Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Phân tích hệ thống giới thiệu và bán khóa học của bachkhoa aptech (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa vấn đề nghiên cứu.........................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................................2
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................2
4. Các phương pháp áp dụng thực hiện đề tài...........................................................2
5. Kết cấu khóa luận....................................................................................................3
Chương 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU VÀ BÁN
KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH.............................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIỚI THIỆU VÀ
BÁN KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH....................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................4
1.1.1. Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin........................................................4
1.1.2. Hệ thống thông tin quản lý................................................................................4
1.2. Một số lý thuyết về phân tích hệ thống thông tin..............................................4
1.2.1. Các giai đoạn trong qui trình xây dựng hệ thống thông tin.............................4
1.2.2. Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin..................................7
1.2.3. Phân tích thiết kế thông tin bằng UML.............................................................8
Biểu đồ Use case (Use Case Diagram)........................................................................9
Biểu đồ lớp (Class Diagram).....................................................................................11
2.2.3.Gói...................................................................................................................... 14
1.2.4. Ngôn ngữ lập trình...........................................................................................16
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................................................................19
Chương 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HỆ
THỐNG GIỚI THIỆU VÀ BÁN KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH....21
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA.........................................................................21
2.1.1. Khái quát chung về công ty.............................................................................21
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................................22


2.1.3. Các nghiệp vụ chính của Công ty HTC..........................................................22
2.1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TỪNG BỘ PHẬN CỦA
CÔNG TNHH CÔNG NGHỆ IDO VIỆT NAM......................................................23
. Sơ đồ bộ máy công ty...............................................................................................23
Chức năng cụ thể của từng bộ phận.............................................................................23


2.1.5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ( Năm
2013,2014,2015)..........................................................................................................24
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................25
2.2 .1. Một số chỉ tiêu chỉ tiêu chủ yếu của công ty HTC trong những năm
gần đây........................................................................................................................ 25
2.2.2. Giới thiệu về website của công ty....................................................................27
2.2.3. Đánh giá website />2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................28
2.3.1 Những điểm mạnh của HTC............................................................................28
2.3.2 Những tồn tại của HTC....................................................................................28
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU VÀ BÁN
KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH............................................................29
3.1 MÔ TẢ HỆ THỐNG GIỚI THIỆU VÀ BÁN KHÓA HỌC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA.........29
3.2. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG......................................................................29
3.2.1.Chức năng xem thông tin khóa học.................................................................29
3.2.2. Chức năng đăng kí khóa học...........................................................................29
3.2.2.Chức năng xem giới thiệu công ty...................................................................30
3.3. CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................................34
3.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống.....................................................34
3.3.2. Biểu đồ mức ngữ cảnh của hệ thống...............................................................35
3.3.3. Biểu đồ mức đỉnh của hệ thống.......................................................................35
3.3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU......................................................................................37
3.3.1. Thực thể khóa học............................................................................................37

3.3.2. Thực thể khách hàng.......................................................................................37
3.3.2. Thực thể đánh giá của học viên.......................................................................38
3.3.3. Thực thể đơn đăng ký......................................................................................38
3.4. CÁC BẢNG DỮ LIỆU.......................................................................................39
3.4.1. Bảng product......................................................................................................39
3.4.2. Bảng customer...................................................................................................40
3.4.3. Bảng reviewproduct...........................................................................................40
3.5 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ................................................................41
3.4.1 Đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống.....................................................41
3.4.2 Đề xuất hướng phát triển.................................................................................41
3.4.3 Kiến nghị...........................................................................................................41


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa vấn đề nghiên cứu
Hiện nay với việc phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các dịch vụ chăm
sóc khách hàng ngày càng nâng cao thì con người ta ngày càng mong muốn có được
những sự phục vụ tốt hơn về tất cả các mặt đời sống và xã hội. Trong đó đối với phía
người tiêu dùng: nhu cầu mua sắm, học tập, tìm kiếm thông tin đặc biệt là mua sắm
trực tuyến, học online thanh toán qua mạng ngày càng phổ biến rộng rãi để khách hàng
luôn có được sự lựa chọn tốt nhất ngay tại nhà của mình mà không phải tốn quá nhiều
thời gian. Theo đó về phía các doanh nghiệp: Trong thế kỷ mà công nghệ liên tục phát
triển, các doanh nghiệp cần những chiến lược nào, những phương pháp điều hành nào?
Các câu hỏi cơ bản nhất này có thể được đặt ra, vì thị trường thế giới đang ở một thời
kỳ chuyển biến sôi động nhất của lịch sử.Kéo theo đó việc kinh doanh trực tuyến đã
thay đổi, thế giới Internet đã tiến bộ đáng kể.
Ngày nay, Internet đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp
muốn phát triển và đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng thì việc xây
dựng hệ thống thông tin giới thiệu và bán hàng là hết sức quan trọng. Trong đó việc
xây dựng Website - một sản phẩm công nghệ tuyệt vời của Internet - đã mang lại lợi

ích cho các công ty trên khắp thế giới bằng cách đem lại cơ hội cho họ bán mọi thứ ở
bất kỳ đâu và cho bất kỳ ai, là điều cần thiết.
Các doanh nghiệp tên tuổi đều có website và tạo dựng được uy tín của mình
không chỉ trong đời sống mà còn ở trên cộng đồng ảo. Nếu không có website, doanh
nghiệp sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt bởi những khách hàng tiềm năng trên thị trường
trong và ngoài nước.
Và việc phân tích thiết kế là giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống thông
tin. Nó quyết định đến chất lượng và giá thành của hệ thống. Nhờ phân tích tốt mà các
hệ thống thông tin được duy trì hoạt động tốt và phát triển. Qui mô và độ phức tạp của
các hệ thống ngày càng tăng, nên phân tích và thiết kế trở thành một yêu cầu bắt buộc
để có được một hệ thống tốt. Trong thực tế ta thấy: Những sai sót trong phân tích và
thiết kế làm cho chi phí bảo trì trung bình của các hệ thống chiếm tới gần 60% tổng chi
phí. Có hiện tượng này là vì mức độ chi phí sửa chữa một sai lầm bị bỏ sót qua các
giai đoạn phát triển hệ thống tăng lên đáng kể
Từ nhu cầu thực tế này cùng với kiến thức em đã tiếp thu ở trường em đã chọn đề
tài: Đề tài “Phân tích hệ thống giới thiệu và bán khóa học của Bachkhoa-Aptech” bằng
ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu Mysql

1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát được xác định
là: Phân tích hệ thống giới thiệu và bán khóa học của Bachkhoa-aptech dựa trên nền
tảng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho việc quản lý giới thiệu, bán khóa học và nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tổng hợp và phát triển những lý luận về phân tích hệ thống thông tin nói
chung, phân tích hệ thống giới thiệu và bán khóa học của bachkhoa-aptech nói riêng

trong điều kiện ứng dụng CNTT theo định phướng giải pháp quản lý tổng thể công ty
- Nhận diện yêu cầu mới và phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu
mới vể nội dung thông tin cũng như phương thức xử lý thông tin của Phân tích hệ
thống giới thiệu và bán khóa học của Bachkhoa-aptech
- Xác định các nhân tố tác động đến sự thành công của hệ thống giới thiệu và
bán khóa học của bachkhoa-aptech.
- Định hướng và đưa ra những vấn đề chưa hợp lý của hệ thống giới thiệu và
bán khóa học của bachkhoa-aptech.
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
+) Khách hàng có nhu cầu học thiết kế web, lập trình,..
+) Admin( quản lý toàn bộ hệ thống)
+) Manager ( quản lý, cập nhật thông tin khóa học)
- Phạm vi nghiên cứu
+) Đề tài tập trung vào phân tích hệ thống giới thiệu và bán khóa học cảu
bachkhoa-aptech
4. Các phương pháp áp dụng thực hiện đề tài
4.1.Các phương pháp thu thập thông tin
-Phỏng vấn
Phỏng vấn là một trong hai công cụ thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các
dự án phát triển hệ thống thông tin. Phỏng vấn cho phép thu thập những thông tin được
xử lý theo cách khác nhau với mô tả trong tài liệu.
-Nghiên cứu tài liệu
Cho phép nghiên cứu kĩ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như lịch sử hình
thành sự phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu
trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và hình trangj của các
thông tin đầu vào cũng như đầu ra.
-Sử dụng phiếu điều tra
2



Phương pháp này sử dụng đối với các đối tượng cần điều tra thông tin với quy
mô lớn.
-Quan sát
Việc thực hiện quan sát cho phép chúng ta thấy những gì không thể hiện trên tài
liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để ở đâu, đưa cho ai,..?Phương pháp quan sát có
nhiều rủi ro vì nếu để đối tượng quan sát để ý thì họ sẽ thay đổi lịch trình làm việc
không như ngày thường.
5. Kết cấu khóa luận
Nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIỚI
THIỆU VÀ BÁN KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH
Chương 2: . KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HỆ
THỐNG GIỚI THIỆU VÀ BÁN KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH
Chương 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU VÀ BÁN
KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIỚI THIỆU
VÀ BÁN KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin
Hệ thống là một tập hợp các tổ chức gồm nhiều phần tử có mối quan hệ ràng
buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới mục tiêu chung. Phần tử có thể là vật chất
hoặc phi vật chất: Con người, máy móc, thông tin, dữ liệu, phương pháp xử lý
(Nguyễn Văn Ba, (2003), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội).
Mục tiêu của hệ thống là lý do tồn tại của hệ thống. Để đạt được mục tiêu, hệ

thống cần tương tác với môi trường bên ngoài của nó.
Hệ thống thông tin (HTTT) là tập hợp có tổ chức của con người, các thiết bị phần
mềm, dữ liệu,...để thực hiện hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lý, truyền tin trong tập
hợp các ràng buộc gọi là môi trường.( Nguyễn Văn Ba, (2003), Phân tích thiết kế hệ
thống thông tin, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
1.1.2. Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống tích hợp “người-máy” tạo ra các
thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định. Hệ thống thông tin
quản lý sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, CSDL, các thủ tục thủ công, các
mô hình để phân tích, lập kế hoạch quản lý và ra quyết định. Hệ thống thông tin quản
lý bao gồm các hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ và quản lý của các
doanh nghiệp, các tổ chức. Ví dụ các hệ thống quản lý bán hàng, hệ thống kế toán, hệ
thống tính cước chăm sóc khách hàng, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống đào tạo trực
tuyến,..( Nguyễn Văn Ba,(2003), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội).
Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có tổ chức, có liên quan được
lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thứ cấp để có thể thỏa mãn yêu cầu khi khai thác thông
tin đồng thời của nhiều người sử dụng, hay nhiều chương trình ứng dụng với mục
đích khác nhau.( Nguyễn Văn Ba,(2003), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
1.2. Một số lý thuyết về phân tích hệ thống thông tin
1.2.1. Các giai đoạn trong qui trình xây dựng hệ thống thông tin
- Bao gồm 6 giai đoạn:
+)Giai đoạn 1: Khảo sát hệ thống
+)Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
+)Giai đoạn 3: Phân tích thiết kế
4


+)Giai đoạn 4: Thực hiện

+)Giai đoạn 5: Kiểm thử
+)Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì
Giai đoạn 1: Khảo sát hệ thống
Khảo sát hiện trạng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển một hệ thống
thông tin. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu thu thập thông tin cần thiết
để chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án. Giai đoạn khảo sát
được chia làm hai bước:
Bước 1:
. Khảo sát sơ bộ: tìm hiểu các yếu tố cơ bản ( tổ chức, văn hóa, đặc trưng, con
người,...) tạo tiền đề để phát triển HTTT phù hợp với dự án và doanh nghiệp.
Bước 2: Đặt ra các vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, như:
. Thông tin đưa vào hệ thống phải như thế nào?
. Dữ liệu hiển thị và xuất ra khác nhau ở những điểm nào?
. Ràng buộc giữa các đối tượng trong hệ thống cần xây dựng ra sao?
. Chức năng và qui trình xử lý của hệ thống phải đảm bảo những yêu cầu nào?
. Cần sử dụng những giải pháp nào? Tính khả thi của từng giải pháp ra sao?
Từ những thông tin thu thập được và vấn đề đã đặt ra trong giai đoạn khảo sát,
nhà quản trị và các chuyên gia sẽ chọn lọc những yếu tố cần thiết để cấu thành hệ
thống thông tin cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ thống
. Xác định yêu cầu của HTTT gồm: các chức năng chính-phụ, nghiệp cụ cần phải
xử lý đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng các văn bản pháp luật và qui định hiện
hành, đảm bảo tốc độ hiện hành, đảm bảo tốc độ xử lý và khả năng nâng cấp trong
tương lai.
. Phân tích và đặc tả mô hình phân cấp chức năng tổng thể thông qua sơ đồ BFD
(Business Flow Diagram), từ mô hình BFD sẽ tiếp tục được xây dựng thành mô hình
luồng dữ liệu DFD ( Data Flow Diagram) thông qua quá trình phân rã chức năng theo
các mức 0,1,2 ở từng ô xử lý.
. Phân tích bảng dữ liệu: cần đưa vào hệ thống những bảng dữ liệu gồm các

trường dữ liệu nào? Xác định khóa chính, khóa ngoại, cũng như mối quan hệ giữa các
bảng dữ liệu và ràng buộc dữ liệu cần thiết.
Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu trên giấy để có
cái nhìn khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống đảm bảo
đúng yêu cầu đã khảo sát trước khi thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng.
Giai đoạn 3: Thiết kế
5


Thông qua thông tin được thu nhập từ quá trình khảo sát và phân tích, các chuyên
gia sẽ chuyển hóa vào phần mềm, công cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ thống chi
tiết. Giai đoạn này được chia làm hai bước sau:
Bước 1: Thiết kế tổng thể
Trên cơ sở các bảng dữ liệu đã phân tích và đặc tả trên giấy sẽ được thiết kế dưới
dạng mô hình mức ý niệm sẽ cho các chuyên gia có cái nhìn tổng quát nhất về mối
quan hệ giữa các đối tượng trước khi chuyển đổi thành mô hình mức vật lý.
Bước 2: Thiết kế chi tiết
. Thiết kế cơ sở dữ liệu ( Database): Với mô hình mức vật lý hoàn chỉnh ở giai
đoạn thiết kế đại thể sẽ được kết sinh mã thành file sql.
. Thiết kế truy vấn, thủ tục, hàm: thu thập, xử lý thông tin nhập và đưa ra thông
tin chuẩn xác theo đúng nghiệp vụ.
. Thiết kế giao diện chương trình đảm bảo phù hợp với môi trường, văn hóa và
yêu cầu của doanh nghiệp thực hiện dự án.
. Thiết kế chương trình đảm bảo tính logic trong quá trình nhập liệu và xử lý cho
người dùng.
. Thiết kế báo cáo. Dựa trên các yêu cầu của mỗi doanh nghiệp và qui định hiện
hành sẽ thiết kế các mẫu báo cáo phù hợp hoặc cho phép doanh nghiệp tự tạo mẫu báo
cáo ngay trên hệ thống.
. Thiết kế các kiểm soát bằng hình thức đưa ra các thông báo, cảnh báo hoặc lỗi
cụ thể tạo tiện lợi và kiểm soát chặt chẽ quá trình nhập liệu với mục tiêu tăng độ chính

xác cho dữ liệu.
Tóm lại, thiết kế là việc áp dụng các công cụ, phương pháp, thủ tục để tạo ra mô
hình hệ thống cần sử dụng. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn thiết kế là đặc tả hệ
thống ở dạng nó tồn tại thực tế, sao cho nhà lập trình và kỹ sư phần cứng có thể dễ
dàng chương trình và cấu trúc hệ thống.
Giai đoạn 4: Thực hiện
Đây là giai đoạn nhằm xấy dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định. Giai
đoạn này bao gồm các công việc sau:
. Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( SQL Server, Oracle, MySQL,..) và cài đặt
cơ sở dữ liệu cho hệ thống
. Lựa chọn công cụ lập trình để xây dựng các modules chương trình của hệ thống
( Microsoft Visual Studio, PHP Designer,..).
. Lựa chọn công cụ để xây dựng giao diện hệ thống ( DevExpress, Dot Net
Bar,...).
Giai đoạn 5: Kiểm thử
. Trước hết phải lựa chọn công cụ kiểm thử.
6


. Kiểm chứng các modules chức năng của hệ thống thông tin, chuyển các thiết kế
thành các chương trình (phần mềm).
. Thử nghiệm hệ thống thông tin.
. Cuối cùng là khắc phục các lỗi ( nếu có).
. Viết test case theo yêu cầu.
Kết quả cuối cùng là một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra.
Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì
. Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống
. Cài đặt phần mềm.
. Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ
liệu, bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống, tổ chức hệ thống quản lý và bảo trì.

. Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thông tin.
. Bảo hành.
. Nâng cấp chương trình khi có phiên bản mới.
1.2.2. Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin
1.2.2.1. Phương pháp hướng cấu trúc
Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính
thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công
việc xác định. Cách thực hiện của phương pháp hướng cấu trúc là phương pháp thiết
kế từ trên xuống ( top-down). Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các
bài toán nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được các bài
toán có thể cài đặt được ngay sử dụng các hàm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc
Đặc điểm:
- Tập trung vào công việc cần thực hiện
- Chương trình lớn được chia thành các hàm nhỏ hơn
- Các hàm truyền thông tin cho nhau thông qua cơ chế truyền tham số.
- Dữ liệu trong hệ thống được chuyển động từ hàm này sang hàm khác.
- Đóng gói chức năng
- Chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận từ trên xuống
Một số phương pháp phân tích có cấu trúc:
- Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technie) của Mỹ được
dựa theo phương pháp phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản. Kỹ
thuật đơn giản của SADT là dựa trên sơ đồ luồng dữ liệu, từ điển dữ liệu (Data
Dictionnary), ngôn ngữ mô tả có cấu trúc, ma trận chức năng. Nhưng SADT chưa
quan tâm một cách thích đáng đối với chức năng của hệ thống.
- Phương pháp MERISE ( Method pour rassembler les idess sans effort) của
Pháp dựa trên các mức trừu tượng hóa của hệ thống thông tin như mức quan niệm,
mức tổ chức, mức vật lý và có sự kết hợp với mô hình.
7



- Phương pháp Case (Computer- Aided System Engineering) là phương pháp
phân tích và thiết kế tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính. Đây là một cách tiếp cận
theo hướng “top-down” và rất phù hợp với yêu cầu xây dựng một hệ thống thông tin
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại.
1.2.2.2. Phương pháp hướng đối tượng.
Phương pháp phân tích hướng đối tượng là phương pháp tập trung vào hai khía
cạnh của hệ thống thông tin là dữ liệu và hành động. Các đối tương trong một hệ thống
tương tác độc lập với nhau và hệ thống sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối
tượng đó với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng.
Một số khái niệm cơ bản trong hướng đối tượng:
- Đối tượng: Một đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể khái
niệm hoặc một thực thể phần mềm.
- Lớp: là mô tả một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các
mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một định
nghĩa trừu tượng của đối tượng.
- Thành phần: Là một thành phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ một
chức năng nhất định trong hệ thống.
- Gói: Là một các tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành nhóm.
Nhiều gói có thể được kết hợp với nhau trở thành một hệ thống con
- Kế thừa: Trong phương pháp hướng đối tướng, một lớp có thể sử dụng lại các
thuộc tính và các phương thức của một hay nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là
quan hệ kế thừa, và được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán thực
tế.
Các phương pháp hướng đối tượng:
- Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là một phương
pháp được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực. Phương pháp này chỉ hỗ
trợ cho việc thiết kế các đối tượng mà không hỗ trợ cá tính năng kế thừa, phân lớp.
- Phương pháp RDD (Responsbility Driven Design) dựa trên việc mô hình hóa
hệ thống thành các lớp. Phương pháp RDD hỗ trợ cho các khái niệm về lớp, đối tượng
và kế thừa trong cách tiếp cận hướng đối tượng.

- Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được
xem là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng. Phương pháp này đã khắc phục
được một số nhược điểm của các phương pháp hướng đối tượng trước đã mắc phải.
1.2.3. Phân tích thiết kế thông tin bằng UML.
UML ( Unifield Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối
tượng sử dụng để thực hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngôn
8


ngữ để đặc tả, trực quan hóa, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau
của một hệ thống. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người dùng,
nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm ( Đoàn Văn Ba, Giáo trình
UML, Nhà xuất bản Hà Nội).
1.2.3.4. Một số biểu đồ UML
Biểu đồ Use case (Use Case Diagram)
Một biểu đồ Use case chỉ ra một số lượng các tác nhân ngoại cảnh và mối liên kết
của chúng đối với Use case mà hệ thống cung cấp. Một Use case là một lời miêu tả của
một chức năng mà hệ thống cung cấp. Lời miêu tả Use case thường là một văn bản tài
liệu, nhưng kèm theo đó cũng có thể là một biểu đồ hoạt động. Các Use case được miêu
tả duy nhất theo hướng nhìn từ ngoài vào của các tác nhân (hành vi của hệ thống theo
như sự mong đợi của người sử dụng), không miêu tả chức năng được cung cấp sẽ hoạt
động nội bộ bên trong hệ thống ra sao. Các Use case định nghĩa các yêu cầu về mặt
chức năng đối với hệ thống.
 Hệ thống: Với vai trò là thành phần của biểu đồ use case, hệ thống biểu diễn
ranh giới giữa bên trong và bên ngoài của một chủ thể trong phần mềm chúng ta xây
dựng.Một hệ thống ở trong biểu đồ use case không nhất thiết là một hệ phần mềm; nó
có thể là một chiếc máy,hoặc là một hệ thống thực như một doanh nghiệp, một trường
đại học,…
 Tác nhân(actor):là người dùng của hệ thống, một tác nhân có thể là một người

dùng thực hoặc các hệ thống máy tính khác có vai trò nào đó trong hoạt động của hệ
thống. Như vậy, tác nhân thực hiện các use case. Một tác nhân có thể thực hiện nhiều
use case và ngược lại một use case cũng có thể được thực hiện bởi nhiều tác
nhân

Tác nhân được kí hiệu:

hoặc

9


 Các use case: Đây là thành phần cơ bản của biểu đồ use case. Các use case được
biểu diễn bởi các hình elip.Tên các use case thể hiện một chức năng xác định của hệ
thống.
Các Use case được kí hiệu bằng hình elips.

 Mối quan hệ giữa các use case:
o Association: thường được dùng để mô tả mối quan hệ giữa Actor và Use Case
và giữa các Use Case với nhau

Ví dụ quan hệ association:

o Include: là quan hệ giữa các Use Case với nhau, nó mô tả việc một Use Case
lớn được chia ra thành các Use Case nhỏ để dễ cài đặt (module hóa) hoặc thể hiện sự
dùng lại.

Ví dụ quan hệ
include:


o Extent: Extend dùng để mô tả quan hệ giữa 2 Use Case. Quan hệ Extend được
sử dụng khi có một Use Case được tạo ra để bổ sung chức năng cho một Use Case có
sẵn và được sử dụng trong một điều kiện nhất định nào đó.

10


Ví dụ quan hệ extent:

o Generalization: được sử dụng để thể hiện quan hệ thừa kế giữa các Actor hoặc
giữa các Use Case với nhau.

Ví dụ quan hệ Generalization:

Biểu đồ lớp (Class Diagram)
Một biểu đồ lớp chỉ ra cấu trúc tĩnh của các lớp trong hệ thống. Các lớp là đại
diện cho các “đối tượng” được xử lý trong hệ thống. Các lớp có thể quan hệ với nhau
trong nhiều dạng thức:
 liên kết (associated - được nối kết với nhau),
 phụ thuộc (dependent - một lớp này phụ thuộc vào lớp khác),
 chuyên biệt hóa (specialized - một lớp này là một kết quả chuyên biệt hóa của
lớp khác),
 hay đóng gói ( packaged - hợp với nhau thành một đơn vị).
Tất cả các mối quan hệ đó đều được thể hiện trong biểu đồ lớp, đi kèm với cấu
trúc bên trong của các lớp theo khái niệm thuộc tính (attribute) và thủ tục (operation).
Biểu đồ được coi là biểu đồ tĩnh theo phương diện cấu trúc được miêu tả ở đây có hiệu
lực tại bất kỳ thời điểm nào trong toàn bộ vòng đời hệ thống.
11



Một hệ thống thường sẽ có một loạt các biểu đồ lớp – không phải bao giờ tất cả
các biểu đồ lớp này cũng được nhập vào một biểu đồ lớp tổng thể duy nhất – và một
lớp có thể tham gia vào nhiều biểu đồ lớp.

12


Một lớp có các thành phần sau
 Tên lớp
 Các thuộc tính
 Các phương thức

Liên kết giữa các lớp
 Liên kết (Association)
o Mối liên hệ ngữ nghĩa giữa hai hay nhiều lớp chỉ ra sự liên kết giữa các thể
hiện của chúng
o Mối quan hệ về mặt cấu trúc chỉ ra các đối tượng của lớp này có kết nối với
các đối tượng của lớp khác.

Bội số quan hệ: là số lượng thể hiện của một lớp liên quan tới một thể hiện của
lớp khác. Với mỗi liên kết, có hai bội số quan hệ cho hai đầu của liên kết.

Ví dụ:
Với mỗi đối tượng của Professor, có nhiều Course Offerings có thể được dạy. Với
mỗi đối tượng của Course Offering, có thể có 1 hoặc 0 Professor giảng dạy.
 Biểu diễn bội số quan hệ:
Biểu diễn
1
0..*
*

1..*
0..1
2..4
2, 4..6

Ý nghĩa
Unspecified
chính xác 1
0 hoặc nhiều
0 hoặc nhiều
1 hoặc nhiều
0 hoặc 1
Specified Range
Multiple, Disjoint Ranges

 Kết tập (Aggregation)

13


o Là một dạng đặc biệt của liên kết mô hình hóa mối quan hệ toàn thể-bộ phận (wholepart) giữa đối tượng toàn thể và các bộ phận của nó.
o Kết tập là mối quan hệ “là một phần” (“is a part-of”).
o Bội số quan hệ được biểu diễn giống như các liên kết khác

o Cấu thành (Composition) là :Một dạng của kết tập với quyền sở hữu mạnh và các
vòng đời trùng khớp giữa hai lớp
▫ Whole sở hữu Part, tạo và hủy Part.
▫ Part bị bỏ đi khi Whole bị bỏ, Part không thể tồn tại nếu Whole không tồn tại.

Sự khác nhau giữa Association, Aggregation và Composition


 Tổng quát hóa (Generalization)
o Mối quan hệ giữa các lớp trong đó một lớp chia sẻ cấu trúc và/hoặc hành vi với
một hoặc nhiều lớp khác
o Xác định sự phân cấp về mức độ trừu tượng hóa trong đó lớp con kế thừa từ
một hoặc nhiều lớp cha
▫ Đơn kế thừa (Single inheritance)
▫ Đa kế thừa (Multiple inheritance)
o Là mối liên hệ “là một loại” (“is a kind of”)
Lớp trừu tượng và lớp cụ thể (Abstract and Concrete Class)

14


2.2.3.Gói
Nếu bạn đang mô hình hóa một hệ thống lớn hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ lớn, thì
không thể tránh khỏi, sẽ có nhiều phân loại khác nhau trong mô hình của bạn. Việc
quản lý tất cả các lớp có thể là một nhiệm vụ khó khăn, do vậy UML cung cấp một
phần tử tổ chức được gọi là gói. Các gói cho phép các nhà tạo mô hình tổ chức các
phân loại của mô hình thành các vùng tên, là một kiểu giống như các thư mục trong
một hệ thống tệp. Việc phân chia một hệ thống thành nhiều gói làm cho hệ thống trở
nên dễ hiểu, đặc biệt là nếu từng gói đại diện cho một phần cụ thể của hệ thống
Có hai cách để vẽ các gói trên sơ đồ. Không có quy tắc để xác định xem ký pháp
nào sẽ được sử dụng, ngoại trừ việc tuân theo phán xét riêng của bạn về việc ký pháp
nào là dễ đọc các sơ đồ lớp mà bạn đang vẽ nhất. Cả hai cách sẽ bắt đầu bằng một hình
chữ nhật lớn với một hình chữ nhật nhỏ hơn (phiếu) nằm ở phía trên cùng bên trái nó,
như trong . Nhưng nhà tạo mô hình phải quyết định cách thể hiện các thành viên của
gói như thế nào, ví dụ như sau:

15



Nếu nhà tạo mô hình quyết định hiển thị các thành viên của gói bên trong hình
chữ nhật lớn, thì tất cả các thành viên4 sẽ phải được đặt trong hình chữ nhật đó. Cũng
vậy, tên của gói cần được đặt trong hình chữ nhật nhỏ hơn của gói Nếu nhà tạo mô hình
quyết định hiển thị các thành viên của gói bên ngoài hình chữ nhật lớn, thì tất cả các
thành viên sẽ được hiển thị trên sơ đồ cần phải được đặt ở bên ngoài hình chữ nhật ấy.
Để cho thấy phân loại nào thuộc về gói, thì một đường thẳng sẽ được vẽ từ từng phân
loại đến một vòng tròn có dấu cộng (+) bên trong vòng tròn gắn liền với gói.

16


Ví dụ:

====> Như vậy trong phần này tôi đã giới thiệu với các bạn về biểu đồ UML và 2 dạng
biểu đồ cơ bản hay được sử dụng trong các tài liệu thiết kế hệ thống.Ở phần tiếp theo tôi

sẽ tiếp tục giới thiệu tới các bạn 3 dạng biểu đồ tiếp theo là:
 Biểu đồ trạng thái (State Diagram)
 Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagram)
 Biểu đồ hoạt động (Active Diagram)
1.2.4. Ngôn ngữ lập trình
1.2.4.1. PHP
PHP viết tắt của Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lập trình được kết nối
chặt chẽ với máy chủ. Nói một cách đơn giản không theo thuật ngữ khoa học thì một
17


quá trình xử lý PHP được thực hiện trên máy chủ (Windowns hoặc Unix). Khi một

trang Web muốn dùng PHP thì phải đáp ứng được tất cả các quá trình xử lý thông tin
trong trang Web đó, sau đó đưa ra kết quả như ngôn ngữ HTML. Vì quá trình xử lý
này diễn ra trên máy chủ nên trang Web được viết bằng PHP sẽ dễ nhìn hơn ở bất kì hệ
điều hànhnào.
Cũng giống như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác, PHP có thể nối trực tiếp với
HTML. Mã PHP tách biệt với HTML bằng các thực thể đầu và cuối. Khi một tài liệu
được đưa ra phân tích, quá trình xử lý PHP chỉ được thực hiện ở những điểm quan
trọng, rồi sau đó đưa ra kết quả. Nhưng PHP cũng có khả năng tách biệt mã hoàn toàn
với HTML. Nói rộng hơn, việc đưa ra sự kết hợp này rất chi là lý tưởng bởi vì nó cho
phép các nhà thiết kế có thể làm việc trên trang Web đã được bố trí theo kế hoạch mà
không bị cản trở bởi các mã.
1.2.4.2. My sql
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan
hệ sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). Và được sử dụng cho việc bổ trợ
PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang
web viết bằng PHP hay Per,..
Mysql là hệ quản trị cơ sở dữ liệu miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với
apache, php. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên Mysql đã qua
rất nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã nguồn mở. MySQL cũng có
cùng một cách truy suất và mã lệnh tương tự với ngôn ngữ SQL. Về bản chất thì
MySQL chỉ đáp ứng việc truy suất đơn giản trong quá trình vận hành của website
nhưng hầu hết có thể giải quyết các bài toán trong PHP.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các hệ thống thông tin quản lý không còn xa lạ với các doanh nghiệp khi nhu cầu
quản lý thông tin một cách có hệ thống trở nên vô cùng cấp thiết và ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả sản xuất- kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh và sự tồn tại của
doanh nghiệp. Đã không ít đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài này nhằm
tìm ra lối đi mới trong việc quản trị quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ trong
doanh nghiệp.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

- Đỗ Trọng Hoài (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Phân tích hệ thống chấm
điểm tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng”, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài được thực
hiện nhằm phân tích và đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hệ thống chấm điểm
tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng, qua đó có những đóng góp nhằm hoàn thiện hệ thống này và góp phần
18


nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại quốc
doanh tỉnh Lâm Đồng. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập các số liệu sơ cấp và
thứ cấp từ các ngân hàng đồng thời cũng như từ các tài liệu, các tài chí có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương phá so sánh đối chiếu. Do
hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh Lâm Đồng chưa áp dụng hệ thống này
thực tiễn mà chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị nên chưa có các số liệu thực tế để tiến
hành xây dựng các mô hình định tính định lượng mà chỉ sử dụng các phân tích định
tính. Về bố cục, đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Khái quát về quản trị rủi
ro của ngân hàng Thương mại. Chương 2: Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng
doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng doanh
nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014), Luận án tiến sĩ “ Phân tích và thiết kế hệ thống
thông tin kế toán trong các bệnh viện công”, Trường Đại học Đà Nẵng, mã số:
62.34.30.01. Bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế,
thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học. Tại Việt Nam,
bệnh viện công được xem là xương sống của hệ thống y tế, với 910 bệnh viện, chiếm
hơn 85% tổng số bệnh viện trên cả nước ( Tổng cục thống kê năm , 2012). Với chức
năng thu thập, ghi nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu kế toán cũng như các dữ liệu liên
quan khác để tạo ra những thông tin kế toán tài chính hữu ích phục vụ cho việc ra
quyết định, hệ thống thông tin kế toán( HTTTKT) có vai trò rất quan trọng đối với

công tác quản lý tài chính của bất kỳ đơn vị nào. Vai trò của HTTTKT không chỉ đơn
thuần là việc hoạch toán thu chi và quyết toán kinh phí mà còn cung cấp được các
thông tin cần thiết cho các cấp quản lý trong công tác điều hành hoạt động của từng
bệnh viện. Song song với việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính một cách
chính xác, kịp thời theo yêu cầu của các cấp quản lý, HTTTKT trong bệnh viện phải
chú trọng công tác kế toán quản trị, đặc biệt là quản trị chi phí. Vì vậy tác giả đã đề tài
phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công. Với mục tiêu
dựa trên nền tảng CNTT phân tích và thiết kế HTTTKT để hỗ trợ cho việc quản lý tài
chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công trong cơ chế tự chủ tài
chính hiện nay. Đối tượng nghiên cứu “ HTTTKT tại các bệnh viện công có sử dụng
CNTT”. Kết cấu luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về hệ thống
thông tin kế toán bệnh viện; Chương 2. Thiết kế nghiên cứu; Chương 3: Kết quả phân
tích và nhận diện yêu cầu mới đối với HTTTKT trong các bệnh viện công
- Trần Thị Thanh (2016), Luận văn thạc sĩ “ Phân tích thiết kế hệ thống quản lý
nhà đất cấp Quận/Huyện theo cách tiếp cận hướng đối tượng”, Trường Đại học Thái
Nguyên khoa công nghệ thông tin. Việc xây dựng một hệ thống quản lý đất đai hiện
19


đại là một nhiệm vụ cần thiết nhằm mang lại lợi ích thiết yếu cho phát triển kinh tế
đất nước, tạo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Một hệ thống quản lí đất đai
có hiệu lực và hiệu quả sẽ bảo đảm quyền lợi hợp lí của nhà nước. Vì vậy tác giả đã
thực hiện đề tài phân tích yêu cầu quản lí nhà đất cấp quận/huyện theo cách tiếp
cận hướng đối tượng.
- Đàm Thanh Tú, (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế” Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán”, trường Học viện tài chính, mã số: 62.34.03.01. Các công trình
nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp hay phân tích tài chính CTCP với hệ
thống các chỉ tiêu tài chính của các tác giả mặc dù đã chỉ rõ phương pháp, nội dung,
cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty nhất định.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính cho các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng như các đặc điểm đặc thù của ngành này ảnh hưởng đến hệ
thống chỉ tiêu phân tích.Tác giả đã đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- “Documentation of an for an Automobile Dealership in Thailand”, library
information System.uis.edu. Đây là 1 tài liệu phân tích hệ thống quản lý ô tô tại
Thái Lan, bao gồm quản lý việc cung cấp, các dịch vụ của công ty nhằm giúp cho
công ty có thể quản lý dễ dàng hơn, tránh trùng khớp số liệu, thất thoát doanh thu
dịch vụ cung cấp.
- Vicki A.Benge (2012), Article “ The advantages of using System analysis &
design to improve business quality”, Chron online newspaper. Đây là một bài báo viết
về những ưu điểm của việc sử dụng phân tích và thiết kế hệ thống để nâng cao chất
lượng kinh doanh, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Ph.D. Thesis (2010-2011), KEEPING INFORMATION SYSTEMS

ALIVE Participation, work and maintenance-in-use in a welfare department
Qua những bài báo, những đề tài nghiên cứu trên có thể thấy được xu hướng đầu
tư, xây dựng HTTT quản lý doanh nghiệp rất phổ biến và được quan tâm cả trong và
ngoài nước. Việc nên xây dựng một HTTT quản lý cho doanh nghiệp thương mại đặc
biệt là để quản lý hàng hóa và dịch vụ - những đối tượng kinh doanh chính được đánh
giá là rất có ích cho việc quản lý, ra quyết định, tăng doanh thu và khả năng cạnh
tranh. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra câu hỏi, nên xây dựng HTTT quản lý hàng hóa
và dịch vụ như thế nào và bằng phương pháp nào để phù hợp với quy mô và lĩnh vực
hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể, để việc đầu tư thời gian, tiền bạc và sức lực
20



của con người có hiệu quả như mong đợi. Trước những đòi hỏi chung tại thời điểm mà
mọi doanh nghiệp đều cố gắng khắc phục những tồn tại để giúp quá trình giới thiệu và
quản lý bán hàng được hiệu quả hơn.

21


Chương 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA
HỆ THỐNG GIỚI THIỆU VÀ BÁN KHÓA HỌC CỦA BACHKHOA-APTECH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA
2.1.1. Khái quát chung về công ty
Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ bách khoa thành lập vào ngày
10/09/2002, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Số:
0103001361 của UBND Thành phố Hà Nội Sở kế hoạch và đầu tư cấp
 Tên công ty
:Công ty Cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ
cao bách khoa
 Tên giao dịch quốc tế: BACH KHOA HIGH TECHNOLOGY TRANSFER
AND EDUCATION JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt
: HTC J.S.C
 Vốn điều lệ

: 1.000.000.000 đồng ( Một tỷ đồng VN)

 Logo:

Hình 1.1: Logo của công ty
 Website

: />
 Email

:

 Địa chỉ

: Tòa nhà HTC, 236B & 238 Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm,

Hà Nội
 Điện thoại

: 04.3755.4010/ 04.3755.4011

 Ngành nghề kinh doanh:
- Dạy nghề tin học, ngoại ngữ, kế toán, nghiệp vụ thư kí văn phòng, điện tử,
marketing
- Tư vấn về phần cứng, phần mềm.
- Thiết kế trang Web.
- Tích hợp mạng cục bộ ( Lan).
- Buôn bán lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị văn phòng
- Tư vấn du hoc.
- Tư vấn đầu tư xây dựng ( trừ dịch vụ thiết kế công trình).
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.

22


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 02/06/2000, được sự cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo thành lập trung

tâm Đào tạo Tin học Công nghệ cao bách khoa tại số 2 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Trung tâm là tòa nhà tầng 2 tổng diện tích 100m 2, trung tâm có 50 bộ máy tính
loại mới giá trị 7 triệu đồng/bộ. Đội ngũ giáo viên gồm có 15 người có trình đô giảng
dạy tất cả các bộ môn tin học và 2 nhân viên văn phòng, tư vấn và tuyển sinh học viên.
Ngày 26/07/2001, Trung tâm mở thêm cơ sở 2 tại 74 Đại Cồ Việt
Trung tâm là tòa nhà 5 tầng tổng diện tích 500m 2, trung tâm có 200 bộ máy tính
loại mới với giá trị 6,5 triệu đồng/ bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 30 người có trình độ Đại
học giảng dạy tất cả các bộ môn tin học và 3 nhân viên văn phòng , tư vấn và tuyển
học viên.
Ngày 10/09/2002, dựa trên cơ sở là Trung tâm đào tạo tin học công nghệ cao
bách khoa, theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty cổ phần của UBND
thành phố Hà Nội, sở kế hoạch và đầu tư thành lập Công ty cổ phần đào tạo và chuyển
giao công nghệ cao Bách khoa, Trụ sở chính tại Số 296, đường Cầu Giấy, phường
Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trung tâm là tòa nhà 5 tầng tổng diện tích 350m 2, trung tâm có 130 bộ máy tính
loại mới với trị giá 6,5 triệu đồng/bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 30 người có trình độ Đại
học giảng dạy tất cả các bộ môn tin học và 2 nhân viên quản lí việc văn phòng và
tuyển học sinh
Ngày 03/10/2002, Công ty HTC mở thêm cơ sở thứ 4 tại 22/60 Cầu Giấy, Hà Nội.
Trung tâm là tòa nhà 4 tầng tổng diện tích 300m 2, trung tâm có 100 máy tính loại
mới với trị giá 7 triệu đồng/bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 15 người có trình độ Đại học và
trên Đại học giảng dạy tất cả bộ môn tin học và 2 nhân vên văn phòng quản lý việc văn
phòng, tư vấn và tuyển học viên
2.1.3. Các nghiệp vụ chính của Công ty HTC
Tiền thân từ một trung tâm đào tạo tin học, Công ty HTC vẫn tiếp tục công việc
đào tạo tin học, hình thức đào tạo của công ty đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ tin
học đào tạo dài hạn 6 tháng – 1 năm cấp bằng kĩ thuật viên tin học.
Các ngành học Công ty đào tạo bao gồm:
-Tin học văn phòng

-Thiết kế Website
-Lập trình Web
-Kế toán máy
-Quản lí dự án
-Lập trình ứng dụng
23


×