Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh - Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 220 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------

NGÔ THỊ THANH VÂN

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội-2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------

NGÔ THỊ THANH VÂN

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Lê Quang Thiêm

Hà Nội-2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
các tác giả khác công bố.

Tác giả luận án

Ngô Thị Thanh Vân


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Ngôn
ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã
truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới thầy giáo hướng dẫn, GS.TS Lê
Quang Thiêm, người thầy uyên bác và rất mực nhân từ đã tận tình chỉ bảo và
động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công đoàn, đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới những người thân yêu trong gia đình đã
chia sẻ khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Ngô Thị Thanh Vân



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ............................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam .............................................. 9
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 15
1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan ....................................................... 15
1.2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu ............................................................................ 24
1.2.3. Lý thuyết định danh .................................................................................. 29
1.2.4. Quan niệm về dịch thuật ........................................................................... 37
Tiểu kết ................................................................................................................ 43
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ XÃ
HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 44
2.1. Quan niệm về thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................ 44
2.1.1. Khái niệm từ và cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt ...................................... 44
2.1.2. Các thành tố trực tiếp cấu tạo thuật ngữ ................................................... 53
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt .................................... 56
2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ............................... 58
2.2.1. Quan niệm về mô hình cấu tạo.................................................................. 58
2.2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ đơn ..................... 58
2.2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ghép ................... 59
2.2.4. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là
từ .......................................................................................................................... 75



2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt là cụm từ ...................... 77
2.3.1. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm danh từ............ 77
2.3.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm động từ ........... 82
2.3.3. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là
cụm từ .................................................................................................................. 84
Tiểu kết ................................................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ XÃ
HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 87
3.1. Đặc trưng định danh ..................................................................................... 87
3.1.1. Đặc trưng định danh thuật ngữ.................................................................. 87
3.1.2. Đặc trưng định danh thuật ngữ xã hội học Anh- Việt............................... 89
3.1.3. Các phạm vi nội dung chính của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............. 90
3.2. Đặc trưng đơn vị định danh thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ....................... 91
3.2.1. Đặc trưng đơn vị định danh cơ bản của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt .. 91
3.2.2. Đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt 92
3.3. Đối chiếu các đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ... 117
Tiểu kết .............................................................................................................. 120
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH VÀ CHUẨN HÓA KẾT QUẢ ĐỐI DỊCH THUẬT
NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT ..................................................................... 122
4.1. Tương đương dịch thuật ............................................................................. 122
4.1.1. Khái niệm tương đương trong dịch thuật ................................................ 122
4.1.2. Tương đương dịch thuật ngữ ................................................................... 125
4.2. Kiểm định kết quả dịch thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............................ 126
4.2.1. Những biểu thức ngôn ngữ đích không đưa vào đối chiếu ..................... 127
4.2.2. Về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt.............................................. 128
4.2.3. Về nội dung được biểu đạt của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............. 133
4.3. Chuẩn hóa thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ................................................ 136
4.3.1. Khái niệm chuẩn hóa ............................................................................... 136

4.3.2. Chuẩn hóa về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................... 138
4.3.3. Chuẩn hóa về nội dung thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................ 141


4.3.4. Kết quả chuẩn hoá TNXHH Anh-Việt.................................................... 145
Tiểu kết .............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
C

Thành tố chính

P

Thành tố phụ

TNXHH

Thuật ngữ xã hội học


DANH MỤC BẢNG

Tên gọi

Trang

Bảng 2.1. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là từ

55

Bảng 2.2. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là cụm từ

55

Bảng 2.3. Cấu tạo TNXHH Anh-Việt

57

Bảng 2.4. TNXHH Anh -Việt là từ đơn

59

Bảng 2.5. TNXHH Anh-Việt là từ ghép

60

Bảng 2.6. TNXHH Anh-Việt từ ghép đẳng lập

61

Bảng 2.7. Từ loại của TNXHH Anh- Việt từ ghép đẳng lập


62

Bảng 2.8. TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ

65

Bảng 2.9. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình chính phụ

65

Bảng 2.10. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình phụ chính

70

Bảng 2.11. Mô hình cấu tạo TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ

74

Bảng 2.12. TNXHH Anh- Việt là cụm từ

77

Bảng 2.13. TNXHH Anh- Việt là cụm danh từ

81

Bảng 3.1. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về các khái niệm

98


xã hội học
Bảng 3.2. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về phương pháp

101

nghiên cứu xã hội học
Bảng 3.3. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về hành động và

103

tương tác xã hội
Bảng 3.4. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về tổ chức xã hội

107

và thiết chế xã hội
Bảng 3.5. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cơ cấu xã hội

110

Bảng 3.6. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về văn hóa

112


Bảng 3.7. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cá nhân và xã

114

hội hoá

Bảng 3.8. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về biến đổi xã hội

116

Bảng 3.9. Tổng hợp đơn vị định danh TNXHH Anh- Việt

117

Bảng 3.10. Tổng hợp đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của TNXHH

118

Anh-Việt
Bảng 4.1. Tương đương đơn vị dịch TNXHH Anh- Việt

129

Bảng 4.2. THXHH Anh- Việt cần được chuẩn hóa

135


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị các khái niệm, đối tượng của một ngành khoa
học cụ thể. Thuật ngữ là phần rất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống từ
vựng của một ngành khoa học và phản ánh trình độ phát triển của ngành đó. Tuy
nhiên, cấu trúc thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học được
thể hiện trong các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, sự chuyển giao thuật ngữ chính
là sự chuyển giao tri thức. Một ngành khoa học muốn phát triển phải có một hệ

thống thuật ngữ phong phú và đủ mạnh phản ánh hệ thống khái niệm của ngành
khoa học đó.
Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Tuy ra đời muộn hơn so
với các ngành khoa học khác, nhưng ngành xã hội học phát triển nhanh và trở
thành một trong các ngành khoa học mũi nhọn trong hệ thống các khoa học xã
hội. Xã hội học là ngành khoa học gắn liền với quá trình phát triển và biến đổi
xã hội. Xã hội học hình thành và phát triển trong mối quan hệ với nhiều ngành
khoa học xã hội khác như triết học, kinh tế học, luật học v.v.
Được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Việt Nam những năm 1990, xã
hội học dần được quan tâm và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ
thống khoa học trong nước. Đến nay, xã hội học không ngừng phát triển và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người. Các nghiên cứu về xã hội
học xuất phát từ hiện thực xã hội và đã giải đáp được những câu hỏi cuộc sống
sinh động đặt ra. Xã hội học dần dần khẳng định được vị trí quan trọng của mình
trong hệ thống các ngành khoa học và giành được sự quan tâm của các nhà khoa
học và xã hội. Bởi vậy, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam khóa V đã khẳng định xã hội học là một trong bốn ngành cần
được phát triển nhanh.
Hệ thống thuật ngữ là công cụ, là bộ phận cấu thành nên tri thức của một
ngành khoa học. Hiện nay, ngành xã hội học ở Việt Nam đang phát triển nhanh
và cần một hệ thống thuật ngữ khoa học phong phú và chuẩn mực. Tuy vậy, hệ
thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay với số lượng thuật ngữ hạn chế chưa
1


đáp ứng được yêu cầu đó. Để phục vụ cho sự phát triển nhanh của ngành xã hội
học trong nước thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ của ngành là một
việc làm cần thiết.
Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số
lượng khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng

nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói
chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt. Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát
triển của xã hội, cũng như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt
là hệ thuật ngữ xã hội học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và
thực tiễn. Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình và
ngữ hệ. Vì vậy, con đường duy nhất để nghiên cứu hai hệ thuật ngữ là so sánh,
đối chiếu để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Vì những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ xã
hội học Anh- Việt” làm đề tài nghiên cứu luận án. Luận án tập trung nghiên cứu,
đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa nhằm đưa ra
điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và đặc trưng định danh của thuật ngữ xã
hội học tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng lý luận của ngôn ngữ học so sánh
đối chiếu. Từ đó, luận án sẽ góp phần xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học,
xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ về
mặt cấu tạo, đặc trưng định danh của hệ thống thuật ngữ xã hội học trong hai
ngôn ngữ Anh và Việt. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các biện pháp cụ thể để
chuẩn hóa hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
2


- Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa các quan điểm lý luận
về thuật ngữ khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu

- Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội
học tiếng Anh và tiếng Việt
- Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học trong hai ngôn
ngữ Anh và Việt
- Kiểm định thuật ngữ xã hội học Anh-Việt về mặt nội dung và cấu tạo và
đề xuất biện pháp chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học tiếng Việt trên hai phương
diện này
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ xã hội học tiếng Anh
và thuật ngữ xã hội học tiếng Việt được lấy trong các từ điển, các giáo trình và
tài liệu chuyên ngành. Chúng tôi quan niệm thuật ngữ xã hội học là những từ và
cụm từ cố định biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu các thuật ngữ xã hội học
bằng tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng trong từ điển thuật ngữ xã hội học và
các văn bản khoa học về lĩnh vực xã hội học để tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt giữa những thuật ngữ này trong hai ngôn ngữ Anh- Việt trên bình diện đồng
đại của chúng. Ngôn ngữ cơ sở là tiếng Anh và ngôn ngữ đối chiếu là tiếng Việt.
Các thuật ngữ xã hội học trong các ngôn ngữ khác, tên riêng các tổ chức
và tên các nhân vật lịch sử liên quan đến lĩnh vực xã hội học không nằm trong
phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo chung
của nhóm thuật ngữ. Phương pháp này giải đáp các câu hỏi: các thành tố nào cấu
tạo nên thuật ngữ, các mô hình kết hợp các thành tố của nhóm thuật ngữ. Bằng
3



cách sử dụng phương pháp này luận án sẽ chỉ ra các đặc trưng cấu tạo, cũng như
các đặc điểm định danh, những bất cập và cách chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học.
4.2. Phương pháp đối chiếu
Phương pháp đối chiếu đặt các đặc điểm hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa của
thuật ngữ xã hội học của hai ngôn ngữ Anh- Việt để xem xét điểm tương đồng
và khác biệt. Đồng thời, phương pháp đối chiếu được sử dụng để đưa ra các thủ
pháp chuyển dịch chính xác thuật ngữ xã hội học tiếng Anh, tạo ra thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt phù hợp, xử lý những trường hợp không có tương đương
trong tiếng Việt. Từ đó, luận án đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cách xây
dựng thuật ngữ xã hội học chuẩn mực tiếng Việt.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương
pháp trên. Tất cả các phương pháp sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau để giải quyết
hiệu quả nhiệm vụ đề ra.
4.3. Thủ pháp nghiên cứu
Luận án cũng vận dụng thủ pháp thống kê định lượng, phân tích thành tố,
mô hình hóa để giúp cho việc định tính và so sánh đối chiếu sáng tỏ.
4.4. Ngữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, ngữ liệu nghiên cứu có vai trò rất quan
trọng. Đây là các minh chứng sinh động, cụ thể được sử dụng để tính toán, phân
tích, đánh giá và đưa ra các kết luận khoa học có chất lượng. Nguồn ngữ liệu
nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn trên cơ sở lí luận về thuật ngữ, là công trình
nghiên cứu của các nhà chuyên môn uy tín, có chất lượng khoa học. Quan điểm
của chúng tôi trong định hướng và lựa chọn thuật ngữ đưa vào đối chiếu là các
TNXHH tiếng Anh và các kết quả tương đương dịch tiếng Việt, không sử dụng
các kết quả dịch để nguyên dạng, phiên âm, định nghĩa hay giải thích.
Nguồn ngữ liệu được chúng tôi sử dụng trong luận án là một số cuốn từ
điển TNXHH tiêu biểu, giáo trình và tạp chí chuyên ngành trong đó TNXHH
được thể hiện bằng tiếng Anh và Việt tương ứng. Tiêu biểu là các cuốn từ điển
chuyên ngành:
- Từ điển xã hội học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên năm 1994 do

4


nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Công trình gồm 208 TNXHH Việt-Anh được
xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
- Từ điển xã hội học do Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bão biên dịch năm
2002, nhà xuất bản thế giới ấn hành. Số lượng TNXHH trong từ điển là 235,
cung cấp các khái niệm, phạm trù, nội dung …cơ bản của xã hội học.
- Từ điển xã hội học Oxford, xuất bản năm 2012, do nhóm tác giả Bùi Thế
Cường, Đặng Thị Việt Phương và Trịnh Huy Hóa biên dịch do Ford Foundation
tài trợ, thuộc trường Đại học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách gồm 525 thuật ngữ, được biên dịch từ cuốn Oxford Dictionary of
Sociology do Gordon Marshall chủ biên, nhà xuất bản Oxford University ấn
hành năm 1998 (tái bản).
Để làm phong phú thêm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập thêm
thuật ngữ xã hội học từ giáo trình và tài liệu chuyên ngành xã hội học và Tạp chí
xã hội học. (Xem ngữ liệu nghiên cứu) Số lượng thuật ngữ thu được từ các giáo
trình, tài liệu này là 514 thuật ngữ ….
Tổng số thuật ngữ thu được từ các từ điển xã hội học và tài liệu chuyên
ngành là 1482 thuật ngữ, trong đó có 1 thuật ngữ được chuyển nguyên dạng, 13
từ, cụm từ là danh pháp cùng với 258 thuật ngữ trùng nhau. Với các thuật ngữ
trùng nhau, chúng tôi sẽ chọn một thuật ngữ. Sau khi loại bỏ từ, cụm từ danh
pháp hoặc chuyển dịch nguyên dạng, các thuật ngữ trùng nhau, chúng tôi thu
được 1339 thuật ngữ đưa vào nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và đối chiếu
tương đối toàn diện, có hệ thống các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ xã hội học
tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh. Luận án chỉ ra
những yếu tố từ vựng tạo thành hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt,
các mô hình cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ xã

hội học tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt.
Dựa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận án sẽ đề xuất các biện pháp
khả thi nhằm chuẩn hoá các thuật ngữ xã hội học được dịch từ tiếng Anh sang
5


tiếng Việt, góp phần chuẩn hoá hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt nói riêng và
phát triển ngành xã hội học Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần vào xây dựng cơ sở lý luận hệ thuật ngữ xã hội học
đang hình thành và phát triển ở Việt Nam hiện nay.
- Vận dụng lý thuyết nghiên cứu đối chiếu vào phân tích hệ thuật ngữ xã
hội học Anh- Việt, hai ngôn ngữ khác loại hình và nguồn gốc, mở đường cho
việc tiếp nhận, chuyển dịch thuật ngữ xã hội học.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thêm lý thuyết về đối chiếu,
chuyển dịch thuật ngữ khoa học, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
- Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện từ điển thuật ngữ xã hội học tiếng
Việt phục vụ cho sự phát triển ngành xã hội học nước ta
- Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lí để chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ
xã hội học tiếng Việt hiện có
- Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình, tài liệu xã
hội học.
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, các
nhà nghiên cứu thuật ngữ học, các nhà xã hội học.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục các công trình đã công

bố liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án
CHƯƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt
CHƯƠNG 3: Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt
CHƯƠNG 4: Kiểm định và chuẩn hóa kết quả đối dịch thuật ngữ xã hội học
Anh-Việt
6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Dẫn nhập
Thuật ngữ là từ ngữ khoa học, là tấm gương phản chiếu sự phát triển của
một ngành khoa học cụ thể. Nghiên cứu về thuật ngữ đã bắt đầu từ lâu nhưng
gần đây mới được thực hiện một cách hệ thống và khoa học với tên gọi thuật
ngữ học. Nghiên cứu về thuật ngữ phát triển song hành cùng với sự phát triển
của khoa học, công nghệ. Vì vậy, công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia.
Trong chương 1, chúng tôi chúng tôi tổng thuật tình hình nghiên cứu
thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, quan niệm và các tiêu chuẩn thuật ngữ.
Chúng tôi cũng đưa ra khung lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết định
danh, lý thuyết dịch thuật làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ, là tấm gương phản
chiếu nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ của quốc gia. “Thuật ngữ khoa học ra
đời trong quá trình thực nghiệm, khám phá tự nhiên và xã hội, trong quá trình
lao động sản xuất và đấu tranh của con người nhằm ghi lại và củng cố khái
niệm, củng cố nhận thức của con người về sự vật và hiện tượng giúp cho sự
thông báo nhận xét và tư tưởng của người này cho người khác, giúp cho thế hệ

sau kế thừa được kinh nghiệm của các thế hệ trước.” [35, tr16]
Vào thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, các nhà khoa học là những chuyên gia
về thuật ngữ. Tuy vậy, vào thời điểm đó họ mới quan tâm đến sự tăng lên nhanh
chóng của số lượng thuật ngữ, sự đa dạng về hình thái và mối quan hệ giữa hình
thái và khái niệm thuật ngữ mà họ chưa để ý đến bản chất của khái niệm và nền
tảng của việc tạo ra thuật ngữ mới.
Theo (Cabre, 1992), sự phát triển của thuật ngữ học hiện đại có 4 giai
đoạn chính:
- Giai đoạn hình thành (1930-1960)
7


- Giai đoạn cấu trúc (1960-1975)
- Giai đoạn bùng nổ (1975- 1985)
- Giai đoạn phát triển (1985- đến nay)
Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ học chưa được các nhà khoa học và ngôn ngữ
học chú ý đến. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không chỉ
đề ra yêu cầu đặt tên cho các khái niệm mới mà còn cần thống nhất trong việc sử
dụng các thuật ngữ. Thuật ngữ học hiện đại hình thành vào những năm 1930.
Giai đoạn hình thành thuật ngữ học hiện đại (1930- 1960) được đánh dấu
bởi các công trình của Wuster và Lotte về các phương pháp tạo thành hệ thống
thuật ngữ. Wuster, nhà ngôn ngữ học người Áo, được coi là cha đẻ của ngành
thuật ngữ học. Công trình của Eugen Wuster được xem là nền tảng cho sự khởi
đầu của khoa học thuật ngữ, cũng như lý thuyết chung về thuật ngữ. Công trình
của Wuster cũng đề cập đến ba trường phái thuật ngữ cổ điển, trường phái Áo
(Viên), trường phái Xô viết và trường phái Tiệp Khắc (Praha).
Hoạt động nghiên cứu thuật ngữ ở mỗi quốc gia nhằm những mục đích
khác nhau. Khi nghiên cứu về thuật ngữ, các nhà khoa học Áo quan tâm đến
phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ. E.Wuster, người đứng đầu trung tâm
nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Áo, cho rằng việc đưa được ra các nguyên

tắc thuật ngữ học và từ điển học là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì đó là cơ sở
cho hoạt động nghiên cứu và biên soạn thuật ngữ ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Trong khi đó, các nhà khoa học Liên Xô tập trung nghiên cứu về quốc
tế hoá thuật ngữ. Theo nhà thuật ngữ học Canada G.Rondo, Liên Xô là cái nôi
của ra đời của bộ môn thuật ngữ học với tư cách là một chuyên ngành khoa
học. Trung tâm thuật ngữ học Xô Viết gắn với tên tuổi các nhà khoa học nổi
tiếng như S.A. Chaplugin, Đ.S.Lotte, S.I. Corsunop, T.L.Kandelaki… Còn
các nhà thuật ngữ Tiệp Khắc lại chú trọng vào việc xây dựng các yếu tố tương
đương của quốc gia- các thuật ngữ gốc Slavơ, đối lập với các thuật ngữ Đức
và Hi lạp- Latinh.
Theo Wuster [dẫn theo 94, tr5] bốn học giả được cho là người sáng lập ra
lý thuyết thuật ngữ học là: Alfred Schloman, người Đức, là người đầu tiên đề
8


cập đến bản chất hệ thống của các thuật ngữ đặc biệt, nhà ngôn ngữ học người
Thuỵ Sĩ Ferdinand de Saussure là người đầu tiên chú ý đến bản chất hệ thống
của ngôn ngữ, E Dresen, người Nga, là người đi tiên phong trong việc nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc hệ thống hoá thuật ngữ, và J.E. Homlstrom, một
học giả Anh làm việc cho UNESCO đã có công lớn trong việc đưa thuật ngữ học
lên tầm quốc tế.
Giai đoạn cấu trúc (1960-1975) là giai đoạn đổi mới quan trọng nhất của
thuật ngữ học nhờ sự phát triển của máy tính và và các kỹ thuật xử lý dữ liệu.
Vào thời điểm này, các ngân hàng dữ liệu đầu tiên đã xuất hiện, và một tập hợp
quy tắc quốc tế về xử lý thuật ngữ đã ra đời. Trong giai đoạn này, các bước
tiếp cận đầu tiên với việc chuẩn hoá thuật ngữ trong một ngôn ngữ đã được
hình thành.
Giai đoạn bùng nổ (1975- 1985) được đánh dấu bởi sự gia tăng của các
công trình về thuật ngữ. Trong giai đoạn này, tầm quan trọng về vai trò của thuật
ngữ trong ngôn ngữ hiện đại được đề cao. Sự phổ biến của máy tính cá nhân đã

mang lại sự thay đổi lớn trong việc xử lý các dữ liệu thuật ngữ.
Giai đoạn phát triển (1985- đến nay), chúng ta đề cập đến một số sự kiện
lớn. Tin học là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi của
thuật ngữ học. Các nhà thuật ngữ học đã có một công cụ đáp ứng yêu cầu của
mình một cách hiệu quả hơn. Thuật ngữ học giành được ưu thế trong ngôn ngữ
học. Hợp tác quốc tế được củng cố và mở rộng khi các hệ thống quốc tế được
tạo ra để kết nối các cơ quan, các quốc gia có chung mục đích nghiên cứu về
thuật ngữ học.
Trong những thập kỷ gần đây thuật ngữ trở thành đề tài của nhiều cuộc
tranh luận và hội thảo trong nước và quốc tế. Nhiều công trình nghiên cứu về
thuật ngữ và nhiều từ điển thuật ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của các
ngành khoa học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam có thể chia thành các
giai đoạn:
9


- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Do đặc điểm lịch sử và xã hội thuật ngữ khoa học ở Việt Nam xuất hiện
khá muộn. Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ khoa học tiếng Việt hầu như chưa được
chú ý. Thời kỳ này có rất ít các bài báo viết về thuật ngữ, nổi bật là bài viết của
các tác giả Dương Quảng Hàm, Nguyễn Ứng…Xem [23], [52], [70], [87]
Các bài viết của các tác giả trên về thuật ngữ chủ yếu đề cập đến cuộc
tranh luận nên dùng tiếng Pháp, tiếng Hán hay tiếng Latinh, Hy Lạp để đặt cho
thuật ngữ khoa học.
Vào những năm 1930, với chủ trương đúng đắn “đấu tranh vì tiếng nói,
chữ viết, thống nhất và làm giàu tiếng nói” thuật ngữ khoa học bắt đầu xuất hiện
bằng tiếng Việt. Ban đầu chủ yếu là các thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là
thuật ngữ chính trị và triết học sau đó mới phát triển sang thuật ngữ các ngành

khoa học khác. Các nhà khoa học đã chú ý đến việc đặt thuật ngữ bằng tiếng
Việt. Đáng chú ý là quan điểm của tác giả Hoàng Xuân Hãn. Trong tác phẩm
Danh từ khoa học [24], ông đã đặt dấu mốc quan trọng trong việc biên soạn,
nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt. Ông đã đưa ra “8 tính cách” và 3 phương sách
đặt thuật ngữ khoa học. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ khoa học được xem xét
một cách tương đối hệ thống.
- Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Sau Cách mạng tháng Tám miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, miền Nam trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước. Vấn
đề xây dựng và thống nhất thuật ngữ trở thành mối quan tâm lớn của các nhà
khoa học Việt nam thời kỳ này. Ở miền Nam, Lê Văn Thới đã soạn thảo
“danh từ chuyên môn” để chính thức hoá bản nguyên tắc dùng làm tài liệu
hướng dẫn việc xây dựng thuật ngữ ở miền Nam. Đây là bản nguyên tắc hoàn
thiện nhất tính đến thời điểm đó và được áp dụng để biên soạn hơn 50 cuốn
thuật ngữ đối chiếu.
Ở miền Bắc, các công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu cơ sở lý
luận về thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển như Đỗ
Hữu Châu, Lê Khả Kế, Nguyễn Văn Tu...xem [4], [34], [35],[68].
10


Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa có sự thống nhất trong xây dựng thuật
ngữ. Bởi vậy, năm 1960 Uỷ ban khoa học nhà nước đã ban hành Quy định tạm
thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên” [dẫn theo79], và một
bản nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học xã hội. Bên cạnh đó, các hội nghị
về vấn đề thuật ngữ được tổ chức như Hội nghị bàn về xây dựng thuật ngữ khoa
học năm 1964, Hội nghị trưng cầu ý kiến về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học
năm 1965. Hội đồng Thuật ngữ- Từ điển khoa học được thành lập đã công bố
Đề án về quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1966
và Bản quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt.

Các quy định này đã đưa ra được các tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ khoa
học và việc phiên chuyển thuật ngữ nước ngoài một cách sáng tạo để chúng trở
thành thuật ngữ của dân tộc, đồng hoá vào tiếng Việt. Điều này góp phần thúc
đẩy các chuyên ngành xây dựng thuật ngữ một các thống nhất hơn và gần 40 tập
thuật ngữ đối chiếu đã được biên soạn.
Tuy đất nước bị chia cắt làm hai miền nhưng các nhà khoa học miền Bắc
và miền Nam có quan điểm giống nhau trong cách xử lý thuật ngữ nước ngoài
trong tiếng Việt. Đó là cách phiên các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt.
[dẫn theo 38, tr49]
- Giai đoạn từ 1975 đến nay
Khi đất nước thống nhất, việc xây dựng thuật ngữ khoa học là một công
tác hàng đầu trong công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật của nước ta. Để có sự
thống nhất trong sử dụng thuật ngữ các nhà khoa học, các nhà ngôn ngữ học cả
nước tập trung nghiên cứu chuẩn hoá thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ nước ngoài
thế nào. Đáng chú ý là các công trình của các tác giả Lưu Vân Lăng, Lê Khả Kế,
Hoàng Văn Hành… và nhiều bài báo bàn về thuật ngữ.v.v.. Xem [15], [18],
[25], [36],[37], [41], [43], [73].
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ
của Việt Nam tập trung vào việc khái quát về thuật ngữ tiếng Việt, nghiên cứu
thuật ngữ từ bối cảnh xã hội. Năm 1991, tác giả Vũ Quang Hào với Hệ thuật
ngữ quân sự tiếng Việt: đặc điểm và cấu tạo, là một công trình mở đầu một
11


khuynh hướng mới nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo về thuật ngữ. Công trình này
không dừng lại ở các vấn đề lý luận chung về thuật ngữ mà đưa ra được những
đánh giá xác đáng về cấu tạo và đặc điểm, góp phần vào việc xây dựng, thống
nhất các vấn đề cụ thể trong một hệ thuật ngữ cụ thể. Tiếp đó là một số bài viết
về chuẩn hoá thuật ngữ và xử lý thuật ngữ là từ nước ngoài sang tiếng Việt.
Xem [38], [40], [89]

Bên cạnh đó, đáng chú ý các nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của các
tác giả Lê Quang Thiêm, Hà Quang Năng, Nguyễn Đức Tồn… Xem [1], [2],
[50], [51], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [77], [79], [80], [82], [83]. Đây



các công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu, tổng kết một số vấn đề lý
luận cơ bản về thuật ngữ học, những vấn đề lý luận và thực tiễn của từ điển học
thuật ngữ ở Việt Nam và nước ngoài, quan điểm mới về chuẩn hoá thuật ngữ...
Bên cạnh các công trình nghiên cứu lí luận về thuật ngữ, một số công
trình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam tiếp tục theo hướng khai thác đặc điểm
cấu tạo, đối chiếu thuật ngữ tiếng Việt với thuật ngữ tiếng nước ngoài, chuẩn
hoá thuật ngữ tiếng Việt trong một số ngành khoa học cụ thể.
Năm 2000, Nguyễn Thị Bích Hà trong công trình nghiên cứu “So sánh
cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện
đại” đã phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc trưng về phương diện cấu tạo hệ
thống thương mại trong hai ngôn ngữ Nhật và Việt để đề xuất phương hướng,
biện pháp xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ thương mại tiếng Việt. [22]
Tiếp theo là một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của
một ngành khoa học cụ thể. [Xem danh mục luận án]. Có thể nhận thấy, mục
đích của các công trình trên đều là xây dựng và chuẩn hoá hệ thuật ngữ của một
ngành khoa học cụ thể. Các công trình này tập trung chủ yếu vào việc phân tích
đặc điểm cấu tạo, đối chiếu mô hình cấu tạo, định danh của thuật ngữ tiếng Việt
và so sánh chúng với thuật ngữ nước ngoài và cách phiên chuyển các thuật ngữ
nước ngoài sang tiếng Việt.Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh với tiếng Việt.
12


1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học trên thế giới và Việt Nam

1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học trên thế giới
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và
đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch
sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy
luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các
dân tộc. Các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn
thuần là một ngành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là
phương tiện thay đổi xã hội". [dẫn theo Wikipedia]
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ngành xã hội học ra đời và đưa vào
giảng dạy ở trường đại học một số quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp…Cùng
với sự phát triển của ngành hệ thuật ngữ xã hội học cũng từng bước được hoàn
thiện. Sự hợp tác quốc tế về xã hội học bắt đầu năm 1893 khi Rene Worms
thành lập viện xã hội học quốc tế. Năm 1949, sự lớn mạnh của ngành xã hội học
được đánh dấu bằng sự ra đời của Hiệp hội xã hội học thế giới (ISA). Ngày nay,
xã hội học được nghiên cứu và học tập ở các châu lục và rất nhiều trường đại
học lớn trên thế giới.
Nước Anh là một thành viên của viện nghiên cứu thuật ngữ quốc tế (IITF)
được thành lập năm 1989 với hơn 100 thành viên từ 40 quốc gia. Các nhà
nghiên cứu Anh đã triển khai các nghiên cứu về thuật ngữ tập trung vào các nội
dung sau: quan điểm về thuật ngữ của các nhà thuật ngữ học; các định nghĩa về
thuật ngữ, phân biệt hệ thống thuật ngữ với hệ thống từ vựng; các tiêu chuẩn để
đánh giá thuật ngữ và tạo thuật ngữ; hình thành mạng lưới trung tâm tiêu chuẩn
để đánh giá, thẩm định thuật ngữ trong cả nước về cả lĩnh vực tự nhiên và xã
hội. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu lý luận nào dành cho thuật
ngữ xã hội học. Ở Anh, việc nghiên cứu thuật ngữ xã hội học chú trọng vào giải
thích các khái niệm, các vấn đề của xã hội học. Đây là thành quả của các công
trình nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về thuật ngữ học và từ điển học. Nổi bật
là các cuốn từ điển của các tác giả William Outhwaite, Tom Bottomore, David
13



Jary- Julia Jary, Bryan S. Turner, John Scott, Gordon Marshall. Xem [93], [97],
[100], [109].
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học ở ViệtNam
Sự phát triển của xã hội học ở Việt Nam là một bước tiến với rất nhiều
chặng đường khác nhau. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX tri thức xã hội
học đã được nghiên cứu, giảng dạy ở miền Nam Việt Nam, tuy đối tượng tiếp
cận không nhiều, nhưng nó đã tạo ra được một tiền lệ cho việc nghiên cứu xã
hội học ở Việt Nam về sau. Đến năm 1977, Ban Xã hội học - tiền thân của Viện
Xã hội học ngày nay thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập,
đã tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội học Việt Nam, trong đó có việc thúc
đẩy biên soạn và giảng dạy Xã hội học đại cương tại các Viện, trường Đại học,
cao đẳng trong cả nước. Bước sang đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Tạp chí Xã
hội học ra đời (1983), thuộc Viện Xã hội học là một sự kiện quan trọng nhằm
tạo ra một diễn đàn học thuật về xã hội học ở Việt Nam. Chính điều này đã thúc
đẩy không chỉ các nghiên cứu xã hội học mà còn cả công tác biên soạn và giảng
dạy xã hội học đại cương. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, hợp tác đào tạo và
dịch thuật cũng được chú trọng. Việc biên soạn và giảng dạy xã hội học ở Việt
Nam trong thời gian này đã được xúc tiến ở khá nhiều nơi trên cả nước.
Đến năm 1991, Khoa Xã hội học-Tâm lý của Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội, cơ sở đào tạo cử nhân Xã hội học chính quy đầu tiên trong cả nước
được thành lập đã đánh dấu một bước phát triển xã hội học ở nước ta. Xã hội
học đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống các ngành khoa
học và ngày càng được xã hội quan tâm.
Bước sang thế kỷ mới, ngành xã hội học cũng đã có những bước chuyển
mình, dần trưởng thành và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội.
Những thành tựu to lớn của các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm với nhiều đề
tài được triển khai, mang lại những kết quả hết sức ý nghĩa cho các nhà quản lý
xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Ngoài việc biên soạn
công tác dịch thuật các tài liệu về xã hội học cũng không ngừng được đẩy mạnh.

Không chỉ có các Viện nghiên cứu, mà các trường đại học cũng tham gia tích
14


cực vào hoạt động này. Việc biên soạn và dịch thuật các tài liệu xã hội học đại
cương phục vụ cho công tác giảng dạy cho thấy phần nào sự phát triển cả về sự
phổ biến lẫn chiều sâu tri thức. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ
xã hội học chưa nhiều. Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu về thuật ngữ
xã hội học là các cuốn từ điển giải thích được các tác giả Nguyễn Khắc Viện,
Thanh Lê, Nguỵ Hữu Tâm, Bùi Thế Cường biên soạn hoặc chuyển dịch từ tiếng
Đức, Anh sang tiếng Việt. Xem [2], [4], [10], [15] phần ngữ liệu nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số
lượng khá khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói
chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt. Để
thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội, cũng
như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt là hệ thuật ngữ xã hội
học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì các lí
do này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ xã hội học
Anh-Việt” để nghiên cứu đối chiếu.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam đưa ra nhiều
quan niệm về thuật ngữ. Xuất phát từ cách nhìn khác nhau mà các nhà khoa học
đã đưa ra cách hiểu khác nhau về thuật ngữ. Từ góc độ ngôn ngữ học, các nhà
nghiên cứu đưa ra định nghĩa thuật ngữ gắn với nội dung khái niệm mà nó biểu
thị. Một số tác giả lại lấy chức năng của thuật ngữ tạo nét khu biệt hình thành
khái niệm của nó.

Đại diện cho xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm mà nó
biểu đạt là các nhà nghiên cứu Xô Viết. Tác giả V.P. Danilenko cho rằng “Thuật
ngữ dù là từ (ghép hay đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu mà một khái niệm
tương ứng với nó” và “Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn
15


×