Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác dụng giảm đau của cao lỏng Hoàng Kinh trong điều trị thoái hóa khớp gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 6 trang )

TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014

TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG HOÀNG KINH
TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
2

1

1

Phan Thị Thu Thảo , Đỗ Thị Phương , Nguyễn Thị Thanh Tú
1
Trư ng
h Y H N 2 nh
nY
HY H N

Ngh n
nh
nh g h
g
ng H ng nh tr ng
tr th
h
h g
th
t
ụng h ng
ng
n
ng H ng nh tr n


ng Phương h ngh n
th ngh
ng
nh trư
tr tr n 0 nh nh n th
h
h g
t
15 ng
tr
tr ng nh g
2 10 1 09
n tr ng nh g
2
14
t
n ng tr ng nh h
g t ng 11
5
Chư h t h n th t
ụng h ng
ng
n
ng H ng nh tr n
ng
n
ng C
ng H ng nh
t
ụng g

tr ng
tr th
h
h g Chư th t
ụng
h ng
ng
n
ng H ng nh tr ng 15 ng
tr
Từ khóa: Hoàng kinh, thoái hóa khớp gối

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (THK) là bệnh khớp rất thường gặp
ở mọi quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của Mỹ,
hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh thoái hoá khớp,
với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh
nhân không thể đi lại được do thoái hoá khớp gối nặng
[1; 2]. Theo một thống kê của châu Âu, trong số 4326
bệnh nhân thoái hoá khớp được kiểm tra thì khớp háng
và khớp gối là các khớp bị tổn thương nhiều hơn cả,
trong đó thoái hoá khớp gối chiếm 92,1% [3]. Ở Việt
Nam, theo thống kê trong 10 năm (1991 - 2000) tại
Bệnh viện Bạch Mai, thoái hoá khớp gối chiếm 56,5%
[4]. thoái hoá khớp gối với các triệu chứng đau và hạn
chế vận động gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và
kinh tế của người bệnh. Những trường hợp thoái hoá
khớp gối nặng có thể dẫn tới tàn phế. Vì vậy, thoái hoá
khớp gối ngày càng được quan tâm trong công tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng [5].

Việc điều trị thoái hoá khớp gối là một vấn đề phức
tạp và kéo dài. Các biện pháp dùng thuốc (thuốc giảm
đau, chống viêm no-steroid, và steroid) có hiệu quả
nhanh đối với các triệu chứng, song lại có nhiều biến
chứng như viêm loét dạ dày hành tá tràng, tổn thương
gan, tăng đường máu. Vì vậy, không thể sử dụng lâu
dài các thuốc này [6].
Trong các trường hợp đau mạn tính không thể sử
dụng thuốc giảm đau chống viêm thường xuyên thì việc
sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược, ít tác dụng
h
trư ng
Ng
Ng

62

nh
h

Ng
n Th Th nh T
YH N
ng
nth nht 19
h
nh n 2
2014
h th n 1 11 2014


h

Yh
n

C tr

n

không mong muốn đang được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Đã từ lâu, ông cha ta bằng những
kinh nghiệm dân gian của mình đã sử dụng cây thuốc
nam để chữa bệnh và có hiệu quả tốt. Trong số đó, cây
Hoàng Kinh là một cây thuốc được sử dụng nhiều trong
dân gian để điều trị một số bệnh trong đó có điều trị
bệnh về khớp [7]. Hơn nữa, cao Hoàng kinh đã được
nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy không xác định
được LD50 và chưa thấy độc tính bán trường diễn [8].
Để đánh giá tác dụng giảm đau của cây thuốc trong
điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của cao lỏng Hoàng
Kinh trong điều trị THK gối.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của cao lỏng
Hoàng Kinh trên lâm sàng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Đối tượng
- Cao lỏng Hoàng kinh tỷ lệ 1:1 (1g dược liệu tương ứng
1ml cao) được bào chế từ lá cây Hoàng kinh tại Bệnh

viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Cao lỏng Hoàng
kinh đạt tiêu chuẩn cơ sở.
- 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hóa
khớp gối và được điều trị ngoại trú tại khoa Đông yPhục hồi chức năng của Bệnh viện đa khoa Đức Giang
từ tháng 11/2013 đến tháng 02/2014.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Theo y học hiện đại: Bệnh nhân cả hai giới, tự nguyên
tham gia nghiên cứu, tuổi > 40, đau khớp gối và được
chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối dựa theo tiêu
chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối của Hội thấp


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
khớp học Mỹ (ACR) 1991. Bệnh nhân đang không sử
dụng bất kỳ thuốc giảm đau, chống viêm nào và bất kỳ
phương pháp nào khác để điều trị thoái hóa khớp gối.
- Theo y học cổ truyền: chọn bệnh nhân thuộc 2 thể:
phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Bệnh nhân bỏ thuốc trong thời gian tham gia nghiên
cứu. Bệnh nhân dùng các thuốc giảm đau, chống viêm
và phương pháp điều trị khác trong thời gian nghiên
cứu. Bệnh nhân có các bệnh mạn tính như suy thận, xơ
gan, viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng theo chiều dọc, đánh giá, so sánh trước và
sau quá trình điều trị.
2.2. Qui trình tiến hành
- Tiếp nhận bệnh nhân đau khớp gối đến khám tại khoa

Đông y- Phục hồi chức năng của bệnh viện Đa khoa
Đức Giang. Lựa chọn những bệnh nhân phù hợp tiêu
chuẩn nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập thông tin: tên, tuổi, giới, nghề
nghiệp, địa chỉ.
- Khám lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau điều trị
- Cho uống cao lỏng Hoàng kinh: 50ml/ngày trong 14
ngày (phát thuốc 5 ngày/lần và khám lại vào mỗi lần
phát thuốc)
- Thu thập, xử lý số liệu.
- Đánh giá kết quả giảm đau và giảm sưng trên lâm
sàng và đánh giá chỉ số máu lắng trên xét nghiệm

2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
- Lâm sàng: mức độ cải thiện của các chỉ số được
đánh giá bằng so sánh giá trị trung bình trước và sau
điều trị. Đánh giá hiệu quả điều trị theo các chỉ số như
thang điểm VAS, Lequesne, và tầm vận động.
- Đánh giá mức độ giảm sưng khớp gối thông qua chỉ
số chu vi khớp gối trung bình trước và sau điều trị.
- So sánh mức độ cải thiện thang điểm Vas, Lequesne,
tầm vận động khớp gối và chu vi khớp gối giữa 2 nhóm
phong hàn thấp tý và nhóm phong hàn nhiệt tý trước và
sau điều trị.
- Cận lâm sàng: So sánh các chỉ số công thức máu,
máu lắng trung bình, sinh hoá máu trước và sau điều trị.
3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
16.0.
4. Đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện đa khoa

Đức Giang,
- Được sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên
cứu.
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ sức khoẻ của
người bệnh, không nhằm mục đích khác
- Cao thuốc nghiên cứu đã được thử độc tính cấp và
bán trường diễn cho thấy không xác định được LD50 và
không có độc tính bán trường diễn.

III. KẾT QUẢ:
1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố của nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới:

Tuổi

Độ tuổi

n

%

50 – 59

3

10

60 – 69


13

43,3

≥ 70

14

46,7

Tổng

30

100

X
Nam
Giới

69,13 ± 8,025
7

23,3

Nữ

23

76,7


Tổng

30

100

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 69,13 ± 8,025 tuổi. Nam giới chiếm 23,3%. Nữ giới chiếm 76,7%.

63


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
2. Tác dụng giảm đau của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị thoái hoá khớp gối
Bảng 2. So sánh mức độ giảm đau khớp gối của nhóm nghiên cứu theo thang điểm
VAS trước và sau điều trị

Thời gian

Nhóm nghiên cứu (n = 30)

X ± SD

D0

6,4 ± 0,81

D14

4,30 ± 1,44


D0 - D14

2,10 ± 1,09

p

< 0,05

Mức độ giảm điểm VAS trước và sau điều trị là 2,10 ± 1,09 điểm.
Bảng 3. So sánh mức độ cải thiện chức năng vận động của nhóm nghiên cứu trước
và sau điều trị theo thang điểm Lequesne
Nhóm nghiên cứu (n = 30)

Thời gian

X ± SD

D0

12,3 ± 2,41

D14

9,48 ± 2,77

D0 - D14

2,63 ± 1,48


p

< 0,05

Điểm Lequesne giảm trung bình 2,63 ± 1,48 điểm.
Bảng 4. So sánh mức độ cải thiện tầm vận động gấp khớp gối của nhóm
nghiên cứu trước và sau điều trị

Thời gian

Nhóm nghiên cứu (n = 30)

X ± SD (độ)

D0

107,17 ± 11,87

D14

118,67± 10,58

D14 - D0

p

< 0,05

11,83 ± 8,35


Tầm vận động gấp khớp gối trung bình của nhóm nghiên cứu tăng 11,83 ± 8,35 độ.
Bảng 5. So sánh chu vi khớp gối của nhóm bệnh nhân có sưng nóng khớp gối trước và sau điều trị

Thời gian

Nhóm sưng nóng khớp gối (n = 13)

X ± SD (cm)

D0

34,39 ± 1,28

D14

33,54 ± 1,23

D14 - D0

0,85 ± 0,43

Những bệnh nhân sưng nóng khớp gối có chu vi khớp gối giảm trung bình 0,85 ± 0,43 cm.
64

p

< 0,05


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014

Bảng 6. So sánh chỉ số máu lắng của nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị
Nhóm nghiên cứu (n = 30)

Thời gian

X ± SD (mm)

D0

25,53 ± 8,44

D14

20,31 ± 8,94

D0 - D14

5,22 ± 10,60

p

< 0,05

Chỉ số máu lắng trung bình giảm từ 25,53 ± 8,44 mm xuống còn 20,31 ± 8,94 mm.
Bảng 7. So sánh các chỉ số lâm sàng trung bình của 2 nhóm phong hàn thấp tý và
phong hàn nhiệt tý trước và sau điều trị:

Chỉ số

D0 - D14


p

Phong hàn thấp tý (n = 17)

Phong hàn nhiệt tý (n = 13)

VAS

2,29 ± 0,99

1,85 ± 1,21

> 0,05

Lequesne

2,79 ± 1,60

2,42 ± 1,34

> 0,05

Chu vi gối

0,15 ± 0,23

0,85 ± 0,43

< 0,05


Chu vi khớp gối của nhóm phong hàn nhiệt tý giảm nhiều hơn nhóm phong hàn thấp tý
3. Tác dụng không mong muốn:
Sau 14 ngày điều trị với Cao lỏng Hoàng Kinh không có bệnh nhân nào xuất hiện tác dụng không mong muốn
trên lâm sàng do dùng thuốc. Trên cận lâm sàng: các chỉ số huyết học và các chỉ số hoá sinh máu (hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu, ure, creatinin, glucose, cholesterol, triglycerid, AST, ALT) của nhóm nghiên cứu sau 14 ngày điều trị
vẫn nằm trong giới hạn bình thường

IV. BÀN LUẬN
Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS: Đau là
triệu chứng chính của bệnh thoái hóa khớp gối. Để đo
lường mức độ đau của khớp gối, chúng tôi sử dụng
thang điểm VAS. Chỉ số trung bình điểm đau VAS trước
điều trị là 6,4 ± 0,81 điểm, cao nhất là 8 điểm, thấp nhất
là 5 điểm. Phân bố mức độ đau khớp gối theo thang
điểm đau VAS của nhóm nghiên cứu trước điều trị nằm
trong mức đau vừa (4-6 điểm) chiếm 53,3% và đau
nặng (7-10 điểm) chiếm 46,7%. Sau 14 ngày điều trị,
mức độ giảm điểm VAS là 2,10 ± 1,09 điểm. Mức giảm
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả giảm đau
trên lâm sàng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thực
nghiệm khi nghiên cứu trên mô hình gây đau quặn bằng
acid acetic, Hoàng kinh có tác dụng làm giảm rõ rệt số
cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu [9].
Mức độ cải thiện chức năng vận động theo thang
điểm Lequesne: Một trong những triệu chứng quan
trọng của thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng tới chất

lượng cuộc sống của người bệnh là hạn chế chức năng
vận động của khớp gối. Trước điều trị, nhóm nghiên

cứu có chỉ số điểm Lequesne trung bình là 12,13 ± 2,41
điểm, cao nhất là 18 điểm, thấp nhất là 8 điểm. Sau
14 ngày điều trị, cùng với sự giảm đau khớp gối thì
mức độ hạn chế vận động khớp gối cũng được cải thiện
đáng kể. Số liệu bảng 3.3 cho thấy: sau điều trị, điểm
Lequesne trung bình của nhóm nghiên cứu từ 12,13 ±
2,41 điểm giảm xuống còn 9,48 ± 2,77 điểm. Mức giảm
trước và sau điều trị là 2,63 ± 1,48 điểm. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Mức độ cải thiện tầm vận động gấp khớp gối: Nếu
thang điểm Lequesne giúp đánh giá chức năng vận
động chủ động của bệnh nhân thì đo độ gấp khớp gối
giúp đánh giá tầm vận động thụ động của người bệnh,
đánh giá xem người bệnh có thực sự hạn chế tầm vận
động hay không. Sau 14 ngày điều trị, độ gấp khớp gối
của NNC từ 107,17 ± 11,87 độ tăng lên đến 118,67±
10,58 độ. Mức độ cải thiện độ gấp khớp gối sau điều trị
là 11,83 ± 8,35 độ, khác biệt trước và sau điều trị có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy, khi triệu chứng
65


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
đau của bệnh nhân được cải thiện thì tầm vận động
khớp gối sẽ tăng lên.

với số lượng bệnh nhân còn hạn chế nên sự khác biệt
chưa có ý nghĩa thống kê.

Hiệu quả giảm sưng khớp gối trước và sau điều trị:

Trước điều trị, nhóm bệnh nhân sưng nóng khớp gối
có chỉ số chu vi khớp gối trung bình là 34,39 ± 1,28 cm.
Sau 14 ngày điều trị với cao lỏng Hoàng Kinh, chỉ số
chu vi khớp gối trung bình giảm xuống còn 33,54 ± 1,23
cm, mức giảm trước và sau điều trị là 0,85 ± 0,43cm,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả
cũng phù hợp với nghiên cứu trên thực nghiệm: Hoàng
kinh có tác dụng chống viêm cấp ở thời điểm 6 giờ sau
khi uống thuốc [9].

Tác dụng không mong muốn của cao lỏng Hoàng
kinh: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
theo dõi những tác dụng không mong muốn như: đau
tăng sau dùng thuốc, mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn,
nôn, ỉa chảy. Sau 14 ngày điều trị với cao lỏng Hoàng
Kinh chúng tôi không thấy xuất hiện triệu chứng bất
thường nào.

Hiệu quả giảm viêm qua chỉ số máu lắng trung bình
trước và sau điều trị: Trong bệnh thoái hóa khớp gối,
quá trình viêm mạn tính hay cấp tính đều giải phóng
những chất trung gian hoá học, một trong số đó là prostaglandin. Chất này có tác dụng làm tăng tính thấm
thành mạch, thoát huyết tương, hoạt hoá bạch cầu tới
ổ viêm dẫn tới tình trạng tắc mạch và sung huyết gây
đau. Sau 14 ngày điều trị bằng cao lỏng Hoàng kinh,
NNC có chỉ số máu lắng trung bình giảm từ 25,53 ±
8,44 mm xuống còn 20,31 ± 8,94 mm, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy, Hoàng kinh có tác
dụng chống viêm trên lâm sàng. Tác dụng chống viêm
này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm:

Hoàng kinh có tác dụng chống viêm mạn tương đương
methylprednisolon [9]. Tác dụng chống viêm này là do
thành phần hóa học của Hoàng kinh chứa nhiều flavonoid có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin thông
qua cơ chế ức chế chọn lọc COX-2, đồng thời là chất
chống oxy hoá mạnh, có tác dụng chông viêm nên
Hoàng Kinh có tác dụng chống viêm và giảm đau [9;
10; 11].
So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm phong hàn thấp
tý và phong thấp nhiệt tý: Các chỉ số lâm sàng của 2
nhóm trước và sau điều trị qua bảng 3.6 cho thấy nhóm
phong hàn thấp tý có mức giảm điểm VAS, Lequesne
và mức cải thiện độ gấp khớp gối tốt hơn nhóm phong
thấp nhiệt tý nhưng sự khác biệt giữa 2 nhóm không có
ý nghĩa thống kê p > 0,05. Nhóm phong thấp nhiệt tý có
mức độ giảm sưng khớp gối sau điều trị tốt hơn nhóm
phong hàn thấp tý, sự khác biệt trước và sau điều trị
giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Theo y học cổ truyền, Hoàng Kinh có vị đắng, tính
ấm, có mùi thơm do chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng
thông kinh hoạt lạc nhờ đó có tác dụng chỉ thống, trừ
phong thấp [11] . Nếu dựa theo tính vị này thì Hoàng
Kinh có tác dụng tốt hơn đối với thể phong hàn thấp tý.
Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu cũng cho thấy rằng
nhóm phong hàn thấp tý có mức độ cải thiện tình trạng
lâm sàng tốt hơn nhóm phong thấp nhiệt tý, tuy nhiên
66

Theo chúng tôi, đây là một cây thuốc phổ biến, được
dùng nhiều trong dân gian và có tác dụng điều trị nhiều
bệnh. Đồng thời, theo các nghiên cứu về thành phần

hoá học cũng cho thấy Hoàng kinh không có độc. Vì
vậy, chúng tôi chưa thấy tác dụng không mong muốn
nào trên lâm sàng và cận lâm sàng.

V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân thoái hoá khớp gối
điều trị bằng cao lỏng Hoàng Kinh trong 14 ngày, chúng
tôi thu được kết quả sau
1. Cao lỏng Hoàng Kinh có tác dụng giảm đau trong
điều trị hoái hoá khớp gối, cải thiện tầm vận động và
chức năng khớp gối
2. Chưa thấy tác dụng không mong muốn nào trên lâm
sàng và cận lâm sàng trong quá trình điều trị.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn khoa Đông Y Phục hồi chức năng của bệnh viện Đa khoa Đức Giang
đã cùng chúng tôi nghiên cứu để đưa ra những số liệu
cho bài viết này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arrich J, Piribauer F, Mad P, et al (2005). Intra-articular hyaluronic patients with osteoarthritis, nn h
65 suppol 11: 223-225
2. Puett DW, Griffin MR (1994). Published trials of nonmedicinal and noninvasive therapies for hip and knee
osteoarthritis. nn nt rn
121:133-140
3. Lê Quang Hồng (2007). Bệnh thoái hoá khớp, Hỏi
đáp các bệnh về xương khớp, N
H N 7- 66
4. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thu
Hiền (2000). Đánh giá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ

xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991
– 2000). Báo cáo khoa học Đại hội toàn quốc lần thứ 3,
H th
h h
tN
2002, 263 – 267


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
5. Nguyễn Mai Hồng (2012). Thoái hoá khớp gối. Phác
đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp
thường gặp, T ng h th
h
h
tN
185 –
191.
6. Đào Văn Phan (2009). Thuốc hạ sốt – giảm đau –
chống viêm”, Dược lý học tập I, N
ụ 144
- 160.
7. Võ Văn Chi (1997). Hoàng kinh, Từ điển cây thuốc
Việt Nam, Nh
t nYh
564
8. Nguyễn Thị Thanh Tú, Đỗ Thị Phương, Nguyễn
Trần Thị Giáng Hương và cộng sự (2014). Nghiên
cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cao Hoàng
kinh trên động vật thực nghiệm. Tạp chí nghiên cứu y


học, 3 (46 – 50).
9. Nguyễn Thị Thanh Tú, Đỗ Thị Phương, Nguyễn
Trần Thị Giáng Hương và cộng sự (2014). Tác dụng
giảm đau, chống viêm của viên nang Hoàng kinh trên
động vật thực nghiệm. T
h ngh n
Yh
(5),
43-49.
10. Dharmasiri, M.G., Jayakody, J.R.A.C., Galhena,
G., et al (2003). Anti -inflammatory and analgesic activities of mature fresh leaves of Vitex negundo’, Journal of
Ethnopharmacology. 87, 199-206
11. Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 943945.

Summary
THE EFFECT OF HOANG KINH EXTRACT
ON TREATMENT FOR KNEE JOINT DEGENERATION
The purpose of this study was to evaluate the analgesic effect and the side effect of the Hoang kinh extract in
the treatment of knee joint degeneration. A clinical study was conducted and results were assesses from 30 patients
with knee joint degeneration. The 15 days post- therapeutic average VAS points are reduced by 2,10 ± 1,09; the
therapeutic average points by Lequesne are reduced by 2,63 ± 1,48. The range of motion of the knee joint after
treatment is increased by 11,83 ± 8,35. Hoang kinh extract has shown no noted side effect on the clinical and some
sub-clinical indexes. In conclusion, Hoang kinh extract has an analgesic effect and rehabilitated motion effect in
treating knee joint degeneration. Hoang kinh extract has shown no side effect during 15 days of treatment.
Keywords: Hoang kinh, knee joint degeneration

67




×