Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận: Chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại xã Bình Thạnh Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.15 KB, 15 trang )

    Tiểu luận chuyên đề 1                

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

   
      

LỜI NÓI ĐẦU
1. Đặt vấn đề 
Trong giai đoạn hiện nay, trẻ  em luôn được quan tâm hàng đầu. Bác nói: “ trẻ 
em là chủ nhân tương lai của đất nước”, các em cần phải được chăm sóc, yêu thương 
và quan tâm, nhất là đối với trẻ em khuyết tật  nặng thì càng cần được quan tâm nhiều 
hơn. Tuy nhiên, trên địa bàn xã Bình Thạnh Đông vẫn còn không ít trẻ em khuyết tật bị 
kì thị, bị bỏ rơi bởi chính gia đình, người thân của mình.  Trẻ em là chủ nhân tương lai 
của đất nước, bởi vậy mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và bảo 
vệ  để  các em thoát khỏi những mặc cảm là rất quan trọng . Làm sao để  chăm sóc tốt 
nhất cho trẻ em khuyết tật là vấn đề  được đặt ra trong bài tiểu luận này. Vì vậy em 
chọn  đề  tài “  Chính sách an sinh xã hội đối  với  trẻ  em khuyết tật  tại xã Bình  
Thạnh Đông” để nghiên cứu và làm tiểu luận cho chuyên đề này.

PHẤN NỘI DUNG
2. Một số khái niệm liên quan:
2.1. Khái niệm ASXH
An sinh xã hội là một hệ  thống các cơ  chế, chính sách, các giải pháp của Nhà  
nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro,  
các cú sốc về kinh tế­ xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm  
đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả  không còn sức lao động hoặc vì các 
nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch 
vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm  
xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt


HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

1


    Tiểu luận chuyên đề 1                

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

   
      

2.1.1. Khái niệm trẻ  em: là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi là những người 
chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ, 
được giáo dục để trở thành những công dân tốt. 
2.1.2. Trẻ em khuyết tật: là những đứa trẻ  bị tổn thương về cơ thể hoặc rối 
loạn các chức năng nhất định gậy nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động 
học tập, vui chơi và lao động. 
2.2. Thực trạng số lượng trẻ em khuyết tật
Tại xã Bình Thạnh Đông, qua kết quả điều tra số lượng trẻ em khuyết là 10 đối 
tượng. Trong đó, khuyết tật nặng là 07 đối tượng, 03 đối tượng đặc biệt nặng. Các  
dạng khuyết tật như: trí tuệ, vận động, tâm lý bẩm sinh....Qua khảo sát thực trạng đời 
sống vật chất và tinh thần tại xã Bình Thạnh Đông cho thấy: Đa số trẻ khuyết tật còn 
chịu nhiều thiệt thòi. Hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo, tình  
trạng vật chất thấp kém, thiếu thốn, lại thêm nhiều mặc cảm về tật nguyền....nên vui  
chơi, học hành cùng các trẻ khác vô cùng khó khăn.
Mặc khác, tâm lý chung của nhiều người trong xã hội cũng cho rằng: trẻ có tật  
rất khó học về  văn hóa, càng không thể  có khả  năng học chung được với những trẻ 
không bình thường đây là một định kiến xã hội mang tính áp đặt, có  ảnh hưởng vô  

cùng xấu tới giáo dục trẻ đặc biệt nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.
* Nguyên nhân:
Do thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bị di truyền gây dị tật bẩm sinh.
Do nuôi dưỡng và chăm sóc: suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, loát giác mạc,  
thiếu iốt.
Do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng: viên não, sốt xuất khuyết, sốt bại liệt, lao,  
viêm tai chảy mũ.
* Hậu quả
Trẻ em cảm thất mình bị kì thị, khó hòa nhập được với cuộc sống.
HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

2


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

Mặc cảm tự ti với mọi người, cảm thấy mình là gánh nặng cho bố mẹ, người 

thân, xem mình là một người vô dụng không có ích cho xã hội.
Gia đình có trẻ  em khuyết tật tốn nhiều thời gian công sức chăm sóc cho trẻ 
cũng như kinh phí khám chữa bệnh.
Nhà nước phải tốn niều chi phí hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật.

Bảng 1: Số lượng trẻ em ở xã Bình Thạnh Đông 


STT
01
02

Các dạng khuyết tật
Trẻ em khuyết tật nặng
Trẻ em khuyết tật đặc biệt 

          Số lượng
07

Tỷ lệ ( %)

03

nặng
Toàn xã

10 đối 

4,1%

tượng
2.3.Thực trạng thực hiện chính sách ASXH
2.3.1. Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thực hiện chính sách an  
sinh xã hội như: Thông tư  liên tịch số 29/2014/TTLT­BLĐTBXH­BTC ngày 24  tháng 
10  năm 2014 của Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội và Bộ  Tài chính hương dân
́
̃ 

thực hiên m
̣
ột số điều của Nghị  định số 136/2013/NĐ­CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 
của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Nghị định số 28/2012/NĐ­CP ngày 10/4/2012 của chính phủ về quy định chi tiết 
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
Nghị định 136/2013/NĐ­CP, ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã  
hội đối tượng bảo trợ xã hội như:
HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

3


    Tiểu luận chuyên đề 1                

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

   
      

Điều 4. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội
Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội ( sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ  giúp  
xã hội) là 270.000 đồng.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp  
nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mức hỗ  trợ  kinh phí chăm sóc, nuôi 
dưỡng và các mức trợ giúp xã hội khác.
Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Trẻ  em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường  
hợp quy định sau đây;

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật
d) Mồ  côi cha hoặc mẹ  và người còn lại đang hưởng chế  độ  chăm sóc, nuôi 
dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt 
tù tại trại trạm giam hoặc đang chấp hành quyết định xử  lý vi phạm hành chính tại 
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã  
hội, nhà xã hội;

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

4


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạm giam hoặc 

đang chấp hành quyết định xử  lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ  sở 
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Chac hoặc mẹ  mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang  
hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ  mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang  
trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại trạm hoặc đang chấp hành quyết định xử 
lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ  sở  giáo dục bắt buộc, cơ  sở  cai  
nghiện bắt buộc; 
1. Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã 
hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam 
hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ 
sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người từ  16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại  
Khoản 1 Điều này mà đang học phổ  thông, học nghề, trung học, chuyên nghiệp, cao  
đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
3. Trẻ  em nhiễm HIV thuộc hộ  nghèo; người bị  nhiễm HIV thuộc hộ  nghèo 
không còn khả  năng lao động mà không có lương hưu trợ  cấp bảo hiểm xã hội hàng 
tháng, trợ  cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
4. Trẻ  em khuyết tật, người khuyết tật thộc diện hưởng trợ  cấp xã hội theo 
quy định của pháp luật về người khuyết tật. 
Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

5


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải


 Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị  định này được trợ  cấp xã hội hàng tháng  

với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị 
định này nhân hệ số tương ứng theo quy định su đây:
a) Hệ số 2,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này dưới  
04 tuổi;
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị  định này từ 
04 tuổi trở lên;
c) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
d) Hệ  số  2,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị  định này 
dưới 04 tuổi;
đ) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị  định này từ 
04 tuổi đến dưới 16 tuổi.
e) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị  định này từ 
16 tuổi trở lên.
g) Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này đang  
nuôi 01 con; 
h) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này đang  
nuôi từ 02 con trở lên;
i) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định  
này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
k) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định  
này từ đủ  80 tuổi trở lên;

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

6



    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

l) Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định 

này;
m) Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định  
này;
n) Hệ số đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị  định này thực hiện theo 
quy định tại Nghị  định số  28/NĐ­CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính Phủ  quy  
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật ( sau đây  
gọi chung là Nghị định số 28/2012/NĐ­CP).
Bảng 2: Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em khuyết tật

STT

Diễn giải
Trẻ   em   khuyết   tật   nặng   dưới   16  

 1

tuổi
Trẻ  em khuyết  tật  đặc  biệt nặng 
dưới 16 tuổi
Gia đình nuôi trẻ em khuyết tật đặc 

2


biệt nặng  

Số 
lượng

Hệ số

Mức 
chuẩn

Thành 
tiền

7

2,0

270.000

540.000

3

2,5

270.000

675.000


1

270.000

270.000

Qua báo cáo kết quả công tác thực hiện chính sách bảo trợ xã hội năm 2017 của 
UBND Bình Thạnh Đông. Trong năm 2017, cán bộ  TBXH đã cấp chi trả  cho 10 đối 
tượng với số tiền 72.900.000 đồng. Việc chi trả hàng tháng đến tay người thụ hưởng  
đúng theo quy định pháp luật.
2.3.2. Chính sách hỗ trợ BHYT đối với trẻ em khuyết tật

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

7


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

Căn cứ Luật số 25/2008/QH12, ngày 14 tháng 11 năm 2008 ban hành Luật bảo  

hiểm y tế
Theo Nghị  định 136/2013/NĐ­CP, ngày 21/10/2013 về  quy định chính sách trợ 
giúp xã hội đối tượng bảo trợ  xã hội trong Chương 2, Điều 9 quy định cấp thẻ  bảo  
hiểm y tế như sau:

1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định này;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Người từ  đủ  80 tuổi trở  lên đang hưởng trợ  cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng  
tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này là đối tượng được cấp nhiều thẻ 
bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Bảng 3: Thực hiện chính sách BHYT
Số 

Số thẻ BHYT 

lượng

được cấp

2

2

100 %

2

Ấp Bình Quới 1
Ấp Bình Quới 2

2


2

100%

3

Ấp Bình Trung 2

2

2

100%

4

Ấp Bình Đông 1

4

4

100%

10

10

100%


STT

Nội dung

1

Tổng cộng

Tỷ lệ

Năm 2017 trên địa bàn xã có 01 trẻ  khuyết tật tử  vong do bệnh. Chế  độ  mai 
táng phí được cán bộ LĐTB­ XH thực hiện làm hồ sơ theo Nghị định 136/2013/NĐ­CP, 

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

8


    Tiểu luận chuyên đề 1                

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

   
      

ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối tượng bảo trợ xã hội như 
sau:
Được tính: 20 tháng x mức chuẩn = 20 x 270.000đ = 5.400.000 đồng.
Ngoài   ra   đối   tượng   còn   tham   gia   chế   độ   bảo   hiểm   kết   hợp   con   người   tự 

nguyện được hưởng: 2.000.000 đồng.
2.4. Nguồn lực thực hiện chính sách ASXH đối với trẻ em khuyết tật
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều Chủ  trương, 
chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật. Người khuyết tật đang hưởng chính 
sách  ưu đãi người có công với cách mạng, được hưởng chính sách quy định tại Luật  
về người khuyết tật năm 2010. Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều 
chính sách trợ  giúp xã hội cùng loại thì chỉ  được hưởng một chính sách trợ  giúp cao 
nhất. 
Nội dung chính sách, pháp luật về người khuyết tật gồm:
­  Hằng năm, Nhà nước bố  trí ngân sách để  thực hiện chính sách về  người  
khuyết tật. 
­  Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương  
tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn trẻ em khuyết tật.
­ Bảo trợ xã hội; trợ giúp trẻ em khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục,  
dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể  thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công 
nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ 
trợ người khuyết tật là trẻ em. 
­ Lồng ghép chính sách về trẻ em khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế ­ 
xã hội.
­  Tạo điều kiện để  trẻ  em  khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; 
khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
 ­ Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc trẻ em khuyết tật.
HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

9


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   

      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

­  Khuyên khich ho
́
́
ạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.
­  Tạo điều kiện để tổ chức của trẻ em khuyết tật, tổ chức vì trẻ em khuyết tật 

hoạt động.
 ­  Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ 
giúp trẻ em khuyết tật.
 ­  Xử lý nghiêm minh cơ quan, tô ch
̉ ưc, ca nhân co hanh vi vi pham quy đ
́ ́
́ ̀
̣
ịnh của 
Luât v
̣ ề người khuyết tật va quy đinh khac cua phap luât co liên quan
̀
̣
́ ̉
́
̣ ́
.
2.5. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách ASXH 
đối với trẻ em khuyết tật
2.5.1.Thuận lợi

Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về  trẻ  em khuyết tật  
đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của đối tượng. Sự  thay đổi 
về  nhận thức xã hội giúp cho trẻ  em tự  tin hơn, hòa nhập vào đời sống xã hội ngày 
càng thuận lợi. Với vai trò chủ  đạo của Nhà nước, hoạt động trợ  giúp trẻ  em khuyết 
tật đã thu hút sự  quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ  chức, cá 
nhân, cộng đồng dân cư, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc 
đáp  ứng các nhu cầu, quyền lợi của người khuyết tật, tạo động lực để  họ  phát huy 
năng lực, vươn lên hòa nhập với xã hội.
Cùng với đó, hệ thống chính sách pháp luật về người khuyết tật được bổ sung, 
Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực, tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm cụ thể để 
thực hiện. Gia đình trẻ em khuyết tật đã phát huy tốt vai trò là tuyến đầu nuôi dưỡng,  
chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật, đồng thời nhiều em khuyết tật đã nỗ lực vượt qua  
mặc cảm, tự ti, vươn lên khẳng định khả  năng sống độc lập, hòa nhập xã hội và góp 
phần phát triển kinh tế xã hội.
2.5.2. Khó khăn

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

10


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách pháp luật đối với  trẻ em 


khuyết tật vẫn còn những khó khăn, hạn chế  như: Đời sống của một bộ phận không 
nhỏ trẻ em khuyết tật còn nhiều khó khăn,  vẫn còn trẻ em khuyết tật thuộc hộ nghèo. 
Còn một số trẻ em tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, 
giáo dục, dạy nghề, việc làm…v.v…
Trẻ em khuyết tật vẫn còn khó tiếp cận với các hoạt động văn hóa, giải trí, thể 
dục thể  thao  ở  cơ sở. Mức trợ  cấp xã hội cho trẻ  em khuyết tật còn thấp. Số  lượng 
trẻ  em khuyết tật được tiếp nhận vào các Trung tâm bảo trợ  xã hội còn ít, cơ  sở  vật 
chất tại các cơ sở trợ giúp trẻ em khuyết tật còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị y tế 
phục hồi chức năng phù hợp cho trẻ em khuyết tật, thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý.

PHẦN KẾT LUẬN
Trẻ  em là chủ nhân tương lai của đất nước, đó là câu nói của chủ  tịch Hồ Chí 
Mĩnh vĩ đại. Do vậy việc chăm sóc tạo điều kiện cho trẻ em học tập vui chơi giải trí 
là nhiệm vụ quan trọng của toàn thể dân tộc. Nhất là các trẻ em khuyết tật, chỉ có như 
vậy thì đất nước mới có thể  phát triển “ sánh ngang với các cường quốc năm châu” . 
HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

11


    Tiểu luận chuyên đề 1                

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

   
      

Do vậy việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ em khuyết tật trong hòa nhập cuộc sống cộng đồng 
là một việc làm hết sức quan trọng, cần sự chung tay của cả Nhà nước, cộng đồng và  

gia đình. Nhận thức được vấn đề  này, trong những năm qua chính quyền xã Bình 
Thạnh Đông đã có sự phối hợp với các tổ chức và gia đình  có trẻ em khuyết tật, động 
viên họ tiếp tục nỗ lực phấn đấu vượt lên trên hoàn cảnh để hòa nhập với mọi người 
trong xã hội. Những hoạt động này đã đem lại những kết quả  đáng ghi nhận. những 
kết quả  này tuy nhỏ  bé nhưng đã là nguồn vận động viên to lớn đối với Đảng bộ,  
chính quyền và nhân dân xã Bình Thạnh Đông tiếp tục cố gắng hơn nữa để chung tay  
chăm sóc, giúp đỡ  trẻ  em khuyết tật nói riêng và xây dựng xã Bình Thạnh Đông giàu 
đẹp nói chung. Từ  kết quả đã đạt được và với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền  
và nhân dân xã Bình Thạnh Đông, tôi tin tưởng trong thời gian tới sẽ có thêm rất nhiều 
trẻ  em khuyết tật trên địa bàn xã được thụ  hưởng thành quả  từ  những chính sách hỗ 
trợ mà Đảng, chính quyền xã Bình Thạnh Đông, đang và tiếp tục quan tâm thực hiện./.

PHỤ LỤC
NỘI DUNG 

            Trang 1­ 10

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

12


    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

­ Lời nói đầu ………………………………………………………………...

1

1. Đặt vấn đề  ………………………………………………………………
1
­ Phần nội dung:…………………………………………………………… .1 ­9
2. Một số khái niệm liên quan……………………………………………… 1 ­2
2.1. Khái niệm ASXH………………………………………………………..
1
2.1.1 Khái niệm trẻ em………………………………………………………
1­2
2.1.2 Trẻ em khuyết tật……………………………………………………....
2
2.2. Thực trạng số lượng trẻ em khuyết tật…………………………………..
2­3
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách ASXH………………………………...
3­6
2.3.1. Thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng……………………………..
3­6
2.3.2. Chính sách hỗ trợ BHYT đối với trẻ em khuyết tật………………….. 
6­7
2.4. Nguồn lực thực hiện chính sách ASXH đối với trẻ em khuyết tật……...
7­8
2.5. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách ASXH đối 
với trẻ khuyết tật……………………………………………………… …….
8­9

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

13



    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

2.5.1. Thuận lợi………………………………………………………………
8­9
2.5.2. Khó khăn………………………………………………………………9
­ Phần kết luận ………………………………………………………………
10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
­ Báo cáo kết quả  hoạt động chăm sóc trẻ  em khuyết tật tại UBND xã Bình 
Thạnh Đông năm 2017;
­ Báo cáo công tác thực hiện chính sách bảo trợ xã hội năm 2017;
­ Danh sách cấp phát kinh phí BTXH năm 2017;
­ Nghị  định 136/2013/NĐ­CP, ngày 21/10/2013 về  quy định chính sách trợ  giúp 
xã hội đối tượng bảo trợ xã hội;
­ Nghị định 28/2012/NĐ­CP, ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết  tật;
­ Luật bảo hiểm y tế;
­ Nguồn tài liệu.edu.vn.
HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

14



    Tiểu luận chuyên đề 1                
   
      

                   GVBM: Ths. Phạm Thanh Hải

 

HVTT: Trần Văn Cận                                                                                                    
Trang 

15



×