Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nồng độ vitamin D trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.98 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

NỒNG ĐỘ VITAMIN D TRONG HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Phạm Thúy An*, Văn Thế Trung**

TÓM TẮT
Mở đầu: Vitamin D dạng thoa được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến đã đạt được hiệu quả rõ ràng. Trong
khi đó, vitamin D dạng uống ít được nghiên cứu nhưng một số tác giả trên thế giới cũng như tại bệnh viên Da
Liễu Tp. Hồ Chí Minh đã áp dụngtrong điều trị bệnh vảy nến mủ.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nồng độ vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến và mối tương
quan với đặc điểm lâm sàng.
Phương pháp: Nghiên cứu có đối chứng so sánh hai nhóm vảy nến và người khỏe mạnh, có sự tương đồng
về giới tính và lứa tuổi. Chẩn đoán bệnh vảy nến dựa vào lâm sàng. Độ nặng của bệnh vảy nến mảng được đánh
giá bằng chỉ số PASI. Nồng độ vitamin D trong huyết thanh được phân tích bằng kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch
điện hóa huỳnh quang (ECLIA).
Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
trên 46 bệnh nhân vảy nến và 33 người khỏe mạnh. Tổng quát, nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình
của nhóm bệnh nhân vảy nến thấp hơn so với nhóm người bình thường (25,45 ± 11,77 ng/mL so với 30,61 ±
9,38 ng/mL ; p = 0,04). Sự khác biệt này chủ yếu xảy ra ở nữ. Quan trọng hơn, chúng tôi nhận thấy
rằngvitamin D huyết thanh của nhóm bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh nhân vảy nến mảng.Trong khi đó, bệnh nhân nữ bị vảy nến mủ cũng có sự giảm rõ rệt vitamin
D trong huyết thanh so với nữ bình thường. Không có mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh
với độ nặng của bệnh nhân vảy nến mảng.
Kết luận: Nồng độ vitamin D huyết thanh giảm trên bệnh nhân vảy nến, đặc biệt là vảy nến mủ ở nữ và đỏ
da toàn thân do vảy nến. Phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho việc điều trị vảy nến bằng vitamin D
đường uống.
Từ khóa: Vảy nến, Vitamin D huyết thanh.


ABSTRACT
VITAMIN D SERUM LEVELAND ITS ASSOCIATION WITH CLINICAL CHARACTERISTICS OF
PSORIATIC PATIENTS
Pham Thuy An, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 – No. 2 - 2016: 25 - 32
Background: Topical vitamin D has been used to treat psoriasis with remarkable success. Although there are
few studies of oral vitamin D treatment on psoriasis, dermatologist at Dermatology Hospital Ho Chi Minh City
and other authors have been applying this treatment for pustular psoriasis.
Objective: To measure serum vitamin D levelsof psoriatic patients and find out relation of these
concentration and characteristics of the disease.
Method: Psoriatic patients and healthy groups were matched in matched in sex and age. Diagnosis was
obtained by clinical examination. Severity of disease was assessed by using PASI index. Serum vitamin D was
measured by using electrochemiluminescence immunoassay (ECLIA) method.

* Bộ môn Da Liễu, ĐHYD TP. HCM.
Tác giả liên lạc: TS.BS. Văn Thế Trung; ĐT: 0908282704 ; Email:

25


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Results: From October 2014 to May 2015, we enrolled 46 psoriatic patients and 36 healthy people in this
study. The meanof serum vitamin D levelsof patients was significantly lower than that of healthy controls (25.45
± 11.77 ng/mL vs 30.61 ± 9.38 ng/mL ; p = 0.04). This difference was mainly in female patients. More
importantly, we found that mean serum vitamin D of psoriatic erythroderma groupwassignificantly lower than
that of plaque psoriatic patients. Level of vitamin D was clearly reduced in female patients with pustular
psoriasis.There was no association between the mean serum levels of vitamin D and clinical disease severity of
plaque psoriatic patients.

Conclusion: Serum vitamin D levels decreased in psoriatic patients, espectially in female pustular psoriasis
and psoriatic erythema. These findings could provided an addictional evidence for oral vitamin D treatment of
psoriasis.
Key words: psoriasis, serum vitamin D

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính
thường gặp, đặc trưng bởi những mảng hồng
ban tróc vảy, giới hạn rõ. Cơ chế bệnh sinh phức
tạp, do đa yếu như môi trường, di truyền và
miễn dịch. Vitamin D có tác dụng như hormon
điều hòa miễn dịch trong các bệnh lý miễn dịch
qua trung gian tế bào lympho Th1, như đái tháo
đường type 1, bệnh Crohn, xơ cứng rải rác và
vảy nến(1,3,4). 1-, 25-dihydroxyvitamin D3
(calcitriol) tác động đến chức năng tế bào thông
qua các thụ thể vitamin D (Vitamin D receptor –
VDR) trên tế bào sừng, từ đó ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng, biệt hóa và quá trình đáp ứng viêm
trong các tế bào sừng. Calcitriol cũng đã được
chứng minh là có tác dụng điều hòa miễn dịch
trên bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào T và
tế bào đuôi gai(13,19).
Vitamin D uống trong điều trị bệnh vảy
nến được đề cập khá lâu, nhưng qua thời gian
dài, với sự phát triển của thuốc mới thì có một
sự lãng quên phương pháp điều trị này.
Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trở
lại nghiên cứu việc sử dụng vitamin D uống
trong điều trị bệnh vảy nến với các thử

nghiệm lâm sàng. Nồng độ vitamin D huyết
thanh ở những bệnh nhân vảy nến so với
người bình thường như thế nào cũng là một
vấn đề được quan tâm. Một số nghiên cứu
trên thế giới đã ghi nhận mối liên quan giữa
sự thiếu hụt vitamin D và bệnh vảy
nến(5,7,9,11,14,15,17).

26

Khác với nhiều nơi trên thế giới, nhiều năm
nay tại Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh,
vitamin D dạng uống liều cao được sử dụng
trong điều trị vảy nến mủ mặc dù chưa có
nghiên cứu nào về cơ chế, tính hiệu quả của
phương pháp này. Chúng tôi tiến hành đề tài
“Nồng độ vitamin D trong huyết thanh và mối
liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
vảy nến” với mục tiêu xác định về nồng độ
vitamin D trong huyết thanh của bệnh vảy nến
tại Việt Nam và mối liên quan với đặc điểm lâm
sàng của bệnh.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân vảy nến trên 18 tuổi khám và
điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh
trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến
tháng 05/2015.
Chẩn đoán bệnh vảy nến dựa vào lâm sàng

chẳng hạn vảy nến mảng biểu hiện là sẩn, mảng
hồng ban tróc vảy, màu đỏ tươi, vị trí đặc hiệu,
nghiệm pháp Brocq (+). Vảy nến mủ là mụn mủ
nông, hồ mủ trên hồng ban, kèm các thương tổn
móng. Đỏ da toàn thân do vảy nến là tình trạng
đỏ da toàn thân có các dấu hiệu của vảy nến như
màu đỏ tươi, tổn thương móng

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã được điều trị vitamin D, dẫn
xuất của vitamin D theo đường toàn thân và
tại chỗ trong vòng 1 tháng trước khi làm
nghiên cứu.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
tính hoặc mạn tính (viêm gan siêu vi…), rối
loạn chuyển hóa (béo phì, tăng huyết áp, đái
tháo đường…).
Bệnh nhân thuộc những thể bệnh vảy nến
vảy nến giọt, vảy nến chỉ có tổn thương móng,
vảy nến chỉ tổn thương khớp hoặc tổn thương
da đầu.

Nhóm đối chiếu
Những người khỏe mạnh: nhân viên y tế,
bệnh nhân làm thẩm mỹ da (đốt nốt ruồi, triệt
lông …) tại bệnh viện Da Liễu TPHCM
Trong thời gian nghiên cứu không mắc các

bệnh vảy nến, nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn
tính (viêm gan siêu vi…), rối loạn chuyển hóa
(béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường…)
Không được sử dụng vitamin D, dẫn xuất
của vitamin D theo đường toàn thân và tại chỗ
trong vòng 1 tháng trước khi làm nghiên cứu.
Không có quan hệ huyết thống với bệnh
nhân mắc bệnh vảy nến.
Có độ tuổi và giới tính tương đồng với nhóm
BN vảy nến.
Đồng ý tham gia nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, có đối chiếu với nhóm
người khỏe mạnh.

Cỡ mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân vảy nến thỏa mãn
tiêu chuẩn chọn bệnh trong khoảng thời gian
nghiên cứu. Số người khỏe mạnh ít nhất là phân
nửa tổng số bệnh nhân.

Thu thập mẫu máu và xét nghiệm
3 mL máu đông, được bảo quản tại nhiệt
độ phòng. Sau đó xét nghiệm được thực hiện
tại Trung tâm y khoa Medic theo qui trình của
nhà sản xuất. Nồng độ 25(OH)D trong máu
được phân tích bằng kỹ thuật xét nghiệm miễn
dịch điện hóa huỳnh quang (ECLIA) qua sử
dụng hệ thống Roche Elecsys 10100/201

(Roche Diagnosis Elecsys).

Nghiên cứu Y học
Phân tích số liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS 22.0. Giá trị p <0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 46 bệnh
nhân vảy nến thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu và
33 người bình thường.
Bảng 1: So sánh đặc điểm dịch tễ của nhóm bệnh
nhân vảy nến và nhóm người bình thường
Đặc điểm
Giới
Nam
Nữ
Tuổi

Vảy nến
N=46

Người bình
thường N=33

21 (45,7%)
25 (54,3%)
45,5 ± 15,54


13 (39,4%)
20 (60,6%)
42,57 ± 15,11

p

(1)

0,58

(2)

0,407

Ghi chú: (1): Phép kiểm Chi – bình phương ;
(2): Phép kiểm t

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
giới tính và tuổi giữa hai nhóm bệnh nhân vảy
nến và nhóm người bình thường (p > 0,05).
Bảng 2: Phân bố các dạng biểu hiện lâm sàng ở bệnh
nhân vảy nến
Dạng lâm sàng
Vảy nến mảng
Vảy nến mủ
Đỏ da toàn thân do
vảy nến
Tổng cộng

Nam

16
4

Nữ Tổng cộng Tỷ lệ (%)
11
27
58,7
8
12
26,1

1

6

7

15,2

21

25

46

100

Trong 46 bệnh nhân vảy nến, vảy nến mảng chiếm tỷ
lệ cao nhất. Về phân bố giới tính: trong vảy nến mảng,
bệnh nhân nam nhiều hơn nữ. Trong khi đó, vảy nến

mủ và đỏ da toàn thân, bệnh nhân nữ nhiều hơn nam.

Bảng 3: Chỉ số PASI trên bệnh nhân vảy nến mảng
TB ± ĐLC
Trung vị
Cao nhất
Thấp nhất

Nam
Nữ
10,92 ± 9,22 8,68 ± 6,91
8,65
7,2
34,4
19,5
2
1,1

Cả hai giới
10 ± 8,28
8,1
34,4
1,1

Chỉ số PASI ở bệnh nhân vảy nến mảng dao
động khá lớn, trung bình là 10 ± 8,28 điểm, trung
vị là 8,1 điểm, cao nhất là 34,4 điểm và thấp nhất
là 1,1 điểm. Trong đó, bệnh nhân nam có chỉ số
PASI dao động lớn hơn, với trung bình và trung
vị cao hơn so với bệnh nhân nữ.


27


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
Bảng 4: Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường.
NĐ vitamin D
(ng/ml)
TB ± ĐLC
< 20 ng/mL
< 30 ng/mL

Vảy nến
25,45 ± 11,77
39,1%
69,6%

Người bình
thường
30,61 ± 9,38
12,1%
51,5%

P
(1)

0,04

(2)
0,008
(2)
0,103

Ghi chú: (1): Phép kiểm t, (2): Phép kiểm Chi bình phương

Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân vảy nến thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm người bình thường (p=0,04). Tỷ lệ
thiếu vitamin D (< 20 ng/mL) của nhóm bệnh
nhân vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm người bình thường (p=0,008). Tỷ lệ không
đủ vitamin D (<30 ng/mL) của nhóm bệnh nhân
vảy nến không khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với tỷ lệ này trong nhóm người bình thường
(p=0,103).
Bảng 5: So sánh nồng độ vitamin D huyết thanh giữa
nam và nữ trong nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm
người bình thường
Nam
Nữ
p

Vảy nến TB ±
Người bình
ĐLC
thường TB ± ĐLC
31,54 ± 12,42
34,73 ± 11,54

20,33 ± 8,46
27,93 ± 6,70
0,001
0,04

P
0,46
0,002

Trong cả hai nhóm vảy nến và người bình
thường, nồng độ vitamin D huyết thanh của nữ
đều thấp hơn so với của nam (tương ứng p=0,001
và p=0,04). Nồng độ vitamin D huyết thanh của
bệnh vảy nến nam không khác so với người bình
nam (p=46). Trong khi đó, nồng độ vitamin D
huyết thanh của bệnh nhân vảy nến nữ thấp hơn
so với người bình thường nữ (p=0,002).
Bảng 6: Tỷ lệ thiếu vitamin D giữa nam và nữ trong
nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường.
Nam

Nữ

14,3%

60%

0,002

7,7%


15%

1,00

(2)

P
(1)

(2)

(1)

1,00
47,6%

0,002
88%

0,003

38,5%

60%

0,226

(1)


0,601

(1)

(2)

0,041

Ghi chú: (1): Phép kiểm Chi-bình phương, (2): Phép kiểm
Fisher

28

Khi so sánh cùng giới tính: trong nhóm nam,
tỷ lệ thiếu và không đủ vitamin D giữa nhóm
bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường
không khác nhau (p=1,00 và p=0,601). Trong khi
đó, ở nhóm nữ thì có sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê về hai tỷ lệ thiếu vitamin D và không
đủ vitamin D giữa nhóm bệnh nhân vảy nến và
nhóm người bình thường (p=0,002 và p=0,041).
Bảng 7: So sánh nồng độ vitamin D huyết thanh và
tỷ lệ giảm vitamin D giữa nhóm bệnh nhân vảy nến
mảng và người bình thường
NĐ vitamin D
(ng/ml)
TB ± ĐLC
< 20 ng/ml
< 30 ng/ml


Vảy nến
mảng
28,69 ± 10,48
22,2%
59,3%

Người bình
P
thường
(1)
30,61 ± 9,38 0,458
(3)
12,1%
0,322
(2)
51,5%
0,549

Ghi chú: (1): Phép kiểm t ; (2): Phép kiểm Chi-bình phương
; (3): Phép kiểm Fisher

Ghi chú: Phép kiểm t

Nồng độ vitamin D huyết
thanh
Vảy nến
< 20 ng/mL
Người bình
thường
p

Vảy nến
< 30 ng/mL
Người bình
thường
p

Đối với nhóm bệnh nhân vảy nến, các tỷ lệ
bệnh nhân nữ bị thiếu vitamin D (<20 ng/mL) và
không đủ vitamin D (<30 ng/mL) cao hơn các tỷ
lệ bệnh nhân nam bị thiếu và không đủ vitamin
D (p=0,002 và p=0,003). Trong khi đó, ở nhóm
người bình thường không có sự khác biệt các tỷ
lệ này giữa hai giới (p=1,00 và 0,266).

(1)

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
nồng độ vitamin D huyết thanh và tỷ lệ giảm
vitamin D giữa nhóm bệnh nhân vảy nến mảng
và nhóm người bình thường.
Bảng 8: So sánh nồng độ vitamin D huyết thanh và
tỷ lệ giảm vitamin D giữa nhóm bệnh nhân vảy nến
mủ và nhóm người bình thường
NĐ vitamin D
(ng/ml)
TB ± ĐLC
Nam
Nữ
P
< 20 ng/ml

Nam
Nữ
P
< 30 ng/ml
Nam
Nữ
p

Người bình
thường
23,15 ± 14,57 30,61 ± 9,38
33,72 ± 17,82 34,73 ± 11,54
17,86 ± 10,09 27,93 ± 6,70
(1)
0,073
58,3%
12,1%
25%
7,7%
75%
15%
(3)
0,222
75%
51,5%
50%
38,5%
87,5%
60%
(3)

0,236
Vảy nến mủ

P
(1)

0,05
(1)
0,894
(1)
0,005
(3)

0,003
(3)
0,426
(3)
0,005
(2)

0,158
(3)
1,00
(3)
0,214

Ghi chú: (1): Phép kiểm t (2): Phép kiểm Chi bình phương
(3): Phép kiểm Fisher



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
Một cách tổng quát, mặc dù nồng độ vitamin
D huyết thanh trong nhóm bệnh nhân vảy nến
mủ thấp hơn người bình thường nhưng chưa có
ý nghĩa thống kê (p=0,05). Nhưng trong nhóm
bệnh nhân nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p=0,005).
Bảng 9: So sánh nồng độ vitamin D huyết thanh và
tỷ lệ giảm vitamin D giữa nhóm bệnh nhân đỏ da
toàn thân và nhóm người bình thường.
NĐ vitamin D VN đỏ da toàn Người bình
(ng/ml)
thân
thường
TB ± ĐLC
16,88 ± 5,52 30,61 ± 9,38
Nữ
16,17 ± 5,68 27,93 ± 6,70
< 20 ng/ml
71,4%
12,1%
Nam
0%
7,7%
Nữ
83,3%
15%
(3)
p
0,286

-

P
(1)

0,001
(1)
0,001
(3)
0,003
(3)
1,00
(3)
0,004

Tổng quát, nồng độ vitamin D huyết thanh
trung bình trong nhóm vảy nến đỏ da toàn thân
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với người bình
thường (p=0,001). Ngoài ra, tỷ lệ vitamin D huyết
thanh dưới 20 ng/mL ở nhóm đỏ da toàn thân
cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm người bình
thường (p=0,003). Nhận thấy sự khác biệt này
xảy ra chủ yếu ở nữ giới vì tần suất bệnh nhân
nữ đỏ da toàn thân cao hơn nam trong nghiên
cứu này (6 bệnh nhân nữ, 1 bệnh nhân nam)
Bảng 10: Nồng độ vitamin D huyết thanh theo từng
nhóm lâm sàng.
TB ± ĐLC

Vảy nến

28,69 ± 10,48
mảng
Vảy nến mủ 23,15 ± 14,57
Vảy nến đỏ
16,88 ± 5,52
da toàn thân
(1)
p
0,041

NĐ vitamin D NĐ vitamin D
< 20 ng/mL
< 30ng/mL
22,2%

59,3%

58,3%

75%

71,4%

100%

(2)

0,017

Bảng 11: So sánh nồng độ vitamin D huyết thanh

giữa từng cặp thể lâm sàng.
Vảy nến
mảng
Vảy nến
mảng
Vảy nến
mủ

So sánh
Không khác
biệt
Khác biệt
Không khác
biệt

(2)

0,101

Ghi chú: (1): Phép kiểm ANOVA (2): Phép kiểm Chi-bình
phương.

Nồng độ vitamin D huyết thanh và tỷ lệ
vitamin D huyết thanh dưới 20 ng/mL của 3
nhóm lâm sàng khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).

p
Vảy nến mủ
Vảy nến đỏ da toàn

thân
Vảy nến đỏ da toàn
thân

(1)

0,335

(1)

0,043

(1)

0,473

Ghi chú: (1): Phép kiểm Tukey

Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân vảy nến mảng và vảy nến đỏ da toàn
thân khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,043).
Bảng 12: Tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh với độ nặng vảy nến mảng (chỉ số PASI).
Đặc điểm
PASI

Ghi chú: (1): Phép kiểm t (2): Phép kiểm Chi bình phương
(3): Phép kiểm Fisher

Thể lâm

sàng

Nghiên cứu Y học

Giá trị thống kê Vitamin D (ng/mL)
r
0,002
p
0,993

Không có sự tương quan giữa nồng độ
vitamin D với độ nặng của bệnh (chỉ số PASI)
(p=0,993).

BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân và nhóm đối chiếu tương đồng
về tuổi và giới (bảng 1). Trong 46 bệnh nhân vảy
nến, vảy nến mảng chiếm tỷ lệ cao nhất với
58,7% (27 bệnh nhân). Đứng thứ 2 là vảy nến mủ
với 26,1% (12 bệnh nhân) và sau đó là vảy nến
đỏ da toàn thân 15,2% (bảng 2). Tỷ lệ vảy nến
mảng chiếm ưu thế, phù hợp y văn, vảy nến
mảng là thể lâm sàng thường gặp nhất trong
bệnh vảy nến (chiếm tỷ lệ 80%)(8). Tuy nhiên, tỷ
lệ vảy nến mủ, vảy nến đỏ da toàn thân trong
nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn nhiều so
với y văn và nghiên cứu của Takahashi(18).
Nguyên nhân là chúng tôi chỉ chọn vảy nến
mảng, vảy nến mủ, vảy nến khớp và vảy nến đỏ

da toàn thân vào nghiên cứu và loại khỏi nghiên
cứu những thể bệnh khác. Ngoài ra, có thể do tôi
chọn bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Da liễu TP.
Hồ Chí Minh là tuyến chuyên khoa cuối nên tỷ
lệ các thể bệnh nặng sẽ cao hơn.
Chỉ số PASI trong nghiên cứu này dao động
khá lớn, cao nhất là 34,4, thấp nhất 1,1, trung

29


Nghiên cứu Y học
bình 10 ± 8,28, trung vị là 8,1 (bảng 3). Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc
Trâm(16)với chỉ số PASI trung bình là 34,1 ± 15,2
và nghiên cứu của Lê Minh Phúc(12) nghiên cứu
trên 50 bệnh nhân vảy nến có chỉ số PASI trung
bình là 18,88 ± 10,18. Nghiên cứu của
Chularojanamontri(2) trên 100 bệnh nhân vảy nến
mảng có chỉ số PASI trung bình là 9,98 ± 6,52
tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Chỉ
số PASI trong các nghiên cứu khác nhau có thể
do cách chọn đối tượng nghiên cứu, cũng có thể
do vảy nến là bệnh diễn tiến mạn tính, thời gian
bệnh thay đổi, diễn tiến càng lâu, càng dai dẳng
thì bệnh càng nặng. Thời gian bệnh của các bệnh
nhân trong các nghiên cứu khác nhau nên độ
nặng của bệnh, biểu hiện qua chỉ số PASI cũng
khác nhau.


Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình
thường
Nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình
của nhóm bệnh nhân vảy nến là 25,45 ± 11,77
ng/ml, trong đó cao nhất là 60,67 ng/ml và thấp
nhất là 5,12 ng/ml, tỷ lệ thiếu vitamin D (< 20
ng/mL) là 39,1% và không đủ vitamin D (< 30
ng/mL) là 69,6%.
Nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình
của nhóm người bình thường là 30,61 ± 9,38
ng/ml, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có vitamin D <
20 ng/mL là 12,1% và < 30 ng/mL là 51,5%.
Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân vảy nến thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm người bình thường (p = 0,04). Tỷ lệ
thiếu vitamin D ở nhóm bệnh nhân vảy nến
nhiều hơn so với nhóm người bình thường có ý
nghĩa thống kê (p = 0,008) (bảng 4).
Kết quả của chúng tôi tương tự với đa số
các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu
của El-Moaty Zaher(5), Orgaz-Molina(14,15)và M.
Gutte(9), tuy nhiên cũng khác với nghiên cứu
Won Jeong Kim(11).

30

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
Nồng độ vitamin D huyết thanh giữa nam
và nữ trên bệnh nhân vảy nến

Kết quả trong Bảng 5 cho thấy trong 2 nhóm
bệnh vảy nến và người bình thường thì nồng độ
huyết thanh vitamin D của nữ đều tương ứng
thấp hơn nam (p=0,001 và p=0,04). Điều này phù
hợp với tình trạng thiếu vitamin D ở nữ giới
trong dân số nói chung. Tuy nhiên, khi phân tích
so sánh nữ giới bệnh vảy nến và nữ giới bình
thường thì kết quả cho thấy nồng độ vitamin D ở
nhóm nữ bệnh vảy nến thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nồng độ vitamin D ở người nữ
khỏe mạnh (p=0,002). Sự khác biệt này không
xảy ra đối với nam. Hơn thế nữa, trong nhóm
bệnh vảy nến thì tỷ lệ thiếu vitamin D ( dưới
20ng/mL và dưới 30mg/mL) ở nữ đều cao hơn tỷ
lệ thiếu vitamin D ở nam (p=0,002 và 0,003).
Trong khi đó, không có sự khác biệt về các tỷ lệ
này ở nhóm người lành (bảng 6)
Kết hợp lại, chúng tôi nhận thấy rằng ở nữ
giới, ngoài việc thiếu vitamin D trong cộng đồng
với nhiều nguyên do (nội tiết, chế độ sinh hoạt..),
thì bệnh nhân vảy nến nữ dễ thiếu hụt vitamin D
hơn, ngay cả so sánh với chính nữ giới bình
thường khác. Đây cũng là điều mới phát hiện
trong nghiên cứu của chúng tôi. Trên thế giới có
rất ít nghiên cứu đề cập đến sự khác nhau về vấn
đề này. Gisondi(7) nghiên cứu trên 145 bệnh nhân
vảy nến năm 2012 tại Ý cho kết quả nồng độ
vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân nữ là 19,3 ±
10,8 ng/mL và ở bệnh nhân nam là 21,2 ± 11,5
ng/mL (p >0,05). Cần nghiên cứu thêm về sự

khác biệt này.

Sự khác biệt về nồng độ vitamin D huyết
thanh của từng nhóm lâm sàng bệnh nhân
vảy nến so với người bình thường
Vảy nến mảng
Nồng độ vitamin D huyết thanh ở nhóm
bệnh nhân vảy nến mảng thấp hơn nhóm người
bình thường tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p=0,458), tỷ lệ thiếu vitamin
D của bệnh nhân vảy nến mảng cũng cao hơn


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
không có ý nghĩa thống kê so với nhóm người
bình thường (Bảng 7)
Nghiên cứu cuả tôi có kết quả khác so với các
nghiên cứu của Gisondi(7), Federica Ricceri(17),
Jacinto Orgaz-Molina(14). Điều này có thể do cỡ
mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Ngoài ra, do đối
tượng nghiên cứu ở những vùng địa lí, có thói
quen sinh hoạt khác nhau nên kết quả có thể
khác nhau.

Vảy nến mủ
Mặc dù nồng độ vitamin D huyết thanh
trong nhóm bệnh nhân vảy nến mủ thấp nhưng
chưa có ý nghĩa thống kê so với nhóm người
bình thường (p=0,05), nhưng tỷ lệ thiếu vitamin
D của nhóm bệnh nhân vảy nến mủ cao hơn so

với người bình thường (p = 0,003). Đặc biệt, nồng
độ vitamin D ở bệnh nhân nữ vảy nến mủ thấp
hơn rõ rệt so với nồng độ vitamin D ở nữ bình
thường (17,86 ± 10,09 so với 27,93 ± 6,70 ;
p=0,005). Tuy nhiên trên thế giới, tôi chưa tìm
được nghiên cứu nào khảo sát nồng độ vitamin
D huyết thanh cho riêng những trường hợp vảy
nến mủ, với từ khóa “vitamin D serum pustular
psoriasis”, nên đây cũng là phát hiện thú vị của
nghiên cứu này bởi vì thực tế tại Bệnh viện Da
Liễu, bệnh nhân vảy nến mủ thì nữ nhiều hơn
nam (thể hiện qua Bảng 2), và từ trước đến nay
việc điều trị vitamin D uống cho bệnh nhân vảy
nến mủ như chỉ định đầu tiên.
Đỏ da toàn thân do vảy nến
Đỏ da toàn thân do vảy nến là một dạng lâm
sàng nặng của bệnh vảy nến với hơn 90% diện
tích da bị ảnh hưởng. Trong nghiên cứu của tôi,
vảy nến đỏ da toàn thân có nồng độ vitamin D
huyết thanh thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bình thường (p=0,001) (Bảng 9). Hơn nữa,
khi so sánh các nhóm lâm sàng thì kết quả cho
thấy nồng độ vitamin D huyết thanh của 3 nhóm
lâm sàng cho kết quả khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p=0,041) (Bảng 10), trong đó vảy nến
đỏ da toàn thân có nồng độ thấp hơn các nhóm
còn lại (Bảng 11). Vảy nến đỏ da toàn thân là thể
bệnh nặng, sang thương lan tỏa và thường bệnh

Nghiên cứu Y học

đã kéo dài nhiều năm hơn so với vảy nến dạng
khác trong nghiên cứu. Đây cũng là phát hiện ít
được đề cập và cần nghiên cứu thêm.

Tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh và chỉ số PASI
Bảng 12 cho thấy nồng độ vitamin D huyết
thanh trên bệnh nhân vảy nến mảng không có
mối tương quan với chỉ số PASI (hệ số tương
quan r = 0,002; p = 0,993).
Nghiên cứu của Won Jeong Kim(11)và Jacinto
Orgaz-Molina(14,15) cũng không thấy có mối tương
quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh và chỉ
số PASI. Mặt khác, năm 2013, tại Ý, Federica
Ricceri(17) nghiên cứu trên 68 bệnh nhân vảy nến
mảng cho thấy có mối tương quan nghịch giữa
nồng độ vitamin D huyết thanh và độ nặng của
bệnh theo chỉ số PASI (r = −0,88; P < 0,001).
Kết quả giữa các nghiên cứu khác nhau có
thể do cách chọn mẫu hay do đặc điểm lâm sàng
của bệnh khác nhau tùy theo điều kiện vị trí địa
lý, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của từng nơi.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ
vitamin D huyết thanh của bệnh nhân vảy nến
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người
bình thường (p = 0,04), sự khác biệt này chủ yếu
xảy ra ở nữ. Đối với bệnh nhân đỏ da toàn thân
do vảy nến, nồng độ vitamin D huyết thanh rất

thấp (<20mg/ml) và thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm bệnh nhân vảy nến mảng (p =
0,043). Nhóm bệnh nhân vảy nến mủ nữ giới có
sự thiếu vitamin D so với nữ bình thường. Đây
là các phát hiện mới mà ngay cả các nghiên cứu
trên thế giới cũng chưa đề cập. Kết quả nghiên
cứu cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho
việc điều trị bổ sung vitamin D đối với bệnh
nhân vảy nến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Botti E, Spallone G, Caruso R, Monteleone G, Chimenti S,
Costanzo A (2012), “Psoriasis, from pathogenesis to
therapeutic strategies: IL-21 as a novel potential therapeutic
target”, Curr Pharm Biotechnol, vol. 13, pp. 1861-1867.
Chularojanamontri L, Griffiths C, Chalmers R (2014),
“Responsiveness to Change and Interpretability of the

31


Nghiên cứu Y học

3.

4.


5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

32

Simplified Psoriasis Index”, Journal of Investigative
Dermatology, vol. 134, pp. 351-358.
Davis CD, Hartmuller V, Freedman M, Hartge P, Picciano MF,
Swanson CA, Milner JA (2007). “Vitamin D and cancer:
current dilemmas and future needs”, Nutr Rev, vol. 65, pp.
S71-S74.
DeLuca HF (2004), “Overview of general physiologic features
and functions of vitamin D”, Am J Clin Nutr, vol. 80, pp.
1689S-1696S.
El-Moaty Zaher HA, El-Komy MH, Hegazy RA, Mohamed El,
Khashab HA, Ahmed HH (2013), “Assessment of interleukin17 and vitamin D serum levels in psoriatic patients”, Journal
of the American Academy of Dermatology, vol. 69(5), pp. 840842.

Fuleihan G El-Hajj, Deeb M (1999) “Hypovitaminosis in a
sunny country”, N Engl J Med, vol. 340, pp. 1840-1841.
Gisondi P, Rossini M, Di Cesare A, Idolazzi L, Farina S,
Beltrami G, Peris K, Girolomoni Disclosures G (2012),
“Vitamin D Status in Patients With Chronic Plaque Psoriasis”,
The British Journal of Dermatology, vol. 166(3), pp. 505-510.
Goldsmith LA, et al (2012), “Psoriasis”, Fizpatrick's
Dermatology in general medicine, 8th edition, vol. 1, pp. 197231.
Gutte RM, Pahuja V (2014), “A case-control study of 25hydroxyvitamin D deficiency in psoriasis patients”, Egyptian
Dermatology Online Journal, vol 10(1), pp. 3.
Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2010), “Thiếu vitamin D trong
cộng đồng: thực trạng và yếu tố nguy cơ”, Thời sự Y học, (39),
tr. 3-10.
Kim JW, Kim JY, Park MY, Song M, Kim HS, Ko HC, Kim BS,
Kim MB (2015), “Vitamin D Status and Its Relationship with
Disease Severity/activity in Patients with Atopic Dermatitis,
Psoriasis, and Chronic Idiopathic Urticaria in Korea”, Korean J
Dermatol, vol. 53(3), pp. 209-216.
Lê Minh Phúc, Nguyễn Tất Thắng (2012), “Nồng độ lipid máu
trên bệnh nhân vẩy nến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ
Chí Minh”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y dược TP. Hồ
Chí Minh, tập 16(1), tr. 260-267.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
13.

14.

15.


16.

17.

18.

19.

20.

Lehmann B (2009), “Role of the vitamin D pathway in healthy
and diseased skin – facts, contradictions and hypotheses”,
Experimental Dermatology, vol. 18(2), pp. 97-108.
Orgaz-Molina J, Buendía-Eisman A, Arrabal-Polo MA, Ruiz
JC, Arias-Santiago S (2012), “Deficiency of serum
concentration of 25-hydroxyvitamin D in psoriatic patients: A
case-control study”, Journal of the American Academy of
Dermatology, vol. 67(5), pp. 931–938.
Orgaz-Molina J, Magro-Checa C, Arrabal-Polo MA, RayaÁlvarez E, Naranjo R, Buendía-Eisman A, Arias-Santiago S
(2014), “Association of 25-hydroxyvitamin D with Metabolic
Syndrome in Patients with Psoriasis: A Case-control Study”,
Acta Derm Venereol, vol. 94, pp. 142–145.
Phạm Ngọc Trâm, Lê Ngọc Diệp (2015), “Nồng độ Interleukin
– 17 trong huyết thanh bệnh nhân vẩy nến tại Bệnh viện Da
Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1/10/2013 đến 30/4/2014”, Y
học TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, tập
19(2), tr. 33-40.
Ricceri F, Pescitelli L, Tripo L, Prignano F (2013), “Deficiency
of serum concentration of 25-hydroxyvitamin D correlates
with severity of disease in chronic plaque psoriasis”, Journal

of the American Academy of Dermatology, vol. 68, pp. 511–
512.
Takahashi H, et al (2009), “Prevalence of metabolic syndrome
in Japanese psoriasis patients”, Journal of dermatological
science, vol. 57(2), pp. 143-144.
Tanghetti EA (2009), “The role of topical vitamin D
modulators in psoriasis therapy”, Journal of Drugs in
Dermatology, vol. 8(8), pp. s4-s8.
Vanderwielen RPJ, Lowik MRH, Vandenberg H, et al (1995),
“Serum vitamin D concentrations among elderly people in
Europe”, Lancet, vol. 346, pp. 207-210.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/02/2016



×