Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả chẩn đoán lao niệu sinh dục của các xét nghiệm vi khuẩn học nước tiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.6 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẨN ĐOÁN LAO NIỆU SINH DỤC
CỦA CÁC XÉT NGHIỆM VI KHUẨN HỌC NƯỚC TIỂU
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Diêm Đăng Khoa*, Lê Văn Hiếu Nhân*, Trần Vĩnh Hưng**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xét nghiệm vi khuẩn học nước tiểu có tính khẳng định trong chẩn đoán lao niệu-sinh dục.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá khả năng chẩn đoán xác định lao niệu sinh dục khi sử dụng riêng rẽ
hay kết hợp với nhau của các xét nghiệm vi khuẩn học nước tiểu gồm nhuộm Ziehl-Neelsen nước tiểu, phản ứng
chuỗi trùng hợp (PCR) nước tiểu tìm trực khuẩn lao, cấy nước tiểu trên môi trường Löwenstein–Jensen.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả với mẫu gồm
155 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng nghi ngờ lao niệu sinh dục đến khám và điều trị tại Phòng
khám Lao niệu bệnh viện Bình Dân trong hơn 10 năm từ 01/01/2004 đến 30/04/2014. Tất cả bệnh nhân đều được
thực hiện cả 3 xét nghiệm vi khuẩn học nước tiểu gồm: nhuộm Ziehl-Neelsen nước tiểu, phản ứng PCR nước
tiểu, cấy nước tiểu trên môi trường Löwenstein–Jensen.
Kết quả: trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ phát hiện bệnh lao niệu sinh dục khi sử dụng đơn độc các xét
nghiệm nhuộm Ziehl-Neelsen tìm trực khuẩn lao, phản ứng PCR nước tiểu, cấy nước tiểu trên môi trường
Löwenstein-Jensen tìm trực khuẩn lao lần lượt là 55,5%, 54,8% và 34,8%. Kết hợp 2 xét nghiệm tìm trực khuẩn
lao trong nước tiểu: tỉ lệ phát hiện vi khuẩn khi kết hợp cấy nước tiểu trên môi trường Löwenstein–Jensen và
nhuộn Ziehl-Neelsen là 68,4%; cấy nước tiểu trên môi trường Löwenstein–Jensen kết hợp PCR là 64,5% và kết
hợp giữa nhuộm Ziehl-Neelsen và PCR là 81,3%. Kết hợp cả 3 xét nghiệm trên thì tỉ lệ phát hiện lao là 83,9%.
Kết luận: Kết hợp các xét nghiệm vi khuẩn học nước tiểu cho tỉ lệ phát hiện bệnh lao niệu sinh dục cao hơn
và có tính khẳng định hơn. Các xét nghiệm gián tiếp chỉ có giá trị gợi ý chẩn đoán và không làm tăng tỉ lệ chẩn
đoán có ý nghĩa, chúng nên được trả về lại với vai trò là phương tiện phát hiện các di chứng của bệnh.
Từ khóa: Lao niệu sinh dục, phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR), nhuộm Ziehl-Neelsen, cấy nước tiểu trên
môi trường Löwenstein–Jensen.

ABSTRACT


BACTERIOLOGICAL EXAMINATIONS OF URINE IN DIAGNOSIS OF GENITOURINARY
TUBERCULOSIS
Nguyen Phuc Cam Hoang, Diem Dang Khoa, Le Van Hieu Nhan, Tran Vinh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 96 - 102
Objectives: Bacteriological examinations of urine are confirmative in diagnosis of genitourinary tuberculosis
(GUTB). We assess the efficacy of the bacteriological examinations of urine in detection of GUTB including ZiehlNeelsen stain for AFB, polymerase chain reaction (PCR), and culture in Löwenstein-Jensen medium when used
separately and combining.
Patients and methods: We performed a descriptive cross-sectional study with 155 patients diagnosed of
GUTB clinically and/or paraclinically treated at the GUTB outpatient clinic of Binh Dan hospital in nearly 10
years from January 2004 to April 2014. All patients had 3 bacteriological examinations of urine including ZiehlNeelsen stain for AFB, polymerase chain reaction IS6110 (PCR), and urine culture in Löwenstein-Jensen
* Khoa Niệu, bệnh viện Bình Dân TP.HCM
**Bộ môn Ngoại, ĐH Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng;
ĐT: 0913719346;
Email:

96

Chuyên Đề Niệu - Thận


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

medium.
Results: When used separately for the diagnosis of GUTB, the detection rate of Ziehl-Neelsen stain for AFB,
polymerase chain reaction (PCR), and culture in Löwenstein-Jensen medium are: 55.5% , 54.8%, and 34.8%,
respectively. Combination of 2 examinations, the detection rate of Ziehl-Neelsen stain for AFB combined with
culture in Löwenstein-Jensen medium is 68.4%, the detection rate of culture in Löwenstein-Jensen medium

combined with PCR is 64.5%, and the detection rate of Ziehl-Neelsen stain for AFB combined with PCR is
81.3%. Combination of the 3 examinations had the detection rate of 83.9%.
Conclusions: The combination of the 3 bacteriological examinations of urine raises the detection rate of
GUTB and makes the diagnosis more confirmative. The indirect examinations are not really diagnostic and they
don’t raise the detection rate significantly, hence, they deserve the classic role of detection of the disease’s sequalae.
Keywords: Genitourinary tuberculosis, Polymerase chain reaction, Ziehl-Neelsen stain, urine culture in
Löwenstein-Jensen medium.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Lao niệu sinh dục là loại lao ngoài phổi có
tần suất xếp hàng thứ hai sau lao hạch, chiếm
40% các trường hợp lao ngoài phổi(1). Tại các
nước phát triển, tần suất lao niệu sinh dục
khoảng 2% trên tổng số các thể lao, nhưng đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam, tỉ lệ
này lên đến 20%(11). Chẩn đoán xác định lao niệu
còn là một chẩn đoán khó. Trong khoảng thời
gian trước năm 2000, do hạn chế về kỹ thuật xét
nghiệm tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu, tỉ lệ
tìm thấy trực khuẩn lao trong nước tiểu không
cao: chỉ khoảng 33-38%(6) và có nhiều trường hợp
phải điều trị thử lao như là một phương tiện
chẩn đoán. Từ sau năm 2000, phòng khám lao
niệu bệnh viện Bình Dân đã áp dụng cả 3
phương pháp tìm trực khuẩn lao trong nước
tiểu: nhuộm Ziehl-Neelsen, phản ứng chuỗi
trùng hợp (PCR), cấy nước tiểu trên môi trường

Löwenstein(8, 7). Bài báo này đánh giá khả năng
chẩn đoán xác lao niệu sinh dục khi sử dụng
riêng rẽ hay kết hợp với nhau của 3 xét nghiệm
nêu trên.

Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu hồ sơ bệnh
nhân đến khám và điều trị lao niệu từ
01/01//2004 đến 30/04/2014, ngoại trú và nội trú.
Các thông tin ghi nhận gồm triệu chứng lâm
sàng, kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm lao
chung, chẩn đoán hình ảnh (chụp đường niệu
tiêm cản quang-UIV, chụp cắt lớp điện toán đa
lát cắt-MSCT), xét nghiệm nước tiểu: tổng phân
tích nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn
thường, nhuộm Ziehl–Neelsen 3 mẫu nước tiểu
lấy trong 3 ngày liên tiếp, cấy trên môi trường
Löwenstein–Jensen 3 mẫu nước tiểu lấy trong 3
ngày liên tiếp, phản ứng PCR nước tiểu tìm
M.tuberculosis.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị lao
niệu sinh dục trong hơn mười năm từ
01/01//2004 đến 30/04/2014.

Chuyên Đề Niệu - Thận

Hình 1: Phát hiện M.tuberculosis bằng Các đám
M.tuberculosis không màu mọc


97


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Tuổi trung bình: 44 tuổi (15 - 88)

Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân thường than phiền đau hông
lưng nhiều nhất và ít khi ghi nhân triệu chứng
sốt về chiều.

Hình 2: Nhuộm Ziehl–Neelsen trên MT Löwenstein–
Jensen
Nhuộm Ziehl–Neelsen: hứng nước tiểu 12
giờ, từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau tiểu
lần chót vào chai và mang đến phòng xét
nghiệm. Cấy nước tiểu trên môi trường
Löwenstein–Jensen: hứng nước tiểu giữa dòng
khoảng 50 ml, 3 ngày liên tiếp, để tủ lạnh,
quay ly tâm và cấy chung 3 mẫu nước tiểu
trên 3 môi trường: Löwenstein, Coletsos và
BioFM, thực hiện tại Viện Pasteur thành phố
Hồ Chí Minh. Phản ứng chuỗi trùng hợp
(PCR): hứng một mẫu nước tiểu giữa dòng
buổi sáng, dùng đoạn AND đích là trình tự
IS6110 phát hiện M.tuberculosis, thực hiện tại
Trung tâm Medic thành phố Hồ Chí Minh.


Biểu đồ 1: Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng thực thể
Ấn đau hông lưng là triệu chứng thường gặp
nhất và các triệu chứng ít gặp là khối cứng ở bìu,
đau hạ vị, khối cứng ở tuyến tiền liệt.

Các số liệu được sử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.

Biểu đồ 2: Triệu chứng thực thể

KẾT QUẢ

Xét nghiệm chẩn đoán gián tiếp

Bệnh nhân

Chụp hệ niệu tiêm cản quang (UIV): có
129/155 bệnh nhân (83,2%) có bất thường trên
UIV.

Mẫu nghiên cứu có 155 bệnh nhân. Bệnh
nhân nam: 68/155 (43,9%). Nữ: 87/155 (56,1%).

98

Chuyên Đề Niệu - Thận



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

Biểu đồ 3: Chụp cắt lớp điện toán (CT/MSCT): có 41/155 bệnh nhân (26,5%) được chụp CT/MSCT

Biểu đồ 4: Nội soi bàng quang: Có 30/155 bệnh nhân (19,4%) được nội soi bàng quang chẩn đoán.

Chuyên Đề Niệu - Thận

99


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

Biểu đồ 5

Các xét nghiệm chẩn đoán trực tiếp

Phương pháp

Xét nghiệm mô học có tổn thương lao
Thận: 27; Niệu quản: 9; Bàng quang: 3; Tuyến
tiền liệt: 2; Mào tinh: 2
Xét nghiệm tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu
Nhuộm Ziehl–Neelsen nước tiểu tìm trực khuẩn
kháng acid-cồn

Có 86/155 (55,5%) bệnh nhân tìm thấy vi
khuẩn kháng acid–cồn trong nước tiểu
Cấy nước tiểu tìm trực khuẩn lao trên môi trường
Löwenstein–Jensen
Có 54/155 (34,8%) bệnh nhân có kết quả cấy
dương tính.
Phản ứng chuỗi trùng hợp (Phản ứng IS6110-PCR)
Có 85/155 bệnh nhân (54,8%) dương tính tìm
thấy đoạn gen đặc hiệu của Mycobacteria
tuberculosis.

Kết hợp các xét nghiệm
Bảng 1. Tỉ lệ phát hiện trực khuẩn lao khi kết hợp các
xét nghiệm tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu.
Phương pháp
Nhuộm Ziehl–Neelsen + PCR
Cấy trên môi trường Löwenstein –
Jensen + PCR
Nhuộm Ziehl–Neelsen + cấy trên môi

100

Số BN kết quả Tỉ lệ
dương tính
%
126
81,3
100
64,5
106


trường Löwenstein –Jensen
Nhuộm Ziehl–Neelsen + cấy trên môi
trường Löwenstein –Jensen + PCR

Số BN kết quả Tỉ lệ
dương tính
%
133

85,8

Bảng 2. Tỉ lệ phát hiện lao niệu sinh dục khi khi sử
dụng các xét nghiệm tìm trực khuẩn lao trong nước
tiểu
Xét nghiệm
Tỉ lệ %
Nhuộm Ziehl-Neelsen
55,5
Cấy trên môi trường Löwenstein–Jensen
34,8
PCR
54,8
Kết hợp nhuộm Ziehl-Neelsen và cấy trên môi
68,4
trường Löwenstein–Jensen
Kết hợp nhuộm Ziehl-Neelsen và PCR
81,3
Kết hợp cấy trên môi trường Löwenstein–Jensen
64,5

và PCR
Kết hợp cả 3 xét nghiệm
85,8

BÀN LUẬN
Chẩn đoán lao niệu sinh dục đến nay vẫn là
một chẩn đoán khó. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác
định bệnh là tìm thấy trực khuẩn lao trong nước
tiểu và/hoặc hình ảnh hoại tử bã đậu và đại bào
Langerhans trong mẫu mô sinh thiết. Trong
nhiều năm trước, do những hạn chế về phương
tiện kỹ thuật, tỉ lệ tìm thấy trực khuẩn lao trong
mẫu nước tiểu thường không cao. Tỉ lệ của Ngô
Gia Hy báo cáo tại bệnh viện Bình Dân (1995)(6) là
33-38% và có nhiều trường hợp phải điều trị

68,4

Chuyên Đề Niệu - Thận


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
thuốc kháng lao như một phương pháp chẩn
đoán. Trước đây, tiêu chuẩn chẩn đoán là tìm
thấy vi khuẩn kháng acid-cồn trong nước tiểu là
chắc chắn nhất, nhưng tỉ lệ dương tính khá thấp
nên phải kết hợp cùng rất nhiều các phương tiện
chẩn đoán gián tiếp khác như chụp hệ niệu có
cản quang. Trong loạt này, việc phối hợp phản
ứng chuỗi trùng hợp (PCR) với các xét nghiệm

tiêu chuẩn có thể được xem là một sự cải tiến về
kỹ thuật nhằm làm tăng tỉ lệ phát hiện nhiễm lao
niệu sinh dục.

Các xét nghiệm nước tiểu riêng rẽ
Về nhuộm Ziehl-Neelsen nước tiểu
Loạt này có 86/155 bệnh nhân tìm thấy vi
khuẩn kháng acid-cồn trong mẫu nước tiểu, đạt
tỉ lệ 55,5%. Tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ được báo cáo
của một loạt trước đây của chúng tôi (2005)(8) là
78%, nhưng cao hơn so với nhiều nghiên cứu
như của Hsu (2010)(3) là 14,1%, Lee (2011)(5) là
41,6%, Yazdani (2008)(12) là 18,2%. Kết quả dương
tính đối với nhuộm Ziehl-Neelsen trong loạt này
cao là do lấy mẫu hứng trong 12 giờ, có những
bệnh nhân được thử đến 6 mẫu nước tiểu.
Về cấy nước tiểu tìm trực khuẩn lao trên môi
trường Löwenstein-Jensen
Loạt này có 54/155 bệnh nhân có kết quả
dương tính, đạt tỉ lệ 34,8%. Tỉ lệ này thấp hơn so
với một loạt trước đây của chúng tôi (2005)(8) là
51,1%, của Yazdani (2008)(12) là 57,6%, của Lee
(2011)(5) là 55,4%, nhưng cao hơn tỉ lệ của Hemal
(2000)(2) là 30,95%, của Kulchavenia (2010)(4) là
23,3%, của Sharma (2013)(9) là 8%. Kết quả cấy
khác biệt giữa các nghiên cứu do quy trình cấy
tương đối phức tạp kéo dài, trung bình cấy 3
mẫu nước tiểu mất 3 tháng và phụ thuộc nhiều
vào điều kiện kỹ thuật của phòng xét nghiệm.
Về phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR)

Loạt này có 85/155 bệnh nhân có kết quả
dương tính với đoạn gen đặc hiệu IS6110 của
Mycobacteria tuberculosis, đạt tỉ lệ 54,8%. Tỉ lệ
phản ứng PCR dương tính của loạt này cao
hơn so với một loạt trước đây của chúng tôi
(2005)(8) là 42,4% nhưng thấp hơn so với các tác

Chuyên Đề Niệu - Thận

Nghiên cứu Y học

giả: Hemal (2000)(2) là 94,29%, Yazdani (2008)(12)
là 78,79%, Kulchavenya (2010)(4) là 95,59%, Hsu
(2010)(3) là 75%. Kết quả dương tính PCR trong
loạt này thấp có thể do các nguyên nhân sau:
bệnh nhân khi làm xét nghiệm PCR tại Trung
tâm Medic thường chỉ gửi một mẫu nước tiểu
do giá thành của một mẫu PCR còn tương đối
cao. Loạt này chỉ dùng đoạn AND đích là trình
tự IS6110 nhằm phát hiện Mycobacteria
tuberculosis nên nếu tác nhân gây bệnh là
Mycobacteria bovis, Mycobacteria avium, v.v., thì
không phát hiện được.

Về sự kết hợp các xét nghiệm
Trong loạt này, tỉ lệ phát hiện lao khi kết hợp
các xét nghiệm là:
Nhuộm Ziehl-Neelsen kết hợp PCR là 81,3%.
Cấy trên môi trường Löwenstein-Jensen kết
hợp PCR là 64,5%.

Cấy trên môi trường Löwenstein-Jensen kết
hợp nhuộm Ziehl-Neelsen là 68,4%.
Kết hợp cả 3 phương pháp tìm trực khuẩn
lao trong nước tiểu là 85,8%.
Cấy trên môi trường Löwenstein-Jensen,
nhuộm Ziehl-Neelsen kết hợp UIV là 83,9%.
Kết hợp cả 3 phương pháp tìm trực khuẩn
lao trong nước tiểu + UIV là 89%.
Khi so sánh giữa hai nhóm là nhóm là sử
dụng đơn độc PCR và nhóm xét nghiệm tìm trực
khuẩn lao truyền thống là cấy nước tiểu trên môi
trường Löwenstein-Jensen kết hợp nhuộm ZiehlNeelsen, ta thấy ở nhóm xét nghiệm truyền
thống tỉ lệ phát hiện trực khuẩn lao lớn hơn
nhóm sử dụng đơn độc PCR (68,4% so với
54,8%). Từ kết quả này có thể thấy tại Việt Nam,
phản ứng PCR trong chẩn đoán lao niệu vẫn
chưa thể thay thế cho bộ xét nghiệm tìm trực
khuẩn lao truyền thống. Điều này càng được
khẳng định khi so sánh tỉ lệ phát hiện lao niệu
sinh dục giữa PCR với bộ xét nghiệm gồm cấy
nước tiểu trên môi trường Löwenstein-Jensen,
nhuộm Ziehl-Neelsen kết hợp UIV với kết quả là
bộ xét nghiệm truyền thống được sử dụng trước

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016


đây cho tỉ lệ chẩn đoán lao cao hơn (83,9% so với
54,8%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Trên thế giới, PCR là một xét nghiệm được đánh
giá cao, theo các tác giả nước ngoài, tỉ lệ chẩn
đoán lao của PCR là 75-99%, nhưng tại Việt
Nam, do các nguyên nhân đã nêu, PCR tạm thời
chỉ giữ vai trò phối hợp mà chưa thể đóng vai trò
thay thế các xét nghiệm truyền thống.
Khi xét vai trò như một xét nghiệm kết hợp,
câu hỏi đặt ra là bộ xét nghiệm kết hợp nào cho tỉ
lệ phát hiện lao cao nhất, tiện lợi nhất? Theo
bảng 1 và 2, ta thấy bộ xét nghiệm nhuộm ZiehlNeelsen kết hợp với PCR cho tỉ lệ phát hiện trực
khuẩn lao cao hơn bộ xét nghiệm cấy nước tiểu
trên môi trường Löwenstein-Jensen kết hợp
nhuộm Ziehl-Neelsen (81,3% so với 68,4%). Với
bộ xét nghiệm đầu, chỉ cần 3-5 ngày là sẽ có kết
quả thay vì sau 3 tháng như bộ xét nghiệm sau.
Cũng theo bảng 1 và 2, có thể thấy sự kết hợp cả
3 xét nghiệm tìm trực khuẩn lao là tiêu chuẩn tốt
nhất để chẩn đoán xác định lao niệu sinh dục. Sự
kết hợp 3 xét nghiệm tìm trực khuẩn lao trong
nước tiểu với UIV thành mô hình xét nghiệm
mới cũng tỏ ra hiệu quả hơn mô hình xét nghiệm
cũ chỉ gồm cấy nước tiểu trên môi trường
Löwenstein-Jensen, nhuộm Ziehl-Neelsen và
UIV với tỉ lệ phát hiện cao hơn (89% so với
83,9%). Tuy nhiên, UIV chỉ là một xét nghiệm
chẩn đoán gián tiếp không có tính khẳng định và
tỉ lệ phát hiện cũng không cao hơn nhiều so với

sự kết hợp bộ 3 xét nghiệm tìm trực khuẩn lao
trong nước tiểu (89% so với 85,8%). Vì vậy, nên
chăng hãy quan tâm phát triển các kỹ thuật chẩn
đoán trực tiếp và trả UIV về lại với vai trò là
phương tiện phát hiện các di chứng của lao trên
hệ tiết niệu sinh dục(8,10).

KẾT LUẬN
Kết hợp các xét nghiệm vi khuẩn học nước
tiểu cho tỉ lệ phát hiện bệnh lao niệu sinh dục
cao hơn và có tính khẳng định hơn. Các xét
nghiệm gián tiếp chỉ có giá trị gợi ý chẩn đoán và

102

không làm tăng tỉ lệ chẩn đoán có ý nghĩa, chúng
nên được trả về lại với vai trò là phương tiện
phát hiện các di chứng của bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

6.


7.

8.
9.

10.

11.

12.

Çek M, Lenk S, Naber KG, Bishop MC, Johansen TEB, Botto
H, Grabe M, Lobel B, Redorta JP, Tenke P (2005). “EAU
Guidelines for the Management of Genitourinary
Tuberculosis”. Eur Urol, 48, pp.353–62.
Hemal AK, Gupta NP, Kumar R, Rajeev TP, Dar L, Seth P
(2000). “Polymerase chain reaction in clinically suspected
genitourinary tuberculosis: comparison with intravenous
urography, bladder biopsy, and urine acid fast bacilli culture”.
Urology,56 (4), pp.570-4.
Hsu HL, Lai CC, Yu FL, Lee JC, Chou CH, Tan CK, Yang PC,
Hsueh PR (2010). “Clinical and microbiological characteristics
of urine culture-confirmed genitourinary tuberculosis at
medical centers in Taiwan from 1995 to 2007”. Eur J Clin
Microbiol Infect Dis, Vol.30, pp.319–326.
Kulchavenya (2010) ”Some aspects of urogenital tuberculosis”.
Int J Nephrol Urol, Vol.2(2), pp.351-60.
Lee JY, Park HY et al (2011). “Clinical Characteristics of
Genitourinary Tuberculosis during a Recent 10-Year Period in

One Center”. Korean J Urol, Vol 52(3),pp.200-5.
Ngô Gia Hy, Phạm Văn Bùi, Võ Thị Hồng Liên, Nguyễn Phúc
Cẩm Hoàng (1995). Một vài sắc thái đặc biệt của lao niệu sinh
dục và phẫu thuật tạo hình đường tiểu. Thời sự Y dược học
TP.Hồ Chí Minh,(5), tr.33-35.
Nguyen Phuc Cam Hoang, Vu Le Chuyen. Genitourinary
tuberculosis in a developing country (Vietnam): diagnosis and
treatment, Urogenital Infections, European Association of
Urology (EAU)–International Consultation on Urological
Diseases (ICUD).©2010, p.892.
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng. “Chẩn đoán, kết quả điều trị hẹp
niệu quản do lao niệu-sinh dục”. Luận án Tiến sĩ Y học, 2008.
Sharma N., Sharma V. et al (2013). “Diagnostic value of PCR
in genitourinary tuberculosis”. Indian J Clin Biochem,
Vol.28(3),pp.305-8.
Wang L.J., Wu C.F., Wong Y.C., Chuang C.K., Chu S.H., Chen
C.J. (2003). “Imaging findings of urinary tuberculosis on
excretory urography and computerized tomography”. J Urol,
Vol.169(2),pp.524-8.
Whitelaw A.C., Sturm W.A (2009). “Microbiological testing for
Mycobacterium tuberculosis”. Tuberculosis: a comprehensive
clinical reference,1stEd, Sauders, pp.169-78.
Yazdani M., Shahidi S., Shirani M. (2007). “Urinary
Polymerase Chain Reaction for Diagnosis of Urogenital
Tuberculosis”. Urology Journal, Vol .5,(1), pp.46-9.

Ngày nhận bài báo:

20/5/2016


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

13/6/2016

Ngày bài báo được đăng:

30/06/2016

Chuyên Đề Niệu - Thận



×