Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát tác dụng của chế phẩm từ nghệ đen (viên Vị an) trên các thực nghiệm gây loét dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.8 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM TỪ NGHỆ ĐEN
(VIÊN VỊ AN) TRÊN CÁC THỰC NGHIỆM GÂY LOÉT DẠ DÀY
Nguyễn Thị Thu Hương*, Chung Thị Mỹ Duyên*, Trần Mỹ Tiên*

TÓM TẮT
Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Theo điều tra của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người
Việt có nguy cơ bị đau dạ dày và viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26% các bệnh ở đường tiêu hóa. Tác dụng bảo vệ
dạ dày của nghệ vàng và hợp chất chính là curcumin đã được chứng minh trên lâm sàng trong việc cải thiện chất
lượng sống của bệnh nhân bị loét dạ dày. Nghệ đen (Curcuma zedoaria), một dược liệu thuộc họ Gừng, đã được
sử dụng phổ biến trong y học dân gian. Mục đích của đề tài là khảo sát tác dụng của chế phẩm từ nghệ đen (gọi
tắt là viên Vị an) trên các bệnh cảnh gây loét dạ dày thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Các tổn thương đại thể và vi thể dạ dày, chỉ số loét và hàm lượng
malondialdehyd (MDA) và glutathion (GSH) trong dịch đồng thể niêm mạc dạ dày được đánh giá trên các thực
nghiệm gây viêm loét dạ dày ở chuột nhắt trắng chủng Swiss albino bằng rượu, stress bất động lạnh hay bằng
aspirin. Hoạt tính kháng Helicobacter pylori in vitro được thực hiện trên các chủng vi khuẩn được phân lập từ
bệnh phẩm bệnh nhân bị loét dạ dày.
Kết quả: Viên Vị an (liều 2 viên/kg) làm giảm chỉ số loét dạ dày đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý.
Viên Vị an liều 1 viên/kg thể hiện tác dụng hiệp lực với omeprazol và ranitidin trong thực nghiệm gây loét dạ dày
bằng stress bất động lạnh hay bằng aspirin. Khảo sát mô học thành dạ dày chuột được cho uống viên Vị an cho
thấy có sự giảm tổn thương xuất huyết và làm tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc.Ngoài raviên Vị an làm giảm
hàm lượng MDA và tăng hàm lượng GSH trong dịch đồng thể dạ dày, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh
lý. Viên Vị an thể hiện hoạt tính kháng Helicobacter pylori in vitro với MIC là 0,25 g/ml.
Kết luận: Viên Vị an, một chế phẩm từ nghệ đen, có tác dụng bảo vệ dạ dày trước các tổn thương loét thực
nghiệm.
Từ khóa: Nghệ đen Curcuma zedoaria, Viên Vị an, tác dụng bảo vệ dạ dày, chỉ số loét, malondialdehyd,
glutathion


ABSTRACT
STUDY ON THE GASTROPROTECTIVE EFFECT OF A PREPARATION FROM CURCUMA
ZEDOARIA (“VI AN” CAPSULES) ON GASTRIC ULCER MODELS
Nguyen Thi Thu Huong, Chung Thi My Duyen, Tran My Tien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016:102 - 109
Background and Aims: According the survey of Vietnamese Intestinal Association, 70% Vietnamese people
have subjected the incidence of gastric pain and gastric ulcer rate is approximate 26% in gastrointestinal diseases.
The gastro protective potentials of Curcuma longa and its main component curcumin might protect patients from
gastrointestinal ulcer thereby improving the quality of life for patients. Curcumazedoaria is a medicinal plant
from the Zingiberaceae family, which is widely used as folk medicine. The aim of the present study is to investigate
the gastro protective activity of “Vi an” capsules contained Curcuma zedoaria, honey and turmeric essential oil,
against gastric ulcers in mice.
Methods: To determine the gastro protective effect of “Vi an” capsules, gross and histological gastric lesions,
* Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương

102

ĐT: 08.38274377

Email:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

ulcer index, and the contents of malondialdehyde (MDA) or glutathione (GSH) in gastric mucosal homogenate
were evaluated in gastric ulcer models induced by ethanol, cold-restraint stressor aspirin in Swiss albino mice.
The anti-Helicobacter pylori activity was in vitro evaluated by using bacterial species isolated from samplings of

gastric ulcer patients.
Results: The oral administration of “Vi an” capsules at a dose of 2 capsules/kg remarkably attenuated ulcer
index in mice subjected to gastric ulcer models. “Vi an” capsules at a dose of 1 capsules/kg provided the
synergistic effect with omeprazole or ranitidine on gastric lesions induced by cold-restraint stress or aspirin
administration. Histological assessment of gastric walls obtained from mice treated with “Vi an” capsules
demonstrated a decrease in hemorrhagic mucosal lesions and stimulating the secretion of mucus. Further
examination of gastric mucosal homogenate revealed significant reduction of MDA and elevation in GSH level in
“Vi an” capsules-treated group as compared to the lesion control group. “Vi an” capsules exhibited the antiHelicobacter pylori activity with MIC as 0.25 g/ml.
Conclusion: Taken together, these findings confirmed the gastro protective effect of “Vi an” capsules, a
preparation from Curcuma zedoaria, against experimental gastric damage.
Keywords: Curcuma zedoaria,“Vi an” capsules, gastroprotective effect, ulcer index, malondialdehyde,
glutathione
Zingiberaceae) được trồng phổ biến ở miền Bắc.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Về hình dáng, củ nghệ đen rất giống nghệ vàng
Theo điều tra của Hội Khoa học Tiêu hóa
nhưng có màu tím đậm, chứa rất nhiều tinh dầu.
Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính
dày và viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26% các
cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông
bệnh ở đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng lớn đến
huyết, tiêu thực, mạnh Tỳ, kích thích tiêu hóa,
chất lượng sống. Loét dạ dày do lạm dụng rượu,
tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen đã được các nhà
sử dụng không hợp lý các thuốc giảm đau hay
khoa học Ấn Độ chứng minh có tác dụng kháng
do stress tâm lý rất phổ biến. Các thuốc điều trị
viêm loét dạ dày thực nghiệm(8), tuy nhiên, ở
bệnh loét dạ dày như thuốc kháng acid (nhôm

nước ta chưa có nhiều nghiên cứu khoa học
hydroxid, magnesi hydroxid), thuốc kháng thụ
chứng minh, chủ yếu sử dụng nghệ đen theo
thể H2 (cimetidin, ranitidin), thuốc ức chế bơm
kinh nghiệm dân gian. Do đó, mục đích của đề
proton (omeprazol) hay thuốc bảo vệ niêm mạc
tài là khảo sát tác dụng của chế phẩm từ nghệ
(bismuth, sucralfat) khi sử dụng dài ngày đều
đen (viên thực phẩm chức năng Vị an, gọi tắt là
gây ít nhiều tác dụng phụ. Do đó các liệu pháp
viên Vị an) phối hợp từ nghệ đen, mật ong và
hỗ trợ điều trị từ dược liệu hay các bài thuốc y
tinh dầu nghệ trên các bệnh cảnh gây loét dạ dày
học dân gian đang được các nhà nghiên cứu
thực nghiệm ở chuột nhắt trắng.
quan tâm.
Trong dân gian củ nghệ thường được sử
dụng trong việc chữa các bệnh về dạ dày. Nghệ
vàng (Curcuma longa) có tác dụng chống viêm,
làm lành vết loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ
tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm
độ acid của dịch vị(3,6,7). Dân gian hay dùng
chung nghệ vàng với mật ong với tính năng
kháng khuẩn, giảm kích ứng niêm mạc, giảm độ
acid của dịch vị và tạo vị dễ uống. Nghệ đen
(Curcuma zedoaria, Curcuma alba, thuộc họ gừng

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu


Viên Vị an được cung cấp bởi Công ty
TNHH Giai Cảnh, đóng gói hộp 30 viên nang.
Thành phần trong mỗi viên gồm: Nghệ đen (150
mg), Mật ong (100 mg) và tinh dầu nghệ (30 mg).
Viên được tháo bỏ vỏ nang và bột viên được hòa
trong nước cất. Các liều thử nghiệm được quy
theo số lượng viên uống/kg trọng lượng chuột.

103


Nghiên cứu Y học
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino,
trọng lượng trung bình 25 g ± 2 g) được cung cấp
bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang
và được để ổn định 1 tuần trước thực nghiệm.
Chuột được nuôi bằng thực phẩm viên được
cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
Nha Trang và nước uống đầy đủ. Thể tích cho
uống mẫu thử hoặc tiêm phúc mạc là 10 ml/kg
thể trọng chuột. Thời điểm cho chuột uống hay
tiêm trong khoảng 8–9 giờ sáng.

Thuốc đối chiếu
Aspirin (bột nguyên liệu) được cung cấp bởi
Công ty Cổ phần Dược phẩm DOMESCO.
Zantac® 150 mg: viên nén chứa ranitidin 150
mg/viên, được sản xuất bởi GlaxoSmithKline.
Losec®: viên nang chứa omeprazol 20 mg/viên,

được sản xuất bởi AstraZeneca, Thụy Điển.

Phương pháp nghiên cứuin vivo
Bố trí thí nghiệm
Các thực nghiệm gây loét dạ dày bằng
ethanol 60% (pha trong 0,3 M HCl), stress bất
động lạnh hay thuốc aspirin được thực hiện trên
chuột được để nhịn đói 24 giờ. Viên Vị an được
cho uống riêng lẻ (liều 2 viên/kg) hay được cho
uống phối hợp (liều 1 viên/kg) với các thuốc điều
trị loét dạ dày như omeprazol (liều 20 mg/kg) và
ranitidin (liều 100 mg/kg).
Thực nghiệm gây loét dạ dày bởi ethanol(1)
Viên Vị an được cho uống theo phác đồ dự
phòng trước 7 ngày. Một giờ sau lần uống cuối
cùng, chuột được gây loét dạ dày bằng ethanol
60%/HCl 0,3M, tiến hành mổ lấy dạ dày sau 2
giờ để đánh giá đại thể, vi thể và xác định hàm
lượng malondialdehyd (MDA) và glutathion
(GSH) trong dịch đồng thể dạ dày.
Thực nghiệm loét dạ dày bởi stress bất động
lạnh(2,1)
Viên Vị an được cho uống theo phác đồ dự
phòng trước 7 ngày. Một giờ sau lần uống cuối
cùng, chuột được giữ cố định trong hộp có nhiệt
độ lạnh 80C trong 2 giờ. Tiến hành mổ lấy dạ dày

104

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

để đánh giá đại thể, vi thể và xác định hàm
lượng MDA và GSH trong dịch đồng thể dạ dày.

Thực nghiệm gây loét dạ dày bởi aspirin(2,1)
Chuột được cho nhịn đói 24 giờ trước khi
cho uống thuốc aspirin liều 300 mg/kg (pha
trong 1% carboxymethylcellulose) mỗi ngày và
liên tục trong 6 ngày. Viên Vị an liều uống 2
viên/kg hay các thuốc đối chiếu omeprazol (liều
20 mg/kg) và ranitidin (liều 100 mg/kg) được cho
uống vào thời điểm 2 giờ sau khi gây loét bằng
aspirin. Vào ngày thứ 6, 4 giờ sau liều uống cuối
cùng của aspirin và 2 giờ sau các liều uống của
viên Vị an hay thuốc đối chiếu, tiến hành mổ dạ
dày để đánh giá đại thể, vi thể và xác định hàm
lượng MDA và GSH trong dịch đồng thể dạ dày.
Quan sát đại thể và vi thể
Sử dụng kính lúp có đường kính 80 mm, độ
phóng đại 5X để đánh giá điểm số loét dựa trên
thang điểm của Dekanski và cộng sự(2) như sau:
0 = không tổn thương; 1= điểm phù trắng, bóng
sáng; 2 = điểm tổn thương (xuất huyết) nhỏ; 3 = 1
đến 5 điểm tổn thương nhỏ hoặc vùng loét nhỏ
hơn 2 mm; 4 = nhiều hơn 5 điểm tổn thương nhỏ
hoặc vùng loét nhỏ hơn 2 mm; 5 = 1 đến 3 vùng
loét xuất huyết lớn hơn 2 mm (không quá 2/3
diện tích dạ dày) và 6 = nhiều hơn 3 vùng loét
xuất huyết lớn hơn 2 mm (gần như toàn bộ bề
mặt dạ dày). Xác định chỉ số loét (ulcer index,
UI) theo công thức: UI = Tổng số điểm loét/số

chuột bị loét.
Mẫu dạ dày được cố định trong dung dịch
formol 10% và các đánh giá vi thể được thực hiện
bởi Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Định lượng malondialdehyd (MDA) và
glutathion (GSH) trong dạ dày
Tách dạ dày chuột nghiền đồng thể trong
KCl 10% theo tỉ lệ 1:10 (dạ dày: KCl), tốc độ
13000 vòng/ phút, ở nhiệt độ 50C. Lấy dịch đồng
thể để định lượng MDA và GSH theo các
phương pháp đã công bố trước đây. Hàm lượng
MDA hay GSH (nM/ml) được tính theo phương
trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn MDA
hay GSH. Sau khi tính được nồng độ MDA hay


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
GSH (nM/ml dịch đồng thể) suy ra được hàm
lượng MDA hay GSH (nM/g protein).
Các kết quả in vivo được biểu thị bằng số
trung bình M ± SEM (Standar Error of the mean:
sai số chuẩn của giá trị trung bình) và được xử lý
thống kê dựa vào phép kiểm One-way ANOVA
bằng phần mềm Sigma Stat 3.5 với độ tin cậy
95% (p < 0,05).

Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng
Helicobacter pylori in vitro(9)
Thử nghiệm được thực hiện tại Công ty

TNHH Dịch vụ và thương mại Nam Khoa và
được tóm tắt như sau: Vi khuẩn Helicobacter
pylori được phân lập từ bệnh phẩm bệnh nhân bị

Nghiên cứu Y học
viêm loét dạ dày gồm các chủng nhạy cảm (S)
hay đề kháng (R) với các kháng sinh và được
nuôi cấy trong môi trường thạch máu Columbia
có thêm 5% huyết thanh ngựa. Vi khuẩn ở nồng
độ tương đương chuẩn Mc Farland 4 (khoảng 12
x 108 CFU/ml) được cấy truyền vào các đĩa thạch
có môi trường Mueller-Hinton và được nuôi cấy
hiếu khí trong 72 giờ ở điều kiện 85% N2, 10%
CO2, 5% O2. Xác định đường kính vùng ức chế vi
khuẩn (inhibition zone diameter, mm) và nồng
độ ức chế tối thiểu (MIC) sau 72 giờ ủ bằng
phương pháp khuếch tán. Tất cả thí nghiệm
được lập lại 2 lần.

KẾT QUẢ-BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát đại thể tác dụng của viên Vị an trong các thực nghiệm gây loét dạ dày
Bảng 1. Tác dụng của viên Vị an trên chỉ số loét trong các thực nghiệm gây loét dạ dày

(n = 10)

Liều uống
(đơn vị/kg trọng lượng)

Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý

Viên Vị an
Omeprazol
Ranitidin
Viên Vị an + Omeprazol
Viên Vị an + Ranitidin

2 viên/kg
20 mg/kg
100 mg/kg
1 viên/kg + 20 mg/kg
1 viên/kg + 100 mg/kg

Ethanol
0±0
#
6,0 ± 0,0
*#
4,30 ± 0,37 (28,3%)
*#
4,0 ± 0,30 (33,0%)
*#
4,10 ± 0,31 (31,7%)
*#
4,40 ± 0,31 (26,7%)
*#
4,30 ± 0,37 (28,3%)

Chỉ số loét
Stress bất động lạnh
0±0

#
6,0 ± 0,0
*#
4,31 ± 0,24 (28,1%)
*#
4,27 ± 0,17 (28,8%)
*#
4,35 ± 0,27 (27,5%)
*#$
1,40 ± 0,16 (75,4%)
*#$
3,0 ± 0,6 (47,4%)

Aspirin
0±0
#
3,70 ± 0,21
*#
2,10 ± 0,18 (43,2%)
*#
1,40 ± 0,16 (62,2%)
*#
2,0 ± 0,21 (45,9%)
*#$
1,10 ± 0,10 (70,3%)
*#$
1,90 ± 0,18 (48,6%)

#


p < 0,001 đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý; *p < 0,001 đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý;$p < 0,001 đạt ý nghĩa
thống kê so với lô uống viên Vị an liều 2 viên/kg; (…) Tỷ lệ % điều trị loét của mẫu thử hay thuốc đối chiếu

Kết quả ở bảng 1 cho thấy lô chứng bệnh lý
bị gây loét dạ dày bằng ethanol, stress bất động
lạnh hay do sử dụng các liều lập lại của thuốc
aspirin (liều 300 mg/kg trong 6 ngày) có chỉ số
loét tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
sinh lý. Các lô bị gây loét dạ dày và được điều trị
bằng viên Vị an (liều 2 viên/kg) hay thuốc đối
chiếu omeprazol (liều 20 mg/kg) và ranitidin
(liều 100 mg/kg) có chỉ số loét giảm đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bệnh lý.
Trong thực nghiệm gây loét dạ dày bằng
ethanol không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống
kê giữa chỉ số loét của lô điều trị bằng viên Vị an
liều 2 viên/kg so với các thuốc đối chiếu
omeprazol và ranitidin.Tuy nhiên khi so sánh

với kết quả điều trị riêng lẻ thì việc phối hợp
viên Vị an (giảm ½ liều) với các thuốc điều trị
loét dạ dày không cho kết quả tốt hơn.
Chỉ số loét của lô uống viên Vị an liều 1
viên/kg phối hợp với omeprazol (liều 20 mg/kg)
hay ranitidin (liều 100 mg/kg) trong thực nghiệm
gây loét bằng stress bất động lạnh hay bằng
aspirin đều giảm đạt ý nghĩa thống kê so với lô
uống viên Vị an liều 2 viên/kg. So sánh với kết
quả điều trị riêng lẻ thì việc phối hợp viên Vị an
(giảm ½ liều) với các thuốc điều trị loét dạ dày

trong thực nghiệm gây loét dạ dày bằng stress
bất động lạnh hay bằng thuốc aspirin cho kết
quả tốt hơn. Cụ thể là trong thực nghiệm gây
loét dạ dày bằng stress bất động lạnh việc phối
hợp viên Vị an với thuốc điều trị loét dạ dày

105


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

omeprazol (đạt 75,4%), với ranitidin (đạt 47,4%)
so với chỉ điều trị bằng omeprazol (đạt 28,8%)
hay ranitidin (27,5%). Trong thực nghiệm gây
loét dạ dày bằng thuốc aspirin việc phối hợp

viên Vị an với thuốc điều trị loét dạ dày
omeprazol (đạt 70,3%), với ranitidin (đạt 48,6%)
so với chỉ điều trị bằng omeprazol (đạt 62,2%)
hay ranitidin (45,9%).

Kết quả khảo sát tác dụng của viên Vị an trên vi thể dạ dày chuột nhắt trắng
Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu đánh giá vi thể dạ dày chuột nhắt trắng trong các thực nghiệm gây loét bằng
ethanol và bằng stress bất động lạnh
Nhóm

Lô (n=6)


Bình thường

Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Viên Vị an
Omeprazol
Ranitidin
Chứng bệnh lý
Viên Vị an
Omeprazol
Ranitidin

Ethanol

Stress bất
động lạnh

Mô dạ dày
bình thường (%)
100
33,33
33,33
66,67
25
16,67
33,33
33,33
16,67

Sung huyết

lớp niêm mạc (%)
0
100
66,67
50
83,33
100
66,67
66,67
83,33

Kết quả khảo sát vi thể dạ dày ở Bảng 2 cho
thấy việc điều trị dự phòng trước 7 ngày bằng
viên Vị an liều 2 viên/kg trọng lượng chuột làm
giảm sung huyết niêm mạc dạ dày, làm giảm
hỗn hợp tế bào viêm, làm tăng tiết chất nhầy bảo
vệ niêm mạc. Tác dụng của viên Vị an trên vi thể
dạ dày yếu hơn thuốc đối chiếu omeprazol
nhưng tốt hơn ranitidin.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy việc điều trị bằng
viên Vị an liều 2 viên/kg sau khi gây loét bằng
aspirin trong 6 ngày làm hồi phục mô dạ dày về

Hỗn hợp
tế bào viêm (%)
0
50
50
33,33
33,33

83,33
33,33
33,33
33,33

Tăng tiết
chất nhầy (%)
0
33,33
50
66,67
50
50
50
66,67
66,67

bình thường (88,9%) với 11,1% mô dạ dày có sự
nghịch sản tế bào tuyến niêm mạc dạ dày mức
độ nhẹ và thoái hóa tế bào mức độ nhẹ. Các
thuốc đối chiếu omeprazol (20 mg/kg) hay
ranitidin (100 mg/kg) thể hiện tác dụng trên vi
thể dạ dày yếu hơn tác dụng của viên Vị an (liều
2 viên/kg) nhưng khi được sử dụng phối hợp với
viên Vị an liều 1 viên/kg cho kết quả bình phục
100% mô dạ dày về giá trị sinh lý bình thường.

Bảng 3. Tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu đánh giá vi thể dạ dày chuột nhắt trắng trong thực nghiệm gây loét bằng
aspirin


Chứng sinh lý (n=5)
Chứng bệnh lý (n=9)
Viên Vị an 1 viên/kg +
Ranitidin (n=6)
Viên vị an 1 viên/kg +
Omeprazol (n=6)
Viên Vị an 2 viên /kg (n=9)
Ranitidin (n=10)
Omeprazol (n=9)

Nghịch sản tế bào tuyến Nghịch sản tế bào tuyến Nghịch sản tế bào tuyến
Mô dạ dày
niêm mạc dạ dày mức độ niêm mạc dạ dày mức độ niêm mạc dạ dày mức độ
bình
nhẹ và thoái hóa tế bào trung bình và thoái hóa tế nặng và thoái hóa tế bào
thường (%)
mức độ nhẹ (%)
bào mức độ nhẹ (%)
mức độ nhẹ (%)
100
0
0
0
0
11,11
22,22
66,67
100

0


0

0

100

0

0

0

88,88
0
11,11

11,12
20
44,45

0
60
44,44

0
20
0

Kết quả khảo sát tác dụng của viên Vị an

hàm lượng MDA và GSH trong dịch đồng
thể dạ dày
106

Kết quả ở bảng 4 cho thấy lô chứng bệnh lý
bị gây loét dạ dày bằng ethanol, stress bất động
lạnh hay do sử dụng các liều lập lại của thuốc


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
aspirin có hàm lượng MDA tăng (13 - 25%) và
hàm lượng GSH giảm (20 - 45%) đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng sinh lý, chứng tỏ có sự
tổn thương oxy hóa mô dạ dày. Việc điều trị
bằng viên Vị an liều 2 viên/kg, tương tự như các

Nghiên cứu Y học
thuốc đối chiếu omeprazol (20 mg/kg) hay
ranitidin (100 mg/kg), làm hồi phục về bình
thường hàm lượng MDA và hàm lượng GSH
trong dịch đồng thể dạ dày.

Bảng 4. Tác dụng của viên Vị an trên hàm lượng MDA và GSH trong dịch đồng thể dạ dày
Liều uống
(đơn vị/kg trọng lượng)
Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Ethanol
Viên Vị an
2 viên/kg

Omeprazol
20 mg/kg
Ranitidin
100 mg/kg
Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Stress bất
Viên Vị an
2 viên/kg
động lạnh
Omeprazol
20 mg/kg
Ranitidin
100 mg/kg
Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Aspirin
Viên Vị an
2 viên/kg
300 mg/kg
Omeprazol
20 mg/kg
Ranitidin
100 mg/kg
Nhóm

Lô (n=10)

Hàm lượng MDA
(nmol/g protein)

188,71 ± 8,01
#
232,39 ± 10,76
*
166,55 ± 8,58 (28,3%)
*
180,32 ± 10,9 (22,4%)
*
181,09 ± 8,12 (22,1%)
168,92 ± 4,33
#
211,86 ± 7,42
#
202,53 ± 7,25 (4,4%)
*
173,18 ± 4,72 (18,26%)
185,16 ± 12,23 (12,6%)
116,58 ± 5,72
#
132,48 ± 4,70
*
108,12 ± 6,28 (18,4%)
*
106,08 ± 3,79 (19,9%)
*
110,15 ± 5,56 (16,9%)

Hàm lượng GSH
(nmol/g protein)
7589,86 ± 485,42

#
4172,55 ± 212,26
#
4540,1 ± 387,75 (8,81%)
*
7469,46 ± 798,29 (79,01%)
*
5978,64 ± 801,33 (43,28%)
7842,24 ± 270,28
#
5051,83 ± 245,89
*#
6087,01 ± 224,43 (20,5%)
*#
6801,36 ± 276,53 (34,6%)
*#
6239,57 ± 454,5 (23,5%)
9678,75 ± 342,29
#
7699,86 ± 361,44
*
10598,43 ± 322,73 (37,6%)
*
11029,05 ± 592,13 (43,2%)
*#
13970,6 ± 1729,03 (81,4%)

#

p < 0,001 đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý;*p < 0,001 đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý; (…): Tỷ lệ % giảm

hàm lượng MDA hay GSH trong dạ dày của mẫu thử hay thuốc đối chiếu so với lô chứng bệnh lý

Kết quả khảo sát hoạt tính kháng
Helicobacter pylori in vitro

oxid, các yếu tố đề kháng của tế bào niêm mạc
dạ dày).

Nồng độ ức chế tối thiểu trên vi khuẩn
Helicobacter pylori (được phân lập từ bệnh phẩm
của bệnh nhân bị loét dạ dày) của Viên Vị an là
0,25 g/ml, điển hình trên chủng Helicobacter pylori
nhạy cảmvới các kháng sinh như amoxicillin,
metronidazol, clarithromycin, levofloxacin,
tetracyclin; và trên chủng Helicobacter pylori đề
kháng với metronidazol và nhạy cảmvới các
kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin,
levofloxacin, tetracyclin. Đường kính vùng ức
chế vi khuẩn Helicobacter pylori của viên Vị an ở
nồng độ 1 g/ml đạt 18 - 25 mm.

Ethanol (rượu) được xem là tác nhân gây
viêm loét dạ dày ở người khi sử dụng liều lập lại
trong thời gian dài. Do khả năng hòa tan các chất
nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên ethanol dễ
dàng được hấp thu qua niêm mạc dạ dày, gây
phân giải protein, làm giảm sự bài tiết của
bicarbonat, giảm sản xuất chất nhầy ở dạ dày,
tăng acid dịch vị (HCl) và pepsin, gây tổn
thương niêm mạc dạ dày(1). Mô hình stress bất

động lạnh ở chuột cống hay chuột nhắt trắng
gây bệnh cảnh tương tự loét dạ dày do căng
thẳng tâm lý ở người. Stress gây sự giải phóng
histamin, dẫn đến sự gia tăng bài tiết HCl, giảm
sản xuất chất nhầy, gây trào ngược dịch tụy và
giảm lưu lượng máu trong dạ dày. Ngoài ra
stress còn làm tăng nhu động dạ dày, tạo cơ hội
cho acid tác kích vào thành niêm mạc dạ dày(2).
Aspirin hay acid acetylsalicylic (ASA), một thuốc
kháng viêm non-steroid (NSAID) kinh điển, khi
sử dụng dài ngày có thể gây loét dạ dày do làm

BÀN LUẬN
Loét dạ dày là do sự mất cân bằng nội môi
giữa các yếu tố gây loét dạ dày (như acid dịch vị,
pepsin, mật, Helicobacter pylori) và tác động bảo
vệ của màng nhầy niêm mạc dạ dày (như chất
nhầy, prostaglandin E2, sự tiết bicarbonat, nitric

107


Nghiên cứu Y học
giảm tiết chất nhầy và bicarbonat trong dạ dày,
ức chế cyclooxygenase (COX) dẫn đến ức chế
tổng hợp prostaglandin, là chất nội sinh có vai
trò bảo vệ niêm mạc dạ dày(1).
Các kết quả thực nghiệm cho thấy viên Vị an
có tác động làm giảm bệnh cảnh loét dạ dày gây
bởi ethanol, stress căng thẳng hay do sử dụng

aspirin. Tác dụng của viên Vị an tương tự như
các thuốc điều trị loét dạ dày là ranitidin (ức chế
cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào
thành dạ dày, làm giảm lượng acid dịch vị) hay
omeprazol (ức chế bơm proton do gắn với H+/K+ATPase ở tế bào thành dạ dày, ức chế và ngăn
cản quá trình tiết HCl của tế bào thành vào niêm
mạc dạ dày). Ngoài ra, viên Vị an còn thể hiện
tác dụng hiệp đồng tác dụng với các thuốc điều
trị loét dạ dày trong mô hình loét dạ dày gây bởi
stress căng thẳng hay do sử dụng thuốc giảm
đau nhóm NSAID. Cao chiết cồn và cao
ethylacetat chiết từ nghệ vàng đã được chứng
minh có tác dụng bảo vệ dạ dày trong tổn
thương gây loét do thắt môn vị theo cơ chế ức
chế ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể
H2(4), gợi ý hướng nghiên cứu tiếp trên cơ chế tác
động của viên Vị an.
Những nghiên cứu cho thấy ethanol, stress
gây căng thẳng tâm lý hay aspirin gây các tổn
thương loét xuất huyết ở niêm mạc dạ dày, dẫn
đến tăng sản sinh các gốc tự do, gây tổn thương
màng lysosom, làm giải phóng các enzym thủy
phân và gây tổn thương oxy hóa tế bào biểu mô
dạ dày. Tổn thương này dẫn đến co các tĩnh
mạch và động mạch trong niêm mạc dạ dày, gây
sung huyết, viêm và tổn thương tế bào dạ dày(10).
Việc tăng sản sinh các gốc tự do như
hydroperoxy, superoxid, gây nên sự mất cân
bằng trong quá trình chống oxy hóa tế bào, tăng
sự peroxy hóa lipid trong tế bào niêm mạc dạ

dày và dẫn đến làm tăng sản phẩm của quá trình
này là malondialdehyd (MDA)(10). Những nghiên
cứu trước đây cho thấy nghệ, curcumin và tinh
dầu nghệ làm giảm các tổn thương loét dạ dày
gây bởi aspirin, stress hay ethanol theo cơ chế ức
chế pepsin và sự tăng tiết acid dạ dày, điều hòa

108

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
giảm các cytokin tiền viêm, ức chế các protein
gây hoại tử, ức chế COX-2 và lipoxygenase, ức
chế sinh tổng hợp prostaglandin gây viêm và các
peroxid, giảm các tổn thương oxy hóa dạ dày
qua việc bảo vệ các peroxidase (phân giải các
peroxid) trong dạ dày, làm tăng hàm lượng các
chất chống oxy hóa nội sinh như glutathion
peroxidase, superoxid dismutase, catalase và
glutathion(12). Kết quả nghiên cứu cho thấy viên
Vị an, với thành phần chính là nghệ đen, tinh
dầu nghệ làm giảm MDA và làm tăng hàm
lượng GSH trong dịch đồng thể mô dạ dày, cho
thấy cơ chế bảo vệ chống tổn thương oxy hóa
(stress oxy hóa) là một trong những cơ chế tác
động của viên Vị an.
Kết quả khảo sát hoạt tính kháng Helicobacter
pylori in vitro cho thấy viên Vị an có thể được sử
dụng trong điều trị bệnh lý loét dạ dày do nhiễm
Helicobacter pylori. Helicobacter pylori sống tại lớp
nhày ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. Vi

khuẩn gây bệnh này có vai trò quan trọng trong
bệnh sinh loét dạ dày, tá tràng, thúc đẩy viêm dạ
dày phát triển sang ung thư dạ dày. Nghệ và
hoạt chất curcumin được chứng minh là có tác
dụng làm giảm sự sản sinh các chất trung gian
gây viêm cytokin và chemokin như interleukin
(IL)-8, IL-1β, TNF-α và COX-2 trong viêm loét dạ
dày gây bởi Helicobacter pylori ở chuột nhắt
trắng(9) và ở người(5). Ngoài ra, mật ong trong
thành phần của chế phẩm còn góp phần làm
giảm mức độ viêm loét và giảm hoạt lực của
Helicobacter pylori trên dạ dày.

KẾT LUẬN
Viên Vị an liều 1-2 viên/kg trọng lượng chuột
có tác dụng bảo vệ dạ dày trước các tổn thương
loét gây bởi ethanol (rượu), stress tâm lý hay do
dùng aspirin. Viên Vị an có thể được sử dụng
phối hợp với các thuốc điều trị điều trị viêm loét
dạ dày do Helicobacter pylori hay do các nguyên
nhân khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Adinortey MB, Ansah C , Galyuon I, Nyarko A (2013). In Vivo
Models Used for Evaluation of Potential Antigastroduodenal
Ulcer Agents. Hindawi Publishing Corporation, 1-12.



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
2.

3.

4.

5.

6.

7.

Dekanski JB, et al (1975). Effects of fasting, stress and drugs on
gastric glycoprotein synthesis in the rat. British Journal of
Pharmacology; 55(3),387–392.
Gupta SC, Patchva S, Aggarwal BB (2013). Therapeutic roles of
curcumin: lessons learned from clinical trials. AAPS J.;
15(1):195-218.
Kim DC, Kim SH, Choi BH, Baek NI, Kim D, Kim MJ, Kim KT
(2005). Curcuma longa extract protects against gastric ulcers by
blocking H2 histamine receptors. Biol. Pharm. Bull.; 28(12):22202224.
Koosirirat C, Linpisarn S, Changsom D, Chawansuntati K,
Wipasa J (2010). Investigation of the anti-inflammatory effect
of Curcuma longa in Helicobacter pylori-infected patients. Int.
Immunopharmacol.; 10(7):815-818.
Kumar N and Sakhya SK (2013). Ethnopharmacological
Properties of Curcuma longa: A Review. Int. J. Pharm. Sci. Res.:
4(1): 103-112.
Liju VB, Jeena K, Kuttan R.(2015). Gastroprotective activity of

essential oils from turmeric and ginger.J. Basic Clin. Physiol.
Pharmacol.; 26(1):95-103.

Nghiên cứu Y học
8.

9.

10.

Raghuveer G P S, Majed A, Eranna D and Ramachandra S S
(2003). Evaluation of anti-ulcer effect of root of Curcuma
zedoaria in rats. Indian Journal of Tradional Knowledge, 2(1):375377.
Santos AM, Lopes T, Oleastro M, Gato IV, Floch P, Benejat L,
Chaves P, Pereira T, Seixas E, Machado J, Guerreiro AS (2015).
Curcumin inhibits gastric inflammation induced by
Helicobacter pylori infection in a mouse model. Nutrients;
7(1):306-320.
Yadav SK, Sah AK, Jha RK, Sah P, Shah DK(2013). Turmeric
(curcumin) remedies gastroprotective action. Pharmacogn. Rev.;
7(13):42-46.

Ngày nhận bài báo:

30/07/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/08/2016


Ngày bài báo được đăng:

25/11/2016

109



×