Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận cuối kỳ: Vai trò của các giáo sĩ thừa sai Paris trong kế hoạch xâm lược và bình định Việt Nam của thực dân Pháp từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.62 KB, 20 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ KIM THOA
1582203130016

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁO SĨ THỪA SAI PARIS TRONG KẾ HOẠCH 
XÂM LƯỢC VÀ BÌNH ĐỊNH VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN PHÁP TỪ 
THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XIX

Chuyên đề: 
TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
                                             Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
                                           Mã ngành: 60220313
                                           Lớp: CH15LS01

                       PGS.TS ĐỖ QUANG HƯNG

BÌNH DƯƠNG,  THÁNG 7 NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

MỤC LỤC 

Contents

2

NGUYỄN THỊ KIM THOA




TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

1.

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Sự thành lập Hội thừa sai Paris – nơi đào tạo bài bản cho các giáo sĩ  
thực  hiện công cuộc truyền giáo gắn với nhiệm vụ chính trị

Truyền giáo là hoạt động đương nhiên của Thiên Chúa Giáo ngay từ khi tôn 
giáo này mới ra đời. Những người tiên phong của hoạt động đó là Thánh Pierre,  
Thánh Paul, và sau đó là các vị tông đồ  của Jésus. Trải qua nhiều thế  kỷ hoạt 
động tích cực và nhiệt thành của các sứ  đồ, dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ, 
hy sinh, đạo Thiên Chúa đã thành công rực rỡ. Và từ cuối thế  kỷ IV trở đi, nó  
trở thành một tôn giáo lớn mạnh nhất Châu Âu. Không những thế, từ  đó Giáo  
hội Thiên chúa còn là một thế  lực chính trị  mạnh nhất, bao trùm lên cả  chính  
quền phong kiến ở Châu Âu trong suốt 10 thế kỷ của thời trung cổ.
Từ cuối thế kỷ XV trở đi, đặc biệt là từ sau khi xảy ra sự kiện phát kiến địa 
lý – tìm ra châu Mỹ,  ở  các nước phương Tây đã xuất hiện sự  bùng nổ  về 
truyền giáo, Giáo hội La Mã và các quốc gia sớm phát triển ở Châu Âu đều cho 
thành lập những giáo đoàn và liên tiếp cử các giáo sĩ Thừa sai đi sang các miền 
đất mới – chủ  yếu là Trung và Nam Mỹ, hay vùng đất Viễn Đông để  truyền  
đạo.
Sự bùng nổ và truyền giáo đó, trước hết, thể hiện ý đồ của Giáo hội La Mã  
muốn gây thế lực thần quyền cũng như thế quyền ở những vùng đất mới như 
là một đối trọng đối với sự lấn lướt của thế lực tư bản Châu Âu.
Song nguyên nhân quan trọng nhất của hiện tượng này lại chính là nhu cầu  
thuộc địa của chủ  nghĩa thực dân Âu châu. Muốn thâm nhập vào những vùng  

đất mới, chinh phụ thổ  dân, phát hiện những tài nguyên phong phú,…giai cấp  
tư  sản thấy cần phải có một đội ngũ những người có tri thức về  khoa học tự 
nhiên cũng như về khoa học xã hội, lại ít gây ra sự hoài nghi và phản ứng của 
những người bản xứ. Vào thời điểm ấy, những con người như thế chỉ có thể 
tìm thấy  ở  các giáo sĩ được đào tạo có bài bản trong các nhà Dòng của Giáo 
hội. Thế  là các nước Châu Âu sớm phát triển như Bồ  Đào Nha, Tây Ban Nha,  
Pháp, …đua nhau thành lập các giáo đoàn, tập hợp và đào tạo các thầy tu thành 

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

các giáo sĩ Thừa sai để  đáp  ứng cho yêu cầu nói trên. Kinh phí, mục đích, yêu 
cầu đào tạo cũng như  nhiệm vụ  cụ  thể  của các giáo đoàn đều do nhà nước 
hoặc các tổ chức tư nhân, chủ yếu là những nhà tư sản quyết định. Do đó bản  
chất của các giáo đoàn và sứ mạng của các giáo sĩ Thừa sai đã thay đổi cơ bản  
về  chất. Về  mặt hình thức thì đây là các tổ  chức tôn giáo để  các nhà truyền  
giáo thực hiện lời dạy của chúa Jesus, song về  thực chất, công cuộc truyền 
giáo lúc này đã mang một nội dung ý nghĩa khác hẳn.
Giữa thế  kỷ  XVII, kinh tế  của Pháp cũng đang  ở  vào thời kỳ  chuyển hóa 
sang kinh tế  tư  bản chủ  nghĩa. Thế  kỷ  XVI và XVII   ở  Pháp đang thịnh hành  
chủ  nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa này đề  ra hai yêu cầu cho thương mại lúc 
bấy giờ: tăng gia tiền bạc ở trong nước bằng cách mua ở ngoài càng ít càng tôt  
và tăng gia xuất cảng công nghệ phẩm càng nhiều càng tốt. Chủ trương này đã  
được chính phủ đương thời thừa nhận. Nó cũng dẫn đến việc tăng cường tìm 
kiếm thêm đất mới để phục vụ cho chủ trương trê. Sự ổn định về chính trị và 
tôn giáo từ thời Henry IV trở đi càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển  

ngoại thương và thuộc địa.
Giáo chủ Richelieu, Tể tướng của triều Louis XIII là người rất tích cực phát  
triển thuộc địa và ngoại thương. Ông cho thành lập chừng 20 công ty lớn (từ 
năm   1626   đến   1661)   và   cho   hưởng   những   đặc   quyền   rất   lớn:   đặc   quyền  
thương mại và được trợ cấp. Nhiệm vụ của các công ty này là tổ chức và sắp 
xếp các đất thực dân, đưa đón các “cô lông” (người đi thực dân) và các giáo sĩ  
đến các thuộc địa. Nhờ hoạt động của các công ty này, nước Pháp đã chiếm và 
xây dựng được một hệ thống thuộc địa ở châu Mỹ, Phi và châu Á. Ở châu Mỹ, 
Pháp có thương điếm Montréal, đảo Martinique, Grenade, Tobago.  Ở châu Phi, 
Pháp lập thương điếm Saint Louis. Công ty Đông Phương (thành lập năm 1642)  
chiếm đảo Bourbons, Sainte Marie, hải cảng Dauphin. 
Đồng thời với việc thành lập các công ty thương mại, chính phủ Pháp cũng  
tích cực thành lập các Hội truyền giáo đối ngoại – Giáo đonà Franciscains và 
giáo đoàn Sulpiciens được thành lập để  truyền giáo và hoạt động  ở  châu Mỹ.  
Hôi thừa sai Paris được thành lập năm 1663, dưới thời Colbert, nhằm hoạt 

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

động  ở  Viễn Đông. Đằng sau mỗi giáo đoàn là quyền lực và quyền lợi của  
một quốc gia đang ngày càng bị  chi phối bởi giai cấp tư sản đang lớn mạnh,  
Hội thừa sai Paris do giai cấp tư sản Pháp chi phối. Các giáo sĩ Thừa sai không 
còn là những người truyền giáo thuần túy nữa, họ  đã trở  thành những người  
tuy mang danh nghĩa tôn giáo, song thực chất lại là những phái viên của một 
quốc gia với nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích của quốc gia đó, cụ thể trong bản  
điều trần của Hội thừa sai Paris gửi Chính phủ  Pháp năm 1790 đã ghi: “Hội  

thừa sai Paris là tổ chức duy nhất của Hội các thầy tu thế tục gồm toàn người  
Pháp (…), có sứ mạng đem ánh sáng của Đức tin và phát huy  ảnh hưởng của 
nước Pháp đến các nước phương Đông”, giáo sĩ của Hội “không quyên lợi ích 
của nước mình…Họ  đã và sẽ  mãi mãi có nhiệu vụ  thông báo cho Nhà nước 
mọi phát kiến và tin tức cần thiết mà họ  đạt được bằng con đường khoa học, 
văn học, hoặc bằng con đường thương mại. Họ  tạo điều kiện cho việc buôn 
bán mà nước Pháp đã tiến hành ở các nước phương Đông và chính họ đã đứng  
ra tổ chức Công ty Đông Ấn đầu tiền…” [Nguyễn Văn Kiệm (2003); tr. 84].
Hội thừa sai Paris ra đời trong lúc nền kinh tế Pháp đang trên đà chuyển hóa 
mạnh sang chủ nghĩa tư bản và cùng với sự chuyển hóa đó, chủ nghĩa thực dân  
tư bản và cùng với sự chuyển hóa đó, chủ nghĩa thực dân Pháp đã bắt đầu hoạt 
động. Sự ra đời của Hội trong hoàn cảnh ấy sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi  
cho việc đẩy mạnh giai đoạn chuyển hóa mạnh sang tư  bản chủ  nghĩa của  
kinh tế  Pháp. Chính quyền và thương nhân Pháp tích cực hoạt động cho sự  ra  
đời của Hội thừa sai Paris cũng là lẽ đương nhiên, đáp ứng được kịp thời yêu 
cầu của lịch sử nước Pháp lúc ấy xét về phương diện phát triển kinh tế. Hoàn  
cảnh lịch sử ấy có tác dụng quyết định tới phương hướng hoạt động của Hội 
thừa sai Paris sau này. Cha đẻ tinh thần của Hội thừa sai Paris là Alexandre de 
Rohodes. Ông là người truyền đạo thành công nhất ở Việt Nam. 
Có thể  nói, sự  ra đời của Hội thừa sai cho phép ta nhận định rằng đây là 
một tổ  chức truyền giáo do nha nước Pháp đứng ra tổ  chức, bảo trợ. Hội này 
có nhiệm vụ  thông qua và kết hợp với truyền giáo để  hỗ  trợ  cho công cuộc  
thực dân của Pháp ở địa bàn hoạt động của hội.

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

2.


NGUYỄN THỊ KIM THOA

Mối quan hệ giữa Hội thừa sai Paris với Nhà nước Pháp – mối quan  
hệ bất diệt giống như mối quan hệ giữa “cá” với “nước”.

Để  trả  lời cho câu hỏi “ Công giáo, cụ  thể  là Hội thừa sai Paris có liên  
quan   đến   cuộc   chiến   tranh   xâm   lược   Việt   Nam   của   thực   dân   Pháp   hay  
không?” Chúng ta cùng tìm hiểm mối quan hệ giữa Hội thừa sai Paris với Nhà  
nước Pháp sẽ phần nào hé lộ được câu trả lời.
Về bản chất thì bất kỳ  một tôn giáo nào cũng tốt cả, tôn giáo là cái thiêng  
liêng, là nơi để  con người gửi gắm niềm tin làm cho họ  thấy cuộc sống tươi  
đẹp hơn. Nhưng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp  
thì tôn giáo, cụ thể là Công giáo đã đi sai hướng, sai nhiệm vụ thiêng liêng cao  
cả  của nó.  Các giáo sĩ của Hội thừa sai Paris đã câu kết chặt chẽ, thậm chí  
đóng vai trò là kẻ  chủ  mưu, là đầu tàu dẫn đường cho Nhà nước Pháp tiến  
hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mối quan hệ  đó là mối quan hệ  
“cá” với “ nước”: Mọi hoạt động của “cá” làm cho môi trường “nước” trở  
nên linh hoạt, sinh động hơn, ngược lại nước chính là môi trường duy nhất để  
cá phát huy hiệu quả của mọi hoạt động.
Trước hết, ai cũng thấy sự  phát triển song song, trong lịch sử thuộc địa  ở 
Châu Âu, giữa hành động thuộc địa và hành động truyền giáo.  Ở  bất cứ  đâu  
trong thế giới Á Phi, sự truyền giáo đều được phát triển nhờ xâm chiếm thuộc 
địa, chiếm đóng quân sự, cắt nhượng lãnh thổ, trấn áp chính trị. “…Giáo hội 
Thiên Chúa công nhận rành mạch chính nguyên tắc của việc xâm chiếm thuộc 
địa. Xâm chiếm thuộc địa là một “công trình giáo dục về kinh tế, xã hội, chính 
trị” , là “thực hiện chức năng đem lại văn minh do luật thiên nhiên ban cho các 
quốc gia tự  do và có ý thức trách nhiệm”. Hồng y Verdirer nói rõ: xâm chiếm  
thuộc địa “nằm trong chương trình của Thượng Đế, như một hành động bác ái 
tập thể mà trong một thời điểm nào đó, một dân tộc thượng đẳng phải làm đối 

với các giống dân xấu số như một bổn phận phát sinh từ chính văn hóa thượng 
đẳng của dân tộc đó”. Nói một cách khác, các nhà đạo đức Thiên Chúa giáo tìm 
cách biện minh cho một quyền thuộc địa ngay trong cả thời gian mà việc xâm 
chiếm thuộc địa bị chỉ trích toàn bộ” [Cao Huy Thuần (2003); tr. 9].

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Từ đó, dựa vào nhau là đặc điểm thứ hai: nếu sự truyền giáo dựa vào đô 
hộ  của Âu Châu thì, ngược lại, sự  đô hộ  này, để  được vững chắc, cũng phải  
tìm hậu thuẫn về lý thuyết cũng như về thực hành nơi các thừa sai và nơi chính 
tôn giáo mới.
+ Trên lý thuyết, tôn giáo mới tạo tính chính đáng cho hành động thuộc địa.  
Từ  thế  kỷ  XV, giáo hoàng đã đặt ra nghĩa vụ  cho các nước Thiên Chúa giáo 
phải chinh phục để  cải đạo. Trong giáo chỉ  của Bồ  Đào Nha do giáo hoàng  
Alexandre VI ban hành ngày 4/5/1493 thì đất đai là thuộc về  Chúa và đại diện  
của Chúa có quyền sử dụng tất cả  những đất đai nào không thuộc tín đồ  của  
mình, bởi vì những kẻ  dị  giáo và phản giáo không có một quyền chiếm hữu  
chính đáng nào trên bất cữ  mảnh  đất nào. Do đó, việc ban cấp đất đai do 
những kẻ  đó chiếm hữu mặc nhiên bao hàm nghĩa vụ  làm họ  thần phục, làm 
họ cải đạ, tự nguyện hay ép buộc, và như vậy là vì phúc lợi tối cao của họ. Và 
trong Hiến chương mà nữ  hoàng Elisabeth nước Anh ban hành năm 1660 cho 
một công ty thuộc địa buộc công ty này phải “tôn trọng những bổn phận cao  
hơn là nghĩa vụ  thương mại”: Bổn phận cải giáo”[Cao Huy Thuần (2003); tr. 
10]. 
Đến giai đoạn bành trướng thuộc địa vào thế  kỷ  XIX  tách rời chính trị  và 

tôn giáo trên lý thuyết. Nguyên nhân chủ yếu là kinh tế ­ thị trường làm cho kỹ 
nghệ  đang mở  mang – hoặc chính trị: không để  cho một nước Âu châu khá  
nhanh chân chiếm trước. Tuy vậy, nước nào cũng có nhu cầu tìm cho ra một lý 
do để biện minh và tạo tính minh bạch cho hành động thuộc địa. Và bởi vì văn 
hóa Châu Âu là Thiên Chúa Giao, lý thuyết đó chỉ  có thể  lấy hứng từ  đó mà  
thôi. “Họ bảo: chinh phục các nước xa xôi là để mang ánh sáng của đạo Chúa,  
mang văn minh Thiên Chúa đến cho các giống dân sống trong bóng tối của  
những tín ngưỡng man di” [Cao Huy Thuần (2003); tr. 10]. 
+  Về  thực tiễn,  đạo Chúa, theo các lý thuyết gia Thiên Chúa và các viên 
chức thuộc địa cao cấp, tạo sự  gần gũi giữa các dân tộc bản xứ  và các nước 
Âu châu: đó là dây liên kết giữa các xã hội bản xứ và xã hội Tây phương. Giám 
mục Guébriant làm sáng tỏ  điểm này: “Khi môt người bản xứ  thuộc bất cứ 

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

chủng tộc gì, vàng, nâu hoặc đen, cải thành đạo Chúa thì dù cho người đó đã 
nghĩ sai như thế nào, đã có thành kiến gì, đã sợ hãi gì, đã ghét bỏ gì, chắc chắn  
trong đầu người đó không còn một trở ngại gì nữa để gần gũi, hợp tác, hòa lẫn  
với những người theo đạo Chúa trong những chủng tộc khác, nhất là với người 
da trắng và sẽ  hiểu sai họ  tận đáy lòng, nếu đừng có chuyện gì xảy ra khiến  
người đó chướng mắt, thất vọng. Làm gần gũi trí óc và tình cảm là kết quả 
của việc cải giáo, và cải giáo là tận cùng của công sức thừa sai. Công việc của 
dân tộc có thuộc địa, đứng về mặt chính đáng mà xét, sẽ được vô cùng dễ dãi. 
Công việc đó dễ  dãi, dù cho số  dân đã được cải đạo hãy còn rất ít, bởi vì số 
lượng ít ỏi không phải là cản trở không thể vượt qua đối với vai trò làm gạch  

nối….trong cuốn “Về việc khai thác thuộc địa đối với những dân tộc tiên tiến”  
, được xem như tứ thư ngũ kinh của thuộc địa gia: “Nếu nước Pháp phạm một 
sai lầm khi khai chiến với Hồi giáo thì nước Pháp cũng sẽ không biết phòng xa  
gì hơn nếu không tìm cách cải đạo cho các dân tộc trong tất cả các nước đang 
chiếm đóng” [Cao Huy Thuần (2003); tr. 13]. 
Thứ  ba,  vẫn trên thực tiễn, đạo Chúa là phương tiện hiệu quả  nhất để 
đồng hóa những dân tộc bị trị. Đồng hóa là chính sách cổ truyền của Pháp, nói 
chung là chính sách cổ  truyền, thân thuộc, của các nước Latinh. Toàn quyền 
Pasquier  giải  thích:  Quả   thật  người   Pháp  dễ  dàng  trong  việc  tiếp  xúc  với  
người bản xứ, đến với người đó, vui vẻ với người đó. Sự  dễ  dàng đó có gốc 
rẽ  từ  sức mạnh đồng hóa, hoặc bẩm sinh, hoặc do lý giải, khiến người Pháp 
tự mình đến gần người bản xứ, không phải để bắt gặp hay hiểu biết tư tưởng  
của người đó, mà để áp đặt tư tưởng của mình trên người đó. Lý tưởng đồng 
hóa đó đã ngự  trị  lâu đời trên lịch sử, trên đời sống chính trị  của nước Pháp.  
Theo lời của giám mục Bruno de Soluges, là khuynh hướng tự  nhiên của một 
nhà giáo dục nhân từ, tin chắc nơi phương pháp tuyệt diệu đã đào tạo nên 
mình, muốn áp dụng cho học trò của mình để họ cũng thành ra chính mình. Bởi  
vậy, dù cho đồng hóa là chính sách cai trị thuộc địa, thật bất công nếu người ta  
không xem đó như cũng có một giá trị tâm linh. [Cao Huy Thuần (2003); tr. 15]. 

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Thứ  tư, các ý tưởng của các giáo sĩ thừa sai có ảnh hưởng đến chính sách 
thuộc địa của thực dân Pháp. Bằng sự  tuyên truyền khéo léo và mạnh mẽ, các 
giáo sĩ thừa sai đã làm cho dư  luận  ở  Pháp cũng như   ở  thuộc địa tranh chấp  

nhận rộng rãi rằng: 
+  Bắc kỳ và Trung kỳ là đất đai của hai giống dân rất khác nhau, thù ghét 
nhau, và dân Bắc kỳ thích sự đô hộ của ngoại bang hơn là của triều đình Huế.
+ Nho sĩ và quan lại là những kẻ  thù không đội trời chung của Pháp; quan  
lại là một loại quí tộc khác biệt với dân chúng và bị  dân chúng ghét, đến nỗi 
dân chúng sẵn sàng phục vụ cho bất cứ ai đến dẹp bỏ giúp họ những quan lại 
đó.
+ Vua An Nam có uy quyền độc tôn, vì thế phải cùng với ông ta mà cai trị,  
và còn phải dùng ông ta để hủy diệt các quan lại.
+ Triều đình Huế  không đứng ngoài tình trạng rối loạn  ở  Bắc kỳ, vì thế 
phải nắm chắc họ  trong tay để  ngăn cản không cho họ  điều khiển từ  xa các 
hoạt động chống Pháp.
Như  vậy, chính phủ  thuộc địa bị  định hướng ngay từ  đầu, rồi bị  giữ  mãi 
như vậy một cách có ý thức hoặc không – bởi ảnh hưởng của Gia Tô giáo trên 
con đường trước tiên là đồng hóa, rồi sau đó là thống trị.
3.

Các hoạt   động của các giáo sĩ  Thừa sai –đòn bẩy thúc  đẩy cuộc  
chiến tranh xâm lược Việt Nam

Vào những năm trước khi Pegneau de Béhaine đến Việt Nam, các giáo sĩ 
Hội thừa sai Paris đã đống góp tích cực vào việc môi giới cho thương nhân 
Pháp và cung cấp cho âm mưu thực dân của Pháp nhiều thông tin quan trọng. 
Đó là những việc làm của Đại diện Tông tòa Lambert, Pallu và các giáo sĩ Thứa  
sai Bourges, Deydier…
De Lamotte Lambert, sau khi nhận chức Đại diện Tông tòa, do sự  phong 
toản của người Bồ  nên không có phương tiện sang phương Đông, đã phải đi 

9



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

bộ  và đến Thái Lan năm 1661; và năm 1669 đến Việt Nam trên một chiếc tàu 
buôn của Pháp cùng với giáo sĩ Bourges. Lambert cùng với thương nhân Pháp 
đã đưa tặng vật phẩm cho vua Lê ở Đàng Ngoài và được nhà vua cho phép họ 
được mua đất để  mở  cửa hàng. Sau đó, Lambert vào Đàng Trong hoạt động 
một thời gian rồi về Thái Lan. Từ  đây, Lambert vẫn thường xuyên gửi thư và  
tặng phẩm cho chúa Nguyễn. Năm 1679, Lambert chết ở Thái Lan, để lại cuốn 
sách Monito ad misionnarios và nhiều tập hồi ký chứa đựng rất nhiều tài liệu 
quý giá cho thương nhân và thực dân Pháp về tình hình Việt Nam.
Pallu đến Thái Lan năm 1664. Năm 1674, ông định đi kinh lý các giáo phận ở 
Đàng Ngoài song không thành vì bị  bão lớn phải dạt sang Philippines. Năm 
1681, sau khi được cử giữ chức Giám mục tổng toàn Trung Quốc, Pallu đã cử 
hai giáo sĩ Gefrard và Lefebre đem tặng vật và thư của vua Louis XIV đến vua 
Lê ở Đàng Ngoài xin cho Công ty Ấn Độ của Pháp được phép lập thương điếm  
ở Bắc Kỳ và cho phép 2 giáo sĩ Bourges và Deydier được đến truyền đạo, cho 
phép dân chúng bản xứ được theo đạo và mong mỏi nhà vua cải giáo. Nhờ đó 
sau này 2 giáo sĩ này đã được phép vào truyền giáo ở Việt Nam. Từ Viễn Đông,  
Pallu thường xuyên viết thư về cho vua Louis XIV, Ban lãnh đạo công ty Đông  
Ấn và thủ tướng Colbert, cung cấp cho họ những tài liệu cụ  thể  về  khả  năng 
thương mại với Đàng Ngoài và thúc giục họ phải có hành động gấp.
Mối quan hệ mật thiết giữa các giáo sĩ Thừa sai Pháp với Công ty Đông Ấn  
xung quanh việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đã dẫn tới một chương trình  
hành động quy mô lớn mà Pigeau de Béhaine là người thực thi.
Năm 1766, Pigeau de Béhaine cùng với 4 giáo sĩ Thừa sai khác được cử sang  
truyền giáo  ở  Đàng Trong. Pigeau de Béhaine đã có dịp nghiên cứu kỹ  những 
kế hoạch xâm lược Đàng Trong của Công ty Đông Ấn và ông thấy rằng có thể 

thông qua việc truyền giáo, nhất là cải giáo được người có cương vị  sẽ  thừa  
kế  vương quyền  ở  Việt Nam thì có thể  chinh phục được nước này một cách  
êm thấm. Do đó, ông đã tìm cách bắt liên lạc với người trong dòng họ  chúa 
Nguyễn và với sự nỗ lực của mình, cộng với sự giúp đỡ  của giáo dân, Pigeau  
de Béhaine cứu được Nguyễn Ánh trong một trận bao vây của quân Tây sơn tại  

10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

trấn Hà Tiên. Mối quan hệ gắn bó giữa Pigeau de Béhaine với Nguyễn Ánh bắt  
đầu từ đây.
Nguyện vọng của Pigeau de Béhaine là sự  cải giáo của Nguyễn Ánh song  
song với việc cải giáo hàng loạt của dân chúng Việt Nam. Để  thực hiện ý đồ 
đó, Pigeau de Béhaine đã yêu cầu Nguyễn Ánh tha cấm đạo; mặt khác, ông ta 
tuyên bố  cho các con chiên được phép thờ  cúng tổ  tiên theo phong tục Việt  
Nam để  đẩy mạnh việc cải giáo. Việc này không thành, vì Tòa Thánh La Mã 
phản đối kịch liệt.
Từ năm 1843 đến năm 1857, theo yêu cầu của các giáo sĩ, các tàu chiến Pháp  
đã 6 lần đến Cảng Đà Nẵng yêu sách nhà Nguyễn: đòi thả các giáo sĩ, đòi được  
quyền tự do truyền đạo và tự do buôn bán với một thái độ  hết sức ngạo mạn  
và khiêu khích trắng trợn, gây nên sự  căng thẳng cao độ  giữa hai Nhà nước 
Pháp và Việt Nam.
Trong quá trình xâm lược và bình định Việt Nam, ở đâu thực dân Pháp cũng  
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các giáo sĩ của Hội thừa sai Paris. 
Khi quân Pháp kéo đến Gia Định, Giám mục Lefebre đã từ làng Tam Hội lén  
ra gặp Rigault de Genouilly để  thông báo tường tận với hắn về sự bố phòng, 

quân số, vũ khí và mọi tình hình của thành Gia Định và hướng dẫn Pháp đánh 
thành. Ông huy động giáo dân tiếp tế cho quân Pháp, vận động giáo dân đi lính.  
Ví dụ “Lefebre cùng với các giáo sĩ ở Nam Kỳ cũng tích cực giúp đỡ Pháp đào 
tạo lớp thông dịch viên đầu tiên để  phục vụ  cho chính quyền Pháp mới được 
thành lập. Có giáo sĩ Pháp còn trực tiếp tham gia bộ máy chính quyền như  Le 
Grand de la Lyraye đã làm Thanh tra dân vụ trong bộ máy chính quyền phôi thai 
của Pháp ở Nam Kỳ [Nguyễn Văn Kiệm (2003); tr. 95,96].
 Trong quá trình truyền đạo, các giáo sĩ Hội thừa sai cùng với các linh mục  
bản xứ, các nữ  tu, ngay cả  trong thời kỳ cấm đạo khó khăn, vẫn không quên  
làm việc thiện, một công việc vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa có ý nghĩa xã hội,  
đồng thời cũng qua đó, mối quan hệ  giữa giáo và lương trở  nên tốt đẹp hơn.  
Trong  cuộc từ  thiện này, các nữ  tu, nhất là các nữ  tu của Dòng Chị  em Mến 

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Thánh giá đã đóng vai trò hết sức quan trọng và có hiệu quả. Giáo hội Công 
giáo rất quan tâm đến số  phận của các trẻ  nhỏ   ốm đau, bệnh tật, mồ  côi,  
những người bệnh hiểm nghèo, bệnh hủi, bị gia đình xa lánh, cụ thể:
-

Năm 1877 đến năm 1902, chỉ  riêng các nữ  tu Mến Thánh giá  ở  nhà mụ 
Cái Mông (Nam Kỳ) đã rửa tội cho 8.535 trẻ  nhỏ  chết yểu. Những đứa 
trẻ  sống sót được giao cho các gia đình Công giáo nhận làm con nuôi  
hoặc đưa vào trại cô nhi. 


-

Năm 1864,  ở Giáo phận Bắc Kỳ đã lập trại cô nhi và nhận nuôi 60 trẻ.  
Năm 1865, Bắc Kỳ  bị  dịch tả  và nạn đói, cô nhi viện nhận ngày càng 
nhiều trẻ em hơn. 

-

Từ  năm 1884 trở  đi, nhà thương hủi được thành lập  ở  nhiều giáo phận 
trong cả nước, do các nữ tu chăm sóc.

-

Song song với việc chăm sóc những người bị bệnh hiểm nghèo, nhà thờ 
Công Giáo còn quan tâm tới việc áp dụng thành tựu và kiến thức y học 
phương Tây để cứu giúp dân chúng.

Chính những việc làm từ  thiện đã góp phần che giấu đi những hành động 
xấu xa đen tối của các giáo sĩ thừa sai, đây cũng chính là biện pháp hữu hiệu 
nhất để  lôi kéo dân xứ  An Nam giao nhập đạo Gia Tô. Vì thế, trong xã hội 
Việt Nam vẫn lưu truyền câu “đi đạo lấy gạo mà ăn”. Rõ ràng dân chúng theo 
đạo chỉ để có cái ăn, cái để sinh tồn, chứ họ vẫn chưa ý thức được nguồn gốc 
sâu xa của vấn đề. Đó chính là lý do mà các giáo sĩ thừa sai hướng mục tiêu 
truyền đạo vào quần chúng nhân dân.
4.

Thay cho lời kết: Nhận xét về  vai trò của các giáo sĩ thừa trong kế  
hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Qua những phần trình bày trên ta có thể kết luận: các giáo sĩ của Hội thừa  

sai Paris chính là những người đưa ra chủ đích xâm lược Việt Nam, các giáo sĩ  
này đã vẽ  sẵn đường ray xe lửa tại Việt Nam, Nhà nước Pháp chỉ  việc mang  
tàu hỏa sang chạy trên đường ray đấy, đón khách và thu tiền.

12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Trong quá trình truyền giáo, các giáo sĩ có điều kiện để dễ dàng len lỏi vào  
khắp nơi trên đất nước ta tìm hiểu địa lý, tài nguyên, phong tục và khả  năng  
kinh tế của “xứ An Nam” để giới thiệu với Nhà nước Pháp và thuyết phục họ  
xâm lược Việt Nam, điều này được thể hiện rõ qua lời thỉnh cầu của Linh mục  
Huc, Giám mục Pellerin và Linh mục Legrand de Liraye, cụ thể: 
1.

Linh mục Húc

Trong văn thư gửi lên Hoàng Đế năm 1857, linh mục Huc trình bày các mối  
lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp.
­

Về  chiến lược:  “Đà Nẵng nằm trong tay người Pháp sẽ  là một hải 
cảng không ai tấn công nổi và là cứ  điểm quan trọng nhất để  chế  ngự 
Bắc Á” [Cao Huy Thuần (2014); tr. 38].

­


Về  kinh tế: “Lãnh thổ  Cochinchine mầu mỡ có thể  trồng trọt mọi sản 
phẩm thuộc địa. Các sản phẩm chính và phương tiện đổi hiện có là 
đường, gạo, gỗ xây dựng, ngà voi,…; sau hết là vàng và bạc mà các mỏ 
rất phong phú đã được khai thác từ lâu” [Cao Huy Thuần (2014); tr. 38].

­

Về  tôn giáo:  “Dân chúng hiền hòa, cần mẫn, rất dễ  dãi đối với việc  
truyền bá đức tin Gia Tô…Chỉ cần một ít thời gian là có thể cải hóa toàn 
bộ thành tín đồ Gia Tô và con dân trung thành với Pháp” [Cao Huy Thuần  
(2014); tr. 38].

2.

Giám mục Pellerin

  Năm 1857, Giám mục Pellerin viết thư  gửi Napoléon và thỉnh cầu: “Xin 
Hoàng thượng cho phép hạ  thần nhắc lại một lần nữa về  những người mới  
cải đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các thừa sai Pháp ở nước An Nam; hiện 
giờ  máu họ  đang đổ  và tình cảnh họ  còn kinh khủng hơn từ  khi có cuộc vận  
động sau chót của nước Pháp. Nếu bây giờ chẳng ai làm gì cả cho chúng tôi, e 
rằng Gia Tô giáo sẽ  bị tiêu diệt tại các vùng đất có vẻ  rất sẵn sàng đón nhận 
ân đức của tôn giáo này và của văn minh,….Chúng tôi kính xin Hoàng thượng  
đừng bỏ rơi chúng tôi. Điều mà Hoàng thượng ban cho chúng tôi sẽ  khiến cho  

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN


NGUYỄN THỊ KIM THOA

ân phúc của Thiên Chúa ban xuống cho Hoàng thượng và triều đại huy hoàng  
của Hoàng thượng…”  [Cao Huy Thuần (2014); tr. 41].
3.

Linh mục Legrand de Liraye 

­

Về chính trị và chiến lược

Theo linh mục Legrand, “Xứ  An Nam” có vị  trí chiến lược vô cùng quan 
trọng:   “Trong  hiện tình,  khi  Anh  chiếm trọn  Ấn  Độ  đến tận Singapour  và 
chuẩn bị  xiết chặt hơn nữa Trung Quốc, cần cắt đứt sự  giao thông giữa các  
thuộc địa của họ, rồi cùng với Tây Ban Nha ở Phi Luật Tân, Hà Lan ở Java và 
Sumatra dựng lên một chứng ngại nào đó, một điểm trọng tài cho người thu  
trận nếu muốn nói thế, một điểm giám sát đối với kẻ thắng trận quá tham lam,  
một điểm nương thân và trú  ẩn cho tàu bè của chúng ta hình như  đang lang 
thang phiêu bạt khắp vùng Viễn Đông này, và cuối cùng là một điểm tiếp tế và 
thương mại cho những người trung gian buôn bán gia vị  của chúng ta vốn chỉ 
được các lá cờ  nước ngoài bảo đảm và che chở  nơi vùng đất quá xa Tổ  quốc 
này”. [Cao Huy Thuần (2014); tr. 42].
­

Về Kinh tế:Xứ này là vùng đất giàu có về đất đai, tài nguyên của xứ ấy “sẽ 
khiến nước Pháp yêu thích vùng đất đẹp nhất và quý nhất này so với các 
thuộc địa cũ và mới của Pháp” [Cao Huy Thuần (2014); tr. 42].

­


Khả  năng xâm chiếm: Ông đã đưa ra những lý do mà xứ  An Nam này sẵn 
sàng rơi vào tay Pháp như sau: 
Một là, dân chúng luôn luôn trung thành với nhà Lê bị truất ngôi “bởi các 
biến cố  lớn của thế  kỷ  trước”; họ   đau khổ  dưới chính phủ  hiện thời, 
“một chính phủ  tàn bạo, bất công, lừa dối và đầy cưỡng đoạt khiến cho  
đất nước này ngày càng thêm đau khổ và vì thế đang cựa mình và sẵn sàng  
nổi dậy”. [Cao Huy Thuần (2014); tr. 43].

14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Hai là, quân binh “run sợ và chán nản trong hầu hết các tỉnh miền Bắc”; 
và quân đội này vừa mới chứng tỏ sự bất lực qua việc cầu hòa với những 
người Trung Quốc nổi loạn và cướp phá ở vùng đó thay vì phải đánh tan. 
[Cao Huy Thuần (2014); tr. 43].
Ba là,  ở  phía Nam, nơi có 2 dân tộc thiểu số  đang sống nhục nhã: đó là 
người Chăm (trước kia gọi là người Chàm) bị đẩy lùi về tình trạng bộ lạc 
ở  tỉnh Bình Thuận, và người Cam Bốt   “bị  buộc phải nhượng cho kẻ 
chiến thắng tất cả  các cửa sông và các vùng phù sa mênh mông của con 
sông lớn được tạm dùng làm biên giới” [Cao Huy Thuần (2014); tr. 43].
Bốn là, Vua không có con nối dõi sau mười hay mười lăm năm kết hôn,  
“đang đắm chìm trong những khoái lạc sa đọa nhất, chỉ biết sống giữa hơn 
năm nghìn cung phi mà ông chỉ  vui thú lúc tắm hoặc lúc đóng tuồng với 
họ”. Còn quan lại, “họ chia làm hai phe để giành giật chức vụ và thu nạp 
bộ  hạ; họ tạo nên đầy rẫy những kẻ tham lam, ăn của đút và gian ác, tại  

các tỉnh bọn này lấy sự đau khổ của dân chúng làm vui và đàn áp họ”. [Cao  
Huy Thuần (2014); tr. 43].
Ông động viên, vận động Nhà nước Pháp “Hãy yên tâm!  “Hải quân An 
Nam có thể  nói là không còn nữa từ  sau vụ  Đà Nẵng năm 1847: đã có lệnh 
không đóng thuyền theo kiểu Âu châu nữa, còn ghe trong nước thì thiếu vũ 
trang và thiết bị”. Vậy không có gì phải sợ  về  mặt thủy chiến. Trên bộ   ư? 
“Quân đội thiếu tổ  chức và khí giới: quân đội đó có tính dân sự  hơn là quân 
đội, họ không biết dùng đại bác và súng chỉ có một số rất hiếm là có khả năng  
sử dụng”. Quân đội có khoảng 60.000 hay 70.000 người cho toàn xứ, không thể 
tập hợp tại một địa điểm quá số 10.000 hay 15.000 tinh binh, mà “theo ý tôi, kỹ 
thuật   chiến   ddaaus   và   lòng   can   đảm   không   thể   chống   nổi   một   trung   đoàn 
Pháp”. “Thành lũy bị hư nát, chỉ còn các lũy tre bao bọc thành phố và làng mạc  
là còn đáng ngại đôi chút, nhưng với các chất liệu dễ cháy đó, không có gì khó 
khăn cho việc chiến thắng, vả lại tôi không tin rằng dân tộc đó có đủ can đảm,  
để quyết tâm chiến đấu sau thành lũy này” . 

15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

“Trái đã quá chín rồi, không thể  không rụng; lạy Chúa đừng có để  nó  
rơi vào tay người Anh ! Mọi người, dân chúng và chính quyền, “tôi nói,  
mọi người mong thấy nước Pháp cắm cờ Pháp trên các bờ biển này”.[Cao  
Huy Thuần (2003); tr.43, 44]. 
­

Kế hoạch xâm chiếm


Về  kế  hoạch xâm lăng, linh mục Legrand de Liraye đề  nghị  môt cuộc tấn  
công ngoại giao được tiếp nối bằng một can thiệp vũ trang trong trường hợp  
hợp thất bại:
“Về   ngoại   giao,   trước   hết,  hãy   dâng   một   tặng   phẩm  cho   Vua  đó   là   lệ 
thường của xứ này, kế đến trình tại Đà Nẵng hoặc tại cửa sông dẫn vào Kinh  
đô một bức thư  nói về  tự  do thương mại, về  những sỉ  nhục mà nước này đã 
gây cho Pháp, những bất công đối với người Pháp khi tàn phá việc buôn bán  
của họ, khi xử tử các thừa sai Gia Tô giáo, khi kết tội những người Gia Tô là 
thủ  phạm của những khuyến cáo đúng đắn và ôn hòa mà nước này đã phạm 
trước mắt toàn thế giới khi đoạn tuyệt một cách vô liêm sỉ với một nước đồng 
minh sau khi đã tiếp nhận biết bao giúp đỡ về người và tiền bạc. Để kết luận, 
ta đòi:
+ Quyền đại diện bằng một đoàn sĩ quan tại nhiều điểm (Phú Quốc, 
Cam Ranh, Đà Nẵng, Cửa Cấm) để đảm bảo tự do lưu thông, tự do buôn 
bán tại các cảng lớn trong nước, tự do tôn giáo cho mọi tín đồ Gia Tô và  
quyền cư trú cho các thừa sai như dưới thời Gia Long.
+ Chiếm giữa vĩnh viễn Đà Nẵng và các đảo phụ  cận, Hội An  ở  phía 
Nam và Hải Vân, Cù Lao Chàm ở phía Bắc để làm điểm trú ẩn, tiếp liệu  
và kho tàng.
+ Cuối cùng, một liên minh phòng thủ và tấn công.
Trong hai điều, sẽ  có một , hoặc Vua chấp nhận yêu cầu của Pháp hoặc 
Vua tức giận và từ  chối. Trong trường hợp đầu, Pháp sẽ  lập nền bảo hộ, sẽ 
đối xử đàng hoàng với Vua và giữ Vua ở lại ngôi cùng các đặc quyền “với các 

16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN


NGUYỄN THỊ KIM THOA

điều kiện hợp lý”. Nhưng theo tôi “chiến tranh là cách duy nhất để đạt kết quả 
nghiêm chỉnh đối với nước  ấy. Phải chấp nhận chiến tranh như  là cách tốt  
nhất, phải đánh gấp Bắc kỳ, Huế  và Đà Nẵng cùng lúc, nếu được thì lật đổ 
chính phủ, bàn chuyện giải phóng hai dân tộc chiến bại  ở Nam kỳ  và đặt lên 
ngôi ở Bắc kỳ một kẻ tự xưng là con cháu nhà Lê” [Cao Huy Thuần (2003); tr.  
44,45].
Trong cuốn“Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam  
(1857­1914) của Giáo sư  Cao Huy Thuần đã góp phần chứng minh cho luận  
điểm các giáo sĩ thừa sai chính là những người đề ra kế hoạch xâm lược Việt  
Nam, tuy nhiên do họ không có sức mạnh quân đội, tiềm lực kinh tế,…nên họ  
đã xúi dục Nhà nước Pháp thực hiện ý đồ  của mình, tại trang 393, tác giả  đã  
ghi “Lịch sử  về  vai trò của thừa sai người Pháp trong quá trình chiếm hữu  
thuộc địa ở Việt Nam sẽ không đầy đủ  nếu chúng ta quên không nhắc đến sự  
tranh giành  ảnh hưởng giữa thừa sai Pháp và thừa sai Tây Ban Nha. Thư sau  
đây, của Roche gửi cho Harmand, ngày 6 tháng 7 năm 1885, sẽ  giải thích vấn  
đề này: 
“Tôi hân hạnh lưu ý ngài về một vấn đề, mà theo tôi, có tầm quan trọng to 
lớn cho việc chiếm đóng Bắc kỳ  của chúng ta, tôi muốn nói đến các phái bộ 
truyền giáo”.
“…Các phái bộ truyền giáo ở Bắc kỳ, ở Nam kỳ và nói chung ở mọi vùng đất  
hải ngoại của chúng ta… không tạo nên các xã hội riêng biệt vì tất cả  đều  
xuất phát từ một ngôi nhà chính ở Paris; kế đến, chỉ cần biết những gì các phái 
bộ   ấy đã làm không ngừng từ hơn hai thế kỷ nay,  ở An nam cũng như   ở  mọi  
nơi khác, để  thừa nhận rằng các phần tử  đi chiếm thuộc địa đã tìm thấy nơi 
những giáo sĩ thừa sai của chúng ta những người phụ  tá có thế  lực và trung  
thành”. 
“Về  điểm này, những thừa sai của chúng ta (chứ  không phải những thừa sai  
Tây Ban Nha, ở đoạn sau tôi sẽ nói tại sao), đã thực sự đóng tại các nơi đó một 

vai trò giáo sĩ thế tục, và chỉ có cái áo trùm là làm họ giống với hội viên của các 
hiệp hội trước đây bị trục xuất khỏi nước Pháp”...

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

“Với Phái bộ  Tây Ban Nha thì không thế, không những chỉ đối với Chính phủ 
Pháp, mà còn đối với cả Chính phủ Tây Ban Nha nữa, bởi một lý do giản dị là  
các giáo sĩ Tây Ban Nha đó thuộc Dòng Đa Minh ở Manila, có trụ sở ở Rô­ ma  
và lãnh tụ là Giáo hoàng”.
…..
“Thế đấy! Tôi không nghĩ là thái quá khi nói: “Cái này phải giết chết cái kia.””
Ngoài nhiệm vụ  truyền giáo, các giáo sĩ Hội thừa sai Paris còn tham mưu  
vào chính trị  rất sâu sắc cho chính phủ  Pháp:Paul Francois Puginier “hoạt  
động hăng hái, tích cực, đưa số  giáo dân  ở  địa phận Tây Bắc kỳ  lên gần gấp  
đôi, củng cố vững chắc Giáo hội ở đây về tất cả mọi phương diện, khiến cho  
địa phận này trở  thành một giáo phận mẫu mực  ở  nước ta với 220.000 giáo  
dân vùng với một số  công trình văn hóa, xã hội đáng kể  như  Trại cô nhi, Nhà  
thương hủi, trường học tiếng Pháp, xưởng in và hai công trình kiến trúc lớn là  
Nhà thờ  Kẻ  Sở  và nhà thờ  lớn Hà Nội” [Nguyễn Văn Kiệm (2003);tr. 43].  
Ngoài nhiệm vụ của giám mục, Puginier còn tích cực tham gia các hoạt động  
chính trị, kinh tế khiến cho ông trở  thành một giám mục có uy tín nhất  ở  Bắc  
kỳ lúc bấy giờ bởi sự hiểu biết sâu rộng về tình hình mọi mặt của xứ này.
  Như  vậy, đây cũng là một luận điểm chứng minh các giáo sĩ thừa sai là  
người quyết định tất cả  mọi sách lược trong cuộc xâm lược và bình định  ở  
Việt Nam, chính các giáo sĩ thừa sai Pháp là những người tích cực nhất trong  

việc vận động chính phủ  Pháp can thiệp vào Việt Nam cũng như  tạo cớ  cho  
cuộc xâm lược Việt Nam. Một lần nữa, tôi xin khẳng định rằng chính các giáo  
sĩ thừa sai là người đưa chủ  đích xâm lược Việt Nam­ các giáo sĩ trong Hội  
thừa sai Paris chính là những cố  vấn đắc lực nhất cho Nhà nước Pháp trong  
cuộc xâm chiếm và bình định Việt Nam. 
Tuy nhiên, với nhận định của tôi sẽ có rất nhiều người đặt lại vấn đề: Hội  
thừa sai Paris do Chính phủ  Pháp thành lập với mục đích chính là “cải đạo”  
để  phục vụ  cho cuộc cuộc xâm chiếm thuộc địa. Vậy thì, chủ  đích xâm lược  
Việt Nam là do chính phủ Pháp khởi xướng mới đúng. 

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

Với khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cũng xin trình bày ý kiến của  
mình về  vấn đề  này như  sau:  Theo bài giảng của PGS.TS Lê Hữu Phước thì  
thực dân Pháp rất chú trọng đến việc nghiên cứu địa hình đất đai, thổ nhưỡng  
của nước thuộc địa, điển hình ở  Việt Nam trong thời gian Pháp cai trị, chúng  
đã cho thống kê độ dài, độ sâu của từng con kênh, con rạch, từng loại đất,… ở  
khắp nơi trên đất nước ta. Và khoảng cách địa lý từ Pháp đến Việt Nam là rất  
xa, nhà nước Pháp chỉ nghe nói về “xứ An Nam” chứ không thể hiểu rõ được  
đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta lúc bấy giờ, nên nhà nước Pháp  
không thể  có được chủ  trương thôn tính “An Nam” tại thời điểm đó. Điển  
hình, Napoleon III không có động thái gì về chính trị khi các giáo sĩ thừa sai gửi  
thư  về. Mãi cho đến khi lời thỉnh cầu của Linh mục Huc, Giám Mục Pellerin  
và luận cương của linh mục Legrand de la Liraye thì chính phủ  Pháp mới có  
hành động. Rõ ràng trước khi các vị  giáo sĩ này trình bày kỹ  càng về  “xứ  An  

Nam” thì Chính Phủ  Pháp không hề  có ý định xâm lược Việt Nam. Điều này,  
chứng tỏ rằng các giáo sĩ Hội thừa sai Paris chính là kẻ chủ mưu và đề ra kế  
hoạch xâm lược và bình định Việt Nam, chính phủ Pháp chỉ là người thực hiện  
những kế  hoạch đấy bằng sức mạnh quân đội, bằng sức mạnh kinh tế. Đây  
chính là đặc điểm khác biệt của các giáo sĩ Hội thừa sai Paris ở Việt Nam với  
các giáo sĩ Hội thừa sai Paris  ở các thuộc địa khác của Pháp. Điểm khác duy  
nhất ở chổ: trong trường hợp xâm chiếm và bình định Việt Nam thì các giáo sĩ  
Hội thừa sai Paris là người quyết định, là kẻ  chủ  mưu, là cố  vấn, chính phủ  
Pháp là người nhận lệnh và thi hành lệnh; những lời thỉnh cầu của linh mục,  
chờ  đợi quyết định của nhà Nước Pháp chỉ  thể  hiện sự  phụ  thuộc vào sức  
mạnh quân đội, tiềm lực kinh tế  của Hội thừa sai đối với nhà nước Pháp;  
trong khi đó quy luật truyền thống là nhà nước Pháp là người quyết định, các  
giáo sĩ Hội thừa sai Paris là người nhận lệnh và thi hành kết hợp với sự hỗ trợ  
của  quân đội Pháp. 

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT                                    HV CAO HỌC LSVN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

20

1.

CAO  HUY THUẦN (2014), “Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của 
Pháp tại Việt Nam”,  Nxb Hồng Đức.


2.

Nguyễn Văn Kiệm (2003),  “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề Lịch sử 
cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa – thông tin.



×