Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hoá sau 2 tháng điều trị hoá chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.25 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
SAU 2 THÁNG ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Lê Thị Hương
Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh ung thư thường giảm xuống từ khi được phát hiện và chẩn
đoán ung thư, đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. CLCS và tình trạng dinh dưỡng
(TTDD) của người bệnh ung thư có mối tương quan hai chiều. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mối
liên quan giữa TTDD và CLCS của người bệnh ung thư sau 2 tháng điều trị hóa chất. Với phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 88 người bệnh ung thư đường tiêu hóa sau 2 tháng điều trị hóa chất
đã cho kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23,9%. Theo
phân loại PG–SGA: có 40,9% người bệnh ung thư có SDD hoặc nguy cơ SDD. Tỷ lệ giảm cân trong 2 tuần qua
là 14,8%. Bộ công cụ EORTC QLQ–C30 được sử dụng để đo lường CLCS. Kết quả CLCS của người bệnh ung
thư sau 2 tháng điều trị hoá chất là thấp. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng
có vai trò rất quan trọng, góp phần tăng hiệu quả điều trị, thời gian sống và CLCS cho người bệnh ung thư.
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, ung thư, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hóa trị là một phương pháp quan trọng
trong điều trị bệnh ung thư. Hóa trị không chỉ
phá hủy các tế bào ung thư đang phát triển mà
còn phá hủy hoặc làm chậm sự phát triển và
phân chia của các tế bào khỏe mạnh. Các loại
thuốc dùng trong hóa trị có thể gây ra các triệu
chứng tiêu hóa nghiêm trọng như: buồn nôn,
nôn, chán ăn, loét miệng, rối loạn tiêu hóa [1].
Người bệnh sẽ hạn chế đưa thức ăn vào để
tránh những triệu chứng tiêu hóa trên dẫn đến


tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và giảm cân.
Tình trạng SDD của người bệnh sau một đợt
điều trị hóa chất theo báo cáo tăng lên 46,4%
Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Tuyết Chinh, Khoa Dinh
dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 05/03/2019
Ngày được chấp nhận: 07/05/2019

TCNCYH 120 (4) - 2019

[2]. Ngoài ra hóa trị còn ảnh hưởng tiêu cực
đến CLCS của người bệnh như: rối loạn cảm
xúc, mệt mỏi, đau khổ [3], suy giảm khả năng
tình dục [4]. Một nghiên cứu ở người bệnh ung
thư đường tiêu hóa đã chỉ ra rằng có khoảng
24,3% người bệnh ung thư tiêu hóa có CLCS
thấp [5] Có khoảng 10 - 40% người bệnh cảm
thấy lo ngại về sức khỏe, sự tái phát, gánh
nặng tài chính [6]. Có nhiều báo cáo đã chỉ
ra rằng việc nâng cao CLCS của người bệnh
tỷ lệ thuận với sự sống sót của người bệnh
ung thư đường tiêu hóa [7; 8]. Mong muốn cải
thiện CLCS được coi như một phần quan trọng
trong chiến lược điều trị ung thư [9]. Trong khi
đó, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can
thiệp dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng góp
phần tăng hiệu quả điều trị, thời gian sống và
CLCS cho người bệnh ung thư [10]. Tại Việt
Nam những nghiên cứu cụ thể về tình trạng

1


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
dinh dưỡng và CLCS của người bệnh ung thư
đường tiêu hóa sau hóa trị còn hạn chế. Vì vậy,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả
tỷ lệ SDD và mối tương quan giữa tình trạng
dinh dưỡng, CLCS của người bệnh ung thư
đường tiêu hóa sau 2 tháng hóa trị.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Người bệnh được chẩn đoán xác định ung
thư thư dạ dày và đại tràng bằng mô bệnh
học và được điều trị tại khoa Ung bướu và
Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội trong thời gian từ tháng 02 năm 2016 đến
tháng 02 năm 2018.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang
Cỡ mẫu: tính theo công thức cỡ mẫu cho
việc ước tính theo một tỷ lệ trong quần thể:

n = z1 - a 2
2

p (1 - p)
2

(fp)

n: cỡ mẫu nghiên cứu.
p: tỷ lệ người bệnh ung thư có nguy cơ
hoặc bị SDD theo PG –SGA lấy từ nghiên cứu
trước là p = 0,59 [11]
ε: là sai số tương đối của nghiên cứu, lấy
ε = 0,18
α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05. Khi
đó, 1 - a 2 = 1,96
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu của
nghiên cứu là n = 82. Cỡ mẫu cuối cùng thu
thập được là 88.
Chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận
tiện, tất cả người bệnh từ 18 tuổi trở lên được
chẩn đoán là ung thư dạ dày hoặc đại tràng
và đã được hóa trị sau 2 tháng, nằm điều trị
nội trú tại bệnh viện trong thời gian tiến hành
nghiên cứu và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn
đều được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ

z

2

cỡ mẫu.
Kỹ thuật thu thập thông tin: Nghiên cứu
thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi CLCS, đánh
giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ tiêu nhân
trắc gồm cân nặng, chiều cao, BMI, và bộ công

cụ PG-SGA.
Tiêu chuẩn đánh giá:
Người bệnh được đánh giá TTDD và CLCS
vào ngày thứ nhất trước khi truyền hóa chất
với các tiêu chuẩn:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass
Index): BMI được nhận định theo phân loại
WHO khu vực Tây Thái Bình Dương khuyến
nghị cho người trưởng thành Châu Á như sau:
BMI ≥ 25: thừa cân/béo phì; 18,5 – 24,99: bình
thường; < 18,5: thiếu năng lượng trường diễn.
- Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan
PG-SGA (Patient – Generated Subjective
Global Assessment): đánh giá nguy cơ SDD
của bệnh nhân theo 3 mức độ: PG-SGA A
(dinh dưỡng tốt): cân nặng ổn định hoặc tăng
cân cách đây không lâu; PG-SGA B (SDD nhẹ/
vừa hay có nguy cơ SDD): giảm 5% cân nặng
trong 1 tháng hoặc 10% trong 6 tháng; giảm
tiêu thụ khẩu phần ăn; PG-SGA C (SDD nặng):
giảm >5% cân nặng trong 1 tháng hoặc >10%
trong 6 tháng; thiếu nghiêm trọng về lượng
khẩu phần ăn; có dấu hiệu rõ ràng của SDD
(mất lớp mỡ dưới da, teo cơ…).
- CLCS của bệnh nhân: Sử dụng thang đo
EORTC QLQ-C30 (European Organization for
Research and Treatment of Cancer Quality of
Life Questionnaire-Core 30) để đánh giá, bao
gồm:
+ Các thang chức năng (hoạt động thể chất,

cảm xúc, xã hội và nhận thức);
+ Các thang triệu chứng (mệt mỏi, đau,
buồn nôn và nôn);
+ Thang tình trạng sức khỏe chung và chất
lượng sống;
+ Đánh giá các triệu chứng khác (khó thở,
TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

III. KẾT QUẢ

rối loạn giấc ngủ, táo bón, tiêu chảy);
+ Và tác động tài chính..
3. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm
sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm
Epi–data 3.1. Các phân tích sẽ được thực
hiện bằng phần mềm STATA 12.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đây là một phần số liệu trong đề tài nghiên
cứu Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh
nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội và đã được chấp nhận bởi
hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học của Trường Đại học Y Hà Nội số 187/
HĐĐĐĐHYHN ngày 20/02/2016.

Nghiên cứu tiến hành trên 88 người bệnh

ung thư đường tiêu hóa, tỷ lệ nam giới mắc
cao hơn nữ giới (61,4% và 38,6%); độ tuổi
dưới 65 tuổi chiếm 77,3%. Ngoài ra, tỷ lệ
phân bố về nghề nghiệp, trình độ văn hóa,
nơi ở là khá tương đồng, phù hợp với phân
bố chung của người bệnh ung thư tại Việt
Nam.
1. Tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ
số BMI của WHO, kết quả cho thấy tỷ lệ SDD
chung là 23,9%. Trong đó, tỷ lệ SDD trên
người bệnh ung thư dạ dày và ung thư đại
tràng lần lượt là (28,3% và 18,6%)

Bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo BMI
Dạ dày

Phân loại BMI

Đại tràng

Chung

n

%

n

%


N

%

<18,5

13

28,3

8

18,6

21

23,9

18,5 – 24,99

33

71,7

34

79,1

66


75,0

≥ 25

0

0

1

2,3

1

1,1

Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 59,1% đối tượng nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng tốt
(PG–SGA A) trong đó 44,5% đối tượng được chẩn đoán ung thư dạ dày và 74,4% đối tượng được
chẩn đoán ung thư đại tràng. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy 40,9% người bệnh có nguy cơ SDD
TCNCYH 120 (4) - 2019

3


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ở mức vừa và nặng (PG–SGA B và C). Tỷ lệ đối tượng ung thư dạ dày và đại tràng có nguy cơ C
lần lượt là 24,4% và 11,6%.
Bảng 2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư sau 2 tháng điều trị hóa chất

Số câu
hỏi

Điểm
trung
bình

Độ lệch
chuẩn

Sức khỏe toàn diện

2

68,6

15,0

33,3

100,0

Chức năng thể chất

5

87,8

9,7


46,7

100,0

Chức năng hoạt động

2

76,3

20,0

16,7

100,0

Chức năng nhận thức

2

94,1

12,1

50,0

100,0

4


92,1

14,6

41,7

100,0

Chức năng xã hội

2

77,7

19,2

33,3

100,0

Mệt mỏi

3

16,8

19,1

0,0


77,8

Buồn nôn và nôn

2

9,7

14,9

0,0

66,7

Đau

2

7,8

15,3

0,0

83,3

Khó thở

1


4,5

13,5

0,0

66,7

Rối loạn giấc ngủ

1

18,2

24,2

0,0

66,7

Mất cảm giác ngon

1

16,3

23,2

0,0


100,0

Táo bón

1

4,9

13,9

0,0

66,7

Tiêu chảy

1

8,0

18,9

0,0

66,7

Tác động tài chính

1


31,8

28,5

0,0

100,0

Lĩnh vực

Tình trạng
sức khỏe

Chức năng Chức năng cảm xúc

Triệu
chứng

Tác động
tài chính

Kết quả bảng 2 cho thấy điểm trung bình
về sức khoẻ toàn diện là 68,6 điểm. Lĩnh vực
chức năng có điểm trung bình dao động từ
76,3 – 94,1 điểm. Trong đó, điểm chức năng
nhận thức và cảm xúc là cao nhất (94,1 điểm
và 92,1 điểm). Lĩnh vực triệu chứng có điểm rối
loạn giấc ngủ, mệt mỏi và mất cảm giác ngon
miệng lần lượt là 18,2 điểm; 16,8 điểm; 16,3
điểm. Tác động tài chính cũng có ảnh hưởng

lớn đến người bệnh với mức điểm trung bình

4

Điểm
Điểm
nhỏ nhất lớn nhất

là 31,8 điểm.
3. Mối liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng và chất lượng cuộc sống của
người bệnh sau 2 tháng điều trị hóa chất
Người bệnh SDD theo BMI có điểm đau
cao hơn những người bệnh không SDD, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,005).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa 2 nhóm về điểm triệu chứng mệt mỏi, mất
cảm giác ngon, táo bón, tiêu chảy (Bảng 3).

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và chất lượng cuộc sống của
người bệnh ung thư
Lĩnh vực

BMI
SDD


Không SDD

P

Tình trạng sức khỏe Sức khỏe toàn diện

67,5 ± 20,2

68,9 ± 13,1

0,7**

Chức năng thể chất

87,3 ± 10,3

89,2 ± 8,03

0,5*

Chức năng hoạt động

73,8 ± 19,4

77,1 ± 20,3

0,5**

Chức năng nhận thức


92,1 ± 14,6

94,8 ± 11,3

0,4*

Chức năng cảm xúc

92,5 ± 13,2

92,0 ± 15,2

0,7*

Chức năng xã hội

75,4 ± 20,8

78,4 ± 18,8

0,5**

Mệt mỏi

21,2 ± 19,5

15,4 ± 19,0

0,2*


Buồn nôn và nôn

11,1 ± 15,2

9,2 ± 14,9

0,6*

Đau

13,5 ± 15,5

5,9 ± 14,9

< 0,01*

1,6 ± 7,3

5,5 ± 14,9

0,3*

Rối loạn giấc ngủ

19,0 ± 19,9

17,9 ± 25,5

0,5*


Mất cảm giác ngon

20,6 ± 26,8

14,9 ± 21,9

0,4*

Táo bón

7,9 ± 18,0

4,0 ± 12,3

0,3*

Tiêu chảy

12,7 ± 22,3

6,5 ± 17,6

0,1*

Tác động tài chính

34,9 ± 22,3

30,9 ± 30,3


0,6**

Chức năng

Khó thở
Triệu chứng

Tác động tài chính
*Mann Whitney **ttest

Bảng 4. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo PG–SGA và chất lượng cuộc sống
của người bệnh ung thư
Lĩnh vực
Tình trạng sức khỏe

Chức năng

PG–SGA
SDD

Không SDD

p

Sức khỏe toàn diện

60,4 ± 15,4

74,2 ± 11,9


< 0,01**

Chức năng thể chất

85 ± 11,1

91,3 ± 5,03

< 0,01*

Chức năng hoạt động

72,7 ± 22,9

78,9 ± 17,5

0,2**

Chức năng nhận thức

91,2 ± 14,1

96,2 ± 10,2

0,05*

Chức năng cảm xúc

88,0 ± 18,5


95,0 ± 10,5

0,06*

Chức năng xã hội

72,7 ± 20,8

81,1 ± 17,5

0,04**

TCNCYH 120 (4) - 2019

5


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Lĩnh vực

Triệu chứng

Tác động tài chính

PG–SGA
SDD

Không SDD

p


Mệt mỏi

26,9±21,0

9,8±14,2

<0,01*

Buồn nôn và nôn

15,7±17,8

5,5±10,8

<0,01*

Đau

13,8±20,4

3,6±8,4

<0,01*

Khó thở

7,4±18,0

2,6±9,0


0,2*

Rối loạn giấc ngủ

26,9±27,4

12,2±19,8

<0,01*

Mất cảm giác ngon

30,6±26,9

6,4±13,3

<0,01*

Táo bón

7,4±18,0

3,2±9,9

0,3*

Tiêu chảy

14,8±23,2


3,2±13,6

<0,01*

Tác động tài chính

37,0±28,5

28,2±28,3

0,2**

*Mann Whitney **ttest
Người bệnh SDD theo PG–SGA có điểm
sức khỏe toàn diện, chức năng thể chất, nhận
thức và xã hội thấp hơn người bệnh không
SDD. Điểm triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn,
nôn, đau, rối loạn giấc ngủ, mất cảm giác ngon
và tiêu chảy của người bệnh SDD cao hơn
người không SDD theo PG–SGA. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

IV. BÀN LUẬN
Tỷ lệ SDD theo BMI là 23,9% thấp hơn rất
nhiều so với nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai
năm 2013 trên người bệnh ung thư đường tiêu
hoá với tỷ lệ SDD lên đến 60,4% [12]. Kết quả
này cũng cao hơn so với một nghiên cứu của
Pháp vào năm 2008 với 8,6% [13]. Sự khác

biệt này có thể được giải thích do sự khác biệt
về dân số, giai đoạn bệnh và đặc biệt là kiến
thức thực hành về dinh dưỡng giữa các quốc
gia và giữa các cơ sở y tế. Chỉ số BMI thường
được sử dụng để quản lý và đưa ra các quyết
định về chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, việc cải
thiện chế độ dinh dưỡng và nâng cao chỉ số
BMI cho người bệnh ung thư là cần thiết. Với
tình trạng dinh dưỡng theo PG–SGA, kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh có nguy
6

cơ SDD chiếm tỷ lệ khá cao (40,9%); trong đó,
18% người bệnh có nguy cơ SDD nặng PG–
SGA C và 23% người bệnh có nguy cơ SDD
mức độ nhẹ và vừa PG–SGA B. Tỷ lệ này khá
tương đồng với nghiên cứu của Nguyen Thuy
Linh và cộng sự với tỷ lệ SDD nặng là (PG–
SGA C) 20,0% [14].
Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và CLCS đã
được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. 24
trong tổng số 26 ấn phẩm được công bố cho
thấy tình trạng dinh dưỡng tốt hơn gắn liền
với việc cải thiện CLCS và nhiều nghiên cứu
về ung thư đường tiêu hóa đều kết luận rằng
nâng cao tình trạng dinh dưỡng tỷ lệ thuận với
nâng cao CLCS của người bệnh [14; 15].
Nghiên cứu này cũng cho thấy kết quả
tương đồng: người bệnh có tình trạng dinh
dưỡng tốt theo BMI có điểm đau thấp hơn

người bệnh SDD. Bảng 3 đã chỉ ra mối tương
quan giữa tình trạng dinh dưỡng được đánh
giá theo PG–SGA với các triệu chứng: Điểm
triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau, rối
loạn giấc ngủ, mất cảm giác ngon và tiêu chảy
của người bệnh SDD cao hơn người bệnh
không SDD. Một nghiên cứu khác cũng cho
thấy sự tương đồng về mối tương quan giữa
TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
PG–SGA và CLCS [14; 16]
Cả 2 điểm PG–SGA và BMI đều có tác động
đáng kể đến những khó khăn tài chính. Kết
quả này khá tương đồng với một nghiên cứu
ở Hàn Quốc, trên người bệnh ung thư đường
ruột, gánh nặng về kinh tế có ảnh hưởng tiêu
cực đến CLCS của người bệnh ung thư [17].

V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ SDD của người bệnh ung thư đang
ở mức khá cao, cùng với đó là tình trạng mệt
mỏi, đau, buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon
miệng chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến CLCS
của người bệnh. Gánh nặng kinh tế cũng là
một yếu tố quan trọng quyết định CLCS của
người bệnh. SDD có mối liên quan chặt chẽ
với CLCS của người bệnh. Người bệnh SDD
điểm CLCS ở một số lĩnh vực thấp hơn có ý

nghĩa thống kê so với nhóm người bệnh không
có SDD.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện trong suốt
quá trình tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các người
bệnh tham gia nghiên cứu vì đã không ngại
mệt mỏi giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên
cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Capra S., Ferguson M.,Ried K (2001).
Cancer: Impact of nutrition intervention
outcome - Nutrition issues for patients.
Nutrition. 17, 769 – 772.
2. Bicakli D.H., Ozveren A., Uslu R., et
al (2018). The effect of chemotherapy on
nutritional status and weakness in geriatric
gastrointestinal system cancer patients.
Nutrition. 47, 39 – 42.
3. Kim A.R., Cho J., Hsu Y.J., et al (2012).
Changes of quality of life in gastric cancer
TCNCYH 120 (4) - 2019

patients after curative resection: a longitudinal
cohort study in Korea. Ann Surg. 256(6), 1008
– 1013.
4. Alacacıoğlu A., Ulger E., Varol U., et al

(2014). Sexual satisfaction, anxiety, depression
and quality of life in testicular cancer survivors.
5. Zalina A.Z., Lee V.C., Kandiah M
(2012). Relationship between nutritional status,
physical activity and quality of life among
gastrointestinal cancer survivors. Malays J
Nutr. 18(2), 255 – 264.
6. Sekse R.J.T., Hufthammer K.O., Vika
M.E (2015). Fatigue and quality of life in women
treated for various types of gynaecological
cancers: a cross-sectional study. J Clin Nurs.
24(3–4), 546 – 555.
7. Menon K.C (2014). Optimizing nutrition
support in cancer care, Asian Pac J Cancer
Prev. 15(6), 2933 – 2934.
8. Jones W.C., Parry C., Devine S. et al
(2015). Prevalence and Predictors of Distress
in Post-Treatment Adult Leukemia and
Lymphoma Survivors. J Psychosoc Oncol.
33(2), 124 – 141.
9.
Bhandari
S.,
Sriyuktasuth
Pongthavornkamol
K.
(2017).
TreatmentA.
Related Quality of Life in Nepalese Women
with Breast Cancer. Asian Pac J Cancer Prev.

18(12), 3365 – 3371.
10. Park S., Chung H.Y., Lee S.S. et
al (2014). Serial comparisons of quality of
life after distal subtotal or total gastrectomy:
what are the rational approaches for quality
of life management? J Gastric Cancer. 14(1),
32 – 38.
11. Ravasco P., Monteiro-Grillo I., Vidal
P.M. et al (2005). Dietary counseling improves
patient outcomes: a prospective, randomized,
controlled trial in colorectal cancer patients
undergoing radiotherapy. J Clin Oncol. 23(7),
1431 – 1438.
7


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
12. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của
người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu và
y học hạt nhân bệnh viện quân y 103 www,benhvien103,vn/vietnamese/bao-caohoi-nghi-khoa-hoc-chao-mung-65-nam-truyenthong-bvqy103/hoi-nghi-khoa-hoc-dieu-duong/
cac-bao-cao/2015-12/1387/>,
accessed:
01/03/2019.
13. Nourissat A., Vasson M.P., Merrouche
Y. et al (2008). Relationship between nutritional
status and quality of life in patients with cancer.
Eur J Cancer. 44(9), 1238 – 1242.
14. Linh Nguyen Thuy, Phuong Duong
Thi & et al. Relationship between nutritional

status and quality of life in gastrointestinal
cancer patients on chemotherapy. Asian

Journal of Dietetics. (1), 18 - 22, 2019.
15. Lis C.G., Gupta D., Lammersfeld
C.A. et al (2012). Role of nutritional status in
predicting quality of life outcomes in cancer
– a systematic review of the epidemiological
literature. Nutr J. 11, 27.
16. Lim H.J. và Choue R. (2010).
Nutritional status assessed by the PatientGenerated Subjective Global Assessment
(PG-SGA) is associated with qualities of
diet and life in Korean cerebral infarction
patients. Nutrition. 26(7–8), 766 – 771.
17. Ahn S., Jung H., Kim S. et al
(2017). Quality of life among Korean
gastrointestinal cancer survivors. Eur J
Oncol Nurs. 30, 15 – 21.

Summary
NUTRITIONAL STATUS AND QUALITY OF LIFE OF
GASTROINTESTINAL CANCER PATIENTS
AFTER 2 MONTHS OF CHEMOTHERAPY
AT THE HANOI MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL
The quality of life (QoL) of cancer patients usually decreases from the time of cancer
diagnosis and diagnosis, which is an important factor affecting the outcome of treatment.
This study aims to determine the relationship between nutritional status and QoL of cancer
patients after 2 months of chemotherapy. This cross-sectional descriptive study conducted
on 88 cancer patients found the rate of malnutrition measured by body mass index (BMI) to be
23.9%. According to PG-SGA classification, 40.9% of cancer patients had malnutrition or risk

of malnutrition. The weight loss rate in the previous 2 weeks was 14.8%. The EORTC QLQ –
C30 toolkit used to measure QoL shows that the QoL results of cancer patients were low.
Therefore, the assessment of VTIs and nutritional interventions play a very important role in
contributing to increasing the effectiveness of treatment, lifetime and QoL for cancer patients.
Keywords: nutritional status, cancer, Hanoi Medical University Hospital.

8

TCNCYH 120 (4) - 2019



×