Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ nhiễm Human papillomavirussau khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện ở phụ nữ có tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2-3 tại Bệnh viện Từ Dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.52 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

TỶ LỆ NHIỄM HUMAN PAPILLOMA VIRUS SAU KHOÉT CHÓP CỔ TỬ CUNG
BẰNG VÒNG ĐIỆN Ở PHỤ NỮ CÓ TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ
CỔ TỬ CUNG ĐỘ 2-3 TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Phạm Hồ Thúy Ái*, Bùi Chí Thương**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Human papilloma virus (HPV) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung (CTC).
Các bệnh nhân CIN2-3 sau điều trị với phương pháp khoét chóp CTC bằng vòng điện (LEEP) vẫn có nguy cơ
tái phát cao do nhiễm HPV kéo dài. Các đối tượng này cần được theo dõi và tầm soát với những phác đồ riêng để
giảm tỷ lệ ung thư CTC trong tương lai.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HPV 6 tháng sau khoét chóp CTC bằng vòng điện (LEEP) ở phụ nữ có tân
sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2 - 3 (CIN 2- 3) đến khám và điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018 trên
248 phụ nữ có CIN2 - 3 sau LEEP tại Bệnh viện Từ Dũ. Xét nghiệm HPV bằng phương pháp Cobas 4800 được
thực hiện 6 tháng sau khoét chóp.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV 6 tháng sau LEEP ở phụ nữ CIN2 - 3 là 19,76% (KTC 95% = 14,9 – 25,0), type
16 chiếm 4,03%, type 18 chiếm 1,61%, một hoặc nhiều type nguy cơ cao khác 14,52%. Các yếu tố liên quan bao
gồm: mãn kinh P=0,001 (PR=6,48, KTC 95%: 2,12 – 19,81), bờ phẫu thuật dương tính P<0,05 (PR=2,81, KTC
95%: 1,09 – 7,20), tế bào học bất thường sau khoét chóp P=0,001 (PR=5,93, KTC 95%: 2,06 – 17,06).
Kết luận: Các phụ nữ CIN2-3 sau điều trị LEEP vẫn còn nhiễm HPV với tỉ lệ là 19,76%. Các yếu tố mãn
kinh, bờ phẫu thuật dương tính, tế bào học bất thường sau khoét chóp đều làm tăng tỷ lệ nhiễm HPV sau khoét chóp.
Từ khóa: human papillomavirus, sau điều trị, LEEP, CIN2-3

ABSTRACT
THE PREVALENCE OF HPV INFECTION AFTER LOOP EXCISION PROCEDURE TREATMENT FOR
CERVICAL INTRAEPITHELIAL NEOPLASIA GRADE 2 OR 3 AT TU DU HOSPITAL
Pham Ho Thuy Ai, Bui Chi Thuong


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 186 - 191
Background: Human papilloma virus (HPV) is the leading cause of cervical cancer. Patients with CIN2 - 3
after Loop Electrical Excision Procedure Treatment (LEEP) still have a higher risk of relapse due to prolonged
HPV infection. These subjects should be monitored and screened with individual algorithms to reduce the
incidence of cervical cancer in the future.
Objecttive: To determine the prevalence of HPV infections after with LEEP treatment at six months of
CIN2-3 treated patients at Tu Du hospital.
Methods: A cross-section study analysis of 248 CIN2 - 3 patients after LEEP treatment at Tu Du hospital
from October 2017 to April 2018. HPV testing by Cobas4800 was performed six months after conization.
Results: The prevalence of HPV infections 6 months after LEEP among women CIN2 - 3 was 19.76%
[95% CI = 14.9 - 25.0], type 16 accounted for 4.03%, type 18 accounted for 1.61%, one or 12 high risk
orthers 14.52%. Relevant factors included: menopause P = 0.001 (PR = 6.48, 95% CI: 2.12-19.81), surgical
*Bệnh viện Từ Dũ
**Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII. Phạm Hồ Thúy Ái ĐT: 0918093412
Email: phamhothuyai @gmail.com

186

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

margin positive P <0.05 (PR = 2.81, 95% CI: 1.09 - 7.20), cytology abnormality after LEEP of P = 0.001 (PR
= 5.93, 95% CI: 2.06 - 17.06).
Conclusion: Women who received CIN2 - 3 after LEEP treatment still had an HPV infection rate of
19.76%. Menopause, surgical margin positive, cytology abnormality after LEEP will increase the incidence of

HPV infection after LEEP.
Keywords: human papillomavirus, post treatment, LEEP, CIN2 - 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Những phụ nữ sau khoét chóp cổ tử cung
(CTC) vì tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ
2–3 (CIN2-3) vẫn còn nhiễm Human papilloma
virus (HPV) các type nguy cơ cao sẽ có tỷ lệ
tiến triển thành CIN và ung thư cổ tử cung
(UTCTC) cao hơn so với dân số chung từ 216%(13) Trong những trường hợp tái phát bệnh
có thể do thất bại trong việc điều trị nhưng
cũng có thể do chưa loại bỏ được hoàn toàn
HPV dẫn đến việc nhiễm HPV dai dẳng kéo
dài gây CIN(8). Để theo dõi lâm sàng một
trường hợp CIN, các chiến lược được đề xuất
bởi Hội Soi cổ tử cung và bệnh lý cổ tử cung
Hoa Kỳ (ASCCP) bao gồm: xét nghiệm HPV,
tế bào học và soi cổ tử cung (CTC), có thể sử
dụng đơn độc hoặc phối hợp các phương pháp
trong khoảng thời gian từ 3 tháng, 6 tháng đến
1 năm(14). Đã có các nghiên cứu trên thế giới
đưa ra tỷ lệ nhiễm HPV type nguy cơ cao sau
khoét chóp CTC bằng vòng điện dao động từ
10,8% đến 40,9%(5). Tại Việt Nam vẫn chưa có
nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm HPV sau
khoét chóp CTC bằng vòng điện. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa

HPV sau khoét chóp và tỷ lệ tái phát bệnh sau
hai năm với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
đoán dương, giá trị tiên đoán âm khá cao khi
sử dụng đơn độc hoặc khi kết hợp với tế bào
học trong xét nghiệm co-testing(6). Trên thế giới
xét nghiệm HPV thường xuyên được sử dụng
trong lĩnh vực thực hành lâm sàng để hỗ trợ
việc phát hiện sớm CIN tái phát, nhưng cho
đến nay tỷ lệ nhiễm HPV sau điều trị vẫn rất
khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân,
type HPV, kỹ thuật xét nghiệm, phương pháp
điều trị, thời điểm xét nghiệm sau điều trị và
đặc điểm của từng nghiên cứu(5).

Thiết kế nghiên cứu

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu cắt ngang trên 248 bệnh nhân
CIN2-3 sau điều trị bằng phương pháp LEEP 6
tháng đến khám tại Đơn vị Kỹ thuật chẩn đoán
thuộc khoa khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ từ
tháng 10/2017 đến tháng 4/2018.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Có kết quả mô học là CIN 2 - 3 và xét nghiệm
HPV trước khoét chóp. Đã được khoét chóp
CTC bằng vòng điện 6 tháng trước. Đang theo
dõi và điều trị tại bệnh viện Từ Dũ. Đồng ý tham
gia nghiên cứu. Nghe và hiểu tiếng Việt.

Tiêu chuẩn loại trừ
Đã được phẫu thuật cắt hoàn toàn tử cung
hoặc khoét chóp CTC lần 2. Có kết quả mô học
sau khoét chóp là ung thư CTC. Đang mang thai.
Đang mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn
dịch: ung thư, AIDS, đang điều trị corticoid kéo
dài. Đang xuất huyết âm đạo. Có đặt thuốc, giao
hợp, siêu âm đầu dò âm đạo trong vòng 3 ngày
trước. Đang có bệnh lý cần điều trị cấp cứu. Tâm
thần hoặc giao tiếp khó khăn.
Phương pháp tiến hành
Sàng lọc dữ liệu tại Đơn vị Kỹ thuật chẩn
đoán thuộc khoa khám phụ khoa bệnh viện Từ
Dũ tìm đối tượng đúng tiêu chuẩn chọn mẫu.
Điện thoại liên lạc hẹn ngày thăm khám. Tiếp
nhận bệnh nhân tại Đơn vị, tư vấn tham gia
nghiên cứu và ký bảng đồng thuận. Tiếp theo
sẽ thu thập bảng câu hỏi, dữ liệu hồ sơ. Sau
đó, sẽ tiến hành lấy mẫu HPV và gửi phòng di
truyền. Xét nghiệm được thực hiện trong
nghiên cứu là xét nghiệm HPV bằng phương
pháp Cobas®4800 cho 4 kết quả như sau: Âm
tính; dương tính type 16; dương tính type 18;

187


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học


dương tính một hoặc nhiều type trong 12 type
HPV nguy cơ cao gồm 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52,
56, 58, 59, 66, 68 (gọi tắt 12hr). Cách lấy mẫu
đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình các đối tượng là 38, nhỏ
tuổi nhất là 23 tuổi và lớn tuổi nhất là 64 tuổi,
72,2% sống ở tỉnh, phần lớn người Kinh, 79%
làm nghề nội trợ, trình độ học vấn tập trung ở
cấp II-III 63,7%, đang sống với chồng 87,5%.
Về đặc điểm sản phụ khoa và thói quen sinh
hoạt: phụ nữ mãn kinh chỉ chiếm 8,9%; 92,3%
giao hợp lần đầu sau 18 tuổi; 28,2% có nhiều
hơn 1 bạn tình; 66,5% giao hợp lại sau khoét
chóp có sử dụng bao cao su; 71% có 1 - 2 con;
41,5% không thường xuyên dùng bao cao su;
73,4% không dùng thuốc ngừa thai; 94%
không hút thuốc lá. Xét về đặc điểm lâm sàng
của các bệnh nhân này ta nhận thấy: giải phẫu
bệnh trước khoét chóp của CIN2:CIN3 tương
đương 40:60; bờ phẫu thuật dương tính có 36
trường hợp chiếm tỉ lệ 14,5%; soi CTC sau
khoét chóp kết quả bình thường 92,7%; 31%
vùng chuyển tiếp không quan sát được sau
khoét chóp; tế bào học bình thường trong phần
lớn các trường hợp 91,13%, trong số 22 ca bất
thường bao gồm các bất thường như sau: 13 ca

ASCUS; 8 ca LSIL và 1 ca HSIL.
Tình trạng nhiễm HPV sau khoét chóp CTC
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao sau khoét
chóp CTC
Nhiễm HPV
sau khoét chóp

Không

Tổng số
(n=248)
49
199

Tỷ lệ (%)
19,76
80,24

Khoảng tin cậy
95%
14,9 – 25,0
75,0 – 85,1

Xét nghiệm được 49 bệnh nhân có kết quả
dương tính với xét nghiệm HPV Cobas4800
chiếm tỷ lệ 19,76% (KTC 95% = 14,9 – 25,0).
Mỗi bệnh nhân có thể nhiễm một hoặc nhiều
hơn một type HPV nguy cơ cao. Tất cả các
trường hợp nhiễm HPV sau khoét chóp đều
giảm so với trước khoét chóp. Có một số trường

hợp triệt tiêu hoàn toàn như trường hợp đồng

188

nhiễm type 16 và 18; type 18 và 12hr; type 16,18
và 12hr (Bảng 2).
Để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu và đồng
tác, chúng tôi đã đưa 10 yếu tố có P < 0,25 vào
phương trình hồi quy đa biến nhằm tìm yếu tố
liên quan đến tình trạng nhiễm HPV sau khoét
chóp của các đối tượng trong nghiên cứu. Phân
tích đa biến cho thấy sự thay đổi như sau: Hai
yếu tố là hút thuốc lá và soi CTC trong phân tích
đơn biến có ý nghĩa thống kê đã trở thành không
có ý nghĩa thống kê trong phân tích đa biến với
P>0,05. Ba yếu tố bao gồm tình trạng kinh
nguyệt, bờ phẫu thuật dương tính và tế bào học
sau khoét chóp có sự thay đổi. Trong đó nhiễm
HPV sau khoét chóp ở nhóm mãn kinh tăng PR
từ 3,22 lên 6,48, PR trong nhóm bờ phẫu thuật
dương tính tăng nhẹ từ 2,36 lên 2,81 và trong
nhóm bất thường tế bào học PR lại giảm từ 6,13
xuống 5,93. Như vậy, qua phân tích đa biến có
hai yếu tố không còn ý nghĩa thống kê là hút
thuốc lá và soi CTC, 3 yếu tố còn lại là tình trạng
kinh nguyệt, bờ phẫu thuật dương tính và tế bào
học có sự thay đổi rõ rệt so với phân tích đơn
biến. Các yếu tố còn lại không thay đổi mối liên
quan với tình trạng nhiễm HPV 6 tháng sau
khoét chóp CTC bằng vòng điện.

Khi phân tích đa biến chúng tôi thấy có ba
yếu tố tác động lên tình trạng nhiễm HPV sau
khoét chóp CTC bằng vòng điện trên phụ nữ
CIN2 - 3 như sau: Nhóm phụ nữ mãn kinh
tăng nguy cơ nhiễm HPV sau khoét chóp lên
6,48 lần so với nhóm phụ nữ còn kinh nguyệt.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
P<0,01 (KTC 95% 2,12 – 19,81). Những đối
tượng có bờ phẫu thuật dương tính tăng tỷ lệ
nhiễm HPV lên 2,81 lần so với những bệnh
nhân có bờ phẫu thuật âm tính. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với P<0,05 (KTC 95%
1,09 – 7,20). Tế bào học sau khoét chóp có bất
thường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV lên
5,93 lần so với nhóm có kết quả tế bào học bình
thường sau khoét chóp. Sự khác biệt này có ý

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

nghĩa thống kê với P<0,01 (KTC 95% 2,06 –
17,06) (Bảng 3).
Bảng 2. Phân bố nhiễm các type HPV trước và sau khoét chóp
Nhóm type HPV
Type 16
Type 18

Nhóm 12hr
Type 16 và 18
Type 16 và nhóm 12hr
Type 18 và nhóm 12hr
Type 16, 18 và nhóm 12hr

HPV (+) trước khoét chóp
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tần suất
N=234 (+)
N=248
91
38,89
36,69
18
7,69
7,26
91
38,89
36,69
6
2,56
2,42
22
9,40
8,87
5
2,14
2,02

1
0,43
0,40

HPV (+) sau khoét chóp
Tỷ lệ%
Tỷ lệ %
Tần suất
N=49 (+)
N=248
9
18,37
3,63
4
8,16
1,61
35
71,43
14,11
0
0
0
1
2,04
0,40
0
0
0
0
0

0

Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao sau khoét chóp CTC trong mô hình hồi qui đa biến
Đặc điểm

≤ cấp I
Cấp II
Cấp III
> cấp III
Sống với chồng
Đơn thân
Còn kinh
Mãn kinh
< 18
≥ 18
Không giao hợp
Giao hợp dùng bao cao su
Giao hợp không dùng bao cao su
Không

Âm tính
Dương tính
Bình thường
Bất thường
Bình thường
Bất thường
Không


Nhiễm HPV

Có (n=49)
Không (n=199)
Trình độ học vấn
10 (27,8)
26 (72,2)
15 (17,4)
71 (82,6)
15 (20,8)
57 (79,2)
9 (16,7)
45 (83,3)
Tình trạng hôn nhân
40 (18,4)
177 (81,6)
9 (29,0)
22 (71,0)
Tình trạng kinh nguyệt
40 (17,7)
186 (82,3)
9 (40,9)
13 (59,1)
Tuổi giao hợp lần đầu
1 (5,3)
18 (94,7)
48 (21,0)
181 (79,0)
Giao hợp lại sau KC
3 (21,4)
11 (78,6)
36 (21,8)

129 (78,2)
10 (14,5)
59 (85,5)
Hút thuốc lá
43 (18,5)
190 (81,5)
6 (40,0)
9 (60,0)
Bờ phẫu thuật
37 (17,5)
175 (82,5)
12 (33,3)
24 (66,7)
Soi CTC
42 (18,3)
188 (81,7)
7 (38,9)
11 (61,1)
Tế bào học sau KC
37 (16,4)
189 (83,6)
12 (54,5)
10 (45,5)
Nhiễm HPV trước KC
1 (7,1)
13 (92,9)
48 (20,5)
186 (79,5)

PR


KTC 95%

p*

1
0,64
0,60
0,31

0,22 – 1,86
0,20 – 1,79
0,09 – 1,06

0,408
0,359
0,062

1
2,11

0,77 – 5,81

0,147

1
6,48

2,12 – 19,81


0,001

1
5,97

0,71 – 50,67

0,101

1
0,69
0,47

0,11 – 4,25
0,19 – 1,12

0,686
0,089

1
3,29

0,94 – 11,52

0,063

1
2,81

1,09 – 7,20


0,032

1
1,06

0,27 – 4,21

0,932

1
5,93

2,06 – 17,06

0,001

1
3,27

0,33 – 32,71

0,314

(*) Multivariate Logistic Regression.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

189



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

BÀN LUẬN
Tình trạng nhiễm HPV sau khoét chóp CTC 6
tháng bằng vòng điện
Tỷ lệ nhiễm HPV 6 tháng sau khoét chóp
CTC bằng vòng điện ở 248 phụ nữ có CIN2-3
trong nghiên cứu của chúng tôi là 19,76% cao
hơn so với một số tác giả Nagai N(9), Ribaldone
R(12). Asciutto KC(3) với các tỷ lệ lần lượt là 11,8%,
10,8% và 15,4%. Trái lại tỷ lệ chúng tôi có được
thấp hơn những nghiên cứu của tác giả Alonso
T(2) (35,3%), Pirtea I(11) (40,9%). Bên cạnh đó cũng
có nhiều nghiên cứu có tỷ lệ gần tương 2đồng
với nghiên cứu của chúng tôi như nghiên cứu
của Kreimer AR(7), Aerssen A(1) Nam K(10),
Grazyna AS(4) với tỷ lệ dao động từ 17,8% đến
22%. Hầu hết các nghiên cứu có cỡ mẫu tương
đối thấp, chỉ có ba nghiên cứu có cỡ mẫu hơn
200 là nghiên cứu của tác giả Alonso T(2),
Asciutto KC(3) và Kreimer AR(7).
Chúng tôi so sánh với các nghiên cứu trên
thế giới từ năm 2002 trở lại đây trên các đối
tượng là các phụ nữ mắc CIN2 - 3 hoặc có tổn
thương mức độ cao ở CTC, tất cả đều được
khoét chóp CTC bằng vòng điện, sau 6 tháng
được thăm khám và làm xét nghiệm HPV. Tỷ lệ

này có biên độ dao động khá cao phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như mức độ bệnh, kỹ thuật khoét
chóp, kỹ thuật xét nghiệm, nhóm type, độ tuổi
đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu… Vì vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự giống và
khác nhau với nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Tuy tỷ lệ HPV sau khoét chóp 6 tháng có khác
nhau trong nhiều nghiên cứu trên thế giới
nhưng tất cả đều cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm HPV
giảm đi nhiều so với trước khoét chóp. Cụ thể là
tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao trước khoét chóp
trên những đối tượng CIN2+ dao động từ 84,7%
đến 96,6% và tỷ lệ này trong nghiên cứu của
chúng tôi là 94,35% phù hợp với nghiên cứu của
Nam K(10) là 94,8%.
Chúng tôi đã thu thập được trong nghiên
cứu là 49 trường hợp HPV dương tính sau khoét
chóp CTC bằng vòng điện 6 tháng được phân
chia thành 3 nhóm theo xét nghiệm Cobas4800:

190

HPV type 16, HPV type 18 và nhóm 12hr (dương
tính một hoặc nhiều type trong 12 type nguy cơ
cao). Có một kết quả đáng ngạc nhiên rằng sự
phân bố các type HPV nguy cơ cao sau khoét
chóp gần như khác biệt hoàn toàn so với trước
khoét chóp. Nếu trước khoét chóp nhóm type 16
và nhóm 12hr có tỷ lệ cao tương đồng nhau
(38,89%) thì sau khoét chóp tỷ lệ dương tính của

nhóm type 16 thấp hơn hẳn so với nhóm 12hr
(18,37% so với 71,43%). Xem xét nghiên cứu của
các tác giả khác nhận thấy rằng, sau khoét chóp
tỷ lệ type 16 không còn ưu thế trong nghiên cứu
của Kreimer AR(7) và Asciutto KC(3) các nhóm
12hr có vẻ cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 36,36%58,42% so với tỷ lệ nhóm type 16 là 25,12%32,34%. Trái lại nghiên cứu của tác giả Pirtea I(11)
cho tỷ lệ nhóm type 16 cao hơn nhóm 12hr. Tỷ lệ
dương tính với type 18 trong nghiên cứu chúng
tôi tương đối thấp (8.16%) nhưng cũng phù hợp
với các nghiên cứu trên thế giới.
Mối liên quan đến tình trạng nhiễm HPV sau
khoét chóp CTC 6 tháng
Như vậy, sau khi phân tích đơn biến, chúng
tôi ghi nhận được có 5 yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ
nhiễm HPV nguy cơ cao sau khoét chóp CTC đó
là tình trạng kinh nguyệt, hút thuốc lá, bờ phẫu
thuật dương tính, soi CTC và tế bào học sau
khoét chóp CTC 6 tháng. Tuy nhiên, nhằm kiểm
soát các yếu tố gây nhiễu chúng tôi tiến hành
phân tích hồi quy đa biến. Chúng tôi đưa 5 biến
độc lập có p < 0,25 vào phương trình hồi quy đa
biến để phân tích (trình độ học vấn, tình trạng
hôn nhân, tuổi giao hợp lần đầu, giao hợp lại sau
khoét chóp, nhiễm HPV trước khoét chóp).
Khi phân tích đa biến chúng tôi thấy có ba
yếu tố tác động lên tình trạng nhiễm HPV sau
khoét chóp CTC bằng vòng điện trên phụ nữ
CIN2-3 như sau: Nhóm phụ nữ mãn kinh tăng
nguy cơ nhiễm HPV sau khoét chóp lên 6,48 lần
so với nhóm phụ nữ còn kinh nguyệt. Sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,01 (KTC
95% 2,12 – 19,81). Những đối tượng có bờ phẫu
thuật dương tính tăng tỷ lệ nhiễm HPV lên 2,81
lần so với những bệnh nhân có bờ phẫu thuật

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
âm tính. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với P<0,05 (KTC 95% 1,09 – 7,20). Tế bào học sau
khoét chóp có bất thường sẽ làm tăng nguy cơ
nhiễm HPV lên 5,93 lần so với nhóm có kết quả
tế bào học bình thường sau khoét chóp. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,01 (KTC
95% 2,06 – 17,06).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 248 phụ nữ CIN2-3 sau
khoét chóp CTC bằng vòng điện 6 tháng tại đơn
vị Kỹ thuật chẩn đoán khoa Khám phụ khoa
bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10/2017 đến tháng
4/2018 và sử dụng xét nghiệm HPVcobas4800,
chúng tôi có được những kết quả:
Tỷ lệ nhiễm HPV 6 tháng sau LEEP ở phụ
nữ có CIN2 3 là 19,76% (KTC 95% = 14,9 – 25,0).
Trong đó: Tỷ lệ nhiễm HPV type 16 là: 4,03%
(10/248 trường hợp). Tỷ lệ nhiễm HPV type 18 là:
1,61% (4/248 trường hợp). Tỷ lệ nhiễm một hoặc
nhiều type trong 12 type HPV nguy cơ cao (31,

33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68): 14,52%
(36/248 trường hợp).
Các yếu tố liên quan đến tình nhiễm HPV 6
tháng LEEP ở phụ nữ có CIN 2-3 là: Phụ nữ
mãn kinh tăng tỷ lệ nhiễm HPV sau khoét
chóp lên 6,48 lần so với phụ nữ còn kinh
nguyệt với P=0,001 (KTC 95%: 2,12 – 19,81). Bờ
phẫu thuật bằng 0 mm sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm
HPV gấp 2,81 lần những trường hợp có bờ
phẫu thuật khác 0 mm với P<0,05 (KTC 95%:
1,09 – 7,20). Các trường hợp có bất thường tế
bào học sau khoét chóp làm tăng 5,93 lần tỷ lệ
nhiễm HPV sau khoét chóp với P=0,001 (KTC
95%: 2,06 – 17,06).

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.


11.

12.

13.

14.

Nghiên cứu Y học

residual/recurrent disease in patients treated for CIN 2-3”.
Gynecol Oncol, 103, pp. 631–636.
Asciutto KC, Henic E, Darlin L, Forslund O, et al (2016). “Follow
up with HPV test and cytology as test of cure, 6 months after
conization, is reliable 2016”. Acta Obstetricia et Gynecologica
Scandinavica, 95(11), pp. 1251-1257.
Grazyna A.S, Catriona G., Heather C., Kate C.S., et al (2015).
“Cobas 4800 HPV detection in the cervical, vaginal and urine
samples of women with high-grade CIN before and after
treatment”. J Clin Pathol, 0, pp. 1–4.
Hoffman SR, Le T, Lockhart A (2017). “Patterns of persistent
HPV infection after treatment for cervical intraepithelial
neoplasia (CIN): A systematic review”. International Journal of
Cancer, pp.25.
Kang WD, Kim SM (2016). “Human papillomavirus genotyping
as a reliable prognostic marker of recurrence after loop
electrosurgical excision procedure for high-grade cervical
intraepithelial neoplasia (CIN2-3).
Kreimer AR, Katki HA, Schiffman M, et al (2007). “Viral

determinants of human papillomavirus persistence following
loop electrical excision procedure treatment for cervical
intraepithelial neoplasia grade 2 or 3”. Cancer Epidemiol
Biomarkers Prev, 16(1), pp. 11–16.
Mariani L, Preti M, Origoni M (2016). “HPV-Testing in Followup of Patients Treated for CIN2+ Lesions”. Journal of cancer, 7(1),
pp. 107-114.
Nagai N, Mukai K, Oshita T, et al (2004). “Human
papillomavirus DNA status after loop excision for cervical
intraepithelial neoplasia grade III — a prospective study”. Int J
Mol Med. 2004; 13:589–593.
Nam K, Chung S, Kim J, et al (2009). “Factors associated with
HPV persistence after conization in patients with negative
margins”. J Gynecol Oncol, 20, pp. 91–95.
Pirtea L, Grigoraş D, Matusz P et al (2016). “Age and HPV type
as risk factors for HPV persistence after loop excision in patients
with high grade cervical lesions: an observational study”. BMC
Surgery, 16(1), pp.70.
Ribaldone R, Boldorini R, Capuano A, et al (2010). “Role of HPV
testing in the follow up of women treated for cervical
dysplasia”. Arch Gynecol Obstet, 282, pp. 193–197.
Soutter WP, Sasieni P, Panoskaltsis T (2006). “Long-term risk of
invasive cervical cancer after treatment of squamous cervical
intraepithelial neoplasia”. Int J Cancer, 118, pp. 2048–2055.
Wright TC, Massad LS, Dunton CJ, et al (2007). “Guidelines for
the management of women with cervical intraepithelial
neoplasia or adenocarcinoma in situ”. Am J Obstet Gynecol, 197,
pp. 340–34.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ngày nhận bài báo:

30/11/2018

1.

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

2.

Aerssens A, Claeys P, Garcia A, et al (2008). “Natural history
and clearance of HPV after treatment of precancerous cervical
lesions”. Histopathology, 52, pp. 381-386.
Alonso I, Torné A, Puig-Tintoré LM, et al (2006). “Pre- and
post-conization
high-risk
HPV
testing
predicts

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

191




×