Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Ứng dụng công cụ marketing điện tử để phát triển thƣơng hiệu beta việt của công ty CP kiến tr c beta việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 52 trang )

1
TÓM LƯỢC
Internet ra đời là một cuộc cách mạng lớn mang đến sự thay đổi hoàn toàn cho
nhân loại, Internet mang đến cho chúng ta một kho kiến thức bổ ích. Sự phát triển của
Internet kéo theo các hoạt động marketing điện tử cũng phát triển song song với
marketing truyền thống nhằm giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm,
thương hiệu hay dịch vụ đến với nhiều người tiêu dùng hơn, gây sự chú ý và tăng cơ
hội bán được hàng hiệu quả.
Trong một, hai năm gần đây hoạt động áp dụng Marketing điện tử vào trong việc
phát triển thương hiệu đều mang đến hiệu quả cao bất ngờ cho các doanh nghiệp, vì
vậy để giúp doanh nghiệp quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn các
doanh nghiệp có thể ứng dụng công cụ Marketing điện tử. Nhận thấy hoạt động ứng
dụng công cụ Marketing điện tử trong thương hiệu Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc
Beta Việt vẫn chưa hoàn thiện và chú trọng triển khai, vì thế nên đề tài được chọn để
làm khóa luận tốt nghiệp sẽ là: “Ứng dụng công cụ marketing điện tử để phát triển
thương hiệu Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc Beta Việt”. Mục tiêu của đề tài sẽ
là tìm hiểu các công cụ Marketing điện tử, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng ứng
dụng công cụ Marketing điện tử với thương hiệu Beta Việt tại Công ty CP Kiến trúc
Beta Việt để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp triển khai tốt hơn.


2
LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm học tại Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện
tử, Trường Đại học Thương Mại, nhờ sự tâm huyết và nhiệt tình của các thầy cô trong
khoa cũng như trong trường, em đã có điều kiện để tiếp thu với nhiều kiến thức mới,
rèn luyện được những kỹ năng không chỉ trong lĩnh vực chuyên ngành mà còn được
biết thêm nhiều kiến thức xã hội bổ ích. Bên cạnh đó, Khoa đã tạo điều kiện cho em
cùng nhiều bạn sinh viên khác được tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích,
phát triển kỹ năng mềm, giao lưu với doanh nghiệp để chúng em có thêm kinh nghiệm
thực tế.


Tuy nhiên, để áp dụng một cách có hiệu quả nhất kiến thức được học vào thực
tế doanh nghiệp thì cần phải có môi trường thực hành, làm quen với công việc cụ thể.
Bởi vậy, quá trình thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu đề tài khóa luận là hết sức cần
thiết giúp sinh viên có thể hiểu sâu hơn về việc áp dụng TMĐT tại doanh nghiệp và
bước đầu hình dung ra công việc mình sắp làm khi bước ra khỏi cánh cổng trường Đại
học. Sau quá trình thực tập tại Công ty CP Kiến trúc Beta Việt, nhờ sự hướng dẫn tận
tình của ban giám đốc, các phòng ban và nhân viên trong công ty đã giúp em hiểu rõ
hơn về công ty cũng như những lĩnh vực mà công ty đang theo đuổi.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin và
Thương mại điện tử cùng các anh chị trong Công ty CP Kiến Trúc Beta Việt đã nhiệt
tình giúp đỡ và cho em những kiến thức bổ ích và đặc biệt là sự hướng dẫn, góp ý tận
tình của thầy Nguyễn Minh Đức đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tú


3
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ.................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................2
5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................4
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN.............................................................................4
1.2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING ĐIỆN
TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU.......................................................................5
1.2.1 Các mô hình ứng dụng công cụ Marketing điện tử...............................................5
1.2.2 Các cấp độ phát triển của Marketing điện tử.........................................................8
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của công cụ Marketing điện tử................................................9
1.2.4 Các yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu......................................................10
1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ
GIỚI VỀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU ........................................................................................................................... 11
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................11
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ
MARKETING ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BETA VIỆT TẠI
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC BETA VIỆT................................................................14
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CP KIẾN TRÚC BETA VIỆT...............14
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty..........................................................................14
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING ĐIỆN
TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BETA VIỆT CỦA CÔNG TY CP KIẾN
TRÚC BETA VIỆT......................................................................................................21


4
2.2.1 Điều tra, phân tích thực trạng ứng dụng công cụ Marketing điện tử để phát triển
thương hiệu Beta Việt của Công Ty CP Kiến Trúc Beta Việt.......................................21
2.2.2 Đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ Marketing điện tử để phát triển thương
hiệu Beta Việt của công ty CP kiến trúc Beta Việt.......................................................23
2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU...................................................29
2.3.1 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp...........................................................29

2.3.2 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp..........................................................31
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG
DỤNG CÔNG CỤ MARKETING ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
BETA VIỆT CỦA CÔNG TY CP KIẾN TRÚC BETA VIỆT.................................32
3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU..................................32
3.1.1 Những kết quả đạt được của công ty CP kiến trúc Beta Việt..............................32
3.1.2 Những tồn tại chưa giải quyết được trong hoạt động ứng dụng công cụ Marketing
điện tử để phát triển thương hiệu Beta Việt của công ty CP kiến trúc Beta Việt..........34
3.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc ứng dụng công cụ Marketing điện tử
để phát triển thương hiệu của công ty CP kiến trúc Beta Việt......................................35
3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING
ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BETA VIỆT CỦA CÔNG TY CP
KIẾN TRÚC BETA VIỆT...........................................................................................36
3.2.1 Dự báo xu hướng phát triển ứng dụng công cụ marketing điện tử để phát triển
thương hiệu trong thời gian tới....................................................................................36
3.2.2 Định hướng phát triển hoàn thiện ứng dụng công cụ marketing điện tử để phát
triển thương hiệu của công ty.......................................................................................37
3.3 CÁC ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TY CP KIẾN TRÚC BETA VIỆT VÀ KIẾN NGHỊ
VỚI CÁC TỔ CHỨC CẤP CAO HƠN VỀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, HOÀN
THIỆN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU BETA VIỆT.....................................................................................38
3.3.1 Các đề xuất với công ty CP kiến trúc Beta Việt..................................................38
3.3.2 Hoàn thiện quy trình ứng dụng marketing điện tử trong phát triển thương hiệu
Beta Việt

................................................................................................................. 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
STT
Bảng 1.1

Tên bảng biểu, hình vẽ
Bảng cơ cấu nhân lực trong công ty

Trang
18

Bảng 1.2
Bảng 2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2016
Phiếu điều tra nghiên cứu

19
22

Bảng 2.2

Bảng phân loại trình độ học vấn

27

Bảng 2.3
Biểu đồ 1.1


Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu đồ tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty CP

31
20

Biểu đồ 2.1

kiến trúc Beta Việt từ năm 2014 đến năm 2016
Công cụ marketing hiệu quả theo khách hàng

29

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

Đánh giá độ tìm kiếm thông tin sản phẩm của công ty
Đánh giá sự cần thiết của công cụ marketing điện tử

30
30

Sơ đồ 1.1

Cơ cấu tổ chức công ty CP Beta Việt

16

Hình 3.1


Giao diện website của Beta Việt

33


6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt
CNTT
CP
CSKH
DN
NXB
PGS
TS
TMĐT
ADS
GDP
HTML

Tiếng Anh

Advertising
Gross Domestic Product
HyperText Markup

Tiếng Việt
Công nghệ thông tin
Cổ phần
Chăm sóc khách hàng

Doanh nghiệp
Nhà xuất bản
Phó giáo sư
Tiến sỹ
Thương mại điện tử
Quảng cáo
Tổng sản phẩm nội địa
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

ITU

Language
International

Liên minh viễn thông quốc tế

SEO

Telecommunication Union
Search Engine

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

SMS

Optimization
Short Message Service

Tin nhắn văn bản



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay tại thế kỉ 21, thời đại bùng nổ mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là
mạng Internet. Theo thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thì đến
cuối năm 2016 số lượng người sử dụng mạng Internet trên thế giới là gần 4 tỷ
người, chiếm khoảng 47% dân số thế giới. Mạng Internet phát triển kéo theo
các hoạt động liên quan đến mạng Internet có xu hướng phát triển mạnh mẽ,
mọi người sử dụng Internet để làm việc, giải trí, học tập,… Theo sự phát triển
của mạng Internet mà hoạt động marketing điện tử ngày càng được đẩy mạnh
phát triển, công ty có thể quảng cáo, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
của mình tới với khách hàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng như:
truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội,…
Tại Việt Nam theo thống kê của WeAreSocial, năm 2016, Việt Nam có
gần 40 triệu người sử dụng mạng Internet, chiếm khoảng 44% dân số. Đây là
những con số cho thấy Việt Nam đang hòa nhập với thế giới khi mà tỉ lệ phổ
cập Internet đang tăng lên, từ gần 31 triệu người dùng, chiếm 34% dân số tính
đến thời điểm tháng 10/2012. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet giúp
cho các hoạt động marketing điện tử ngày càng được phát triển mạnh hơn.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp dần chú trọng đến việc ứng dụng
công cụ Marketing điện tử vào phát triển thương hiệu của doanh nghiệp bởi sức
thu hút và sự lan truyền, hiệu quả của công cụ Marketing điện tử hơn hẳn so với
các phương thức khác. Cụ thể năm 2016, tại Việt Nam có hơn 70% công ty áp
dụng Marketing điện tử để phát triển thương hiệu.
Nắm bắt được xu thế này, Công ty CP Kiến trúc Beta Việt chuyên về xây
dựng và thiết kế công trình kiến trúc đã bắt đầu ứng dụng công cụ Marketing
điện tử vào phát triển thương hiệu Beta Việt đến gần với khách hàng hơn, nhằm
thu hút thêm sự chú ý và định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách
hàng. Đây là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứ phân tích chuyên sâu hơn nữa, đồng

thời tìm ra giải pháp nhằm phát triển thương hiệu Beta Việt. Em đề xuất nghiên
cứu đề tài khóa luận :” Ứng dụng công cụ marketing điện tử để phát triển
thương hiệu Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc Beta Việt” và từ đó đưa ra
hướng giải quyết phù hợp giúp công ty phát triển thương hiệu tốt hơn.


2
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Ứng dụng công cụ marketing điện tử để phát triển thương hiệu
Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc Beta Việt” cần đạt được những mục tiêu
sau:
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những lý luận chung về Marketing diện tử và công
cụ Marketing điện tử.
- Phân tích thực trạng hoạt động ứng dụng công cụ Marketing điện tử để phát
triển thương hiệu Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc Beta Việt.
- Đưa ra các giải pháp ứng dụng công cụ Marketing điện tử để phát triển thương
hiệu Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc Beta Việt
Từ những đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp để đưa ra những hướng
triển khai ứng dụng công cụ Marketing điện tử để phát triển thương hiệu Beta
Việt của Công ty CP Kiến trúc Beta Việt. Nhằm lan tỏa và đưa thương hiệu
Beta Việt đến gần với khách hàng hơn, định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm
trí khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng, mang lại hiệu quả tốt cho công ty.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Do đây là một đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nên phạm vi
nghiên cứu của đề tài khóa luận này sẽ chỉ mang tầm vi mô, giới hạn trong
doanh nghiệp và trong khoảng thời gian nghiên cứu ngắn hạn.
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đó chính là các công cụ Marketing điện tử trong
phát triển thương hiệu.
b. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Việt Nam.
Phạm vị thời gian: Xuyên suốt khoảng thời gian thực tập làm báo cáo và
viết khóa luận. Bên cạnh đó sử dụng các tài liệu về công ty được cung cấp từ
những năm trước.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo kinh doanh của phòng kinh
doanh, phòng Marketing; Tài liệu thống kế, qua Internet,...
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phiếu điều tra khách hàng, gồm các câu hỏi, điều tra một số khách hàng.
Phiếu điều tra nhân viên, gồm các câu hỏi, điều tra một số nhân viên của công ty.
b. Phương pháp xử lý dữ liệu


3
- Phương pháp định tính: Sử dụng suy luận để mô tả và phân tích vấn đề.
- Phương pháp định lượng: : Thu thập các dữ liệu từ phiếu điều tra, bài phỏng
vấn để phân tích và xử lý. Sử dụng Excel để thống kê và phân tích dữ liệu, xây dựng
bảng và hình vẽ,...
5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề ứng dụng công cụ
Marketing điện tử để phát triển thương hiệu Beta Việt của công ty CP Kiến trúc
Beta Việt
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện ứng dụng công cụ
Marketing điện tử để phát triển thương hiệu Beta Việt của Công ty CP Kiến trúc
Beta Việt


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Khái niệm về Marketing
Có nhiều khái niệm về Marketing như:
“Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi
nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu,
Marketing là một dạng hoạt động của con người ( bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn
các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.”
( Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản – trường DH Thương Mại)
“ Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân
thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ
những giá trị đã được tạo ra.”
(Nguồn: Philip Kotler)
“Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm (concept),
hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm
hoặc dịch vụ (exchanges/marketing offerings) có khả năng thỏa mãn nhu câu các cá
nhân hoặc tổ chức nhất định.”
(Nguồn: Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)
“Marketing là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần.
Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán
ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi. Do
đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có
lợi.”
(Nguồn: Wikipedia)
...
Tóm lại Marketing là một thuật ngữ chỉ các hoạt động trong các tổ chức (cả tổ
chức kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận) bao gồm việc tạo dựng giá trị từ khách
hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mô hình sản phẩm, giá cả, hệ
thống phân phối và chiến dịch quảng cáo... với mục đích nhằm tạo ra sản phẩm, dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu của 1 hoặc nhiều nhóm khách hàng nhất định và thu về giá trị lợi

ích từ những giá trị đã được tạo ra.
- Khái niệm về công cụ Marketing điện tử
“Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc
tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân –
dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.”
(Nguồn: Philip Kotler)


5
“Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng qua mạng Internet và các phương tiện điện tử.”
(Nguồn: Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman)
“Markting điện tử là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử như
máy tính cá nhân, máy tính cầm tay,... để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt
được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ của khách hàng thông qua việc nâng
cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành,...), từ đó
tiến hành các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng lưới tới thỏa
mãn nhu cầu khách hàng.”
(Nguồn: Dave Chafey)
Về cơ bản, marketing điện tử được hiểu là các hoạt động marketing được tiến
hành thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó phương tiện
điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, PDA,... Còn mạng viễn thông có thể là
Internet, mạng thông tin di động,...
- Khái niệm về thương hiệu điện tử
Thương hiệu điện tử được hiểu là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể
hiện thông qua Internet.
1.2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING
ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1.2.1 Các mô hình ứng dụng công cụ Marketing điện tử
1.2.1.1 Trang web (website)

Trước năm 1990, Internet đã phát triển nhanh chóng và trở thành mạng lưới trên
toàn thế giới của các máy tính với tốc độ cao, nhưng nó vẫn có một hệ thống cơ sở đặc
biệt. Năm 1991, Tim Berner Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu (CERN)
đã phát minh ra World Wide Web (www) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản đước Ted
Nelson đưa ra từ năm 1985. Internet và World Wide Web, hoặc gọi đơn giản là Web
được dung để tra cứu thông tin toàn cầu. Mỗi trang web được xây dựng trên một ngôn
ngữ lập trình siêu văn bản là HTML (Hyper Text Markup Language). Đối với doanh
nghiệp thì website được dung để trưng bày thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp, về sản
phẩm, dịch vụ… nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng quan tâm có thể tìm hiểu một
cách thuận lợi nhất, bất kì nơi nào và vào bất kì lúc nào. Hiện nay, website được coi là
một trong số những công cụ hiệu quả nhất trong việc marketing của các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu.
1.2.1.2 Thư điện tử (Email)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì thư điện tử đã được đưa vào ứng
dụng như một công cụ hiệu quả để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và hoạt động


6
marketing của doanh nghiệp. Marketing bằng email là một hình thức mà người
marketing sử dụng email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách
hàng, giúp khách hàng có thể tham khảo, tìm kiếm được những thông tin họ cần, qua
đó thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua sắm các sản phẩm
của mình. Marketing điện tử bằng email sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian,
chi phí và đem lại
hiệu quả lớn.
Có hai hình thức chủ yếu của hoạt động marketing bằng email:
- Email được sự cho phép của người nhận
Đây là hình thức gửi email đến khách hàng khi đã được sự cho phép của họ. Hình
thức này được xây dựng dựa trên mối quan hệ sẵn có của doanh nghiệp với các khách
hàng, với những người đăng kí bản tin, đối tác… do vậy đây là hinh thức email hiệu

quả nhất và kinh tế nhất. Hình thức này cho phép doanh nghiệp phát triển mối quan hệ
với khách hàng và tạo dựng được uy tín trong kinh doanh.
- Email không được sự cho phép của người nhận (còn gọi là Spam)
Spam về cơ bản, là hình thức email không được mong muốn, được gửi bởi một
công ty hoặc một tổ chức chưa được người nhận biết tới trước đó. Họ gửi đi hàng triệu
email với mong muốn nhận được một vài giao dịch. Nếu sử dụng hình thức này ở một
số nước phát triển doanh nghiệp có thể bị kiện. Tuy nhiên nếu spam một cách khôn
khéo (ví dụ gửi kèm quà, phiếu giảm giá khi khách mua hàng…) sẽ phát huy tác dụng
đáng kể, biến email không mong muốn trở thành email được đón nhận.
1.2.1.3 Dải băng quảng cáo (Banner)
Hình thức dải băng quảng cáo (Banner) là một trong những hình thức quảng cáo
phổ biến nhất trên mạng internet hiện nay. Dải băng quảng cáo là một hình thức quảng
cáo dưới dạng đồ hoạ trên các trang web. Dải băng quảng cáo có thể được tạo dựng
dưới nhiều kích cỡ khác nhau, tuy nhiên kích thước tiêu chuẩn hiện nay là 468 pixel x
60 pixel. Mặc dù dải băng quảng cáo có thể được dung để giới thiệu về điạ chỉ, số điện
thoại hay bất kì điều gì mà doanh nghiệp muốn quảng cáo, nhưng mục đích cuối cùng
của nó vẫn là thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến khách hàng muốn bấm chuột vào
dải băng này và vào tới trang web của doanh nghiệp. Đa số các quảng cáo dải băng
chưa một liên kết với trang web của nhà marketing, cho phép nhấn chuột và đến thẳng
vào trang web đó.
Có 3 loại hình quảng cáo banner phổ biến
- Quảng cáo banner truyền thống (Traditional Banner Ads)
Đây là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật chứa
những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt cảnh GIF và JPEG, có khả năng kết nối đến


7
một trang hay một website khác. Quảng cáo banner truyền thống là một hình thức
quảng cáo phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian
tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website nhất.

- Quảng cáo Banner In-line (In-line Banner Ads)
Quảng cáo Banner In-line (In-line ads) : hình thức quảng cáo này được định dạng
trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang web. Cũng như quảng
cáo banner truyền thống, quáng cáo In-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ
và chứa một đường link, hay có thể chỉ là một đoạn text với những đường siêu liên kết
nổi bật với những phông màu hay đường viền.
- Quảng cáo Pop-up (Pop-up banner ads)
Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra trên một màn hình riêng, khi bạn
nhắp chuột vào một đường link hay một nút bất kì nào đó trên website. Sau khi nhấn
chuột bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với những nội dung đuợc quảng
cáo. Tuy nhiên khách hàng thường tỏ ra không hài lòng vì hình thức quảng cáo này,
bởi vì họ phải nhắp chuột để di chuyển hay đóng cửa sổ lại khi muốn quay trở lại trang
cũ.
1.2.1.4 Công cụ tìm kiếm (Search Engine)
Công cụ tìm kiếm (Search Engine) là một phần mềm nhằm cho phép người dùng
tìm kiếm và đọc các thông tin có trong bộ phần mềm đó, trên một trang web một tên
miền, nhiều tên miền khác nhau, hay trên toàn bộ internet.
Để tìm kiếm một cụm từ, đề tài, bài viết, hay dữ liệu thì người dung chỉ cần gõ
vào các chữ hay cụm từ liên quan, công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê một danh sách các
trang web thích hợp nhất với từ khoá mà bạn vừa gõ. Các công cụ khác nhau có những
trình tự khác nhau để sắp xếp các trang web đó theo mức độ tương thích với từ khoá
mà bạn tìm kiếm.
1.2.1.5 Marketing lan toả (Viral Marketing)
Marketing lan toả được hiểu là chiến lược marketing khuyến khích mọi người tự
động chuyển các thông điệp marketing đến những người khác. Khái niệm marketing
lan toả phát triển trong thương mại điện tử khi công ty Mountain Dew ( một công ty
chuyên về đồ uống) tạo lập được một hiện tượng chào bán máy nhắn tin giá rẻ cho
những khách hàng trẻ tuổi và sau đó hàng tuần gửi những thông báo và quảng cáo tới
các khách hàng này. Hiện nay, rất nhiều trang web cho phép và mời khách hàng gửi
trang web đó, gửi bài báo hoặc thông tin vừa đọc cho bạn bè hay đồng nghiệp. Theo

cách này, thông tin lan truyền rất hiệu quả vì thông tin được truyền đi từ những người
biết nhau nên xác suất người đọc tiếp theo là sẽ rất cao. Như vậy người đọc đã quảng


8
cáo cho trang web đó và trang web lại càng thu hút được thêm khách hàng mới hoặc ít
nhất cũng tăng thêm được sự nhận biết của khách hàng về doanh nghiệp.
1.2.2 Các cấp độ phát triển của Marketing điện tử
Nhìn chung quá trình phát triển của Marketing điện tử được chia làm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Marketing điện tử trong giai đoạn website thông tin:
Trong giai đoạn đầu mới hình thành, các web thường giống như một cuốn sách,
trong đó các trang văn bản được sử dụng với mục đích đơn thuần là cung cấp thông
tin, giới thiệu về doanh nghiệp, về các sản phẩm. dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung
cấp, hoặc đơn giản là các số liệu thống kê, phân tích đánh giá các chỉ số, các thông tin
thu nhận được. Đây được coi là giai đoạn đầu tiên của marketing điện tử và được
nhiêu doanh nghiệp sử dụng để đưa các thông tin về doanh nghiệp lên mạng toàn cầu,
coi đó là cách thức giới thiệu về doanh nghiệp hiệu quả và tiện dụng. Marketing điện
tử trong thời kì này chủ yếu xuất hiện dưới dạng những bảng yết thị phức tạp hơn kèm
theo một số phần mềm phụ để khách hàng tải về. Hiện nay các trang web thông tin vẫn
giữ vị trí quan trọng trong marketing điện tử, đóng vai trò như một kênh cung cấp
thông tin hiệu quả cho khách hàng như thông tin chuyên đề, số liệu thống kê.
- Cấp độ 2: Marketing điện tử trong giai đoạn website giao dịch
Nếu các website thông tin giúp các doanh nghiệp thiết lập được sự hiện diện của
mình trên mạng thì website giao dịch giúp doanh nghiệp tiến thêm một bước nữa là
thực hiện các giao dịch điện tử. Website giao dịch là giao diện được thực hiện các giao
dịch trực tuyến. Website này có đặc tính tương tác mạnh mẽ, đòi hỏi công nghệ
website cao hơn và kĩ thuật bảo mật các giao dịch, hệ thống thông tin cũng như nhân
viên duy trì website phải đáp ứng những nhu cầu xử lí dữ liệu tức thời. Marketing điện
tử trong giai đoạn này tồn tại dưới hình thức cơ bản như catalogue điện tử, chợ điện tử,
đấu giá điện tử, phố buôn bán ảo…

- Cấp độ 3: Marketing điện tử trong giai đoạn website tương tác
Website tương tác là website liên kết với các website hay hệ thống thông tin của
các tổ chức với nhau. Đây là một kho lưu trữ những thông tin về khách hàng và một hệ
thống tổ chức thông tin để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng cá nhân, khách hàng.
Cơ chế tuỳ biến có thể thực hiện tự động theo trình tự lập sắn với các thông tin về qúa
khứ mua hàng của người tiêu dùng.
Marketing điện tử trong giai đoạn này thể hiện những đặc điểm nổi bật của nó,
đó là tính tương tác. Sự tương tác giữa các thành phần tham gia vào giao dịch trên
mạng tạo nên một bước tiến mới cho marketing điện tử, thúc đẩy quá trình mua bán
cũng như thiết lập mối quan hệ sâu sắc với khách hàng. Những công cụ chủ yếu của


9
marketing điện tử trong giai đoạn này bao gồm công cụ tìm kiếm, chương trình đại lí,
quản trị quan hệ khách hàng, marketing lan toả … Việc tận dụng những tính năng ưu
việt của cả Internet giúp marketing điện tử có sự phát triển vượt bậc. Dù mới chỉ ra đời
chưa lâu nhưng marketing điện tử đã thể hiện được lợi thế hơn hẳn marketing truyền
thống. Tuy nhiên, marketing điện tử khó có thể thay thế marketing truyền thống, mà
chỉ làm cho hoạt động marketing thêm phong phú, kết hợp một cách hợp lí giữa
marketing truyền thống và marketing điện tử sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của công cụ Marketing điện tử
1.2.3.1 Lợi ích
Thuận lợi khi chọn kênh theo đối tượng mục tiêu: Các công cụ quản trị
mạng hiện nay (đặc biệt là Google Analystics) có thể dễ dàng giúp nhà quản trị mạng
xác định những đối tượng người đọc thường xuyên truy nhập trang web của mình.
Điều nầy giúp các marketer có thông tin để chọn trang web phù hợp với đối tượng mục
tiêu cho các chiến dịch quảng cáo của mình.
- Chi phí hợp lý. Chi phí quảng cáo qua internet so với các công cụ truyền thống
khác là khá thấp. Với một ngân sách hạn chế, các doanh nghiệp vẫn có thể làm quảng

cáo được.
- Tốc độ nhanh: Đặc biệt là đối với những chương trình có yêu cầu gấp rút về
thời gian, internet có thể rút ngắn được thời gian từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi
xuất hiện trước mặt đối tượng khách hàng mục tiêu một cách đáng kể: sau khi đã thiết
kế xong nội dung, bạn chỉ cần một cú click là xong.
- Sự linh động: Hưởng lợi từ những đặc thù của internet, quảng cáo qua internet
có thể thay đổi điều chỉnh nội dung nếu sau khi "phát đi" rồi mà vẫn chưa hài lòng.
Điều này không thể có được nếu quảng cáo qua báo chí.
1.2.3.2 Hạn chế
- Mức độ thâm nhập không đồng đều: Do phải phụ thuộc vào mức độ phổ biến
của internet và thiết bị truy cập, hiệu quả quảng cáo qua internet cũng có thể mang lại
một mức độ thâm nhập không đồng đều giữa những vùng lãnh thổ khác nhau
- Hình ảnh thương hiệu: Khách hàng nói chung vẫn có những cảm nhận khác
nhau (tích cực lẫn tiêu cực) liên quan đến hình ảnh thương hiệu được quảng cáo qua
internet.
- Xâm nhập đời tư: Một số khách hàng không hài lòng khi thấy các công cụ
internet bám sát theo sát mình.
1.2.4 Các yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu được hình thành bởi các yếu tố
- Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu


10
Khách hàng là yếu tố sống còn của một công ty, là yếu tố đánh giá sự phát triển
của một công ty, bởi số lượng khách hàng tỉ lệ thuận với doanh thu và lợi nhuận. Một
sản phẩm xây dựng được thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc giành được sự tin
tưởng bởi đại đa số khách hàng trong phân khúc mà sản phẩm nhắm đến. Theo tâm lý
đám đông, khi mà những khách hàng mới bước chân vào phân khúc mà sản phẩm
nhắm đến, thì đa số sẽ lựa chọn sản phẩm và dịch vụ đã có thương hiệu.
- Nhận biết thương hiệu

Là mức độ nhận biết của khách hàng về một thương hiệu. Nhận biết thương hiệu
là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng
để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cao thì
càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn.
Có 3 mức độ nhận biết thương hiệu là: thương hiệu nhớ đến đầu tiên, thương
hiệu không nhắc mà nhớ, thương hiệu nhắc mới nhớ.
+ Nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Là quan điểm của khách hàng về giá trị của sản phẩm đối với họ. Nó gần như
không liên quan nhiều lắm tới giá trị trên thị trường và phụ thuộc vào khả năng làm
thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng của sản phẩm.
+ Đặc tính liên tưởng
Là liên tưởng của khách hàng/công chúng đến một hay một số đặc trưng của của
sản phẩm/thương hiệu hoặc các đối tượng liên quan tới thương hiệu. Có thể có những
liên tưởng tốt hoặc những liên tưởng không tốt. Thường những liên tưởng này liên
quan tới lợi ích của sản phẩm, thuộc tính của sản phẩm, giá trị đáng quý của công ty
hoặc người sử dụng.
+ Những tài sản thương hiệu khác
Như bảo hộ thương hiệu, quan hệ với kênh phân phối…
1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI VỀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING ĐỂ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và
hệ thống về việc ứng dụng công cụ Marketing điện tử để phát triển thương hiệu. Chỉ
có một số công trình và tài liệu liên quan đến marketing điện tử và phát triển thương
hiệu như sau:
[1] Dương Thị Hà ( K48I3 – 2016), Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “ Phát triển
các hoạt động Marketing trực tuyến tại công ty cổ phần y học công nghệ cao”. Bài
khóa luận đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động marketing trực tuyến
tại đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.



11
[2] Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Bài giảng học phần Marketing TMĐT,
Trường Đại Học Thương Mại: Bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống lý
luận marketing Thương mại điện tử, các yếu tố liên quan đến quá trình quản trị
marketing, các công cụ E-Marketing, phân tích môi trường TMĐT, marketing 4P trong
môi trường TMĐT. Bên cạnh đó là cơ sở lý thuyết nghiên cứu môi trường, thị trường
và đặc điểm của doanh nghiệp từ đó đưa ra các kế hoạch và chiến lược Marketing
TMĐT hợp lý.
[3] Bộ môn Quản trị thương hiệu (2010), Bài giảng học phần Quản trị thương
hiệu, trường Đại Học Thương Mại: Bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ
thống lý luận Thương Hiệu, các yếu tố liên quan đến phát triển thương hiệu, các công
cụ để phát triển thương hiệu...
[4] Nguyễn Đặng Tuấn Minh (2012), Kinh doanh trực tuyến – Tối ưu hóa các
công cụ điện tử, NXB Dân trí: Trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra những công
cụ/phương pháp quảng bá thương hiêu trực tuyến hết sức cơ bản mà bất kỳ marketer
nào cũng phải nắm được: cách thức nghiên cứu thị trường trực tuyến, quản lý thông tin
khách hàng trong môi trường internet, ứng dụng bán hàng trên facebook, cách sử dụng
những công cụ của Google (Google Analytics, Google Plus, chiến lược từ khóa trên
Google Adwords…).
[5] PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn Thoan ( 2012), Giáo
trình Thương mại điện tử căn bản. Giáo trình được viết nhằm phục vụ cho việc học tập
và nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. Ngoài ra giáo tình này còn
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả
nước và các cán bộ làm công tác quản lý, kinh doanh và thương mại điện tử.
Nội dung của giáo trình "Thương mại điện tử căn bản" bao gồm 6 vấn đề lớn:
Tổng quan về Thương mại điện tử, Giao dịch điện tử, Marketing điện tử, Rủi ro và
phòng tránh rủi ro trong Thương mại điện tử, Ứng dụng Thương mại điện tử trong
doanh nghiệp và Luật Giao dịch điện tử.

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
[6] Gary Vaynerchuk (2010), Đam mê khám phá, NXB Lao động xã hội &
Alphabook. Nội dung của cuốn sách có viết về cách thức tổ chức và quản trị các công
cụ Marketing điện tử hiệu quả nhất cho việc kinh doanh trực tuyến trong môi trường
internet như hiện nay.
[7] Phillip Kotler (2003), Quản trị marketing, NXB thống kê: Marketing căn bản
giới thiệu những kiến thức cơ bản về Marketing như khái niệm, bản chất, phương
châm, nguyên tắc và nội dung hoạt động Marketing, đồng thời giới thiệu một số lý


12
luận về môi trường marketing, cách thức phân đoạn thị trường, hành vi của khách
hàng, kế hoạch hóa marketing và các chương trình marketing 4P.
[8] Joe Vitale - Jo Han Mok (2007), Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng, NXB Lao
động Xã hội. Cuốn sách dạy các bí quyết kinh doanh có hiệu quả trên mạng Internet.
Cách sử dụng các công cụ trực tuyến đến kinh doanh.


13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ
MARKETING ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BETA VIỆT TẠI
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC BETA VIỆT
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CP KIẾN TRÚC BETA VIỆT
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty CP kiến trúc Beta Việt
Tên thương hiệu: Beta Việt

Logo:
Văn phòng giao dịch: Tầng 7, số 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.

Giám đốc: Nguyễn Khắc Tuyền
Trụ sở đăng ký kinh doanh: Tầng 7, số 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà
Nội.
Loại hình công ty: Công ty cổ phẩn.
Mã số thuế: 0104224526
Lĩnh vực: Kiến trúc
Điện thoại: 04 6674 6376
Tổng số nhân viên trong công ty: 53
Thành lập: năm 2009
Website: Betaviet.com
Email:
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP kiến trúc Beta Việt được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm
2009 hoạt động với mong muốn cung cấp các dịch vụ Tư vấn thiết kế và thi
công chuyên nghiệp đáp ứng một cách đồng bộ các nhu cầu của các nhà đầu tư
về các lĩnh vực Kiến trúc – Quy hoạch – Nội thất – Cảnh quan – Hạ tầng. Hiện
nay công ty đã có đội ngũ hơn 50 nhân sự và khẳng định được vị trí là một
trong những công ty thành công trong lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam. Luôn
bám sát sứ mệnh " Kiến tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc là niềm
kiêu hãnh cho cộng đồng và trường tồn với thời gian ", tới nay Beta Việt đã
nhiều thành công đáng kể.
Beta Việt ngày càng nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong
và ngoài nước, bởi:
- Beta Việt có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, có trình độ cao,
đồng bộ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn xây dựng, với đầy đủ tư
cách pháp nhân, giấy phép hành nghề,…
- Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành.


14

- Mô hình kinh doanh hiện đại, Ban Lãnh Đạo có năng lực cao, nhiều kinh
nghiệm, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp kĩ năng tốt,giàu nhiệt huyết và hơn
hết các chủ đầu tư là các cá nhân, tổ chức tư nhân trên khắp Việt Nam. Các
Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng kỹ sư điện, nước, hạ tầng, họa sỹ cảnh quan, nội
thất cùng với đội ngũ chuyên gia thuộc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cán
bộ giàu kinh nghiệm thực tế được hỗ trợ bởi nền tảng nghiên cứu trình độ sâu,...
2.1.1.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu và thị trường kinh doanh của công ty
- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Beta Việt đã và đang tập trung năng lực chuyên môn và nguồn lực tài
chính cho các lĩnh vực hoạt động sau
+ Tư vấn thiết kế Kiến trúc – Quy hoạch – Nội thất – Cảnh quan.
+ Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Cung cấp vật liệu đầu tư xây dựng – trang thiết bị hoàn thiện – đồ dùng nội
thất.
+ Thi công xây dựng công trình, thi công trang trí nội ngoại thất.
+ Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan tới đầu tư xây dựng công trình.
Các sản phẩm dịch vụ chính
+ Hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh kiến trúc nhà dân dụng, khách sạn.
+ Hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh nội thất
+ Thi công một số công trình do Beta Việt thiết kế
Một số dịch vụ khác
+ Cung cấp các đối tác nguyên vật liệu, trang thiết bị hoàn thiện,dồ dùng nội thất
cho các chủ đầu tư có nhu cầu.
+ Thiết kế thi công sân vườn tiểu cảnh.
- Thị trường kinh doanh
TỔNG GIÁM ĐỐC
Khách hàng của Beta Việt trải dài từ Bắc tới Nam và một số khách hàng là
Việt Kiều sống ở nước ngoài. Beta Việt có thị trường kinh doanh rộng khắp,
không phân biệt vị trí địa PHÓ
lý. GIÁM ĐỐC

2.1.1.4 Tổ chức bộ máy của công ty

PHÒNG KINH
DOANH –
MARKETING

BAN QUẢN LÝ KỸ
THUẬT

PHÒNG HÀNH CHÍNH
– KẾ TOÁN

KTS CHỦ TRÌ CHỦ
NHIỆM

HỌA VIÊN
3D

KỸ SƯ BỔ
KỸ THUẬT

KỸ SƯ
ĐIỆN

KỸ SƯ KẾT
CẤU


15


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty CP kiến trúc Beta Việt
(Nguồn: Bộ phận nhân sự)
Trong đó mối quan hệ giữa các phòng ban: Các phòng ban chức năng chủ
động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân
công. Khi giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực Phòng ban khác, thì Ban
điều hành công ty sẽ chủ động phối hợp, các phòng ban liên quan sẽ có trách
nhiệm hợp tác, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo TGĐ Công ty xem
xét giải quyết theo quy chế làm việc của công ty.
- Tổng giám đốc
Là đại diện pháp nhân của công ty,là người quyết định về tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm lập kế hoạch
và định hướng chiến lược chung cho công ty, đưa ra mục tiêu, hướng phát triển
và chiến lược của công ty tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án
đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý
nội bộ công ty, , quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động
trong công ty, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Phó Giám đốc
Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành các
hoạt động của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc. Chủ động và tích
cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về hiệu quả các hoạt động, chịu trách nhiệm về lợi nhuận,
hướng phát triển và tăng trưởng của công ty như tăng trưởng doanh số, lợi
nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác, quản lý
nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất, trình bày báo cáo rõ ràng và
đúng hạn cho giám đốc, trình bày các đề xuất cho giám đốc duyệt, đánh giá
tình hình hoạt động của các phòng ban, thay mặt tổng giám đốc khi tổng giám
đốc đi vắng.
- Phòng kinh doanh – marketing



16
Lập kế hoạch kinh doanh và marketing, triển khai thực hiện các kế hoạch
đó. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược phát triển phát triển thị
trường, phát triển thương hiệu của Công ty, các biện pháp nhằm tăng hiệu quả
công việc, tiết giảm chi phí không cần thiết trong hoạt động của phòng, trực tiếp
chỉ đạo, quản lý, điều hành và theo dõi tiến độ thực hiện công việc của nhân
viên trong phòng. Bên cạnh đó còn phối hợp với các bộ phận liên quan
như hành chính kế toán, ban quản lý kỹ thuật nhằm mang đến các dịch vụ đầy
đủ nhất cho khách hàng. Cuối cùng là lập các báo cáo cần thiết.
- Ban quản lý kỹ thuật
Trực tiếp thực hiện công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng, điều
hành bộ phận kỹ thuật về các mảng thiết kế bản vẽ 3D, bộ phận các kỹ sư bổ kỹ
thuật, kỹ sư điện nước, kỹ sư kết cấu. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về
sản phẩm cuối cùng.Thực hiện các báo cáo có liên quan. Hỗ trợ các phòng ban
khác về chuyên môn nếu cần thiết.
Trong đó các bộ phận như họa viên 3D, kỹ sư bổ kỹ thuật, kỹ sư điện
nước, kỹ sư kết cấu có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự phân
công điều hành của Ban quản lý, tích cực lắng nghe những góp ý của ban quản
lý để cho ra những sản phẩm hoàn hảo nhất.
- Phòng Hành chính – Kế toán
Phòng ban này thực hiện các công tác kế toán và hành chính văn thư
trong công ty trong đó:
+ Bộ phận kế toán thì có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong
lĩnh vực quản lý tài chính, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng tài chính trong
các đơn vị thi công. Quản lý và kinh doanh nguồn vốn cho vay của công ty, đáp
ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện các chế độ
hạch toán, báo cáo tài chính, báo cáo lưu trữ thống kê, theo dõi và kiểm tra các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thu chi, nhập xuất, trích nộp các khoản qui
định của Nhà nước.
+ Bộ phận văn thư thì phụ trách các công tác trực tiếp soạn thảo và tiếp

nhận chuyển giao các văn bản hồ sơ, hợp đồng đồng thời tiến hành kiểm tra
các văn bản hồ sơ đảm bảo hợp lệ để phục vụ các công tác liên quan. Đôi khi có
thể hướng dẫn về nghiệp vụ văn thư cho các cán bộ phòng ban khác nếu cần
thiết.
Bảng 1.1. Bảng cơ cấu nhân lực trong công ty
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


17
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng kinh doanh –
marketing
Ban quản lý kỹ
thuật
Phòng hành chính –
kế toán
Tổng cộng

1
1

1
1

1

1

10

23

26

8

15

21

3

4

4

23

44

53
(Nguồn: Bộ phận nhân sự)

Nhìn chung, quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, số lượng nhân
viên cũng tăng theo cho thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, nhân sự của công ty 100% tốt nghiệp cao đẳng, đại học với kinh

nghiệm từ 1 năm trở lên, chất lượng nhân sự được đánh giá cao.
2.1.1.5 Chiến lược, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Với định hướng chiến lược trong vòng 3 năm tới (2017-2019) Beta Việt
phấn đấu trở thành công ty chuyên nghiệp hàng đầu khu vực trong các lĩnh vực
hoạt động chính như tư vấn thiết kế và thi công xây dựng, mở rộng thị trường
vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, trở thành 1 trong top 5 công ty
chiếm thị phần lớn về thiết kế và thi công tại Việt Nam.
Tầm nhìn chiến lược của công ty là trở thành trở thành công ty tư vấn xây
dựng số 1 Việt Nam về chất lượng sản phẩm và quy mô công ty trong thị trường
nhà ở cao cấp.
Để mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh trong các lĩnh vực của công
ty trong 5 năm tới, Beta Việt đã đặt ra các mục tiêu cụ thể:
-

Trở thành doanh nghiệp thiết kế uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Doanh thu tăng trưởng bình quân: 120% năm
Lợi nhuận tăng trưởng bình quân: 110% năm
Mở rộng cơ cấu doanh nghiệp, tăng số lượng nhân viên toàn công ty lên đến

70 nhân viên và đạt mục tiêu 350 công trình/năm.
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty CP kiến trúc Beta Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày
26/10/2009. Được xem là một công ty lâu năm, với sự chung sức nhiệt tình bên
cạnh nỗ lực làm việc không ngừng của Ban Lãnh Đạo và toàn thể nhân viên
công ty, Beta Việt đã có những giai đoạn phát triển với những bước tiến khá ấn
tượng để chứng minh năng lực có tầm thực sự của mình.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016:


18

Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016
( Đơn vị : VNĐ)
STT
1
2
3

Chỉ tiêu tài chính
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2014
6.870.030.150
1.270.063.802
7.052.572.240

Năm 2015
Năm 2016
8.514.060.420
9.308.147.527
1.617.231.314
2.124.507.200
7.109.757.505
7.183.640.327
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua bảng số liệu có thể thấy Công ty có mức phát triển hàng năm tương

đối nhanh, tốc độ tăng trưởng của công ty trong năm 2016 tăng khoảng 135%
so với năm 2014 và khoảng 109% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế vào

năm 2016 đạt mức hơn 7.183 tỷ đồng, tăng khoảng 102% so với năm 2014.
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty CP
kiến trúc Beta Việt từ năm 2014 đến năm 2016
10
9
8
7
6
Doanh thu
Chi Phí
Lợi nhuận

5
4
3
2
1
0
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhận xét: Từ biểu đồ có thể thấy doanh thu của Beta Việt trong những
năm gần đây tăng trưởng liên tục và khá đồng đều. Với tốc độ tăng trưởng trên
Beta Việt đã thể hiện được quyết tâm của mình trong việc vượt qua giai đoạn
khó khăn chung của thị trường, vững bước phát triển tiến tới vị trí dẫn đầu thị
trường nhà ở cao cấp tại Việt Nam.

Trong quá trình phát triển công ty CP kiến trúc Beta Việt đã tạo lập và
duy trì được mối quan hệ tốt đối với khách hàng, điều đó khẳng định sự năng
động cùng với uy tín và chất lượng sản phẩm,dịch vụ của công ty trong môi
trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.


19
Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và mở rộng thị trường, công ty đã
không
ngừng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Thực hiện chủ trương đó, công ty đã đầu tư, mua sắm các thiết bị phục vụ kinh
doanh. Trong điều kiện môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay, để
duy trì họat động kinh doanh, làm ăn có lãi một điều mong muốn của tất cả các
doanh nghiệp. Thấu hiểu được điều này, Beta Việt đã không ngừng tìm tòi các
giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó,
Beta Việt còn tư vấn và cung cấp nhiều giải pháp hữu hiệu khác về thiết kế và
thi công theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng nhằm đem đến những công
trình tốt nhất cho khách hàng.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING
ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BETA VIỆT CỦA CÔNG TY CP
KIẾN TRÚC BETA VIỆT
2.2.1 Điều tra, phân tích thực trạng ứng dụng công cụ Marketing điện tử
để phát triển thương hiệu Beta Việt của Công Ty CP Kiến Trúc Beta Việt
2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
a Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phiếu điều tra:
Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra tác giả hướng tới là cán bộ nhân
viên của công ty CP kiến trúc Beta Việt và một vài khách hàng quen biết sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Nội dung điều tra:

Nội dung điều tra đối với cán bộ nhân viên của công ty: Tình hình ứng
dụng công cụ marketing điện tử để phát triển thương hiệu hiện tại của công ty
CP kiến trúc Beta Biệt, tìm hiểu nghiên cứu các công cụ Marketing điện tử mới,
để từ đó đánh giá được các hiệu quả tiềm năng của các công cụ đó, giúp phát
triển thương hiệu cho công ty.
Nội dung điều tra đối với khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
công ty CP kiến trúc Beta Việt: Khảo sát được cách thức mà các khách hàng có
thể tiếp cận được và biết đến thương hiệu của công ty là từ đâu. Để từ đó biết
được các hoạt động marketing điện tử nào là hiệu quả với công ty trong việc
đưa thương hiệu và hình ảnh của công ty đến với được các khách hàng đó. Xin


×