Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp hưng nguyên trên địa bàn miền bắc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.8 KB, 54 trang )

TÓM LƯỢC

Ước lượng và dự báo cầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục
tiêu và chiến lược của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Qua đó công ty sẽ đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đạt được mục tiêu công ty đã đề ra.
Trong thời gian thực tập tại CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên, nhận thấy vai trò
rất quan trọng của công tác ước lượng và dự báo cấu nên tác giả đã lấy đề tài khóa luận là
“Ước lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp
Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”. Kết cấu nội dung luận văn được
chia làm 3 chương:
Lời mở đầu: Tóm lược tổng quan tính cấp thiết của hoạt động phân tích và dự báo
cầu của CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên. Từ đó xác lập, tuyên bố vấn đề trong
đề tài, xác định các mục tiêu nghiên cứu và kết câu các chương trong khóa luận.
Chương 1: Nghiên cứu những lý luận cơ bản về cầu, luật cầu, phân tích các yếu tố
tác động đến cầu hàng hóa. Các khái niệm, phương pháp về ước lượng và dự báo cầu.
Chương 2: Đề cập đến các kết quả phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của
CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên, đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng của
các nhân tố đến cầu sản phẩm gạch lỗ của doanh nghiệp. Tổng hợp lại kết quả điều tra, từ
dữ liệu sơ cấp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm gạch lỗ của công ty trên thị
trường miền Bắc. Qua đó kết luận những kết quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại của
doanh nghiệp.
Chương 3: Thông qua đánh giá thực trạng ước lượng và dự báo cầu của công ty,
đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác ước lượng và dự
báo cầu để nâng cao năng suất, đạt được mục tiêu công ty đề ra. Đề tài cũng đưa ra một
số kiến nghị đối với nhà nước, các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện để công ty hoạt
động tốt hơn, có hiệu quả hơn.

1


LỜI CẢM ƠN



Đề tài “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và
xây lắp Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020” được hoàn thành là do sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Thương Mại,
đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương và toàn thể cán bộ công nhân viên chức
phòng Kế Toán, CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên.
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, cùng các thầy cô
trường Đại Học Thương mại, cám ơn các thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Luật đã dạy cho
tác giả những kiến thức trong quá trình học tập suốt 4 năm học vừa qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Hương đã
nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo cùng các anh chị ở Phòng Kế
toán, CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tiếp
xúc với công việc, trao đổi và cung cấp những thông tin cần thiết để giúp tác giả hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập tại CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên và làm
khóa luận, do thời gian không nhiều và bản thân còn nhiều hạn chế về mặt trình độ và
nhận thức nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chỉ
bảo và đóng góp quý báu của các thầy cô và tập thể công nhân viên chức phòng Kế toán,
CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền

2



MỤC LỤC

TÓM LƯỢC...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ.................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1
2. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan...................................................2
3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu...........................................................................3
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................5
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp..........................................................................................6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO
CẦU ................................................................................................................................ 7
1.1. Một số lý luận cơ bản về cầu......................................................................................7
1.1.1. Cầu và luật cầu........................................................................................................7
1.1.2. Hàm cầu và đường cầu............................................................................................8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu.............................................................................10
1.1.4. Độ co giãn của cầu hàng hóa.................................................................................13
1.2. Ước lượng cầu..........................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm..............................................................................................................14
1.2.2. Các phương pháp ước lượng cầu...........................................................................14
1.2.3. Các bước ước lượng cầu........................................................................................15
1.3. Dự báo cầu...............................................................................................................16
1.3.1. Khái niệm..............................................................................................................16
1.3.2. Sự cần thiết của dự báo cầu...................................................................................16
1.3.3. Các phương pháp dự báo cầu.................................................................................17

1.3.4. Các bước dự báo cầu.............................................................................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CẦU SẢN PHẨM GẠCH LỖ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GẠCH NGÓI VÀ XÂY LẮP HƯNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN
BẮC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015.....................................................................................19
3


2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gạch gói và xây lắp Hưng Nguyên............................19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................................19
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty..........................................................................19
2.1.2.1. Chức năng...........................................................................................................19
2.1.2.2. Nhiệm vụ.............................................................................................................19
2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh.......................................................................................20
2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty.....................................................20
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp
Hưng Nguyên................................................................................................................... 21
2.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan...................................................................................21
2.1.2. Nhóm các nhân tố khách quan..............................................................................23
2.3. Thực trạng cầu mặt hàng gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng
Nguyên giai đoạn 2012 - 2015.........................................................................................24
2.3.1. Thực trạng cầu sản phẩm gạch lỗ trên địa bàn miền Bắc qua dữ liệu thứ cấp........24
2.3.2. Thực trạng về cầu sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên
trên địa bàn miền Bắc qua phân tích phiếu điều tra..........................................................24
2.3.3. Thực trạng về cầu sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên
trên địa bàn miền Bắc qua ước lượng hàm cầu.................................................................25
2.4. Dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng
Nguyên trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020..................................................................27
2.4.1. Dự báo cầu theo phương pháp chuỗi thời gian.......................................................27
2.4.2. Dự báo cầu dựa trên hàm hồi quy theo biến thời gian............................................29
2.5. Đánh giá chung về ước lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói

và xây lắp Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc..............................................................29
2.5.1. Một số kết quả đạt được.........................................................................................29
2.5.2. Một số hạn chế.......................................................................................................30
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................................30
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU
THỤ MẶT HÀNG GẠCH LỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI VÀ XÂY
LẮP HƯNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN BẮC ĐẾN NĂM 2020....................32
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2020................32
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác ước lượng cầu.................................33
3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác ước lượng và dự báo cầu............................................33
3.2.2. Giải pháp đối với sản phẩm....................................................................................34
3.2.3. Phát triển và mở rộng kênh phân phối....................................................................34
4


3.2.4. Tăng cường quảng cáo, quảng bá cho sản phẩm của công ty.................................35
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất..........................................................................................35
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.............................................................35
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cầu đối với gạch lỗ............................................................................................8
Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ gạch lỗ của công ty gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên trên
địa bàn miền Bắc giai đoạn 2012 – 2015.........................................................................24

Bảng 2.2: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp
Hưng Nguyên...................................................................................................................25
Bảng 2.3: Kết quả ước lượng hàm cầu sản phẩm gạch lỗ.................................................26
Bảng 2.5: Kết quả dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ Hưng Nguyên đến năm 2020...............29
Bảng 2.6: Tổng doanh thu gạch lỗ Hưng Nguyên giai đoạn 2012 - 2015.........................30

6


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Đồ thị 1.1: Đường cầu
Đồ thị 1.2: Đồ thị hàm cầu cá nhân và hàm cầu thị trường
Đồ thị 1.3: Đường Engel
Đồ thị 1.4: Cầu hàng hóa thay thế
Đồ thị 1.5: Cầu hàng hóa bổ sung
Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty cổ phần gạch ngói và
xây lắp Hưng Nguyên giai đoạn 2012-2015

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTCP:
ĐH:
OLS:
QĐ:
Th.S:
TNDN:


Công ty Cổ phần
Đại học
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Quyết định
Thạc sỹ
Thu nhập doanh nghiệp

8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình mở cửa, hội nhập ngày càng sâu và
rộng hơn. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng với hội nhập
quốc tế tạo điều kiện cho nền kinh tế nước nhà ngày càng có cơ hội phát triển. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam với nền kinh tế có sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, các
doanh nghiệp được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước Pháp luật, thị
trường trong nước được mở cửa. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách
thức cho các doanh nghiệp từ sự tác động của cơ chế mới. Để có thể tồn tại, phát triển và
giữ vững vị thế trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách, chiến lược kinh
doanh hợp lý, đúng đắn và hiệu quả. Việc hướng trọng tâm vào tìm hiểu và thỏa mãn nhu
cầu khách hàng cũng như nhu cầu thị trường có vai trò rất quan trọng. Nếu xác định sai
nhu cầu thị trường thì việc hoạch định chiến lược cũng như toàn bộ nỗ lực sau đó của
doanh nghiệp đều là vô nghĩa và thất bại là điều khó tránh khỏi.
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển, mức sống của
người dân ngày một gia tăng. Vì vậy nhu cầu xây dựng cũng tăng theo, điều đó thể hiện ở
số lượng chung cư, nhà ở, bệnh viện, trường học… mọc lên ngày càng nhiều. Nó đã tác
động đến mức cung cầu trên thị trường đối với mặt hàng vật liệu. Trong đó gạch ngói là

một trong tám vật liệu thiết yếu, là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình
kiến trúc. Các doanh nghiệp gạch ngói luôn cố gắng hoàn các sản phẩm của mình đẹp
nhất, nhiều mẫu mã, chủng loại thu hút thị hiếu khách hàng nhất, phù hợp với từng đối
tượng khách hàng với các mức thu nhập và mục đích sử dụng khác nhau.
Trước xu hướng kinh tế Thế Giới ngày càng được quốc tế hoá, kinh tế Việt Nam
đang vững bước chuyển mình và hội nhập; trong nền kinh tế thị trường, sức ép cạnh tranh
ngày càng gia tăng khi có nhiều doanh nghiệp cũng gia tăng vào thị trường kinh doanh
gạch ngói đầy tiềm năng, công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên nhận thức
rõ sản phẩm của công ty không chỉ bị cạnh tranh bởi các đối thủ trên địa bàn mà còn cả
các doanh nghiệp khác trong cả nước và nước bạn. Nhưng đó cũng là động lực để công ty
hoàn thiện hơn sản phẩm của mình, phát triển doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển
trong điều kiện gay gắt này doanh nghiệp cần phải có những dự báo cầu trong tương lai
để lên kế hoạch dự trữ và phân phối sản phẩm gạch lỗ trên thị trường miền Bắc đến năm
2020 là một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với sự phát triển của công ty cổ phần gạch
ngói và xây lắp Hưng Nguyên.
1


2. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tôi đã tham khảo một số những nghiên
cứu trước đây về vấn đề ước lượng và dự báo cầu để làm rõ vấn đề và có sự so sánh
giống và khác nhau giữa nghiên cứu này với các công trình nghiên cứu trước đó.
L.J. Unnevehr, B.Duff and B.O. Juliano (2006) Consumer demand for rice grain
quality: Quality and price in selected international market. Công trình nghiên cứu kinh
tế, Đại học Dialogo (Brazil). Công trình đã nghiên cứu khá kĩ lưỡng các nhân tố ảnh
hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng đối với thị trường gạo tại Brazil. Phương pháp tác
giả áp dụng là sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích dữ liệu sơ cấp và ứng dụng mô
hình kinh tế lượng trong phân tích thứ cấp. Mặc dù công trình ước lượng cầu khá tốt
nhưng về dự báo lại chưa chính xác, chủ yếu dùng theo phương pháp chuỗi thời gian,
chưa đi sâu vào tính thời vụ của sản phẩm này.

Cristine Lim (2002) Time series forecasts of international travel demand for
Australia, bài báo, tạp chí Science Direct. Bài báo đã phân tích khá chi tiết nhu cầu của
người tiêu dùng đối với du lịch Quốc Tế Úc đồng thời nêu rõ các lý luận cầu, ước lượng
và dự báo cầu, vai trò của ước lượng và dự bao cầu, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu
tố tác động đến cầu tiêu dùng du lịch. Tuy nhiên, trong bài báo lại chưa sử dụng các phần
mềm kinh tế lượng, phần mềm Eviews hay phần mềm SPSS để xây dựng các mô hình.
Volkan. S. Eliger (2007) Forecasting of primary energy demand by fuel in Turkey.
Đề tài này đã đánh giá được thị trường năng lượng thiên nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ, ước
lượng và dự báo nhu cầu năng lượng của thiên nhiên ở Thổ Nhĩ Kỳ rất kỹ lưỡng, đề tài đã
xây dựng mô hình cầu năng lượng thiên nhiên bang phương pháp kinh tế lượng, thông
qua việc sử dụng phần mềm SPSS song nghiên cứu đã lược bỏ phần lý thuyết về cầu
cùng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa. Mặt khác, các giải pháp đề tài đưa ra chưa
có tính thực thi, thực tiễn cao.
Xét dưới góc độ các công trình nghiên cứu trong nước, luận văn cấp trường, có
khá nhiều công trình nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp: “Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng rược Phú Lộc trên địa
bàn Cẩm Giang đến năm 2020” của tác giả Hoàng Sỹ Vinh (2014). Ở đề tài này tác giả đã
tập trung nghiên cứu cầu sản phẩm rượu Phú Lộc, hoạt động sản xuất kinh doanh rược
Phú Lộc, ước lượng và dự báo cầu khá tốt mặt hàng rượu Phú Lộc trên địa bàn huyện
Cẩm Giang nhưng tác giả chưa đi sâu phân tích được tác động của những yếu tố như thế
nào, dẫn đến chưa đi sâu phân tích được những giải pháp khắc phục hạn chế còn gặp
phải. Bên cạnh đó, đề tài còn thiếu phần kiến nghị đối với Nhà nước.

2


Đề tài: “Phân tích và dự báo cầu đối với sản phẩm thiết bị trường học Nam Anh
trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 của tác giá Chu Thị Quỳnh Trang (2011). Tác giả đã
sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích kinh tế lượng trong quá
trình nghiên cứu cầu thiết bị trường học giai đoạn 2006 – 2010 trên thị trường Hà Nội.

Trong đề tài, tác giả đã làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, sử dụng phần mềm
SPSS trong phân tích dữ liệu sơ cấp và ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích
dữ liệu thứ cấp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thiết bị trường
học cho công ty. Tuy nhiên, số lượng mẫu quan sát còn hạn chế.
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm sơ mi của công ty cổ
phần may 10 trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”của tác giả Đào Thị Vân Anh – luận văn
tốt nghiệp khoa Kinh tế năm 2010, trường Đại học Thương mại. Đối với đề tài này, tác
giả đã có những sự phân tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm của công
ty như: Giá sản phẩm, thu nhập, dân số Hà Nội; đánh giá được tình hình của công ty và
thị trường mà công ty đang kinh doanh. Tuy nhiên việc áp dụng phần mềm kinh tế lượng
còn khá hạn chế, số liệu được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Mai Anh (2010), trường Đại học Vinh:
“Ước lượng và dự báo cầu về mặt hàng máy xúc của công ty TNHH đầu tư và thương
mại Nghĩa Nam trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Trung Bộ tới năm 2015”. Đề tài đã nêu
khá rõ các lý luận về cầu, hàm cầu, đưa ra được một số giải pháp kích cầu đối với các
mặt hàng nghiên cứu. Đề tài này còn có hạn chế là chưa sử dụng các phần mềm SPSS
hay Eviews để xây dựng mô hình ước lượng và dự báo.
Luận văn tốt nghiệp của tác giả: Nguyễn Thị Sen, năm 2009, trường đại học Huế,
“ước lượng cầu cho mặt hàng lúa nông nghiệp ở trên địa bàn huyện Quảng Xương-Thanh
Hóa” . Đây là một bài làm tốt, phân tích, thu thập dữ liệu tốt, chỉ ra được nhu cầu, thực
trạng của lúa nông nghiệp hiện này trên địa bàn đó. Tác giả đưa ra khá nhiều kiến thức, lý
thuyết về cầu, các nhân tố liên quan. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng mô
hình hồi quy để phân tích của các yếu tố: dân số, thu nhập, giá cả, chất lượng. Tuy nhiên,
các giải pháp mà tác giả đưa ra và những đề xuất của tác giả đối với công ty là chưa có sự
thiết thực và có thể áp dụng đối với tình hình thực trạng nền kinh tế.
Nếu xét tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên thì đối với vấn đề
ước lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty thì chưa có công trình nào nghiên
cứu về vấn đề này. Như vậy việc lựa chọn đề tài “Ước lượng và dự báo cầu sản phẩm
gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc
đến năm 2020” là hoàn toàn phù hợp và thật sự cần thiết với tình hình sản xuất và kinh

doanh hiện nay của công ty.

3


3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài kết hợp với trong quá trình thực tập tại công
ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Ước
lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng
Nguyên trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020” làm khóa luận tốt nghiệp. Với mục tiêu cuối
cùng tác giả muốn hướng tới là đưa ra phương hướng, giải pháp cho công ty cổ phần gạch
ngói và xây lắp Hưng Nguyên có thể xây dựng và hoàn thiện hơn công tác dự báo cầu.
Thừa kế những giá trị khóa học của những đề tài trước, tác giả vẫn tiếp tục vận
dụng sâu hơn các phương pháp phân tích và dự báo cầu khi nghiên cứu và dự báo cầu về
sản phẩm; rồi dựa vào những chỉ tiêu dự báo và những điều tra nhu cầu của khách hàng
trên địa bàn miền Bắc, từ đó đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm đây mạnh tiêu
thụ sản phẩm.
Trong khóa luận này, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Ước lượng cầu sản phẩm gạch lỗ của Công ty Cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng
Nguyên trên địa bàn miền Bắc để thấy được các nhân tố tác động đến cầu của sản phẩm
gạch lỗ, từ đó xây dựng được hàm cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty.
Xây dựng mô hình và phương pháp dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ trên địa bàn miền
Bắc.
Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của
công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên và những giải pháp nhằm kích cầu
sản phẩm gạch lỗ của công ty trong thời gian tới.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cầu, công tác ước lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty
cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc.

b.Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu lý luận:
Hệ thống lại một số lý luận về cầu, cầu cá nhân, cầu thị trường, các nhân tố tác
động đến cầu. Tập hợp và hiểu những vấn đề lý luận có liên quan đến ước lượng, dự báo
cầu sản phẩm và việc áp dụng mô hình kinh tế vào phân tích trong thực tiễn. Vận dụng
những lý thuyết vào thực tế để giải quyết vấn đề trong thực tế. Chỉ rõ công cụ để dự báo,
phương pháp phân tích cầu và dự báo cầu thị trường.
 Mục tiêu thực tiễn:

4


Đề tài đánh giá được thực trạng tiêu thụ sản phẩm gạch lỗ của công ty trên địa bàn
miền Bắc trong giai đoạn 2013 – 2015 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản
phẩm gạch lỗ; tìm hiểu và đánh giá công tác ước lượng và dự báo cầu của sản phẩm gạch
lỗ giai đoạn 2013 - 2015; đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng và dự
báo cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên trên
địa bàn miền Bắc đến năm 2020.
Đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự
báo cầu, các biện pháp nhằm đấy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch lỗ.
c. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ước lượng và dự báo cầu sản
phẩm gạch lỗ trên địa bàn miền Bắc.
Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong bài được lấy trong khoảng thời gian
từ năm 2013 đến năm 2015 và dự báo đến năm 2020.
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu cụ thể vào việc ước lượng cầu và các nhân tố
ảnh hưởng đến cầu, đi sâu dự báo cầu sản phẩm gạch lỗ của Công ty Cổ phần gạch ngói
và xây lắp Hưng Nguyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề, chúng ta cần sử dụng kết hợp nhiều phương

pháp khác nhau, sử dụng tách biệt hoặc đồng thời các phương pháp một cách hợp lý và
chính xác nhất để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Để hoàn thành khóa luận này
tác giả đã sử dụng hai phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý,
phân tích dữ liệu.
a. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp này bao gồm phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu, từ
thực nghiệm và phi thực nghiệm. Mục đích của thu thập dữ liệu để làm cơ sở lý luận khoa
học hay luận cứ chứng minh giả thiết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập trực tiếp,
ban đầu từ đối tượng nghiên cứu và được thu thập qua các cuộc điều tra khảo sát bao
gồm: điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên; điều tra toàn bộ và điều tra
không toàn bộ. Số liệu sơ cấp của đề tài được lấy từ 200 phiếu điều tra khách hàng là
người tiêu dùng trên địa bàn miền Bắc. Sau đó, dữ liệu được xử lý thành dữ liệu phục vụ
cho đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu thu thập từ nguồn
có sẵn, đó chính là số liệu đã qua tổng hợp, xử lý. Số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo của
các đơn vị, các số liệu do cơ quan trực thuộc chính phủ cấp, số liệu từ báo chí, các công
5


ty nghiên cứu và cung cấp thông tin. Số liệu thứ cấp của đề tài được lấy từ báo cáo tài
chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ phòng kế toán,
phòng kinh doanh. Ngoài ra đề tài còn thu thập từ Internet, các nguồn dữ liệu trên báo,
tạp chí về công ty… Các nguồn số liệu đều minh bạch và có độ uy tín cao.
b. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả đã sử dụng phần mềm Eviews để dự
báo, ước lượng cầu sản phẩm gạch lỗ Hưng Nguyên với các biến: giá cả, thu nhập, giá cả
hàng hóa có liện quan. Mô hình có dạng:
Q = a + bP + cI + dPR
Trong đó:

Q: Lượng cầu về hàng hóa, sản phẩm
P: Giá bán của hàng hóa, sản phẩm
I: Thu nhập bình quân của người dân miền Bắc
Pr: Giá cả của hàng hóa có lien quan
a: Hệ số chặn
b, c, d: Hệ số góc
Số liệu sơ cấp của đề tài được lấy từ 200 phiếu điều tra khách hàng là người tiêu
dùng trên địa bàn miền Bắc. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS để thấy rõ ảnh hưởng của
các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp
Hưng Nguyên.
Phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian: Phương pháp này dựa vào hàm hồi
quy, ước lượng các giá trị tương lai của các biến số trong mô hình từ đó tính toán các giá
trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo. Biến cần dự báo sẽ được cho tăng hay giảm
một cách tuyến tính theo thời gian.
Qt = a + bt
Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị a và b.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục tài bảng biểu, danh mục sơ đồ,
hình vẽ, tài liệu tham khảo, các phụ lục, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu
Chương 2: Thực trạng về cầu sản phẩm gạch lỗ của công ty cổ phần gạch ngói và xây
lắp Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc giai đoạn 2012 - 2015
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạch lỗ
của công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên trên địa bàn miền Bắc

6


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU,
ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU


1.1. Một số lý luận cơ bản về cầu
1.1.1. Cầu và luật cầu

 Cầu
Ngô Đình Giao (2008, tr.33) “Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người
mua có khả năng và sẵn sang mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định, với các điều kiện khác là không đổi”
Phan Thế Công (2014, tr.50) “Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người
mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định, các yếu tố khác không đổi”
Từ khái niệm trên, ta có thể thấy khi đề cập đến cầu ta cần hiểu rõ vào hai yếu tố là
khả năng mua và sự sẵn sàng mua hàng hóa hay dịch vụ đó. Khả năng mua tức là khả
năng tài chính của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng rất muốn mua hàng hóa, dịch vụ
tuy nhiên không đủ khả năng tài chính thì không thể tạo thành cầu. Và ngược lại, sẵn
sàng mua cũng thế. Sự sẵn sàng mua của người tiêu dùng thể hiện ở việc người đó có sẵn
sàng chi tiền hay không.
Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của
con người. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu được đảm bảo bằng
một số lượng tiền tệ để có thể mua được số hàng hóa.
 Luật cầu
Ngô Đình Giao (2003, Tr.38) “Luật cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá
và lượng cầu, cụ thể là “số lượng hàng hóa hay dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian
đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa hay dịch vụ giảm xuống hoặc ngược lại (các yếu tố
khác không đổi)”

7


Phan Thế Công (2014, Tr.51) “ Luật cầu là số lượng hàng hóa được cầu trong

khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả
định các yếu tố khác không thay đổi: P tăng thì QD giảm”
Luật cầu được giải thích rõ qua hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Giá cả cao
dẫn đến lượng cầu giảm bởi vì mỗi hàng hóa đều có thể được thay thế bởi hàng hóa khác.
Khi giá hàng hóa này tăng lên, người tiêu dùng sẽ tìm mua sản phẩm thay thế để sử dụng.
Đó là hiệu ứng thay thế. Còn hiệu ứng thu nhập tức là khi giá cả thay đổi làm cho thu
nhập thực tế thay đổi. Khi thu nhập thực tế thay đổi cũng làm cho lượng cầu về hàng hóa
thay đổi theo. Giá cả giảm làm cho thu nhập thực tế tăng và làm cho cầu về hàng hóa
tăng và ngược lại (đối với hàng hóa thông thường).
“Lượng cầu là hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua
ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định”. Để thể hiện lượng cầu, để cụ thể hóa
mối quan hệ giữa giá và lượng cầu như thể hiện trong luật cầu, các nhà kinh tế học đã
đưa ra khái niệm đường cầu, đồng thời đưa ra cả mô hình về hàm cầu.
Ví dụ 1: Cầu về sản phẩm gạch lỗ được trình bày trong bảng 1.1. Ta nhận thấy rằng
hành vi của người tiêu dùng: Khi giá càng cao, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi.
Chẳng hạn, ở mức giá là 1.900 đồng/ viên, người tiêu dùng A mua được 2 nghìn viên.
Khi mức giá tăng lên 2.100 đồng/ viên, người tiêu dùng A không còn khả năng thanh toán
hay người tiêu dùng A mua ít đi do cảm thấy đắt hơn nên từ bỏ ý định mua. Do vậy lượng
cầu lúc này giảm xuống còn 1 nghìn viên.
Bảng 1.1: Cầu đối với gạch lỗ
Giá (1.000 đồng)
2,3
2,2
2,1
2,0
1,9

Lượng cầu (trăm viên)
Người tiêu dùng A
0

5
10
15
20

Người tiêu dùng B
0
0
6
12
18
Nguồn: Tác giả xây dựng

1.1.2. Hàm cầu và đường cầu

 Hàm cầu
Từ ví dụ 1 ta nhận thấy, nếu các yếu tố khác không đổi, lượng cầu của người tiêu
dùng đối với một loại hàng hóa tỉ lệ nghịch và phụ thuộc vào giá của mặt hàng đó. Ta có
thể biểu diễn số cầu đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số của giá của chính
hàng hóa đó như sau:
QD= f(Px)
(1)
Trong đó:
QD: lượng cầu về hàng hóa X
8


Px: giá của hàng hóa X
Hàm số (1) được gọi là hàm cầu. Hàm cầu biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của
một mặt hàng và giá của nó.

QD = a – bP
(a ≥ 0, b ≥ 0)
Trong đó:
- a: Là hệ số chặn, khi hàng hóa này bằng 0 (P=0) thì lượng cầu sẽ ở giá trị lớn
nhất là a đơn vị hàng hóa.
- b: Là hệ số biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu và giá; b<0, vậy hàm cầu đã
phản ánh đúng theo luật cầu. Lượng cầu và giá tỉ lệ nghịch với nhau, khi P tăng 1 đơn vị
thì Q sẽ giảm b đơn vị hàng hóa, dịch vụ và ngược lại (với giả định rằng các yếu tố khác
không đổi).
 Đường cầu
 Với dạng hàm cầu như trên thì ta có đồ thị của hàm số cầu (đường cầu) có thể
được vẽ như một đường thẳng.
Đồ thị 1.1: Đường cầu

Đường cầu thường có hướng dốc xuống từ trái sang phải vì khi giá cả tăng lên và số
cầu giảm đi. Khi giá tăng từ PB đến PA thì khi đó lượng cầu giảm từ QB xuống QA.
 Đường cầu cá nhân là tập hợp các điểm phản ánh mối quan hệ giữa giá và lượng
cầu cá nhân.
 Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện lượng
hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá nhất định. Đường
cầu thị trường thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân.
Từ bảng 1.1, ta biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu của người tiêu dùng A, B.
Đồ thị 1.2: Đồ thị hàm cầu cá nhân và hàm cầu thị trường

9


1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển khi các yếu tố
khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi. Số cầu của

người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi.
QD = f(P, I, Pr, N,…) hay Q = a + bP + cI + dPR + eN
 Giá cả của bản thân hàng hóa (P)
Giá của bản thân hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu về hàng hóa đó, nó thể
hiện thông qua luật cầu. Khi giá của hàng hóa tăng lên trong khi ngân sách cho tiêu dùng
không thay đổi, người tiêu dùng sẽ tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình bằng việc giảm
tiêu dùng hàng hóa đó mà sử dụng hàng hóa thay thế dẫn đến cầu hàng hóa đó giảm và
ngược lại.
 Thu nhập của người tiêu dùng (I)
Thu nhập là yếu tố quan trọng tác động đến cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa
đều gia tăng vì với thu nhập cao hơn, người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa
và sử dụng dịch vụ nhiều hơn và ngược lại. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hóa
cụ thể mà mức thay đổi của cầu sẽ khác nhau. Ta có đường Engel sau thể hiện cụ thể hơn
mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa
Đồ thị 1.3: Đường Engel

10


Từ đồ thị trên ta có thể thấy cầu đối với hàng hóa thông thường và xa xỉ tỉ lệ thuận
với nhau. Cầu sẽ tăng khi thu nhập người tiêu dùng tăng vì khi đó khả năng thanh toán
tăng nên nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ cũng tăng lên và ngược lại. Còn cầu đối với
hàng hóa thứ cấp lại tỉ lệ nghịch với nhau, khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa đó giảm
đi và ngược lại.
Tuy nhiên sự phân biệt hàng hóa thông thường, hàng hóa thứ cấp hay hàng hóa xa
xỉ chỉ mang tính chất tương đối. Nó còn phụ thuộc vào thời kì hay thị trường lúc đó, ở
thời kì, thị trường khác nhau sẽ dẫn đến sự phân loại khác nhau. Ví dụ như khi trong thời
kỳ khó khăn, một gia đình có một chiếc tivi màu đen trắng thì được coi hàng hóa xa xỉ.
Tuy nhiên hiện nay đời sống được cải thiện, kinh tế ngày càng phát triển thì chiếc tivi

màu đen trắng được coi là hàng hóa thứ cấp vì bị thay thế bởi các sản phẩm tivi màu, tivi
LED siêu mỏng…
 Giá cả của hàng hóa có liên quan (PR)
Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa mà còn
phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan. Các hàng hóa này được chia làm hai loại:
hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
 Hàng hóa thay thế: là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng
có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại
hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt
hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Ví dụ, người tiêu
dùng có thể thay thế sản phẩm gạch lỗ Hưng Nguyên với sản phẩm gạch lỗ Trung Thành
khi giá một trong hai sản phẩm tăng lên và giá sản phẩm kia không đổi.
 Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ
sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Trong thực tế có rất nhiều
hàng hóa bổ sung. Ví dụ, xi măng là hàng hóa bổ sung cho gạch lỗ vì chúng ta không thể
sử dụng gạch lỗ mà không có xi măng. Giá xi măng tăng có thể dẫn đến lượng cầu đối
với gạch lỗ giảm xuống.
Ta có đồ thị sau biểu thị cầu của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung:
Đồ thị 1.4: Cầu hàng hóa thay thế
Đồ thị 1.5: Cầu hàng hóa bổ sung

11


Đồ thị 1.4 thể hiện cầu đối với gạch lỗ Hưng Nguyên khi giá của gạch lỗ Trung
Thành tăng lên. Lúc đấy người tiêu dùng sẽ thay thế gạch lỗ Hưng Nguyên bằng
Trung Thành làm cho đường cầu của gạch lỗ Hưng Nguyên dịch chuyển song song
sang bên phải.
Đồ thị 1.5 thể hiện cầu đối với gạch lỗ giảm khi giá xi măng tăng lên. Lúc đó cầu về
mặt hàng gạch lỗ sẽ giảm làm cho đường cầu dịch chuyển song song sang trái.

 Thị hiếu của người tiêu dùng (T)
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự
ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hay dịch vụ. Chúng có thể phản ánh nhu
cầu tâm lý, sinh lý thuần tuý (về của cải, tình cảm) và chúng có thể là những ước muốn
do chủ quan con người tạo ra (như thuốc lá, trang sức). Chúng có thể bao gồm cả những
yếu tố truyền thống, tôn giáo (ăn trầu là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam). Như vậy, thị
hiếu là một yếu tố khác hẳn các yếu tố khác của cầu, khi yếu tố thị hiếu thay đổi, nhu cầu
đối với một số loại hàng hóa cũng thay đổi theo.
 Các kỳ vọng (E)
Kỳ vọng là sự mong đợi hay dự đoán về giá hay thu nhập trong tương lai của hàng
hóa, dịch vụ. Cầu đối với hàng hoá và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự
mong muốn) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá cả của hàng hoá
nào đó sẽ tăng lên trong tương lai thì cầu (hiện tại) đối với hàng hoá đó của họ sẽ tăng lên
và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cầu vì ở đây, người tiêu dùng vẫn
cố gắng mua khối lượng hàng hoá nhiều hơn khi giá của nó thấp và ngược lại. Ở đây,
không phải xảy ra một sự trượt dọc theo đường cầu mà là một sự dịch chuyển của cả
đường cầu. Khi giá kỳ vọng tăng, cầu về hàng hoá sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển
về bên phải. Trái lại, khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hoá sẽ giảm và đường cầu sẽ
dịch chuyển sang trái. Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, về thị hiếu, về số lượng
người tiêu dùng… đều tác động đến cầu, đến giá cả.
 Quy mô thị trường (N)

12


Quy mô thị trường ở đây là số lượng người tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ trên thị
trường, nó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó, nó xác định
lượng cầu tiềm năng. Có những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước
giải khát, bột giặt, lúa gạo, v.v. Vì vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt
hàng này rất lớn nên cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt

hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang cao cấp, kính cận
thị, v.v. Do số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên cầu
đối với những mặt hàng này cũng thấp. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan
trọng quyết định quy mô thị trường. Ở cùng một mức giá lượng cầu đối với hàng hóa hay
dịch vụ ở thị trường đông dân cư sẽ lớn hơn thị trường ít dân cư.
 Các yếu tố khác
Sự thay đổi của cầu hàng hóa, dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố trên, nó
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
 Chính sách của Chính Phủ: Yếu tố này gây ra ảnh hưởng cả ở tầm vi mô và vĩ
mô. Những chính sách nhập khẩu, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng… đều ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến sự cân
nhắc mua hàng hóa của người tiêu dùng. Ví dụ, đối với mặt hàng ô tô, nhà nước đánh
thuế suất 100% đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Chính vì vậy người
tiêu dùng sẽ cân nhắc xem nên mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc hay mua ô tô từ các nhà
phân phối ủy quyền tại Việt Nam sẽ có lợi hơn.
 Yếu tố thời tiết: Hạn hán, mưa to, lũ lụt… đều ảnh hưởng đến cầu các sản phẩm
mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết. Ví dụ, cầu về quần áo mùa hè sẽ giảm mạnh vào
mùa đông khi thời tiết giá lạnh, cần quần áo dày và ấm áp.
 Yếu tố mùa vụ: Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như du lịch, khách sạn.
Ví dụ: Vào mua hè thì lượng khách tham quan du lịch ở Cửa Lò sẽ cao gấp nhiều lần với
lượng khách du lịch vào mùa đông, kèm theo đấy là các dịch vụ tour du lịch, nhà hàng,
khách sạn… cũng tăng theo.
1.1.4. Độ co giãn của cầu hàng hóa

 Độ co giãn của cầu theo giá: Là độ co giãn đo lường sự nhạy cảm của người
tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá hàng hóa thay đổi. Độ co giãn là tỷ
lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá (P) sản phẩm thay đổi 1% với điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
 Công thức tính:
= =


13


 Do lượng cầu của hàng hóa tỷ lệ nghịch với giá của nó nên phần trăm thay đổi
của lượng cầu luôn trái dấu với phần trăm thay đổi của giá. Vì vậy, hệ số co dãn của cầu
theo giá thường mang dấu âm.
 Các giá trị của độ co giãn:
| | > 1 => |%Q| > |%P| : Cầu co giãn
| | < 1 => |%Q| < |%P| : Cầu kém co giãn
| | = 1 => |%Q| = |%P| : Cầu co giãn đơn vị
 Độ co giãn của cầu đối với thu nhập: Là phần trăm thay đổi của lượng cầu khi
thu nhập thay đổi 1% (nếu các yếu tố khác không đổi)
 Công thức tính độ co giãn của cầu đối với thu nhập:
=
 Tính chất của:
< 0 : Hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thứ cấp.
0< < 1 : Hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thiết yếu.
> 1 : Hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa cao cấp, xa xỉ.
=0: Thu nhập thay đổi không ảnh hưởng tới cầu.
 Độ co giãn của cầu theo giá chéo: Là phần trăm lượng cầu hàng hóa này phải
thay đổi khi giá mặt hàng kia thay đổi 1% (nếu các yếu tố khác không đổi).
 Công thức tính độ co giãn theo giá chéo:
= hay
 Tính chất của EX/Y:
= 0: Hai hàng hóa không liên quan.
< 0: X và Y là hai hàng hóa bổ sung cho nhau.
> 0: X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau.
1.2. Ước lượng cầu
1.2.1. Khái niệm

Vũ Kim Dũng (2003) “Ước lượng cầu là sự lượng hóa các mối quan hệ của cầu
với các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, dựa trên số liệu thu thập được và và dựa trên những
lý thuyết đã học”. Những số liệu thu thập được là những dữ liệu rất quan trọng để chúng
ta căn cứ để ước lượng cầu và từ những lý thuyết chúng ta có thể kiểm định được sự đúng
đắn của hàm cầu mà chúng ta vừa ước lượng được.

14


1.2.2. Các phương pháp ước lượng cầu
 Phương pháp kinh tế lượng: là phương pháp nhằm lượng hóa các mối quan hệ
giữa cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu. Kết quả phân tích cho thấy được những nhân
tố có ảnh hưởng đến lượng cầu, mức độ ảnh hưởng và độ chính xác của mô hình khi giải
thích các mối quan hệ đó. Từ đó có thể dự đoán được lượng cầu trong thời gian tới là như
thế nào, căn cứ vào kết quả đó mà công ty có thể đưa ra những chính sách, kế hoạch sản
xuất, kinh doanh hợp lý, hiệu quả.
Trong phạm vi đề tài, phương pháp này sẽ được sử dụng để ước lượng hàm cầu của
sản phẩm gạch lỗ trên địa bàn miền Bắc thông qua những nhân tố ảnh hưởng đến cầu và
ước lượng hàm biến đổi theo thời gian. Qua đó, ta có thể dựa vào kết quả ước lượng để
đưa ra những dự báo trong tương lai.
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn người tiêu dùng: là phương pháp được sử
dụng khá phổ biến khi doanh nghiệp muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua việc
tìm hiểu cầu, thị hiếu người tiêu dùng cũng như cầu của khách hàng với đối thủ cạnh
tranh thông qua các phiếu điều tra trực tiếp đến từng đối tượng nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp của đề tài được lấy từ 200 phiếu điều tra khách hàng là người tiêu
dùng trên địa bàn miền Bắc. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS để thấy rõ ảnh hưởng của
các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp
Hưng Nguyên.
 Ước lượng cầu thông qua dữ liệu thứ cấp: là phương pháp nghiên cứu cầu thông
qua các tài liệu có như hồ sơ lưu trữ của công ty về các kết quả nghiên cứu trước đây,

nguồn dữ liệu nội bộ của công ty, nguồn dữ liệu bên ngoài trên các bài báo, trang web…
Dựa vào các tài liệu này, nhà phân tích có thể giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, tập
trung những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến cầu thị trường, nhờ đó giảm được chi phí và
thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, do nhà phân tích không tiếp xúc với người tiêu dùng,
cộng với dữ liệu phục vụ phân tích là dữ liệu thứ cấp, nhiều khi không nói lên đúng nhu
cầu hiện tại của thị trường, do đó không mang tính cập nhật, khách quan.
Trong đề tài, phương pháp này dùng để phân tích những dữ liệu thu thập được để
tổng hợp thành số liệu phục vụ đề tài. Dữ liệu của đề tài lấy từ báo cáo tài chính của công
ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên, cùng với các dữ liệu tổng hợp từ phòng
kế toán, phòng kinh doanh…
1.2.3. Các bước ước lượng cầu
 Các nhân tố tác động đến sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp
Hưng Nguyên
Sản phẩm gạch lỗ Hưng Nguyên phụ thuộc các yếu tố:
15


 Giá của sản phẩm gạch lỗ: Gạch lỗ cũng tuân theo luật cầu. Nghĩa là khi giá tăng
lên thì người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn cho gạch lỗ hoặc chuyển sang các mặt hàng thay
thế khiến cho lượng cầu của gạch lỗ giảm xuống và ngược lại.
 Thu nhập của người dân: gạch lỗ là hàng hóa thông thường nên khi thu nhập của
người dân tăng lên, quỹ dành cho chi tiêu cũng tăng lên, chi tiêu cho gạch lỗ cũng tăng
lên khiến cầu gạch lỗ tăng lên và ngược lại.
 Giá cả các hàng hóa có liên quan như gạch đặc, gạch của các đối thủ cạnh tranh.
Do các mặt hàng là thay thế cho nhau nên giá của gạch đặc hay giá gạch lỗ từ các đối thủ
cạnh tranh tăng giảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm gạch lỗ của công ty.
 Giá của nguyên vật liệu: như đất sét, phụ gia….. Giá của nguyên vật liệu tăng
lên nên giá của sản phẩm tăng lên là điều tất yếu. Theo như luật cầu, giá sản phẩm tăng
đồng nghĩa với lượng cầu giảm là điều tất yếu.
 Các chính sách, các chương trình quảng cáo, kích cầu của công ty: Khi càng có

nhiều người biết đến sản phẩm gạch lỗ của công ty thì số lượng người mua sẽ tăng theo
dẫn đến cầu sản phẩm tăng.
 Ước lượng cầu sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên
 Bước 1: Xác định hàm cầu của hãng định giá
Hàm cầu của hãng định giá được xác đinh bằng cách lựa chọn dạng tuyến tính và
quyết định những biến làm dịch chuyển cầu sẽ có mặt trong phương trình cầu. Đối với
sản phẩm gạch lỗ của CTCP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên, có ba yếu tố chính tác
động đến cầu là giá của gạch lỗ, thu nhập của người dân và giá cả của các mặt hàng gạch
lien quan. Vậy, dạng hàm cầu cần ước lượng có dạng:
Q = a + bP + cI + dPR
Trong đó:
Q: Lượng cầu của gạch lỗ
P: Giá của gạch lỗ
I: Thu nhập người tiêu dùng
PR: Giá cả hàng hóa có liên quan
a: hệ số chặn
b, c, d: các hệ số góc, do mức độ ảnh hưởng đến lượng cầu khi biến đó
thay đổi và các biến khác không đổi. Dấu của hệ số góc là dương (âm) cho biết lượng cầu
tỷ lệ thuận (nghịch) với biến đó. Như vậy, dấu dự tính của các hệ số sẽ là b mang dấu âm
do giá và lượng cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch; các hệ số c, d mang dấu dương do thu nhập
và giá hàng hóa có liên quan có quan hệ tỷ lệ thuận với cầu.
 Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến trong hàm cầu của hãng

16


 Bước 3: Ước lượng cầu sản phẩm. Sử dụng phần mềm Eviews để thực hiện ước
lượng.
1.3. Dự báo cầu
1.3.1. Khái niệm

Vũ Kim Dũng (2003, tr.37) “Dự báo cầu là việc tiên lượng một mức nhu cầu cụ
thể trong tương lai và trong môi trường xác định”. Ước lượng cầu là một công cụ rất
tốt để phân tích định lượng về cầu và đồng thời nó cũng là một căn cứ quan trọng để
dự báo cầu.
1.3.2. Sự cần thiết của dự báo cầu
 Phục vụ cho lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh: Khi thực hiện dự báo tốt,
doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở tin cậy để tiến hành lập các kế hoạch, chiến lược kinh
doanh đặc biệt là chiến lược về giá, kích cầu của công ty, phát huy thế mạnh để nâng cao
sức cạnh tranh đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
 Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: Khi doanh nghiệp ước lượng được mối quan
hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và dự báo cầu tốt thì doanh nghiệp sẽ lập ra được
nhiều phương án khác nhau để đối phó với sự biến động của các nhân tố trong từng thời
kỳ.
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Khi doanh nghiệp phân tích và dự báo cầu
tốt doanh nghiệp sẽ có những phương án hợp lý để có thể thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
của mình, giảm thiểu rủi ro kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3.3. Các phương pháp dự báo cầu
 Phương pháp dự báo cầu theo chuỗi thời gian: Thực chất của phương pháp này
là việc xác định hàm hồi quy theo thời gian. Dựa vào những số liệu thu thập được từ phần
ước lượng thông qua dữ liệu thứ cấp, ta sử dụng phần mềm Eviews để xác định hàm hồi
quy với biến thời gian t. Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian Q = a+ bt để tính
giá trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo bằng cách thay các giá trị t tương ứng với
những năm sau đó. Kết quả thu được là lượng cầu trong tương lai.
 Dự báo cầu bằng phương pháp định tính:
- Lấy ý kiến của ban điều hành: Lấy ý kiến của các nhà quản trị, những người phụ
trách công việc và sử dụng số liệu thống kê các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận, doanh thu.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia: Là phương pháp mà doanh nghiệp dựa trên
những nhận định, phân tích của các chuyên gia trong ngành của mình hoặc những dự báo
của Chính Phủ trong một khoảng thời gian nhất định từ đó xây dựng nên kế hoạch sản

xuất phù hợp với lượng cầu mà các chuyên gia đã đưa ra.
17


×