Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số lưu ý khi điều trị đái tháo đường típ 2 ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.53 KB, 6 trang )

Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nguyễn Thị Mây Hồng*, Nguyễn Phạm Như Đài*, Cao Đình Hưng**

TÓM TẮT
Đái tháo đường ở người cao tuổi là một thách thức lớn cho hệ thống y tế. Thầy thuốc cần đánh giá toàn diện
bệnh nhân cao tuổi vốn có nhiều nguy cơ đa bệnh lý và nguy cơ suy giảm nhận thức. Điều trị đái tháo đường cần
phải cá thể hoá để có mục tiêu phù hợp cho từng đối tượng. Đối với người đái tháo đường cao tuổi có ít bệnh lý
đồng mắc và chức nhận thức còn nguyên vẹn, mục tiêu HbA1c < 7,5%; còn với những bệnh nhân nhiều bệnh
đồng mắc và nhận thức suy giảm, mục tiêu HbA1c ít chặc chẽ hơn (HbA1c < 8,0-8,5%). Metformin là lựa chọn
hàng đầu nếu không có chống chỉ định kết hợp thay đổi lối sống. Các thuốc nhóm khác nên được phối hợp nếu
đường huyết vẫn không thể kiểm soát tốt. Đồng vận GLP-1 hay ức chế SGLT2 là ưu tiên nếu bệnh nhân có bệnh
tim mạch do xơ vữa. Khi cần kiểm soát đường huyết bằng insulin, phác đồ đơn giản được ưa chuộng cho người
cao tuổi là insulin nền một lần ngày kết hợp thuốc viên hạ đường huyết.
Từ khóa: đái tháo đường, người cao tuổi

ABSTRACT
DIABETES MANAGEMENT IN THE ELDERLY
Nguyen Thi May Hong, Nguyen Pham Nhu Dai, Cao Dinh Hung
Diabetes in the older adults has become an enormous challenge for health system in both developed and
developing countries. Clinicians need to have comprehensive consideration for older adults with diabetes who have
high risk for multicorbidy and cognitive dysfunction. Besides, diabetes management should be individualized to
determine the appropriate target. Older adults who are otherwise healthy with few coexisting chronic illnesses and
intact cognitive function can have lower glycemic goals (HbA1c <7.5%); by contrast, less intensive target (HbA1c
< 8.0-8.5 %) would be reasonable for those with multiple coexisting chronic illnesses and cognitive impairment.
Metformin is considered as first-line treatment in the absence of contraindications in parallel with lifestyle
modification. When intial pharmacologic therapy is insufficent, other drugs should be added to better control


glycemic control. Glucagon-like peptide 1 receptor agonists or sodium-glucose cotransporter 2 inhibitors should be
selected in subjects with atherosclerotic cardiovascular disease. Finally, once-daily basal insulin in combination
with non-insulin agents is the proper option in older adults due to its regimen simplification.
Keywords: diabetes, the older adults

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO
TUỔI LÀ THÁCH THỨC LỚN CHO HỆ
THỐNG Y TẾ
Hiện nay đái tháo đường (ĐTĐ) là một gánh
nặng cho nền y tế của nhiều quốc gia trên thế
giới, cả ở các nước phát triển và đang phát triển.
Số lượng người bệnh ĐTĐ gia tăng theo tuổi. Tại
*Khoa Nội tiết BV Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Thị Mây Hồng

6

Hoa Kỳ, số lượng người trên 65 tuổi mắc bệnh
ĐTĐ ước tính khoảng 25% và được biết đến là 1
trong 7 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở
nước này vào năm 2015. Ngoài ra, vấn đề chi phí
điều trị cũng gây băn khoăn cho nhiều người. Cụ
thể chi phí điều trị ĐTĐ trong 1 năm cho người
lớn tuổi là 13.239 $, còn ở người trẻ con số này là
6.675 $(4). Tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình ngày

**Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
ĐT: 0909 354 348
Email:


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
càng tăng, kéo theo đó là những mối quan tâm
về các bệnh mãn tính không lây trên nhóm
người cao tuổi, đặc biệt là ĐTĐ. Vào năm 2015
đã có 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ theo báo
cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF
Diabetes Atlas và con số này được dự báo sẽ
tăng lên 6.1 triệu vào năm 2040. Tại Việt Nam,
theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y Tế có
đến 68,9% người tăng đường huyết chưa được
phát hiện và chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo
đường được quản lý tại cơ sở y tế
(daithaoduong.kcb.vn/tinhhinhdaithaoduong/).

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
Đối tượng người cao tuổi là đối tượng đặc
biệt đòi hỏi chúng ta cần có cách tiếp cận hợp lý
trên cơ sở đánh giá toàn điện và ưu tiên các vấn
đề thường gặp ở người cao tuổi.
Rối loạn nhận thức
Người cao tuổi ĐTĐ có nguy cơ rối loạn
nhận thức cao gấp 2 lần so với nhóm không
ĐTĐ. Biểu hiện rối loạn nhận thức có thể từ
giảm nhận thức thoáng qua, mất trí nhớ đến sa
sút trí tuệ (1,4). Bệnh nhân có rối loạn nhận thức sẽ

gây khó khăn rất nhiều cho thầy thuốc cũng như
bản thân bệnh nhân trong quá trình điều trị và
tự chăm sóc trong các vấn đề như theo dõi
đường huyết, hiệu chỉnh liều lượng insulin, sử
dụng thuốc và thực hành chế độ dinh dưỡng
phù hợp cho bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy, việc kiểm
soát đường huyết gặp rất nhiều khó khăn. Do
đó, bệnh nhân ĐTĐ cần được tầm soát rối loạn
nhận thức định kỳ bằng một số công cụ đơn giản
như Minimental State Examination để phát hiện
và điều trị kịp thời(5). Đối với các đối tượng bệnh
nhân có rối loạn nhận thức, thầy thuốc tránh
kiểm soát đường huyết quá chặt chẽ, tránh các
chế độ điều trị phức tạp, giảm số lần dùng thuốc
và cần hướng dẫn thêm cho người trực tiếp
chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, thầy thuốc có
thể nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng và
đầy đủ bằng các phương tiện như bỏ thuốc vào

Tổng Quan

hộp thuốc và chuông hẹn giờ uống thuốc(4).
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là rào cản khi muốn đạt
mục tiêu kiểm soát đường huyết tối ưu do
tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch và
các biến cố khác. Người cao tuổi có nguy cơ bị
hạ đường huyết cao hơn người trẻ. Các
nguyên nhân gây hạ đường huyết thường là
do điều trị insulin quá liều, suy chức năng

thận tiến triển, ăn uống kém hoặc bỏ bữa ăn.
Hạ đường huyết có mối liên quan đến việc suy
giảm chức năng nhận thức theo 2 chiều: suy
giảm nhận thức tăng nguy cơ hạ đường huyết
và tiền sử hạ đường huyết nặng liên quan đến
chứng sa sút trí tuệ (dementia). Người thầy
thuốc cần đánh giá một cách thận trọng và
thường xuyên về chức năng nhận thức, tình
trạng chức năng của các cơ quan trong cơ thể
(như suy gan, suy thận) của bệnh nhân cùng
với các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết
(như dùng insulin hay thuốc kích thích tiết
insulin, chế độ ăn uống thất thường, vận động
thể lực cường độ nặng và tiền sử hạ đường
huyết) nhằm thiết lập chế độ điều trị hợp lý
vừa kiểm soát tốt đường huyết nhưng giảm
thiểu nguy cơ hạ đường huyết. Bên cạnh đó,
thầy thuốc cần thường xuyên giáo dục sức
khoẻ, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân về nhận biết các dấu hiệu hạ
đường huyết và cách xử trí kịp thời.
Đa bệnh lý và sử dụng cùng lúc nhiều thuốc
Đái tháo đường thường gia tăng nguy cơ
biến chứng và tình trạng đa bệnh lý ở người cao
tuổi. Người cao tuổi là đối tượng có nhiều bệnh
lý phối hợp, đòi hỏi thầy thuốc cần phải đánh giá
toàn diện, nhất là các vấn đề về tim mạch. Tình
trạng đa bệnh lý đòi hỏi cần phải sử dụng nhiều
thuốc để kiểm soát các bệnh đồng mắc và hạn
chế biến chứng của ĐTĐ. Tuy nhiên, việc dùng

nhiều thuốc có thể gây tốn kém, làm tăng nguy
cơ tương tác thuốc và tác dụng phụ của thuốc.
Để giảm thiểu các tác hại này, thầy thuốc cần
kiểm tra đơn thuốc mỗi lần tái khám, ngưng tất

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

7


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

cả các thuốc không có ích cho việc điều trị, tránh
điều trị phức tạp quá mức và cố gắng đơn giản
hoá phác đồ điều trị(4).
Giảm hoạt động thể chất
Người cao tuổi có thể bị giới hạn về nghe và
nhìn dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tạo cho
bệnh nhân cao tuổi cảm giác bị cô lập, khó tuân
thủ điều trị, tăng nguy cơ té ngã và tàn tật.
Người thầy thuốc cần thể hiện sự cảm thông,
đồng thời giới thiệu cho bệnh nhân các thiết bị
hỗ trợ khả năng nghe và nhìn (như máy trợ
thính, mắt kính, gậy, khung đi). Ngoài ra, người
cao tuổi còn được khuyến khích tập các bài tập
thể dục an toàn và các bài tập vật lý trị liệu phù
hợp với điều kiện thể chất của mình. Người thầy
thuốc cũng cần tăng cường trao đổi thông tin với

người nhà để hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân(4).

MỤCTIÊUĐIỀUTRỊCHOTỪNGĐỐITƯỢNG
Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi cần
đặt bệnh nhân làm trung tâm và cá thể hoá dựa
trên tình trạng sức khoẻ hiện tại và triển vọng
sống của bệnh nhân(1,3).
Đối với nhóm người cao tuổi mắc ĐTĐ còn
tương đối khoẻ mạnh, có kỳ vọng sống lâu dài,
đủ để hưởng lợi từ việc kiểm soát đường huyết

chặt chẽ nên mục tiêu điều trị tương tự như ở
người trẻ. Trên các đối tượng bệnh nhân ĐTĐ
xuất hiện nhiều bệnh lý đồng mắc có suy giảm
chức năng nhận thức từ nhẹ đến vừa hoặc nhóm
bệnh nhân có biến chứng hay có bệnh mãn tính
ở giai đoạn cuối, mục tiêu đường huyết ít chặt
chẽ hơn (Bảng 1).
Ngoài kiểm soát đường huyết, chúng ta cần
lưu ý kiểm soát các bệnh đồng mắc, đặc biệt là
tim mạch. Kiểm soát huyết áp (ưu tiên sử dụng
nhóm thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ
thể), kiểm soát lipid máu (sử dụng statin) và
dùng aspirin để phòng ngừa nguyên phát hay
thứ phát các biến cố tim mạch cũng quan trọng
không kém với việc đạt đường huyết mục tiêu.
Mục tiêu HbA1c > 8,5% không được khuyến
cáo vì bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến
chứng nguy hiểm do tăng đường huyết như
chậm lành vết thương, hôn mê tăng đường

huyết do tăng áp lực thẩm thấu máu, chẳng hạn
như suy tim sung huyết giai đoạn 3-4, bệnh mạn
tính cần lọc máu hoặc ung thư di căn. Các tình
trạng này làm suy giảm chức năng và giảm đáng
kể tuổi thọ của bệnh nhân.

Bảng 1. Mục tiêu điều trị về đường huyết, huyết áp, lipid máu trên đối tượng đái tháo đường cao tuổi
Đặc điểm bệnh nhân
Khoẻ mạnh, ít bệnh lý đồng
mắc mạn tính và chức năng
nhận thức không bị suy giảm

HbA1C * Đường huyết đói/ Đường huyết trước
trước ăn
ngủ
< 7,5%
90-130 mg/dL
đường huyết trước
(5,0-7,2 mmol/L) ngủ là 90-150 mg/dL
(5,0-8,3 mmol/L)

Nhiều bệnh lý đồng mắc (từ 3 < 8,0 %
Ŧ
bệnh trở lên hoặc suy giảm >
2 IADL, suy giảm chức năng
nhận thức từ nhẹ đến vừa
Phức tạp/ sức khoẻ kém (chăm < 8,5%
sóc lâu dài hoặc bệnh mạn tính
giai đoạn cuối hoặc phụ trên 2
IADL hoặc suy giảm nhận thức

trung bình đến nặng

IADL: sinh hoạt hằng ngày(2)

Huyết áp

Lipid

< 140/90
mmHg

statin để kiểm soát mức
lipid máu nếu dung nạp
được hoặc không có
chống chỉ định
statin để kiểm soát mức
lipid máu nếu dung nạp
được hoặc không có
chống chỉ định
statin được cân nhắc nếu
đem lại lợi ích cho bệnh
nhân, chủ yếu trong
phòng ngừa thứ phát

90-150 mg/dL
(5,0-8,3 mmol/L)

100-180 mg/dL
(5,6-10,00 mmol/L)


< 140/90
mmHg

100-180 mg/dL
(5,6-10,0 mmol/L)

110-200 mg/dL
(6,1- 11,1 mmol/L)

< 150/90
mmHg

* có thể đưa HbA1c thấp hơn nếu không có hạ đường huyết

DÙNG THUỐC HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI
THÁOĐƯỜNGỞNGƯỜICAOTUỔI

dụng được liệt kê ở Bảng 2.

Các thuốc điều trị ĐTĐ dùng cho người cao
tuổi cùng với những ưu điểm và lưu ý khi sử

Biguanides (metformin)
Có cơ chế làm tăng nhạy cảm với insulin.

8

Biguanides, Thiazolidinediones, Sulfonylureas

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Đây là thuốc được dùng đầu tay cho người cao
tuổi mắc bệnh ĐTĐ típ 2 nếu không có chống chỉ
định và dung nạp tốt. Thuốc này nên tạm thời
ngừng sử dụng trước khi làm các thủ thuật và
khi có bệnh cấp tính gây ảnh hưởng đến chức
năng thận, gan hay nhiễm trùng(1,4).

Nhóm Thiazolidinediones
Dung nạp tốt và rất hiệu quả làm cải thiện
tình trạng đề kháng insulin nhưng cần hết sức
thận trọng khi sử dụng do nhiều chống chỉ định
ở người cao tuổi (suy tim sung huyết, phù, nguy
cơ té ngã gãy xương).
Nhóm Sulfonylureas
Kích thích tế bào beta tiểu đảo tụy tiết
insulin. Thuốc có ưu điểm là chi phí tương đối
thấp nhưng sử dụng cần thận trọng do tác dụng
phụ gây hạ đường huyết khá phổ biến. Thầy
thuốc nên ưu tiên những sulfonylureas tác dụng
ngắn ở người lớn tuổi như glipizide. Chống chỉ
định dùng glyburide do tác dụng hạ đường
huyết kéo dài(1,4).
Nhóm chất ức chế kênh đồng vận chuyển natriglucose (SGLT2 inhibitors)
Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc ức chế
SGLT2 là ức chế sự tái hấp thu glucose tại ống
lượn gần gây tăng bài tiết glucose niệu và giảm
glucose máu. Cơ chế tác dụng độc lập với hoạt

động của insulin. Hiện tại, empagliflozin và
canagliflozin thuộc nhóm thuốc này có bằng
chứng có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
do xơ vữa động mạch, suy tim sung huyết hay
suy thận tiến triển(1,4).
Nhóm thuốc điều trị dựa vào incretin
Incretin là những hormon dạng peptide,
chúng được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi
thức ăn tác động lên niêm mạc ruột. Hormone
này gồm hai chất là GIP và GLP-1 có những tác
dụng làm giảm đường huyết, đặc biệt đường
huyết sau ăn trên người đái tháo đường típ 2
nhưng dễ dàng bị bất hoạt bởi men DPP-4. Vì
vậy để tăng tác dụng giảm đường huyết của
incretin có thể dùng các sản phẩm đồng vận
incretin hay thuốc ức chế men DPP-4 để tăng tác

Tổng Quan

dụng của incretin nội sinh.
Đồng vận GLP-1 là thuốc đường tiêm nên
đòi hỏi bệnh nhân còn đủ khả năng thị giác,
vận động và nhận thức để tự sử dụng. Ưu
điểm của nhóm thuốc này là ít nguy cơ hạ
đường huyết tuy nhiên chi phí còn cao. Một số
thuốc trong nhóm đã được chứng minh là có
lợi ích trên bệnh tim mạch do xơ vữa
(liraglutide > semaglutide > exenatide phóng
thích chậm). Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn,
nôn, tiêu chảy, sụt cân.

Ức chế DPP-4 rất ít nguy cơ hạ đường huyết.
Nhóm này cũng có tác dụng phụ trên đường tiêu
hoá tương tự nhóm đồng vận GLP-1. Chi phí còn
cao cũng ít nhiều là rào cản cho việc dùng nhóm
thuốc này(1,4).
Liệu pháp insulin
Việc sử dụng insulin đòi hỏi bệnh nhân hoặc
người chăm sóc phải có kỹ năng và hiểu biết tốt.
Insulin sử dụng như điều trị khởi đầu cho bệnh
nhân cao tuổi ĐTĐ típ 2 khi HbA1C > 9%, đường
huyết đói > 250 mg/dL (13,9 mmol/L), đường
huyết bất kỳ liên tục > 300 mg/dL (16,7 mmol/L),
hay có ceton niệu đồng thời có triệu chứng lâm
sàng của tăng đường huyết. Do lo ngại tác dụng
hạ đường huyết, nhiều nhà lâm sàng chỉ sử
dụng insulin trong thời gian ngắn để kiểm soát
đường huyết nhằm ngăn ngừa biến chứng cấp
tính. Khi đã kiểm soát tốt đường huyết cũng như
khôi phục độ nhạy insulin của cơ thể, insulin
được giảm liều dần và thay thế bằng metformin
hay các thuốc hạ đường huyết khác ít nguy cơ hạ
đường huyết hơn.
Khi cần dùng insulin lâu dài để kiểm soát
đường huyết, thầy thuốc nên ưu tiên lựa chọn
phát đồ đơn giản và ít nguy cơ gây hạ đường
huyết. Điều trị tiêm insulin nền mỗi ngày một
lần kết hợp thuốc viên uống là một lựa chọn hợp
lý ở nhiều bệnh nhân cao tuổi. Mũi tiêm insulin
nền này nên được tiêm buổi sáng để kiểm soát
tốt đường huyết tăng sau ăn vốn đóng góp phần

quan trọng trong mức đường huyết nền của
bệnh nhân và cũng hạn chế nguy cơ hạ đường

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

9


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

huyết buổi sáng. Các nhà lâm sàng khuyến cáo
nên chỉnh liều insulin 2-3 đơn vị mỗi 5-7 ngày

cho đến khi đường huyết đói đạt mục tiêu(1,4).

Bảng 2: Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ
NHÓM THUỐC

LỢI ÍCH
Chí phí thấp
Ít nguy cơ hạ đường huyết

LƯU Ý Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Rối loạn tiêu hoá nhưng sử dụng dạng phóng thích
kéo dài có thể hạn chế tác dụng này.
Thận trọng với bệnh nhân suy chức năng gan hoặc
Biguanides (metformin)
suy tim sung huyết do tăng nguy cơ nhiễm axit lactic.

Thiếu vitamin B12.
Chống chỉ định khi suy thận tiến triển.
Ít nguy cơ hạ đường huyết
Phù, suy tim sung huyết
Thiazolidinediones
Dùng được trên bệnh nhân có chức năng
Tăng khả năng mất xương và nguy cơ gãy xương
thận giảm
Mối liên hệ có thể với ung thư bàng quang
Chi phí thấp
Nguy cơ hạ đường huyết
Sulfonylureas
Ưu tiên sulfonylureas tác dụng ngắn như glipizide
Ít nguy cơ hạ đường huyết
Buồn nôn, ói, tiêu chảy
Đồng vận GLP-1
Có thể chỉ định cho bệnh nhân dư cân
Chi phí cao
Phải dùng đường tiêm
Ít nguy cơ hạ đường huyết
Buồn nôn, ói, tiêu chảy
Ức chế DPP-4
Chi phí cao
Ít nguy cơ hạ đường huyết
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu hay nấm sinh
Lợi ích cho bệnh nhân có bệnh tim mạch dục, mất nước, sụt cân.
Ức chế SGLT2
do xơ vữa, suy tim sung huyết
Tăng nguy cơ nhiễm toan ceton.
Làm giảm tiến triển bệnh thận

Dùng insulin nền 1 lần/ ngày đơn giản,
Ít có nguy cơ hạ đường huyết
Insulin nền
phù hợp và dễ tuân trị

Tóm lại, metformin là thuốc đầu tay trong
điều trị ĐTĐ típ 2 ở người cao tuổi. Nếu không
thể đạt được mục tiêu HbA1c, thầy thuốc nên
phối hợp thêm các nhóm thuốc hạ đường huyết
khác tùy bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân. Khi
bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc
bệnh thận mạn, các thuốc đồng vận GLP-1 hoặc
ức chế SGLT2 đã được chứng minh là có lợi trên
tim mạch hay bệnh thận tiến triển và ưu tiên sử
dụng cho nhóm đối tượng bệnh nhân này. Khi
bệnh nhân có điều kiện kinh tế hạn chế, nhóm
thuốc Sulfonylureas hoặc Thiazolidinediones là
lựa chọn hợp lý. Một khi cần sử dụng insulin để
kiểm soát đường huyết, insulin nền phối hợp với
các thuốc viên hạ đường huyết sẽ giúp đơn giản
hoá phác đồ điều trị và dễ dàng chấp nhận hơn ở
người cao tuổi. Nếu vẫn không thể kiểm soát
được đường huyết, thầy thuốc nên hội ý thêm
với đồng nghiệp chuyên khoa Dinh Dưỡng và
Nội Tiết để cùng nhau phối hợp điều trị.

THAYĐỔILỐISỐNG
Giáo dục sức khỏe để thay đổi lối sống bao

10


gồm dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực là
biện pháp nền tảng trong điều trị ĐTĐ. ĐTĐ
cũng là yếu tố nguy cơ làm giảm sức cơ, chất
lượng và khối lượng cơ, gây khởi phát bệnh lý
suy yếu (frailty). Suy yếu là sự suy giảm thể chất
và chức năng của cơ thể làm gia tăng nguy cơ
của các biến cố về sức khoẻ như té ngã, tàn tật,
nhập viện, tử vong. Để phòng ngừa suy yếu trên
bệnh nhân ĐTĐ chúng ta cần cung cấp chế độ
dinh dưỡng hợp lý tối ưu, đầy đủ protein, acid
amin cùng với vận động thể lực đều đặn thông
qua các bài tập aerobic và bài tập kháng lực(1).

KẾT LUẬN
Quản lý và điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi là
thách thức lớn cho hệ thống y tế. Thầy thuốc
chúng ta cần đánh giá bệnh nhân một cách toàn
diện để đưa ra mục tiêu kiểm soát đường huyết
phù hợp cho từng đối tượng. Với việc đặt bệnh
nhân làm trung tâm và cá thể hóa điều trị, người
thầy thuốc cũng lưu ý việc đơn giản hoá phác đồ
điều trị và nới lỏng mục tiêu điều trị cho những
bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh đồng mắc.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.
3.

Cefalu WT, Berg EG, Saraco M, Petersen MP, Uelmen S,
Robinson SJDC (2019). Older Adults: Standards of Medical Care
in Diabetes-2019, 42:S139-S47.
Graf C (2008). The Lawton instrumental activities of daily living
scale. Am J Nurs, 108(4):52-62.
Kirkman MS, Briscoe VJ, Clark N, et al (2012). Diabetes in older
adults. Diabetes Care, 35:2650-64.

4.
5.

Tổng Quan

Leung E, Wongrakpanich S, Munshi MN (2018). Diabetes
management in the elderly. Diabetes Spectr, 31:245-53.
Nguyễn Đình Toàn (2005). So sánh thang điểm moca và mmse
trong tầm soát sa sút trí tuệ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Y
học TP. Hồ Chí Minh, 9:121-6.

Ngày nhận bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

15/05/2019

02/07/2019

11



×