Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu xây dựng công thức hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương phyllanthin sử dụng dầu gấc làm pha dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.36 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC HỆ TỰ NHŨ TẠO
VI NHŨ TƯƠNG PHYLLANTHIN SỬ DỤNG DẦU GẤC LÀM PHA DẦU
Võ Thị Diệu*, Nguyễn Đức Hạnh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Phyllanthin là một hoạt chất có độ tan trong nước thấp, dẫn đến sinh khả dụng đường uống thấp.
Với khả năng cản thiện độ tan và nâng cao sinh khả dụng đường uống, hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương (SMEDDS)
ngày càng được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong ngành dược. Dầu Gấc là một dầu tự nhiên được chiết xuất từ
áo hạt quả Gấc Momordica cochinchinesis lần đầu tiên được sử dụng làm tá dược cho hệ SMEDDS. Đề tài được
thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng công thức hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương chứa phyllanthin (P-SMEDDS) sử
dụng dầu Gấc làm tá dược pha dầu và đánh giá các tính chất in vitro của P-SMEDDS.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sàng lọc tá dược hệ P-SMEDDS được tiến hành trên 5 dầu tự
nhiên (dầu Gấc, dầu Mè, dầu Dừa, dầu Đậu nành, dầu Đậu phụng), 3 chất diện hoạt (Cremophor RH40,
Cremophor EL, Labrasol) và 2 chất đồng diện hoạt (Lutrol, Transcutol). Công thức hệ P-SMEDDS được xây
dựng thông qua việc khảo sát các giản đồ pha của dầu, chất diện hoạt và đồng diện hoạt được chọn lựa và các đặc
điểm của vi nhũ tương hình thành. P-SMEDDS và vi nhũ tương phyllanthin tạo thành được đánh giá độ bền sau
khi pha loãng và ly tâm, thời gian tự nhũ, độ ổn định, dãy phân bố kích thước tiểu phân (PDI), thế zeta. Khảo sát
độ hòa tan in-vitro của viên nang P-SMEDDS và so sánh với viên nang tinh thể phyllanthin.
Kết quả: Công thức P-SMEDDS được lựa chọn gồm phyllanthin/dầu Gấc/Capryol 90/Cremophor
RH40/Transcutol P với tỷ lệ 1,38:9,86:9,86:59,17:19,73 (kl/kl). P-SMEDDS được nhũ hóa hoàn toàn trong 1,20
phút, hình thành vi nhũ tương phyllanthin có kích thước tiểu phân trung bình là 19,17 nm và PDI là 0,076,
không xảy ra hiện tượng tách pha hay kết tủa hoạt chất sau 8 giờ pha loãng hoặc sau thử nghiệm ly tâm. Tốc độ
phóng thích phyllanthin từ viên nang P-SMEDDS được chứng minh là nhanh hơn so với viên nang tinh thể
phyllanthin.
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dầu Gấc làm tá dược pha dầu cho hệ SMEDDS. Công thức
P-SMEDDS đã được nghiên cứu phát triển. P-SMEDDS đã được chứng minh có khả năng cải thiện độ hòa tan
của phyllathin và là một giải pháp tiềm năng giúp nâng cao sinh khả dụng đường uống của phyllanthin.


Từ khóa: phyllanthin, hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương, dầu Gấc, dầu tự nhiên

ABSTRACT
DEVELOPMENT OF PHYLLANTHIN-LOADED SELF-MICROEMULSIFYING DRUG DELIVERY
SYSTEMS USING GAC OIL AS A NATURAL LIPOPHILE
Vo Thi Dieu, Nguyen Duc Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 285 - 292
Objectives: Phyllanthin, a poorly water-soluble active compound, has been reported to exhibit a low oral
bioavailability. Nowadays, self-microemulsifying drug delivery systems (SMEDDS) have gained great
importance due to their excellent efficiency in improving the water-solubility of drugs and thus enhancing their
oral bioavailability. Gac oil is common natural oil produced from Momordica cochinchinesis aril and has been
used for the first time as a SMEDDS excipient. The aim of this study was to develop a phyllanthin-loaded selfmicroemulsifying drug delivery system (P-SMEDDS), using Gac oil as a natural lipophile, and evaluate its in
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đức Hạnh
ĐT: 0909568956

Chuyên Đề Dược

Email:

285


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
vitro characteristics.

Methods: Excipient screening was carried out with five oils (Gac oil, sesame oil, coconut oil, soybean oil, and
peanut oil), three surfactants (Cremophor RH40, Cremophor EL, Labrasol) and two co-surfactants (Lutrol,

Transcutol P). Formulation development was based on several pseudo-ternary phase diagrams of selected oil,
surfactant and co-surfactant and characteristics of resultant microemulsions. The optimized P-SMEDDS
formulation and the resultant microemulsions were characterized by dilution study, self-emulsification
performance, stability, droplet size and polydispersity index. In vitro dissolution of P-SMEDDS capsules was
studied and compared with those of plain phyllanthin.
Results: The optimized P-SMEDDS formulation consisted of phyllanthin/Gac oil/Capryol 90/Cremophor
RH 40/Transcutol P (1.38:9.86:9.86:59.17:19.73) in % w/w. P-SMEDDS was found to be completely emulsified
within 1.20 min and formed microemulsions with a mean droplet size of 19.17 nm and a PDI of 0.076. PSMEDDS was robust to dilution and the resultant emulsion showed no phase separation or drug precipitation
after 8 h dilution and after centrifugation test. The release of phyllanthin from P-SMEDDS capsule was
significantly faster than that of plain phyllanthin capsule.
Conclusion: Our study demonstrated for the first time that Gac oil could be used as a component of oily
phase for SMEDDS. P-SMEDDS formulation was successfully developed and could be a promising solution for
enhancing not only phyllanthin solubility but also its oral bioavailability.
Key words: phyllanthin, self-microemulsifying drug delivery systems, Gac oil, natural lipophile.
tạo vi nhũ tương chứa phyllanthin
ĐẶT VẤN ĐỀ
(P-SMEDDS) hướng tới mục tiêu cải thiện độ
Phyllanthin (Hình 1) là một hoạt chất
hòa tan của phyllanthin.
chính của lá Diệp hạ châu đắng Phyllanthus
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
amarus với nhiều tác dụng dược lý quan trọng
như hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ tế bào
Đối tượng nghiên cứu
gan, làm giảm acid uric huyết, ức chế PPhyllanthin (độ tinh khiết 98,73 %) do ban
glycoprotein và có tác dụng hiệp lực với một
NCKH – TV, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.
số thuốc kháng ung thư (2,3,5). Tuy nhiên,
Hồ Chí Minh cung cấp. Các tá dược, dung môi
phyllanthin có độ tan trong nước thấp (9,5

đạt tiêu chuẩn Dược điển và tiêu chuẩn cơ sở. Vỏ
µg/ml), dẫn tới sinh khả dụng đường uống
nang cứng số 0 (Thái Lan) và màng thẩm tách
thấp (0,62%)(3). Với khả năng cản thiện độ tan
MWCO (molecular weight cut-off) 3500 – 4000
và nâng cao sinh khả dụng đường uống, hệ tự
(Cellu Sep, Mỹ).
nhũ tạo vi nhũ tương (SMEDDS) ngày càng
Xây dựng và thẩm định phương pháp
được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong ngành
HPLC định lượng phyllanthin
dược(1,4).
Chuẩn bị mẫu thử định lượng phyllanthin trong
các tá dược và trong P-SMEDDS: Hòa tan hoàn
toàn 50 µl mẫu cần định lượng bằng ethanol
trong bình định mức 10 ml, thêm ethanol đến
vạch, lắc đều. Lọc dung dịch qua màng lọc kích
thước lỗ lọc 0,22 µm trước khi phân tích bằng
phương pháp HPLC.
Hình 1: Công thức hóa học của phyllanthin
Chuẩn bị mẫu thử định lượng phyllanthin phóng
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xây dựng
thích từ thử nghiệm độ hòa tan: Lọc mẫu thu được
công thức và khảo sát tính chất của hệ tự nhũ
H

CH 3O

OCH3
OCH3


CH 3O

H

OCH 3

OCH3

286

Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
từ thử nghiệm khảo sát độ hòa tan qua màng lọc
kích thước lỗ lọc 0,22 µm trước khi phân tích
bằng phương pháp HPLC.

Điều kiện HPLC định lượng phyllanthin
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Azura
(Knauer, Đức), đầu dò UVD 2.1L. Cột sắc ký:
Syncronis C18 (250×4,6 mm; 5 µm) và tiền cột
C18HQ 105 (4x10 mm; 5 µm). Hệ pha động:
acetonitril – nước (75:25). Tốc độ dòng: 0,7
ml/phút. Nhiệt độ cột: 25 oC. Thể tích tiêm mẫu:
20 µl. Thời gian phân tích: 12 phút. Bước sóng
phát hiện: 230 nm.
Thẩm định phương pháp HPLC định lượng
phyllanthin

Phương pháp HPLC định lượng phyllanthin
được thẩm định về tính tương thích hệ thống,
tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ lặp lại và độ
đúng.

Nghiên cứu Y học

Khảo sát lựa chọn công thức tá dược SMEDDS
(bl-SMEDDS)
Từ các thành phần đã chọn, thiết lập các
giản đồ pha. Lựa chọn các bl-SMEDDS có
vùng nhũ tương rộng. Ly tâm các bl-SMEDDS
ở tốc độc 4000 vòng/phút trong 20 phút, đánh
giá độ bền của các bl-SMEDDS và lựa chọn
công thức tối ưu.
Tải hoạt chất vào bl-SMEDDS
Tải phyllanthin vào bl-SMEDDS với các hàm
lượng phyllanthin khác nhau (10, 14, 20, 35
mg/g), tạo thành các P-SMEDDS. Pha loãng PSMEDDS 10 lần và 100 lần với dịch dạ dày giả
định không có ezym (SGFwe). Đánh giá độ bền
của vi nhũ tương tại thời điểm ngay sau khi pha
loãng và 8 giờ sau pha loãng. Lựa chọn công
thức P-SMEDDS tối ưu.
Đánh giá tính chất của P-SMEDDS

Xây dựng công thức P-SMEDDS

Khảo sát thời gian tự nhũ của P-SMEDDS

Khảo sát độ tan của phyllanthin trong tá dược

Độ tan của phyllanthin trong 5 loại dầu tự
nhiên (dầu Gấc, dầu Mè, dầu Dừa, dầu Đậu
nành, dầu Đậu phụng), 3 chất diện hoạt
(Cremophor RH40, Cremophor EL, Labrasol)
và 2 chất đồng diện hoạt (Lutrol, Transcutol)
được xác định bằng phương pháp quá bão
hòa. Lựa chọn dầu có khả năng hòa tan
phyllanthin cao nhất.

Khả năng tự nhũ của P-SMEDDS được đánh
giá trong 900 ml SGFwe ở 37oC, sử dụng cá từ
với tốc độ quay 50 vòng/phút. 1 ml P-SMEDDS
được phân tán vào môi trường nhờ một đầu
syring nhùng chìm dưới mặt thoáng môi trường
1 cm và tốc độ bơm 5 ml/phút.

Khảo sát lựa chọn chất diện hoạt
Phối hợp dầu được lựa chọn với mỗi chất
diện hoạt ở các tỷ lệ khác nhau. Pha loãng 100
lần với nước, lắc đều và so sánh độ trong. Lựa
chọn chất diện hoạt tạo nhũ tương trong suốt
và bền.
Khảo sát lựa chọn chất đồng diện hoạt
Thiết lập các giản đồ pha gồm nước, dầu
được chọn, hỗn hợp chất diện hoạt được chọn/
chất đồng diện hoạt khảo sát (3:1, kl/kl) theo
phương pháp chuẩn độ nước (water titration).
Lựa chọn chất đồng diện hoạt tạo được vùng vi
nhũ tương rộng hơn.


Chuyên Đề Dược

Kích thước tiểu phân và thế zeta
P-SMEDDS được pha loãng 100 lần với nước
cất tạo thành vi nhũ tương. Xác định kích thước
tiểu phân trung bình, dãy phân bố kích thước
(PdI) và thế zeta của vi nhũ tương hình thành.
Độ bền của vi nhũ tương phyllanthin
Pha loãng P-SMEDDS 100 lần với SGFwe, ly
tâm 15000 vòng/phút trong 15 phút. Quan sát sự
tách pha, kết tủa hoạt chất (nếu có).
Định lượng phyllanthin trong P-SMEDDS
Áp dụng phương pháp HPLC định lượng
phyllanthin nêu trên.
Độ hòa tan của viên nang P-SMEDDS
Khả năng phóng thích phyllanthin từ viên
nang P-SMEDDS được khảo sát sử dụng
phương pháp phóng thích trực tiếp và phương

287


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

pháp phóng thích qua màng thẩm tách (MWCO
3500-4000 Da) trong 900 ml SGFwe, sử dụng
thiết bị kiểu cánh khuấy với tốc độ quay 50
vòng/phút. Thời gian lấy mẫu là 3, 6, 9, 12, 15, 20,

30 phút đối với viên nang P-SMEDDS và 15, 30,
60, 90, 120, 180 phút đối với viên nang tinh thể
phyllanthin. Mẫu được lọc qua màng lọc có kích
thước lỗ lọc 0,22 µm trước khi được định lượng
bằng phương pháp HPLC. So sánh kết quả độ
hòa tan của viên nang P-SMEDDS với độ hòa tan
của viên nang tinh thể phyllanthin.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thẩm định phương pháp HPLC định
lượng phyllanthin
Phương pháp HPLC định lượng phyllanthin
trong tá dược, trong P-SMEDDS, trong mẫu môi
trường thử nghiệm độ hòa tan đạt yêu cầu về
tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính
tuyến tính trong khoảng nồng độ 0,25 – 296,19
µg/ml với phương trình tương quan tuyến tính
y  58,11x (R2=0,9998); đạt độ lặp lại với RSD =
0,90 %; đạt độ đúng với độ phục hồi từ 97,19 –
101,65 %.

Xây dựng công thức P-SMEDDS
Độ tan của phyllanthin trong tá dược
Độ tan của phyllanthin trong các dầu (dầu
Gấc, dầu Dừa, dầu Mè, dầu Đậu nành, dầu Đậu
phụng), chất diện hoạt (Labrasol, Cremophor
RH40, Cremophor EL), chất đồng diện hoạt
(Transcutol P, Lutrol 400) được thể hiện trong
Hình 2.
Hệ SMEDDS khi pha loãng trong môi trường

dịch dạ dày có thể xảy ra sự kết tủa hoạt chất (4).
Vì vậy, cần khảo sát độ tan của hoạt chất trong tá
dược, đặc biệt là pha dầu, và lựa chọn tá dược có
khả năng hòa tan hoạt chất tối ưu. Phyllanthin
tan rất tốt trong các tá dược khảo sát, cao hơn rất
nhiều lần trong nước (9,5 µg/ml). Trong năm loại
dầu khảo sát, phyllanthin tan tốt nhất trong dầu
Gấc (16,29 mg/ml). Do đó, dầu Gấc được chọn
làm pha dầu cho P-SMEDDS.

288

Hình 2: Độ tan của phyllanthin trong tá dược

Khảo sát lựa chọn chất diện hoạt
Chất diện hoạt được chọn lựa dựa trên khả
năng nhũ hóa pha dầu. Trong ba chất diện hoạt
khảo sát, Labrasol hòa tan phyllanthin nhiều
nhất (36,98 mg/ml) nhưng nhũ hóa dầu Gấc rất
yếu, tạo nhũ tương thô, không bền. Cremophor
RH40 nhũ hóa dầu Gấc tốt, hình thành vi nhũ
tương trong suốt và bền, kế đến là Cremophor
EL. Cremophor RH40 tuy hòa tan phyllanthin ít
hơn nhưng nhũ hóa dầu Gấc tốt, tạo vi nhũ
tương trong suốt, bền. Do đó, Cremophor RH40
được chọn làm chất diện hoạt cho P-SMEDDS.
Khảo sát lựa chọn chất đồng diện hoạt
Sự tạo gel làm kéo dài thời gian hình thành
vi nhũ tương. Vì vậy, nếu giản đồ pha có vùng
tạo gel quá rộng sẽ không được lựa chọn. Giản

đồ pha sử dụng hỗn hợp Cremophor
RH40/Transcutol P tỷ lệ 3:1 (kl/kl) tuy vùng tạo
vi nhũ tương hẹp (Hình 3b) nhưng không có sự
tạo gel trước khi hình thành vi nhũ tương. Do
đó, Transcutol P được chọn làm chất đồng diện
hoạt cho P-SMEDDS.
a)

b)

Hình 3: Giản đồ pha của nước; dầu Gấc; Cremophor
RH40 và chất đồng diện hoạt: (a) Lutrol hoặc (b)
Transcutol P. Tỷ lệ Cremophor RH40/chất đồng diện

Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
hoạt là 3:1 (kl/kl). Vùng chấm bi là vùng tạo vi nhũ
tương, vùng tô màu xám là vùng tạo gel
Vùng vi nhũ tương trong cả hai giản đồ pha
trên đều rất hẹp. Điều này có thể được lý giải vì
dầu Gấc là một dầu thiên nhiên, gồm hàm lượng
lớn các acid béo có mạch carbon dài, kém phân
cực, do đó khó phân tán và thường cần một
lượng lớn chất diện hoạt để hình thành vi nhũ
tương. Với mục đích mở rộng vùng vi nhũ

(a)


Nghiên cứu Y học

tương, dầu Gấc được phối hợp với một số dầu có
mạch carbon trung bình. Kết quả cho thấy trong
số các dầu có mạch carbon trung bình, Capryol
90 giúp mở rộng vùng vi nhũ tương nhiều nhất.
Đề tài tiếp tục khảo sát tỷ lệ phối hợp dầu
Gấc/Capryol 90 làm pha dầu cho P-SMEDDS.

Khảo sát lựa chọn tỷ lệ phối hợp dầu Gấc và
Capryol 90 làm pha dầu

(b)
(c)

Hình 4: Giản đồ pha của nước; dầu Gấc/Capryol 90 các tỷ lệ (a) 1:0, (b) 2:1, (c) 1:1 (kl/kl); Cremophor
RH40/Transcutol P tỷ lệ 3:1 (kl/kl). Vùng chấm bi là vùng tạo vi nhũ tương.
được chọn làm pha dầu cho P-SMEDDS. Đây là
Sau khi phối hợp dầu Gấc với Capryol 90,
công bố đầu tiên trong nước cũng như thế giới
vùng vi nhũ tương được mở rộng đáng kể (Hình
sử dụng dầu Gấc hay hỗn hợp dầu Gấc/Capryol
4). Giản đồ pha sử dụng dầu Gấc/Capryol 90 tỷ
90 làm tá dược pha dầu cho SMEDDS.
lệ 1:1 có vùng vi nhũ tương rộng nhất. Do đó,
hỗn hợp dầu Gấc/Capryol 90 tỷ lệ 1:1 (kl/kl)

Giản đồ pha lựa chọn công thức bl-SMEDDS

(a)


(c)

(b)

(d)

(e)

Hình 5: Giản đồ pha của nước; dầu Gấc/Capryol 90 tỷ lệ 1:1 (kl/kl); Cremophor RH40/Transcutol P các tỷ lệ (a) 1:0, (b) 4:1,
(c) 3:1, (d) 2:1, (e) 1:1 (kl/kl). Vùng chấm bi là vùng tạo vi nhũ tương. Vùng tô màu xám là vùng tạo gel

Chuyên Đề Dược

289


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Giản đồ pha sử dụng Cremophor
RH40/Transcutol P tỷ lệ 4:1 và tỷ lệ 3:1 (Hình
5b, 5c) có vùng vi nhũ tương rộng và vùng tạo
gel hẹp. Từ hai giản đồ pha này, một số công

thức bl-SMEDDS (Bảng 1) được chọn để tiếp
tục khảo sát.

Bảng 1: Các công thức bl-SMEDDS được chọn từ các giản đồ pha

Công thức

Giản đồ
pha

bl-SMEDDS 1

Tỷ lệ pha dầu/chất
nhũ hóa
4:6

(5b)
bl-SMEDDS 2

3:7

bl-SMEDDS 3

3:7
(5c)

bl-SMEDDS 4

2:8

Đánh giá độ bền của bl-SMEDDS
Các hệ SMEDDS phải bền vững về nhiệt
động học, các thí nghiệm đánh giá độ bền của
SMEDDS rất cần thiết để đảm bảo SMEDDS ổn
định trong quá trình bảo quản và hình thành vi

nhũ tương bền vững trong đường tiêu hóa. Các
bl-SMEDDS 1, bl-SMEDDS 2, bl-SMEDDS 3 bị
tách thành hai lớp sau khi ly tâm 4000 vòng/phút
trong 20 phút, trong khi đó, bl-SMEDDS 4 vẫn
trong suốt, đồng nhất, không có hiện tượng tách
lớp. Vì vậy, công thức bl-SMEDDS 4 được lựa
chọn để tiếp tục khảo sát.
Khả năng tải hoạt chất phyllanthin vào blSMEDDS
Sau khi tải phyllanthin với các hàm lượng 10,
14, 20, 35 mg/g vào bl-SMEDDS 4, tạo thành các
P-SMEDDS 10, P-SMEDDS 14, P-SMEDDS 20, PSMEDDS 35 có thể chất trong suốt và đồng nhất.
Ở tỷ lệ pha loãng 10 lần trong SGFwe, tất cả bốn
công thức P-SMEDDS 10, P-SMEDDS 14, PSMEDDS 20, P-SMEDDS 35 đều bền vững. Ở tỷ
lệ pha loãng 100 lần trong SGFwe, P-SMEDDS
10, P-SMEDDS 14 không có hiện tượng tách pha,
kết tủa hoạt chất tại thời điểm 0 h cũng như 8 h
sau pha loãng. Tuy nhiên, công thức P-SMEDDS
20, P-SMEDDS 35 (sau khi pha loãng 100 lần
trong SGFwe) xuất hiện các tinh thể phyllanthin
sau 8 giờ pha loãng. Vì vậy, P-SMEDDS 14 được
chọn để tiếp tục khảo sát.

290

Thành phần
(kl/kl)
Dầu Gấc/Capryol 90/Cremophor RH40/Transcutol P
20:20:48:12
Dầu Gấc/Capryol 90/Cremophor RH40/Transcutol P
15:15:56:14

Dầu Gấc/Capryol 90/Cremophor RH40/Transcutol P
15:15:52,5:17,5
Dầu Gấc/Capryol 90/Cremophor RH40/Transcutol P
10:10:60:20

Như vậy, công thức P-SMEDDS tối ưu được lựa
chọn
là:
Phyllanthin/Dầu
Gấc/Capryol
90/Cremophor RH40/Transcutol P với tỷ lệ
1,38:9,86:9,86:59,17:19,73 (kl/kl)

Đánh giá tính chất P-SMEDDS
Thời gian tự nhũ của P-SMEDDS
P-SMEDDS có khả năng tự nhũ, hình thành
vi nhũ tương trong suốt và bền vững với thời
gian tự nhũ trung bình là 1,20 ± 0,17 phút (n=3).
Kích thước tiểu phân và thế zeta
Dãy phân bố kích thước tiểu phân vi nhũ
tương hình thành từ P-SMEDDS được trình bày
trong Hình 6. Vi nhũ tương phyllanthin hình
thành từ P-SMEDDS có kích thước tiểu phân
trung bình là 19,17 ± 0,10 nm và dãy phân bố
kích thước hẹp, PdI trung bình là 0,076 ± 0,007
(n=3).

Hình 6: Dãy phân bố kích thước tiểu phân của vi nhũ
tương hình thành từ P-SMEDD


Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Khảo sát độ bền của vi nhũ tương phyllanthin
Kết quả khảo sát cho thấy, không có sự thay
đổi (tách pha, kết tủa hoạt chất) của vi nhũ tương
sau khi pha loãng P-SMEDDS 100 lần với SGFwe
và ly tâm 15000 vòng/phút trong 15 phút (n=6).
Định lượng phyllanthin trong P-SMEDDS
Định lượng phyllanthin trong P-SMEDDS
bằng phương pháp HPLC cho thấy hàm lượng
phyllanthin trong P-SMEDDS trung bình là 13,47
± 0,11 mg/g (n=3).
Độ hòa tan của viên nang P-SMEDDS
Kích thước trung bình của tiểu phân tinh thể
phyllanthin trong viên nang tinh thể phyllanthin
được xác định trong khoảng 100 µm (Dữ liệu
không trình bày trong bài báo này). Kết quả sự
phóng thích phyllanthin từ viên nang PSMEDDS và viên nang tinh thể phyllanthin
trong môi trường SGFwe được trình bày trong
Hình 7.

Nghiên cứu Y học

thể phyllanthin là vì P-SMEDDS có khả năng
tự nhũ hình thành vi nhũ tương chứa
phyllanthin ở trạng thái hòa tan trong dầu. Vi
nhũ tương có kích thước tiểu phân nhỏ, tạo
tổng diện tích bề mặt lớn, giúp tăng tốc độ hòa

tan phyllanthin trong môi trường.
Trong phương pháp thử độ hòa tan của viên
nang P-SMEDDS phóng thích trực tiếp,
phyllanthin phóng thích được ghi nhận gồm
phyllanthin tự do và phyllanthin trong vi nhũ
tương có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ lọc
220 nm. Trong khi đó, với phương pháp phóng
thích qua màng thẩm tách, màng chỉ cho các
phần tử có phân tử lượng dưới 3500-4000 Da đi
qua, các tiểu phân có phân tử lượng lớn hơn
không thể đi qua. Vì vậy, kết quả định lượng
được chỉ gồm phyllanthin tự do được phóng
thích, không bao gồm phyllanthin trong tiểu
phân vi nhũ tương. Đồng thời, cần có thời gian
để phyllanthin khuếch tán vào túi thẩm tách. Đó
là lí do độ hòa tan của viên nang P-SMEDDS
trong phương pháp phóng thích qua màng thẩm
tách thấp hơn trong phương pháp phóng thích
trực tiếp. Từ những kết quả trên cho thấy PSMEDDS giúp cải thiện độ hòa tan của
phyllanthin và từ đó, có thể làm tăng sinh khả
dụng đường uống của phyllanthin.

KẾT LUẬN

Hình 7: Kết quả phóng thích phyllanthin từ viên
nang P-SMEDDS và viên nang tinh thể phyllanthin
trong SGFwe (n=6)
Viên nang P-SMEDDS có khả năng phóng
thích phyllanthin hoàn toàn và nhanh hơn so
với viên nang tinh thể phyllanthin. Trong

phương pháp phóng thích trực tiếp, hơn 97%
phyllanthin được phóng thích từ viên nang PSMEDDS chỉ trong 15 phút đầu tiên, trong khi
chỉ có 31% phyllanthin được phóng thích từ
viên nang tinh thể phyllanthin sau 120 phút.
Sự tăng vượt trội tỷ lệ phóng thích phyllanthin
từ viên nang P-SMEDDS so với viên nang tinh

Chuyên Đề Dược

Đề tài đã xác định độ tan của phyllanthin
trong các dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện
hoạt khảo sát và đã thiết lập các giản đồ pha với
các tỷ lệ tá dược khác nhau. Các kết quả này có
thể được kế thừa trong các nghiên cứu về sau.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trong nước và của
thể giới công bố về việc sử dụng dầu Gấc làm tá
dược pha dầu cho hệ SMEDDS. Công thức PSMEDDS được xây dựng thành công với khả
năng tự nhũ, tạo vi nhũ tương nhanh, bền vững,
kích thước tiểu phân hình thành trong vùng
nano và dãy phân bố kích thước hẹp. Công thức
P-SMEDDS đã được chứng minh có khả năng cải
thiện độ hòa tan của phyllanthin.

291


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.

3.

292

Cerpnjak K, Zvonar A, et al. (2013), "Lipid-based systems as a
promising approach for enhancing the bioavailability of
poorly water-soluble drugs", Acta Pharm, 63(4), 427-445.
Krithika R, Mohankumar R, et al. (2009), "Isolation,
characterization and antioxidative effect of phyllanthin
against CCl4-induced toxicity in HepG2 cell line", Chem Biol
Interact, 181(3), 351-358.
Murugaiyah V, Chan KL (2007), "Analysis of lignans from
Phyllanthus niruri L. in plasma using a simple HPLC method
with fluorescence detection and its application in a
pharmacokinetic study", J Chromatogr B Analyt Technol Biomed
Life Sci, 852(1-2), 138-144.

4.

5.

Pouton CW (2000), "Lipid formulations for oral administration
of drugs: non-emulsifying, self-emulsifying and ‘selfmicroemulsifying’ drug delivery systems", Eur J Pharm Sci,
11(2), 93-98.
Sukhaphirom N, Vardhanabhuti N, et al. (2013), "Phyllanthin

and hypophyllanthin inhibit function of P-gp but not MRP2 in
Caco-2 cells", J Pharm Pharmacol, 65(2), 292-299.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

30/10/2015
20/11/2015
20/02/2016

Chuyên Đề Dược



×