng đã dành được rất nhiều sự

mến mộ từ độc giả tới giới phê bình trong nước. Những tác phẩm của Kiều
Vượng luôn lấy hiện thực cuộc sống làm tư liệu cho sáng tác của mình. Từ
tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ đến thể ký, ta thấy được một Kiều Vượng rất
riêng biệt, một con người mang nặng nợ với người, với đời.
2.2 Những ý kiến bàn luận về ký của Kiều Vượng
Bài viết “Ký của Kiều Vượng - nỗi nhức nhối trí tuệ” của Hỏa Diệu
Thúy đánh giá cao tính sự thật trong ký của nhà văn. Bên cạnh đó còn khẳng
định một thái độ thẳng thắn của nhà văn trước những “điều mắt thấy tai
nghe”, một thái độ “không khoan nhượng” cho những điều sai trái.
Đến bài viết “Xứ Thanh trong bút ký của Kiều Vượng” của Trần Quang
Dũng –Mai Thị Phương, ta thấy một hình ảnh xứ Thanh hiện lên với những
con đường, những mảnh đời còn nhiều điều phải nhắc đến. Xứ Thanh là một
sự ám ảnh trong tâm can của người cầm bút “Xứ Thanh quá khứ - hiện tại –
mai sau – luôn là cảm hứng sáng tạo bất tận của Kiều Vượng”.
5


Bài viết “Buồn vui khi “Trở lại đường xưa” của Lê Như Bình là bài viết
mang cảm nghĩ của tác giả khi đọc bút kí “Trở lại đường xưa” của Kiều
Vượng. Đến với Trở lại đường xưa của Kiều Vượng, Lê Như Bình có nhận
xét “ Kí của Kiều Vượng là như vậy, không có nhiều mầu mè bóng bẩy, nhưng
đã đưa ta vào những hoài niệm để rồi đốt cháy lòng ta bằng những vui buồn
với bao chuyện đã qua và hôm nay”.
Vũ Thị Oanh trong bài viết “Kiều Vượng – một tấm lòng với bạn
Văn” qua những dòng ký ức, tâm sự, chuyện trò của anh với Nguyễn Ngọc
Liễn, Mai Ngọc Thanh… anh nhìn bạn văn ở góc độ cuộc đời, số phận chứ
không ở góc nhìn văn chương. Những trang viết của anh về bạn Văn đều
thẫm đẫm tình đời, tình người của những người cùng mang nghiệp văn
chương. Những con người cùng trí hướng như tự hiểu nhau qua ánh mắt,
cử chỉ của mỗi người.

Điểm lại một số bài viết về lịch sử sáng tác của nhà văn Kiều Vượng, ta
chưa thấy một bài nghiên cứu nào đi sâu vào việc chỉ rõ đặc điểm trong bút ký
của nhà văn Kiều Vượng, chủ yếu là những bài viết xoay quanh việc giới
thiệu tác giả và các tác phẩm của nhà văn. Bên cạnh đó cũng có một số bài
viết giới thiệu tới độc giả một số những tác phẩm bút ký nổi bật của nhà văn,
xoay quanh một số khía cạnh trong bút ký của Kiều Vượng nhưng chưa có
tính chuyên sâu và hệ thống.
Trên cơ sở kế thừa các công trình của những người đi trước, chúng tôi
tập trung tìm hiểu “Đặc điếm bút ký Kiều Vượng” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình. Luận văn chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm rõ thêm những
giá trị, những đóng góp của nhà văn Kiều Vượng với nền văn học nước nhà
trên thể loại ký.
3. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ký Kiều Vượng (trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật).
6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát tập Kiều Vượng, tuyển tập bút ký (Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 2017) để làm sáng tỏ đặc điểm ký của nhà văn Kiều
Vượng. Luận văn cũng mở rộng khảo sát một số tác phẩm văn xuôi khác của
Kiều Vượng, Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb. Thanh Niên, H.2017; Kiều Vượng,
Tuyển tập thơ, truyện ngắn, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, 2017) và một số bút
ký của các tác giả khác như Anh Đức, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi,
Trần Hiếu Minh để so sánh, làm rõ nét riêng biệt trong ký của Kiều Vượng.
4. Mục đích, Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong các tuyển tập bút ký của Kiều
Vượng để nhận thấy tư tưởng và tình cảm được thể hiện trong tác phẩm.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, khảo sát, phân tích tác phẩm, từ đó khái quát đặc điểm ký
của nhà văn Kiều Vượng, bên cạnh đó còn thấy rõ được vai trò của thể ký
trong sự nghiệp sáng tác của Kiều Vượng.
- Luận giải, phân tích chỉ rõ đặc điểm về nội dung và nghệ thuật ký Kiều
Vượng.
4.3.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết một cách tốt nhất mục đích đặt ra của luận văn, người viết
sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học, ngoài ra có sự kết hợp các
phương pháp và các thao tác:
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân loại, thống kê.
7


5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đặc điểm ký Kiều Vượng chúng tôi nhằm đi vào tìm hiểu
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm ký của nhà
văn, từ đó góp phần chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thể loại ký, đồng thời
cho thấy sự sáng tạo độc đáo, nét riêng biệt về phong cách ký của nhà văn
Kiều Vượng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thể ký trong sự nghiệp sáng tác của Kiều Vượng
Chương 2: Đặc điểm ký Kiều Vượng trên phương diện nội dung

Chương 3: Đặc điểm ký Kiều Vượng trên phương diện nghệ thuật

8


Chương 1 THỂ KÝ TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA KIỀU
VƯỢNG
1.1.Khái niệm ký và đặc điểm của thể loại
1.1.1 Khái niệm ký
Ký là một loại hình văn học xuất hiện từ rất sớm, trong kho tàng văn học
Trung đại có không ít những tác phẩm kí đã ra đời. Cách đây cả nghìn năm,
trong văn học xưa đã có những tác phẩm ký như Sử kí của Tư Mã Thiên, tiếp
nối sự phát triển này nhiều tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành của văn học kí
như: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Công dư tiệp kí của Vũ Đề Phương
hay Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ... Khi nghiên cứu về ký nói chung và
bút ký nói riêng, đã xuất hiện rất nhiều những tranh luận về thể loại bút ký
trong giới văn học.
Như Sơn Tùng từng khẳng định: "Bút kí cũng là một thể ký miêu tả
người thật, việc thật như phóng sự, ký sự nhưng trong bút ký nhà văn có thể
phát biểu ý kiến, biểu hiện cảm xúc cá nhân nhiều hơn, tự do hơn và không bị
gò bó vào một vấn đề một câu chuyện nhất định […]. Cần phân biệt loại bút
ký có tính chất nghệ thuật với loại bút ký học thuật ghi lại những nhận thức,
thu hoạch, phát hiện về mặt khoa học"[2 ;45]. Theo quan điểm này, ta thấy
bút ký là thể loại văn học lấy tư liệu từ thực tiễn đời sống hay còn gọi là "mã
sự thật", nhưng bút ký không bị gò bó, áp đặt trong một khuôn khổ nhất định.
Với bút ký, nhà văn trực tiếp thể hiện tư tưởng, quan điểm và cảm xúc cá
nhân trước sự kiện, hiện tượng diễn ra.
Theo Từ điển tiếng Việt, ký được hiểu là: “Thể ký ghi lại những điều
tai nghe mắt thấy, những nhận xét, cảm xúc của người viết trước các hiện
tượng cuộc sống”[28; 21]. “Bút ký là thể ký trung gian giữa ký sự và tùy

bút”[29; 21].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên chỉ ra rằng: “Bút kí ghi lại những con người thực và

9


sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của
mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.”[28 ;20] Quan điểm này chỉ rõ sự
khác biệt giữa bút kí và truyện ngắn, nếu như truyện ngắn là những con
người, tính cách, sự việc được tác giả hư cấu nên thì bút kí lại ghi lại người
thật việc thật dưới góc nhìn của tác giả. Tuy vậy trong bút ký chúng ta vẫn
thấy được những nét độc đáo, sáng tạo, mang dấu ấn riêng của từng nhà văn.
Với bút ký, nhà văn có quyền sáng tạo, nhưng sáng tạo chỉ nằm trong một
phạm vi cho phép.
Từ điển văn học (bộ mới) đã phân chia bút kí thành ba loại, đó là bút kí
báo chí, bút kí chính luận và bút kí văn học. “Bút kí báo chí chủ yếu nhằm
thông tin – lượng thông tin là linh hồn của nó. Do đó nó yêu cầu vừa phải rất
xác thực, vừa có tính thời sự thường đề cập đến những vấn đề cấp bách có khi
hàng ngày, hàng giờ với một số suy nghĩ ban đầu”173 ;23]. Còn bút kí chính
luận “cũng là một thể văn quen thuộc của báo chí trong đó thành phần nghị
luận (về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa…) là quan trọng, có khi là chủ
yếu. Giá trị của bút kí chính luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập
luận, ở sức thuyết phục của những dẫn chứng. Nó mang tính tranh luận rõ
rệt, ứng chiến kịp thời, có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm nào
đó”[173 ;23]. Bút kí văn học đó là những tác phẩm bút kí mang đầy đủ yếu tố
như “ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng tác động đến tâm
hồn người”[173 ;23]. Sự phân chia có thể coi là khá rạch ròi về ba thể loại bút
kí, tuy nhiên mỗi thể loại bút kí đều có sự giao thoa với nhau, tức là trong
những tác phẩm bút kí chính luận vẫn có những phần trữ tình xen lẫn làm cho

tác phẩm trở nên có ý nghĩa và thấm đượm trong lòng độc giả. Chính vì vậy,
các tác phẩm bút kí không chỉ đượm tính văn chương, bên cạnh đó còn những
thông tin, tin tức nóng hổi mà các tác phẩm kí đều phải có.
Dưới góc nhìn của một nhà thơ khi nhìn nhận bút ký, nhà thơ Phạm Hổ
quan niệm “Bút ký có thể xem như một thể loại nằm giữa hai thể loại truyện

10


ngắn và thơ. Cái dễ và cái khó của bút ký có lẽ là ở đó. Dễ ở chỗ bút ký không
đòi hỏi nhất thiết xây dựng cho được nhân vật. Khó là ở chỗ nếu không có cốt
truyện để lôi cuốn người đọc thì phải quyến rũ họ bằng cái khác. Nói cách
khác, bút ký đứng được phải dựa vào đâu. Theo tôi nghĩ thì đó là những cảm
xúc thơ, những suy nghĩ thơ” [41;46]. Với quan niệm này, các tác phẩm bút
ký đều mang trong mình những cảm xúc trữ tình, những khoảng không để
người đọc hướng đến. Bút ký mang trong mình những tâm tư, tình cảm mà tác
giả gửi gắm trong nó,có lẽ cũng chính vì thế nên bút ký trở nên gần gũi hơn
với mọi tầng lớp xã hội hiện thời.
Từ các ý kiến trên, có thể nhận thấy những quan điểm chung về bút ký
đó chính là tính sự thật hay còn gọi là mã văn hóa. Các tác phẩm bút ký đều
lấy các hiện tượng, sự việc có thật trong cuộc sống, những tin tức nóng hổi
được phản ánh trong bút kí. Bên cạnh đó, cái để bút ký đạt được thành tựu và
đi vào lòng độc giả đó chính là quan điểm của tác giả trước các hiện tượng.
Bút ký là một tiểu loại nhỏ trong thể loại ký, trong bút ký có những đặc
điểm chung của ký là phản ánh chân thực con người và sự kiện có thực của
cuộc sống. Điểm khác ở bút ký đó là sự việc được tác giả tìm hiểu, nghiên
cứu cùng với cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng, một quan điểm
nào đó. Bút ký đề cao giá trị nhận thức của tác giả đối với hiện thực cuộc
sống, trong bút ký không hoàn toàn là sự sao chép từ cuộc sống mà nó còn thể
hiện tri thức và sự sáng tạo của tác giả qua từng tác phẩm.

Có thể thấy, bút ký là một mảnh đất màu mỡ để tác giả nêu ra những
quan điểm, những cảm xúc của tác giả trước các hiện tượng. Cái tôi của tác
giả được thể hiện rõ ràng nhất trên những trang bút kí của mình.
1.1.2. Các thể loại của ký
Bút ký là thể ký nằm giữa ký sự và tùy bút. Bút kí thiên về việc mô tả
người thật việc thật bên cạnh đó bút kí phải mang tính thời sự. Tùy vào đặc
điểm của từng loại bút ký để phân định bút kí thành ba loại sau:

11


Bút kí báo chí: bút kí báo chí với chức năng chính là cung cấp thông tin.
Bởi vậy, trong bút kí báo chí có lượng thông tin vô cùng phong phú. Thông
tin là linh hồn của bút kí báo chí. Thông tin trong bút kí phải mang tính xác
thực và thời sự, phản ánh kịp thời những hiện tượng cấp bách của cuộc sống
hàng ngày, hàng giờ.
Bút kí chính luận: Bút kí chính luận là thể văn quen thuộc của báo chí
trong đó phần nghị luận chiếm ưu thế. Bút kí chính luận mang những giá trị
về tư tưởng, đạo đức trong cuộc sống. Với những dẫn chứng chặt chẽ, logic
góp phần tuyên truyền cho một tư tưởng, một lối sống đúng đắn.
Bút kí văn học: Là thể loại bút kí có giá trị văn học, sử dụng ngôn ngữ
giàu hình ảnh, cảm xúc có tác dụng lay động đến tâm hồn, cảm xúc của con
người. Bút kí văn học không đòi hỏi về sự chính xác của thông tin mà nó
mang lại. Nó đi sâu vào trong thế giới nội tâm của con người, khắc họa tính
cách nhân vật thông qua cốt truyện. Bút kí văn học mang đậm tính nhân văn
và tính thẩm mĩ trong nó.
Tuy nhiên sự phân chia bút kí không rạch ròi tuyệt đối. Vì với thể loại
nào cũng có sự giao thoa, hòa nhập với nhau. Bút kí không chỉ thiên về cung
cấp thông tin, dữ kiện mà trong đó còn đi sâu vào nội tâm của người kể
truyện. Tùy thuộc vào khả năng quan sát, nghiên cứu của tác giả, quan trọng

nhất là cảm xúc, ngôn từ và dấu ấn cá nhân là nhân tố để lại trên từng trang
bút kí.
1.1.3. Đặc trưng của ký
1.1.3.1 Nội dung mang tính sự thật
Với bút kí, sự thật hay mã sự thật là thành tố quan trọng nhất để xây
dựng nên các tác phẩm kí nói chung và bút kí nói riêng.
Mọi sáng tạo nghệ thuật đều cần phải có những cảm hứng sáng tạo nhất
định, đặc biệt là trên phương diện sáng tạo văn học. Người sáng tạo văn học
luôn lấy đề tài trong chính cuộc sống thường ngày làm đề tài của tác phẩm
12


“văn học phản ánh cuộc sống”. Lấy chất liệu từ cuộc sống hàng ngày để tạo
nên tác phẩm. Cuộc sống luôn muôn hình muôn vẻ của nó bởi vậy các tác
phẩm văn học phản ánh cuộc sống càng trở nên sinh động. Tuy vậy, người
sáng tạo phải có những rung cảm, bên cạnh đó trong chính bản thân tác giả
phải có tố chất văn học để sáng tạo nên các tác phẩm văn học có ý nghĩa.
Với bút kí, tác giả phải là những người có được những rung cảm tinh tế
trước các sự vật, hiện tượng đời thường để dưới góc nhìn của mình, miêu tả,
kể lại câu chuyện, sự kiện một cách trọn vẹn nhất. Những tác phẩm bút ký lấy
nội dung từ những hiện thực của đời sống, những mảng tối nhức nhối của xã
hội để phản ánh. Tác giả chỉ như một người đứng ngoài chứng kiến mọi sự
vận chuyển của sự vật, hiện tượng rồi dùng ngòi bút của mình kể lại những
câu chuyện ấy một cách chân thực. Với tư cách như một nhà báo, tác giả chắt
lọc những thông tin đắt giá để đưa vào tác phẩm, tạo nên những cá tính đặc
biệt trong sáng tạo của từng nhà văn.
Khác hẳn với các thể loại khác của văn chương như thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết… các nhân vật chỉ xuất hiện như một yếu tố ước lệ được tác giả
dựng nên trong một hoàn cảnh, sự việc do chính tác giả hư cấu để thử thách
nhân vật, qua đó thể hiện tính cách nhân vật, quan niệm, điểm nhìn của tác

giả. Nhưng với bút kí, mọi thời gian, nhân vật, sự kiện đều là những con
người, sự kiện có thực ngoài đời sống được đưa vào tác phẩm, nhưng dưới
ngòi bút đánh giá và nhân quan của tác giả.
Trong bút kí của Anh Đức, lấy tư liệu về lịch sử đất nước trong những
năm 60 khi giặc Mỹ điên cuồng trong cuộc chiến tranh cục bộ vào đất nước ta
với những tập bút kí Bức thư Cà Mau (tháng 11 – 1963); Bức thư cuối năm
(tháng 12 – 1964); Thư tháng bảy (tháng 7 – 1965); Dưới một vầng ánh sáng
đục (tháng 11 – 1965); Vào mùa nắng (tháng 12 – 1966); Những chuyện xung
quanh một trận càn hình móng ngựa (tháng 4 – 1967) và ghi chép Chuyện
của một người cùng quê… Những tác phẩm bút kí của Anh Đức như những
13


bức thư cứ nối tiếp nhau gửi cho những người đồng đội của mình. Khi nói về
bút kí của Anh Đức ta không thể không nhắc đến lời bình của Chu Nga trong
bài viết bàn về Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức, đã lấy bút kí
của Anh Đức làm đối tượng trung tâm để nghiên cứu “Đọc các bút kí của anh,
chúng ta luôn luôn có cảm giác như anh đang trực tiếp nói chuyện với ta. Anh
kể cho ta nghe về vùng quê anh – Cà Mau – nơi “cuối đất” của Tổ quốc, về
những gian nan vất vả mà đồng bào ta trong ấy đã trải qua trên hai mươi năm
trời chiến đấu. Nhưng điều chính nhất mà anh kể trong thư có lẽ vẫn là những
thắng lợi ngày càng lớn mà đồng bào miền Nam đã giành được kể từ sau ngày
đồng khởi”. Không những thế theo tác giả Hoài Anh khẳng định “Anh không
những đã có vốn sống viết về những cái thực sự mình nếm trải mà còn có
năng lực cảm thụ thiên nhiên, nhạy bén nắm bắt những thay đổi tinh tế trong
cảnh sắc thiên nhiên ở vùng đất Rạch Giá, Cà Mau và nói chung là miền Tây
Nam Bộ”.
Bút kí là thể loại nằm giữa lịch sử và văn học. Bên cạnh những sự kiện,
hiện tượng được tác giả chắt lọc thể hiện dưới thể loại bút kí. Tác giả với vai
trò chứng kiến, ghi chép, kể chuyện lại cho những độc giả qua ngòi bút của

văn chương. Bằng lời kể của mình, tác giả khôi phục, trình bày lại sự kiện có
thật bên cạnh đó còn có tỏ thái độ, lời bình trước các sự việc ấy. Trong các tác
phẩm bút kí, ta thấy nhân vật thường xưng tôi và có một cuộc gặp gỡ, chuyện
trò, điều tra về sự kiện. Chính việc xưng tôi trong tác phẩm càng khiến cho
độc giả tin vào câu chuyện mà tác giả kể lại. Trong bút kí của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, ta thường xuyên thấy nhân vật trữ tình xưng tôi, chiêm nghiệm,
suy tư về cuộc sống về thời gian. Dưới lăng kính của cảm xúc, sự vật như
hiện hữu trước mắt của độc giả “tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang
lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên
tĩnh”, hay “tôi cảm thấy điều đó một cách tự nhiên”, hàng loạt những cụm từ
thuộc về xúc giác của con người được tác giả sử dụng “tôi cảm thấy…” khiến
14


cho kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đậm chất trữ tình, sự vật hiện lên
mờ ảo, lung linh trước cảm xúc của tác giả.
Để tạo nên tính xác thực trong nội dung chuyện được kể trong bút kí,
nhân vật kể chuyện luôn luôn xưng tôi, với vai trò là nhân chứng , trải
nghiệm, luận bàn về những sự kiện những nhân vật có thực của đời sống. Nếu
như trong các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ nhân vật trữ tình chỉ hiện
lên như một yếu tố ước lệ hoặc mượn hình tượng nhân vật để nói lên quan
điểm, điểm nhìn của tác giả thì đến với kí, đặc biệt là bút kí, tác giả được trực
tiếp nói lên quan điểm, điểm nhìn của mình. Trong bút kí Chợ đò mở đầu
bằng việc giới thiệu nhân vật “Có người gọi tôi: Bà Bảy Nước Tương, bà Bảy
Dọn, bà Bảy Đò. Có lẽ cái tên Bảy Đò đã chết danh với đời tôi”. Hay trong
bút kí của Nguyễn Bắc Sơn trong việc thể hiện tình cảm của mình tới đại
tướng Võ Nguyên Giáp: “Tôi thuộc tuyệt đại đa số người không dám ao ước
ấy. Vậy mà …tự nhiên được mời tham gia vào đoàn đến chúc mừng Đại
tướng nhân dịp thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi được thỏa thuê,
no nê ngắm nhìn, lắng nghe ông trò truyện trong suốt hơn một giờ. Chỉ tiếc

không được chào trực tiếp, không được bắt tay ông mà chỉ được cùng mọi
người chụp ảnh với ông”. Bằng ngôi kể xưng tôi trong tác phẩm, bút kí tạo
cho người đọc cảm giác như mình được sống trong chính hoàn cảnh sự việc
trong câu chuyện, tạo mức độ tin cậy và thuyết phục cho câu chuyện mình kể.
Để làm được điều này, tác giả thường tạo nên tình huống rất tình cờ, như một
cuộc hành trình, một chuyến dã ngoại hay một cuộc trở về với quá khứ của
mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm bút kí.
Bằng các hiện tượng, sự việc có thật trong đời sống mà không ít tác
phẩm bút kí khi ra đời có thể gặp được sự đón nhận của độc giả hoặc có thể
tạo ra một làn sóng dư luận. Lấy tư liệu bằng các hiện tượng thời sự của xã
hội vào tác phẩm, không ít các tác phẩm bút kí gây chấn động dư luận mà còn
mang lại nhiều hệ lụy cho tác giả như bút kí “Thủ tục để làm người còn sống”
15


của tác giả Minh Chuyên. Ngay khi vừa được in trên trang nhất báo Văn nghệ
số 1280 ra ngày 14/05/1988, đã gây ra một cơn chấn động khắp mọi trang báo
văn nghệ lẫn đời thực. Bút kí phản ánh hiện thực của những người lính sau
cuôc chiến tranh trở về. Họ còn sống nhưng lại không được công nhận về sự
sống của mình, cả cuộc đời còn lại của người lính Trần Quyết Định là đi tìm
cho mình một giấy chứng nhận làm người còn sống. Những hiệu ứng này của
độc giả đối với các tác phẩm bút kí càng cho thấy, những nhu cầu hay bản
năng trong các tác phẩm kí rất chính đáng và cơ bản trong nhu cầu trong cuộc
sống của con người.
Bút kí là thể loại nằm cạnh kề với báo chí nên có không ít các tác phẩm
xuất hiện của nhân vật xưng tôi với tư cách nhà báo. Nhân vật xưng tôi đi vào
cuộc hành trình khám phá truy tìm sự thật trong một mớ hỗn độn mà sự thật
thì luôn bị che lấp trong vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài. Với Anh Đức: “Dòng
chữ ghi một cách ngắn gọn, tàn nhẫn, tội ác của chúng được cụ thể hóa bằng
số liệu và bom đạn…Trong quyển sổ võ khí có trang ghi: bom napan đã ném

20 quả, đạn rốc két đã bắn 40 trái. Thế có nghĩa là ngày hôm ấy nhà cửa đồng
bào đã cháy, các em bé và các bà mẹ đã chết, cây ăn quả ngã gục”. Những số
liệu, con số như nói lên tất cả sự thật mà Anh Đức muốn thể hiện trong tác
phẩm của mình. Những nhân chứng của hiện thực dần được tác giả chỉ ra để
làm rõ thêm cho luận điểm mà tác giả đưa ra. Bằng việc nghiên cứu, tìm tòi
và thu thập thông tin chính xác, tác giả đã giúp cho độc giả nhận ra những
chân lý, những lẽ phải cần phải có trong xã hội.
Có thể thấy, việc sử dụng các sự kiện, hiện tượng có thực trong xã hội
vào nội dung tác phẩm văn học kí càng khiến cho người đọc hiểu thêm về
những mặt sai trái còn tồn tại trong xã hội hiện nay. Việc sử dụng thông tin có
thật, đưa đến cho người đọc những thông tin hữu ích, những mặt còn tồn tại
ẩn lấp sau ánh hào quang sáng chói vẫn còn những mảng tối cần được soi rọi.
Với các tác phẩm bút kí, mã sự thật hay ngôn ngữ sự thật trở thành một thành
16


tố không thể thiếu để gây dựng lên nội dung cả tác phẩm. Đây cũng là một
đặc trưng cơ bản của bút kí để phân biệt thể loại bút kí với các thể loại khác
trong kí cũng như các thể loại khác trong văn học đương đại.
1.1.3.2 Trực tiếp bày tỏ quan điểm của tác giả
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tác giả là những người làm ra văn
bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác
giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học
mới. Sự bắt chước, mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tạo không có
bản sắc, không làm nên tác giả văn học đích thực”. Qủa đúng như vậy, mỗi
một tác phẩm văn học ra đời đều là sự nâng niu, trau chuốt của mỗi tác giả
trong những tác phẩm văn học của mình. Đằng sau mỗi câu từ, mỗi câu
chuyện mà tác giả mang lại cho độc giả đều mang những bài học, những triết
lý ở đời, những quan niệm về cuộc sống.
Với mỗi thể loại văn học tác giả đều có những cách riêng để thể hiện cái

tôi cá nhân của mình. Đến với truyện và trữ tình, ta thấy hình ảnh tác giả lấp
ló đâu đó trong từng ngôn từ, từng hình ảnh, người đọc phải suy ngẫm và
nghiên cứu mới có thể thấy được hình ảnh của tác giả trong đó. Với Nguyễn
Bính, - “nhà thơ chân quê” viết nhiều về làng cảnh nông thôn vùng Bắc Bộ.
Nhà thơ mượn những hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ như cau, trầu,
rơm, khói… để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.
“Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không bên nào?”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Hay với thi sĩ tình yêu như Xuân Diệu, hình ảnh về tình yêu luôn hiện
hữu và tràn đầy nhựa sống trong từng câu từ ông viết.
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”
17


Với mỗi nhà văn, ai cũng để lại trong tác phẩm của mình những dấu ấn
riêng, những dấu ấn ấy đều ẩn lấp sau những ngôn từ, hình ảnh được tác giả
chắt lọc, nâng niu với đứa con tinh thần của mình. Tất cả mọi thứ đều bị che
lấp đi đằng sau lớp ngôn từ văn bản. Thơ là thể loại sử dụng ít ngôn từ, nó yêu
cầu người nghệ sĩ phải lựa chọn, chắt lọc những ngôn từ đắt giá nhất để sử
dụng trong văn bản. Bên cạnh đó, những biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn
dụ, nhân hóa…cũng khiến cho lớp ngôn từ trong thơ ca đa dạng hơn.
“Mặt trời bắp thì nằm trên trời
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Cũng cùng một hình ảnh về mặt trời nhưng mỗi nhà văn lại có một
phép biến hóa riêng, với Viễn Phương, hình ảnh mặt trời lại mang một ý
nghĩa khác:
“Ngày ngày mặt trời qua qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Ít sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” trong các tác phẩm mang thể loại tiểu
thuyết, truyện ngắn, thơ ca… mà chủ yếu tác giả mượn lời nhân vật để bày tỏ
quan điểm, triết lí ở đời. Với Nam Cao, ông sử dụng hình ảnh những người
nông dân nghèo như Chí Phèo, Lão Hạc… những người trí thức nghèo như
Thức, ông lão giáo trong Lão Hạc để thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Cái
tôi ấy được ẩn lấp đằng sau hình ảnh của những nhân vật. Để cho nhân vật tự
nói chuyện với nhau, đôi khi chính tác giả khi viết xong câu chuyện của mình,
bày tỏ cảm xúc, quan điểm chính trị của nhân vật ấy. Tác giả là người đứng
ngoài văn bản để dẫn dắt câu chuyện theo quan điểm của mình.
Đến với kí nói chung và bút kí nói riêng, quan điểm của nhà văn luôn
được thể hiện rõ bằng ngôi kể xưng tôi. Nhân vật tôi xuất hiện trực tiếp, vừa
có vai trò như người kể truyện bên cạnh đó cũng trực tiếp nêu lên quan điểm
của mình trước các hiện tượng, sự kiện nhân vật được trải nghiệm.
Khi tiếp cận với bút kí, ta nhận thấy hầu như mọi cái tôi đều trực tiếp
phản ánh hiện thực. Đến với bút kí Anh Đức “Có lần tôi đã nhìn thấy một anh

18


thợ đốt lò chiến đấu với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sự,
sau khi cùng toàn đội đẩy lùi trận càn, anh bị thương nặng từ trong lò than bò
ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đìa những máu. Trước lúc chết
anh bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh kề miệng hôn đứa con gái mình
lần cuối.”[13]
Trong bút kí Sóng Cửu Long, hình ảnh những người con gái Việt Nam
hiện lên hiên ngang, kiên cường trong mỗi cuộc đấu tranh chống giặc mĩ của
dân tộc. Vai trò của người phụ nữ là không thể chối cãi được, họ vừa là người
“giỏi việc nước, đảm việc nhà” xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ dành
tặng cho họ “Anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang”. Những con
người ấy được Trần Minh Hiếu miêu tả qua từng con người như chị Hai, chị

Bảy, chị Ba “Họ nhẹ nhàng lướt trên tất cả như những cánh chim kia bay
bổng lên trên những tầng mây khói lâng lâng giữa trời xanh. Họ cứ vậy mà
chiến đấu để giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, bảo vệ tuổi trẻ và
hạnh phúc của họ đang bị đe dọa từng giờ từng phút. Họ là những lớp sóng
mới dấy lên từ chủ nghĩa anh hùng mới, quốc phong mới, thời đại mới của
dân tộc và đang cuồn cuộn kéo theo muôn ngàn lớp khác nối tiếp nhau qua
bao thế hệ như nước kia, sóng kia không ngừng cuồn cuộn trên dòng Cửu
Long”[46/282].
Trong bút kí của Nguyễn Bắc Sơn những triết lí về cuộc sống về dân tộc
luôn được tác giả đặt lên hàng đầu “Chớ có nói lịch sử không bao giờ lặp lại.
Lịch sử kháng chiến của dân tộc ta chả đã nhiều lần lặp lại đó thôi. Trước hết
là ba lần đánh thắng giặc trên cùng một địa danh nổi tiếng – Bạch Đằng, bằng
cùng một chiến thuật, dùng trận địa cọc cắm xuống lòng sông. Lịch sử kháng
chiến nước cộng hòa non trẻ thời đại Hồ Chí Minh cũng đã lặp lại thú vị:
Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp; Chiến dịch Hồ Chí
Minh kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc
kháng chiến lần thứ nhất giải phóng nửa nước khỏi ách thực dân cũ. Cuộc
19


×