Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát các đặc điểm giải phẫu của dây thần kinh phụ ở vùng cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.19 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019

KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA DÂY THẦN KINH PHỤ
Ở VÙNG CỔ
Ngô Hoàng*, Phạm Ngọc Chất*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thần kinh Phụ là dây thần kinh(TK) sọ số XI. Ở vùng cổ, TK đi từ nền sọ đến cơ thang, chi
phối vận động cho cơ ức đòn chũm, cơ thang, và có liên quan chặt chẽ đến các cấu trúc ở vùng này.
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu của dây thần kinh Phụ ở vùng cổ trên người trưởng thành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2017- 6/2018, chúng thôi
thực hiện khảo sát 30 vùng cổ trên thi hài tại bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
và 10 vùng cổ trên 8 bệnh phân được phẫu thuật nạo vét hạch cổ nhập khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả: TK XI sau khi thoát khỏi nền sọ, phần lớn đi trước TM cảnh trong (62,5%), đến sau bụng sau cơ
nhị thân, cách bờ trước và sau TM cảnh trong 5,39 ± 3,15mm và 13,12 ± 3,34 mm, cách bụng sau và trung tâm
gân cơ nhị thân 3,74 ± 3,46 mm và 36,01 ± 7,53 mm. TK cho 1 nhánh đến cơ ức đòn chũm, sau đó đi xuyên cơ
trong 60% ca. TK cũng cho nhánh thông nối với đám rối cổ sâu. Ở mặt trong cơ ức đòn chũm, có 1 nhánh cho cơ
của ĐM chẩm luôn nằm nông hơn TK XI. Tại bờ sau cơ ức đòn chũm, TK cách mỏm chũm 55,98 ± 10,46 mm,
nằm trên TK tai lớn 13,21 mm ± 5,21 và luôn nằm ở phần hai trên của cơ. Đến tam giác cổ sau, TK XI cho 1-2
nhánh đến cơ Thang, thân chính và các nhánh cách nhau 19,85 ± 7,30 mm và 25,86 ± 3,89 mm. Vị trí TK XI vào
bờ trước cơ thang đo đến xương đòn là 39,44 ± 5,77 mm.
Kết luận: Đặc điểm giải phẫu của TK XI nhìn chung khá hằng định. Tuy nhiên để xác định nhanh và chính
xác TK XI trong phẫu thuật vẫn cần dựa vào những mốc giải phẫu như mỏm chũm, các mạch máu và TK xung
quanh, cơ nhị thân, cơ ức đòn chũm, cơ thang và xương đòn.
Từ khóa: TK XI, TM cảnh trong, cơ nhị thân, TK tai lớn, mỏm chũm

ABSTRACT
INVESTIGATING THE ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF THE SPINAL ACCESSORY NERVE


IN THE NECK
Ngo Hoang, Pham Ngoc Chat
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 34-38
Objective: Investigating the anatomical characteristics of the spinal accessory nerve in the neck in the adults
Methods: From September 2017 till June 2018, we investigate 30 neck regions in cadavers at the Anatomy
Department of HCM city Medical University and 10 neck regions in operated patients at the Otolaryngology
Department of University Medical Center.
Results: Accessory N. after escaping from the skull base, mostly precedes the internal jugular vein (IJV)
(62.5%), then crosses behind the posterior belly of digastric muscle, 5.39 ± 3.15 mm and 13.12 ± 3.34 mm from
the anterior and posterior border of IJV; 3.74 ± 3.46 mm and 36.01 ± 7.53 mm from the posterior belly and tendon
of digastric M. Accessory N gives off one branch to the sternocleidomastoid muscle (SCM), then passes through
the muscle in 60% of cases. Accessory N. also sends branch(es) to the deep cervical plexus. Medial to the SCM
muscle, there is a branch from the occipital A. that is always anterior to the Accessory N. At the posterior border
* Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Phạm Ngọc Chất ĐT: 0913633132

34

Email:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

of the SMC, the Accessory N. is 55.98 ± 10.46 mm from the mastoid process; above the Great Auricular N. at
13.21 mm ± 5.21 and is always at the upper part of the SCM. In the posterior triangle, Accessory N. forms one to
two branches to the Trapezius, the nerve’s main body and branches are separated by 19.85 ± 7.30 mm and 25.86 ±
3.89 mm. Distance from the nerve at the anterior border of Trapezius to the clavicle is 39.44 ± 5.77 mm.
Conclusion: Anatomical characteristics of Accessory N. are fairly constant in general. For the purpose of

time-saving and precise identification of the nerve in the surgery, we need to rely on anatomical features such as
mastoid process, surrounding vessels and nerves, digastric M., SCM, Trapezius M. as well as clavicle.
Keywords: accessory N., internal jugular vein, digastric muscle, great Auricular N, mastoid process

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiến hành

Thần kinh Phụ là dây thần kinh (TK) sọ số
XI. Ở vùng cổ, TK đi từ nền sọ đến cơ thang, chi
phối vận động cho cơ ức đòn chũm, cơ thang, và
có liên quan chặt chẽ đến các cấu trúc ở vùng
này(5). Tổn thương hoặc cắt dây thần kinh XI sẽ
ảnh hưởng đến khả năng vận động của vai. Bên
cạnh đó, cơ thang có chức năng như 1 cơ treo
xương vai, nên khi trương lực của cơ yếu hoặc
mất hẳn, bệnh nhân sẽ đau vai âm ỉ, vai bị ảnh
hưởng sẽ thấp hơn bên đối diện, gây mất thẩm
mỹ. Do đó, việc bảo tồn dây thần kinh XI là cần
thiết. Nói cách khác, việc hiểu biết về giải phẫu
của dây thần kinh XI đóng vai trò quan trọng
trong các phẫu thuật ở vùng cổ. Một số tác giả
trên thế giới cũng đã nghiên cứu về đặc điểm
giải phẫu và liên quan của dây thần kinh XI,
cũng như ứng dụng giải phẫu của dây thần kinh
XI trong nạo vét hạch cổ. Ở Việt Nam, những
nghiên cứu về dây thần kinh XI lại rất hạn chế.

Trên thi hài
Rạch da dọc bờ dưới xương hàm dưới, dọc

bờ dưới xương đòn và đường giữa cổ. Bóc tách
vạt da cùng các cấu trúc giải phẫu bên dưới, tìm
và xác định dây TK XI cùng các nhánh của TK.

Trong phẫu thuật
Sát trùng da, trải khăn phẫu thuật vô khuẩn.
Rạch da đường tạp dề nối hai mỏm chũm, đuôi
vạt da đi qua khí quản, hoặc đường rạch nối
mỏm chũm và cằm, đuôi vạt da đi qua sụn giáp.
Bóc tách và nạo vét hạch cổ: bộc lộ TK XI. Tiến
hành đánh giá tương quan giải phẫu với các cấu
trúc lân cận, đo đạc các kích thước, thu thập số
liệu của TK XI và chụp ảnh.

Cách đo một số mốc giải phẫu
Mỏm chũm
Đo từ điểm thấp nhất của mỏm chũm

Mục tiêu nghiên cứu

Chiều dài bờ sau cơ ƯĐC

Khảo sát các đặc điểm giải phẫu của dây
thần kinh Phụ ở vùng cổ trên người trưởng thành.

Đo từ mỏm chũm, dọc bờ sau cơ, đến bờ trên
xương đòn.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng


Khoảng cách TK XI đến bụng sau và trung tâm gân
cơ nhị thân

Xác người Việt Nam trưởng thành, đã được
xử lý tại bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngang mức bờ dưới cơ nhị thân, từ TK XI đo
vuông góc với mặt phẳng ngang đến bụng sau
và trung gian gân cơ.

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nạo vét
hạch cổ nhập khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 9/2017- 6/2018.

Khoảng cách TK XI đến mỏm chũm, bờ sau ƯĐC

Phương pháp
Tiến cứu cắt ngang mô tả.

Được đo từ điểm thấp nhất của mỏm chũm,
dọc theo bờ sau cơ ƯĐC, đến TK XI.
Khoảng cách TK XI đến xương đòn
Được đo từ TK XI dọc theo bờ trước cơ
Thang đến bờ trên xương đòn.

35



Nghiên cứu Y học
Các biến số
Bảng 1: Các số liệu thu thập trên 30 vùng cổ ở thi hài
và 10 vùng cổ ở người sống
Các biến số nghiên cứu
Chiều dài bờ sau cơ ƯĐC
Đặc điểm dây XI khi vào cơ ƯĐC
Khoảng cách TK XI đến bụng sau và trung tâm gân cơ nhị
thân
Tương quan XI và TMC trong, đường kính XI, bờ dưới cơ
nhị thân
Tại bờ dưới cơ nhị thân: Khoảng cách TK XI đến bờ sau và
bờ trước của TMC trong
Chiều dai XI: từ bờ dưới cơ nhị thân đến bờ sau cơ ƯĐC
Vị trí dây TK XI và nhánh ƯĐC của ĐM chẩm

Bảng 2: Các số liệu thu thập trên 30 vùng cổ ở thi hài
và 4 vùng cổ ở người sống
Thông nối với ĐRTK cổ, đường kính XI tại bờ sau ƯĐC
Khoảng cách TK XI đến mỏm chũm, bờ sau ƯĐC

Bảng 3: Các số liệu thu thập trên 30 vùng cổ ở thi hài
Khoảng cách TK XI đến xương đòn, tại bờ trước cơ Thang
Số nhánh của TK XI ở tam giác cổ sau
Khoảng cách từ nhánh đó đến Thân chính, bờ trước cơ
Thang
Chiều dài TK XI ở tam giác cổ sau, đường kính TK XI tại bờ
trước cơ Thang
Vị trí XI so với TK Tai lớn tại bờ sau cơ ƯĐC và khoảng

cách giữa 2 TK

KẾT QUẢ
Chúng tôi khảo sát trên 30 vùng cổ ở 15 thi
hài và 10 vùng cổ trên 8 bệnh phân phẫu thuật.
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
75% trường hợp trên thi hài, 25% trên người
sống, tỉ lệ Nữ chiếm 25%, Nam chiếm 75%.
Tỉ lệ dây TK XI được nghiên cứu ở bên phải
và bên trái bằng nhau và bằng 50%.
Một số đặc điểm về đường đi, liên quan và
phân nhánh của dây TK XI
TK XI sau khi thoát khỏi nền sọ, đi cùng với
TM cảnh trong xuống tam giác cổ trước. 62,5%
trường hợp TK bắt chéo phía trước TM, 37,5%
TK XI đi phía sau tĩnh mạch.
TK XI luôn đi sau bụng sau cơ Nhị thân. Tại
mức này, khoảng cách giữa TK với bờ trước và
sau của TM cảnh trong lần lượt là 5,39 ± 3,15mm
và 13,12 ± 3,34 mm.
Khoảng cách giữa TK XI với bụng sau và

36

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
trung tâm gân cơ Nhị thân là 3,74 ± 3,46 mm và
36,01 ± 7,53 mm. TK cho 1 nhánh đến chi phối
cho cơ ức đòn chũm, sau đó đi xuyên cơ trong
60% trường hợp, và 40% trường hợp đi sau cơ.
Tại mặt trong của cơ ƯĐC, TK XI cho nhánh

thông nối với đám rối thần kinh cổ sâu.
Trong tam giác cổ sau, TK cho 1-2 nhánh đến
bờ trước cơ Thang. Khoảng cách giữa thân chính
của TK với nhánh thứ 1 là 19,85 ± 7,30 mm, giữa
thân chính với nhánh thứ 2 là 25,86 ± 3,89 mm.
Vị trí TK XI vào bờ trước cơ Thang đo đến
xương đòn là 39,44 ± 5,77 mm.
Tại mặt trong cơ ƯĐC, nhánh ƯĐC của ĐM
chẩm luôn nằm trước TK XI, do đó, trong phẫu
thuật nạo vét hạch cổ, luôn đi qua nhánh này
trước khi đến TK.
Tại bờ sau cơ ƯĐC, khoảng cách đo từ TK XI
đến mỏm chũm là 55,98 ± 10,46 mm, từ TK XI
đến TK Tai lớn là 13,21 mm ± 5,21 với TK XI luôn
nằm trên TK Tai lớn. TK XI không bao giờ thoát
ra ở phần hai dưới của cơ.
Đặc điểm giải phẫu về hình thái dây TK XI
Chúng tôi thực hiện đo đường kính TK XI tại
3 vị trí: Tại bờ sau cơ ƯĐC là 2,24 ± 0,38 mm. Tại
bờ dưới cơ Nhị thân trên thi hài là 2,31 ± 0,43
mm, lớn hơn trên người sống là 1,75 ± 0,68mm,
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tại bờ trước cơ
Thang trên thi hài là 2,23 ± 0,38mm.
Chiều dài TK XI từ bờ dưới cơ Nhị thân đến
bờ sau cơ ƯĐC trên thi hài là 42,18 ±5,39 mm,
lớn hơn trên người sống là 32,10 ± 2,92 mm, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chiều dài từ bờ
sau cơ ƯĐC đến bờ trước cơ Thang trên thi hài
là 52,22 ± 7,79 mm.


BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Các số liệu chúng tôi khảo sát được lấy
trên thi hài người trưởng và trên bệnh nhân
được phẫu thuật nạo vét hạch cổ. Trong đó,
chúng tôi khảo sát 30 vùng cổ trên thi hài,
chiếm 75% tổng số mẫu và 10 vùng cổ trên
người sống, chiếm 25% tổng số mẫu. Trong
tổng số mẫu được khảo sát, tỉ lệ bên phải và


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
bên trái là như nhau, chiếm 50%.
Một số đặc điểm về đường đi, liên quan và
phân nhánh của dây TK XI
TK XI sau khi rời khỏi lỗ TM cảnh sẽ đi
xuống vùng cổ cùng với TM cảnh trong, thần
kinh IX và X, nằm trong tam giác cổ trước. Soo
và cs quan sát thấy TK XI đi phía trong TM trong
44% và đi phía ngoài TM trong 56 % trường
hợp(5). Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi
ghi nhận TK XI bắt chéo TM với tỉ lệ 62,5% ở
phía trước và 37,5% ở phía sau. Hướng đi của
TK sau khi tách khỏi TM rất hằng định và có thể
giúp ích trong việc xác định chính xác dây TK XI
ở tam giác cổ trước.
TK XI sau tách khỏi TM cảnh trong, sẽ đi ra
sau xuống dưới. TK sẽ nằm sâu hơn so với bụng
sau cơ nhị thân. Kết quả ghi nhận được khoảng
cách từ dây TK XI đến bờ sau và bờ trước của

TM cảnh trong lần lượt là 5,39±3,15mm và
13,12±3,34 mm.
TK XI bắt chéo bụng sau cơ Nhị thân trong
100% trường hợp và luôn nằm sau cơ. Durazzo
và cs đã thực hiện đo khoảng cách từ TK XI đến
bụng sau và đến trung tâm gân cơ Nhị thân, kết
quả: 1,9 ± 3,5 mm và 17,5 ± 5,4 mm(2). Kết quả
của chúng tôi lần lượt là 3,74 ± 3,46 mm và 36,01
± 7,53mm. Sự khác biệt trong số đo về khoảng
cách giữa TK và cơ Nhị thân có thể đến từ sự
khác biệt về đặc điểm giải phẫu của dây TK XI
khi bắt chéo bụng sau cơ Nhị thân.
Dây TK XI sau khi bắt chéo bụng sau cơ Nhị
thân, tiếp tục đi chéo trong tam giác cổ trước,
theo hướng xuống dưới, ra sau và hướng về cơ
Ức Đòn Chũm. Kierner(3), Dailiana(1) và
Durazzo(2) ghi nhận rằng TK XI đi sau cơ ƯĐC
lần lượt ở 63%, 20% và 55% ca. Trong nghiên
cứu của mình, chúng tôi ghi nhận được 40%
trường hợp, TK XI đi sau cơ ƯĐC, và 60%
trường hợp, TK cho nhánh chính đi xuyên cơ.
Trong đó, TK XI đều cho 1 nhánh chi phối cho cơ
ƯĐC. Nhánh này chạy dọc chiều dài ở mặt sau
của cơ, sau đó chia ra nhiều nhánh nhỏ sang hai
bên và xuống dưới như hình trẽ quạt để đến chi
phối cho các bó cơ ƯĐC.

Nghiên cứu Y học
Sự thông nối giữa TK XI và đám rối TK cổ
sâu là rất đa dạng. Chúng tôi quan sát được

100% các mẫu phẫu tích trên thi hài đều có sự
thông nối giữa đám rối TK cổ sâu và TK XI, đặc
biệt, sự thông nối giữa 2 nhóm TK chỉ xảy ra sau
khi TK XI cho nhánh vào mặt trong cơ ƯĐC.
Dây TK XI trong tam giác cổ sau, sẽ cho
nhánh đi lên và ra sau đến bờ trước cơ Thang
để chi phối cho cơ. Kierner và cs ghi nhận
khoảng cách giữa thân chính dây TK XI và các
nhánh cho cơ Thang dao động từ 20-30 mm,
được đo tại bờ trước cơ Thang, với nhánh cho
cơ nằm phía trên thân chính(3). Chúng tôi ghi
nhận trên thi hài, TK XI cho 1 hoặc 2 nhánh
đến cơ Thang. Khoảng cách giữa các nhánh với
thân chính dây TK XI lần lượt là 19,85±7,30mm
và 25,86±3,89 mm.
Khoảng cách từ mỏm chũm dọc theo bờ sau
cơ ƯĐC đến dây TK XI được đo và ghi nhận lại.
Bảng 4: So sánh kết quả khoảng cách dây TK XI đến
mỏm chũm tại bờ sau cơ ƯĐC giữa các nghiên cứu
Các nghiên cứu Trung bình
Tubbs
50
Dailiana
55
Chúng tôi
55.98

Độ lệch chuẩn
13
Khoảng giá trị: 49 đến 62

10.46

Chúng tôi đo chiều dài bờ sau cơ ƯĐC ở vị
trí bám của cơ từ mỏm chũm đến xương đòn và
tính toán tỉ lệ giữa chiều dài bờ sau cơ ƯĐC
đoạn trên TK XI với tổng chiều dài bờ sau cơ
ƯĐC. Chiều dài trung bình của bờ sau cơ ƯĐC
là: 150,63±13,27 mm. Tỉ lệ trung bình là
37,04±4,99 %, và không bao giờ vượt quá 50%.
Một mốc giải phẫu thường gặp, cũng là 1
dấu hiệu chỉ điểm cho TK XI là nhánh ƯĐC của
ĐM chẩm. Chúng tôi nhận thấy nhánh ĐM luôn
luôn nằm nông hơn TK XI ở mặt trong cơ ƯĐC.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của Rafferty và cs(4).
Dây TK Tai lớn là một trong những mốc giải
phẫu được sử dụng để xác định vị trí TK XI. TK
Tai lớn luôn nằm dưới TK XI tại bờ sau cơ ƯĐC
với khoảng cách khá đồng nhất giữa các tác giả.
Khoảng cách từ TK XI đến xương đòn được
đo dọc theo bờ trước cơ Thang. Nghiên cứu của

37


Nghiên cứu Y học
Soo và cs cho thấy trên 90 % trường hợp, khoảng
cách giữa TK và xương đòn nằm trong khoảng
20 đến 40 mm, kết quả của chúng tôi là
13,21±5,21 mm.

Các kích thước của dây TK XI
Chiều dài dây TK XI trong tam giác cổ sau
khá thay đổi giữa các nghiên cứu. Kết quả của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Durazzo
(52,22 và 52,70 mm)(2), trong khi nghiên cứu của
Tubbs ghi nhận kết quả là 35 mm, khoảng giá trị
20-50mm(6).
Tubbs và cs ghi nhận đường kính trung bình
tại tam giác cổ sau: 3 mm(6). Chúng tôi đo đường
kính TK XI tại 3 vị trí: bờ dưới bụng sau cơ Nhị
thân, bờ sau cơ ƯĐC và bờ trước cơ Thang. Kết
quả lần lượt là 2,17, 2,24 và 2,23 mm. Chiều dài
từ bờ dưới bụng sau cơ Nhị thân đến bờ sau của
cơ ƯĐC là 39,66±6,57 mm và đường kính TK XI
tại bờ dưới bụng sau cơ Nhị thân là 2,17±0,551
mm, không có sự khác nhau giữa 2 bên cổ,
nhưng có sự khác nhau giữa thi hài và người
sống, trong đó chiều dài và đường kính của TK
trên thi hài đều lớn hơn trên người sống. Điều
này có thể do sự thay đổi về kích thước TK khi
thi hài đã được xử lý bằng dung dịch Formol.
Chúng tôi cũng không tìm thấy được các số liệu
này ở các nghiên cứu trong và ngoài nước khác,
nên cũng không thể so sánh được.

KẾT LUẬN
Chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Trong tam giác cổ trước, TK XI luôn đi sau bụng
sau cơ nhị thân, hướng về phía mặt trong cơ ức
đòn chũm. Tại đây, nhánh ức đòn chũm của ĐM


38

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
chẩm luôn đi nông hơn TK XI. Khi đi vào tam
giác cổ sau, TK XI luôn thoát ra ở nửa trên của
bờ sau cơ ức đòn chũm, trên TK Tai Lớn và cách
nhau 13,21 mm (± 5,21, khoảng giá trị từ 4 đến
25,7mm). Đây là 1 mốc giải phẫu khá hằng định.
Ngoài ra, còn có các mốc tương quan giải phẫu
khác của TK XI như mỏm chũm, xương đòn, TM
cảnh trong, có thể được sử dụng giúp định
hướng trong phẫu thuật. Các kích thước của TK
XI khá thay đổi giữa từng cá thể, cũng như giữa
các nghiên cứu khác nhau, và có thể được dùng
nhằm mục đích tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dailiana ZH, Mehdian H, Gilbert A (2001). Surgical anatomy of
spinal accessory nerve: is trapezius functional deficit inevitable
after division of the nerve?. Journal of Hand Surgery (British and
European Volume), 26(2): 137-41.
2. Durazzo MD, Furlan JC, Teixeira GV, Friguglietti CU, Kulcsar
MA, Magalhaes RP, Ferraz AR, Brandao LG (2009). Anatomic
landmarks for localization of the spinal accessory nerve. Clinical
Anatomy, 22(4): 471-5.
3. Kierner AC, Zelenka I, Heller S, Burian M (2000). Surgical
anatomy of the spinal accessory nerve and the trapezius
branches of the cervical plexus. Archives of Surgery, 135(12): 1428-31.
4. Rafferty MA, Goldstein DP, Brown DH, Irish JC (2005). The

sternomastoid branch of the occipital artery: a surgical landmark
for the spinal accessory nerve in selective neck dissections.
Otolaryngology Head Neck Surgery, 133(6): 874-6.
5. Soo KC, Hamlyn PJ, Pegington J, Westbury G (1986). Anatomy
of the accessory nerve and its cervical contributions in the neck.
Head Neck Surgery, 9(2): 111-5.
6. Tubbs RS, Salter EG, Wellons JC, Blount JB, Oakes WJ (2005).
Superficial landmarks for the spinal accessory nerve within the
posterior cervical triangle. Journal of Neurosurgery: Spine, 3(5):
375-8.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019



×