Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn Thạc sỹ khoa học ngành Thủy văn học: Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương án nạo vét đến chế độ thủy động lực cửa Đà Diễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Văn Linh

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN NẠO VÉT
ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC CỬA ĐÀ DIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội –2017

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Văn Linh

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN NẠO VÉT
ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC CỬA ĐÀ DIỄN

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60440224

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TIỀN GIANG



Hà Nội –2017

1


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Khí
tượng, Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, khóa học
2015 – 2017. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn
Tiền Giang. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy hướng dẫn đã giúp đỡ, chỉ bảo,
hỗ trợ học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu cơ
sở khoa học để xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở và đề xuất các giải pháp ổn định các
cửa sông Đà Diễn và Đà Nông tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ
tầng và kinh tế xã hội” mã số ĐTĐL.CN.15/15 do Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, đã cung cấp số liệu, tài liệu cũng như hỗ trợ
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em trong nhóm “G’Group” đã
giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô
giáo, cán bộ Khoa Khí tượng – Thủy văn – Hải dương học – Đại học Tự nhiên, Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng
dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, bạn bè tại Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã hỗ trợ chuyên môn, và thời
gian để luận văn được hoàn thành.
Do thời gian và kiến thức hạn chế, luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng

nghiệp, các nhà khoa học và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả
Lê Văn Linh

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................8
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ....................................................................................11
1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................11
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên [2 -4] ................................................................11
1.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................11
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình ..............................................................................12
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng ...........................................................13
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu................................................................................15
1.1.1.5. Lớp phủ thực vật ................................................................................19
1.1.1.6. Đặc điểm thủy văn..............................................................................20
1.1.1.6. Đặc điểm hải văn ................................................................................24
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...........................................................................27
1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NẠO VÉT VÀ KHAI THÁC CÁT
..............................................................................................................................29
1.2.1. Quá trình hình thành cát lòng sông ..........................................................29
1.2.2. Một số nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát trên thế giới ...................30
1.2.2. Một số nghiên cứu về nạo vét và khai thác cát ở Việt Nam ....................32

1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC TẠI KHU
VỰC......................................................................................................................35
1.4. TỔNG QUAN VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH ................................................37
1.4.1. Tổng quan các mô hình ............................................................................37
1.4.2. Lựa chọn mô hình toán [13].....................................................................38
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU ..............................40
2.1. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU.........................................................................40
2.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MIKE21 [13] ........................................................40
2.3. SỐ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ...........................................................45

1


2.2.1. Số liệu địa hình ........................................................................................45
2.2.2. Sóng, gió ..................................................................................................45
2.2.3. Số liệu thủy, hải văn.................................................................................46
2.4. THIẾT LẬP MÔ HÌNH.................................................................................47
2.4.1. Miền tính và lưới tính ..............................................................................47
2.4.2. Điều kiện biên ..........................................................................................48
2.5. HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ................................................49
2.5.1. Hiệu chỉnh mô hình..................................................................................49
2.5.2. Kiểm định mô hình ..................................................................................51
CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT ĐẾN CHẾ ĐỘ
THỦY ĐỘNG LỰC CỦA ĐÀ DIỄN .....................................................................53
3.1. CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC KHU VỰC ...................................................53
3.1.1. Trường hợp gió mùa Đông Bắc ...............................................................54
3.2.1.1. Khu vực trong sông ............................................................................56
3.2.1.2. Khu vực cửa sông ...............................................................................57
3.2.1.3. Khu vực ngoài biển ............................................................................58
3.1.2. Trường hợp gió mùa Tây Nam ................................................................59

3.2.1.1. Khu vực trong sông ............................................................................62
3.2.1.2. Khu vực cửa sông ...............................................................................63
3.2.1.3. Khu vực ngoài biển ............................................................................64
3.1.3. Trường hợp xảy ra sự kiện lũ ...................................................................65
3.2.1.1. Khu vực trong sông ............................................................................67
3.2.1.2. Khu vực cửa sông ...............................................................................68
3.2.1.3. Khu vực ngoài biển ............................................................................69
3.2. KỊCH BẢN TÍNH TOÁN .............................................................................70
3.3. SỰ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC ............................................72
3.3.1. Trường hợp gió mùa Đông Bắc ...............................................................72
3.3.1.1. Khu vực trong sông và cửa sông ........................................................75
3.3.1.2. Khu vực ngoài biển ............................................................................80
3.3.2. Trường hợp gió mùa Tây Nam ................................................................84
3.3.2.1. Khu vực trong sông và cửa sông ........................................................87

2


3.3.2.2. Khu vực ngoài biển ............................................................................91
3.3.3. Trường hợp xảy ra sự kiện lũ ...................................................................93
3.3.3.1. Khu vực trong sông và cửa sông ........................................................95
3.3.3.2. Khu vực ngoài biển ............................................................................98
KẾT LUẬN ...........................................................................................................102
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................104

3


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Lưu vực sông Ba .....................................................................................11
Hình 1.2. Bản đồ phân bố lượng mưa mùa mưa [4] ...............................................17
Hình 1.3. Bản đồ phân bố lượng mưa mùa khô [4].................................................17
Hình 1.4. Sơ đồ vùng hạ lưu sông Ba từ Củng Sơn đến cửa Đà Diễn ....................22
Hình 1.5. Hoa sóng tính từ số liệu gió đo tại trạm Tuy Hòa [3] .............................27
Hình 1.6. Các vùng của lưu vực sông [5] ...............................................................29
Hình 1.7. Quy trình khai thác cát Tân Châu – Hồng Ngự[5] ..................................33
Hình 1.8. Quy trình khai thác cát Tp Long Xuyên[5] .............................................34
Hình 1.9. Quy trình khai thác cát Mỹ Thuận – Vĩnh Long[5] ................................35
Hình 2.1. Các bước nghiên cứu của luận văn .........................................................40
Hình 2.2 Sơ đồ lưới tính so le theo hai chiều x, y ...................................................42
Hình 2.3. Sơ đồ quét thời gian trung tâm ................................................................42
Hình 2.4. Địa hình khu vực tháng 3/2016 ...............................................................45
Hình 2.5. Địa hình khu vực tháng 9/2016 ...............................................................45
Hình 2.6. Sơ đồ các trạm đo trong đợt khảo sát tháng 11/2015 ..............................46
Hình 2.7. Sơ đồ các trạm đo trong đợt khảo sát tháng 5/2016 ................................47
Hình 2.8. Miền tính lưới lớn ...................................................................................48
Hình 2.9. Miền tính lưới nhỏ...................................................................................48
Hình 2.10. Mực nước tại cầu Đà Rằng cũ ...............................................................49
Hình 2.11. Mực nước trạm C và mực nước tính toán được từ mô hình .................50
Hình 2.12. Độ cao sóng trung bình trạm C và tính toán được từ mô hình..............50
Hình 2.14. So sánh mực nước tính toán với thực đo ở trạm D ...............................51
Hình 2.15. Mực nước tính toán với thực đo ở trạm F .............................................52
Hình 2.16. Độ cao sóng trung bình giữa tính toán với thực đo ở trạm F ................52
Hình 3.1. Các vị trí đánh giá chế độ thủy động lực ................................................53

4


Hình 3.2. Hoa dòng chảy tại các vị trí trường hợp gió mùa Đông Bắc ..................54

Hình 3.3. Trường sóng cửa Đà Diễn thời điểm chân triều thời kỳ gió mùa Đông
Bắc ...........................................................................................................................55
Hình 3.4. Trường sóng cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh triều thời kỳ gió mùa Đông
Bắc ...........................................................................................................................55
Hình 3.5. Dòng chảy cửa Đà Diễn thời điểm chân triều thời kỳ gió mùa Đông Bắc
.................................................................................................................................56
Hình 3.6. Dòng chảy cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh triều thời kỳ gió mùa Đông Bắc
.................................................................................................................................56
Hình 3.7. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 1 ....................57
Hình 3.8. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 4 ....................58
Hình 3.9. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 5 ....................58
Hình 3.10. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 6 ..................58
Hình 3.11. Trường sóng cửa Đà Diễn thời điểm chân triều thời kỳ gió mùa Tây
Nam .........................................................................................................................60
Hình 3.12. Trường sóng cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh triều thời kỳ gió mùa Tây
Nam .........................................................................................................................60
Hình 3.13. Trường dòng chảy cửa Đà Diễn thời điểm chân triều thời kỳ gió mùa
Tây Nam ..................................................................................................................61
Hình 3.14. Trường dòng chảy cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh triều thời kỳ gió mùa
Tây Nam ..................................................................................................................61
Hình 3.15. Hoa dòng chảy tại các vị trí theo trường hợp gió mùa Tây Nam..........62
Hình 3.16. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 1 ..................62
Hình 3.17. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 4 ..................63
Hình 3.18. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 7 ..................64
Hình 3.19. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 8 ..................64
Hình 3.20. Trường dòng chảy thời điểm đỉnh lũ ....................................................65

5



Hình 3.21. Trường sóng thời điểm đỉnh lũ .............................................................66
Hình 3.22. Hoa dòng chảy tại các điểm thời kỳ lũ ..................................................67
Hình 3.23. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 1 ..................67
Hình 3.24. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 4 ..................68
Hình 3.25. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 6 ..................69
Hình 3.26. Chế độ mực nước, vận tốc và hướng dòng chảy tại điểm 8 ..................69
Hình 3.27. Nạo vét khơi thông cửa Đà Diễn năm 2015 ..........................................70
Hình 3.28. Khu vực nạo vét theo kịch bản 1...........................................................71
Hình 3.29. Khu vực nạo vét theo kịch bản 2...........................................................72
Hình 3.30. Trường dòng chảy tại cửa Đà Diễn thời điểm chân triều theo hiện trạng
(trên cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Đông Bắc ...........73
Hình 3.31. Trường dòng chảy tại cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh triều theo hiện trạng
(trên cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Đông Bắc ...........74
Hình 3.32. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 1 theo KB1 ...75
Hình 3.33. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 1 theo KB2 ...75
Hình 3.34. Hoa dòng chảy tại khu vực trong sông và cửa sông theo hiện trạng (trên
cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Đông Bắc ...................77
Hình 3.35. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 3 theo KB1 ...78
Hình 3.36. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 3 theo KB2 ...78
Hình 3.37. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 4 theo KB1 ...79
Hình 3.38. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 4 theo KB2 ...80
Hình 3.39 Hoa dòng chảy tại khu vực ngoài biển theo hiện trạng (trên cùng), KB1
(Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Đông Bắc .......................................81
Hình 3.40. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 7 theo KB1 ...82
Hình 3.41. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 7 theo KB2 ...83
Hình 3.42. Trường dòng chảy tại cửa Đà Diễn thời điểm chân triều theo hiện trạng
(trên cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Tây Nam ............85

6



Hình 3.43. Trường dòng chảy tại cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh triều theo hiện trạng
(trên cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Tây Nam ............86
Hình 3.44. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 1 theo KB1 ...87
Hình 3.45. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 1 theo KB2 ...88
Hình 3.46. Hoa dòng chảy tại khu vực trong sông và cửa sông theo hiện trạng (trên
cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Tây Nam ....................89
Hình 3.47. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 4 theo KB1 ...90
Hình 3.48 Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 4 theo KB2 ....91
Hình 3.49. Hoa dòng chảy tại khu vực ngoài biển theo hiện trạng (trên cùng), KB1
(Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ gió mùa Tây Nam ........................................92
Hình 3.50. Trường dòng chảy tại cửa Đà Diễn thời điểm đỉnh lũ theo hiện trạng
(trên cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) trường hợp sự kiện lũ ...................94
Hình 3.51. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 1 theo KB1 ...95
Hình 3.52. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 1 theo KB2 ...95
Hình 3.53. Hoa dòng chảy tại khu vực trong sông và cửa sông theo hiện trạng (trên
cùng), KB1 (Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ lũ ..............................................96
Hình 3.54. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 4 theo KB1 ...98
Hình 3.55. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 4 theo KB2 ...98
Hình 3.56. Hoa dòng chảy tại khu vực ngoài biển theo hiện trạng (trên cùng), KB1
(Bên trái) và KB2 (bên phải) thời kỳ lũ ..................................................................99
Hình 3.57. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 7 theo KB1 .100
Hình 3.58. Hướng và vận tốc dòng chảy so với hiện trạng tại điểm 7 theo KB2 .100

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tần suất (%) và hướng gió thịnh hành khu vực Phú Yên ......................15
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình nhiều năm các tháng (mm) ................................17

Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C)..................................................18
Bảng 1.4. Lưu lượng lũ lớn nhất tại một số trạm trên lưu vực sông Ba..................23
Bảng 1.5. Bảng tính toán cao độ và biên độ thủy triều dựa trên số liệu toàn cầu[2]
.................................................................................................................................24
Bảng 1.6. Độ cao sóng bình quân (m) theo các tháng và mùa trong năm tại trạm
Tuy Hòa, Phú Yên[3] ..............................................................................................26
Bảng 3.1. Vận tốc khởi động bùn cát đáy tại các vị trí ...........................................54
Bảng 3.2. Tỷ lệ % thay đổi vận tốc theo các kịch bản so với hiện trạng ................84
Bảng 3.3. Tỷ lệ % thay đổi vận tốc theo các kịch bản so với hiện trạng ................93
Bảng 3.4. Tỷ lệ % thay đổi vận tốc theo các kịch bản so với hiện trạng ..............101

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Sông Ba (phía hạ nguồn còn gọi là sông Đà Rằng) thuộc tỉnh tỉnh Phú Yên là
con sông lớn nhất khu vực Nam Trung bộ với chiều dài dòng chính là 380km. Sông
Ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (Kon Tum) cao 1.549 m chảy qua tỉnh Kon Tum
và Gia Lai theo hướng Bắc Nam, bắt đầu chuyển sang hướng Tây Bắc - Đông Nam
từ huyện Krông Pa của Gia Lai rồi chuyển sang hướng Tây Đông từ địa phận tỉnh
Phú Yên, cuối cùng đổ vào biển Đông ở cửa biển Đà Rằng thuộc thành phố Tuy
Hòa. Với diện tích lên đến 13.900 km2, lưu vực sông Ba là lưu vực sông lớn nhất
khu vực Nam Trung Bộ.
Hiện nay, cửa Đà Diễn đang được dùng làm cảng cá và nơi neo đậu của trên
dưới 900 tàu khai thác hải sản xa bờ và câu cá ngừ đại dương. Nơi đây cũng là trung
tâm mua bán cá ngừ đại dương lớn nhất khu vực duyên hải miền Trung.
Từ năm 2006 đến nay, cửa Đà Diễn liên tục bồi lấp nghiêm trọng, làm giảm
độ sâu mực nước, thu hẹp cửa sông gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào. Trong
những ngày biển động, sóng lớn đã làm cho cửa sông tiếp tục bị cát bồi lấp nghiêm

trọng khiến cho hàng trăm tàu thuyền không thể xuất bến đi khai thác hải sản hoặc
khi trở về bị mắc cạn ở phía ngoài cửa sông, không thể vào cảng. Cùng với tình
trạng bồi lấp làm cho lòng dẫn bị thu hẹp, dòng chảy từ thượng nguồn đổ về với
cường suất lớn, tốc độ mạnh, khiến nhiều tàu đánh cá bị trượt neo trôi tự do ra biển,
va chạm nhau rất nguy hiểm và có những năm như năm 2008 việc va chạm này gây
thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho bà con ngư dân.
Để giảm tình trạng bồi lấp cửa Đà Diễn, hàng năm chính quyền địa phương
đã tổ chức hút cát, nạo vét cửa sông. Theo thống kê của Sở TNMT tỉnh Phú Yên
đến thời điểm tháng 6/2017 đã có 9 doanh nghiệp được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp
phép khai thác với tổng khối lượng khai thác cấp phép lên đến 1,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc đánh giá một cách tổng thể các tác động
của việc khai thác, nạo vét cát tại cửa Đà Diễn vẫn chưa được thực hiện một cách

9


tổng thể. Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các
phương án nạo vét đến chế độ thủy động lực cửa Đà Diễn” nhằm đánh giá một số
ảnh hưởng của các phương án nạo vét, khai thác cát đến chế độ thủy động lực tại
khu vưc cửa Đà Diễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đánh giá sự thay đổi chế độ thủy động lực
khu vực cửa sông Đà Diễn do ảnh hưởng của hoạt động nạo vét, khai thác cát.
Thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, mục tiêu cụ thể được đặt ra là:
-

Nghiên cứu hiện trạng thủy động lực cửa Đà Diễn;

-


Đánh giá ảnh hưởng hoạt động nạo vét đến chế độ thủy động lực cửa
Đà Diễn bằng mô hình toán.

3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực cửa Đà Diễn, tỉnh Phú Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Kế thừa những số liệu, phương pháp, kết quả đã đạt
được từ các nghiên cứu từ trước phục vụ cho các nghiên cứu của đề tài
Phương pháp mô hình toán: ứng dụng mô hình toán đánh giá các ảnh hưởng
của việc nạo vét, khai thác cát đến chế độ thủy động lực.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn có bố cục gồm 3 chương chính cùng với phần mở đầu, kết luận và
tài liệu tham khảo. Cụ thể:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3. Ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến chế độ thủy động lực cửa
Đà Diễn
Kết luận
Tài liệu tham khảo.

10


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên [2 -4]
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Ba là một trong những lưu vực lớn nhất khu vực miền Trung,
với tổng diện tích lưu vực là 13.900 km2, có tọa độ địa lý lý từ 12o35' đến 14038' vĩ
độ Bắc và từ 108o00' đến 109o55' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà

Khúc, phía Tây và Nam giáp lưu vực sông Cái (Nha Trang) và sông Srepk, phía
Đông giáp lưu vực sông Kone, sông Kỳ Lộ và biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn
lưu vực nằm trên địa phận hành chính của 15 huyện, thị thuộc 3 tỉnh Gia Lai, Đak
Lăk và Phú Yên bao gồm hầu hết diện tích đất đai các huyện K‘bang, An Khê,
KonchRô, Mưang Yang, A. Yunpa, K.Rông Pa, K.Rông H Năng, Mưa Rak, Sơn
Hoà, sông Hinh, Tuy Hoà và một phần diện tích các huyện Chư Sê, Ea H Leo,
Krông Buk, Eaka. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên 350 ngàn ha và tổng dân số
trên lưu vực khoảng 1,5 triệu người.

Hình 1.1. Lưu vực sông Ba

11


1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực sông Ba khá phức tạp, bị chia cắt mạnh mẽ bởi sự chi phối
của dãy Trường Sơn. Đường phân thuỷ của lưu vực có độ cao từ (500- 2000m) bao
bọc 3 phía: Bắc, Đông, Nam và chỉ được mở rộng về phía Tây với cao nguyên
Pleiku, Mưang Yang, Chư Sê; đồng thời mở ra biển qua vùng đồng bằng Tuy Hoà.
Đường phân thủy phía Đông Bắc lưu vực thuộc dải Trường Sơn có độ cao từ 6001.300m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến đèo An Khê sau đó chuyển
hướng và kết thúc ở thượng nguồn sông Cà Lúi, sông Con ở độ cao (600- 700m).
Phía Nam là dãy núi Phượng Hoàng chạy sát ra biển theo hướng Đông Bắc đến Tây
Nam và kết thúc tại đèo Cả có cao độ biến đổi (600-2000m). Hai dãy núi phía Đông
và phía Nam của lưu vực tạo thành bức tường chắn gió, cản trở việc hoạt động của
hướng gió Đông và Đông Nam. Phía Tây Bắc có các đỉnh núi cao hơn ở phía Đông,
nhưng bị chia cắt nhiều. Độ cao các đỉnh núi biến động từ (700-1.700m) và chạy
theo hướng Bắc Nam. Các đỉnh cao có thể kể đến là: đỉnh Ngọc Rô cao 1549m,
đỉnh Kon Ka Kinh cao 1761m, đỉnh Chư Rơ Pan cao 1571m. Đến khu vực Cheo
Reo, độ cao các đỉnh núi thấp dần chỉ còn khoảng 300-400m. Do các dãy núi phía
Tây bị chia cắt mạnh và không liên tục đã hình thành trên lưu vực các thung lũng

An Khê, Cheo Reo, Phú Túc và vùng đồng bằng hạ lưu.
Dưới tác động của các yếu tố địa hình phức tạp có thể chia lưu vực thành 5
vùng địa hình:
- Vùng núi cao: chiếm 60% diện tích lưu vực. Độ cao bình quân trong vùng
này (600-800m), địa hình có độ dốc từ thoải đến rất dốc.
- Vùng thung lũng: kéo dài từ An Khê đến Phú Túc. Cao độ phổ biến ở thung
lũng An Khê (400-500m), thung lũng Cheo Reo (150-200m) và Phú Túc (100150m). - Vùng cao nguyên: có độ cao phổ biến từ (300-500m).
- Vùng gò đồi: chủ yếu là vùng An Khê, Sơn Hoà, hạ lưu sông Hinh và lưu
vực sông Krông H Năng.

12


- Vùng đồng bằng: tập trung ở hạ lưu sông Ba, Phú Yên. Phía Đông khu vực
này là Biển Đông, ba mặt còn lại đều giáp núi (dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng
Phu - Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa đông của dãy Trường Sơn).
Do vị trí địa lý và ảnh hưởng của địa hình nên vùng hạ du lưu vực sông Ba
thường xuyên chịu tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên như mưa, gió, sóng, bão,
áp thấp nhiệt đới, phân bố bồi tích không đều … gây nên lũ lụt, bồi lấp, xói lở khu
vực cửa sông.
Mặt khác, những hoạt động kinh tế như khai thác tài nguyên rừng, khoanh
đắp các đầm nuôi hải sản, các công trình dân sinh, thủy lợi, thủy điện… làm thay
đổi chế độ dòng chảy và lượng bùn cát từ sông đổ ra biển. Hiện nay, phía thượng
nguồn rừng bị tàn phá làm suy thoái và cạn kiệt dòng chảy mùa vào khô ở hạ lưu
dẫn đến suy thoái hệ sinh thái, giảm nguồn lợi thuỷ sản, thay đổi vận chuyển bùn
cát của sông, nhiễm mặn và suy giảm chất lượng nước,…
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
Địa tầng: tham gia vào cấu trúc lãnh thổ tỉnh Phú Yên có mặt khá đa dạng
các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất và phun trào có tuổi từ Proterozoi đến
Kanozoi, theo thứ tự từ già đến trẻ gồm các phân vị địa tầng sau: giới Proterozoi,

Paleozoi, Merozoi, Kainozoi. Mác ma xâm nhập: trong phạm vi tỉnh Phú Yên phát
triển khá phong phú và đa dạng cả về không gian lẫn thời gian, chiếm trên 50% diện
tích tự nhiên và có các phức hệ Bến Giằng- Quế Sơn, Vân Canh, Tây Ninh, Định
Quán, Đèo Cả, Cà NáPha 1, Phan Rang, Cù Mông. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo: hệ
thống đứt gãy theo phương Đông Bắc -Tây Nam, điển hình là đứt gãy Vĩnh Long Trung Hòa. Hệ thống đứt gãy theo phương Tây Bắc - Đông Nam gồm nhiều đứt gãy
quy mô nhỏ - vừa, điển hình là đứt gãy sông Ba, sông Kỳ Lộ. Hệ thống đứt gãy theo
phương á kinh tuyến là đứt gãy quy mô nhỏ -vừa, phát triển chủ yếu ở phía Bắc.
Đất đai Phú Yên được hình thành trên mẫu đất phù sa và ba loại đá chính là:
Granit, Ba Zan, trầm tích.

13


Đất cát ven biển: chiếm 2,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển.
Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém.
- Đất nhiễm mặn: chiếm 1,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở Hòa
Tâm, Hòa Hiệp, Hòa Xuân và dọc ven biển từ Sông Cầu đến cửa Đà Rằng.
- Đất phù sa: chiếm 9,8% diên tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện Phú
Hòa, huyện Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, sông Cầu.
- Đất xám: chiếm 6,9% diện tích tự nhiên được phân bố từ địa hình trung
gian nơi tiếp giáp vùng núi và vùng thấp có địa hình chia cắt trung bình, tương đối
bằng phẳng tập trung ở Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh và phía tây huyện Phú
Hòa.
- Đất đen: chiếm 3,5% diện tích, phân bố ở phía nam huyện Tuy An, xã Bình
Kiến, huyện Sông Hinh và một phần huyện Sơn Hòa.
- Đất đỏ vàng: chiếm 65% diện tích tự nhiên phân bố đều khắp ở vùng đồi
núi.
Ở lưu vực sông Ba, các thành phần trạng thái đặc trưng của đất đá, có các
đặc tính chủ yếu tương ứng sau:
- Đất có thành phần và trạng thái đặc biệt: Chứa vật chất hữu cơ 5 – 75%, độ

ẩm cao, hệ số lỗ rỗng ε < 1, góc ma sát nhỏ φ = 4 – 6o, sức chống nén không đáng
kể, lực dính kết khoảng C = 0,08 – 0,1 kg/cm2.
- Đất rời: Thành phần hạt thay đổi trong phạm vi rộng, độ ẩm tương đối thấp,
hệ số rỗng ε = 0,5 – 0,7, góc ma sát φ = 27 – 40o, sức chống nén không đáng kể, lực
kết dính nhỏ C = 0,001 – 0,01 kg/cm2, tính nén lún thấp a = 0,001 – 0,04 cm2/kg.
- Đất dính: Thành phần chủ yếu là sét, sét pha, độ ẩm tương đối cao, hệ số lỗ
rỗng lớn ε > 1,3, góc ma sát trong φ = 20 – 30o, lực dính kết C = 0,1 – 0,7 kg/cm2,
tính nén lún cao a = 0,01 – 0,121 cm2/kg.

14


- Đá nửa cứng: Cường độ kháng nén Rn = 40 – 865 kg/cm2. Cường độ kháng
kéo Rk = 5 – 100 kg/cm2. Góc ma sát trong φ = 29 – 36o; lực dính kết C = 10 – 300
kg/cm2.
- Đá cứng: Cường độ kháng nén Rn = 1000 – 1500 kg/cm2. Cướng độ kháng
kéo Rk = 80 – 150 kg/cm2. Góc ma sát trong φ = 29 – 36o; lực dính kết C = 310 –
450 kg/cm2.
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
a. Chế độ gió:
Nghiên cứu chuỗi số liệu quan trắc gió tại trạm Tuy Hoà, Miền Tây và Sơn
Hòa (Phú Yên) có chiều dài 20 năm từ năm 1987 đến năm 2007 (bảng 1.1), cho
thấy vào mùa đông (từ tháng X, XI đến tháng III, IV năm sau) gió ở khu vực Phú
Yên và cửa Đà Diễn có hướng thịnh hành nhất là hướng Bắc (tần suất 50 - 60%).
Sau đó là gió Đông Bắc với tần suất 30 - 45%. Vào cuối mùa đông còn xuất hiện
gió Đông với tần suất dưới 30%.
Bảng 1.1. Tần suất (%) và hướng gió thịnh hành khu vực Phú Yên
Tháng\Trạm

Tuy Hoà


Miền Tây

Sơn Hoà

I

N - 63,3

NE - 60,4

E - 36,4

II

N - 51,4

NE - 57,6

E - 43,4

III

N E - 30,2

NE - 51,0

E - 42,3

IV


E - 37,8

NE - 41,1

E - 35,3

V

E - 32,3

W - 35,2

W - 31,1

VI

W - 45,2

W - 48,4

W - 31,1

VII

W - 44,6

W - 60,6

W - 64,0


VIII

W - 58,5

W - 64,2

W - 63,7

IX

W - 29,6

W - 51,4

W - 45,5

X

NE - 44,7

NE - 52,8

E - 28,5

XI

N - 50,5

NE - 69,1


NE - 31,2

XII

N - 63,8

NE - 66,0

NE - 40,3

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia)

15


Từ tháng VI đến tháng IX gió mùa mùa hạ phát triển mạnh, toàn lãnh thổ
Phú Yên thịnh hành gió Tây với tần suất 30 - 65%, tháng VIII tần suất gió Tây lớn
nhất trong năm. Từ cuối tháng IX, gió mùa mùa hạ bắt đầu bước vào thời kỳ suy
thoái, đồng thời cũng là thời kỳ tranh chấp của hai thứ gió mùa.
Có thể nói chế độ gió ở Phú Yên thể hiện hai mùa rõ rệt, mùa mưa là thời kỳ
thịnh hành gió Bắc (Bắc, Đông Bắc và Đông); mùa khô là thời kỳ thịnh hành gió
hướng Tây.
Tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 2 - 2,5 m/s. Nhìn chung
các tháng mùa hè tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa đông. Tốc độ gió trong bình
lớn nhất vào tháng V, VI và nhỏ nhất vào tháng XII hoặc tháng I.
b. Chế độ mưa
Mưa là một yếu tố chính của khí hậu, thủy văn, là một trong những thành
phần của cán cân nước. Phú Yên có nền nhiệt độ cao nên mưa là nhân tố quan trọng
chi phối thời vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp,

đặc biệt là các vùng sản xuất còn lệ thuộc vào nước trời. Lượng mưa trung bình
nhiều năm biến đổi từ 1.300 mm đến 2.200 mm, mưa ít nhất tại các vùng khuất gió
như Cheo Reo, Phú Túc và mưa nhiều nhất là thượng nguồn sông Hinh và thượng
nguồn sông Ba.
Mùa mưa trên lưu vực sông Ba giữa khu vực Tây và Đông Trường Sơn có
khác nhau, ở Tây Trường Sơn mùa mưa từ tháng V đến tháng X, còn Đông Trường
Sơn là từ tháng IX đến tháng XII. Vì vậy dòng chảy mặt lưu vực sông Ba là phong
phú, tính đến Tuy Hòa (diện tích 13.900 km2) thì tổng lượng nước trung bình nhiều
năm khoảng 9,8 tỷ m3. Tuy nhiên lượng nước này phân bố không đều trong năm kết
hợp với ảnh hưởng của địa hình tạo ra mùa mưa lớn (dễ gây lũ lụt) và mùa khô
thiếu nước.

16


Hình 1.2. Bản đồ phân bố lượng mưa

Hình 1.3. Bản đồ phân bố lượng mưa mùa

mùa mưa [4]

khô [4]

Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình nhiều năm các tháng (mm)
Trạm Tháng

I

II


III

IV

V

VI VII

VIII

IX

X

XI XII

Phú Lạc

48

21

43

33

80

48


36

49

245

637

517 258

Hòa Đồng

72

28

56

45 109

80

58

63

246

679


614 324

Sơn Thành

46

17

54

52 124

100

77

76

235

621

563 272

Sông Hinh

58

21


68

65 155

125

97

95

237

626

567 274

Miền Tây

22

10

34

36 125

106

80


107

213

447

409 155

Sơn Hòa

23

10

36

38 132

112

84

113

209

469

402 152


Củng Sơn

21

9

38

35

113

75

106

180

487

399 154

Hà Bằng

31

12

26


35 112

75

63

77

225

517

462 159

Xuân Lãnh

43

17

36

48 155

104

87

107


239

550

491 169

Cù Mông

59

26

34

31

96

74

44

81

269

594

607 315


Sông Cầu

26

11

13

30

83

81

34

66

244

534

487 193

Chí Thạnh

20

8


10

23

62

61

26

50

226

495

452 179

Tuy Hòa

47

18

35

30

94


60

42

56

288

656

549 215

Phú Lâm

40

19

32

30

89

56

39

51


267

612

498 200

89

(Nguồn: Đài KTTV Khu vực NTB)

17


c. Chế độ nhiệt
Ở Phú Yên, những vùng có độ cao dưới 100m nhiệt độ trung bình năm
thường dao động trong khoảng 26 – 270C, ở độ cao từ 100 - 300m nhiệt độ năm
thường dao động từ 24 - 250C. Ở độ cao trên 400m, nhiệt độ trung bình năm giảm
xuống còn 23 - 240C, trên 1000m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 210C.
Vùng đồng bằng ven biển, ở độ cao dưới 100m tổng nhiệt độ năm đạt
95000C - 98000C, vùng núi ở độ cao dưới 400m giảm còn trên dưới 85000C 95000C, ở độ cao 1000m chỉ còn trên dưới 75000C.
Hàng năm, nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng I (21-230C), sau đó
tăng dần và thường đạt cực đại vào tháng VI (26-290C) rồi lại giảm dần đến tháng I
năm sau.
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C)
Trạm
Tháng

Tuy Hòa

Sơn Hòa


Hà Bằng

Sông Hinh

Miền Tây

I

23,3

22,1

22,5

21,4

20,6

II

23,8

23,2

23,5

22,4

21,6


III

25,4

25,5

25,3

24,4

23,7

IV

27,3

27,7

27,2

26,5

25,7

V

28,8

28,7


28,6

27,4

26,6

VI

29,2

28,6

29,1

27,5

26,5

VII

29,0

28,5

29,1

27,4

26,3


VIII

28,7

28,2

29,0

26,6

26,1

IX

27,7

27,0

27,5

26,3

25,0

X

26,4

25,5


25,8

24,8

23,7

XI

25,2

24,1

24,5

23,0

22,4

XII

23,8

22,5

23,0

21,6

21,0


Năm

26,6

26,0

26,3

24,9

24,1

(Nguồn: Đài KTTV Nam Trung Bộ)

d. Chế độ nắng

18


Phú Yên là một tỉnh có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung bình hàng
năm từ 2300 - 2500 giờ. Trong suốt 6 tháng từ tháng III đến tháng VIII, số giờ nắng
trung bình mỗi tháng dao động từ 230 - 270 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 8 giờ.
Tháng IV, tháng V là hai tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng
tháng có từ 250 - 270 giờ.
Tháng ít nắng nhất là tháng XII, trung bình hàng tháng từ 100 - 112 giờ
nắng. Như vậy, số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ bằng một nửa số giờ
nắng của tháng cực đại. Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự
tương phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm.
e. Bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi năm ở Phú Yên tương đối ổn định. Năm nhiều nhất và
năm ít nhất không quá 30% so với tổng lượng bốc hơi trung bình. Hàng năm tổng
lượng bốc hơi đạt từ 1100 - 1400mm, phân bố không đều trong các tháng. Từ tháng
X năm trước đến tháng III năm sau, tổng lượng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 50
đến dưới 100mm, riêng thung lũng Sơn Hòa tháng II dến tháng III hàng tháng trung
bình 120-130 mm, trong đó thấp nhất là tháng X và XI chỉ đạt từ 50 - 80mm tháng.
Từ tháng IV đến tháng IX, trung bình hàng tháng đạt 100 - 200mm, trong đó cao
nhất là tháng VII, tháng VIII từ 150 - 200mm. Càng lên cao bốc hơi khả năng có xu
hướng giảm. Điển hình, tại Sông Hinh ở độ cao 200m, qua số liệu khảo sát tổng
lượng bốc hơi năm chỉ còn 1100mm, tháng bốc hơi nhiều nhất cũng không vượt quá
160mm và tháng thấp nhất chỉ đạt 31mm. Tuy nhiên đây là vùng mưa lớn nhất tỉnh,
do đó ở cùng độ cao với các khu vực khác, nhưng nhìn chung ở đây có tổng lượng
bốc hơi khả năng năm lớn hơn 1100mm. Biên độ bốc hơi năm dao động 40 - 60mm,
bốc hơi ngày lớn nhất 11 - 12mm, nhỏ nhất 0,4 - 0,5mm, trung bình 2,5 - 4,0mm.
1.1.1.5. Lớp phủ thực vật
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên (năm 2002):



363.948,2 ha đất lâm nghiệp chiếm 72% đất tự nhiên, độ che phủ rừng là 32%.
Trong đó rừng tự nhiên 144.664,6ha, rừng trồng 18.324,3ha, đất đồi trọc là

19


200.959ha, còn lại là đất nông nghiệp canh tác theo thời vụ. Thực vật gồm hai loại
chính: thực vật tự nhiên và thực vật trồng.
Thực vật tự nhiên được phân bố trên các kiểu rừng:
- Kiểu rừng nhiệt đới núi thấp có diện tích lớn nhất tỉnh, phân bố ở độ cao
dưới 1000m, nằm trong phạm vi vùng núi huyện Tuy Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa,

Đồng Xuân. Đặc điểm kiểu rừng này là rừng xanh quanh năm, ít thay lá tại vùng có
địa hình khá cao, rừng thưa rụng lá và nửa rụng lá phân bố ở vùng thấp hơn.
- Kiểu rừng truông gai, cây bụi: đây là kiểu rừng tương đối đặc biệt, hình
thành do các yếu tố tổng hợp của khí hậu, đất đai, địa hình, hệ thực vật có tác động
mạnh của nhân tố con người. Đặc điểm kiểu rừng này là phần lớn cây cối gồm các
loại cây chịu hạn, có gai, lá nhỏ, thường sống ở vùng có đất đai rất xấu, khô cứng,
tầng mỏng, xói mòn mặt, thiếu nước nên mùa hè có hiện tượng héo lá khi trời nắng
hạn. Loại rừng này phân bố nhiều ở ven biển huyện Sông Cầu, Tuy An, thị xã Tuy
Hòa.
- Kiểu thực vật trên cát có diện tích khoảng 10.000ha, chủ yếu là cỏ, vùng
kín gió có một số cây gỗ như Cóc, Mù U. Đặc biệt là Chai Lá Cong phân bố ở các
huyện thị ven biển, nhiều nhất ở huyện Sông Cầu và Tuy Hòa. Hiện nay một số lớn
diện tích đã đưa vào canh tác, trồng rừng, xây dựng khu công nghiệp hoặc quy hoạch
khu công nghiệp.
Thực vật trồng: ngoài thực vật tự nhiên, thực vật trồng cũng rất phong phú,
phân bố chủ yếu ở vùng có độ cao dưới 100m gồm có các nhóm chính là cây lương
thực, thực phẩm, cây công nghiệp, dược liệu theo thời vụ. Cây lấy gỗ trồng theo
chương trình, dự án, cây cảnh và cây phân tán ở hộ gia đình.
1.1.1.6. Đặc điểm thủy văn
Lưu vực sông Ba có dạng chữ L, phình rộng ở trung lưu và thu hẹp ở hai đầu
thượng và hạ lưu. Mạng lưới sông ngòi khá dầy và được phân bố đều khắp trong
vùng. Chiều rộng bình quân lưu vực 48,6km, có nơi rộng 80 km. Dòng chính sông

20


Ba được bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Rô (tỉnh Kon Tum) cao 1.544m, sông chảy qua
các tỉnh KonTum, Gia lai, ĐakLăk và Phú Yên. Diện tích lưu vực sông Ba 14132
km2 với chiều dài 374 km, mật độ lưới sông 0,22 km/km2. Từ thượng nguồn tới gần
An Khê, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa hình hiểm trở, chia cắt

mạnh, lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh, độ dốc lòng sông 20%. Sông Ba có nhiều
nhánh sông, suối nhỏ đổ vào trong đó có 36 phụ lưu cấp I, 54 phụ lưu cấp II, 14 phụ
lưu cấp III. Từ Cheo Reo đến thị trấn Củng Sơn, sông chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam lại nhận thêm nước của phụ lưu sông Krong H, Năng, diện tích lưu vực
1750 km2, chiều dài sông 130km, đổ vào bên phải sông Ba tại ranh giới Gia Lai Phú Yên. Sông Hinh diện tích lưu vực 932km2, dài 85km, bắt nguồn từ dãy núi Chư
Mu cao 2051m, đổ vào bên phải Sông Ba tại xã Đức Bình Đông huyện Sông Hinh,
đây là vùng mưa lớn nhất trong toàn lưu vực sông Ba. Năm 2000 thuỷ điện Sông
Hinh bắt đầu tích nước phát điện, làm cho chế độ thuỷ văn ở đây khác biệt cơ bản
đặc biệt là trong mùa lũ. Đoạn sông cuối cùng chảy theo hướng gần như Tây Đông, nhưng từ Đồng Bò, sông hơi chuyển hướng lệch về phía Bắc và đổ nước ra
cửa Đà Diễn. Đoạn sông này còn nhận thêm nước sông Con, sông Cái bên trái, sông
Đồng Bò bên phải, lòng sông khá rộng, độ dốc nhỏ chỉ khoảng 1 ‰. Dọc theo hai
bên bờ sông là các bãi bồi rộng lớn tạo thành cánh đồng phì nhiêu, trù phú.
Ngoài dòng chính, lưu vực sông Ba có 3 nhánh sông chính:
- Sông Ayun: bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220m, chảy
theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với dòng
chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1km về phía Bắc. Sông có
diện tích lưu vực 2.950km2, độ dài sông 175km.
- Sông Krong H'Năng: bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215m.
Hướng dòng chảy tương đối phức tạp song chủ yếu là Bắc - Nam và Tây Bắc Đông Nam rồi nhập với sông chính tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên.
- Sông Hinh: bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051m. Hướng
dòng

21


chính là Tây Bắc - Đông Nam đến vĩ độ 1205' chảy theo hướng Bắc - Nam rồi
nhập với dòng chính tại phía trên Sơn Hòa.
Các sông suối thuộc lưu vực sông Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn có
tiềm năng lớn về thủy điện. Do địa hình bị chia cắt mạnh, lưu vực sông Ba có dạng
lòng máng chạy dài từ thượng nguồn đến cửa sông.


Hình 1.4. Sơ đồ vùng hạ lưu sông Ba từ Củng Sơn đến cửa Đà Diễn
Trong và lân cận lưu vực sông Ba có 15 trạm đo đạc thuỷ văn, trong đó có 13
trạm đo cả yếu tố lưu lượng và mực nước và có 2 trạm chỉ đo yếu tố mực nước.
Vùng hạ lưu sông Ba có trạm Củng Sơn và Sông Hinh đo yếu tố Q, H, với thời gian
quan trắc từ năm 1976 tới nay và trạm Phú Lâm chỉ đo yếu tố H với thời gian quan
trắc từ năm 1977 tới nay.
Vùng hạ lưu lưu vực sông Ba có thời gian mùa lũ kéo dài 4 tháng từ tháng 9
tới tháng 12, lưu vực có 4 thời kỳ lũ khác nhau:
- Thời kỳ lũ tiểu mãn: thường xảy ra vào tháng 5, 6;
- Thời kỳ lũ sớm: thường xảy ra vào tháng 8, 9;

22


×