Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xác định nồng độ hs-CRP huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.69 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ hs-CRP HUYẾT THANH
TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Dung*, Trần Ngọc Ánh**, Lê Thái Vân Thanh***

TÓM TẮT
Mở đầu: Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch, chiếm tỷ lệ 1- 3% dân số. Nhiều
nghiên cứu đều kết luận những bệnh nhân vảy nến nặng có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch và rối loạn chuyển
hóa. Cho đến nay, chỉ số PASI vẫn được dùng để đánh giá độ nặng của bệnh, tuy nhiên chỉ số này không mang
tính khách quan, tùy thuộc vào nhận định của từng thầy thuốc nên có độ biến thiên cao và chỉ số này cũng không
đánh giá được các nguy cơ tim mạch đi kèm trên bệnh nhân vảy nến. hs-CRP là một yếu tố nguy cơ độc lập cho
bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và đái tháo đường type 2. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã
cho thấy nồng độ hs-CRP tăng cao ở bệnh nhân vảy nến đồng thời cũng đã đề nghị sử dụng chỉ số này để đánh
giá độ nặng cũng như theo dõi quá trình diễn biến, điều trị bệnh. Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào
về nồng độ hs-CRP trên bệnh nhân vảy nến.
Mục tiêu: Xác định nồng độ hs-CRP huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến mảng
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích trên 120 bệnh nhân
vảy nến mảng điều trị ngoại trú tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 08/2016 - 04/2017 và
60 người khỏe mạnh.
Kết quả: Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình ở bệnh nhân VN mảng (6,17 ± 9,01 mg/L) cao hơn so với
nhóm chứng (2,22 ± 1,27 mg/L) có ý nghĩa thống kê. hs-CRP tương quan thuận với điểm số PASI và tương quan
thuận với số yếu tố của HCCH
Kết luận: Nồng độ hs-CRP huyết thanh có thể được khuyến cáo sử dụng như một phương tiện hỗ trợ trong
việc đánh giá độ nặng của bệnh vảy nến mảng, cũng như dự đoán nguy cơ mắc bệnh hội chứng chuyển hóa và
bệnh tim mạch ở bệnh nhân vảy nến; nhất là khi kết hợp với xét nghiệm bilan lipid máu, đường máu, đo huyết áp
và vòng bụng.
Từ khóa: hs CRP, PASI, vảy nến mảng, hội chứng chuyển hóa, độ nặng vảy nến



ABSTRACT
DETERMINE SERUM HS-CRP LEVEL IN PLAQUE PSORIASIS PATIENTS AT HCMC HOSPITAL
OF DERMATO-VENEREOLOGY
Nguyen Thi Thuy Dung, Tran Ngoc Anh, Le Thai Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 ‐ No 1‐ 2018: 107 ‐ 114
Background: Psoriasis is a chronic inflammatory disorder with prevalence ranges from 0.1% to 3% in
various populations. Many researches showed that the severe psoriasis patients have a high risk of cardiovascular
diseases and metabolic disturbances. Currently, PASI score remains a useful tool to assess the severity of this
disease, but this method is not objective because it depends on physician. Moreover, PASI score can’t evaluate
* Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM
** Bộ môn Da liễu ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
*** Bộ môn Da Liễu ĐH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310
Email:

107


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

cardiovascular risk in psoriasis patients. hs-CRP is an independent risk factor of cardiovascular disease, stroke,
peripheral arterial disease and diabetes type 2. There are many international studies performed that hs-CRP level
increases highly in psoriasis patients. Therefore they recommended that hs-CRP level can be used to assess the
severity of psoriasis as well as monitor process, treatment of this disease. In Viet Nam, there is no study about hsCRP level in psoriasis patients.
Objective: Determine serum hs-CRP level in plaque psoriasis patients
Method: Descriptive and analytic cross-sectional study on 120 plaque psoriasis outpatients and 60 healthy
people at HCMC Hospital of Dermato-venereology from 08/2016 to 04/2017.

Results: the mean of serum hs-CRP level in plaque psoriasis Vietnamese patients (6.17 ± 9.01 mg/L) is
higher significantly than that one in controlled group (2.22 ± 1.27 mg/L). hs-CRP has a positive correlation with
PASI score and some factors of metabolic syndrome.
Conclusion: serum hs-CRP level can be recommended as a supportive method in evaluation of the severity of
plaque psoriasis as well as prediction the risk of cardiovascular disease and metabolic syndrome in Vietnamese
patients, especially in combination with lipid profile, blood glucose level, and blood pressure monitor and waist
circumference.
Key words: hs CRP, PASI, plaque psoriasis, metabolic syndrome, the severity of psoriasis
diễn biến, điều trị bệnh(3,4,16). Ở Việt Nam, chưa
ĐẶT VẤN ĐỀ
có công trình nghiên cứu nào về nồng độ hs‐CRP
Vảy nến (VN) là một bệnh viêm mạn tính
trên bệnh nhân vảy nến. Chính vì vậy, chúng tôi
qua trung gian miễn dịch, chiếm tỷ lệ 1‐ 3% dân
tiến hành đề tài “Xác định nồng độ hs‐CRP
số(9,17). Bệnh diễn tiến bất thường, dai dẳng và
huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến mảng tại
hay tái phát nên ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý,
Bệnh Viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh”,
khả năng sinh hoạt, lao động cũng như chất
nhằm xác định nồng độ và một số yếu tố liên
lượng cuộc sống của người bệnh(6,19). Cường độ
quan đến hs‐CRP ở bệnh nhân vảy nến mảng,
viêm và những biến đổi da ở bệnh nhân vảy nến
đặc biệt qua xét nghiệm CRP siêu nhạy (high
không chỉ cho thấy độ nặng của bệnh mà còn là
sensitivity CRP, hs‐CRP) để có thể góp phần
của các bệnh hệ thống khác. Nhiều nghiên cứu
trong việc tiên lượng độ nặng của bệnh. Qua đó,
đều kết luận những bệnh nhân vảy nến nặng có

quyết định hướng điều trị sớm và tích cực hơn
nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch (NCTM) và
với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống, góp
hội chứng chuyển hóa (HCCH)(13,21). Cho đến
phần làm giảm tỉ lệ tử vong do các biến chứng
nay, vẫn chưa có một xét nghiệm thường qui nào
tim mạch ở bệnh nhân vảy nến mảng.
để đánh giá độ nặng của bệnh vảy nến, mà
Mục tiêu
thường dựa vào chỉ số PASI, tuy nhiên chỉ số
Mục tiêu tổng quát
này không mang tính khách quan, tùy thuộc vào
Xác định nồng độ hs‐CRP huyết thanh trên
nhận định của từng thầy thuốc nên có độ biến
bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh Viện Da Liễu
thiên cao và chỉ số này cũng không đánh giá
Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 08/2016 đến
được các nguy cơ tim mạch đi kèm trên bệnh
tháng 04/2017.
nhân vảy nến. hs‐CRP là một yếu tố nguy cơ độc
Mục tiêu chuyên biệt
lập cho bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh động
mạch ngoại biên và đái tháo đường type 2(5,13).
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã cho thấy
nồng độ hs‐CRP tăng cao ở bệnh nhân vảy nến
đồng thời cũng đã đề nghị sử dụng chỉ số này để
đánh giá độ nặng cũng như theo dõi quá trình

108


Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng của bệnh nhân vảy nến.
So sánh nồng độ hs‐CRP huyết thanh trung
bình của bệnh nhân vảy nến mảng và nhóm
người bình thường.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Xác định mối liên quan giữa nồng độ hs‐CRP
huyết thanh của bệnh nhân vảy nến với một số
yếu tố: tuổi, giới, tuổi khởi phát, thời gian bệnh,
độ nặng của bệnh (theo PASI) và hội chứng
chuyển hóa.

tế bào, các chế phẩm sinh học, các thuốc có tính
kháng viêm toàn thân khác.

Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ hs‐
CRP huyết thanh của bệnh nhân vảy nến với
điểm số PASI và số yếu tố của hội chứng
chuyển hóa.

Phương pháp tiến hành
Đối tượng nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn
nhận bệnh thì sẽ được giải thích cặn kẽ về mục
tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu và ký vào
biên bản đồng ý tham gia nghiên cứu.


ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân vảy nến mảng điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 08/2016 ‐ 04/2017.
Tiêu chuẩn nhận vào

Nhóm vảy nến
Bệnh nhân vảy nến mảng điều trị ngoại trú
tại BV Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
08/2016‐04/2017.

Có thai hoặc đang cho con bú.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích.

Thu thập thông tin chung về đối tượng
nghiên cứu, bao gồm: hành chính, cân nặng,
chiều cao, vòng eo, huyết áp.
Mẫu máu của bệnh nhân được thu thập
đồng thời để đo các chỉ số hs‐CRP, Glucose,
Triglyceride, Cholesterol, H‐DLC, L‐DLC.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập mã hóa và xử lí bằng phần
mềm SPSS 18.0.

Tuổi ≥ 18.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Đồng ý tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 120 bệnh
nhân và 60 người khỏe mạnh.

Nhóm chứng
Những người khỏe mạnh, không mắc bệnh
vảy nến, tình nguyện muốn xét nghiệm kiểm tra
đường huyết, hs‐CRP huyết thanh và lipid máu.
Nhóm chứng được mời ngẫu nhiên có chú ý đến
giới và tuổi cho phù hợp với nhóm bệnh.
Tuổi ≥ 18.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đang mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến nồng
độ hs‐CRP huyết thanh như: Tất cả nhiễm trùng
cấp và mạn tính phát hiện trên lâm sàng hoặc
cận lâm sàng, sốt do bất kể các nguyên nhân,
viêm khớp, viêm đa khớp, bệnh van tim hậu
thấp, các bệnh hệ thống, suy gan, suy thận, mới
chấn thương hoặc sau phẫu thuật trong vòng 2
tháng.
Đang dùng các thuốc gây ảnh hưởng đến
nồng độ hs‐CRP huyết thanh như: Thuốc kháng
viêm đặc hiệu và không đặc hiệu, các thuốc độc

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Có 120 bệnh nhân vảy nến trong nhóm
nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 73, tuổi trung

bình là 47,25 ± 12,10. Nam chiếm tỷ lệ cao hơn
nữ, 60% (72 người) so với 40% (48 người).
(Bảng 1)
Phần lớn bệnh nhân có mức độ bệnh trung
bình và nặng với 50% bệnh nhân có nguy cơ tim
mạch cao.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng
Hoạt động thể
Không đều
lực
1 lần/tuần
BMI

> 1 lần/tuần
Gầy (BMI < 18,5)
Bình thường
(18,5 ≤ BMI < 25)
Tiền béo phì
(25 ≤ BMI < 30/)
Béo phì
(BMI ≥ 30)

Số lượng Tỉ lệ %
59
49,2
4
3,3
57
47,5

15
12,5
74
61,7
24

20,0

7

5,8

109


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học
Đặc điểm lâm sàng
Các yếu tố
Béo bụng
của HCCH
Tăng TG
Giảm HDL-C
THA
ĐTĐ
Phân loại
Có NCTM Thấp (hsNCTM theo
CRP <1)
hs-CRP Có NCTM Trung bình (1

(mg/L)
≥ hs-CRP) 3)
Có NCTM cao (hs-CRP
≥ 3)
Chỉ số PASI
Nhẹ (PASI < 10)
Vừa (10 ≤ PASI < 20)
Nặng (PASI ≥ 20)
Nhẹ (PASI < 10)

Số lượng Tỉ lệ %
21
17,5
64
53,3
67
55,8
79
65,8
39
32,5
19
15,8
41

34,2

60

50,0


24
37
59
24

20,0
30,8
49,2
20,0

Bảng 2: So sánh nồng độ hs-CRP huyết thanh trung
bình giữa 2 nhóm nói chung
Nhóm bệnh
6,17 ± 9,01
(mg/L)

Nhóm chứng
2,22 ± 1,27
(mg/L)

P
< 0,001

Nồng độ hs‐CRP huyết thanh trung bình ở
nhóm vảy nến cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê (P < 0,001).
Bảng 3: So sánh nồng độ hs-CRP huyết thanh trung
bình giữa 2 nhóm theo nhóm tuổi và giới
Đặc điểm


Nhóm tuổi
Giới

Nồng độ hs-CRP huyết
thanh (mg/L)
Nhóm bệnh Nhóm chứng
(n = 120)
(n = 60)

P

2,75 ± 2,59

1,68 ± 0,76

0,169

 40 tuổi 7,31 ± 10,06
Nam
6,12 ± 8,39

2,35 ± 1,34
1,99 ± 1,04

0,001
0,004

2,57 ± 1,52


0,085

 40 tuổi

Nữ

6,24 ± 9,96

Nhóm > 40 tuổi: Nồng độ hs‐CRP huyết
thanh trung bình ở nhóm bệnh nhân vảy nến cao
hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nhóm nam giới: Nồng độ hs‐CRP huyết thanh
trung bình ở nam giới có bệnh vảy nến cao hơn ở
nam giới không có vảy nến, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nồng độ hs‐CRP huyết thanh trung bình ở
bệnh nhân VN có HCCH (9,19 ± 12,26 mg/L) cao
hơn so với nhóm VN không có HCCH (3,69 ±
3,51 mg/L). Trong số các yếu tố của hội chứng
chuyển hoá thì béo phì bụng, THA, tăng ĐH có

110

liên quan với tăng nồng độ hs‐CRP huyết thanh
trung bình (Bảng 4).
Bảng 4: Mối liên quan giữa nồng độ hs-crp huyết
thanh của bệnh nhân vảy nến với một số yếu tố
Đặc điểm
Nhóm tuổi
 40 tuổi

 40 tuổi
Độ nặng của bệnh (Theo
PASI)
PASI < 10 (Nhẹ)
10 ≤ PASI < 20 (Trung
bình)
PASI ≥ 20 (Nặng)
Số yếu tố của HCCH
0 yếu tố
1 yếu tố
2 yếu tố
3 yếu tố
4 yếu tố
5 yếu tố

n

hs-CRP (mg/L)
TB ± ĐLC

30
90

2,75 ± 2,59
7,31 ± 10,06

0,016

24
37

59

1,85 ± 1,32
5,19 ± 7,10
8,54 ± 10,99

0,006

10
25
31
35
17
2

2,29 ± 2,22 < 0,001
3,72 ± 3,60
4,82 ± 3,99
6,92 ± 8,84
11,91 ± 15,02
25,84 ± 29,02

P

Tương quan giữa nồng độ HS-CRP huyết
thanh của bệnh nhân vảy nến với điểm số pasi
và số yếu tố của HCCH
Có mối tương quan thuận giữa nồng độ hs‐
CRP huyết thanh với chỉ số PASI, với hệ số
tương quan r = 0,329 và phương trình hồi quy

tuyến tính là: Nồng độ hs-CRP (mg/L) = 0,18 x
PASI + 1,63
Có mối tương quan thuận giữa nồng độ hs‐
CRP huyết thanh với số yếu tố HCCH, với hệ số
tương quan r = 0,369 và phương trình hồi quy
tuyến là: Nồng độ hs-CRP (mg/L) = 2,72 x Số yếu tố
HCCH + 0,05

BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Việc ít hoạt động thể lực, hút nhiều thuốc lá
hoặc uống rượu bia là những thói quen ảnh
hưởng không tốt cho sức khỏe (nhất là các bệnh
lý tim mạch, HCCH cũng như bệnh vảy nến…)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm hoạt
động thể lực đều đặn nhiều hơn 1lần/tuần cao
hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây(11,19)
cũng đã thực hiện tại BVDL Tp.HCM. Có lẽ bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
nhân VN cũng đã ngày càng hiểu rõ hơn vai trò
của hoạt động thể lực (thông qua câu lạc bộ vảy
nến, phương tiện truyền thông cũng như được
bác sĩ tư vấn qua các lần thăm khám tại Bệnh
viện…) nên đã tăng cường luyện tập. Thêm vào
đó, gần 1 nửa các bệnh nhân VN trong nghiên
cứu này là đối tượng lao động chân tay, cho nên
công việc hàng ngày của họ cũng tương đương
với việc hoạt động thể lực Tuy nhiên, nhóm

bệnh nhân VN hoạt động thể lực không đều vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất 49,2%. Do đó, cần lưu ý
nhấn mạnh hơn nữa vấn đề này trong tư vấn
giáo dục sức khỏe để chỉ rõ cho bệnh nhân thấy
vai trò của việc rèn luyện thể lực đối với bệnh tật
nói chung và bệnh vảy nến nói riêng.
Có đến 50,0% bệnh nhân vảy nến trong
nhóm nghiên cứu có nguy cơ tim mạch cao (hs‐
CRP>3mg/L). Điều này cũng phù hợp với y văn
và nhiều nghiên cứu trước đây đều cho rằng
bệnh nhân vảy nến có nguy cơ cao bị bệnh tim
mạch và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác(10,18,22).
Do đó, trong thực hành lâm sàng, cũng nên chú
ý tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh
nhân vảy nến để kịp thời xử lý, hạn chế tối đa
những bệnh tim mạch có thể xảy ra, cũng như
những tai biến của nó. Nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ hơn cho
những người bệnh VN.
Trong các bệnh nhân của chúng tôi, vảy
nến thông thường mức độ nặng chiếm tỷ lệ
cao nhất. Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu
của Trương Thị Mộng Thường(19), nhưng khác
với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hào và
Trương Lê Anh Tuấn với đa số là VN nhẹ(11,18).
Chỉ số PASI ở bệnh nhân vảy nến mảng dao
động khá lớn, trung bình là 24,07 ± 15,75, cao
nhất là 71,4 và thấp nhất là 2,8. Những số liệu
trên cho thấy chỉ số PASI ở các nghiên cứu khá
khác nhau. Điều này có thể do vảy nến là bệnh

diễn tiến mạn tính nên các đối tượng nghiên
cứu đều có thời gian bệnh khác nhau, diễn
tiến càng lâu, càng dai dẳng thì bệnh càng
nặng. Các đối tượng trong các nghiên cứu

Nghiên cứu Y học
khác nhau nên độ nặng của bệnh, biểu hiện
qua chỉ số PASI cũng rất khác nhau.
So sánh nồng độ hs-CRP huyết thanh trung
bình giữa 2 nhóm bệnh và chứng
Nồng độ hs‐CRP huyết thanh của 120 bệnh
nhân vảy nến là 6,17 ± 9,01 mg/L cao hơn nhiều
so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê. Kết quả của chúng tôi ủng hộ giả
thuyết vảy nến là một bệnh viêm hệ thống, đặc
trưng bởi những thay đổi của các dấu ấn viêm.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
nhiều nghiên cứu của các tác giả ở nước
ngoài(15,22). Hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận
có sự gia tăng nồng độ hs‐CRP đáng kể ở nhóm
bệnh nhân vảy nến so với nhóm chứng. Điều
này chứng tỏ hs‐CRP có liên quan với bệnh vảy
nến. Gần đây (năm 2016), nghiên cứu của Santilli
S và cộng sự cho thấy rằng nồng độ hs‐CRP
huyết thanh tăng ở bệnh nhân vảy nến so với
nhóm chứng, thậm chí sau khi đã điều chỉnh đối
với một số biến bao gồm tuổi, giới tính, chủng
tộc, BMI và tình trạng đang hút thuốc(14).
So sánh nồng độ hs-CRP huyết thanh trung
bình giữa 2 nhóm theo nhóm tuổi và giới

Chúng tôi ghi nhận nồng độ hs‐CRP ở nhóm
bệnh vảy nến cao hơn nhóm chứng, và sự khác
biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê trong nhóm có
độ tuổi trên 40 đồng thời sự khác biệt này cũng
chỉ có ý nghĩa thống kê đối với nhóm bệnh nhân
nam. Điều này chứng tỏ bệnh nhân bị bệnh vảy
nến, là nam giới hoặc có tuổi > 40 thì có sự gia
tăng nồng độ hs‐CRP huyết thanh. Cho đến nay,
có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước
cho thấy hs‐CRP có liên quan chặt chẽ đến bệnh
tim mạch, hs‐CRP tăng trong các bệnh lý tim
mạch. Thêm vào đó, theo y văn cùng nhiều
nghiên cứu thì nam giới có nguy cơ bị bệnh tim
mạch nhiều hơn nữ giới(8,10) cũng như tuổi càng
lớn thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Có
lẽ đó là những lý do góp phần làm cho bệnh
nhân VN, là nam giới và có tuổi > 40 thì có sự gia
tăng nồng độ hs‐CRP như kết quả nghiên cứu
chúng tôi tìm thấy. Vì vậy trong thực hành lâm

111


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

sàng đối với những bệnh nhân vảy nến, nếu là
nam giới và trên 40 tuổi thì cần phải lưu ý kiểm
tra nồng độ hs‐CRP huyết thanh, cũng như tầm

soát các yếu tố nguy cơ tim mạch nếu nồng độ
này tăng cao. Tuy nhiên, không tìm được các
nghiên cứu khác trên thế giới để so sánh. Chúng
tôi mong rằng, từ kết quả này có thể mở ra
hướng cho nhiều nghiên cứu khác trong tương
lai để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này

với một số nghiên cứu ở các nước(7,18,20). Tác giả
Matteo Pirro và cộng sự đã báo cáo bệnh vảy
nến và HCCH liên quan độc lập với tăng nồng
độ hs‐CRP và cũng gợi ý rằng bản chất viêm của
bệnh vảy nến có thể giải thích một phần về việc
gia tăng nồng độ hs‐CRP và HCCH cũng đóng 1
vai trò quan trọng trong việc làm tăng nồng độ
hs‐CRP, bởi vì cả hai (vảy nến và HCCH) đều có
liên quan đến quá trình viêm(12).

Mối liên quan giữa nồng độ hs-crp huyết thanh
trung bình của bệnh nhân vảy nến với một số
yếu tố

Nồng độ hs‐CRP huyết thanh trung bình
bệnh nhân vảy nến tăng dần theo số yếu tố của
HCCH. Điều này phù hợp với y văn là mỗi yếu
tố của HCCH đều là những yếu tố NCTM.

Nồng độ hs‐CRP ở bệnh nhân VN trên 40
tuổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh
nhân VN dưới 40 tuổi. Một lần nữa lại cho
thấy cần lưu ý đến nồng độ hs‐CRP cũng như

các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nhóm bệnh
nhân VN trên 40 tuổi để có kế hoạch kiểm soát
khi có bất thường.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả giống
với nhiều nghiên cứu khác, đều cho thấy hs‐CRP
tăng trong huyết thanh bệnh nhân VN và có liên
quan đến mức độ bệnh, có thể sử dụng để xác
định mức độ nặng của bệnh VN(1,4). Những kết
quả này phù hợp với đặc tính của bệnh vảy nến
và nhận xét của nhiều tác giả rằng vảy nến là
một bệnh viêm hệ thống, mạn tính và tái phát,
đáp ứng viêm đại diện cho khả năng cơ bản của
cơ thể nhằm chống lại các tổn thương, sự nặng
lên của bệnh dường như liên quan đến việc tăng
cường đáp ứng viêm. So với việc định lượng các
cytokines khác đóng vai trò quan trọng trong
vảy nến như TNF‐α, INF‐γ, IL ‐6, IL‐10, IL‐17, IL‐
23, Leptin, elastase, Adiponectin khá tốn kém và
mẫu huyết thanh ít ổn định trong suốt thời gian
lưu trữ thì hs‐CRP có giá thành rẻ và ổn định
hơn. Vì vậy, chúng tôi tin rằng hs‐CRP sử dụng
trong thực hành lâm sàng phù hợp hơn để xác
định độ nặng của bệnh ở bệnh nhân vảy nến.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ
trung bình hs‐CRP huyết thanh cao hơn rất có ý
nghiã thống kê ở những bệnh nhân VN so với
nhóm VN không có HCCH. Điều này phù hợp

112


Tương quan giữa nồng độ HS-CRP huyết
thanh của bệnh nhân vảy nến với điểm số pasi
và số yếu tố của HCCH
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số
PASI càng cao, bệnh càng nặng thì nồng độ
hs‐CRP huyết thanh càng cao. Với phương
trình hồi quy tương quan dự đoán: Nồng độ
hs‐CRP (mg/L) = 0,18 x PASI + 1,63, ta thấy
rằng, khi chỉ số PASI tăng lên 1 thì nồng độ
hs‐CRP sẽ tăng 0,18 mg/L. Nhiều nghiên cứu
trên thế giới đã báo cáo có mối tương quan
thuận giữa mức tăng hs‐CRP và chỉ số PASI
đồng thời 1 số cũng chứng minh rằng nồng độ
hs‐CRP giảm đáng kể khi điểm số PASI giảm
sau 12 tuần điều trị(2,3,4). Điều này ủng hộ giả
thuyết đáp ứng viêm giảm khi điểm số PASI
được cải thiện. Chính vì vậy mà các tác giả đã
đề nghị có thể sử dụng hs‐CRP để đánh giá độ
nặng và theo dõi điều trị bệnh vảy nến trong
thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, để khẳng định
được điều này thì nên có những nghiên cứu
đoàn hệ và trên những cỡ mẫu lớn hơn.
Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy có mối
tương quan thuận giữa nồng độ hs‐CRP huyết
thanh với số yếu tố của HCCH, với hệ số tương
quan r = 0,369 và phương trình hồi quy tuyến là:
Nồng độ hs‐CRP (mg/L) = 2,72 x Số yếu tố
HCCH + 0,05. Như vậy khi tăng thêm 1 yếu tố
HCCH thì nồng độ hs‐CRP tăng lên 2,72 mg/L.
Từ đó gợi ý rằng, bên cạnh việc đánh giá được



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
mức độ nặng của bệnh, thì nồng độ hs‐CRP
huyết thanh còn có giá trị dự đoán nguy cơ mắc
bệnh HCCH ở bệnh nhân VN.

Nghiên cứu Y học
6.

7.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Nồng độ hs‐CRP huyết thanh trung bình ở
bệnh nhân VN mảng cao hơn so với nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê với hs‐CRP ở nam
giới hoặc ở những người trên 40 tuổi có bệnh
vảy nến cao hơn ở nam giới hoặc những người
trên 40 tuổi không có bệnh vảy nến có ý nghĩa
thống kê. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa nồng độ hs‐CRP huyết thanh trung bình ở
bệnh nhân VN mảng với nhóm tuổi, độ nặng của
vảy nến, HCCH. Đồng thời hs‐CRP tương quan
thuận với điểm số PASI và với với số yếu tố của
HCCH. Như vậy nên tầm soát HCCH và các yếu
tố NCTM ở bệnh nhân vảy nến. Nồng độ hs‐
CRP huyết thanh có thể được khuyến cáo sử
dụng như một phương tiện hỗ trợ trong việc
đánh giá độ nặng của bệnh vảy nến mảng cũng
như dự đoán nguy cơ mắc bệnh HCCH và bệnh

tim mạch ở bệnh nhân VN, nhất là khi kết hợp
với xét nghiệm bilan lipid máu, đường máu, đo
HA và vòng bụng. Bên cạnh đó, định lượng
nồng độ hs‐CRP nên được đưa vào như một xét
nghiệm thường qui ở bệnh nhân vảy nến (nhất
là ở bệnh nhân nam, trên 40 tuổi).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

Agravatt A, Sirajwala H (2013), A Study of serum hsCRP
levels to assess severity in patients with Psoriasis. IJBAR, 4(07):
460‐466.
Balta I, Balta S, Demirkol S, Mikhailidis D, Celik T, Akhan M,
Kurt O, Kurt Y, Aydin I, Kilic S (2013), Elevated serum levels
of endocan in patients with psoriasis vulgaris: correlations
with cardiovascular risk and activity of disease. British Journal
of Dermatology, 169(5):1066‐1070.
Beygi S, Lajevardi V, Abedini R (2014), C‐reactive protein in
psoriasis: a review of the literature. Journal of the European
Academy of Dermatology and Venereology, 28(6):700‐711.
Coimbra S, Oliveira H, Reis F, Belo L, Rocha S, Quintanilha A,

Figueiredo A, Teixeira F, Castro E, Rocha‐Pereira P (2010),
C‐reactive protein and leucocyte activation in psoriasis
vulgaris according to severity and therapy. Journal of the
European Academy of Dermatology and Venereology, 24(7):789‐
796.
Gerkowicz A, Pietrzak A, Szepietowski JC, Radej S,
Chodorowska G (2012). Biochemical markers of psoriasis as a
metabolic disease. Folia Histochemica et Cytobiologica, 50(2):155‐
170.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.
16.

17.
18.


19.

20.

21.

Huerta C, Rivero E, Rodríguez LAG. (2007), Incidence and
risk factors for psoriasis in the general population. Archives of
Dermatology, 143(12):1559‐1565.
Kacalak‐Rzepka A, Kiedrowicz M, Maleszka R (2013).
Analysis of the chosen parameters of metabolic status in patients
with psoriasis. in Annales Academiae Medicae Stetinensis.
Myasoedova E, Akkara Veetil BM, Matteson EL, Kremers
HM, McEvoy MT, Crowson CS (2013), Cardiovascular risk in
psoriasis: a population‐based analysis with assessment of the
framingham risk score. Scientifica.
Neimann AL, Shin DB, Wang X, Margolis DJ, Troxel AB,
Gelfand JM (2006). Prevalence of cardiovascular risk factors in
patients with psoriasis. Journal of the American Academy of
Dermatology, 55(5):829‐835.
Nguyễn Hoàng Liên, Văn Thế Trung (2013). "Xác định nguy cơ
tim mạch theo thang điểm Framingham trên bệnh nhân vảy nến tại
Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh", Đại học Y Dược TP.HCM.
Nguyễn Trọng Hào, Trần Hậu Khang, Nguyễn Tất Thắng
(2016). "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu
quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông
thường", Trường đại học Y Hà Nội.
Pirro M, Stingeni L, Vaudo G, Mannarino MR, Ministrini S,
Vonella M, Hansel K, Bagaglia F, Alaeddin A, Lisi P (2015).
Systemic inflammation and imbalance between endothelial

injury and repair in patients with psoriasis are associated with
preclinical atherosclerosis. European journal of preventive
cardiology, 22(8):1027‐1035.
Ryan C, Kirby B (2015). Psoriasis is a systemic disease with
multiple cardiovascular and metabolic comorbidities.
Dermatologic clinics, 33(1):41‐55.
Santilli S, Kast D, Grozdev I, Cao L, Feig R, Golden J, Debanne
S, Gilkeson R, Orringer C, McCormick T (2016). Visualization
of atherosclerosis as detected by coronary artery calcium and
carotid
intima‐media
thickness
reveals
significant
atherosclerosis in a cross‐sectional study of psoriasis patients
in a tertiary care center. Journal of translational medicine,
14(1):217.
Sontakke A (2014). "Serum High Sensitivity CRP (HsCRP) in
Psoriasis", 409‐413.
Takahashi H, Iinuma S, Honma M, Iizuka H (2014). Increased
serum C‐reactive protein level in Japanese patients of psoriasis
with cardio‐and cerebrovascular disease. The Journal of
dermatology, 41(11):981‐985.
Takahashi H, Iizuka H (2012). Psoriasis and metabolic
syndrome. The Journal of dermatology, 39(3):212‐218.
Trương Lê Anh Tuấn, Lê Ngọc Diệp (2011), "Mối liên quan giữa
bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa", Đại học Y Dược
TP.HCM.
Trương Thị Mộng Thường, Lê Ngọc Diệp (2012), "Chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu

TP.HCM từ 01/9/2010 đến 30/4/2011", Đại học Y dược thành
phố Hồ Chí Minh.
Vachatova S, Andrys C, Krejsek J, Salavec M, Ettler K,
Rehacek V, Cermakova E, Malkova A, Fiala Z, Borska L
(2016). Metabolic Syndrome and Selective Inflammatory
Markers in Psoriatic Patients. Journal of immunology research,
2016.
Vadakayil AR, Dandekeri S, Kambil SM, Ali NM (2015). Role
of C‐reactive protein as a marker of disease severity and
cardiovascular risk in patients with psoriasis. Indian
dermatology online journal, 6(5):322.

113


Nghiên cứu Y học
22.

114

Yiu KH, Yeung CK, Zhao CT, Chan J, Siu CW, Tam S, Wong
CS, Yan G, Yue W, Khong PL (2013). Prevalence and extent of
subclinical atherosclerosis in patients with psoriasis. Journal of
internal medicine, 273(3):273‐282.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
Ngày nhận bài báo:

14/11/2017


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

28/02/2018



×