Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai hiện đại trên phụ nữ đến nạo hút thai tại Bệnh viện Từ Dũ (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.76 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
HIỆN ĐẠI TRÊN PHỤ NỮ ĐẾN NẠO HÚT THAI TẠI BỆNH VỆNH TỪ DŨ (2017)
Võ Minh Tuấn*, Thai Lina**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ khách hàng đến nạo hút thai từ 9 đến 11 tuần có kiến thức và thái độ đúng về ba
BPTT: bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan đến kiến thức và
thái độ đúng về 3 BPTT trên tại Bệnh Viện Từ Dũ TPHCM.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 12/2016 đến 04/2017 ở các khách hàng đến nạo
hút thai 9 - 11 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM được chọn ngẫu nhiên đơn.
Kết quả: Khảo sát 402 khách hàng tại Bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ có kiến thức đúng về BCS, thuốc tránh thai
phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp lần lượt là: 34,3% (KTC 95%: 29,9-39,3), 2,1% (KTC 95%: 18,2-21,4),
4% (KTC 95%: 2,2-6,0). Tỷ lệ có thái độ đúng về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn
cấp lần lượt là: 29,9% (KTC 95%:25,4-34,6), 19,2% (KTC 95%:15,2-2,4), 19,4% (KTC 95%:15,7-23,6). Các yếu
tố liên quan đến kiến thức và thái độ của khách hàng nạo hút thai là: tuổi, địa chỉ, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc,
tình trạng hôn nhân, số con, số lần phá thai, có áp dụng tránh thai.
Kết luận: Muốn giảm tỷ lệ nạo hút thai ngoài ý muốn và nâng cao sức khỏe sinh sản, nhân viên y tế cần
giáo dục người phụ nữ có kiến thức đúng về các biện pháp tránh thai.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, bao cao su, thuốc tránh thai.

ABSTRACT
ASSESSMENT OF KNOWLEDGE AND ATTITUDES OF MODERN CONTRACEPTIVE METHODS
AMONG ABORTERS AT TU DU HOSPITAL (2017)
Vo Minh Tuan, Thai Lina
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 160 - 165
Objectives: Determine the rate of aborters with proper knowledge and attitudes to three contraceptive
methods: condom, combined contraceptive pill and emergency contraception pill and whether some factors related


to the knowledge and attitude of aborter from 9 - 11 weeks at Tu Du Hospital - Ho Chi Minh City.
Research methods: Cross sectional study from December 2016 to April 2017 among 9 - 11 weeks aborter at
Tu Du Hospital - Ho Chi Minh City. Subjects were selected randomly.
Results: Survey 402 aborters at Tu Du Hospital, the rates of having proper knowledge about condom,
combined contraceptive pill and emergency contraception pill respectively were: 34.3% (KTC 95%: 29.9 – 39.3),
22.1% (KTC 95%: 18.2 – 21.4), 4% (KTC 95%: 2.2 – 6.0). The rates of having proper attitude about condom,
combined contraceptive pill and emergency contraception pill respectively were: 29.9% (KTC 95%: 25.4 – 34.6),
19.2% (KTC 95%: 15.2 – 22.4): 19.4% (KTC 95%: 15.7 – 23.6). Factors related to knowledge and attitude of
aborters were: age, address, qualification, occupation, ethnic group, marital status, number of children, number of
abortions, contraceptive use.
Conclusions: Reduce unwanted abortion rate to improve the reproductive health for women, health
providers should educate women to have the proper knowledge of contraceptive methods.
* Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện, Preah Ket Mealea, Cambodia
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Võ Minh Tuấn
ĐT: 0909727199
Email:

160

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Keywords: Knowledge; attitude; condom, combined contraceptive and emergency contraception pills.
chưa lập gia đình và những người dân sống ở
ĐẶT VẤN ĐỀ
vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn trong việc

Vấn đề về sức khỏe sinh sản là một trong
tìm kiếm và tiếp cận các thông tin và dịch vụ sức
những vấn đề quan trọng đối với xã hội nói
khỏe sinh sản có chất lượng.
chung và sức khỏe con người nói riêng. Trong
Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh
những năm gần đây kinh tế xã hội Việt Nam có
viện đầu ngành về Sản Phụ Khoa của cả nước
những bước phát triển mới, điều này cũng đồng
nói chung và của miền Nam nói riêng. Đây là
thời tạo ra những thách thức, đặc biệt trong lĩnh
nơi được nhiều chị em khách hàng lựa chọn đến
vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
khám khi có vấn đề về sức khỏe sinh sản, trong
Dân số Việt Nam đứng thứ 14 trong số các
quốc gia đông dân nhất thế giới, khoảng hơn
92,7 triệu người (năm 2016), trong đó dân số nữ
46,95 triệu người (chiếm 50,6%)(9). Nhiều thống
kê cho thấy có sự gia tăng rõ rệt các vấn đề như
mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, phá
thai, và bệnh lý lây qua đường sinh dục, trong
đó có HIV/AIDS.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì Việt Nam
nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu
vực Đông Nam Á về tình trạng nạo hút thai.
Theo thống kê thì số người nạo hút thai ở Việt
Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Trong đó, tỷ
lệ nạo hút thai của khách hàng trẻ tuổi chưa xây
dựng gia đình chiếm từ 10% đến 20% tất cả các
ca nạo hút thai ở khu vực thành thị(8). Hậu quả

của việc phá thai là cứ 4 ca phá thai thì có 1 ca
phá thai không an toàn gây ra tàn tật tạm thời
hoặc lâu dài do các biến chứng phá thai và 13%
có thể dẫn đến tử vong cho người mẹ(3).
Việc phá thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng
tới khả năng sinh sản sau này, do đó ngừa thai là
biện pháp tốt và hiệu quả nhất đối với khách
hàng chưa sẵn sàng làm mẹ. Hiện nay, các biện
pháp tránh thai hiện đại đều có hiệu quả ngừa
thai cao như bao cao su nam hiệu quả 86-93%,
viên thuốc tránh thai phối hợp (98-99%), thuốc
tránh thai khẩn cấp (75%)(4). Do đó, các chị em rất
cần được tiếp cận, hỗ trợ thông tin để sử dụng
các biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe
và độ tuổi để tránh những hậu quả đau lòng.
Mặt khác, nhiều người chưa dễ dàng trong việc
tiếp cận các thông tin và dịch vụ về sức khỏe
sinh sản. Đặc biệt là vị thành niên, thanh niên

đó có nạo hút thai ngoài ý muốn. Theo thống kê
của bệnh viện thì số lượng khách hàng đến phá
thai những năm qua gần như không giảm. Năm
2015, bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận trên 28,690 ca
phá thai. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, mỗi tháng
trung bình có 2,400 ca khách hàng đến bỏ thai(1).
Từ các lý do trên, chúng tôi nhận thấy
nghiên cứu: “Đánh giá kiến thức, thái độ về biện
pháp tránh thai hiện đại trên khách hàng sau khi
nạo hút thai tại bệnh viện Từ Dũ” là rất cần thiết,
nhằm góp phần cung cấp thông tin cho các nhà

quản lý để có biện pháp truyền thông hiệu quả,
nâng cao kiến thức về việc phòng tránh thai, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe sinh sản cho chị em
khách hàng.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho khách hàng đến nạo hút thai tại Bệnh Viện
Từ Dũ TPHCM.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ khách hàng nạo hút thai ngoài
ý muốn tại bệnh viện Từ Dũ có kiến thức và thái
độ đúng về 3 biện pháp tránh thai hiện đại là bao
cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh
thai khẩn cấp.
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ
khách hàng đến nạo hút thai ngoài ý muốn có
kiến thức và thái độ đúng về 3 biện pháp
tránh thai hiện đại.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

Nghiên cứu cắt ngang.

161


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018


Nghiên cứu Y học
Đối tượng nghiên cứu

Dân số nghiên cứu
Khách hàng đến khám và nạo hút thai ngoài
ý muốn tại khoa kế hoạch hóa gia đình bệnh
viện Từ Dũ TPHCM.
Dân số chọn mẫu
Dân số nghiên cứu (9-11tuần) + đồng ý tham
gia nghiên cứu (1/12/2016- 30/4/2017) .
Tiêu chí loại trừ
Phá thai bằng phương pháp khác, chỉ định
do thai lưu, dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý mẹ, có
vấn đề về tâm thần.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
1-

Nhập số liệu – Xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS gồm 2 bước: bước 1 mô tả và phân
tích đơn biến; bước 2 dùng mô hình hồi qui đa
biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu để tính
PR hiệu chỉnh (PR*) cho các biến số. Thống kê
với độ tin cậy 95%.

2

Trong 402 khách hàng tham gia nghiên cứu


d2

Với:  = 0,05 có Z(1- /2) = 1,96. P = 0,5 để có cỡ
mẫu lớn nhất. d = 0,05.  n = 385.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên đơn theo thời gian. Từ 7
giờ 30 phút tới 16 giờ 30 phút ngày 01/12/2016
đến 30/04/2017 vào tất cả các ngày trong tuần
(trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ), bắt đầu từ
người đầu tiên hoàn thành quy trình khám.
Thời gian phỏng vấn mỗi đối tượng là 15 phút.
Thời gian 2 đối tượng được phỏng vấn cách
nhau 30 phút. Mỗi ngày phỏng vấn trung bình
5 trường hợp.

Bước 1: Nghiên cứu dẫn đường. Tiến hành
phỏng vấn thử bảng câu hỏi đối với 20 đối tượng
tham gia nghiên cứu không tính vào mẫu nghiên
cứu. Chỉnh sửa cho câu hỏi phù hợp với đối
tượng tham gia.
Bước 2: Sàng lọc và thu nhận đối tượng
nghiên cứu.
Bước 3: Giới thiệu về nghiên cứu và ký cam
kết đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Bước 4: Tiến hành phỏng vấn, thu thập số
liệu.
Bộ câu hỏi này là công cụ thu thập số liệu
chính của nghiên cứu lấy từ VM Tuấn & TTN

162


Phương pháp xử lý số liệu

KẾT QUẢ

Z 2  p 1  p 
n 

Quỳnh (2011) tác giả này được lấy từ bộ câu
hỏi dựa vào nguồn của các câu hỏi chuẩn của
các nghiên cứu trước đây như: John ClelandWHO (2005-2007), Anjel Vahratian-National
Institudes of Public Health Access (2008), và
Demographic Health Survey (2010). Chúng tôi
tập hợp chỉnh sửa lại bộ câu hỏi cho phù hợp
dựa vào 20 mẫu pilot.

Tỷ lệ khách hàng có kiến thức đúng: về bao
cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh
thai khẩn cấp lần lượt là: là 34,3% [KTC 95%:
29,9- 39,3]: 22,1% [KTC 95%: 18,2-21,4]: 4% [KTC
95%: 2,2-6,0] (Bảng 1).
Tỷ lệ khách hàng có thái độ đúng: về bao
cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC
lần lượt là: 29,9% [KTC 95%: 25,4- 34,6]: 19,2%
[KTC 95%: 15,2- 22,4]: 19,4% [KTC 95%: 15,723,6].
Các yếu tố liên quan đến kiến thức – thái độ
của 3 BPTT
Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi đưa 10
biến số có P trị giá < 0,2 vào phương trình hồi qui
đa biến: tuổi, địa chỉ, học vấn, nghề nghiệp, tôn

giáo, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số con, số lần
phá thai, có áp dụng tránh thai.
Trình độ học vấn cấp 3 và > cấp 3 làm tăng tỷ
lệ kiến thức đúng gấp 3,30 lần và 4,95 lần so với
nhóm < cấp 2, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05. Việc có áp dụng tránh thai làm
tăng tỷ lệ kiến thức đúng gấp 2,17 lần so với
nhóm không áp dụng tránh thai, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Bảng 1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng bao
cao su.
Yếu tố
Học vấn
< Cấp 2
Cấp 2
Cấp 3
> Cấp 3
Có áp dụng
tránh thai
Không



Đúng
(n=134)


Sai
PR* KTC 95%
(n=248)

7 (17,5)
31 (23,0)
42 (38,9)
58 (48,7)

33 (82,5) 1
104 (77,0) 1,43 0,55- 3,73
66 (61,1) 3,30 1,24- 8,77
61 (51,3) 4,95 1,78- 13,7

50 (26,6) 138 (73,4) 1
1,37- 3,45
88 (41,1) 126 (58,9) 2,17

P*

0,46
0,02
0,00

0,00

Hồi quy Poisson đa biến

Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng vỉ

thuốc tránh thai phối hợp
Yếu tố

Đúng
(n=134)

Sai
(n=248)

PR*

95% CI

P*

Có áp dụng
tránh thai
Không
26 (13,8) 162 (86,2) 1 1,41- 4,34 0,00

63 (29,4) 151 (70,6) 2,43


Hồi quy Poisson đa biến

Không có mối liên quan giữa tuổi, địa chỉ,
học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn
nhân, số con, số lần phá thai với kiến thức đúng
về thuốc viên ngừa thai phối hợp, với p>0,05.
Yếu tố có áp dụng tránh thai làm tăng tỷ lệ

kiến thức đúng gấp 2,43 lần so với nhóm không
áp dụng tránh thai, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về
thuốc tránh thai khẩn cấp.
Yếu tố
Học vấn
≤ Cấp 2
Cấp 3
≥ Cấp 3

Đúng
Sai
(n=134) (n=248)

PR*

95% CI

P*

2 (1,1) 173 (98,9) 1
3 (2,8) 105 (97,2) 1,68 0,25- 11,0 0,59
11 (9,2) 108 (90,8) 6,53 1,11- 38,5 0,04



Hồi quy Poisson đa biến
Sau khi phân tích đa biến, yếu tố ảnh hưởng
đến kiến thức đúng sử dụng thuốc viên khẩn

cấp là: Học vấn > cấp 3 làm tăng tỷ lệ kiến thức
đúng gấp 6,53 lần so với nhóm ≤ cấp 2, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

BÀN LUẬN
Chúng tôi lấy tương đối đồng đều theo từng
đơn vị nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên

Nghiên cứu Y học

cứu cuối cùng là 402 khách hàng. Nhóm khách
hàng nạo hút thai có độ tuổi từ 20 - 39 là 85,32%.
Trình độ học vấn ≤ cấp 2 là 43,53%. Đa số công
nhân - nông dân 39,55%, thuộc dân tộc Kinh và
không theo tôn giáo là 93,3% và 49,25%. Đang
sống chung với chồng chiếm 73,88%. Có 2 con là
38,06%. chưa phá thai trước đây 55,72%. Không
áp dụng BPTT lần này 55,22%, BPTT thất bại
nhiều là xuất tinh ngoài âm đạo 36,67%. Kết quả
điều tra cho thấy tỷ lệ khách hàng đến nạo hút
thai có kiến thức đúng: về bao cao su, thuốc
tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp
lần lượt là 34,3% (KTC 95%: 29,9-39,3): 22,1%
(KTC 95%: 18,2-21,4): 4% (KTC 95%: 2,2-6,0). Tỷ
lệ nam sinh viên có thái độ đúng: về bao cao su,
thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC lần
lượt là: 29,9% (KTC 95%: 25,4-34,6): 19,2% (KTC
95%: 15,2-22,4): 19,4% (KTC 95%: 15,7-23,6). Các
yếu tố liên quan đến kiến thức của khách hàng
nạo hút thai là: tuổi, địa chỉ, học vấn, nghề

nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số con, số
lần phá thai, có áp dụng tránh thai.
Tỷ lệ khách hàng có kiến thức đúng và tỷ lệ
khách hàng có thái độ đúng khi so sánh với các
tác giả Trần Thị Như Quỳnh (2011)(10), Phùng Thị
Ngọc Việt (2014)(6) và Nguyễn Thị Kim Anh
(2013)(5), kết quả của chúng tôi đều thấp hơn. Sự
khác biệt này có thể là do đa số đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi có trình độ học vấn và kinh
nghiệm thấp. Các tác giả khác khảo sát ở phụ nữ
đã lập gia đình và đang hoặc đã sử dụng BPTT
hoặc đối tượng đến nạo phá thai nên kiến thức
cũng như thái độ cao hơn nghiên cứu chúng tôi.
Nghiên cứu những khách hàng trung tâm
chă m sóc sức khỏe cộng đồng tại Nam Phi
(2001)(11) trên 1068 khách hàng của 89 trung tâm
ở 2 nông thôn và 2 thành thị cho thấy 47,1%
khách hàng có kiến thức sai so với nghiên cứu
của em 96% thì cao hơn và 24,4% khách hàng có
kiến thức đúng về thời gian sử dụng TVTTKC so
với nghiên cứu em 4% thì thấp hơn. Nghiên cứu
của Arora (2005)(1) trên 623 người phá thai ở Ấn
Độ cho thấy 99% người biết về phương pháp
tránh thai hiện đại, chỉ có 37 người (5,9%; 95%

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

163



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

CI=4,0-7,8) biết về TVTTKC tương dương nháu
so với kết quả của chung em 4%, không ai trong
số họ đã từng sử dụng nó. Tuy nhiên, 99,7%
người đồng ý sẽ sử dụng trong tương lai khi cần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người có
kiến thức chung đúng về các biện pháp ngừa
thai còn thấp và chênh lệch rất nhiều. Trong đó,
tỷ lệ đúng về thuốc viên tránh thai khẩn cấp là
thấp nhất (4%) và tỷ lệ người có kiến thức chung
đúng về BCS là nhiều nhất (34,3%). Điều này cho
thấy việc tư vấn các biện pháp tránh thai cần
nhấn mạnh đến hiệu quả của của từng phương
pháp, đặc biệt chú trọng tư vấn TTTKC, để đối
tượng tư vấn có kiến thức đúng và lựa chọn biện
pháp phù hợp. Tỷ lệ khách hàng có thái độ đúng
về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc
TTKC còn thấp và không chênh lệch nhiều.
Trong đó thái độ đúng về BCS là cao nhất
(29,9%), thấp nhất là thái độ đúng về thuốc
TTPH (19,2%). Thứ tự về thái độ cũng giống như
kiến thức chung, qua đó cho thấy người có kiến
thức đúng về 1 BPTT nào đó thường cũng có thái
độ đúng về BPTT ấy và BCS là BPTT phổ biến,
được nhiều người hiểu đúng nhất.
Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên
quan đến kiến thức đúng về BCS, TTTKC cho

thấy người có trình độ học vấn cao (trên cấp 3)
có kiến thức đúng cao hơn những người có trình
độ học vấn thấp. Điều này có thể lý giải do
những người có trình độ học vấn càng cao thì sự
hiểu biết và khả năng tiếp cận các thông tin đúng
về các biện pháp tránh thai càng nhiều. Ngoài ra,
việc có áp dụng BPTT nhưng thất bại ở lần này
cũng là 1 yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về
BCS, thuốc TTPH. Điều này là phù hợp vì những
người có áp dụng biện pháp tránh thai dù thất
bại do nguyên nhân nào đó thì họ cũng đã ý
thức được việc cần phải tránh thai, và khi đã tìm
hiểu, thực hành thì họ sẽ có hiểu biết nhiều hơn.
Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu với thiết kế
cắt ngang mô tả nên năng lực mẫu không mạnh
cho kết luận về mối quan hệ nhân quả. Khi bàn
luận so sánh kết quả với các đề tài khác có thể
còn mang tính chủ quan do tiêu chuẩn đánh giá

164

của các đề tài khác nhau. Chỉ đại diện cho nhóm
khách hàng nạo phá thai 9-11 tuần.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu
kiến thức, thái độ của các khách hàng ở vùng sâu
xa, vùng nông thôn, khách hàng trẻ tuổi (<20
tuổi), những người có trình độ học vấn thấp để
có cái nhìn toàn cảnh cho các nhà sản khoa về
hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe sinh
sản, có chiến lược phổ biến kiến thức phù hợp

hơn theo từng đối tượng

KẾT LUẬN
Tỷ lệ khách hàng đến nạo hút thai có kiến
thức đúng: về bao cao su, thuốc tránh thai phối
hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp lần lượt là
34,3% (KTC 95%: 29,9-39,3): 22,1% (KTC 95%:
18,2-21,4): 4% (KTC 95%: 2,2-6,0).
Tỷ lệ nam sinh viên có thái độ đúng: về bao
cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc TTKC
lần lượt là: 29,9% (KTC 95%: 25,4-34,6): 19,2%
(KTC 95%: 15,2-22,4): 19,4% (KTC 95%: 15,7-23,6).
Các yếu tố liên quan đến kiến thức của
khách hàng nạo hút thai là: tuổi, địa chỉ, học vấn,
nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số
con, số lần phá thai, có áp dụng tránh thai. Số
liệu nghiên cứu không phát hiện mối liên quan
giữa thái độ sử dụng các biệt pháp tránh thai
hiện đại và các yếu tố phân tích khác.
Tập trung công tác hướng dẫn và tư vấn sớm
về các biệt pháp tránh thai hiện đại cho phụ nữ
trẻ, đặc biệt là phụ nữ có trình độ học vấn thấp.
Cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng thuốc
viên tránh thai kết hợp đúng, xử lý các trường
hợp quên thuốc. Cần tư vấn rõ ràng để khách
hàng có thể lựa chọn phương pháp ngừa thai
phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

Arora N, Mittal S (2005) "Emergency contraception and
prevention ofinduced abortion in India". J Fam Plann Reprod
Health Care, 31(4):pp.294-296.
Bệnh viện Từ Dũ (2017). Tác hại của nạo hút thai. URL:
(access on
11/2/2017).

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
3.
4.
5.

6.

7.

8.

Bộ Y tế (2007). Giáo dục và nâng cao sức khỏe. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội.
Bộ Y tế (2009). Biện pháp tránh thai khẩn cấp. Hướng dẫn quốc gia
về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, pp. 261-309.
Nguyễn Thị Kim Anh (2013). Kiến thức và thái độ về thuốc viên
tránh thai khẩn cấp ở khách hàng đến phá thai tại Trung tâm

Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Tây Ninh. Luận văn thạc sĩ y
học, tr. 1-73. Đại học Y Dược Tp.HCM.
Phùng Thị Ngọc Việt (2014). Kiến thức, thái độ, thực hành thuốc
viên tránh thai kết hợp ở những khách hàng đang sử dụng tại
bệnh viện Bình Thạnh. Luận văn thạc sĩ y học, pp.1-71. Đại học Y
dược Tp.HCM.
Smit J, McFadyen L, Beksinska M, De Pinho H, Morroni C,
Mqhayi M, et al (2011) "Emergency contraception in South
Africa: knowledge, attitudes, and use among public sector
primary healthcare clients". Contraception, 64(6):pp.333-337.
Tổ chức Y tế Thế giới (2017). Sức khỏe vị thành niên. URL:
/>sheet/vi/ (access on 11/4/2017).

9.

Nghiên cứu Y học

Tổng Cục thống kê (2016), Dân số Việt Nam. URL:

/>10.

11.

12.

(access on 11/4/2017).
Trần Thị Như Quỳnh, Võ Minh Tuấn (2012). “Kiến thức và thái
độ về các biện pháp tránh thai thông dụng ở sinh viên nam tại
các trường Cao đẳng, Thành phố Rạch Giá- Kiên Giang”. Y Học
TP.HCM, 16(1):pp.276-281.

Vahratian ADA, Patel K, Wolff X (2008). “Colleege students’
perceptions of emergency contraception provision”. J Womens
Health (Larchmt), 17(1):pp.103-111.
Võ Thị Định (2003). Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về
viên uống ngừa thai trên người đang sử dụng tại huyện Bến
Lức, tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ y khoa. Đại học Y dược
Tp.HCM.

Ngày nhận bài báo:

01/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

165



×