Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán thuộc công ty tnhh mtv cà phê buôn hồ, thị xã buôn hồ, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT CA CAO CỦA CÁC HỘ NHẬN KHOÁN
THUỘC CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ BUÔN HỒ
THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Hoàng Triệu Huy Phạm Thị Thu Hà
Lớp: K44-KTNN
Huế, 5/2014
Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
ĐVT : Đơn vị tính
BQ : Bình quân
BQC : Bình quân chung
GO : Giá trị sản xuất
VA : Giá trị gia tăng
IC : Chi phí trung gian
BVTV : Bảo vệ thực vật
KTCB : Kiến thiết cơ bản
TKKD : Thời kỳ kinh doanh
GTHT : Giá trị hiện tại
CP : Chi phí
DT : Doanh thu
LN : Lợi nhuận
MỤC LỤC


2
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
3
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
3
Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ca cao thuộc nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm từ ca
cao là một dạng thực phẩm quan trọng ở Nam Mỹ trong hàng ngàn năm. Ngày nay,
không chỉ ở Nam Mỹ mà toàn bộ thế giới đều bị mê đắm bởi hương vị của chocolate,
một sản phẩm tuyệt vời được chế biến từ hạt ca cao. Có thể nói, không có một loại sản
phẩm nào có thể thay thế được vị trí của ca cao trong cuộc sống hiện tại. Trước thực tế
đó, xác định rõ cây ca cao là cây có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới, đồng thời là cây đa mục đích, vừa có giá trị kinh tế, vừa có tác dụng
bảo vệ môi trường, đồng thời, xét trên điều kiện phát triển của cây ca cao khá phù hợp
với điều kiện của địa phương, Đắk Lắk đã đưa cây ca cao trở thành một trong những
cây công nghiệp chính của địa phương từ khá lâu, tuy nhiên, mãi đến năm 2007, cây
ca cao mới thực sự đạt được vị trí mong muốn của mình, được quan tâm và hỗ trợ
mạnh mẽ từ phía chính quyền.
Cùng hòa nhập với sự phát triển đó, Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ đã
đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi sang cây ca cao và giao khoán đến từng
hộ gia đình, từ đó, từng bước khẳng định vị trí của hình thức nhận khoán ca cao trong
giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất ca cao của các hộ nhận khoán thuộc Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ, thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk”.

• Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng, tiềm năng và hiệu quả kinh tế từ
việc trồng ca cao của các hộ nhận khoán. Đề xuất những phương hướng và giải pháp
4
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
4
Khóa luận tốt nghiệp đại học
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su theo hình thức khoán trên địa bàn Công ty
TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.
• Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu: Kết quả diện tích trồng cao su và tổng sản lượng thu
được của các hộ nhận khoán ở các đội sản xuất. Ngoài ra còn sử dụng các thông tin
liên quan từ Internet.
• Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp: Điều tra phỏng vấn, các
phương pháp phân tích, chuyên gia chuyên khảo.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là: Những hộ nhận khoán của hai đội sản xuất cây ca
cao của Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk trong
thời gian từ năm 2005 – 2013.
• Các kết quả nghiên cứu đạt được:
- Phản ánh được thực trạng, tiềm năng từ các hộ nhận khoán của Công ty TNHH MTV
cà phê Buôn Hồ đem lại cho 64 hộ nhận khoán trồng ca cao.
- Đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nhận khoán được điều tra
- Tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cũng như năng suất
sản xuất của các hộ nhận khoán được điều tra.
- Đề ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ
nhận khoán thuộc Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.
5
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
5
Khóa luận tốt nghiệp đại học
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ca cao là cây công nghiệp nhiệt đới tạo ra mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Trên thế giới, ca cao được biết đến là một món hàng đặc biệt được sử dụng để làm
thức uống và làm sôcôla, thức uống ca cao còn được xem là một nét ẩm thực đặc trưng
của Châu Âu. Ở Việt Nam, ca cao là một giống cây trồng khá mới lạ đối với sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam, tuy nhiên, với giá trị mà mặt hàng này tạo ra thì ca cao
được xem là cây công nghiệp chủ lực cho công cuộc xóa nghèo, nâng cao đời sống cho
người dân ở nhiều khu vực trên cả nước như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải
Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, đến nay cả nước có 15
tỉnh, thành phố trồng được khoảng 21.100 ha cây ca cao, tập trung ở khu vực phía
Nam. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ca cao lớn nhất (khoảng 12.100 ha),
Tây Nguyên (4.500ha), Đông Nam bộ (3.400 ha). Ca cao Việt Nam cho năng suất hơn
7 tạ hạt/ha, mỗi vụ cho sản lượng khoảng 4.900 tấn/ha. Đầu ra của hạt ca cao Việt
Nam rất thuận lợi, có hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước chuyên thu mua
với giá trên 50 nghìn đồng/kg. Đặc biệt, cả nước có hơn 600 hộ dân trồng 541 ha cây
ca cao đạt tiêu chuẩn UTZ (tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt). Trong năm
2011, cả nước đã xuất khẩu được 240 tấn hạt ca cao, đạt kim ngạch xuất khẩu 520
nghìn USD. So với nhiều loại cây ăn quả khác, ca cao dễ trồng, thích nghi với nhiều
loại đất khác nhau, thường thì sau 18 tháng trồng cây ca cao bắt đầu cho trái. Diện tích
và sản lượng ca cao của nước ta trong những năm qua chậm phát triển, có lúc bị giảm
nghiêm trọng do chưa có thị trường chưa ổn định, giá thấp, sản lượng còn rất ít, chưa
đủ xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất. Hiện nay phát triển ca cao thuận lợi vì thị trường
ngày càng lớn do Braxin và Malaysia đang giảm diện tích trồng, giá cả có chiều hướng
gia tăng. Tại Việt Nam phát triển cây ca cao còn có những điểm nổi bật là có thể đưa
vào phủ xanh đất trống, đồi núi trọc tạo ra các vườn rừng, có thể trồng xen với những
vườn cây ăn trái, cây lâm nghiệp và thích hợp với hộ gia đình, kinh tế trang trại.
Những vùng đất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp không còn nhiều, trong khi đó
6
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
6

Khóa luận tốt nghiệp đại học
cây ca cao có thể trồng được trên nhiều nền đất, không đòi hỏi đầu tư quá cao, nhất là
tưới nước. Phát triển cây ca cao phù hợp với xu thế đa dạng hóa cây trồng tạo ra nền
nông nghiệp đa dạng, bền vững, tận dụng mọi tiềm năng đất đai, lao động.
Tại Đắk Lắk, cây ca cao có mặt từ khá sớm nhưng mãi đến năm 2007, khi dự án phát
triển ca cao bền vững tại các nông hộ được triển khai thì cây ca cao mới thực sự có chỗ
đứng trên vùng đất Tây Nguyên. Và cũng từ đó, sản lượng cũng như chất lượng ca cao Đắk
Lắk được tăng lên, góp phần đưa giá trị hạt ca cao của Việt Nam vượt qua Indonesia, và
được xếp vào nhóm nước có chất lượng sản phẩm cao như Brazil, Ghana, Bờ Biển Ngà. Đã
có rất nhiều hộ nông dân trồng thành công cây ca cao đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng hòa nhập với sự phát triển chung trong sản xuất ca cao trên địa bàn tỉnh,
Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cà phê già
cỗi, năng suất kém sang cây ca cao và tiếp tục giao khoán đến từng hộ gia đình. Việc
giao khoán cho từng hộ thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng
như tinh thần cho người dân. Tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng kinh tế, lạm phát
tăng cao dẫn đến giá cả lên xuống thất thường, biến đổi khí hậu toàn cầu… là những
nguyên nhân xấu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ca cao. Vì vậy việc, đánh giá hiệu
quả đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nhận khoán ca cao tại Công ty TNHH MTV
cà phê Buôn Hồ là rất cần thiết. Để từ đó có thể tìm ra được những giải pháp nhằm phát
triển hình thức nhận khoán tới hộ một cách thích hợp, bền vững và hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca
cao của các hộ nhận khoán thuộc Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn
Hồ, tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển cây ca cao theo phương thức khoán tới
các hộ thuộc Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng ca cao của các hộ nhận khoán ở Công ty
TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao
trên địa bàn Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.

3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
7
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
7
Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ các nguồn số liệu ở các phòng ban liên quan đến
nội dung của đề tài thuộc Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ, tư liệu trên các sách
báo, tạp chí, mạng internet…
- Nguồn số liệu sơ cấp: Là nguồn số liệu do bản thân điều tra thu thập được từ các hộ
nhận khoán sản xuất ca cao thuộc Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ trong thời
gian thực tập.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
hộ gia đình theo bảng câu hỏi điều tra và chuẩn bị trước, kết hợp với quan sát hiện
trạng để thu thập thông tin.
+ Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các
phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản xuất
của địa phương.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ
kỹ thuật của công ty và một số chủ hộ nhận khoán có trình độ văn hóa cao, có kinh
nghiệm và sản xuất giỏi trong hoạt động sản xuất ca cao.
+ Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của các nông hộ. Công cụ để phân tích
mối quan hệ này là hàm sản xuất Cobb-Douglas. Đây là mô hình biểu hiện sự phụ
thuộc giữa kết quả với các yếu tố đưa vào sản xuất.
Mô hình hàm Cobb-Douglas tôi đã sử dụng có dạng như sau:

Y= A. X
1
α1
. X
2
α2
. X
3
α3
. X
4
α4
. X
5
α5
. X
6

α6
e
α7.D
Lôgarit hóa 2 vế ta có phương trình:
LnY= LnA + α
1
X
1
+ α
2
X
2

+ α
3
X
3
+ α
4
X
4
+ α
5
X
5
+ α
6
X
6
+ α
7
D
Trong đó:
Y: Năng suất ca cao (kg/ha)
A: Hằng số
X1: Lượng phân kali sử dụng (kg/ha)
X2: Lượng phân lân sử dụng (kg/ha)
X3: Lượng phân u rê sử dụng (kg/ha)
X4: Lượng phân vi sinh hữu cơ sử dụng (kg/ha)
X5: Lượng vôi sử dụng (kg/ha)
8
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
8

Khóa luận tốt nghiệp đại học
X6: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (1000đ/ha)
X7: Hệ số biến giả vùng (D)
D=1: Đội I
D=2: Đội II
Và một số phương pháp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận
khoán trên địa bàn nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian
Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phản ánh
tình hình sản xuất ca cao của hơn 60 hộ nhận khoán thuộc đội 1 và đội 2 – Công ty
TNHH MTV cà phê Buôn Hồ, là hai đội chuyên sản xuất ca cao của công ty.
4.2.2. Thời gian
Qua khảo sát thực tế, số liệu được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất ca
cao của hộ từ năm 2005 – 2013 và số liệu sơ cấp năm 2013.
9
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
9
Khóa luận tốt nghiệp đại học
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tổng quan về cây ca cao
1.1.1.1. Nguồn gốc của cây ca cao
Cây ca cao (Theobroma cacao) thuộc về thứ (genus) Theobroma cacao L., và họ
(family) sterculiaceae. Thứ theobroma bao gồm hơn 20 loài (species), trong đó chỉ có

loài Theobroma cacao được trồng rộng rãi còn các loài khác hoặc hoang dại, hoặc rất ít
được trồng.
Theobroma cacao là loài duy nhất có giá trị thương phẩm và nó được chia ra hai
loài phụ, là Criollo và Forastero, ngoài ra còn có một loài nữa là Trinitario là kết quả
của sự tạp giao giữa hai loài Criollo và Forastero. Tên Criollo (bản xứ) do người Tây
Ban Nha đặt cho cây ca cao trồng đầu tiên ở Venezuela. Nhóm Forastero là các giống
ca cao thường của Brazil và Tây Phi, chúng phân tán tự nhiên trong thung lũng sông
Amazon. Nhóm Trinitario là giống lai của hai giống trên xuất hiện đầu tiên ở hòn đảo
Trinidad, thuộc địa Tây Ban Nha, trong thế kỉ 18.
Nông dân Maya là những người đầu tiên trồng cây ca cao ở Trung Mỹ và chủ yếu
ở Mêhicô. Sử của người Astèque xác minh rằng, từ thế kỷ 14 cây ca cao đã được trồng ở
Mêhicô. Ở đây, gieo trồng và thu hoạch vào những dịp tổ chức các lễ bái tôn giáo.
Thực tế thì chỉ trong những năm của thế kỷ 19 nghề trồng ca cao mới đạt được
những tiến bộ đáng kể, giúp cho kỹ nghệ sô cô la có cơ sở để phát triển ở Châu Âu. Ở
Châu Mỹ, hai nước sản xuất ca cao mới xuất hiện là Ecuador và Brazin. Ở Châu Phi,
cây ca cao chỉ mới trồng ở các hòn đảo của vịnh Guinea.
Trong thế kỷ 20, sản xuất ca cao phát triển với quy mô rất lớn vì có sự mở rộng
cực kì nhanh chóng các diện tích trồng cây ca cao ở Châu Phi. Trong giai đoạn 1945 -
1985, năm “cường quốc” ca cao là Brazin (19%), Cameroon (6%), Ghana (11%), Ivory
Coast (30%) và Nigeria (6%). Từ năm 1985 trở lại đây, các nước Châu Á bắt đầu phát
triển mạnh ca cao, trước hết là ở các nước Malaysia, Indonesia, ấn Độ, Sri Lanka,…
Ở Việt Nam, cây ca cao theo chân người Pháp đến Nam Bộ vào đầu thế kỷ 19,
nhưng cây ca cao chưa bao trồng với quy mô đồn điền như cây cao su. Có lẽ vì cao su
không thể thiếu với ngành công nghiệp Pháp, còn hạt ca cao thì không được như vậy.
10
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
10
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khoảng năm 1994, một dự án của nhà nước về trồng cây ca cao với quy mô
10.000 ha được thực hiện, chủ yếu ở Quảng Ngãi nhưng đã thất bại vì nhiều lý do.

Mong muốn phát triển trồng cây ca cao tương tự như cây cà phê không thành.
Chương trình nghiên cứu giống ca cao của nhà nước được bắt đầu thực hiện từ
năm 2000. Đến năm 2002, tổ chức Success Alliance có dự án phát triển cây ca cao mà
khởi đầu từ tỉnh Bến Tre, sau đó là các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Bà Rịa Vũng
Tàu, Đắk Lắk. Đến nay, 01 bộ giống ca cao gồm 8 dòng thương mại đã được công
nhận để nhân giống phục vụ sản xuất.
Tương lai của cây ca cao ở đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên rất hứa hẹn, có thể từ một quốc gia vô tiếng tăm về sản xuất hạt ca cao, Việt
Nam có thể bước lên thành một cường quốc xuất khẩu hạt ca cao trên thế giới, như đã
thành công với cây cà phê Robusta.
1.1.1.2. Đặc điểm của cây ca cao
Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10 – 20 m nếu mọc tự nhiên trong
rừng. Trong sản xuất do trồng mật độ cao và khống chế sự phát triển thông qua tỉa
cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 – 7 m, đường kính thân 10 – 18
cm. Ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng xen với một số loài cây
kinh tế khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 – 40 năm.
Hoa ca cao nhỏ, có đường kính khoảng 10 – 15 mm, hoa có 5 cánh trổ thành từng
chùm nhỏ trên gỗ cũ, trên thân và cũng như trên những cành hoặc trên những nhánh ở
chỗ lá đã rụng. Nụ hoa bắt đầu nở vào buổi chiều và nở hết vào buổi sáng hôm sau.
Chỉ một phần rất nhỏ trong số các hoa nở sẽ đậu thành trái, mà nhân tố chính cho việc
thụ phấn là những con ruồi nhỏ Ceratopoginidae.
Thời gian phát triển của quả từ khi kết trái đến chín thường trong khoảng 5- 6
tháng. Ngoài ra, quả non hình thành trên cây ca cao không chín hết được, một số lớn
thường khô héo và rụng khỏi cây.
Quả ca cao có chiều dài 10 - 30 cm, đường kính 7 - 9 cm. Quả có thể cân nặng từ
200 – 1000 g. Tuỳ theo từng loài, hình dạng của quả thay đổi nhiều từ hình cầu, hình
dài và nhọn, hình trứng hoặc hình ống. Màu sắc của quả khá đa dạng, có loại trái màu
xanh, loại màu vàng và loại màu đỏ.
11
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà

11
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Đặc tính của quả ca cao là khi chín thì vỏ không nở bung ra và ít bị rụng khỏi
cây. Mỗi quả ca cao thường chứa 30 - 40 hạt được bao quanh bằng lớp nhầy. Lớp nhầy
này có vị hơi ngọt và đó chính là cơ chất cho quá trình lên men khi ủ hạt sau này.
1.1.2. Vị trí, giá trị kinh tế của cây ca cao
Cacao là loại cây công nghiệp nhiệt đới có khả năng chịu hạn tốt, che tán, chống
xói mòn, bảo vệ môi trường, có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác như điều,
dừa, cà phê
Năm 2013, giá ca cao ở mức 55.000 - 60.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với
năm 2012. Vì vậy, rất nhiều nơi tận dụng trồng mới và trồng xen ca cao với các loại
cây khác để tăng lợi nhuận.
Ca cao thuộc nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiện tại, nhiều nhà
vườn ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long đã giàu lên nhờ
loại cây này. Vì thế xuất hiện trào lưu trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái. Giá ca
cao đang tăng và được bao tiêu ổn định nên bà con đang tập trung vào trồng loại cây
này. Không chỉ trồng riêng rẽ, độc lập. Nhiều hộ còn tận dụng đất trồng dừa, một số
loại cây ăn quả khác để xen lẫn với ca cao.
Cây ca cao đang được nhiều nông dân lựa chọn vì có giá trị kinh tế cao, thị
trường ổn định. Trong khi đó, vốn đầu tư ban đầu cho ca cao không cao, có thể trồng
xen với các loại cây khác, công chăm sóc và chi phí đầu tư thấp, sau 4 - 5 năm cho thu
nhập tốt. Bên cạnh đó, theo dự tính, khoảng 20 năm nữa, nguồn nguyên liệu ca cao
cho sản xuất, chế biến sẽ vẫn thiếu. Ở Nam bộ, ca cao được bao tiêu một cách ưu ái
hơn những mặt hàng nông sản khác. Gần đây giá ca cao đã tăng mạnh, do giá thế giới
tăng, sản lượng ca cao tại nhiều nước trên thế giới đang giảm.
Có thể nói, đồng bằng sông Cửu Long là cái nôi đầu tiên trồng ca cao ở Việt
Nam: hơn 4.000 cây ca cao ở làng Vĩnh Thành, Cái Mơn, Bến Tre được trồng trên 6
ha đất, là những cây ca cao đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long và ở Việt Nam được
trồng từ cuối thế kỷ 19. Ở Tây Nguyên, ca cao tuy phải cạnh tranh với các cây chủ lực
như càphê, tiêu, nhưng cũng đã đạt được những chỗ đứng nhất định.

1.1.3. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
12
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
12
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khi bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế, GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng: “hiệu quả
kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước”. Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì:
“hiệu quả kinh tế còn gọi là “hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao
trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có
ích đạt được”. Còn tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu
quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác
định”.
Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp như
Farele (1957), Chultz (1967), Rizzo (1979), Ellis(1993), Đỗ Kim Chung (1997), Phạm
Vân Đình (1997). Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa khác nhau, nhưng
phương diện khác nhau về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, họ đều thống nhất là phải phân
biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả
kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ
sử dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị
chi phí thêm về đầu vào. Bản chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra
Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính

đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Tóm lại ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn
lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt được
những mục tiêu đề ra.
1.1.3.2. Ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế.
13
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
13
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của của hiệu quả
kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là
quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả
kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định
với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để
tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của
hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương
quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra.
Do đó, khi biết được hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp thì có thể đánh giá
được mức hiệu quả của việc sủ dụng nguồn lực, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp. Nó còn làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong
sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông
nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả

kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
1.1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích
+ Tổng Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động
sản xuất xã hội tạo ra trong một kỳ nhất định, thông thường là một năm.
Công thức tính: GO = P x Q
Trong đó: P: giá bán/kg hạt ca cao
Q: sản lượng hạt ca cao
+ Chi phí
• Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm: chi phí
vật chất và chi phí thuê ngoài (thuê lao động).
• Chi phí đầu tư cơ bản bình quân một ha: là toàn bộ các khoản chi phí cho khai
hoang, trồng và chăm sóc vườn cây ca cao từ khi bắt đầu cho đến năm đầu tiên cho
sản phẩm.
14
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
14
Khóa luận tốt nghiệp đại học
• Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã
đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kỳ sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị còn lại của giá trị sản xuất sau khi đã trừ
đi chi phí trung gian.
Công thức tính: VA = GO - IC
• Giá trị gia tăng tạo ra trên doanh thu (VA/GO): cho biết cứ một đồng doanh thu thu
được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
• Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): cho biết cứ một đồng chi phí trung
gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
• Chỉ tiêu (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thu
được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận
• Lợi nhuận: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh: là một khoản tiền

dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
hộ hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho
hoạt động đó.
• Chỉ tiêu (LN/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
• Chỉ tiêu (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư: Là khoảng thời gian cần thiết tính từ khi bắt đầu
hoạt động đầu tư đến thời điểm mà tại đó tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập vừa
bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Công thức tính:
Trong đó:
D
t
: là đầu tư lũy kế được tính tại năm thứ t (đầu tư năm kiến thiết)
TH
t
: là thu hồi lũy kế được tính tại thời điểm năm t
TH
t-1
: là thu hồi lũy kế được tính tại năm t-1
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là giá trị được xác định bằng chênh lệch giữa giá
trị hiện tại các khoản thu với giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư.
Công thức tính:
0 0
1 1
(1 ) (1 )
n n
i i
i i

i i
NPV B C
r r
= =
= −
+ +
∑ ∑
Trong đó:
n: Số năm của chu kỳ kinh doanh
i: Năm kinh doanh thứ i
B
i
: Giá trị thu nhập ròng của dự án tại năm i
15
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
15
Khóa luận tốt nghiệp đại học
C
i
: Vốn đầu tư thực hiện tại năm i
r: Lãi suất tính toán
+ Suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Là mức lãi suất tính toán mà ứng với lãi suất này
thì thu nhập của dự án vừa đủ hoàn vốn đầu tư. Có thể nói cách khác: Suất hoàn vốn
nội bộ là lãi suất tính toán mà ứng với nó giá trị hiện tại ròng NPV bằng 0.
Công thức tính:
Trong đó: r
1
là mức lãi suất tính toán
r
2

là mức lãi suất mà tại đó NPV
2
< 0.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới và tại Việt Nam.
Như đối với cà phê, ca cao cũng là một cây công nghiệp quan trọng. Cây ca cao
được tìm thấy đầu tiên ở Nam Mĩ và được sủ dụng để chế biến làm thức uống lần đầu
tiên bởi người Maya vào năm 400 trước công nguyên, đến ngày nay ca cao trở thành
một trong ba thức uống quan trọng của thế giới là cà phê, chè, ca cao, ngoài ra ca cao
còn nổi tiếng với sản phẩm chocolate. Sản xuất ca cao đã trở nên phổ biến khắp thế
giới, hiện có khoảng 35 quốc gia trồng và xuất khẩu ca cao thuộc 3 vùng sản xuất
chính là châu Phi, châu Mĩ và châu Á. Trong đó châu Phi là khu vực có diện tích và
sản lượng cao nhất. Ước tính năm 2013 sản lượng ca cao của khu vực này đạt 2,813
nghìn tấn chiếm 71.6% sản lượng ca cao thế giới.
Bảng 1: Sản lượng ca cao thế giới ước tính năm 2013
ĐVT: nghìn tấn
2010/2011 Ước tính 2011/2012 Ước tính 2012/2013
Sản
lượng
%
Sản
lượng
%
Sản
lượng
%
Africa 3224 74.8% 2919 71.6% 2813 71.6%
Cameroom 229 207 225
Côte d’lvoire 1511 1486 1445
Ghana 1025 879 835

Nigeria 240 235 225
Others 220 113 83
America 561 13.0% 650 15.9% 618 15.7%
Brazil 200 220 185
16
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
16
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ecuador 161 193 192
Others 201 237 240
Asia & Oceania 526 12.2% 510 12.5% 500 12.7%
Indonesia 440 440 420
Papua New Guinea 48 39 41
Others 39 32 39
World total 4312 100.0% 4080 100.0% 3931 100.0%
(Nguồn: Tổ chức ca cao quốc tế ICCO)
Biểu đồ 1: Sản lượng ca cao các khu vực
Nguồn: Tổ chức ca cao thế giới, 2013
Cây ca cao cũng như cà phê có sản lượng biến động theo chu kì 2 niên vụ, biên
độ biến động không cao, trong thời gian dài thì sản lượng ca cao có xu hướng tăng. Từ
năm 2002 trở lại đây, so sánh liên hoàn thì niên vụ 2010/11 có mức sản lượng và mức
biến động cao nhất, sản lượng tăng thêm 18.5% so với vụ trước. Niên vụ 2006/07 sản
lượng sụt giảm mạnh nhất, giảm 9.9% so với niên vụ 2005/06.
Trong niên vụ tới dự đoán sản lượng ca cao sẽ sụt giảm, cầu ca cao vượt cung
khoảng 94 nghìn tấn. Côte d’lvoire (Bờ Biển Ngà) là nước có sản lượng ca cao lớn
nhất thế giới, niên vụ 2013 quốc gia đóng góp 1445 nghìn tấn chiếm 36.76% sản lượng
ca cao cho thế giới, đứng thứ 2 là Ghana, thứ 3 là Indonesia. Niên vụ 2013 sản lượng
ca cao của Indonesia đạt 420 nghìn tấn chiếm 10.68% sản lượng ca cao toàn thế giới
và đứng đầu châu Á về sản xuất ca cao.
Nhận thấy tiềm năng của cây ca cao, thời gian qua nước ta đã quan tâm hỗ trợ,

khuyến khích sản xuất cây ca cao. Hiện nước ta đang chú trọng phát triển cây ca cao
tại 12 tỉnh thông qua dự án trồng và thâm canh cây ca cao. Đây là dự án thuộc chương
trình khuyến nông trung ương được triển khai trong 3 năm từ 2011 – 2013, do Trung
tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì thực hiện, tổng kinh phí của dự án là 7.5 tỷ đồng.
17
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
17
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Biểu đồ 2: Sản lượng ca cao thế giới
Nguồn: Tổ chức ca cao thế giới, 2012
Theo thông tin mới nhất, tại châu Phi, Bờ biển Ngà (Ivory Coast) hiện là nước có
sản lượng ca cao lớn nhất thế giới với chừng 1,4 triệu tấn/năm, tiếp theo là Ghana, với
chừng 800 ngàn tấn/năm. Ở châu Á, nếu như 2005 là thời hoàng kim về sản lượng ca
cao của Indonesia, thì trong năm 2014 ước chỉ còn 425.000 tấn.
Như vậy, ở châu Á, sản lượng ca cao Indonesia giảm dần từ 10 năm nay, chủ yếu
do dịch bệnh, mất mùa và thay đổi khí hậu. Tình hình tại hai nước xuất khẩu ca cao
đứng đầu thế giới ở châu Phi cũng không khá gì hơn. Dịch bệnh và nấm mốc hại vườn
cây đang gây lo ngại cho sản lượng ca cao thế giới trong vài năm tới. Các nhà phân
tích cho rằng nếu không tìm cách phát triển diện tích và tăng năng suất ca cao, đến
năm 2020 thế giới có thể thiếu hụt cả triệu tấn ca cao.
Giới công nghiệp ca cao, sô-cô-la đang mong Việt Nam lập thêm chuyện thần kỳ,
đưa sản lượng ca cao lên nhanh để thỏa mãn người tiêu thụ và cứu thị trường sau các
kỳ tích như nông dân nước ta đã từng ra tay trong các ngành lúa gạo, cà phê, điều,
tiêu… Đó là những ngành nông sản đạt được những tiến bộ vượt bậc, từ không tên tuổi
18
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
18
Khóa luận tốt nghiệp đại học
nay Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các mặt
hàng nông sản này.

Tuy nhiên, dù đã có trên chục năm nghiên cứu và vận động, diện tích và sản
lượng ca cao của nước ta vẫn chưa tiến triển như mong đợi. Theo Cục Trồng trọt thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2013 cả nước chỉ có
chừng 22.000 héc ta ca cao và cho sản lượng chừng 6.500 tấn hạt. Sản lượng thấp do
ca cao nước ta chỉ trồng xen canh trong các vườn điều, cao su tại Đắk Lắk hay dưới
tán dừa ở Bến Tre.
Trước đây, trong thời gian từ cuối năm 2011 kéo dài sang năm 2012, giá kỳ hạn
ca cao tại Mỹ có lúc dưới 2.000 đô la/tấn, diện tích ca cao giảm nhẹ, đặc biệt tại các
nhà vườn ở Đắk Lắk.
Tại một hội nghị cuối năm 2013, ngành ca cao đã đặt chỉ tiêu nâng sản lượng lên
15.000 tấn hạt cho năm 2020. Chỉ tiêu này được xem là một cố gắng lớn, nhưng với
chừng ấy, so ra ca cao Việt Nam trong vòng năm, sáu năm tới vẫn thua sản lượng của
Bờ biển Ngà gấp cả trăm lần hiện nay.
Dù vậy, ngành ca cao thế giới vẫn kiên nhẫn chờ Việt Nam. Đã có nhiều nước và
tổ chức quốc tế hỗ trợ nông dân nước ta trồng và tăng nhanh diện tích cũng như sản
lượng ca cao dưới nhiều hình thức: chọn giống, hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp chế biến,
quản lý chuỗi cung ứng ca cao với hy vọng ngành ca cao Việt Nam lên ngôi như đã
từng xảy ra tại các ngành nông sản khác.
Không đơn giản như các loại nông sản khác, yêu cầu chất lượng xuất khẩu của ca
cao thông qua quá trình lên men rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia
ca cao trong nước, đây lại là khâu yếu nhất của nước ta vì sản lượng đã nhỏ, kỹ thuật
chưa rành rọt, ai cũng đòi tự lên men riêng tại nhà. Chính vì vậy, khi lên men không
thành công, hao hụt sau thu hoạch gây tổn thất trong xuất khẩu khá lớn.
Viễn cảnh thị trường và giá cả ca cao phía trước rất rộng và đầy hứa hẹn. Tuy
chưa thế soán ngôi được từ tay các nước xuất khẩu ca cao tốp đầu hiện nay, cây ca cao
cũng đáng được quan tâm vì vốn đầu tư ban đầu ít, chăm sóc không nặng nhọc và đặc
biệt, cây ca cao có thể là lối ra hợp lý nhất trong việc đa dạng hóa sản phẩm nông sản
và thị trường hiện nay.
Diện tích ca cao đang dần được mở rộng, cây ca cao thay dần các diện tích cây
trồng kém hiệu quả. Nhờ đặc tính chịu bóng cây ca cao được đưa trồng xen trong các

19
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
19
Khóa luận tốt nghiệp đại học
vườn như vườn dừa hay tán điều làm tăng diện tích ca cao lên đáng kể. Theo số liệu
của Cục Trồng trọt, đến tháng 11/2013 diện tích ca cao cả nước khoảng 22.000 ha,
trong đó diện tích trồng thuần khoảng 2.100 ha, còn lại là trồng xen; tập trung tại 3
vùng chính là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ ; trong đó diện tích ca cao
kinh doanh cho thu hoạch khoảng 10.128 ha, năng suất bình quân đạt 6 tạ/ha. So với
năm 2010 diện tích trồng ca cao Việt Nam là 16,725ha, thì tăng 5.275ha. Nếu thâm
canh tốt 1ha ca cao có thể cho sản lượng từ 1 đến 2 tấn mỗi ha nhưng hiện nay năng
suất ca cao bình quân của cả nước còn thấp khoảng 0.35 tấn/ha. Niên vụ 2010/11 sản
lượng ca cao Việt Nam thu được 5,760 tấn chiếm một phần nhỏ của thế giới. Thời gian
tới diện tích ca cao đi vào thu hoạch lớn và nhờ những thay đổi trong kĩ thuật canh tác
sản lượng ca cao hứa hẹn sẽ tăng đáng kể.
Để ngành ca cao tồn tại và phát triển thì cần đầu tư cho cây ca cao theo chiều sâu.
Đó là xu hướng chung hiện nay, ca cao, cà phê và các loại cây khác đang chuyển sang
phát triển có quy hoạch theo hướng chất lượng và bền vững, chinh phục những thị
trường khó tính. Ngoài việc quan tâm đến sản lượng, chất lượng sản phẩm còn phải
chú ý đến môi trường. Mỗi khâu đều có các tiêu chuẩn kĩ thuật để đảm bảo lợi ích cho
người sản xuất và cả người tiêu dùng.
1.2.2. Tình hình sản xuất ca cao trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2.1. Tình hình sản xuất ca cao ở tỉnh Đắk Lắk.
Những tháng đầu năm 2104, hiện tượng thời tiết El Nino tại châu Phi gây thiệt
hại cho các vùng trồng cây công nghiệp của châu vực này, tất nhiên, hiện tượng này sẽ
có ảnh hưởng ít nhiều tới cây ca cao. Tại Đắk Lắk, giá cà phê có biến chuyển khá tốt
khi có thông tin này, theo dự báo, giá ca cao cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Đây có thể coi là một cơ hội cho ngành ca cao Việt Nam nói chung cũng như các hộ
nông dân sản xuất ca cao tại địa bàn nói riêng.
Từ cuối tháng 9/2013 đến nay, giá ca cao luôn đạt trên 50.000 đồng/kg hạt khô

lên men, đến cuối tháng 2/2014, giá ca cao tăng mạnh tại các sàn kỳ hạn và cả trên thị
trường nội địa. Riêng giá hạt ca cao lên men ngày 25-2 vừa qua tại tỉnh Đắk Lắk đang
ở mức mức 56.500 đồng/kg, thấp đôi chút so với 57.200 đồng/kg cách đây hai tuần.
Nếu như thời giá hiện tại của cà phê loại 2,5% đen vỡ chừng 38.000 đồng/kg, giá ca
20
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
20
Khóa luận tốt nghiệp đại học
cao vẫn cao hơn gần 20.000 đồng/kg. Đây là một tín hiệu tốt cho người dân sản xuất
ca cao trên địa bàn. Trước đó, từ cuối năm 2012 tới giữa năm 2013, giá ca cao thấp,
chỉ đạt từ 35.000 – 38.000đ/kg hạt khô nên người dân đã vội đốn bỏ ca cao để chuyển
sang cây trồng khác có thu nhập hấp dẫn hơn. Giá ca cao thấp suốt một thời gian dài
gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của các nông hộ trồng ca cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có trên
2.500 ha cây ca cao, trong đó có 965 ha đã đưa vào kinh doanh cho thu hoạch, với
năng suất bình quân 15 tạ hạt khô/ha. Diện tích ca cao này tập trung nhiều nhất trên
địa bàn các huyện Lăk, Ea Kar, Cư Kuin, Krông Bông.
Tại Đắk Lắk, ca cao là loại cây phát triển sau, đầu ra xuất khẩu chưa được ổn
định như cà phê, tiêu và hạt điều… nên mỗi khi giá có biến động bất lợi, ca cao
thường là cây bị nông dân “bỏ rơi” trước tiên.
1.2.2.2. Tình hình sản xuất ca cao tại Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.
a. Điều kiện sản xuất ca cao tại Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ.
+ Vị trí địa lý.
Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ trực thuộc Thị xã Buôn Hồ, nằm ở phía
Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km, chạy dọc theo
Quốc lộ 14, phía đông giáp huyện Krông Năng, EaKar; phía tây giáp huyện Cư
M’Gar; phía nam giáp huyện Krông Pắc; phía bắc giáp huyện Krông Búk. Thị xã Buôn
Hồ là đơn vị có quy mô và vị trí quan trọng thứ hai của tỉnh Đắk Lắk (sau thành phố
Buôn Ma Thuột).
Diện tích ca cao của Công ty cà phê Buôn Hồ tương đối tập trung, nằm trong

khoảng 12.98 – 13.030 vĩ Bắc, 108.25 – 108.290 kinh Đông.
+ Điều kiện khí hậu.
Lượng mưa bình quân năm là 1,131.9 mm. Nhiệt độ trung bình 23.030C. Độ ẩm
không khí trung bình 79%.
So với những năm trước đây thì vùng Tây Nguyên nói chung và khu vực Công
ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ nói riêng có xu hướng giảm dần. Lượng mưa chủ yếu
tập trung vào tháng 7, 8, 9 và 10, chiếm 76.17% tổng lượng mưa năm, từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau lượng mưa rất thấp, vào tháng 1 và 2 hầu như không có mưa. Lượng
mưa nhiều và tập trung gây ra hiện tượng xói mòn và rửa trôi làm thây đổi độ phì của
21
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
21
Khóa luận tốt nghiệp đại học
đất. Vào mùa khô độ ẩm không khí đạt 68 – 74%, trong khi vào mùa mưa độ ẩm
thường 86 – 89%, với điều kiện như vậy dễ gây ra các loại sâu bệnh hại cà phê.
Nhiệt độ trung bình năm của vùng không cao (23.030C). Các tháng có nhiệt độ
thấp nhất tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ nằm trong khoảng từ
19.60C đến 19.90C. Nhiệt độ cao vào tháng 4 đến tháng 9 nằm từ 22.90C đến 25.80C.
Tỷ lệ thuận với nhiệt độ, số giờ nắng trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 cũng cao
hơn so với các tháng trong năm.
+ Địa hình và thảm thực vật.
Địa hình đất trồng ca cao của Công ty thuộc loại khá lý tưởng. Độ dốc phổ biến
có chỉ số biến động từ 0 – 60. Các diện tích có độ dốc từ 4 – 60 không nhiều, tập trung
ở những gần hồ đập, suối khe và các hợp thủy trong vùng. Tính chất dốc cũng không
phức tạp , chủ yếu là dốc một chiều.
Thảm thực vật chủ yếu là cây trồng lâu năm như ca cao, cà phê, cây muồng đen
làm hệ thống cây che chắn bóng, gió. Bờ lô có các loại cây cỏ dại và cây thân bụi.
+ Đất đai và nguồn nước.
Ca cao thuộc công ty toàn bộ được trồng trên cùng loại đất đỏ bazan, là loại đất
thích hợp cho phát triển cây ca cao cũng như nhiều loại cây công nghiệp có giá trị

khác tại vùng Tây Nguyên.
Nguồn nước phục vụ sản xuất ca cao của công ty chủ yếu lấy từ suối Rossi và
một số hồ chứa nhỏ được xây dựng từ các hợp thủy trong vùng. So với các đơn vị sản
xuất kinh doanh cây cà phê khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì Công ty cà phê Buôn
Hồ không phải là đơn vị có điều kiện thuận lợi về nguồn nước tưới.
b. Tình hình sản xuất ca cao của Công ty.
Giai đoạn 1996 - 2006, công ty TNHH MTV Buôn Hồ gặp nhiều khó khăn thách
thức khi mà giá cà phê liên tục hạ dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn so với giá bán.
Sản xuất gặp nhiều thiên tai, sâu bệnh kéo dài, việc đầu tư cho cà phê gặp rất nhiều khó
khăn. Đứng trước tình hình đó, năm 2005, công ty đã mạnh dạn chuyển đổi và đưa cây
ca cao vào sản xuất thay thể cho diện tích cà phê già cỗi từ thời Pháp thuộc, thực hiện đa
dạng hoá cây trồng để phát triển sản xuất bền vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Căn cứ vào điều kiện đất đai và sinh thái trong vùng, công ty đã bố trí lại sản
xuất, chuyển một phần diện tích cà phê vối (Robusta) già cỗi kém hiệu quả sang trồng
các loại cây khác. Qua 8 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công ty đã phát triển được
hơn 140ha ca cao, 20ha cà phê chè Catimor trên vùng đất trước đây trồng cà phê vối
22
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
22
Khóa luận tốt nghiệp đại học
và trên 50ha sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê kinh doanh. Hiện nay, diện tích cà
phê vối kinh doanh còn lại trên 800ha. Nhờ đầu tư thâm canh tốt, toàn bộ diện tích các
loại cây trồng trên đều sinh trưởng và phát triển.
Qua thực tế sản xuất cho thấy cây ca cao dễ trồng, công chăm bón không nhiều,
tưới ít nước, hoặc không cần nước trong mùa khô nên giảm được chi phí đầu tư. Thời
gian gần đây, giá ca cao tăng đáng kể, sản phẩm dễ tiêu thụ nên công ty có hướng tiếp
tục mở rộng diện tích ca cao. Dự kiến từ nay đến năm 2015, công ty sẽ tiếp tục thay
thế số diện tích cà phê vối già cỗi, trồng thêm trên 50ha ca cao. Toàn bộ giống ca cao
đều do Viện Khoa học kỹ thuật nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cung cấp, chất lượng
tốt. Hiện nay, công ty đã đưa trên 70ha ca cao vào kinh doanh với năng suất đạt từ 1

đến trên 1,5 tấn hạt/ha. Giá bán hiện nay khoảng 60.000 đồng/kg hạt, hiệu quả cao hơn
nhiều so với sản xuất cà phê.
1.3. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ BUÔN HỒ
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ.
Tên giao dịch đối ngoại: Buon Ho Coffee Company.
Mã số thuế: 0100101509-022
Trụ sở: Km 2, Đường Trần Hưng Đạo, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại: 05003 872178 Fax: 05003 872941
Tiền thân của công ty là Nông trường Ea Hồ thành lập vào ngày 13 tháng 11 năm
1976, rồi đổi tên thành Nông trường Quốc doanh Đoàn Kết thuộc Công ty Quốc doanh
Nông nghiệp Tỉnh Đắk Lắk. Sau đó nông trường chuyển sang trực thuộc Xí nghiệp
Liên hiệp 333 trong đội hình Quân đội làm kinh tế theo Hiệp định hợp tác kinh tế giữa
nước ta với Liên Xô. Một thời gian sau đơn vị đổi tên thành Nông trường Đoàn Kết và
được chuyển giao trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Cà phê Việt Nam nay là Tổng
Công ty Cà phê Việt nam. Ngày 1 tháng 8 năm 1998 theo quyết định số 258TCT-
TCCB/QĐ của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam thành lập Công ty Cà phê Buôn Hồ
trực thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
Khi mới thành lập đơn vị tiếp quản phần lớn diện tích cà phê già cỗi của đồn điền
Rossi của Pháp và đồn điền của 2 chủ người Việt với cơ chế quản lí bao cấp. Cơ sở vật
chất ban đầu của Nông trường có 298 ha cà phê, 173 ha cao su. Cùng với sự phát triển
của đất nước đơn vị đã nhanh chóng chuyển đổi cơ chế quản lí chuyển sang hạch toán
23
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
23
Khóa luận tốt nghiệp đại học
kinh tế, áp dụng hình thức khoán trong lĩnh vực sản xuất. Ngoài việc tận dụng nguồn
lao động tại chỗ, đơn vị đã tuyển dụng lao động từ nhiều địa phương ở Miền Bắc,
Miền Trung để khai hoang trồng mới cà phê, phát triển thành vùng chuyên canh cây cà
phê rộng lớn như hiện nay. Ngoài mở rộng diện tích cà phê, công ty cũng áp dụng

khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng và tăng năng suất cà
phê, năng suất trung bình từ 1tấn/ ha lên đến 3tấn/ha. Những năm gần đây công ty thực
hiện đa dạng hóa cây trồng, chuyển một số diện tích cà phê già cỗi sản xuất kém hiệu
quả sang trồng cây ca cao và trồng xen cây sầu riêng trong các vườn cà phê kinh
doanh. Quá trình xây dựng và phát triển của công ty có thể chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1976 – 1986: Khai hoang để mở rộng diện tích cà phê, ngoài ra phải
quản lí xã hội. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng bảo vệ chính quyền cơ sở, xây
dựng mối quan hệ giữa đồng bào dân tộc tại chỗ với những công nhân mới nhập cư.
Giai đoạn 1986 – 1996: Thực hiện đổi mới cơ chế quản lí, áp dụng hình thức giao
khoán theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Từ phương án khoán thưởng sang
khoán gọn sau đó đến khoán tổng hợp như hiện nay.
Giai đoạn 1996 – 2006: Giai đoạn này công ty phải đối mặt nhiều khó khăn thách
thức. Giá cà phê hạ, giá thành sản xuất cao hơn so với giá bán. Sản xuất gặp nhiều
thiên tai, sâu bệnh kéo dài, việc đầu tư cho cà phê gặp nhiều khó khăn. Tình hình an
ninh chính trị trên địa bàn diễn biến phức tạp. Thực hiện đa dạng sản xuất, bắt đầu đưa
ca cao và sầu riêng vào trồng.
Giai đoạn 2006 – 2011: Phát huy nội lực, giữ vững đà phát triển Trong giai
đoạn này công ty chịu anh hưởng lớn của sự suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế.
Trải qua quá trình phát triển hơn 35 năm hiện nay công ty đã phát triển diện tích
cà phê lên gấp 3.46 lần, năng suất tăng gấp 3 lần, sản lượng thu từ 300 tấn cà phê nhân
lên 4,000 tấn nhân mỗi năm tăng 13.3 lần.
Quá trình hơn 35 năm xây dựng và phát triển của công ty là kết quả của sự vận
động vận dụng có sáng tạo đường lối chính sách, kinh tế đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta và sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên chức, người
lao động toàn công ty đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận qua Huân chương Lao
động hạng 2 và 3 của Chủ tịch nước, 6 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cho
các tập thể và cá nhân. Đã có 15 tập thể và 60 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10 tập thể và cá nhân được Ủy ban nhân dân
24
GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà

24
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen. Tập thể công ty trong 5 năm liền được tặng cờ thi đua
xuất sắc của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Năm 2011 nhân dịp kỉ niệm 35 năm thành lập Chủ tịch nước đã tặng tập thể cán bộ
công nhân viên lao động công ty Huân chương Lao động hạng nhất, huân chương lao
động hạng 3 cho cá nhân có đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng phát triển công ty,
bên cạnh đó Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng.
- Sản xuất, phát triển ca cao, cà phê, nông sản…
- Thu mua, chế biến, kinh doanh xuất khẩu ca cao, cà phê nông sản.
- Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, hàng hóa tiêu
dùng khác phục vụ sản xuất và đời sống.
b. Nhiệm vụ chính.
Công ty thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và
chiến lược phát triển của công ty, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết hợp
và phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư liên doanh, liên kết phù hợp với chiến lược
phát triển của ngành, thực hiện nhiệm vụ do Tổng công ty và Nhà nước giao có hiệu
quả và đúng pháp luật nhà nước.
1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Bộ máy quản lí của công ty cà phê Buôn Hồ được tổ chức gọn nhẹ theo mô hình
bộ máy quản lí kết hợp chức năng và trực tuyến. Kiểu cơ cấu bộ máy này giúp công ty
vừa đảm bảo được chế độ thủ trưởng vừa sử dụng được năng lực chuyên môn của bộ
phận chức năng trong công tác quản lí công ty.
Hiện công ty có 424 cán bộ công nhân viên chức bao gồm hai bộ phận văn phòng
và các đội sản xuất. Bộ phận văn phòng bao gồm ban giám đốc và 4 phòng chức năng.
Bộ phận sản xuất với hơn 1200 công nhân thuộc 5 đội sản xuất và 1 xưởng chế biến.
25

GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Phạm Thị Thu Hà
25

×