Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Thư viện - thông tin: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại Thư viện Viện Công Nghệ Thông Tin – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.71 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN


KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
E_LIBRARE TẠI THƯ VIỆN VIỆN CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN – VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LỚP:

Phạm Thị Phương
Liên Nguyễn Thị Hạnh
TV39

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành của mình em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm, các thầy
cô trong Khoa Thư viện Thông tin - Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, cung
cấp những tri thức trong suốt quá trình em học tập
tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS. Phạm Thị Phương Liên, người hướng dẫn khoa


học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên em hoàn
thành khóa luận này.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình
và bạn bè đã động viên khuyến khích em trong quá
trình hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong quý thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý
kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hạnh

1


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

SĐKCB

Số đăng ký cá biệt


CSDL

Cơ sở dữ liệu

TTTV

Thông tin thư viện

MLCC

Mục lục chữ cái

2


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1

Chương 1: Khái quát về thư viện viện Công nghệ thông tin – viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam

5

1.1 Vài nét về Viện Công nghệ thông tin và thư viện

5


1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Công nghệ
thông tin

5

1.1.2 Thư viện Viện Công nghệ thông tin

9

1.2 Tiềm lực của thư viện Viện Công nghệ thông tin

11

1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật

11

1.2.2 Vốn tài liệu

12

1.2.3 Đội ngũ cán bộ

18

Chương 2: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại
Thư viện Viện Công nghệ thông tin

20


2.1 Khái quát chung về phần mềm E_LIBRARE

20

2.1.1 Đặc điểm của phần mềm E_LIBRARE

20

2.1.2 Các tính năng nổi bật của phần mềm E_LIBRARE

23

2.2 Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại thư viện
Viện Công nghệ thông tin

25

3


2.2.1 Ứng dụng trong biên mục

25

2.2.2 Ứng dụng trong tra cứu

31

2.2.3 Ứng dụng trong lưu thông


39

2.2.4 Ứng dụng trong các công tác khác

43

2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại
46

thư viện viện Công nghệ thông tin
2.3.1 Ưu điểm

46

2.3.2 Nhược điểm

48

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần
mềm E_LIBRARE của Thư viện Viện Công nghệ thông tin

50

3.1 Hoàn thiện và khai thác hết các tính năng của phần mềm

50

3.2 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

52


3.3 Đào tạo cán bộ thư viện và người dùng tin

53

KẾT LUẬN

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại mà chúng ta đang sống hiện nay gắn liền với xu thế “ toàn cầu
hóa”, hướng đến sự phát triển chung toàn nhân loại, theo đó việc đáp ứng
thông tin trong mọi ngành, mọi lĩnh vực là việc cần thiết, đặc biệt là trong lĩnh
vực thông tin thư viện. Có thể nhận thấy, ngày nay các thiết chế thư viện
đang dần biến đổi trở thành kênh cung cấp thông tin (đặc biệt là thông tin
khoa học) rất hữu hiệu, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu tin của người dùng tin.
Những tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với sự
phát triển không ngừng của xã hội làm cho quá trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu: cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu viên…diễn ra trong điều kiện luôn
biến đổi. Họ luôn có xu huớng tìm kiếm những thông tin tư liệu mới nhất để
đào sâu và mở rộng kiến thức của mình bằng nhiều kênh thông tin khác nhau,
trong đó thư viện Viện nghiên cứu đóng vai trò là kênh cung cấp thông tin

chính. Cơ quan TTTV trong các Viện nghiên cứu có nhiệm vụ phối hợp với
các phòng ban trong Viện cung cấp thông tin nhằm nâng cao chất lượng của
các công trình khoa học. Thư viện không những là nơi giải trí, thư giãn mà
còn đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nghiên cứu và có thể nói, một
trong những chức năng cơ bản của các thư viện này là phục vụ cung cấp
thông tin cho các đề tài khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học mà các viện
nghiên cứu chủ trì. Thư viện luôn có mối quan hệ, gắn bó chặt chẽ với quá
trình hình thành và phát triển của Viện và quản lý tốt hoạt động thư viện sẽ
góp phần quan trọng vào việc nâng cao các hoạt động nghiên cứu trong Viện.
Nắm được điều này, Thư viện Viện Công nghệ thông tin (CNTT) đã không
ngừng hoàn thiện để cung cấp đầy đủ thông tin khoa học góp phần vào việc
5


nghiên cứu học tập của người dùng tin trong thời kỳ mới. Cũng như các thư
viện chuyên ngành khác muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin của người
dùng tin thì vấn đề mang tính thời sự đang được đặt ra là làm thế nào quản lý
tốt được hoạt động thư viện.
Trước tình hình chung đó, thư viện Viện CNTT đã có những chuyển
biến từng bước hoàn thiện hoạt động của mình, cụ thể là việc ứng dụng phần
mềm thư viện E_LIBRARE trong quản lý hoạt động thư viện. Phần mềm này
không chỉ dùng để quản lý tài liệu mà còn có thể quản lý các đối tượng như:
bạn đọc, lưu thông,… Việc ứng dụng E_LIBRARE trong hoạt động thư viện
Viện CNTT có thể nói là một bước ngoặt quan trọng giúp thư viện Viện
CNTT từng bước hiện đại hóa hoạt động thư viện, đáp ứng có hiệu quả yêu
cầu của người dùng tin. Song có thể nhận thấy, phần mềm E_LIBRARE nói
chung và việc ứng dụng phần mềm này vào hoạt động thư viện của thư viện
viện CNTT vẫn còn nhiều bất cập. Nắm được tình hình đó, em đã chọn đề tài:
“ Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại Thư viện Viện Công
Nghệ Thông Tin – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cụm từ công nghệ thông tin (CNTT) đã trở
nên hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhờ có CNTT mà các công đoạn chuyên
môn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Hiện nay trong thực tế có rất nhiều
phần mềm ứng dụng trong hoạt động thư viện đang được sử dụng tại các thư
viện chuyên ngành, đa ngành như: Thư viện Quốc gia Việt Nam sử dụng phần
mềm Ilib, Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng phần mềm Libol,…
riêng thư viện Viện CNTT đang ứng dụng phần mềm E_LIBRARE vào hoạt

6


động thư viện – đây là một phần mềm mang tính khảo nghiệm và vẫn đang
tiếp tục đuợc củng cố, hoàn thiện.
Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy có rất nhiều đề tài đã đề cập
tới vấn đề ứng dụng tin học trong hoạt động thư viện và các đề tài nghiên cứu
việc ứng dụng các phần mềm cụ thể trong hoạt động thư viện, song chưa có
đề tài nào đề cập tới phần mềm E_LIBRARE và việc ứng dụng phần mềm
này vào hoạt động thư viện.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Phần mềm E_LIBRARE với các phân hệ và việc
ứng dụng phần mềm này trong công tác thư viện như: xử lý, biên mục, bổ
sung, lưu thông, quản lý bạn đọc,…
- Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng phần mềm E_LIBRARE vào hoạt động thư
viện tại thư viện Viện CNTT từ khi triển khai ứng dụng cho tới nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng phần mềm
E_LIBRARE tại thư viện Viện CNTT, đánh giá hiệu quả ứng dụng và đưa ra

những đề xuất để hoàn thiện và phát triển các phân hệ trong phần mềm.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại thư viện
Viện CNTT (sử dụng theo các tính năng nghiệp vụ thư viện).
Nhận xét tính ứng dụng của phần mềm E_LIBRARE (đối chiếu với các
yêu cầu tiêu chuẩn thư viện Viện CNTT đề ra)

7


Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm E_LIBRARE
trong thư viện Viện CNTT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng các phương pháp như sau :
 Phuơng pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu
 Phương pháp thống kê, đánh giá
 Phương pháp quan sát, khảo sát
 Phương pháp phỏng vấn
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài lời giới thiệu, kết luận, danh mục các thuật ngữ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Khái quát về thư viện viện Công nghệ thông tin – viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam
Chương 2: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_LIBRARE tại Thư viện
Viện Công nghệ thông tin
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm
E_LIBRARE của Thư viện Viện Công nghệ thông tin

8



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hoạt động 2009 (2009), Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Hà Nội
2. Nguyễn Hữu Hùng (1998), “Phát triển hoạt động thông tin trong thời
kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, Thông tin và tư liệu, tr.2-7
3. Bùi Loan Thùy (2003), Bài giảng cơ sở thư viện học hiện đại ,
ĐHKHXH &NV TP.Hồ Chí Minh
4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử
(2009), Viện Công nghệ thông tin, Hà Nội.
5. Trần Anh Dũng (1996), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động thư viện”, Tập san thư viện, tr.3-11
6. Tạ Bá Hưng (2005), “Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho
thư viện điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin và tư liệu, trung
tâm thông tin KHCN Quốc gia, tr.4-13
7. Vũ Văn Sơn (2002), “Lựa chọn phần mềm quản trị thư viện”, Tạp chí
thông tin tư liệu, tr.5-10
8. Ngô Ngọc Chi (2003), “Hoạt động thư viện thông tin Việt Nam trên
đường hội nhập”, tập san ĐHKHXH & NV TP. HCM, tr.111-115
9. Nguyễn Văn Hành (2004), “Thư viện Đại học Việt Nam trong các dự
án giáo dục đại học”, thông tin và tư liệu, tr.34-38
10. Pháp lệnh Thư viện (2001), Chính trị Quốc gia, Hà Nội

61


11. Lê Văn Viết (2001), “Cẩm nang nghề thư viện”, Văn hoá thông tin, Hà
Nội.


12. Vụ thư viện (2008), “Về công tác thư viện”, Hà Nội
13. Nguyễn Thanh Minh (2006), “Thư viện và vấn đề đổi mới giáo dục ở
Việt Nam”, Hội nghị Quốc tế về thư viện tại TP.HCM 2830/8/2006
14. Nguyễn Thị Lan Thanh (1998), “Vai trò của công tác đào tạo những
người hoạt động trên lĩnh vực thông tin – thư viện đối với sự phát
triển nền văn hóa dân tộc”, Văn hóa nghệ thuật, (6), tr.65

62


PHỤ LỤC
1. Giao diện phần mềm E_LIBRARE

63


2.Khổ mẫu biên mục sách và các loại ấn phẩm

Marc

Dữ liệu

Mô tả

020$a

Giá trị ISBN

020$c


Giá tiền

040$a

Original cataloging agency

041$a

Mã ngôn ngữ của văn bản

082$a

Chỉ số phân loại

100$a

Họ tên cá nhân

100$c

Các tước hiệu và các từ khác
liên quan tới tên

100$e

Thuật ngữ chỉ trách nhiệm liên
quan

110$a


Tên tập thể hoặc tên pháp lý
làm dẫn tố

110$b

Đơn vị trực thuộc

111$a

Tên hội nghị hoặc tên pháp lý

111$c

Nơi diễn ra hội nghị

111$d

Năm diễn ra hội nghị

111$n

Số phần, mục, hội nghị

245$a

Nhan đề chính

245$b

Thông tin khác về nhan đề


245$c

Thông tin trách nhiệm

245$n

Số lượng phần, chương của tài
liệu

245$p

Tên phần, chương của tài liệu
64


246$a

Nhan đề song song

250$a

Lần xuất bản

260$a

Nơi xuất bản, phát hành

260$b


Tên nhà xuất bản, phát hành

260$c

Năm xuất bản, phát hành

300$a

Khối lượng, độ dài tài liệu

300$c

Khổ cỡ

300$e

Tài liệu kèm theo

310$a

Định kỳ xuất bản hiện tại

440$a

Nhan đề tùng thư

500$a

Phụ chú chung


505$a

Phụ chú nội dung theo mẫu

520$a

Tóm tắt, chú giải

653$a

Từ khóa tự do

700$a

Tên người

700$c

Danh hiệu và từ khác đi kèm
với tên

700$e

Thuật ngữ xác định vai trò
trách nhiệm với tư liệu

852$j

Số kiểm soát xếp giá


65


3.Khổ mẫu biên mục tạp chí


Marc

Dữ liệu

Mô tả

020$a

Giá trị ISBN

020$c

Giá tiền

040$a

Original cataloging agency

041$a

Mã ngôn ngữ của văn bản

082$a


Chỉ số phân loại

100$a

Họ tên cá nhân

100$c

Các tước hiệu và các từ khác
liên quan tới tên

100$e

Thuật ngữ chỉ trách nhiệm liên
quan

110$a

Tên tập thể hoặc tên pháp lý
làm dẫn tố

110$b

Đơn vị trực thuộc

111$a

Tên hội nghị hoặc tên pháp lý

111$c


Nơi diễn ra hội nghị

111$d

Năm diễn ra hội nghị

111$n

Số phần, mục, hội nghị

245$a

Nhan đề chính

245$b

Thông tin khác về nhan đề

245$c

Thông tin trách nhiệm

245$n

Số lượng phần, chương của tài
liệu

245$p


Tên phần, chương của tài liệu

246$a

Nhan đề song song
66


250$a

Lần xuất bản

260$a

Nơi xuất bản, phát hành

260$b

Tên nhà xuất bản, phát hành

260$c

Năm xuất bản, phát hành

300$a

Khối lượng, độ dài tài liệu

300$c


Khổ cỡ

300$e

Tài liệu kèm theo

310$a

Định kỳ xuất bản hiện tại

440$a

Nhan đề tùng thư

500$a

Phụ chú chung

505$a

Phụ chú nội dung theo mẫu

520$a

Tóm tắt, chú giải

653$a

Từ khóa tự do


700$a

Tên người

700$c

Danh hiệu và từ khác đi kèm
với tên

700$e

Thuật ngữ xác định vai trò
trách nhiệm với tư liệu

852$j

Số kiểm soát xếp giá

863$a

Tập số

863$b

Số báo, tạp chí

900$b

Tháng


900$c

Số lượng

15.

67



×