Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên và Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.41 KB, 5 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU
TRỊ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI
NGUYÊN VÀ BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
Tạ Quốc Bản
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang với sự tham gia của 119 bệnh nhân chửa ngoài tử cung
(CNTC) tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy 56,3% bệnh nhân nằm trong độ tuổi 2029, triệu chứng chậm kinh chiếm 75,7%, đau bụng 77,3%, ra huyết âm đạo 56,3%.
79% trường hợp siêu âm thấy khối chửa ngoài tử cung, 86,6% có dịch cùng đồ.
69,7% bệnh nhân có nồng độ β-hCG huyết thanh từ 1.000 đến <5.000 mUI/ml.
Phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung: 47,9% bệnh nhân được phẫu thuật nội
soi, 39,5% bệnh nhân được mổ mở, 12,6% bệnh nhân được điều trị nội khoa.
Từ khóa: Chửa ngoài tử cung, β-hCG, phẫu thuật nội soi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu thường gặp trong sản phụ khoa. CNTC
không những có nguy cơ gây tử vong cao do mất máu mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức
khỏe, khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình của người phụ nữ. Tỷ lệ CNTC ngày càng
gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. CNTC có xu hướng ngày càng trẻ hóa với
hơn 60% bệnh nhân dưới 30 tuổi và có nhu cầu sinh sản [1]. Do đó, nhu cầu bảo tồn vòi
tử cung (VTC) của các phụ nữ trẻ chiếm tỷ lệ cao.
Trước đây, điều trị CNTC chủ yếu là phẫu thuật (mổ mở hoặc nội soi) và tỷ lệ bảo tồn
VTC chưa cao. Tác giả Tanaka (1982) lần đầu tiên sử dụng Methotrexate (MTX) trong
điều trị CNTC chưa vỡ và đạt tỷ lệ thành công 83% [3] [4]. Nghiên cứu này đã đặt nền
móng cho một phương pháp mới điều trị bảo tồn VTC trong CNTC. Tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên đã bước đầu áp dụng phương pháp điều trị chửa ngoài tử
cung bằng nội khoa.
Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu tổng quát nào về các phương pháp điều trị chửa


ngoài tử cung. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên năm
2015” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa năm 2015.
2. Nhận xét các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa năm 2015
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là chửa ngoài tử cung từ tháng 1 2015 đến
tháng 11/2015 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại
học Y khoa Thái Nguyên.
2. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
3. Cỡ mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ: lấy toàn bộ bệnh nhân thỏa
mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đề tài nghiên cứu 119 bệnh nhân được chẩn đoán chửa ngoài tử cung (88 trường hợp
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và 31 trường hợp tại Bệnh viện Đại học
Y) trong thời gian từ tháng 1 2015 đến tháng 11/2015 nhằm nghiên cứu những đặc điểm
lâm sàng và các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung. Từ kết quả nghiên cứu thu
được, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến bàn luận như sau:
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi

Tuổi
Số lƣợng
Tỷ lệ %
< 20
4
3,3
20 – 29
67
56,3
30 – 39
43
36,2
≥ 40
5
4,2
Tổng
119
100
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi từ 20 – 29 tuổi, chiếm tỷ lệ 56,2%, tiếp
sau là nhóm tuổi 30 – 39 chiếm 36,2%. Đây là hai nhóm tuổi đang trong độ tuổi sinh đẻ
nên khi bị chửa ngoài tử cung đã ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh sản của người phụ
nữ. Kết quả nghiên cũng cho thấy bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao tuổi nhất
là 48 tuổi. Điều này chứng tỏ tất cả các độ tuổi đều có khả năng bị chửa ngoài tử cung.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Luyện Hằng Thu
(2003) và Nguyễn Thị Lan Phương (2007), Phạm Thị Thanh Hiền (2011) nghiên cứu
bệnh nhân từ 18 – 47 tuổi [4] [5] [6].
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo tình trạng sinh đẻ
Tình tr ng sinh đẻ
Số lƣợng
Tỷ lệ %

Chưa có con
9
7,6
1 con
54
45,4
2 con
51
42,8
≥ 3 con
5
4,2
Tổng
119
100
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng phần lớn bệnh nhân chưa đủ con và còn nhu cầu
sinh đẻ (chiếm 53,0%). Trong đó bệnh nhân chưa có con chiếm tỷ lệ 7,6%, bệnh nhân mới
có 1 con chiếm tỷ lệ 45,4%. Trong số 9 bệnh nhân chưa có con có cả những bệnh nhân chưa
xây dựng gia đình chứng tỏ có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới bệnh lý chửa ngoài tử
cung. Kết quả nghiên cứu tương tự như kết quả của tác giả Phan Viết Tâm (2002) [7].
Bảng 3.3. Triệu chứng l m s ng khi v o viện
Triệu chứng lâm sàng
N
Tỷ lệ %
Chậm kinh


90
75,7
Không

23
24,3
Đau bụng

92
77,3
Không
27
22,7
Ra huyết âm đạo

67
56,3
Không
52
43,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 90 bệnh nhân chiếm 75,7% có triệu chứng chậm
kinh, kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hà
(2004) là 75%. Phần lớn các trường hợp CNTC đều có chậm kinh, tuy nhiên khi CNTC


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016

được chẩn đoán sớm thì thì tỷ lệ chậm kinh lại thấp hơn như nghiên cứu của Vương Tiến
Hòa (2002) đó là những trường hợp chưa đến ngày hành kinh nhưng lại ra huyết bất
thường [8].
Ra huyết âm đạo có 67 trường hợp chiếm 56,3%. Theo tác giả Vương Tiến Hòa, ra
máu là biểu hiện biểu hiện tổn thương tại vòi tử cung, thường không giống máu kinh mà

là máu đen hoặc thẫm màu hơn [8].
Triệu chứng đau bụng chiếm 56,3%, đặc điểm đau bụng trong CNTC là đau âm ỉ
vùng hạ vị, lúc đầu đau nhẹ sau tăng dần lên và khu trú về một bên. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà và Vương Tiến Hòa [7] [8].
Triệu chứng chậm kinh, đau bụng và ra huyết âm đạo là dấu hiệu thường gặp trong
CNTC, vì vậy trước một bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục mà mà
có chậm kinh, đau bụng và ra huyết âm đạo thì phải nghĩ tới CNTC.
Bảng 3.4. Hình ảnh siêu âm
Hình ảnh siêu âm
n
Tỷ lệ %
Thấy khối chửa
ngoài tử cung
Có dịch cùng đồ


Không

Không

94
25
103
16

79
21
86,6
23,4


Siêu âm chẩn đoán là một phương pháp thăm dò được lựa chọn trong chẩn đoán
CNTC, trong đó siêu âm đầu dò âm đạo cho kết quả chính xác hơn siêu âm đường bụng.
Trong nghiên cứu, 79% trường hợp siêu âm thấy khối chửa ngoài tử cung và 86,6% thấy
có dịch cùng đồ, đây là những triệu chứng rất quan trọng để chẩn đoán CNTC. Theo tác
giả Vương Tiến Hòa khi nghiên cứu về 45 trường hợp chẩn đoán muộn CNTC, tỷ lệ dịch
cùng đồ là 77,8%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả
khác [5] [6] [9].
Bảng 3.5. Nồng độ β- cg huyết thanh
n
Tỷ lệ %
Hcg huyết thanh (Mui/ml)
Không làm
12
10,1
<1.000
18
15,1
1.000 – <3.000
48
40,3
3.000 – <5.000
35
29,4
>5.0000
6
5,1
Định lượng nồng độ β-hCG huyết thanh là một xét nghiệm cơ bản để khảng định có
thai hay không. Trong nghiên cứu có 12 trường hợp không làm xét nghiệm β-hCG huyết
thanh mà chỉ làm xét nghiệm Hcg nước tiểu chiếm tỉ lệ 10,1% bởi vì các triệu chứng lâm
sàng và siêu âm đã rõ ràng.. Theo tác giả Vương Tiến Hòa, nếu thai làm tổ trong tử cung

thì nồng độ β-hCG huyết thanh định lượng sau 48 giờ sẽ tăng ≥66%, nếu nồng độ β-hCG
huyết thanh định lượng sau 48 giờ tăng <66% thì nghĩ đến thai ngoài tử cung [1].


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016

3.2. Phƣơng pháp điều trị chửa ngoài tử cung
Bảng 3.6 . Phƣơng pháp điều trị
Phƣơng pháp điều trị
n
Tỷ lệ %
Mổ mở
47
39,5
Mổ nội soi
57
47,9
Nội khoa
15
12,6
Tổng
119
100
Nghiên cứu đã tổng hợp được các phương pháp điều trị CNTC hiện nay tại Thái
Nguyên, trong đó điều trị ngoại khoa (PTNS và mổ mở) chiếm 87,4%, điều trị nội khoa
chiếm 12,6%. Như vậy phương pháp điều trị CNTC ở Thái Nguyên chủ yếu là điều trị
ngoại khoa, mổ mở chiếm tỷ lệ 35,9%, nội soi chiếm tỷ lệ 47,5. Khi so sánh kết quả
nghiên cứu của chúng tôi với tác giả Phạm Thị Thanh Hiền (1998) thấy, tỷ lệ mổ mở thấp

hơn (39,5% so với 82,6%), mổ nội soi cao hơn (47,9% so với 17,14%). Tuy nhiên khi so
sánh với hai tác giả Nguyễn Thành Vinh (2005) và Nguyễn Lan Phương (2007) thì kết
quả nghiên cứu của chúng tôi lại ngược lại, tỷ lệ mổ nội soi thấp hơn và tỷ lệ mổ mở cao
hơn. Như vậy, mổ nội soi trong CNTC càng ngày được áp dụng càng rộng rãi vì ưu điểm
vượt trội của nó. Mổ nội soi vừa để chẩn đoán vừa để điều trị. Tuy nhiên qua kết quả
nghiên cứu có thể thấy tỷ lệ áp dụng phẫu thuật nội soi trong CNTC ở Thái Nguyên vẫn
còn thấp. Tỷ lệ này ở các nước tiên tiến trên thế giới là 95%. Điều này có thể do trình độ
phẫu thuật viên còn chưa đồng đều, trang thiết bị chưa đồng bộ và cũng có thể do bệnh
nhân đến viện quá muộn, tình trạng bệnh nặng nên không mổ nội soi được.
Trong năm 2015, tại Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên đã áp dụng phương pháp
điều trị nội khoa trong CNTC. Điều trị nội khoa có ưu điểm là bệnh nhân không phải
phẫu thuật, bảo tồn được vòi tử cung và chi phí thấp. Bệnh nhân được chỉ định điều trị
nội khoa: xét nghiệm nồng độ β-hCG huyết thanh <5.0000 đơn vị và siêu âm kích thước
khối chửa <3,5cm.
Trong nghiên cứu có 15 bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa,
chiếm tỷ lệ 12,6%. Tỷ lệ thành công trong nhóm điều trị nội khoa là 93,3%. Kết quả
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Lipscomb (2005)
thành công 89% [10], Phạm Thị Thanh Hiền (2011) thành công 86,9% [11]. Sự khác biệt
này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ nên chưa phản ánh chính xác
tỷ lệ thành công cũng như thất bại trong việc điều trị bằng MTX tại Bệnh viện đa khoa
TW Thái Nguyên
IV. KẾT LUẬN
Chửa ngoài tử cung là bệnh lý cấp cứu thường gặp trong sản phụ khoa, tỷ lệ có xu
hướng tăng và đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ. Việc nghiên cứu các nguyên nhân,
triệu chứng và các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung sẽ góp phần giảm tỷ lệ mắc
bệnh cũng như có các phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vương Tiến Hòa (2012), Chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung, Nhà xuất bản
Y học Hà Nội.
2. Keffe G., Wale D. (1994), The medical treatment of unruptured ectopic

pregnancy: An extended clinical trial, J Repord Med. Fertil, 48-752.
3. Tanaka T., Hayashi K., Utsuzawa T. et al (1982), Treament of interstitial ectopic
pregnamcy with Methotrexate, report of an sucsessful case Fertil Steril, 851-3.


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016

4. Luyện Hằng Thu (2003), Chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện
Phụ sản Trung Ương năm 2003, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Lan Phương (2007), Tình hình chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử
cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2006. Luận văn nội trú Bệnh viện, trường
Đại học Y Hà Nội.
6. Phạm Thị Thanh Hiền (2007), Nghiên cứu giá trị nồng độ progesterol huyết thanh
kết hợp với một số thăm dò phụ khoa trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung chưa vỡ, Luận
án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Phan Viết Tâm (2002), Nghiên cứu tình hình CNTC tại Viện BVBMTSS trong 2
năm 1999 - 2000, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, 25 – 26
8. Nguyễn Văn Hà (2004), Đánh giá giá trị chẩn đoán sớm và kết quả điều trị chửa
ngoài tử cung bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2004,
Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội
9. Vương Tiến Hòa (2002), Nghiên cứu một số yếu tố góp phần chẩn đoán sớm chửa
ngoài tử cung, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Gary H. Lipscomb, Vanessa M. Givens, Norman L. Meyer (2005). Comparison
of multidose and single – dose methotrexate protocols for the treatment of ectopic
pregnancy. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 192(6), 1844 – 1847.
11. Phạm Thị Thanh Hiền (2011), Đánh giá kết quả điều trị CNTC chưa vỡ bằng
MTX tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Tạp chí Phụ sản 4/2012.


SUMMARY
This paper describes the cross with the participation of 119 patients with ectopic
pregnancy (CNTC) in Thai Nguyen. Results showed that 56.3% of patients were
between the ages of 20-29, the symptoms of slower 75.7%, abdominal pain
77.3%, 56.3 % vaginal bleeding. 79% of cases the ultrasound shows block ectopic
pregnancy, 86.6% offer the same map. 69.7% of patients with β-hCG levels in
serum from 1.000 to < 5.000 nose / ml. The treatment of ectopic pregnancy:
47.9% of patients with laparoscopic surgery, 39.5% of patients received open
surgery, 12.6% patients were treated medically.
Keywords: ectopic pregnancy, β - hCG, laparoscopy



×