Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tử vong trong bệnh viện sau chấn thương: Nguyên nhân và thời điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.86 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018

TỬ VONG TRONG BỆNH VIỆN SAU CHẤN THƯƠNG:
NGUYÊN NHÂN VÀ THỜI ĐIỂM
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tử vong do chấn thương vẫn còn rất cao đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiều thập kỷ
trước, tử vong do chấn thương thường qua ba giai đoạn: tử vong trước viện, tử vong tại khoa Cấp cứu và tử
vong tại các khoa lâm sàng sau nhập viện. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ chuyên ngành Hồi sức và các tiến bộ trong
chấm dứt chảy máu. Tử vong trong chấn thương chỉ còn chủ yếu tại hai thời điểm: Tử vong trước viện và tử
vong tại khoa Cấp cứu. Vậy đâu là thời điểm tử vong và nguyên nhân tử vong của bệnh nhân chấn thương điều
trị tại bệnh viện Chợ Rẫy là vấn đề cần được nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca thực hiện trên các bệnh nhân chấn
thương, tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 30/5/2015 - 31/12/2017, lấy mẫu thuận tiện.
Kết quả: Có 212 bệnh nhân tử vong do chấn thương được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 38,5 ±
15,3 (nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất là 83 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 3,6/1, nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai nạn
giao thông (86,3%). Phần lớn các trường hợp tử vong trong ngày đầu mà nguyên nhân chủ yếu là do chấn
thương sọ não. Tỷ lệ tử vong sau 10 ngày đầu là rất thấp với nguyên nhân chủ yếu là suy đa tạng và nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Kết luận: Bệnh nhân chấn thương chủ yếu tử vong trong ngày đầu nhập viện mà nguyên nhân chủ yếu là
chấn thương sọ não. Mô hình tử vong do chấn thương trong nhóm nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên
cứu ở các nước đang phát triển.
Từ khóa: Tử vong, chấn thương, nguyên nhân, thời điểm.

ABSTRACT
IN – HOSPITAL DECEASE AFTER INJURIES: TIME AND CAUSES
Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 80 - 83


Background: The mortality in trauma patients is still high, especially in developing countries. In the last
decades, there was trimodal distribution but the recent researches showed that there was only bimodal
distribution. What were the causes and timing of trauma patients deceased at Cho Ray hospital was a question
should be researched.
Objectives: To describe the causes and times of deceased trauma patients at Cho Ray hospital.
Methods and participants: A case serial study was done at Cho Ray hospital, Ho Chi Minh City. Trauma
patients who admitted Cho Ray hospital and deceased from 30/5/2015 to 31/12/2017 were enrolled. Convenience
data collection was done.
Results: There were 212 deceased trauma patients enrolled. The mean age was 38.5 ± 15.3, male to female
was 3.6/1. The most common cause of injury was traffic accident (86.3%). There was bimodal distribution. Most
patients deceased on the first day of admission (over 50%) and 95% all patients died in the first 10 days. The most
uncured patients were brain injury with the lesion would not be operated.
Conclusions: Most trauma patients treated at Cho Ray hospital died on the first day of admission and the


Bệnh viện Chợ Rẫy
Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy, Chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức cấp cứu chống độc, ĐH Y dược TP HCM.
Tác giả liên hệ: TS.BS. Tôn Thanh Trà.
ĐT: 0903673451
Email:


80


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018

Nghiên cứu Y học

most common causes was brain injury. This result was the same to other researches doing in developing countries.

Keywords: Decease, trauma, causes, times.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến số

Biến

chấn thương

Tai nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt
Đả thương
Khác
Vết thương hở
Chấn thương kín

Tần số
(n)
4
15
9
1
50
162
212

Tỷ lệ
%
1,9

7,1
4,2
0,5
23,6
76,4
100

Tử vong do chấn thương vẫn còn rất cao
đặc biệt ở các nước đang phát triển(2,6). Trong
nhiều thập kỷ trước, tử vong do chấn thương
thường qua ba giai đoạn: tử vong trước viện,
tử vong tại khoa Cấp cứu và tử vong tại các
khoa lâm sàng sau nhập viện. Ngày nay, nhờ
sự tiến bộ chuyên ngành Hồi sức và các tiến bộ
trong chấm dứt chảy máu, tử vong trong chấn
thương chỉ còn chủ yếu tại hai thời điểm: Tử
vong trước viện và tử vong tại khoa Cấp
cứu(3). Vậy đâu là thời điểm tử vong và
nguyên nhân tử vong của bệnh nhân chấn
thương điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Bệnh nhân tử vong sau chấn thương chủ yếu
là người trẻ, nam nhiều hơn nữ gấp 3,6 lần. Lao
động tự do chiếm đa số với 41,3%. Nguyên nhân
chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông
chiếm 86,3% và thời điểm bệnh nhân vào khoa
Cấp cứu chủ yếu vào ban đêm từ 21 giờ 01 đến 6
giờ 00 hôm sau.

Mục tiêu nghiên cứu


Bảng 2: Dấu hiệu sinh tồn khi nhập viện

Xác định thời điểm tử vong và nguyên nhân
tử vong ở bệnh nhân chấn thương điều trị tại
bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hàng loạt ca thực hiện trên bệnh
nhân chấn thương, tử vong tại bệnh viện Chợ
Rẫy từ ngày 30/5/2015 - 31/12/2017.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

KẾT QUẢ
Có 212 bệnh nhân tử vong được đưa vào
nghiên cứu. Tuổi trung bình là 38,5 ± 15,3 (nhỏ
nhất 15 tuổi, lớn nhất là 83 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là
3,6/1, nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai
nạn giao thông (83,0%).
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân
Biến số
Tuổi trung bình
Giới tính

Nghề nghiệp

Thời điểm nhập
viện
Nguyên nhân

Tần số

Tỷ lệ
(n)
%
38,5 ± 15,3 (min:15,0, max: 83,0)
Nam
88,3
Nữ
21,7
Lao động tự do
41,3
Công nhân
29,6
Nông dân
21,2
Cán bộ, công chức
8,7
6.00 – 14.00
49
23,1
> 14.01 -21.00
76
35,8
> 21.01 – 6.00
87
41,1
Tai nạn giao thông
183
86,3
Biến


Tình trạng vết
thương
Tổng

Biến
Mạch (lần/phút)
Nhịp thở (lần/phút)
Huyết áp tâm thu (mmHg)
Điểm Glasgow
Điểm ISS

Kết quả
99 ± 29
0 (0 – 18)
60 ± 20
5,4±1,6
21 ± 8,0

Nhóm bệnh nhân tử vong do chấn thương
có các chỉ số sinh hiệu khi nhập viện xấu với
mức huyết áp tâm thu thấp, điểm GCS thấp và
chỉ số mức độ nặng chấn thương cao.
Bảng 3: Phương pháp điều trị
Biến số
Phẫu thuật
Thủ thuật
Nội khoa
Tổng

Tần số (n)

34
25
153
212

Tỷ lệ (%)
16,0
11,8
72,2
100

Phần lớn bệnh nhân tử vong có tổn thương
không thể phẫu thuật. Chỉ có 27,8% bệnh nhân
được thủ thuật hay phẫu thuật chấm dứt sự
chảy máu nhưng đã tử vong sau đó.
Bảng 4: Nguyên nhân tử vong
Biến số

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Nhiễm khuẩn bệnh viện
Sốc mất máu
Suy đa tạng
Chấn thương sọ não
Khác
Tổng

7

16
35
148
6
212

3,3
7,5
16,5
69,8
2,8
100

81


Nghiên cứu Y học
Nguyên nhân tử vong chủ yếu ở bệnh nhân
chấn thương là do chấn thương sọ não chiếm
69,8%. Nguyên nhân tiếp theo là suy đa tạng
(16,5%) và chỉ có 3,3% trường hợp tử vong do
nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.

Biểu đồ 1: Biểu đồ Kaplan Meier thời điểm tử vong
sau chấn thương
Biểu đồ đường cong Kaplan Mier cho thấy
50% bệnh nhân tử vong trong ngày đầu nhập
viện (kể cả tại khoa Cấp cứu và tại các khoa
lâm sàng). Hơn 95% tử vong xảy ra trong 10
ngày đầu. Sau thời điểm này, tỷ lệ tử vong rất thấp.


BÀN LUẬN

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
lý mãn tính kèm theo. Kết quả nghiên cứu này
cũng phù hợp với các nghiên cứu về bệnh nhân
chấn thương thực hiện tại Việt Nam trong
những năm gần đây(5,7). Kết quả bảng 1 cho thấy
nhóm bệnh nhân tử vong sau chấn thương vào
khoa Cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch với
huyết áp tâm thu thấp, điểm Glasgow thấp và
chỉ số mức độ nặng chấn thương cao. Bên cạnh
đó, các tổn thương, đặc biệt là chấn thương sọ
não không còn chỉ định phẫu thuật (153 trường
hợp, chiếm 72,2%). Ngoài ra, kết quả bảng 1 cũng
cho thấy bệnh nhân tử vong sau chấn thương
chủ yếu làm lao động tự do, thời điểm vào viện
chủ yếu là ban đêm từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm
sau. Do nguyên nhân chấn thương chủ yếu là tai
nạn giao thông xảy ra vào ban đêm và có thể liên
quan đến tình trạng sử dụng rượu bia khi tham
gia giao thông. Cũng do đặc điểm bệnh nhân
thường nhập viện vào ban đêm nên triển khai
công tác cấp cứu chấn thương cần đảm bảo
nguồn lực vào ban đêm để đảm bảo chất lượng
cấp cứu chấn thương.
Nguyên nhân tử vong

Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu


Nguyên nhân tử vong do chấn thương
thường tùy thuộc vào các thời điểm. Tại thời
điểm ngay sau khi tai nạn hoặc vài phút sau
đó, tử vong chủ yếu là do chấn thương giập
nát sọ, cột sống, đứt lìa phần cơ thể. Các
nguyên nhân này thường khó được cứu chữa
cho dù hệ thống cấp cứu trước viện được triển
khai tốt. Vì vậy, phòng ngừa tử vong trong
giai đoạn này chủ yếu là tuyên truyền, giáo
dục cộng đồng, phòng ngừa chấn thương xảy
ra và tăng cường các biện pháp bảo vệ như đội
nón bảo hiểm, thắt dây an toàn…Nguyên nhân
tử vong tiếp theo tại thời điểm vào khoa Cấp
cứu là do chấn thương sọ não và sốc mất máu
không hồi phục. Nguyên nhân này thường xảy
ra trong vài giờ hoặc ngày đầu sau chấn
thương. Sau giai đoạn nay, một tỷ lệ nhỏ (<5%)
tử vong do suy đa tạng và nhiễm khuẩn.

Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung
bình còn khá trẻ (38,5 ± 15,3 tuổi), chủ yếu là
nam giới. Ở lứa tuổi này thường ít mắc các bệnh

Do đặc điểm bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện
tuyến cuối, thường xuyên tiếp nhận những bệnh
nhân nặng nên thường xuyên trong tình trạng

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác
định nguyên nhân và thời điểm tử vong ở bệnh
nhân chấn thương điều trị tại bệnh viện Chợ

Rẫy. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu quan sát
hàng loạt ca tử vong trong bệnh viện do chấn
thương. Kết quả trên 212 bệnh nhân tử vong do
chấn thương cho thấy bệnh nhân tử vong do
chấn thương chủ yếu vẫn là người trẻ với tuổi
trung bình là 38,5 ± 15,3 tuổi, tỷ lệ nam cao hơn
3,6 lần so với nữ. Nguyên nhân tử vong chủ yếu
là do chấn thương sọ não mà tổn thương không
thể phẫu thuật. Thời điểm tử vong chủ yếu xảy
ra trong 24 giờ đầu sau nhập viện. Số lượng tử
vong còn lại chủ yếu tập trung trong 7 đến 10
ngày đầu. Sau thời điểm này, tỷ lệ tử vong là
không đáng kể.

82


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
quá tải nhất là khác khoa Hồi sức tích cực và
Ngoại khoa tiếp nhận bệnh nhân chấn thương.
Vì vậy, sau giai đoạn xử lý cấp cứu và chấm dứt
sự chảy máu, bệnh nhân được chuyển về các
tuyến y tế cơ sở, các cơ sở phục hồi chức năng vì
vậy việc tiếp tục theo dõi bệnh nhân ở giai đoạn
này là cần thiết.
Thời điểm tử vong
Trong những thập niên 60 của thế kỷ trước,
tử vong do chấn thương thường phân bố vào 3
giai đoạn: Giai đoạn tại hiện trường (chiếm
khoảng 50% trường hợp), giai đoạn tại khoa Cấp

cứu (chiếm khoảng 30% trường hợp) và giai
đoạn hồi sức (chiếm khoảng 20% trường hợp).
Tuy nhiên, ngày nay, mô hình phân bố thời
điểm tử vong có thay đổi. Một nghiên cứu tổng
hợp năm 2016 trên 15 nghiên cứu tử năm 1980
đến 2015 cho thấy xu hướng tử vong ở bệnh
nhân chấn thương dịch chuyển từ 3 thời điểm
(Trimodel distribution) sang 2 thời điểm
(Bimodel distribution) thậm chí là một thời điểm
(Unimodel distribution)(4). Phần lớn các nghiên
cứu lý giải cho sự chuyển dịch này là nhờ vào
các tiến bộ của hồi sức chấn thương và kỹ thuật
chấm dứt sự chảy máu. Bệnh nhân chấn thương
tử vong trong 24 giờ đầu do tổn thương nội sọ
không thể cứu chữa. Các tổn thương còn lại có
thể được điều trị bằng các thủ thuật, phẫu thuật
chấm dứt sự chảy máu và hồi sức tạng sau đó.
Tỷ lệ tử vong thấp sau thời điểm 10 ngày nhập
viện chứng tỏ việc hồi sức tạng được thực hiện
tốt ở giai đoạn đầu và kiểm soát nhiễm khuẩn
tốt đã phòng ngừa được tử vong trong giai đoạn
sau hồi sức. Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 1 cho
thấy 50% bệnh nhân tử vong trong ngày đầu
nhập viện và hơn 95% bệnh nhân tử vong trong
10 ngày đầu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nik H R
thực hiện năm 2013 trên 75 bệnh nhân tại
Malaysia với 50% bệnh nhân tử vong trong 45
giờ đầu và 90% bệnh nhân tử vong trong 270 giờ
đầu nhập viện(3).


Nghiên cứu Y học
Tuy nhiên, nghiên cứu Abbasi H trên 1117
bệnh nhân tại Iran từ năm 2010 đến năm 2015
cho thấy phân bố tử vong do chấn thương phụ
thuộc vào tuổi, cơ chế chấn thương và mức độ
tổn thương. Chất lượng chăm sóc và điều trị
chấn thương kém ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi
làm thay đổi mô hình thời điểm tử vong do chấn
thương(1). Vì vậy, nếu tập trung điều trị tích cực
nhóm bệnh nhân chấn thương lớn tuổi hoặc
chấn thương chủ yếu xảy ra ở người trẻ thì thời
điểm chấn thương vẫn chỉ xảy ra tại 2 giai đoạn
như các nghiên cứu khác đã công bố(1).

KẾT LUẬN
Tử vong trong bệnh viện do chấn thương
chủ yếu xảy ra trong ngày đầu nhập viện với
nguyên nhân chủ yếu là chấn thương sọ não. Mô
hình tử vong do chấn thương trong nhóm
nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu
ở các nước đang phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

5.

6.

7.

Abbasi H, Bolandparvaz S, Yadollahi M, Anvar M, Farahgol Z
(2017), "Time distribution of injury-related in-hospital
mortality in a trauma referral center in South of Iran (2010–
2015)". Medicine 96(21), pp. 1-6.
Montoya FK, Charry DJ, Toro SJ, Nuñez RL, Poveda G (2015),
"Shock index as a mortality predictor in patients with acute
polytrauma". Journal of Acute Disease 4(3), pp. 202 -204.
Nik H R, Hussain HM (2013), "The Pattern of Death Related to
Trauma Cases Presented to The Emergency Department of A
Tertiary University Hospital". Med J Malaysia, 68(2), pp. 148 -152.
Pfeifer R, Teuben M, Andruszkow H, Barkatali MB, Pape H
(2016), "Mortality patterns in patients with multiple trauma: A
systematic review of autopsy studies". PLOS ONE.
DOI:10.1371/journal.pone.0148844.
Phan Hữu Hên (2015), "Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ
cortisol máu, hoc mon tăng trưởng, hoc mon tuyến giáp, hoc
mon tuyến sinh dục ở bệnh nhân chấn thương sọ não ". Luận
án Tiến sĩ Y học chuyên ngành Nội - Nội tiết, Đại học Y dược TP Hồ
Chí Minh.
Tôn Thanh Trà (2017), "Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử
vong ở bệnh nhân sốc chấn thương ". Luận án tiến sĩ Y học, Đại
học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo (2014), "Đặc điểm dịch tễ
học và tổn thương của các bệnh nhân tử vong tại khoa Cấp
cứu Bệnh viện Chợ Rẫy do chấn thương". Y học TP Hồ Chí
Minh, Chuyên đề ngoại khoa, phụ bản số 17, tập 1, tr 324-328.

Ngày nhận bài báo:

06/08/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/08/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/10/2018

83



×