Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Khảo sát các đặc điểm sinh dưỡng của 2 giống tre bambusa và dendrocalamus ở việt nam và so sánh sự khác nhau giữa chúng với sự hỗ trợ của công cụ xper2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 169 trang )

i
L
L


I
I


C
C


M
M


Ơ
Ơ
N
N



Để luận văn này được hoàn thành, em đã nhận được rất nhiều sự động viên
giúp đỡ của mọi người. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Cám ơn Cô Diệp Thị Mỹ Hạnh đã tạo điều kiện tốt nhất về nơi nghiên cứu,
về kinh phí cũng như tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa, động viên, dạy bảo em trong
quá trình thực hiệ
n đề tài.
- Cám ơn Cô Régine Vignes đã hướng dẫn em trong việc sử dụng những ứng


dụng lý thú của chương trình Xper
2
vào việc phân loại tre, cũng như những đóng
góp quý báu về cách trình bày luận văn.
- Cám ơn Thầy Jacques Gurgand, đã động viên và hướng dẫn em trong việc
quan sát các đặc điểm của tre.
- Cám ơn tất cả các Thầy (cô) trong và ngoài Trường ĐHKH Tự nhiên, đã
cho em những kiến thức bổ ích và cần thiết trong quá trình học đại học và cao học
tại trường.
- Cám ơn Hà Phương đã chia sẽ và giúp đỡ rất nhiề
u trong quá trình thực
hiện đề tài. Và các bạn có cơ hội làm việc tại Làng Tre (Hương, Thanh, Vân, Điệu,
Ngọc Anh, Thiên Hoàng, Tâm, Quế, Trạng, Nghĩa… ), Cô Thủy và các cô chú ở
Làng Tre đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu tại đây.
- Và cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, gia đình và người thân luôn động
viên, hỗ trợ giúp hoàn tất đề tài luận văn.

Bình Dương, Tháng 3 năm 2011
Học viên
Nguyễn Thị Bích Loan



1

M
M





Đ
Đ


U
U


Việt Nam thuộc khu vực có nguồn tài nguyên tre phong phú. Cây tre thuộc họ
Poaceae, phụ họ Bambusoideae, phân bố rộng rãi trên nhiều vùng trong cả nước.
Tuy nhiên, việc mô tả đầy đủ đặc điểm của tre để phân loại, định danh vẫn còn rất
hạn chế, chưa được thống nhất và còn gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học.

Trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu SEP-Tre Đông Dương (Diệp Thị Mỹ Hạnh
cùng cộ
ng sự, 2008-2010), với sự hỗ trợ của chương trình Xper
2
(Régine Vignes-
Lebbe cùng cộng sự, Laboratoire d’Informatique et Systématique của Đại học Paris
VI - phát triển), dự án đã cùng các nhà thực vật học trong và ngoài nước đã kết hợp
các kiến thức về phân loại thực vật trong việc định danh các loài tre ở Đông Dương.

Bộ sưu tập tại Làng tre Phú An có khoảng 17 giống (Diệp Thị Mỹ Hạnh, 2000 -
2008). Các loài tre được sưu tập từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam, ghi
nhận theo tên địa phương và m
ột số được định danh khoa học với các chuyên gia tre
như: Soejatmi Dransfield, Lê Công Kiệt, Cliff Sussman. Chương trình SEP đã định
danh cơ bản hơn 100 mẫu, nhưng có nhiều mẫu hiện chỉ mới xác định được tới
giống. Trong đó, 2 giống Bambusa và Dendrocalamus có nhiều đặc điểm hình thái

tương đối giống nhau nên khó phân biệt hơn các giống khác cùng họ.

Việc phân loại thực vật chủ yếu dựa vào hoa, nhưng
đối với tre trúc hiếm khi ra hoa
và thậm chí nhiều loài tre trúc không thấy ra hoa, do vậy khó có thể chỉ dựa vào hoa
để phân loại. Do đó, sự phân loại phần lớn căn cứ trên đặc tính của thân, cành, mo,
lá. Căn cứ trên các đặc tính hình thái, chúng tôi thực hiện đề tài « KHẢO SÁT
CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH DƯỠNG CỦA 2 GIỐNG TRE BAMBUSA VÀ
DENDROCALAMUS Ở VIỆT NAM VÀ SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA
CHÚNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG CỤ Xper
2
» nhằm mục đích so sánh 2
giống trên.
vi

vi
D
D
A
A
N
N
H
H


M
M



C
C


C
C
Á
Á
C
C


H
H
Ì
Ì
N
N
H
H




N
N
H
H



Hình 1.1: Sơ đồ phân loại tre 2
Hình 1.2: Sơ đồ phân bố tre trên thế giới 3
Hình 1.3: Sơ đồ phân bố Bambusa 6
Hình 1.4: Sơ đồ phân bố Dendrocalamus 6
Hình 1.5: Hai dạng căn hành cộng trụ và đơn trụ 12
Hình 1.6: Dạng căn hành trung gian 12
Hình 1.7: Bản đồ phân bố của một số loài tre ở Việt Nam 15
Hình 2.1: Dạng că
n hành 20
Hình 2.2: Màu sắc thân 20
Hình 2.3: Màu sắc đồng nhất của thân 21
Hình 2.4: Màu sắc không đồng nhất của thân 22
Hình 2.5: Hình dạng thân 22
Hình 2.6: Phân bố của thân 23
Hình 2.7: Hình dạng mắt 23
Hình 2.8: Phân bố của mắt 23
Hình 2.9: Hiện diện đường gờ phía trên đường vòng mắt 24
Hình 2.10:Yếu tố trên đường vòng mắt 24
vii

vii
Hình 2.11: Yếu tố có màu quanh vòng mắt 24
Hình 2.12: Bề mặt lóng 25
Hình 2.13: Cắt ngang lóng 26
Hình 2.14: Độ dày vách lóng 26
Hình 2.15: Màu sắc của mo thân 26
Hình 2.16: Màu của mo thân 27
Hình 2.17: Họa tiết trên mo thân 27
Hình 2.18: Độ bền lâu của mo trên thân. 28
Hình 2.19: Kích thước mo thân so với lóng 28

Hình 2.20: Mặt ngoài của mo thân 28
Hình 2.21: Mặt trong của mo thân 29
Hình 2.22: Vị trí lá mo thân 29
Hình 2.23: Hình dạng thìa lìa mo thân 30
Hình 2.24: Phân bố cành trên thân 31
Hình 2.25: Sự phát triển của cành 31
Hình 2.26: Sự sắp xếp của cành 32
Hình 2.27: Dáng của lá 32
Hình 2.28: Hình dạng lá 32
Hình 3.1: Thân của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 37
viii

viii
Hình 3.2: Mắt của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 37
Hình 3.3: Lóng của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 38
Hình 3.4: Măng của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 38
Hình 3.5: Mo thân của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 39
Hình 3.6: Mo thân của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 40
Hình 3.7: Thìa lìa mo thân của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 40
Hình 3.8: Tai mo thân của Lộc ngộc
ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 41
Hình 3.9: Cành của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 42
Hình 3.10: Lá của Lộc ngộc ở Phú Thọ (Bambusa bambos). 43
Hình 3.11: Thân của Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 44
Hình 3.12: Mắt của Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 45
Hình 3.13: Thân của Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 46
Hình 3.14: Măng của Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 46
Hình 3.15: Mo của Mạ
nh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 47
Hình 3.16: Mo thân của Mạnh tông ở Bình Dương

(Dendrocalamus asper). 48
Hình 3.17: Thìa lìa mo thân của Mạnh tông ở Bình Dương
(Dendrocalamus asper). 48
Hình 3.18: Mo thân của Mạnh tông ở Bình Dương
(Dendrocalamus asper). 49
ix

ix
Hình 3.19: Cành của Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 49
Hình 3.20: Lá của Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper). 51
Hình 3.21: Thân của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 52
Hình 3.22: Mắt của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 52
Hình 3.23: Lóng của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 53
Hình 3.24: Măng của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 53
Hình 3.25: Mo thân của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana) 54
Hình 3.26: Lá mo thân của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana) 55
Hình 3.27: Thìa lìa mo thân của Chàng phài
ở Hà Tĩnh (Bambusa nana) 55
Hình 3.28: Tai mo thân của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 56
Hình 3.29: Cành của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 54
Hình 3.30: Lá của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 57
Hình 3.31: Hoa của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana). 65
Hình 3.32: Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana) và Tre gai ở Tiền
Giang (Bambusa sp.). 65
Hình 3.33: Hóp sào ở Phú Thọ (Bambusa sp.) và Tre xiêm ở Cà Mau
(Bambusa rutila). 63
Hình 3.34: Tre gai ở Vũng Tàu (B.sp) và Vàng sọc ở Phú Thọ (Bambusa
vulgaris
var. vittata) 66
x


x
Hình 3.35: Tre ngà ở Thái Nguyên (Bambusa sp.) và Trúc đá ở Bình
Phước (Bambusa sp.) 68
Hình 3.36: Sự sắp xếp cành của Đằng ngà ở Quãng Ngãi (Bambusa sp.)
và Trúc thường ở Bình Dương (Bambusa textilis) và Chàng phài ở Hà
Tĩnh (Bambusa nana). 68
Hình 3.37: Chiều dài lóng Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana) và
Tre xiêm ở Cà Mau (Bambusa rutila). 68
Hình 3.38: Màu sắc không đồng nhất của thân của Tre xiêm ở Cà Mau
(Bambusa rutila) và Vàng sọc ở Phú Thọ (Bambusa vulgaris var. vittata)
69
Hình 3.39: Màu sắc mo của Hóp sào ở Phú Thọ, Tre gai ở Sóc Trăng, Tre
gai ở Vũng Tàu (Bambusa sp.) 69
Hình 3.40: Luồng ở Thanh Hóa (Dendrocalamus menbranaceus) và
Mạnh tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper) 71
Hình 3.41: Mạy muồi ở Bắc Kạn (Dendrocalamus latiflorus) và Mạnh
tông ở Bình Dương (Dendrocalamus asper) 72
Hình 3.42: Gầy ở Phú Thọ và Diễn đá ở Phú Thọ (Dendrocalamus sp.) 72
Hình 3.43: Hóp sào ở Phú Thọ (Bambusa sp.) và Mạnh tông ở
Bình
Dương (Dendrocalamus asper) 74
Hình 3.44: Sự sắp xếp cành của Bambusa và Dendrocalamus. 75
Hình 3.45: Tai mo của Diễn đá ở Phú Thọ (Dendrocalamus sp.) và
Luồng nước ở Phú Thọ (Dendrocalamus sp.). 77

ii

ii



M
M


C
C


L
L


C
C




Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Phân bố địa lý tre trúc 3
1.1.1 Phân bố của tre trên thế giới 3
1.1.1.1 Vùng cực 4
1.1.1.2 Vùng cổ nhiệt đới 4

1.1.1.3 Vùng tân nhiệt đới 4
1.1.1.4 Vùng châu Đại Dương 5
1.1.2 Phân bố của tre ờ Việt Nam 9
1.2 Lợi ích của tre trong đời sống 9
1.2.1 Trong đời sống 9
2.2.1.1 Vật liệu xây dựng 9
2.2.1.2.Đồ dùng gia đình và thủ công mỹ nghệ 10
2.2.1.3 Sản xuất giấy và các sản phẩm công nghiệp khác 10
2.2.2 Trong văn hóa 10
1.3 Các nghiên cứu định danh tre 11
1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước 11
1.3.1.1 Phân loại căn cứ vào cơ quan sinh sản 11
1.3.1.2 Phân loạ
i căn cứ va cơ quan sinh dưỡng 12
1.3.1.2.1 Căn hành 12
1.3.1.2.2 Cành 13
1.3.1.2.3 Mo thân 13
iii

iii
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 13
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Nội dung nghiên cứu 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1 Khảo sát ở bộ sưu tập sống 33
2.3.2 Khảo sát thảo tập và mẫu thân cây 34
2.3.3 Nhập và so sánh các dữ liệu 34
2.4 Dụng cụ - thiết bị 34
2.5 Giới thiệu chương trình Xper

2
34
2.6 Địa điểm nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1 Kết quả khảo sát các giống Bambusa và Dendrocalamus 36
3.2 Kết quả tính từ Xper
2
58
3.3 So sánh các loài trong giống Bambusa 65
3.3.1 Đặc điểm hình thái nổi bật của Bambusa. 65
3.3.2 Đặc điểm hình thái khác biệt của các loài trong giống
Bambusa 66
3.4 So sánh các loài trong giống Dendrocalamus 71
3.4.1 Đặc điểm hình thái nổi bật của Dendrocalamus. 71
3.4.2 Đặc điểm hình thái khác biệt của các loài trong giống
Dendrocalamus 72
3.5 So sánh giữa Bambusa và Dendrocalamus 73
3.5.1 Nhóm đặc tính ưu tiên giúp phân biệt
Bambusa và
Dendrocalamus 73
3.5.2 Khóa phân loại so sánh Bambusa và Dendrocalamus 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC a
iv

iv

Phụ lục 1:
Phiếu mô tả đặc tính cây Chàng Phài ở Hà Tĩnh a

Phụ lục 2:
Bảng đặc tính của vàng sọc ở Phú Thọ
(Bambusa vulgaris var. vittata) từ Xper
2
ff
Phụ lục 3:
Bảng xuất ra từ Xper
2
so sánh giữa Đằng Ngà ở Quãng Ngãi
(Bambusa stenostachyum) và Trúc thường ở Bình Dương
(Bambusa textilis) mm
Phụ lục 4
: Liệt kê những đặc tính giúp phân biệt các loài trong giống
Bambusa từ Xper
2
aaa
Phụ lục 5
: Liệt kê những đặc tính giúp phân biệt các loài trong giống
Bambusa có gai từ Xper
2
hhh
Phụ lục 6
: Liệt kê những đặc tính giúp phân biệt các loài trong giống
Bambusa không gai từ Xper
2
nnn
Phụ lục 7
: Liệt kê những đặc tính giúp phân biệt các loài trong giống
Dendrocalamus từ Xper
2

ttt














2

2

C
C
H
H
Ư
Ư
Ơ
Ơ
N
N
G

G


1
1


:
:


T
T


N
N
G
G


Q
Q
U
U
A
A
N
N



T
T
À
À
I
I


L
L
I
I


U
U


Cây tre được phân bố rộng rãi trên nhiều vùng ở nước ta. Tre rất quen thuộc đối với
người Việt Nam vì tre được sử dụng rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực liên quan
đến đời sống như nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thủ công mỹ nghệ Theo
phân loại cổ điển, tre thuộc ngành Magnoliophyta, lớp Liliopsida, bộ Cyperales, họ
Gramineae (Poaceae), họ phụ Bambusoideae. (Camus)





















Poaceae
Pooideae
Bambusoideae
Panidoideae
Ce
p
halostach
y
u
Teinostachyum
M
elocalamus
Dendrocalamus
Gi
g
antochloa

Oxytenanthera
B
B
a
a
m
m
b
b
u
u
s
s
a
a


Th
y
rsostach
y
s
Phyllostachys
Arundinaria
Sasa
Schizostachyum
Dinochloa
Neohouzeaua
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại tre
(Nguồn: A. Camus, E.G. Camus và H. Lecomte, 1912-1923)

3

3
Hiện nay, tre còn được xem là cây sinh thái môi trường, phục vụ phát triển bền
vững vì sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn, có thể sử dụng thay cây gỗ, giúp giảm nạn
phá rừng. Hơn nữa tre sinh trưởng mạnh, sinh khối cao, có khả năng được sử dụng
để hấp thụ khí carbonic trong môi trường. Ngoài ra, một số loài tre có khả năng hấp
thụ chất ô nhiễm nên được dùng trong giải ô nhiễm đất hay xử lý nước thải, giúp cải
thiện môi trường.

1.1 Phân bố địa lý tre trúc

Tre trúc được tìm thấy ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và một ít ở ôn đới, từ vùng thấp
tới độ cao 4000 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, phần lớn chúng xuất hiện ở độ
cao từ thấp đến trung bình ở vùng nhiệt đới; chúng sống hoang dã, được trồng trọt
hoặc được du nhập vào rất nhiều sinh cảnh. (Dransfield & Widjaja, 1995)
Sự phân bố địa lý của tre chịu ảnh hưởng lớ
n bởi hoạt động của con người. Việc
phá rừng đã kích thích sự phát triển của các loài tre trong vùng, chúng trở nên
phong phú và hình thành rừng tre thuần loại hoặc hỗn giao (Holttum, 1958).

1.1.1 Phân bố của tre trên thế giới

Trên thế giới, tre trúc có khoảng trên 1000 loài. Theo phân loại cơ bản của sự phân
bố thực vật trên thế giới, chúng ta có thể chia thành 4 vùng phân bố của tre.











Hình 1.2: Sơ đồ phân bố tre trên thế giới
(Nguồn: N. El Bassam, K. Jakob, 1996)
4

4
1.1.1.1 Vùng cực
Bao gồm vùng phía Bắc của đường hạ chí tuyến như Đông Á, Bắc Mỹ. Có 14
giống, phần lớn là giống tiến hoá cao, một ít là giống trung gian; không có giống
nguyên thủy và giống dạng cỏ. Trung Quốc là nơi có nhiều giống nhất của vùng,
khoảng 13 giống và Nhật Bản có 8 giống, trong đó Hibanobambusa là giống đặc
hữu của Nhật Bản.

1.1.1.2 Vùng cổ nhiệt đới

Bao gồm khu vực phía Nam sông Dương Tử của Trung Quốc đến Đông Nam Á và
phần lớn châu Phi. Vùng này có sự đa dạng lớn nhất trên một diện tích rộng lớn. Có
50 giống tre dạng gỗ và 5 giống dạng cỏ. Chúng ta có thể chia vùng này thành hai
phần: khu vực châu Á và khu vực châu Phi.

Có 44 giống tre dạng gỗ và 3 giống dạng cỏ ở khu vực châu Á; nơi đây được xem là
trung tâm phân bố chính của tre trên thế giới. Trung Quốc được xem là trung tâm
phân b
ố của khu vực này.

Có 9 giống tre dạng gỗ và 2 giống dạng cỏ ở khu vực châu Phi, trong số đó 7 giống

là loài đặc hữu của châu Phi. Có 2 giống ở Đông Phi có thể tìm thấy ở khu vực châu
Á và 2 giống ở Tây Phi có thể tìm thấy ở Nam Mỹ. Điều đó cho thấy rằng châu Phi
có mối quan hệ với hai châu lục lân cận. Trung tâm phân bố của khu vực châu Phi
là Madagascar ở Đông Phi. Tre của khu vực này có mộ
t vài tương quan với tre của
Ấn Độ.

1.1.1.3 Vùng tân nhiệt đới

Vùng này bao gồm phần lớn Trung và Nam Mỹ, có 16 giống tre dạng gỗ và khoảng
24 giống dạng cỏ. Tất cả các giống, ngoại trừ Yushania, ở vùng này là duy nhất ở
châu Mỹ. Brazil là trung tâm phân bố của khu vực. Khu vực này có phần lớn là các
5

5
giống tiến hoá và một vài giống nguyên thủy. Đặc điểm nổi bật của vùng này là có
nhiều giống dạng cỏ tiến hoá.

1.1.1.4 Vùng châu Đại Dương

Chỉ có hai giống trong vùng này: Bambusa và Greslania Balansa. Trong đó
Greslania là giống đặc trưng của châu Đại Dương, nhưng Bambusa cũng có thể tìm
thấy ở châu Á. Vì vậy các loài ở vùng này rất đơn giản (Wen Taihui, 1985).

Bảng 1.1: Số lượng giống và loài tre trên thế giới.
(Nguồn: Dranfield & Widjaja, 1995).

Nguồn gốc Số giống Số loài
Châu Á
Nhiệt đới

Cận nhiệt đới
Châu Phi
Madagascar
Úc
Thái Bình Dương
Vùng nhiệt đới Châu Mỹ

24
20
3
6
2
2
20

270 (Chủ yếu giống Bambusa)
320 (Chủ yếu giống Sasa)
3 (loài đặc hữu)
20 (loài đặc hữu)
3
4
410 (Chủ yếu là giống Chusquea)
Tổng cộng
77 1030

Phân bố Bambusa trên thế giới: tập trung phần lớn ở Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ
(đảo Andaman), Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka, Burma (Myanmar), Thái
Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nhật Bản (phần phía Nam), Philippine, Papua
New Guinea (đảo Solomon), Úc (phần phía Bắc), Madagascar. Tre được gây trồng
ở Úc, Châu Phi và Madagascar, Mỹ và Châu Âu. Số loài đã được biết: 139 loài.

(Ohrnberger).

6

6













Phân bố Dendrocalamus trên thế giới tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal,
Bhutan, Bangladesh, Srilandka, Burma (Myanmar), Thailand, Malaysia, Malay
Peninsula và Borneo, Lào, Campuchia, Việt Nam, Philippine, Indonesia, Papua
New Guinea. Số loài đã được biết: 52 loài (Ohrnberger).













Hình 1.3: Sơ đồ phân bố Bambusa
(Nguồn: D. Ohrnberger, 1999)
Hình 1.4: Sơ đồ phân bố Dendrocalamus
(Nguồn: D. Ohrnberger, 1999)
7

7
Theo Rao và Rao, 1995, 1999, Châu Á đặc biệt giàu có về số lượng và chủng loại
tre trúc với khoảng 65 giống và 900 loài. McClure, 1973 và Soderstrom & Ellis,
1987 đều xác nhận rằng nơi có số loài tre phong phú nhất là Nam Trung Quốc, Bắc
Burma (Myanmar), Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005),
(Diệp Thị Mỹ Hạnh cùng cộng sự.,2008).

Có khoảng 67 giống được chia thành 10 nhóm, trong đó Châu Á có 44 giống với
600 loài (Li, 1999).
Bảng 1.2: Số lượng giống và loài tre trúc ở một số nước Châu Á
(Nguồ
n: Yang và Xue, 1999).
STT Nước Số giống Số loài
1 Ấn Độ 23 125
2 Bangladesh 8 20
3 Hàn Quốc 10 13
4 Indonesia 10 65
5 Lào 8 -
6 Malaysia 7 44
7 Myanmar 20 90

8 Nhật Bản 13 237
9 Papua New Guinea - 26
10 Philippin 8 54
11 Singapo 6 23
12 Sri Lanca 7 14
13 Thái Lan 12 41
14 Trung Quốc 40 500
15 Việt Nam 16 92

Đông Nam Á có khoảng 200 loài của 20 giống, song số liệu này cách đây khá lâu
nên thực tế có nhiều thay đổi. Các giống chủ yếu ở Đông Nam Á: Bambusa,
8

8
Dendrocalamus, Cephalostachyum, Dinochloa, Gigantochloa, Holttumochloa,
Kinabaluchloa, Maclurochloa, Melocalamus, Natus, Neohouzeaua, Pseustachyum,
Racemobambos, Schizostachyum, Soejatmia, Sphaerobambos, Thyrsostachys,
Vietnamosasa, , Yushania….trong đó Việt Nam có khoảng 90 loài của 20 giống.
(Dransfield & Widjaja, 1995)

Bảng 1.3: Phân bố của các giống tre bản địa ở Đông Nam Á
(Nguồn: Dransfield & Widjaja, 1995).

STT Giống Số loài Phân bố
1
Bambusa
# 37 Nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, đặc biệt ở vùng
nhiệt đới ẩm gió mùa.
2
Cephalostachyum

11 Từ Tây Nam Himalaya tới Thái Lan và Mindoro,
từ vùng núi tới vùng thấp.
3
Dendrocalamus
# 29 Từ Ấn Độ trải suốt Đông Nam Á, từ vùng khô
tới vùng ẩm.
4
Dinochloa
# 20 Trong vùng Malesia, từ vùng núi tới rừng họ Dầu
vùng thấp.
5
Gigantochloa
# 24 Trong vùng Đông Nam Á, hoang dại hoặc được
gây trồng, nhiệt đới ẩm.
6
Holttumochloa
3 Bán đảo Malaysia, vùng đồi.
7
Kinabaluchloa
2 Malaysia, vùng núi cao.
8
Maclurochloa
1 Bán đảo Malaysia, vùng núi.
9
Melocalamus
1 Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nam
Trung Quốc; vùng đất thấp.
10
Nastus
#15 Indonesia, Papua, New Guinea (cả ở Macarene và

Madagascar); vùng núi cao.
11
Neohouzeaua
2 Bangladesh tới Thái Lan, hoang dại hoặc được
trồng, vùng thấp.
9

9
12
Pseustachyum
1 Ấn Độ và Myanmar.
13
Racemobambos
# 16 Malesia, chủ yếu vùng núi cao.
14
Schizostachyum
# 30 Đông Nam Á, hoang dại hoặc gây trồng, chủ yếu
vùng thấp.
15
Soejatmia
1 Bán đảo Malaysia, hoang dại ở vùng thấp và
vùng đồi.
16
Sphaerobambos
3 Malesia, vùng thấp.
17
Thyrsostachys
2 Từ Thái Lan tới Việt Nam, vùng tương đối khô.
18
Vietnamosasa

3 Từ Thái Lan tới Việt Nam, vùng khô, rừng khộp.
19
Yushania
2 Từ Đài Loan tới Sabah (Malaysia), vùng núi cao.

1.1.2 Phân bố của tre ở Việt Nam


Ở Việt Nam, tre trúc phân bố khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo kết quả kiểm kê rừng
toàn quốc năm 2001, có 1.492.000 ha rừng tre trúc và phân bố chủ yếu ở các tỉnh
Kontum, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắc.

Theo số liệu lấy mẫu các loài tre trúc phân bố ở Việt Nam thì miền Bắc đã thu được
160 mẫu, miền Trung 70 mẫu, Tây Nguyên 92 mẫu, Đông Nam Bộ 43 mẫu và đồng
bằng sông Cửu Long 60 mẫu. (nguồn: Diệ
p Thị Mỹ Hạnh cùng cộng sự, 2008).

1.2 Lợi ích của tre trong đời sống

1.2.1 Trong đời sống

Tre trúc có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm khai
thác, dễ chế biến và có nhiều đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng của con người
nên nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

1.2.1.1 Vật liệu xây dựng

10

10

Tre là nguồn nguyên liệu phổ biến trong xây dựng nhà cửa do nguồn nguyên liệu tre
phong phú, kỹ thuật chế biến đơn giản. Đa số các loài tre có gai có kích thước lớn,
vách lóng dày, cứng và bền nên thường được chọn làm vật liệu xây dựng nhà cửa,
thân được dùng làm cột nhà, xà nhà. Ngày nay, mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng, nhà tre ít dần đi nhưng ở các khu du lịch sinh thái, các công trình
được làm từ tre lại rất được ưa chuộng vì cho con ngườ
i cảm giác gần gũi với thiên
nhiên.

1.2.1.2 Đồ dùng gia đình và thủ công mỹ nghệ

Tre trúc có tính dẻo dai, bền chắc, dễ chẻ nan mỏng để đan, uốn thành các hình
dạng, kích cỡ khác nhau, tính chịu lực tốt nên được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ
dùng hàng ngày và đồ thủ công mỹ nghệ.

Tre trúc có rất nhiều công dụng gắn với nhu cầu hàng ngày của con người: tăm tre,
đũa; các loại công cụ đơn giản trong nông nghiệp như: thúng mủng, nong nia, sàng,
sọt, túi tre…; các công cụ đánh bắt thủy sản như nơ
m, đăng, đóm, dậm cua cho đến
những dụng cụ lớn như thuyền thúng, thuyền nan, bè mảng,…Hiện nay, các đồ thủ
công mỹ nghệ từ tre không chỉ được tiêu thụ ở các nước châu Á mà còn được xuất
khẩu sang nhiều nước châu Âu.

1.2.1.3 Sản xuất giấy và các sản phẩm công nghiệp khác


Thân cây tre trúc có chứa lượng sợi cellulose cao, là nguồn nguyên liệu tốt cho
ngành sản xuất giấy. Trong phát triển công nghiệp, hiện nay tre có kết cấu ít phức
tạp, thân thẳng và tính năng thích hợp hơn cho việc sản xuất các loại ván thanh, ván
ép,…Bên cạnh đó, than tre và than hoạt tính từ tre có chất lượng tốt, là những sản

phẩm rất tiềm năng trong sản xuất công nghiệp.

1.2.2 Trong văn hóa

11

11
Cây tre đã gắn bó từ lâu đời với làng quê Việt Nam. Hình ảnh lũy tre làng tượng
trưng cho sự thanh bình và sức sống mãnh liệt. Trong đời sống tinh thần của người
Việt, cây Tre là một biểu tượng gắn bó đã được thể hiện nhiều qua thơ ca, nhạc họa.
Ngoài ra nhiều loại tre có hình dáng đẹp đã được trồng làm cảnh, nhạc cụ dân tộc.

1.3 Các nghiên cứu định danh tre

1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước

1.3.1.1 Phân loại căn cứ vào cơ quan sinh sản


Công trình nghiên cứu của Munro về tre trên thế giới (1868) đã nhận diện 120 loài
thuộc 21 giống và được chia thành ba nhóm dựa trên số nhị đực, cánh vảy và cấu
tạo quả.

Sau đó Bentham (1883) sử dụng hệ thống của Munro làm cơ sở cho việc phân loại
tre của mình, ông chia thành bốn nhóm chủ yếu dựa trên cấu tạo quả.

Gamble (1896), trong nghiên cứu về tre Ấn Độ, đã chấp nhận hệ thống củ
a
Bentham mà không có chỉnh sửa nào.


Holttum (1946, 1956) đã đề nghị một sự sắp xếp mới chủ yếu dựa trên bầu nhụy,
chia các giống thành bốn nhóm. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh (1956) rằng những
nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc chi tiết của bầu nhụy và quả của các giống rất cần
thiết để củng cố cho nền tảng của sự sắp xếp này.

Vào năm 1986, Clayton và Renvoize nhậ
n diện 49 giống tre thuộc tổng nhóm
Bambuseae, chia thành ba nhóm Arundinariinae Benth., Bambusinae Presl. và
Melocanninae Reichenb. Hệ thống phân loại của họ chủ yếu dựa trên đề nghị của
Holttum (1956), phần phụ bầu nhụy có thể được xem là tiêu chuẩn quan trọng.

12

12
Vào năm 1987, Sordestrom đã xuất bản và đề nghị một hệ thống phân loại phần lớn
dựa vào đặc điểm giải phẫu lá, bông chét, hoa và trái. Họ nhận diện 54 giống được
chia thành 9 nhóm và 5 giống chưa được sắp xếp rõ ràng.

Từ đó, đã có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về phân loại của một số giống thuộc
các nhóm khác nhau.

1.3.1.2 Phân loại căn cứ vào cơ quan sinh dưỡng

1.3.1.2.1 Căn hành
: cơ quan sinh dưỡng đầu tiên dùng trong phân loại
Rivière và Rivière (1879) là những người đầu tiên phân chia tre trúc thành hai nhóm
theo dạng mọc cụm và mọc tản.

Sau này McClure (1925) đề xuất hai khái niệm căn hành cộng trụ (symbodiale) và
đơn trụ (monopodiale) tương ứng với hai cụm từ đã có trước đó.









Keng (1948) đã đưa thêm một khái niệm mới là căn hành trung gian
(amphipodiale).






Hình 1.6: Dạng căn hành trung gian
(Nguồn: Thomas R. Soderstrom, Stephen M. Young, 1983).
Cộng trụ
Đơn trụ
Hình 1.5: Hai dạng căn hành cộng trụ và đơn trụ do McClure đề xuất
(Nguồn: Thomas R. Soderstrom, Stephen M. Young, 1983).
13

13
Ba khái niệm này đều được dùng để mô tả tùy theo sự xuất hiện của thân khí sinh
(mọc cụm hay mọc tản).

1.3.1.2.2 Cành:
cơ quan sinh dưỡng thứ hai dùng trong phân loại

Cành được xếp là cành bậc nhất, cành bậc hai và được dùng làm đặc điểm nhận
dạng. Cành bậc nhất có thể biến động trong khoảng nhất định, còn cành bậc hai thì
ổn định hơn.

1.3.1.2.3 Mo thân
: cơ quan sinh dưỡng thứ ba dùng trong phân loại
Mo thân được coi là đặc điểm quan trọng trong phân loại tre trúc. Gamble (1897) là
người đầu tiên mô tả mo thân cho mục đích phân loại. Hình dạng thân mo và lá mo
thường được dùng để nhận dạng giống. Mo thân có thể không rụng, rụng muộn
hoặc sớm rụng. Một số loài tre có mo dính trên thân tới hai năm hoặc không rụng.

Các mô tả của McClure (1961) về các loài thân gỗ thuộc phân họ Bambusoidea là
một bước ngoặc khác và sau đó đượ
c hoàn thiện bởi Parodi (1961) khi mô tả thêm
cả những loài thân thảo. Ông đã chia các loài thân thảo thành 3 nhóm : Olyreae,
Phareae và Streptochaeteae.

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước


Trong cuốn Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1993) có mô tả 102 loài, khoảng
20 giống dựa vào đặc điểm hoa, nhưng nếu được khảo sát chi tiết hơn thì số lượng
loài có thể lên đến 150-200 loài.

Sau đó, một chìa khóa định danh sơ bộ tre trên thực địa đã được thực hiện cho 71
loài từ Quảng Trị vào miền Nam. (Lê Công Kiệt, 1999).

14

14

Tiếp theo, đã có một danh sách đề xuất các loài tre trúc ở Việt Nam, bao gồm 113
loài của 22 giống đã được nghiên cứu để định danh lại (Lê Viết Lâm, Xia Nianhe,
2003).

Năm 2004-2005 văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, viện Tài Nguyên
Di Truyền Thực vật thế giới (IPGRI) đã tài trợ cho Viện Khoa học Lâm nghiệp dự
án « Đa dạng loài và bảo tồn ex situ một số loài tre ở Việt Nam ». Dự án đã đưa ra
danh sách các giống tre trúc ở
Việt Nam bao gồm 194 loài với 26 giống, trong đó 80
loài đã nhận biết tên khoa học và 1 số là loài mới ở Việt Nam. Các giống Bambusa
và Dendrocalamus hầu như chiếm số lượng lớn: Bambusa với 55 loài,
Dendrocalamus với 21 loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005).

Trong khuôn khổ chương trình Bảo tàng Tre và Bảo tồn thực vật Phú An, chương
trình hợp tác giữa 4 bên: vùng Rhône Alpes (Pháp), tỉnh Bình Dương, vườn thiên
nhiên Pilat và Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh, đ
ã sưu tập
được 301 mẫu tre của Việt Nam, gồm : Miền Bắc 103 mẫu, Miền Trung: 42 mẫu,
Tây Nguyên: 59 mẫu, Đông Nam Bộ: 46 mẫu, Đồng bằng sông Cửu Long: 51 mẫu
(Diệp Thị Mỹ Hạnh cùng cộng sự, 2003-2007) ; nơi đây trở thành bộ sưu tập sống
phong phú phục vụ cho nghiên cứu tre Việt Nam.
15

15























Một số nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên – làng
tre Phú An đã được tiến hành trước đây như :

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài tre ở vùng Đông Nam Bộ do Hoàng
Thị Minh Hồng, Diệp Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Hồng Như thực hiện. Nghiên cứu khảo
sát về hình thái bên ngoài (về thân, bề d
ầy "cơm" (thân tre), kích thước lá, hình thái
và sự phát triển của bẹ mo) và cấu tạo bên trong (phẫu diện cắt ngang ở các cành

Hình 1.7: Bản đồ phân bố của một số loài tre ở Việt Nam
(Nguồn: Diệp Thị Mỹ Hạnh, 2006)
16

16

non và cành già) trên 7 loài tre thường gặp ở vùng Ðông Nam Bộ như: tre Mạnh
tông (Dendrocalamus asper), tre Gai (Bambusa tuldoides), Tầm vông
(Thyrsostachys siamensis), tre Vàng sọc (Bambusa vulgaris var. aureo-variegata),
tre Mỡ (Bambusa vulgaris), tre Tàu (Giagantochloa cochinchinensis) và Trúc
(Bambusa tuldoides). Kết quả cho thấy: Các giống Bambusa, Dendrocalamus,
Gigantochloa có thể được phân biệt bởi số vòng sợi bao quanh bó libe mộc, không
có chênh lệch lớn về đường kính sợi giữa các loại này. (Hoàng Thị Minh Hồng cùng
cộng sự, 2002).

Nghiên cứu một số đặc điể
m, tính chất cơ, lý của 9 loại tre Việt nam do Diệp Thị
Mỹ Hạnh, Nguyễn Thế Năng, Phan Huỳnh Thạch, Võ Kiều Minh Trang, Hoàng Thị
Thanh Hương. Kết quả khảo sát 3 phần gốc, thân, ngọn cho thấy rằng sự khác biệt
về đặc điểm, tính chất cơ, lý của tre và gỗ, sự thay đổi đặc tính trong các vị trí trên
thân cây có qui luật nhất định.

Trong khuôn khổ luận văn cử nhân, (Nguyễn Hà Ph
ương, 2007) trong đề tài ‘Ứng
dụng chương trình Xper
2
để thử nghiệm định danh 10 loài tre Việt Nam’. Báo cáo
chọn ra 10 loài đã xác định tên khoa học và mô tả trên 86 đặc tính về hình thái của
các loài trên. Đây cũng là thử nghiệm cho ứng dụng phần mềm Xper
2
vào trong việc
định danh tre.










×