Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.4 KB, 39 trang )

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Năm 2016 là năm diễn ra nhiều sự  kiện trọng đại của Đảng, Nhà 
nước và địa phương: Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử đại  
biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 
2016­2021; kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Ba Đình, 70 năm thành lập Đảng 
bộ  huyện Nga Sơn và tỉnh Thanh Hoá đang tích cực chuẩn bị tổ chức các  
hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh  
Hoá (22/02/1947­22/02/2017). Để Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào 
cuộc sống, dưới sự  lãnh đạo của đảng, hệ  thống chính trị  và nhân dân 
huyện Nga Sơn đang tích cực đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua 
yêu nước và xây dựng nông thôn mới, để huyện sớm trở thành huyện kiểu 
mẫu, góp phần đưa Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu theo lời dặn của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh.
Để  thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ  cách mạng của  
Đảng, công tác vận động nhân dân (công tác dân vận) là một trong những 
nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự thành công của mọi cuộc cách mạng.  
Trong những năm qua, hệ thống dân vận của huyện đã phát huy tốt vai trò, 
chức năng trong tham mưu ban hành nhiều chủ trương, cơ  chế  đúng đắn;  
chỉ đạo hệ thống chính trị làm tốt công tác dân vận và  từng bước đổi mới 
cả về nội dung và phương thức tiến hành; từng bước phát huy quyền làm 
chủ của nhân dân trong tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội , 
xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ  thống chính trị  vững mạnh toàn diện, 
Đồng thời, tham mưu, chỉ  đạo đẩy mạnh tuyên truyền  các  chủ  trương, 
chính sách, chỉ  thị, nghị  quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước , Pháp 
lệnh 34, các  Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ; thực hiện tốt 
việc xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên 
nắm chắc tình hình cơ  sở, tình hình nhân dân; phối hợp tham mưu giải  
quyết kịp thời những vướng mắc, bức xúc trong nhân dân; tham mưu chỉ 




2

đạo nâng cao chất lượng tổ  chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt 
động của MTTQ và các đoàn thể, hội quần chúng. Phối hợp triển khai có 
hiệu quả  các chủ  trương, nhiệm vụ  công tác của tỉnh, của huyện đến cơ 
sở. Phối hợp tham mưu cho cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo nắm bắt tình hình và  
thực hiện tốt công tác tôn giáo, nhất là các ngày lễ  lớn đảm bảo an toàn, 
đúng luật; giải quyết kịp thời, có hiệu quả các hoạt động phát sinh về tôn 
giáo. Đẩy mạnh thực hiện: Học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo 
đức, phong cách  Hồ  Chí Minh gắn với  các  phong trào thi đua  yêu nước 
nhất là phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Khối  
Dân vận  ở cơ sở trên địa bàn huyện còn gặp phải những khó khăn và bộc 
lộ những hạn chế về: Nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu 
quả, tính bền vững của một số phong trào, về trình độ, năng lực, tác phong 
công tác của cán bộ làm công tác dân vận…Việc Khối dân vận cơ sở cần  
phải khắc phục được những hạn chế, hoạt động ngày càng đạt hiệu quả 
cao hơn là nhiệm vụ quan trọng, vừa mang tính cấp bách và mang tính lâu  
dài, tạo tiền đề vững chắc, góp phần thúc đẩy phát triển về mọi mặt của 
huyện … đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới, thực hiện  
tốt Nghị  quyết 25­NQ/TW của Ban chấp hành Trung  ương Đảng (Khóa 
XI), cùng với hệ  thống chính trị  và toàn thể  nhân dân trong huyện đẩy 
nhanh tiến độ, hoàn thành vững chắc, mục tiêu Nghị  quyết Đại hội Đảng 
các cấp đề ra, nhất là mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
 Với vai trò là một đảng viên và là cán bộ  làm công tác dân vận của  
huyện Nga Sơn, là học viên đang theo học chương trình Cao cấp lý luận  
chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn nghiên cứu 
đề  án: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ  sở   ở 

huyện   Nga   Sơn,   tỉnh   Thanh   Hóa   đến   năm   2020”  để   làm   đề   án   tốt 
nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1.2.1. Mục tiêu chung


3

Các cấp uỷ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tổ chức bộ 
máy, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt  
động của Khối  dân vận cơ  sở.  Mỗi cán bộ,  đảng viên,  thành viên Khối 
nhận thức sâu sắc và không ngừng nâng cao năng lực, kỹ  năng thực hiện  
công tác dân vận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ  được giao; gương 
mẫu, trọng dân, hiểu dân, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân  
dân đồng thuận thực hiện chủ  trương đường lối của Đảng, chính sách, 
pháp luật của nhà nước  nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả  hệ 
thống chính trị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong 
từng năm và cả giai đoạn, đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
­ Phấn đấu 90% đoàn viên, hội viên trở  lên và trên 80% quần chúng  
tham gia học tập, tiếp thu các chỉ  thị,  nghị  quyết  của Đảng, chính sách, 
pháp luật Nhà nước; 100% Khối tổ chức các hoạt tuyên truyền, vận động 
nhân dân thực hiện tốt các chủ  trương đường lối của Đảng, chính sách 
pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ  chính trị  trên địa  
bàn huyện.
­ Mỗi năm tổ  chức tổ  chức ít nhất 2 cuộc kiểm tra tại cấp cơ  sở  và 
các thôn về thực hiện nhiệm vụ của Khối dân vận.
­ Xây dựng tiêu chí thôn đạt chuẩn “Dân vận khéo” phù hợp với tình 
hình đơn vị; hằng năm đăng ký xây dựng và có từ  70% thôn trở  lên được 
công nhận đạt tiêu chuẩn thôn "Dân vận khéo".

­ Mỗi năm tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho 
100 thành viên của Khối và Tổ dân vận thôn, xóm, tiểu khu. Co 90% thành
́
 
viên Khối dân vận là Chu tich MTTQ va Tr
̉ ̣
̀ ưởng cac tô ch
́ ̉ ức chinh tri ­xa
́
̣
̃ 
hôi co trinh đô chuyên môn Đai hoc va trung câp ly luân chinh tri tr
̣ ́ ̀
̣
̣
̣
̀
́ ́ ̣
́
̣ ở lên. 
­ Tham mưu, chỉ đạo nâng tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên vào các tổ 
chức Hội  ở từng xã, Thị  trấn đến 2020: Đoàn thanh niên đạt 75% trở lên; 
Công đoàn đạt 90% trở lên; Hội nông dân đạt 95% trở  lên; Hội Liên hiệp 
phụ  nữ  đạt 90% trở  lên; Hội Cựu chiến binh đạt 98% trở  lên. 100%  khu 


4

dân cư có chi đoàn, chi hội, tổ chức sinh hoạt thường kỳ theo quy chế và  
Điều lệ Hội, Đoàn, đạt hiệu quả cao. 

1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
­ Phân tích rõ thực trạng hoạt động Khối dân vận cơ  sở: Về  đội ngũ 
cán bộ, tổ  chức bộ  máy; chất lượng tham mưu thực hiện nhiệm vụ  dân  
vận; hiệu quả, nội dung, phương thức hoạt động của Khối…
­ Xác định rõ yêu cầu đặt ra để  nâng cao chất lượng hoạt động của 
khối Dân vận cơ sở giai đoạn 2017­2020.
­ Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Khôi Dân 
vận cơ sở của huyện Nga Sơn giai đoạn 2017­2020.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1. Phạm vi đối tượng
Đề án nghiên cứu hoạt động của Khối dân vận cơ sở của huyện Nga  
Sơn, tập trung vào hoạt động công tác dân vận của cấp  ủy, chính quyền,  
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp cơ sở.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Năm 2017 đến năm 2020.  
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đề án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác ­ Lê nin, 
Tư  tưởng Hồ  Chí Minh và các quan điểm, chủ  trương, đường lối của  
Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Đề án được xây dựng trên những căn cứ pháp lý sau:
­ Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLB­TC­DV ngày 25/5/2000 của Ban 
Dân vận Trung  ương và Ban Tổ  chức Trung  ương Về  chức năng, nhiệm  
vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.


5

­ Quyết định số  290­ QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ  chính trị  về 

việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.
­   Nghị   quyết   số   25­NQ/TW  ngày   03/6/2013  Ban   chấp   hành  Trung 
ương Đảng  về  Tăng cường và đổi mới sự  lãnh đạo của Đảng đối với  
công tác dân vận trong tình hình mới”.
­  Quyết định số  217­QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ  Chính trị  về 
việc ban hành Quy chế  giám sát và phản biện xã hội của  Mặt trận Tổ 
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị ­ xã hội.
­  Quyết định số  218­QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ  Chính trị  về 
Quy định về  việc Mặt trận Tổ  quốc Việt nam các đoàn thể  chính trị  ­ xã 
hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. 
­ Chỉ  thị số 16/CT­TTg ngày 16/5/2016 của Thủ  tướng Chính phủ  về 
Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ  quan hành chính nhà  
nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới.
­ Kết luận số 114­KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương 
Đảng về Tăng cường công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước các cấp.
­ Pháp lệnh số  34/2007/PL­UBTVQH11 ngày 06/04/2007 của Uỷ  ban 
thường vụ Quốc hội về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
­ Nghị định 04/2015/NĐ­CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về Thực 
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị 
sự nghiệp công lập.
­ Nghị  định 60/2013/NĐ­CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ  Quy định 
chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân  
chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
 ­ Quyết định 1890­QĐ/TU ngày 01/9/2010 của Ban Thường vụ  Tỉnh 
ủy Thanh Hóa về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế công tác dân vận của hệ 
thống chính trị.


6


­ Nghị quyết số 02­NQ/TU ngày 30/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh 
ủy về Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của  Mặt trận Tổ 
quốc, các đoàn thể chính trị­ xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015­2020.
2.1.3. Lý luận về công tác dân vận
2.1.3.1. Quan niệm công tác dân vận của Đảng
Công tác dân vận là một trong những công tác cơ  bản có tính chiến 
lược của Đảng Cộng sản Việt Nam; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự 
lãnh đạo của Đảng, củng cố  và tăng cường mối quan hệ  máu thịt giữa 
Đảng, Nhà nước với nhân dân. 
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, để  đảm bảo cuộc đấu tranh của 
giai cấp công nhân và nhân dân lao động lật đổ sự thống trị của giai cấp tư 
sản và các giai cấp bóc lột khác, xây dựng xã hội mới công bằng, văn minh  
hơn, cần có hai yếu tố cơ bản: Một là, giai cấp công nhân phải tự tổ chức 
ra được một chính đảng độc lập; hai là, phải có sự tham gia của đông đảo 
quần chúng nhân dân. Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ phải làm gì,  
làm như thế  nào và tự  giác làm thì “cần tiến hành một công tác lâu dài và 
kiên nhẫn”
Trong bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh 
đã đưa ra khái niệm dân vận: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của 
mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lưc lượng toàn  
dân, để  thực hành những công việc nên làm, những công việc của Chính 
phủ và đoàn thể đã giao cho”. Đồng thời Người cũng chỉ rõ: Tất cả cán bộ 
chính quyền, tất cả các cán bộ  đoàn thể và tất cả  các hội viên của các tổ 
chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận. Tiêu chuẩn của người cán bộ 
dân vận ­ theo Chủ  tịch Hồ  Chí Minh ­ là: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe,  
chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ  không phải chỉ  nói suông, chỉ  ngồi viết  
mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Người khẳng định: Tất 
cả  lợi ích đều vì dân, tất cả  quyền hành đều ở  nơi dân; sự  nghiệp kháng 



7

chiến, kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ  xã đến chính phủ 
trung ương đều do dân bầu ra; đoàn thể từ  trung  ương đến xã đều do dân 
tổ  chức nên; công việc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng đất nước, xây  
dựng chính quyền, đoàn thể các cấp là trách nhiệm của dân. Từ đó, Người  
kết luận: “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở  nơi dân”. Do vậy,  
Đảng phải luôn coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác dân vận. 
Xuất phát từ  nguyên lý của Chủ  nghĩa Mác ­ Lênin và tư  tưởng Hồ 
Chí Minh, có thể quan niệm: Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ những 
hoạt động của Đảng, nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp mọi  
tầng lớp nhân dân để  thực hiện đường lối, chủ  trương của Đảng, chính 
sách pháp luật của Nhà nước và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Chủ thể tiến hành công tác dân vận là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ 
quốc và các đoàn thể  nhân dân. Đảng không những lãnh đạo hệ  thống  
chính trị tiến hành công tác dân vận, mà còn trực tiếp làm công tác dân vận.  
Mọi tổ  chức đảng từ  Trung  ương đến cơ  sở, cấp  ủy đảng các cấp, mọi  
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải làm công tác dân vận theo 
chức trách của mình. Lực lượng tham gia công tác dân vận còn có lực  
lượng   vũ   trang,   các   doanh   nghiệp,   các   nhà   khoa   học,   các   phương   tiện  
truyền thông, những người tiêu biểu có uy tín trong nhân dân. Tóm tại công 
tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của 
Đảng.
Đối tượng công tác dân vận của Đảng là các tầng lớp nhân dân.
Mục tiêu công tác dân vận trong tình hình mới  nhằm củng cố  vững 
chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết 
toàn dân tộc và mối quan hệ  máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp,  
vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ  trương của Đảng và chính sách,  
pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo 
phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, thực hiện  

thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


8

2.1.3.2. Tổ  chức bộ  máy, chức năng và nhiệm vụ  của Khối dân  
vận cơ sở (Khối dân vận xã, phường, thị trấn)
Hướng dẫn liên ngành số  01/HDLB­TC­DV ngày 25/5/2000 của Ban 
Dân vận Trung  ương và Ban Tổ chức Trung  ương “Về chức năng, nhiệm 
vụ, tổ  chức bộ  máy và biên chế  cán bộ  của Ban Dân vận địa phương” 
hướng dẫn như sau:
* Về  tổ  chức bộ  máy:  Các xã, phường, thị  trấn tổ  chức Khối Dân 
vận do đồng chí Phó bí thư  thường trực Đảng (hoặc đồng chí  Ủy viên 
thường vụ  thường trực Đảng) làm trưởng khối. Thành viên bao gồm các  
đồng chí: Chủ  tịch Mặt trận Tổ  quốc, trưởng các đoàn thể  và hội quần 
chúng, Thường trực Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ở 
các phường, thị trấn cử thêm đồng chí Trưởng công an tham gia. 
* Về chức năng và nhiệm vụ của Khối dân vận cơ sở.
­ Phối hợp các thành viên trong Khối để tham mưu với cấp ủy tổ chức  
thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận. Theo dõi,  
kiểm tra tình hình; phản ánh diễn biến tư  tưởng, nguyện vọng của nhân 
dân; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất và kiến nghị các vấn đề về 
công tác dân vận với cấp ủy và cấp trên. 
­ Phối hợp các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể; tuyên truyền, 
phổ  biến chủ  trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới  
các tầng lớp nhân dân; hướng dẫn tổ chức các phong trào quần chúng thực  
hiện các nhiệm vụ kinh tế ­ xã hội, an ninh quốc phòng; tham gia xây dựng  
Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện Quy chế  dân chủ   ở  cơ  sở; giúp 
cấp ủy xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác dân vận. 
­ Thường xuyên giữ  mối liên hệ  các hoạt động trong Khối, theo dõi 

tình hình và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, qua đó đề xuất  
với cấp  ủy tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng; biểu dương mặt tốt, khắc 


9

phục thiếu sót, có kế hoạch củng cố tổ chức, bồi dưỡng đào tạo, sử dụng  
và khen thưởng động viên cán bộ trong khối.
­ Duy trì nền nếp chế độ giao ban khối hàng tháng, quý, năm để  tổng 
hợp tình hình quần chúng; thống nhất kiến nghị với cấp ủy và chính quyền  
xử lý những vướng mắc trong công tác Mặt trận, đoàn thể.
­ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp ủy và Ban Dân vận cấp 
trên theo quy định.
2.1.3.3. Vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận
Chủ nghĩa Mác­Lênin khẳng định vị trí, vai trò của nhân dân là người  
sáng tạo ra lịch sử. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng 
xã hội. 
Ở Việt Nam từ xa xưa các triều đại phong kiến cũng phải thừa nhận  
sức mạnh, vai trò to lớn của nhân dân. Các triều đại phong kiến Việt Nam 
ở thời điểm khi đất nước đứng trước sự  đe dọa của giặc ngoại xâm, đều 
phải dựa vào lực lượng nhân dân. Dân là quý nhất: “Dân vi quý, xã tắc thứ 
chi, quân vi khinh”, “chở  thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Lật  
thuyền mới biết dân như  nước” và “khoan thư  sức dân làm kế sâu rễ  bền 
gốc” được coi là thượng sách để giữ nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ­Lênin, kế 
thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương  Đông, phương Tây 
cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về nhân dân. Người luôn 
đánh giá cao vai trò và sức mạnh của nhân dân: Dân là quý nhất, là quan 
trọng hơn hết, là “tối thượng”; “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân 
dân. Trong thế  giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân 

dân”. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh khẳng định dân là gốc của nước, của cách 
mạng:  “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không 
ủng hộ  việc gì làm cũng không nên”. “Dễ  mười lần không dân cũng chịu. 
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững 


10

cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.  Đánh giá cao vai trò 
của nhân dân và tầm quan trọng của công tác dân vận, Chủ  tịch Hồ  Chí 
Minh khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. 
Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo việc gì cũng thành công”.
Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa  và phát triển tư tưởng của C.Mác, 
Ph.Ăngghen,  V.I.Lênin và Hồ  Chí Minh về  vai trò của nhân dân và tầm 
quan trọng của công tác dân vận được thể  hiện trong mọi giai đoạn cách 
mạng. Bước vào sự  nghiệp đổi mới tổng kết kinh nghiệm  lãnh đạo của 
cách mạng Việt Nam. Đảng ta rút ra bài học đầu tiên, xuyên suất, bao trùm 
là bài học “lấy dân làm gốc”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X của 
Đảng cũng khẳng định: “Sự tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân là cội 
nguồn của sức mạnh, là cái gốc của mọi thắng lợi, là tài sản quý báu của 
Đảng”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  XI của Đảng tổng kết 5 bài 
học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học thứ hai tiếp tục khẳng định: Sự 
nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân 
dân là người làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI nhấn mạnh: 
Tổng kết qúa trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị  (Bổ  sung,  
phát triển năm 2011) của Đảng đã rút ra 5 bài học, trong đó có bài học: Các  
mạng là sự  nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chính nhân 
dân là người làm nên thắng lợi lịch sử; toàn bộ hoạt động của Đảng phải 
xuất phát từ  lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; sức mạnh  

của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa 
rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của 
đất nước, của chế  độ  và của Đảng. Công tác dân vận là nhiệm vụ  chiến  
lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Theo Nghị  quyết Đại hội XII của Đảng thì một trong những nhiệm  
vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay là “tiếp tục đổi 
mới, nâng cao hiệu quả  công tác dân vận, tăng cường quan hệ  mật thiết 


11

giữa Đảng với nhân dân”. Theo đó, nghị  quyết đưa ra   nhiệm vụ  cụ  thể: 
“Củng cố  vững chắc  niềm  tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường 
khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ  máu thịt giữa Đảng với 
nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ  trương của  
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn  
của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo 
vệ  Tổ  quốc… Đội ngũ cán bộ  đảng viên phải thực sự  tin dân, trọng dân, 
gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải  
quyết kịp thời, có hiệu quả  những bức xúc, những kiến nghị  chính đáng 
của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân… Thực hiện tốt Quy chế 
công tác dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội 
ngũ cán bộ làm chuyên trách công tác dân vận”
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI DÂN VẬN CƠ SỞ 
Ở HUYỆN NGA SƠN TỪ 2011 ĐẾN 2016
2.2.1. Đặc điểm tình hình và tổ chức bộ máy Khối dân vận cơ sở 
Nga Sơn là huyện ven biển, nằm  ở  phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa; 
phía Bắc giáp với huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp huyện Hà 
Trung và Thị xã Bỉm Sơn, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp 
biển Đông. Toàn huyện có 15.836 ha diện tích đất tự  nhiên, trong đó có  

9.405 ha đất nông nghiệp, dân số  gần 150 nghìn người. Đảng bộ  huyện  
Nga Sơn hiện nay có gần 8.000 đảng viên sinh hoạt tại 54 Đảng bộ, Chi 
bộ trực thuộc, trong đó có 26 đơn vị xã và 01 Thị trấn (trong đó có 12 xã có 
đạo Công giáo)  và 27 đảng bộ, chi bộ  cơ  quan, ngành đóng trên địa bàn. 
Tại Đảng bộ  27 xã, thị  trấn đã chỉ  đạo thành lập 27/27 Khối dân vận cơ 
sở; Trưởng khối Dân vận được cơ  cấu là đồng chí Phó Bí thư  trực Đảng  
uỷ; các thành viên bao gồm: Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ tịch UBND,  
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các Đoàn thể và các hội quần chúng.  
Tổng số  thành viên Khối dân vận cơ  sở  hiện nay là 323 đồng chí. Trong 
đó: Nữ: 63 đồng chí. Cán bộ gốc giáo: 23 đồng chí. 


12

­ Trình độ chuyên môn: Đại học: 86 đồng chí; Cao đẳng: 13 đồng chí; 
Trung cấp: 143 đồng chí; Sơ  cấp: 5 đồng chí; không có trình độ  chuyên  
môn:  76 đồng chí (chủ yếu là Trưởng các Hội quần chúng).        .  
­ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 9 đồng chí; Trung cấp: 247 đồng 
chí; Sơ cấp: 12 đồng chí; Không có trình độ  lý luận chính trị: 55 đồng chí  
(chủ yếu là Trưởng các Hội quần chúng).  
­ Tổ  chức giao ban Khối, sơ kết, tổng kết hoạt động định kỳ: 100%  
đơn vị đã xây dựng được quy chế hoạt động; đa số đơn vị đã tổ chức được  
sơ kết 6 tháng, tổng kết năm.
 2.2.2. Kết quả hoạt động của Khối dân vận trên các lĩnh vực
2.2.2.1. Kết quả  tham mưu triển khai, tổ  chức thực hiện các chỉ  
thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận
Trong 5 năm qua, hệ thống dân vận nói chung và Khối dân vận cơ sở ở 
huyện Nga Sơn nói riêng đã tích cực tham mưu cho cấp  ủy tổ  chức triển  
khai, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của  
cấp uỷ  cấp trên về  công tác dân vận, tiêu biểu: Nghị quyết số 25­NQ/TW 

của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo 
của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới";  Quyết định 290­
QĐ/TW của Bộ Chính trị về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính 
trị;  Chỉ  thị  số  16/CT­TTg của Thủ  tướng Chính phủ  về  tăng cường và đổi  
mới công tác dân vận trong cơ  quan hành chính nhà nước, chính quyền các 
cấp trong tình hình mới; Kết luận 114­KL/TW của Ban Bí thư Trung ương 
Đảng về  nâng cao hiệu quả  công tác dân vận của các cơ  quan nhà nước  
các   cấp;  Quyết   định   217­QĐ/TW,   Quyết   định   số   218­QĐ/TW   của  Bộ 
Chính trị; Nghị quyết số 02­NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tiếp  
tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ  quốc, các  
đoàn thể chính trị­xã hội tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016­2021”,  Pháp lệnh 
34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Khoá XI), Nghị định 04 và Nghị định 60 
của Chính phủ về thực hiện dân chủ... Tham mưu ban hành và chỉ đạo, triển 
khai thực hiện có hiệu quả  các Nghị  quyết, chỉ  thị, đề  án, chương trình 


13

hành động, kế  hoạch ... của cấp huyện đến cơ  sở  về  thực hiện các chủ 
trương, chỉ  thị  của tổ  chức đảng cấp trên về  công tác dân vận, tiêu biểu: 
Nghị  quyết về  phương hướng, nhiệm vụ  hằng năm;  Nghị  quyết số  03­
NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về “Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành 
nông nghiệp trên địa bàn huyện Nga Sơn, giai đoạn 2016­2020”; Đề án số 
03­ĐA/HU về  “Xây dựng lực lượng cốt cán vùng đồng bào có đạo công 
giáo trên địa bàn huyện Nga Sơn”; Chỉ thị 29­CT/HU của Ban Thường vụ 
Huyện uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công 
tác xây dựng thôn, xóm đạt chuẩn Nông thôn mới"....  
Kết quả triển khai các đợt nghiên cứu, học tập, quán triệt các quyết,  
chỉ thị của Đảng đến cán bộ, đảng viên hằng năm đạt từ  85%­90%, trong 
quần chúng nhân dân  đạt từ  70%­75%. Trong  đó, các hoạt  động tuyên 

truyền phần lớn được thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên 
truyên viên, hoạt động của thành viên Khối dân vận, Tổ  dân vận; qua các  
phương tiện thông tin đại chúng, các hội thi và thông qua sinh hoạt định kỳ 
của các tổ  chức đảng, đoàn thể, họp thôn, xóm, tiểu khu, hoạt động kỷ 
niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước.
Tham mưu nắm tình hình nhân dân, tình hình cơ sở, tình hình tôn giáo 
thường xuyên và đặc biệt là trong các dịp diễn ra các sự kiện lớn: Đại hội 
Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015­2020; cuộc  bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 
XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ  2016­2021; Đại hội nhiệm kỳ 
của MTTQ và các đoàn thể  các cấp.... Tham mưu giải quyết kịp thời các  
vấn đề  phát sinh tại cơ  sở, không để  xảy ra điểm nóng, nổi cộm diễn ra 
trên địa bàn. Tham mưu cho thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, đánh giá  
kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác 
dân vận. Thông qua việc sơ  kết, tổng kết đã kịp thời biểu dương, khen  
thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, 
văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đồng thời nhân rộng các mô hình, điển 
hình tiên tiến; trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là 
thực hiện Chỉ  thi 03­CT/TW  của Bộ  Chính trị,  chủ  yếu biểu dương các 


14

tấm gương quần chúng nhân dân có nhiều thành tích trong phát triển kinh 
tế, đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư ở địa phương.
2.2.2.2. Kết quả  tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt  
các chu trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà  
nước trên các lĩnh vực
2.2.2.2.1. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
Thực hiện các chủ  trương về  phát triển kinh tế, nâng cao đời sống  
nhân dân do các cấp ủy Đảng phát động, Khối dân vận cơ sở đã vận động 

nhân dân chuyển dịch cơ  cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn; vùng  
thâm canh lúa năng xuất, chất lượng, hiệu quả  cao; vùng rau an toàn tập 
trung; tích cực ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất; cải tạo vùng cói hoang  
hóa, chuyển đổi vùng cói năng xuất thấp sang trồng lúa và trang trại tổng 
hợp và trang trại chăn nuôi công nghiệp; sản xuất công nghiệp và tiểu thủ 
công nghiệp, phát triển kinh doanh dịch vụ...  Kinh tế  tăng trưởng khá, cơ 
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nguồn vốn huy động cho đầu tư phát 
triển tăng cao; kết quả  cụ  thể:  Tốc độ  tăng gia tăng giá trị  sản xuất  giai 
đoạn 2011­2016  ước đạt 13,1%; riêng năm 2016 đạt 13,5%, thu nhập bình 
quân đầu người đạt 24,3 triệu đồng/năm; giá trị  sản xuất đạt 106,8 triệu 
đồng/ha; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm thủy sản 36%; công nghiệp, xây dựng 
30,7%; dịch vụ 33,3%.
2.2.2.2.2. Vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, hiến đất làm đường  
giao thông, xây dựng chỉnh trang nhà cửa, tường rào, công trình vệ  sinh,  
thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Phong trào xây dựng nông thôn mới được cấp  ủy, chính quyền, các 
ngành quan tâm, đưa ra nhiều chủ  trương, giải pháp và tổ  chức chỉ  đạo, 
vận động nhân dân thực hiện và được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao, 
xác định vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. Do đó, đã  
huy động được mọi nguồn lực, tập trung chỉ  đạo sản xuất nâng cao thu 
nhập cho nhân dân, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống vật chất và 


15

tinh thần của nhân dân được nâng lên; bộ  mặt nông thôn của huyện có 
nhiều khởi sắc. 
Để tạo điều kiện có quỹ đất thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn 
mới và khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún trong quản lý, sử  dụng 
đất đai trong sản xuất nông nghiệp, BTV Huyện  ủy đã ban hành Nghị 

quyết 06­NQ/HU và được nhân dân đồng tình, hưởng  ứng thực hiện. Chỉ 
trong thời gian ngắn (gần 4 tháng), toàn huyện đã cơ  bản hoàn thành việc 
dồn đổi ruộng đất. Kết quả, bình quân toàn huyện đã giảm từ  2,5 ­ 2,9  
thửa/hộ  xuống còn 1,53 thửa/hộ  (giảm 0,97 ­ 1,37 thửa/hộ). Sau dồn đổi 
ruộng đất có 1.151 ha quỹ đất do UBND xã quản lý, trong đó có 690,35ha 
đất công ích; 95,5ha đất vắng chủ được quy hoạch thành vùng và giao cho  
hộ có nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, thông qua việc dồn đổi ruộng đất, nông 
dân đã hiến đất, góp được 366,77 ha đất để  xây dựng đường giao thông,  
thuỷ lợi nội đồng, nhà văn hoá, nghĩa trang nhân dân và các công trình phúc 
lợi công cộng khác. v
Thực hiện Kế  hoạch 72­KH/HU của BTV Huyện  ủy, Khối dân vận 
cơ  sở  đã vận động nhân dân tích cực cải tạo vườn tạp có giá trị  kinh tế 
thấp thành vườn có giá trị  kinh tế, hàng hóa,  để  góp phần nâng cao thu 
nhập cho nhân dân. Đến nay đã cải tạo 90,4 ha vườn tạp có giá trị  thu  
nhập cao như  mô hình cây Hồng xiêm,  cây Bưởi Diễn,  cây Thanh Long, 
cây dưa hấu … Bên cạnh đó đã vận động nhân dân tự nguyện phá rỡ hàng 
ngàn mét tường rào, chặt nhiều cây cối có giá trị hiến 7,2 ha đất thổ cư để 
mở  rộng đường giao thông thôn, xóm. Hàng ngàn hộ  dân trong huyện đã 
chủ động xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở, công trình vệ sinh, 
tường rào, cổng ngõ… với tổng giá trị  hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó đã 
kêu gọi được dự án đầu tư nâng cấp đường hạ tầng ven biển (vốn ODA) với 
số  vốn đầu tư  11 triệu USD. Đầu tư  hơn 100 km đường giao thông nông 
thôn, xây dựng 25 công trình thủy lợi, củng cố và nâng cấp 20,13 km đê biển, 
đê cửa sông; xây dựng Cầu Điền Hộ, Cầu Thắm, đắp đặp Sông Càn để ngăn 
nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhựa hóa, bê 


16

tông hóa 66,81 km đường trục xã; 358,5 km đường liên thôn và đường ngõ 

xóm; bê tông hóa và cứng hóa 136,87 km đường nội đồng, tỷ lệ đường giao  
thông được cứng hoá đạt 60,1%. Kiên cố  hóa 75,69 km kênh mương nội  
đồng, tu sửa nâng cấp hệ  thống các công trình thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu  
cho hơn 8.000 ha đất canh tác. Cơ sở  vật chất trường học, trạm y tế, công 
sở  được đầu tư  xây dựng kiên cố, bộ  mặt nông thôn có nhiều đổi thay.  
Xây mới và nâng cấp 241 phòng học, 11 trạm y tế; 12 công sở  xã; 8 nhà  
văn hóa và khu thể  thao; 94 nhà văn hóa thôn; 5.444 công trình vệ  sinh;  
6.846 nhà ở dân cư; xây dựng trung tâm hội nghị của huyện, đường đôi vào 
sân vận động, xây dựng đền thờ  Mai An Tiêm; nhà máy nước sạch với  
tổng vốn đầu tư  10 triệu USD, công suất 7.500m3/ngày. Tổng vốn đầu tư 
cho phát triển từ  2011­2016 đạt 5.644 tỷ  đồng.  Đến nay  bình quân toàn 
huyện đạt 15 tiêu chí, 9/26 xã và 57/234 thôn được công nhận đạt chuẩn  
nông thôn mới.
2.2.2.2.3. Phát triển văn hóa xã hội
Khối dân vận đã tích tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp 
với các ban, ngành có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ  thông tin, tuyên 
truyền chủ  trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quản 
lý, tổ  chức thực hiện tốt các hoạt động lễ  hội, đám cưới, ma chay…  có 
95,8% đám cưới và 100% đám tang được thực hiện nếp sống văn minh, 
theo tinh thần Chỉ thị 27­CT/TW của Bộ Chính trị và quyết định 1323/QĐ­
UBND của Chủ  tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.  Tổ  chức phát động thường 
xuyên, liên tục các phong trào: “Đoàn kết ­ năng động ­ sáng tạo ­ hiệu 
quả”; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”  
v.v… Phong trào văn hoá văn nghệ, thể  dục, thể  thao quần chúng phát 
triển mạnh mẽ, rộng khắp, hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông 
đảo quần chúng nhân dân tham gia. 
Vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết 
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng làng, cơ quan, trường 
học, công sở, gia đình văn hoá phát triển sâu rộng.  Hiện nay  có 217/234 



17

làng, tiểu khu được công nhận làng, tiểu khu văn hoá đạt 92,73%; có 10 xã 
đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; có 66/141 cơ  quan, trường học được 
công nhận đạt chuẩn văn hoá đạt tỷ lệ 46,8%. Tổng đầu tư cho cơ sở vật  
chất văn hoá trên 50 tỷ đồng. Toàn huyện có 213 điểm di tích, trong đó có 
43 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tỷ lệ gia đình văn hoá 
đến 2014 đạt 83%.
Chất lượng giáo dục ­ đào tạo không ngừng được nâng lên, tỷ lệ học  
sinh tốt nghiệp các cấp hằng năm đạt trên 99%; mỗi năm có gần 1.000 
học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, có nhiều học sinh đạt giải 
cao trong các kỳ thi cấp huyện trở lên. Quan tâm  đẩy mạnh hoạt động các 
Trung tâm học tập công đồng có hiệu quả, phát huy tốt chức năng, nhiệm 
vụ. 
Vận động, hướng dẫn nhân dân quan tâm chủ động phòng, chống các 
loại dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; kiểm tra thực hiện vệ 
sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân 
dân; thực hiện tốt kế  hoạch tiêm chủng mở  rộng. Số  cháu trong độ  tuổi  
được tiêm chủng và uống Vitamin A đạt kế  hoạch đề  ra. Phối hợp vận 
động nhân dân hưởng ứng thực hiện xây dựng Trạm y tế đạt chuẩn Quốc 
gia. Kết quả đến nay đã có 12 xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2.  Bệnh viện 
đa khoa huyện được tỉnh đánh giá là đơn vị trong tốp đầu của tỉnh đã trang 
bị  được một số  máy mọc công nghệ  cao phục vụ  nhu cầu khám, chữa 
bệnh cho nhân dân. 
Tham mưu thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với 
cách mạng, đã giải quyết kịp thời các chế  độ  cho gần 13.000 người có 
công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội. Huy động hỗ trợ trên 23 
tỷ đồng để xây mới, cải tạo nhà ở cho 2.799 hộ nghèo, người có công khó 
khăn về nhà ở. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 15.219 lao động, 

xuất khẩu lao động mỗi năm có trên 200 người; tỷ  lệ  giảm nghèo hằng 
năm trên 3%. Đến nay tỷ  lệ  hộ  nghèo đa chiều giảm còn 6,54%; hộ  cận  


18

nghèo giảm còn 8,79%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 67%;  
tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 90%.
2.2.2.2.4. Vận động nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn  
dân, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội: 
Tham mưu cho cấp  ủy các cấp chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang  
thực hiện tốt công tác kiểm tra, duy trì chế  độ  trực sẵn sàng chiến đấu,  
xây dựng kế  hoạch phòng thủ, kế  hoạch chống bạo loạn, trực ngày cao  
điểm được tăng cường; đảm bảo an toàn tuyết đối cho các sự  kiện trọng  
đại của Đảng, nhà nước và địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, 
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về 
nhiệm vụ quốc phòng ­ an ninh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế­
xã hội với củng cố quốc phòng­an ninh. Đồng thời vận động nhân dân tích 
cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh an toàn làm chủ, sẵn 
sàng chiến đấu bằng việc thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền 
nâng cao ý thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế  trận an 
ninh nhân dân vững chắc. Hàng năm hoàn thành xuất sắc công tác xây 
dựng lực lượng, huấn luyện   dân quân tự  vệ,  dự  bị  động viên, công tác 
diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, diễn tập phòng  
thủ, trực sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ  tuyển quân.  Chủ  động nắm 
chắc tình hình cơ sở, xử lý có hiệu quả các tình huống phát sinh tại cơ sở,  
không để  xảy ra điểm nóng trên địa bàn; thực hiện tốt chính sách hậu 
phương quân đội.
Tham mưu chỉ  đạo xây dựng mô hình “Doanh nhân với an ninh trật  
tự”, phong trào “khu dân cư an toàn về an ninh trật tự”, “khu dân cư không 

có tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh. Công tác phòng chống, trấn áp các tội  
phạm được đề  cao, góp phần thực hiện các mục tiêu và giải pháp trong  
chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chương trình hành động 
phòng chống ma túy. Công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông 
với khẩu hiệu: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” được nhân 
dân đồng tình hưởng  ứng và hăng hái tham gia.   Hằng năm tổ  chức diền 


19

đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” đảm bảo chất lượng, thông qua  
diễn đàn lực lượng công an và hệ  thống dân vận đã tiếp thu được nhiều 
thông tin bổ  ích phục vụ  cho công tác nắm tinh hình và đảm bảo an ninh  
trật tự  trên địa bàn. Xây dựng mô hình điểm "Xứ  đạo bình yên ­ gia đình 
văn hoá"; giải quyết kịp thời các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không 
để  xảy ra điểm nóng. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả  mô hình "Quỹ 
doanh nhân với an ninh trật tự" gắn với phát triển kinh tế hộ.
Tình hình an ninh chính trị  ổn định trên tất cả các tuyến, không có vụ 
việc đột xuất, bất ngờ xảy ra. Lực lượng công an liên tục mở các đợt cao  
điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, không để xảy ra tội phạm có tổ 
chức, các tệ  nạn xã hội như: cờ  bạc, số  đề, ma tuý,....được kiềm chế.  
100% xã, thị  trấn đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ,  
sẵn sàng chiến đấu. Tham mưu, tham gia thực hiện tốt công tác điều tra, 
truy tố, xét xử  của các cơ  quan tư  pháp, không có trường hợp nào oan sai 
hay bỏ lọt tội phạm; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết dứt điểm 
các ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền, không có  
đơn thư tồn đọng vượt cấp kéo dài.
2.2.2.3.  Tham   mưu,   thực   hiện  xây   dựng   Đảng,   Chính   quyền,  
MTTQ và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh
Tham mưu triển khai, quán triệt tuyên truyền đầy đủ  các nghị  quyết,  

chỉ thị của đảng các cấp cho cán bộ, đảng viên; làm tốt công tác giáo dục 
chính trị tư tưởng cho đảng viên, nhất là đẩy mạnh thực hiện việc học tập  
và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo 
tinh thần Chỉ  thị   03­CT/TW  của  Bộ  chính  trị   (khóa  XI)   và Chỉ  thị   05­
CT/TW của Bộ chính trị (Khóa XII) gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Hội  
nghị Trung ương 4 (Khóa XI và Khóa XII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo 
và sức chiến đấu của các tổ  chức cở  sở  Đảng; thực hiện công tác quy  
hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ.  
Thực hiện luân chuyển hàng chục cán bộ lãnh đạo quản lý từ huyện đi cơ 


20

sở làm Bí thư hoặc Phó bí thư trực Đảng, Phó Bí thư Chủ tịch Ủy ban nhân  
dân xã, Thị  trấn; luân chuyển ngang đối với các chức danh lãnh đạo chủ 
chốt cấp cơ sở ; điều động, luân chuyển một số cán bộ công chức chuyên  
môn cấp cơ sở  ở các lĩnh vực như  kế  toán ngân sách, địa chính, tư  pháp... 
tạo động lực rèn luyện, phấn đấu cho cán bộ  trên các cương vị, lĩnh vực 
công tác mới để  đào tạo nguồn cán bộ, đáp  ứng yêu cầu trong tình hình 
mới. Công tác quản lý đảng viên đảm bảo chất lượng và từng bước được 
nâng lên; bình quân mỗi năm kết nạp được trên 200 đảng viên; số tổ chức 
cơ  sở  đảng trong sạch vững mạnh ngày càng tăng, không cóởtor chcứ  cơ 
sở đảng yếu kém. 
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ  luật trong  
Đảng ; hằng năm hoàn thành 100% chương trình công tác kiểm tra giám sát 
theo quy định của Điều lệ  Đảng, giải quyết dứt điểm các đơn thư  khiếu 
nại tố cáo và ý kiến trong Đảng; quan tâm thực hiện tốt việc kiểm tra dấu  
hiệu vi phạm và xử  lý thi hành kỷ  luật các tập thể, cá nhân vi phạm theo 
quy định của Đảng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị 

lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI và XII).
 Hệ  thống dân vận được củng cố  và đổi mới phương pháp công tác,  
luôn nắm bắt kịp thời tình hình cơ  sở, tình hình tôn giáo, tâm tư  nguyện 
vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; thực hiện tốt các  
chương trình phối hợp với các ngành và lực lượng vũ trang; tham mưu 
thực hiện đảm bảo chính sách hậu phương quân đội. Tích cực tham mưu  
thực hiện tốt quy chế  dân chủ   ở  cơ  sở  theo  Pháp lệnh 34 của  Ủy ban 
thường  vụ   Quốc hội  khóa  XI, Nghị   định  04/2015/NĐ­CP  và Nghị   định 
60/2013/NĐ­CP   của   Chính   phủ.   Tham   mưu   cho   cấp   uỷ   chỉ   đạo  chính 
quyền cơ sở tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; quan tâm 
giải quyết những vấn đề  bức xúc của nhân dân, giáo dục nâng cao nhận  
thức cho cán bộ, công chức, viên chức về  ý thức, trách nhiệm phục vụ 
nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ   ở  cơ  sở. Công tác tiếp dân đã đi  
vào nề nếp; lề lối, phương pháp công tác của cán bộ có nhiều chuyển biến 


21

tích cực, được nhân dân đồng tình; mối quan hệ  giữa Đảng, Nhà nước và 
nhân dân được củng cố vững chắc.
Quan tâm đẩy mạnh thực hiện xây dựng cơ quan, đoàn thể trong sạch, 
vững mạnh trong các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, 
góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ  chính trị   ở  địa phương. Phát 
huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, nghĩa tình, giúp đỡ nhau thực  
hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào,  tạo khí thế  thi đua sôi nổi, 
thiết thực, bền vững thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên và các tầng lớp 
nhân dân tham gia. Tiêu biểu: Cuộc vận  động  “Toàn dân đoàn kết xây 
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Phong trào xây dựng khu dân cư “3 
không”, “xứ  đạo bình yên, gia đình văn hóa” của MTTQ. Phong trào“Phụ 
nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ 

nữ  giúp nhau xoa đói giảm nghèo”; cuộc vận động “Gia đình 5 không 3  
sạch” gắn với đảm bảo công tác vệ  sinh môi trường khu dân cư của Hội 
LHPN. Phong trào thi đua  “Tuổi trẻ  lập nghiệp xây dựng và bảo vệ  tổ 
quốc Việt Nam XHCN” của đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phong trào “Hộ gia 
đình sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội nông dân huyện. Phong trào “Cựu 
chiến binh gương mẫu” của Hội cựu chiến binh; Phong trào  “Lao động 
giỏi, lao động sáng tạo” gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ 
công chức “Trung thành, tận tụy, gương mẫu và sáng tạo”; phong trào 
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Liên đoàn lao động. Phong trào “Tuổi 
cao   gương   sáng”  của   Hội   Người   cao   tuổi;   Phong   trào  “Khuyến   học, 
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” của Hội khuyến học... Từ các phong 
trào trên đã tạo được động lực thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành vượt  
mức các chỉ  tiêu phát triển kinh tế, xã hội; tạo môi trường xã hội lành  
mạnh, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao, giữ  vững  
ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. 
2.2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.3.1. Tồn tại, hạn chế 


22

­ Chất lượng tham mưu của Khối dân vận ở một số đơn vị  trong vận 
động nhân dân chuyển dịch cơ  cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi để  phát 
triển kinh tê, nâng cao thu nhập cho nhân dân còn có mặt hạn chế.
­ Công tác lãnh đạo, chỉ  đạo, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ 
trương, nhiệm vụ về công tác dân vận có lúc, có việc chưa kịp thời; công  
tác nắm bắt tình hình vụ việc phát sinh ở cơ sở có việc còn chậm và phối 
hợp tham mưu giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh ở cơ sở có việc còn  
lúng túng. Công tác dân vận chính quyền có đơn vị  còn ngại va chạm với 
các hoạt động trái quy định của tôn giáo và một số công chức chính quyền 

còn có biểu hện gây khó khăn cho nhân dân đến giao dịch và trong giải 
quyết thủ tục hành chính.
­ Hiệu quả  thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận với các 
ngành, lực lượng vũ trang ở một số địa phương còn hạn chế, còn biểu hiện hình  
thức. Việc triển khai thực hiện xây dựng mô hình "Dân vận khéo" một số đơn 
vị  còn chậm, một số  điển hình "Dân vận khéo" thiếu bền vững, chưa được 
nhân rộng kịp thời.
­ Tham mưu lãnh đạo thực hiện nắm tình hình nhân dân, tình hình tôn giáo  
và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở một số đơn vị còn hạnh chế, cá biệt có 
đơn vị còn xảy ra tình trạng lạm thu trong trường học hoặc thu một số khoản  
không đúng quy định.
­ Hoạt động của một số Khối dân vận xã, Thị trấn và tổ dân vận thôn 
ở  một số  lĩnh vực còn mang tính hình thức, chiếu lệ; chưa thể  hiện rõ 
được vai trò, trách nhiệm, chức năng hoạt động nên hiệu quả công tác còn 
hạn chế; một số Khối chưa tổ chức giao ban định kỳ  và sơ  tổng kết theo 
quy định.
­ Công tác vận động nhân dân đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa các tai  
nạn, tệ nạn xã hội ở một số đơn vị  còn hạn chế  làm ảnh hưởng đến tình 
hình an ninh trật tự trên địa bàn. 
2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế


23

­ Trình độ, năng lực, nghiệp vụ công tác của đội ngũ cán bộ làm công 
tác dân vận ở cơ sở còn có mặt chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc  
vì đa số  cán bộ  trưởng thành từ  thực tiễn công tác; có nhiều đồng chí 
chuyên môn được đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ công tác.
­ Cấp ủy, Chính quyền cũng như người đứng đầu một số đơn vị chưa 
quan tâm đúng mức đến công tác dân vận; còn có tư tưởng xem nhẹ, thiếu 

tính chủ  động trong việc nắm bắt tình hình cũng như  giải quyết các vấn  
đề tại cơ sở.
­ Một số  thành viên Khối dân vận chưa chủ  động, tích cực, có kế 
hoạch cụ thể trong tham mưu cho cấp  ủy, chính quyền thực hiện công tác 
dân vận theo chức năng, nhiệm vụ. 
­ Nhận thức của một bộ  phận can bô đang viên va 
́ ̣ ̉
̀nhân dân còn hạn 
chế, có tính  ỷ lại, trông chờ  vào sự  đầu tư  của Nhà nước nên chất lượng 
của một số  phong trào, cuộc vận động và một số  chủ  trương, chính sách 
chưa cao.
­ Việc chủ động phối hợp tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền,  
vận động của một số  thành viên Khối  ở  một số  đơn vị  chưa có sự  nhạy 
bén, sáng tạo; công tác kiểm tra, sơ  kết, tổng kết việc thực hiện các chủ 
trương về  công tác dân vận  ở  một số  đơn vị  chưa được quan tâm đúng  
mức.
­ Kinh phí chi hoạt động thường xuyên cho Khối dân vận cơ sở  chưa 
có, cán bộ làm kiêm nhiệm công tác dân vận chưa có chế độ phụ cấp hoặc  
thù lao theo công việc. 
2.2.4. Nội dung cụ thể thực hiện Đề án 
­ Theo Hướng dẫn  liên ngành số  01/HDLB­TC­DV ngày 25/5/2000 
của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương “Về chức năng,  
nhiệm   vụ,   tổ   chức   bộ   máy   và   biên   chế   cán   bộ   của   Ban   Dân   vận   địa 
phương” Ban Dân vận tham mưu chỉ đạo 100% đơn vị Khối dân vận cơ sở 


24

và 234/234 Tổ  dân vận được kiện toàn, củng cố  tổ  chức bộ  máy khi có 
khuyết thiếu; tổ chức tốt các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ. 

­ Khối tham mưu cho cấp uỷ triển khai đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị 
của Đảng các cấp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn và  mỗi 
năm ban hành 01 chủ trương hoặc nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác 
dân vận của hệ  thống chính trị;  mỗi thành viên của khối là Trưởng các 
đoàn thể đăng ký xây dựng 01 mô hình chỉ đạo điểm tại các thôn mình phụ 
trách .
­ Hệ thống dân vận từ huyện đến cơ  sở  tham mưu 100% cán bộ  phụ 
là thành viên Khối dân vận được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vũ, kỹ năng công tác vận động quần chúng.
­ Các hoạt động của Khối được quan tâm hỗ trợ kinh phí đầy đủ, kịp  
thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tham mưu để 100% thành viên tổ dân vận  
được hưởng phụ cấp hoặc thù lao công việc.
­ Tham mưu chỉ đạo 100% Khối xây dựng kế hoạch công tác dân vận 
hằng năm, tổ chức giao ban nắm tình hình, sơ kết, tổng kết theo quy chế.
­ Hàng năm mỗi đơn vị khảo sát, đăng ký xây dựng hoặc nhân rộng ít 
nhất từ 1 đến 2 mô hình “Dân vận khéo” (có kế hoạch lồng ghép trong kế 
hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm; thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá 
hiệu quả).
­ 100% thành viên Khối dân vận cơ sở tích cực rèn luyện về kỹ năng,  
nghiệp vụ công tác; chủ động trong nắm tình hình cơ sở và tham mưu giải  
quyết các vụ việc phát sinh tại cơ sở theo chức trách nhiệm vụ.
2.2.5. Giải pháp thực hiện Đề án
Trên cơ  sở  đánh giá thực trạng hoạt động của Khối dân vận cơ  sở; 
căn cứ vào những mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; để nâng cao chất lượng 
hoạt  hoạt động của Khối dân vận cơ sở trên địa bàn huyện Nga Sơn trong  
những năm tới góp phần thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị 
địa phương, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:


25


2.2.5.1. Tham mưu cho cấp  ủy cơ sở lãnh đạo hệ  thống chính trị  
tăng cường công tác giáo dục chính trị  tư  tưởng cho đoàn viên, hội  
viên, quần chúng nhân dân, làm tốt công tác phát triển đảng viên nông  
thôn
­ Tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp 
luật của Nhà nước sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Tỷ  lệ  đoàn viên,  
hội viên tham gia học tập đạt từ 90% trở lên, quần chúng nhân dân đạt từ 
80% trở  lên. Xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị  quyết của 
Đảng các cấp sát thực với nhiệm vụ của địa phương. 
­ Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền để quần chúng nhân dân 
dễ hiểu và thực hiện nghị quyết có hiệu quả; gắn nội dung sinh hoạt hội  
với công tác tuyên truyền chỉ  thị, nghị  quyết của Đảng, chính sách, pháp  
luật của Nhà nước. Đổi mới cách triển khai chỉ  thị, nghị  quyết và chính 
sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
 ­ Tham mưu cho cấp  ủy chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền vận động  
để  thống nhất về  nhận thức gắn với việc thực hiện Chỉ  th ị  0 5­CT/TW 
ngày 15/5/2016  của Bộ  Chính trị  về  việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực 
hiện Nghị quyết số 04­NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung 
ương Đảng về  “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy  
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện  
“tự  diễn biến”, “tự  chuyển hóa” trong nội bộ”.  Xây dựng đội ngũ cán bộ 
làm công tác dân vận có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức, 
kỷ luật, thực sự tiền phong gương mẫu, có năng lực để hoàn thành nhiệm  
vụ được giao.
­ Tham mưu cho cấp uỷ  chỉ  đạo làm tốt công tác phát triển nguồn  
đảng viên nông thôn, nhất là đối với các xã vùng giáo. 
­ Thường xuyên sơ  kết, tổng kết đánh giá kết quả  thực hiện các chỉ 
thị, nghị quyết; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập, cá nhân làm 



×