Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
ĐẶC ĐIỂM ÂM LỜI NÓI CỦA TRẺ BỊ RỐI LOẠN ÂM LỜI NÓI ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM
NGỌC THẠCH TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2018
Hoàng Văn Quyên*, Trà Thanh Tâm**, Nguyễn Thị Thu Hương**, Trần Thị Minh Diễm**,
Cao Phương Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng âm nời nói của trẻ bị rối loạn âm lời nói ở độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi
đang can thiệp tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Phòng khám đa khoa thuộc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu trên bộ số liệu thứ cấp đó là 65 hồ sơ bệnh án chuyên khoa Âm ngữ
trị liệu Một nghiên cứu, mô tả lại các đặc điểm âm lời nói của trẻ được thể hiện trong hồ sơ bệnh án chuyên
khoa.
Kết quả: Ghi nhận được có đến 5/9 quy trình âm vị xuất hiện. Đó là các quy trình tắc hóa, trượt hoá,
thay âm hầu, sau hóa và trước hóa. Những quy trình còn lại là mất phụ âm đầu 19/65, mũi hóa 9/65, giảm
âm hữu thanh 2/65.
Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh về những lỗi phát âm và các quy trình
âm vị được tìm thấy trong lời nói của trẻ Việt Nam nói tiếng Việt. Vấn đề rối loạn âm lời nói có thể ảnh
hưởng đến chất lượng giao tiếp, chất lượng học tập của trẻ đặc biệt là chất lượng của môn học đọc - viết tại
trường tiểu học.
Từ khóa: âm lời nói, rối loạn âm lời nói, quy trình âm vị, tính dễ hiểu
ABSTRACT
SPEECH SOUND CHARACTERISTICS OF CHILDREN WITH SPEECH SOUND DISORDERS AT
CHILDREN’S HOSPITAL 1 AND UNIVERSITY OF MEDICINE PHAM NGOC THACH FROM JANUARY 2018
TO JUNE 2018
Hoang Van Quyen, Tra Thanh Tam, Nguyen Thi Thu Huong, Tran Thi Minh Diem, Cao Phương Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4- 2019: 202 - 207
Objectives: Describing the clinical characteristics of speech sounds of children with speech sound
disorders from 4 to 7 years old receiving intervention at Children Hospital 1 and at the clinic of Pham Ngoc
Thach University of Medicine in Hochiminh City from January to June of 2018.
Methods: A retrospective research on secondary data which were 65 Speech therapy case files. A
research describes the speech sound characteristics of patients presented in the specialty case files.
Results: The outcomes recorded the occurrence of 5/9 phonological processes, which were stopping,
gliding, glottal replacement, backing and fronting. The other processes were initial consonant deletion
12/65, nasalisation 9/65 and devoicing 2/65.
Conclusions: A retrospective research has provided us a general picture of the pronunciation errors
and phonological processeses found in children speaking Vietnamese language. Speech sound disorder issue
can affect communication quality, learning quality of children, especially the quality of reading – writing
*Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS. Hoàng Văn Quyên
ĐT: 0913844757
Email:
subject at elemenetary school.
Keywords: speech sounds, speech sound disorders, phonological processes, intelligibility
lỗi cấu âm khi đã qua mốc chuẩn tuổi lĩnh hội lời nói.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc can thiệp lời nói cho trẻ bị rối loạn âm
Rối loạn âm lời nói ở trẻ em (Speech Sound
nời nói được nhiều chuyên gia y tế hoặc nhiều chuyên
Disorders: SSD) là tình trạng xảy ra khi trẻ vẫn duy trì
198
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Nghiên cứu Y học
gia giáo dục thực hiện tại nhiều cơ sở y tế và cơ sở
giáo dục. Tuy nhiên để nâng cao tính hiệu quả can
thiệp lời nói cho trẻ một cách khoa học và hiệu quả
kinh tế, với vai trò là Nhà trị liệu về lời nói, bắt buộc
chúng ta cần phải thực hiện lượng giá lời nói một cách
thật chính xác và khoa học. Điều này, đòi hỏi Nhà
chuyên môn như chúng ta cần có một công cụ lượng
giá về âm lời nói của trẻ em. Rất tiếc đến thời điểm
này cho chúng ta và cho chính bản thân trẻ bị rối loạn
âm lời nói là hiện tại Việt Nam chưa thể có được một
bộ công cụ lượng giá chuẩn về âm lời nói của trẻ em
Việt Nam nói tiếng Việt.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả về đặc điểm lâm sàng âm lời nói, tính dễ
hiểu lời nói đối với cộng sự giao tiếp và độ mức độ
nghiệm trọng lời nói của trẻ em từ 4 tuổi đến 7 tuổi từ
tháng 01/2018 đến 15/06/2018.
Phân tích dữ liệu hồi cứu trên bộ số liệu thứ cấp
Phân tích bộ số liệu thứ cấp bằng phần mềm
SPSS về các thông tin bao gồm tiền sử, bệnh sử bản
thân và gia đình trẻ, các bệnh lý kèm theo, các mốc
phát triển, các yếu tố nguy cơ, cấu trúc đầu mặt cổ và
kết quả kiểm tra thính lực trên 65 hồ sơ bệnh án của
65 trẻ được lưu trữ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Phân tích kết quả của bảng lượng giá phát âm từ
đơn bằng hình ảnh gồm 48 từ đơn (Hoàng Văn
Quyên, Đỗ Thị Bích Thuận 2013)(3) có kèm theo hình
ảnh với tiêu chí là dựa vào hệ thống âm vị tiếng Việt
hiện đại, mỗi âm đầu có hai từ để thử, những từ trong
bài kiểm tra này chúng tôi đã chọn những từ rất gần
gũi và thông dụng ở trẻ em miền Nam - Việt Nam
thường dùng.
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU
Chúng tôi ghi nhận được trẻ nam chiếm 64% (n =
42/65) nhiều hơn nữ (n = 23/65; 36%), một tỉ số lớn
hơn tỉ số điển hình ở trẻ rối loạn âm lời nói phù hợp
với tỉ lệ nam và nữ là 2:1 theo nghiên cứu của
Campbell TF(1).
Hơn 45 trẻ trong tổng số 65 trẻ chiếm 69%; có
đến 5/9 quy trình âm vị xuất hiện. Đó là các quy trình
tắc hóa, trượt hoá, thay âm hầu, sau hóa và trước hóa.
Những quy trình còn lại là mất phụ âm đầu 12/65 trẻ,
mũi hóa 9/65 trẻ, răng hóa 12/65 trẻ, giảm âm hữu
thanh 2/65 trẻ.
Tất cả 65 trường hợp đều sống ở Thành TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận, nói giọng miền Nam.
Trẻ được phụ huynh đưa đến khám và điều trị với lý
do phát âm không rõ, tính dễ hiểu của lới nói thấp so
với trẻ khác bình thường và cùng tuổi.
Trẻ đã được chẩn đoán là rối loạn âm lời nói đơn
thuần với phần trăm phụ âm trẻ phát âm đúng dưới
60%. Phần trăm phụ âm của trẻ phát âm đúng được
tính bằng phần trăm của tổng số phụ âm trẻ phát âm
đúng trên tổng số phụ âm được kiểm tra (Percent
Consonants Correct: PPC), Shriberg LD và cộng sự
(1997)(8).
Trẻ đều có thính lực bình thường, kết quả được
ghi nhận trên kết quả kiểm tra thính lực ở hai tai, được
báo cáo từ bài kiểm tra thính lực của Bác sĩ tai mũi
họng, Nhà Thính học của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và
Med-el Việt Nam; không có trường hợp nào có bất
thường về cấu trúc đầu mặt cổ - hầu họng hoặc không
có các bệnh lý khác kèm theo như: bại não, chẻ vòm,
rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ, dính thắng lưỡi,
chậm ngôn ngữ hay chậm phát triển toàn bộ
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trẻ nói tiếng Việt ở độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi
thông qua bộ số liệu thứ cấp đó là 65 hồ sơ bệnh án
chuyên khoa Âm ngữ trị liệu đã và đang can thiệp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ các bệnh lý khác đi kèm được thể hiện
trong hồ sơ bệnh án như tim bẩm sinh, đa dị tật, chậm
phát triển hoặc các rối loạn phát triển khác đi kèm.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu thông qua bộ số liệu thứ cấp
đó là 65 hồ sơ bệnh án chuyên khoa Âm ngữ trị liệu.
Phương pháp tiến hành
Mô tả lại các đặc điểm âm lời nói của trẻ được thể
hiện trong hồ sơ bệnh án chuyên khoa. Tiến hành
phân tích kết quả của 65 bảng lượng giá phát âm từ
đơn bằng hình ảnh gồm 48 từ đơn có kèm theo hình
ảnh với tiêu chí là dựa vào hệ thống âm vị tiếng Việt
hiện đại, mỗi âm đầu có hai từ để thử, những từ trong
bài trắc nghiệm này chúng tôi đã chọn những từ rất
gần gũi và thông dụng ở trẻ em miền Nam - Việt Nam
thường dùng. Chúng tôi cũng phân tích điểm phần
trăm của 65 bảng câu hỏi của 65 trẻ thông qua bộ số
liệu thứ cấp về “Tính dễ hiểu trong phạm vi ngữ
cảnh”, Intelligibility in Context Scale (ICS) được sử
dụng cho phụ huynh của từng trẻ tự đánh giá tính dễ
hiểu trong lời nói của trẻ, McLeod S(5,6).
KẾT QUẢ
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019
199
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Nghiên cứu Y học
Quy trình tắc hóa, trượt hoá và thay âm hầu
chiếm tỉ lệ như nhau 45/65 trẻ
Tắc hóa xảy ra với các phụ âm xát không vang là
/f, v/ chuyển thành âm tắc /b/ và /z, s,
/ thành /k/.
Trong đó mẫu /
/ thành /k/, ví dụ: sách cách có
45/65 trẻ; mẫu /f/ thành /b/, ví dụ: pháo báo có
45/65 trẻ.
Trượt xảy ra với các phụ âm /v,
/ chuyển
thành /w/ và /l, d/ thành /j/. Trong đó mẫu /v/ /w/,
ví dụ viết wiết có 45/65 trẻ.
Thay âm hầu xảy ra với các phụ âm / th,
, f/
chuyển thành /h/. Trong đó mẫu /
//h/, ví dụ: khỉ
hỉ có 45/65 trẻ, mẫu /th //h/ ví dụ thỏ hỏ có
45/65 trẻ.
Trước hóa xảy ra với 16/65 trẻ. Phụ âm mặt lưỡi
được thay cho âm gốc lưỡi /c/ thay cho /k/, vd: chá
cá; /
-/ thay cho /ŋ-/, vd: nhà ngà.
Có 7/65 trường hợp phụ âm gốc lưỡi /ŋ-/ được
thay cho âm họng /h/ khi theo sau /h/ là âm đệm /-/.
Sau hóa được phân chia thành hai nhóm căn cứ
trên sự dịch chuyển của vị trí cấu âm
Nhóm thứ nhất sau hóa đến ngạc là các âm đầu
lưỡi - lợi thành âm mặt lưỡi /
, t, d, th/ thành âm
/c/;
Nhóm thứ hai là sau hóa đến lưỡi gà như là các
âm đầu lưỡi thành âm gốc lưỡi /t, c,
/ thành âm /k/
và /
/ thành âm /
/.
Nhóm 1 sau hóa đến ngạc xảy ra ở 12/65 trẻ,
trong đó có 2 mẫu phổ biến nhất là /t/ chuyển thành
/c/ và /
/ chuyển thành /c/, ví dụ: tủ chủ, trăng
chăng.
Nhóm 2 sau hóa đến lưỡi gà xẩy ra ở 27/65 trẻ,
trong đó mẫu phổ biến nhất là /½/ /
/, ví dụ rùa
gùa và mẫu /t/ /k/, ví dụ tủ củ.
Mất phụ âm đầu đã xảy ra ở 19/65 trẻ. Có 5/65
trường hợp mất toàn bộ các phụ âm đầu, 4 trường hợp
mất các phụ âm /
, th, k, f, l/.
tiếng Việt. Đó là mối quan hệ giữa âm chính và âm
cuối chặt chẽ nhất so với tất cả các mối quan hệ giữa
các thành tố trong cấu tạo âm tiết. Nghiên cứu hồi cứu
trên bộ số liệu thứ cấp với 65 hồ sơ bệnh án chuyên
khoa Âm ngữ trị liệu cho thấy không có nhiều trẻ có
hiện tượng mất phụ âm cuối (Bảng 1).
Bảng 1. Các quy trình âm vị
Cỡ mẫu
Quy trình âm vị
Thay âm hầu
Trượt
Tắc hóa
Trước hóa
Sau hóa
Sau hóa đến ngạc
Sau hóa đến lưỡi gà
Mất phụ âm đầu
Mũi hóa
Răng hóa
Giảm tính hữu thanh
Mất phụ âm cuối
n = 65
45
45
45
12
3
12
27
19
12
9
2
3
Theo Campbell và cộng sự(1) nếu gia đình có
người gặp khó khăm về lời nói, ngôn ngữ thì nguy cơ
trẻ bị rối loạn âm lời nói càng cao. Trong bài viết này
chúng ta thấy được có 14% tiền sử gia đình có người
gặp vấn đề về ngôn ngữ, phù hợp với tác giả được nêu
trên. Bà mẹ có trình độ học vấn thấp cũng có sự liên
quan đến trẻ bị rối loạn âm lời nói. Với tỉ lệ 26% trong
bài viết cho thấy cũng phù hợp với tác giả Campbell
và cộng sự(1) (Bảng 2, 3).
Bảng 2. Kết quả về mức độ nghiêm trọng của rối loạn
Cỡ mẫu
Mức độ nghiêm trọng
Nghiêm trọng: PCC =< 50%
Nghiêm trọng đến trung bình: PCC từ 5O
đến 64%
Trung bình đến nhẹ: PCC từ 65 - 85%
n = 65
%
38
58
19
30
8
12
Bảng 3. Kết quả khảo sát các yếu tố nguy cơ
Tỉ lệ
Yếu tố nguy cơ
Giới nam/nữ
Tiền sử gia đình có người có vấn đề ngôn
ngữ
Trình độ giáo dục của bà mẹ dưới cấp 3
Tỉ lệ
Và 3/65 trường hợp mất phụ âm cuối ví dụ mình
3:1 (42 nam/23 nữ)
mì. Điều này cũng phù hợp với hệ thống phụ âm
14% (9/65)
cuối trong tiếng Việt chỉ gồm có 6 âm /m, n, ŋ, p, t, k/.
26% (17/65)
Ngoài ra, kết quả ghi nhận được như vừa nêu có lẽ
cũng cũng phù hợp với đặc điểm cấu tạo âm tiếng
Bảng 4. Kết quả khảo sát Tính dễ hiểu trong phạm vi ngữ cảnh (n = 65) (Intelligibility in Context Scale, theo
McLeod S 2011)(6)
Mức độ
Nội dung
200
Trung Độ lệch chuẩn Always (Luôn
bình (M)
(SD)
luôn) (5)
M
SD
n%
Usually (Thỉnh
thoảng) (4)
Sometimes
(Đôi khi) (3)
Rarely (Hiếm
khi) (2)
Never (Không
bao giờ) (1)
n%
n%
n%
n%
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Bạn có hiểu con bạn
hay không?
Các thành viên sống
trong gia đình có hiểu
con bạn hay không?
Họ hàng gia đình bạn
có hiểu con bạn hay
không)?
Bạn của con bạn có
hiểu bé hay không?
Những người quen
khác có hiểu con bạn
hay không?
Giáo viên của con bạn
có hiểu con bạn hay
không?
Những người lạ có
hiểu con bạn hay
không?
Nghiên cứu Y học
3,65
0,94
8
12,0
32
49,0
13
18,0
5
0,4
2
0,3
3,22
1,02
5
0,7
24
36,0
19
29,0
14
21,0
3
0,4
3,12
1,01
4
0,4
19
29,0
29
44,0
7
10,0
6
0,9
3,62
1,25
15
23
30
51,0
7
10,0
6
0,9
7
10,0
2,95
0,98
0
0,0
27
41,0
16
24,0
14
21,0
8
12,0
4,14
0,98
25
38,0
24
36,0
16
24,0
0
0,0
0
0,0
2,75
0,97
0 (0,0)
17
41,0
23
35,0
17
26,0
8
12,0
BÀN LUẬN
Các quy trình âm vị tìm thấy trong nghiên cứu hồi
cứu có điểm giống và có điểm khác với nghiên cứu
của một số tác gỉa nếu chỉ xét về vấn đề phụ âm.
Giống nhau là trẻ rối loạn âm lời nói trong nghiên cứu
này cũng có các quy trình âm vị như quy trình trượt,
thay âm hầu, tắc hóa, sau hóa, trước hóa, răng hóa,
mất âm đầu. Khác nhau là không có các quy trình như
mất phụ âm cuối, đồng hóa âm vòm mềm. Mặc khác,
các trẻ này còn có thêm các quy trình khác như mũi
hóa, giảm tính hữu thanh, nhóm sau hóa tới vòm cứng
và một số mẫu lỗi của từng quy trình không nhau, ví
dụ như trong nghiên cứu của Giang Tang(9) có ghi
nhận quy trình trượt có hai mẫu: /l//j/,/ ŋ//j/;
Giang Tang 2006, trong nghiên cứu này xuất hiện
nhiều mẫu hơn như /l//j/, /d//j/, /
/ /w/.
Đối với phụ âm cuối tiếng Việt, nhóm nghiên cứu
không thấy nhiều quy trình mất phụ âm cuối. Điều
này cũng rất phù hợp với lý luận của các chuyên gia
về ngôn ngữ học. Bởi vì sự giới hạn số lượng phụ âm
cuối trong tiếng Việt chỉ có sáu phụ âm /p, t, k, m, n,
ŋ/ và liên kết giữa nguyên âm chính và phụ âm cuối
tạo nên vần là một liên kết chặt chẽ nhất trong cấu
trúc tầng bậc tiếng Việt; Cao Xuân Hạo(2).
Xét về mức độ nghiêm trọng của rối loạn âm lời
nói, căn cứ vào phần trăm phụ âm mà trẻ phát âm
đúng (PCC) đa số các trẻ đều rối loạn nghiêm trọng,
theo phân loại của Shriberg LD(7).
Kết quả phân tích dữ liệu về tính dễ hiểu trong
phạm vi ngữ cảnh, điểm trung bình lời nói của trẻ đối
với cha mẹ 3,65; với các thành viên trong gia đình là
3,22; với họ hành của trẻ là 3,12; với bạn bè của cha
mẹ là 2,95; với giáo viên của trẻ là 4,14 và cuối cùng
đối với bạn của trẻ chỉ đạt 2,75. Khá điển hình so với
nghiên cứu của McLeod S(4) nghiên cứu trên 120 trẻ ở
độ tuổi tiền học đường tại Úc. Xét các yếu tố rủi ro về
trì hoãn lời nói không rõ nguồn gốc, nghiên cứu này
cho thấy giới tính nam chiếm tỉ lệ 3:1 với 44/65 trẻ;
bệnh sử gia đình có người có vấn đề về ngôn ngữ, lời
nói là 9/65 trẻ chiếm tỉ lệ 14%; về trình độ giáo dục
của các bà mẹ tốt nghiệp dưới cấp 3 có 17/65 trẻ
chiếm tỉ lệ 26%. So với kết quả từ nghiên cứu của
Campbell TF(1) thì yếu tố giới tính, yếu tố bệnh sử gia
đình và yếu tố trình độ giáo dục của bà mẹ hoàn toàn
tương đồng.
Hạn chế
Chỉ nghiên cứu được trẻ em nói giọng miền Nam,
nên các quy trình âm vị tìm thấy có thể chưa đại diện
cho quy trình âm vị của tất cả các trẻ có rối loạn âm
lời nói nói tiếng Việt. Nghiên cứu chỉ nhằm mô tả các
đặc điểm của các phụ âm đầu và phụ âm cuối trong hệ
thống âm vị tiếng Việt bỏ qua phần khảo sát nguyên
âm và thanh điệu.
Bộ lượng giá phát âm từ đơn bằng hình ảnh của
Bệnh viện Nhi Đồng 1 chưa được chuẩn hoá mặc dù
được cải biên trên nền tảng của Bộ trắc nghiệm đánh
giá khả năng phát âm - âm tiết của trẻ nói tiếng Việt.
Mặt khác, trẻ trong lô nghiên cứu hồi cứu đã có
đến 05 chuyên viên Âm ngữ trị liệu lượng giá. Do đó
nghiên cứu trên vẫn chưa có thể cho chúng ta có được
một cái nhìn toàn diện vấn đề xảy ra trong mỗi mẫu
lời nói sai của trẻ. Khi lượng giá các chuyên viên Âm
ngữ trị liệu chỉ sử dụng từ đơn để lấy mẫu ngôn ngữ
chưa phối hợp với lấy mẫu lời nói trong đoạn hội
thoại.
Cuối cùng, cho đến thời điểm hiện nay (6/2018),
vẫn chưa có mẫu lời nói chuẩn của trẻ em tại Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019
201
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
KẾT LUẬN
Rối loạn âm lời nói có thể ảnh hưởng đến chất
lượng giao tiếp, chất lượng học tập của trẻ đặc biệt là
chất lượng của môn học đọc - viết tại trường tiểu học
và trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp bằng lời nói.
Với kết quả nghiên cứu hồi cứu này và trong
tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu tiến cứu với mẫu
nghiên cứu lớn hơn, toàn diện hơn sẽ khảo sát được
nhiều mẫu quy trình âm vị lỗi ở trẻ em bị rối loạn âm
lời nói sẽ cung cấp nguồn tư liệu giảng dạy, nghiên
cứu và can thiệp. Chắc chắn sẽ góp phần nâng cao
tính chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong công việc
can thiệp của các chuyên gia y tế - giáo dục khi làm
việc với trẻ em bị rối loạn âm lời nói tại Việt Nam.
Đặc biệt giúp phụ huynh rút ngắn thời gian can thiệp
và giảm được chi phí can thiệp cho trẻ. Cao hơn nữa
điều mà chúng tôi muốn hướng tới đó là nâng cao
chất lượng cuộc sống cho trẻ em bị rối loạn âm lời nói
sau khi được can thiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
KHUYẾNNGHỊ
Trong tương lai gần nhất, Thành phố Hồ Chí
Minh cần sớm có bộ công cụ lượng giá âm lời nói
toàn diện cho trẻ em Việt Nam nói tiếng Việt ở miền
Nam.
Có nhiều nghiên cứu về lời nói của trẻ em từ
các nhà khoa học, nhà thực hành y tế và giáo dục.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia y tế,
chuyên gia giáo dục làm việc trên lĩnh vực lời nói
202
của trẻ và phụ huynh có trẻ bị rối loạn âm lời nói
trong quá trình thăm khám lượng giá, theo dõi và
can thiệp, nhằm cải thiện tốt về chất lượng cuộc
sống cho trẻ em bị rối loạn âm lời nói.
9.
Campbell TF, Dollaghan CA, Rockette HE, Paradise JL, Feldman HM,
Shriberg LD (2003). Risk factors for speech delay of unknown origin
in 3-year-old children. Child Development, 74:346-357.
Cao Xuân Hạo (1998). Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp ngữ nghĩa. NXB Giáo dục Việt Nam.
Hoàng Văn Quyên, Đỗ Thị Bích Thuận (2013). Bộ test đánh giá đánh
giá phát âm từ đơn bằng hình ảnh. Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. Hồ Chí
Minh.
McLeod S (2011). Bài giảng của môn học Children with Speech Sound
Disorders tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí
Minh.
McLeod S, Linda J, McCormack J (2012). The Intelligibity in Context
Scale: Validity and Relibility of a Subective Rating Measure. Journal
of Speech, Language, and Hearing Research, 55:648-656.
McLeod S, Nguyễn Thị Ly Kha & Hà Thị Kim Yến (2011). Phân tích
ca lâm sàng bé trai 4 tuổi, bị rối loạn âm lời nói, đang điều trị âm ngữ
trị liệu tại BV Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam.
Shriberg LD (1992). Articulation testing versus conversational speech
sampling. Journal of Speech and Hearing Research, 35:259-273.
Shriberg LD, Austin D, Lewis, BA, McSweeny JL, Wilson DL (1997).
The Percentage of Consonants Correct (PCC) metric: Extensions and
reliability data. Journal of Speech, Language, and Hearing Research,
40(4):708-722.
Tang G, Barlow J (2006). Characteristics of the sound systems of
monolingual Vietnamese – Speeking Children with phonological
impairment. Research. Clinical Linguistics & Phonectics, 20(6):423445.
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:
13/06/2019
21/06/2019
10/08/2019
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019