Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

SKKN: Ứng dụng đa hình thức lồng ghép để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử (đạt cấp Tỉnh).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.76 MB, 58 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề

1

Phần II: Nội dung

2

I. Cơ sở lý luận

2

1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học
2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
II. Thực trạng của vấn đề

3

III. Nhận thức mới

4

IV. Các giải pháp thực hiện

4

1. PTNL học sinh qua hình tổ chức dạy học trong giờ chính khóa .

5


1.1. Các bước thực hiện một bài PTNL trong giờ chính khóa.

6

1.2. Ví dụ Tiết 28: Bài tập lịch sử - Lịch sử 6

6

2.PTNL học sinh qua hình thức tổ chức dạy học trong hoạt động ngoại khóa.

7

2.1 Các bước thực hiện hoạt động ngoại khóa để PTNL học sinh

22

2.2. Một số chương trình CLB và Tham quan đã tổ chức ở đơn vị

68

CLB “Tìm hiểu quê hương và sự nghiệp cách mạng của Đồng chí Phan
Thái Ất”

69

CLB “Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ Huyện Anh Sơn”.

75

CLB kỉ niệm 70 năm ngày thành lập QĐNDVN và ngày Hội QPTD.


79

Tham quan học tập tại quê Bác và khu di tích lịch sử Truông Bồn

80

Tham quan học tập tại nhà truyền thống địa phương.

81

V. Kết quả thực hiện

82

VI. Bài học kinh nghiệm
Phần III. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trong bản SKKN này có lồng ghép một số video, vì thế tác giả có nộp kèm
theo một bản bằng đĩa CD. Khi chấm kính mong hội đồng chấm xem thêm bản
video để bản SKKN tường minh hơn.
1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong năm học qua, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực người học đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong công
tác dạy học. Ở môn Lịch sử vấn đề này lại càng coi trọng. Mối quan tâm lớn nhất
đối với những người trực tiếp giảng dạy Lịch sử ở nhà trường phổ thông là làm thế
nào để phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, phát huy tính chủ động

sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê
hứng thú học tập bộ môn đáp ứng tinh thần đổi mới hiện nay.
Bên cạnh đó, mảnh đất Anh Sơn nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy vốn là cái
nôi cách mạng, con người nơi đây yêu làng, yêu nước, sống cương trực thẳng thắn,
không chịu luồn cúi đê hèn, không cam tâm chịu áp bức bóc lột, cho nên từ xa xưa
mỗi khi đất nước quê hương bị xâm lăng thì người dân lại kiên cường đứng lên
chống giặc dẫu có hy sinh đổ máu vẫn một lòng bảo vệ quê hương đất nước. Là
một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho con em Anh Sơn, nhiệm vụ của người dạy sử
là làm thế nào để vừa phát triển toàn diện năng lực học sinh, vừa giáo dục đạo đức,
truyền thống, giáo dục trách nhiệm làm người, tạo cho thế hệ trẻ Anh Sơn có hành
trang vững bước vào đời.
Để mang lại hiệu quả trên, quá trình dạy học bộ môn Lịch sử trong trường
THCS huyện Anh Sơn cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ
chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng
về tầm quan trọng, ý nghĩa từ các hình thức tổ chức dạy học của người thầy.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử, bản thân tôi khi tiếp cận
đã cố gắng nắm bắt khá đầy đủ về việc đổi mới dạy học“theo định hướng phát
triển năng lực người học”. Trong những năm qua ở đơn vị chúng tôi đã có sự kết
hợp hài hòa giữa các hình thức dạy học trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại
khóa đem lại hiệu quả cao. Chính vì những hiệu quả đó nên tôi đã chọn nội dung:
“Ứng dụng đa hình thức lồng ghép để phát triển năng lực học sinh trong dạy
học Lịch sử ở trường THCS huyện Anh Sơn”.

PHẦN II. NỘI DUNG
2


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học.
Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của từng nội dung dạy học

cụ thể, nó phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần của học sinh tham gia vào đơn
vị nội dung dạy học đó. Tức là vị trí, bố trí không gian dạy học, số lượng học sinh
có mặt trong một bài học
Hình thức tổ chức dạy học khác nhau chủ yếu tuỳ theo mối quan hệ giữa việc
dạy học có tính tập thể hay tính cá nhân, vào mức độ tính tự lực nhận thức của HS,
sự chỉ đạo chuyên biệt của GV, chế độ làm việc, thành phần HS, địa điểm và thời
gian học tập.
Hình thức tổ chức dạy học có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá
trình DH như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy
học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học…
Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có: hình thức dạy học trên lớp
và hình thức dạy học ngoài lớp.
Hình thức dạy học trên lớp (giờ chính khóa): Những bài học, những hoạt động
được ghi cụ thể trong chương trình, trong kế hoạch, có tính chất bắt buộc đối với
hoc sinh
Hình thức dạy học ngoài lớp (giờ ngoại khóa): Những hoạt động không
được ghi trong chương trình, kế hoạch, không có tính chất bắt
buộc, là sự tự nguyện của học sinh
2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều văn bản,
chỉ thị chỉ đạo việc đổi mới; tổ chức công tác tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lí,

giáo viên; triển khai thí điểm nhiều hình thức giáo dục đổi mới theo hướng phát
triển năng lực, phẩm chất cho học sinh…Nội dung của đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực là: chuyển mạnh quá trình
giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội
3


Năng lực là một khái niệm rộng có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo ý
kiến của GS.TS Đinh Quang Báo thì “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và
có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”.
Trong GD theo định hướng năng lực HS, quan trọng là xác định năng lực cần
có và có thể phát triển trong dạy học của mỗi môn học, cấp học; trong đó gồm
“năng lực chung” và “năng lực chuyên biệt” phát triển theo đặc trưng từng môn
học.
Trong dạy học Lịch sử, các năng lực cụ thể cần được chú trọng hình thành
và phát triển cho học sinh cấp Trung học sơ sở là:
Năng lực chung:
Năng lực tự học: HS tự tìm kiếm kiến thức lịch sử thông qua SGK, tài
liệu tham khảo; khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh lịch sử, để tự tìm kiếm
nội dung lịch sử thông qua kênh hình, tự hệ thống hóa kiến thức ôn tập, củng cố
kiến thức để trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi
Năng lực giải quyết vấn đề: HS vận dụng kiến thức lịch sử để làm bài tập
lịch sử, để đưa ra được cách thức câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra; vận dụng
kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hay các
vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới
Năng lực tự sáng tạo: Kĩ năng ghi nhớ, tưởng tượng, tu duy sáng tạo, tổ
chức hoạt động ở nhà, dựa trên sáng tạo cá nhân thống nhất tinh thần tập thể để sản

phẩm của nhóm hay nhất.
Năng lực giao tiếp: HS sử dụng được ngôn ngữ lịch sử để trình bày một
nội dung kiến thức; Sử dụng ngôn ngữ để để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch
sử.
Năng lực hợp tác: HS làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một
nhiệm vụ học tập; chia sẻ thông tin lịch sử.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ thuyết trình trước lớp.
Năng lực tính toán: Sử dụng thống kê toán học để vẽ sơ đồ tư duy
* Năng lực chuyên biệt:
Một là: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
Hai là: năng lực thực hành bộ môn lịch sử.
Ba là: xác định, giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện
tượng lịch sử với nhau .
Bốn là: so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
Năm là: nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, ,
nhân vật, vấn đề lịch sử.
4


Sáu là: vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn đặt ra …..
Bảy là: thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các
vấn đề lịch sử.
Giáo dục “chú trọng phát triển năng lực người học” là nhằm tạo ra những
con người toàn diện có phẩm chất năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự
do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm
chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu hiết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm
việc hiệu quả… đạt được mục đích học tập gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ
21: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống”

… như Bác Hồ từng mong muốn: “một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên
những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát
triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ
thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng PTNL, phẩm
chất người học đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu.
Hoạt động đổi mới đã được thực hiện qua các hội thảo, tổ chức bồi dưỡng, tập
huấn cho CBQL và GV về đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới sinh hoạt
chuyên môn; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho HS, cuộc thi giáo án tích hợp giành cho GV…Qua đó
đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới, nhiều GV xác định rõ sự cần
thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung và PPDH
góp phần cải thiện chất lượng giáo dục. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn
chế cần khắc phục:
Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH và ý thức thực hiện đổi mới của một
bộ phận giáo viên chưa cao, năng lực vận dụng PPDH tích cực còn hạn chế, các
hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn.
Nhiều CBQL, GV còn mơ hồ, lúng túng, chưa linh hoạt trong việc kết hợp các
PPDH, còn thụ động ít chú ý PTNL học sinh hoặc chưa nắm bắt một cách đầy đủ,
rõ ràng về định hướng PTNL học sinh. Thêm vào đó cơ sở vật chất ở nhiều trường
nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Hoạt động đổi mới PPDH ở trường trung học phổ thông vì thế chưa mang lại
hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là PPDH chủ đạo của nhiều giáo
viên. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng nhiều
hình thức dạy học cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến
thức lí thuyết.
5



Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được
quan tâm.
Đặc biệt ở huyện Anh Sơn chúng tôi, việc đổi mới PPDH theo hướng phát
triển năng lực, phẩm chất người học trong dạy học Lịch sử còn gặp khó khăn nhất
định:
Anh Sơn là cái nôi của cách mạng, trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, Đất
và Người Anh Sơn luôn sát cánh trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, hàn gắn
vết thương chiến tranh, đấu tranh với đói nghèo, lạc hậu để đi lên khẳng định mình.
Hơn thế người Anh Sơn tự hào là có truyền thống hiếu học, khổ học thành tài. Thế
nhưng với quỹ thời gian 8 tiết trên lớp giành cho Lịch sử địa phương trong chương
trình THCS thì việc giúp học sinh tìm hiểu đầy đủ giá trị truyền thống lịch sử chính
quê hương mình là một vấn đề mà GV dạy sử phải suy nghĩ.
Một số GV dạy lịch sử còn coi trọng việc truyền thụ kiến thức, liệt kê những
sụ kiện có trong SGK, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực, năng khiếu, rèn
luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Do đó, các em
không có cơ hội để rèn kĩ năng tự học, tự nắm bắt và làm chủ kiến thức; chưa có
sự hợp tác, trao đổi, thảo luận cùng nhau trong học tập. Hơn nữa đa số các em chưa
có khả năng giải quyết vấn đề, không tư duy sáng tạo, không có cơ hội thể hiện
năng khiếu, khám phá bản thân và cũng chưa tự tin để nói hay thuyết trình trước
đông người.
Đặc biệt, các em chưa có cơ hội để tham gia các hoạt động học tập trực tiếp
trải nghệm với di tích lịch sử, chưa được khám phá, khai thác các di tích có liên
quan đến nội dung bài học.
Thực tế đó đã dẫn đến việc dạy học môn Lịch sử gần như chưa đạt được mục
tiêu “chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất người học”, học sinh chưa có khả
năng vận dụng hiệu quả những điều đã học trên lớp cùng những trải nghiệm để giải
quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Quan trọng hơn là việc dạy học sử chưa
làm học sinh hiểu được nguyên lí: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” (Xi xê - rông),

“Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời” (Theo ĐVSKTT Tập 1, NXB
KHXH, Hà Nội, 1972)
Chính vì vậy tôi đề ra một số ý kiến về đa dạng hóa các hình thức dạy học
nhằm PTNL học sinh đồng thời khơi gợi niềm say mê hứng thú và góp phần nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THCS huyện nhà.
III. NHẬN THƯC MỚI.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị
cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
6


nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể
của quá trình nhận thức.
Một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng năng lực là:
Mục tiêu giáo dục: Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có
thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinhmột cách
liên tục
Nội dung giáo dục: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu
ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định
những nội dung chính, không quy định chi tiết.
Phương pháp dạy học: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học
sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải
quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực
hành
Hình thức dạy học: Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tiêu chí đánh giá dựa vào năng
lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng
vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. PTNL học sinh qua hình thức tổ chức dạy học trong giờ chính khóa.
1.1. Các bước thực hiện một bài PTNL học sinh trong giờ chính khóa.
Bước 1 : Xác định vị trí của bài trong khóa trình để có nội dung, phương pháp
dạy học phù hợp.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học, bao gồm mục tiêu về kiến thức, kĩ
năng; thái độ, và các năng lực cần hướng tới. Không phải bài nào, tiết nào trong
chương trình chính khóa cũng cần hình thành tất cả các năng lực mà tùy vào từng
bài, từng tiết để xác định năng lực hướng tới. Theo tôi để có thể hình thành phát
triển một cách đầy đủ các năng lực mà bộ môn yêu cầu thì dạng bài ôn tập, tổng
kết, làm bài tập là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Bước 3: Xác định các hình thức dạy học có thể áp dụng để đạt được mục
tiêu bài học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cả lớp, cá nhân, học nhóm; học trong

7


lớp, học ở ngoài lớp…Đối với dạng bài ôn tập, làm bài tập thì nên tổ chức các
phần chơi giữa các nhóm
Bước 4: Chuẩn bị. Đây là bước quan trọng quyết định sự thành công của
bài dạy. Xác định được điều đó nên tôi rất dụng công trong chuẩn bị. Tôi chia học
sinh trong lớp thành 3 nhóm, nhiệm vụ của các nhóm là tự tìm tòi, khám phá, phát
hiện, luyện tập, khái quát và xử lý thông tin lịch sử…Từ đó chủ động nắm bắt và
làm chủ kiến thức, chiếm lĩnh nguồn tri thức mà thẩy cô muốn truyền thụ. Cụ thể:
* Đối với GV:
- Thiết kế tiến trình bài học.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh ảnh, lược đồ, bản đồ,
câu hỏi, bài tập để PTNL…được trình chiếu PowerPoint)
- Giao nhiệm vụ học tập cho HS (thường trước tiết học 1 tuần).
* Đối với HS: Nhận nhiệm vụ, cùng nhau hợp tác thảo luận và thống nhất
thực hiện.
Bước 5: Tổ chức các hoạt động dạy học. Tiến trình của một tiết dạy theo hướng
PTNL thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động (ở dạng bài ôn tập, tổng kết, làm bài
tập), cụ thể là:
Hoạt động 1: Cả nhóm sẽ khởi động với phần “Đố bạn”. Trên cơ sở các câu
hỏi (bài tập) đã chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ chọn 3 câu hỏi cho nhóm kia trả lời: nhóm
1 hỏi và cho điểm cho nhóm 2, nhóm 2 hỏi và cho điểm cho nhóm 3, nhóm 3 hỏi
và cho điểm nhóm 1. Trả lời đúng 1 câu được 10 điểm
Hoạt động 2: có tên gọi “Vượt chướng ngại vật”. GV chuẩn bị 3 gói câu
hỏi, mỗi gói có 4 câu (thể hiện sự phát triển năng lực). Mỗi nhóm chọn 1 gói câu
hỏi để trả lời, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nhóm nào trả lời sai nhóm còn
lại được quyền trả lời, nếu đúng được 5 điểm, sai không tính điểm. Trả lời theo thứ
tự gói câu hỏi số 1,2,3. Phần này GV sẽ cho điểm sau khi tham khảo ý kiến đánh
giá từ các nhóm
Trong mỗi gói câu hỏi đã chuẩn bị tôi chú ý sắp xếp từ dễ đến khó, thể hiện
khá đầy đủ các năng lực như: tái hiện, thực hành, so sánh, phân tích, nhận xét,
đánh giá rút ra bài học từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật, vấn đề lịch sử, cụ
thể là:
Hoạt động 3: có tên gọi “Tiếp sức”. GV đưa ra 9 đáp án (9 hình ảnh), mỗi
nhóm cử 2 thành viên tham gia. Một người nhìn lên màn hình dùng từ ngữ gợi ý
diễn tả sao cho người kia (không được nhìn màn hình) nói đúng đó là hình ảnh gì
(được xem qua một lần cả 3 hình ảnh). Từ gợi ý không được trùng với từ trong đáp
án. Thời gian giành cho mỗi nhóm là 1 phút và mỗi đáp án đúng các bạn sẽ được
10 điểm. Hình ảnh nào khó, có thể bỏ qua sau đó có thể quay lại nếu chưa hết thời
gian 1 phút
8



Hoạt động 4: có tên gọi “Năng khiếu hội họa”. Từ những bức tranh đã vẽ
chi tiết về sự kiện, nhân vật lịch sử theo trí tưởng tưởng (mỗi nhóm chọn 1 bài vẽ
đẹp nhất để chấm theo hình thức chéo nhau). Cử 1 thành viên trình bày ý tưởng.
Hoạt động 5: Các nhóm thể hiện phần “Đóng vai”: qua tiểu phẩm đã dàn
dựng, có nội dung về một câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử đã học
1.2. Ví dụ, Tiết 28: Làm bài tập lịch sử - Lịch sử 6
I. Vị trí bài học: Phần lịch sử Việt Nam đã học nhưng chưa có tiết bài tập
lịch sử nào. Chính vì vậy, ở tiết này phải củng cố, hệ thống kiến thức lịch sử từ
thời kì dựng nước Văn Lang, Âu Lạc và cuộc đáu tranh giành độc lập, tương ứng
phần chương II, III – Lịch sử 6. Từ đó tôi đặt đề cho bài là: Nước Văn Lang Âu
Lạc và cuộc đấu tranh giành độc lập.
. II. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về nước Văn Lang, Âu Lạc (thời gian thành
lập, địa điểm, tổ chức nhà nước, đời sống vật chất tinh thần..), Thành Cổ Loa, cuộc
kháng chiến quân Triệu Đà.
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhan
dân ta rất thâm độc, tàn bạo. Không chịu kiếp sống nô lệ nhân dân ta đã liên tục
nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,
Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
2. Tư tưởng:
Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của
đát nước, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
3. Kỹ năng: Bồi dưỡng kĩ năng thống kê sự kiện theo thời gian.
4. Các năng lực cần hướng tới: Gồm tất cả các năng lực chung và năng lực
chuyên biệt như: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực
sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực hợp
tác và năng lực tính toán; Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; thực hành

bộ môn lịch sử; so sánh; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử …
III. Các hình thức dạy học tích cực có thể áp dụng

- Dạy học nhóm, cá nhân ở trong lớp học
- Đóng vai
IV. Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Soạn thảo hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực nhằm
phát triển các năng lực cho học sinh.
9


- Chia nhóm (3 nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm và gợi ý, hướng dẫn.
Cụ thể các nhiệm vụ như: ôn tập hệ thống kiến thức, đặt câu hỏi, vẽ chi tiết lịch sử,
dàn dựng tiểu phẩm về nhân vật lịch sử đã học
- Thiết kế tiến trình bài học, chuẩn bị trình chiếu PowerPoint
* Đối với HS: Cùng nhau hợp tác thảo luận, thực hiện nhiệm vụ được giao
từ tiết trước như: ra câu hỏi, vẽ chi tiết lịch sử, dàn dựng tiểu phẩm…
V. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, quy định chỗ ngồi cho các nhóm
1.Kiểm tra bài cũ. Tiết bài tập nên tôi lồng ghép kiểm tra trong giờ học
2. Bài mới.
Đầu giờ học GV cho HS xem 1 đoạn video bài hát: “Dòng máu Lạc Hồng.”
Vào bài: Các em ạ! Âm hưởng, giai điệu hào hùng trong bài hát Dòng máu
Lạc Hồng đã đưa chúng ta sống lại lịch sử của bốn nghìn năm trước, qua đó chúng
ta càng thấy tự hào hơn khi mình là người Việt Nam, là con Rồng cháu Tiên. Ở
lịch sử lớp 6 các em cũng đã được tìm hiểu lịch sử dân tộc từ ngưồn gốc đến thế kỉ
X. Hôm nay trong tiết bài tập lịch sử này chúng ta sẽ cùng nhau tổ chức học tập để
ôn lại trang sử vẻ vang của giai đoạn này với chủ đề: Nước Văn Lang - Âu Lạc và
cuộc đấu tranh giành độc lập

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm qua các sản - Các nhóm thảo luận chọn câu
phẩm.
hỏi.
Hoạt động 1: Cả nhóm sẽ khởi động với phần

- Thống nhất ý kiến và bắt đầu
“ Đố bạn”. Trên cơ sở các câu hỏi (bài tập) đã “ Đố bạn”.
chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ chọn 3 câu hỏi cho nhóm
kia trả lời: nhóm 1 hỏi và cho điểm cho nhóm 2,
nhóm 2 hỏi và cho điểm cho nhóm 3, nhóm 3
hỏi và cho điểm nhóm 1. Trả lời đúng 1 câu
được 10 điểm

10


11


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2: có tên gọi “Vượt chướng ngại
vật” . GV chuẩn bị 3 gói câu hỏi, mỗi gói có 4
câu (thể hiện sự phát triển năng lực). Mỗi nhóm

chọn 1 gói câu hỏi để trả lời, mỗi câu trả lời
đúng được 10 điểm. Nhóm nào trả lời sai nhóm
còn lại được quyền trả lời, nếu đúng được 5
điểm, sai không tính điểm. Trả lời theo thứ tự
gói câu hỏi số 1,2,3. Phần này GV sẽ cho điểm
sau khi tham khảo ý kiến đánh giá từ các nhóm

- Các nhóm thống nhất chọn
gói câu hỏi.
- Thảo luận và cử 1thành viên
trả lời để “Vượt chướng ngại
vật”.

* Gói Câu hỏi số 1:
Câu 1:
Đuổi quân Tô Định là ai
Mê Linh in bóng dấu hài nữ vương.
Đáp án: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị)
Câu 2 :
Ai người Mai phụ da đen
Bỏ không cống nộp bộ binh chống Đường?
12


Đáp án: Mai Thúc Loan
Câu 3:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Em hãy cho biết câu nói đó là của ai? Muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
Đáp án: Câu nói đó là của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ khẳng định công lao dựng nước của các vua Hùng rất to lớn! Dân tộc
ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm, để bảo vệ đất các thế
hệ người Việt Nam đã phải đổ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Bởi vậy, “Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm
và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ
đương nhiên, là điều tất yếu.
Câu 4: Dựa vào sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa em hãy mô tả cấu trúc của thành?
(yêu cầu HS mô tả được như SGK)
* Gói câu hỏi số 2:
Câu 1:
Trâm vàng áo giáp guốc ngà
Cưỡi voi xông trận thật là oai phong
Đáp án: Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
Câu 2:
Quốc gia Âu Lạc vang danh
Hỏi ai dựng nước xây thành Cổ Loa?
Đáp án: Thục Phán An Dương Vương
Câu 3:
Theo em sau hơn 1000 năm bị đô hộ nhân dân ta vẫn giữ được nét sinh hoạt
văn hóa nào? Vì sao? Chúng ta phải làm gì để góp phần gìn giữ và phát triển nét
sinh hoạt văn hóa đó
Đáp án: Nhân dân ta vẫn giữ tiếng nói, chữ viết của dân tộc, các phong tục
tập quán như: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giày, thờ cúng tổ tiên.
Vì: các phong tục tập quán đó có từ lâu, ăn sâu vào tiềm thức mỗi người
dân, trở thành bản sắc văn hóa dân tộc, có sức sống bất diệt. Do có lòng yêu nước,
ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

13



Chúng ta phải: Tuyên truyền cho mọi người ý thức giữ gìn và phát triển các
nét sinh hoạt văn hóa; Học tập tốt góp phần xây dựng và phát triển nét sinh hoạt
văn hóa đó...
Câu 4:
Điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc là gì?
Đáp án: Giống nhau: Tổ chức bộ máy nhà nước
Khác nhau:
Văn Lang

Âu Lạc

Kinh đô

Bạch Hạc

Phong Khê

Thành trì

Chưa có

Thành Cổ Loa

Quân Đội

Chưa có

Quân đội mạnh

Quyền lực nhà vua Chưa cao


Cao

* Gói câu hỏi số 3:
Câu 1 :
Quân Lương khiếp vía chạy dài
Khởi nghĩa thắng lợi do ai đứng đầu
Đáp án: Lý Bí
Câu 2:
Em hãy đọc câu ca dao nói về ngày Giỗ tổ Hùng vương hàng năm ở nước
ta? Theo em sự kiện này có ý nghĩa gì ?
Đáp án: Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Ý nghĩa: Là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ
và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của
dân tộc.
Câu 3: Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương? Theo em sự thất
bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Do An Dương Vương chủ
quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.
Thất bại của An Dương Vương chính là một bài học kinh nghiệm lớn lao
trong việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của dân tộc, nhắc nhở chúng ta phải luôn
cảnh giác cao trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ
hạnh phúc gia đình.
14


Câu 4: Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình gi? Ở đâu? Em có nhận xét
gì về việc xây dựng thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở Âu Lạc?
Đáp án: Thành được xây theo hình trôn ốc, ở Phong Khê. Đây là công trình
kiến trúc quân sự độc đáo, lợi hại, sáng tạo và kiên cố; thể hiện tài năng sáng tạo và

kĩ thuật xây dựng thành lũy của nhân dân ta =>là biểu tượng văn minh của người
Việt Cổ
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 3: có tên gọi “Tiếp sức”. GV đưa ra 9
đáp án (9 hình ảnh), mỗi nhóm cử 2 thành viên tham
gia. Một người nhìn lên màn hình dùng từ ngữ gợi ý
diễn tả sao cho người kia (không được nhìn màn hình)
nói đúng đó là hình ảnh gì (được xem qua một lần cả 3
hình ảnh). Từ gợi ý không được trùng với từ trong đáp
án. Thời gian giành cho mỗi nhóm là 1 phút và mỗi
đáp án đúng các bạn sẽ được 10 điểm. Hình ảnh nào
khó, có thể bỏ qua sau đó có thể quay lại nếu chưa hết
thời gian 1 phút

- Các nhóm bốc thăm
thứ tự để “Tiếp sức”.
- Thảo luận và cử 2
thành viên tham gia

Hình 1, 2

Hình 3, 4:

15


Hình 5, 6


Hình 7, 8

Hình 9:
16


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 4: có tên gọi “Năng khiếu hội họa”. Từ
những bức tranh đã vẽ chi tiết về sự kiện, nhân vật lịch
sử theo trí tưởng tưởng (mỗi nhóm chọn 1 bài vẽ đẹp
nhất để chấm theo hình thức chéo nhau). Cử 1 thành
viên trình bày ý tưởng.

- Các nhóm chọn một
sản phẩm ưng ý nhất để
thể hiện “Năng khiếu
hội họa” của mình.

Hoạt động 5: Các nhóm thể hiện phần “Đóng vai”:
qua tiểu phẩm đã dàn dựng, có nội dung về một câu
Lần lượt các nhóm thể
chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử đã học
hiện tiểu phẩm.

3. Củng cố và dặn dò.
1. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chủ đề đã học?

2. Trong các nhân vật lịch sử đã học em thích nhất nhân vật nào? Viết một
đoạn văn ngắn nói rõ vì sao em thích nhân vật đó?
Một số hình ảnh và sản phẩm học sinh từ tiết học
Phần Tiếp Sức:
Phần đóng vai: Cảnh đóng vai về nhân vật Bà Triệu: ‘Ta muốn cưỡi cơn…

17


Ý tưởng vẽ : Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

Ý tưởng vẽ hình ảnh: Hai Bà Trưng đọc lời thề

18


Ý tưởng vẽ hình ảnh: Bà Triệu ra trận
Bài làm về nhà:Một số bản đồ tư duy tóm tắt nội dung

Một số bài văn về nhân vật lịch sử yêu thích.

19


20


3.
2. PTNL học sinh qua hình thức dạy học trong hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khoá là hoạt động cần thiết, bổ ích và góp phần PTNL học

sinh khi được áp dụng vào quá trình dạy học môn Lịch sử ở bậc THCS.
Hoạt động ngoại khoá mang tính chất tổng hợp, làm phong phú sâu sắc
những kiến thức lịch sử, điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ
chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Ví dụ, để làm rõ truyền
thống của QĐNDVN, người dạy không thể đề cập đến đầy đủ về sự ra đời, quá
trình phát triển của nó; Làm sáng tỏ truyền thống quê hương làng xã, tìm hiểu cuộc
đời sự nghiệp của các nhân vật lịch sử điển hình, của các vị lão thành cách mạng…
Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá.
Ngoại khoá trong dạy học lịch sử cho phép người dạy khắc phục được
những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức
cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ
sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá.
Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh
thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa được thực
hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của HS nên các em nỗ lực hết mình giải
quyết vấn đề đặt ra. Học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và
tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng Đó là điều kiện để phát triển khả
năng, năng lực sẵn có của học sinh. Qua ngoại khóa, học sinh có điều kiện tự làm,
phát huy khả năng sáng tạo, tự tin ở mình, có thể dám nghĩ, dám làm.
Qua hoạt động ngoại khóa lịch sử, học sinh rèn luyện một số kĩ năng như:
tập nghiên cứu vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng các
công cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống những máy móc từ đơn giản đến hiện
đại. Qua đó sẽ nảy nở ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về
nghề nghiệp mà các em chọn trong tương lai.
Đặc biệt hoạt động ngoại khóa tham quan tại các di tích lịch sử tạo điều kiện
cho HS tích cực tham gia các hoạt động học tập trực tiếp trải nghiệm, HS được
khám phá, khai thác di tích có liên quan đến nội dung bài học, giúp các em vừa có
những hiểu biết về di tích, vừa hiểu sâu sắc về nội dung bài học, từ đó các em trân
trọng và giữ gìn phát huy được các giá trị của di tích lịch sử.
Hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử, không chỉ góp phần nâng cao

khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích
lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp
phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong
quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới.
Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới PPDH nhằm PTNL học sinh, nâng cao
chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học
21


sử, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Lịch sử là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt
những yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực người học.
Để tiến hành ngoại khóa có hiệu quả tôi thường tiến hành các bước như sau:
1. Tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động.
Tổ chức hoạt động ngoại khoá lịch sử là một công việc vừa có ý nghĩa thực
tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình. Tôi xác
định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nếu không xây dựng kế hoạch thì việc
triển khai sẽ không đảm bảo quy trình và khoa học. Để có chất lượng, việc xây
dựng kế hoạch tôi đã tiến hành theo các bước sau:
- Khảo sát thực trạng của tình hình môn Lịch sử tại trường mình, địa phương mình.
Chú trọng nhu cầu và hạn chế của các vấn đề;
- Phối hợp nhóm, tổ chuyên môn xây dựng chương trình ngoại khóa. Các chương
trình này để có tính thực tiễn và mang lại kết quả nên xây dựng theo chủ đề ngoại
khóa về lịch sử địa phương (tìm hiểu lịch sử Đảng bộ Huyện, tìm hiểu sự nghiệp
cách mạng của các vị lão thành cách mạng địa phương…) hoặc ngoại khóa theo
chủ đề các ngày lễ lớn của dân tộc (ngày 22/12, 3/2, 30/4, 7/5, 19/5).
Từ chương trình xây dựng tôi lập kế hoạch đề xuất các nội dung ngoại khóa
với tổ chuyên môn và nhà trường. Kế hoạch xây dựng chi tiết từng chủ đề và thời
gian thực hiện, lưu ý thời gian tổ chức phù hợp với chủ đề. Trên cơ sở đó tôi đã
xây dựng chương trình ngoại khóa ở huyện Anh sơn chúng tôi cụ thể như sau:

Chủ đề ngoại khóa về lịch sử Huyện Anh Sơn:
Chủ đề
Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ Huyện Anh Sơn

Thời gian
Dịp kỉ niệm ngày thành lập Huyện

Tìm hiểu về quê hương và sự nghiệp cách Kỉ niệm 120 năm ngày sinh đồng
mạng của đồng chí Phan Thái Ất
chí Phan Thái Ất
Truyền thống Làng Đỏ Yên Phúc

Dịp kỉ niệm ngày thành lập xã

Tìm hiểu các di tích văn hóa Huyện Anh Chọn thời điểm thích hợp trong
Sơn: Hiệu Yên Xuân, Đền Cửa Lũy…
năm học
Chủ đề ngoại khóa theo các ngày lễ lớn của dân tộc:
Chủ đề

Thời gian

Tìm hiểu 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt
Nam và 25 năm ngày Hội QPTD

22/12

Truyền thống 85 năm ngày thành lập Đảng

3/2

22


Đất nước trọn niềm vui

30/4

Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

7/5

Kỉ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

19/5

Nội dung dùng cho ngoại khoá Lịch sử rất phong phú, đa dạng. Ngoài sự gợi
ý trên, các trường có thể lựa chọn, phối hợp các nội dung hợp lý, sáng tạo, xây
dựng chương trình đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục và tính thẩm mĩ.
2. Lựa chọn hình thức và phương pháp ngoại khóa.
Có chương trình và nội dung nhưng phải đưa vào hoạt động như thế nào cho
phù hợp, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến chương trình chính khoá cũng như
các môn học khác đó là điều mà chúng ta cần quan tâm. Tôi thiết nghĩ ngoại khóa
chính là hình thức tự học, bổ ích, thiết thực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh mà thực chất là góp phần PTNL sẵn có của các em. Hoạt động
ngoại khóa về lịch sử là hoạt động giáo dục bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm
sống cho học sinh, phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài
năng sáng tạo cho học sinh, giúp các em trở thành một con người toàn diện. Chính
vì thế ngoại khóa là sân chơi cho các em, phải tạo điều kiện cho các em hoàn toàn
làm chủ sân chơi đó. Người tổ chức phải biến quá trình dạy học thành quá trình tự
học của học sinh, “tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều

hơn và thảo luận nhiều hơn”.
Để đạt được mục tiêu trên chúng tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà
trường và phối hợp với những tổ chức trong trường để có thời gian và không gian
tổ chức ngoại khoá hợp lý.
Ngoại khóa lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện
lịch sử, trao đổi thảo luận, tổ chức Câu lạc bộ, tham quan di tích, bảo tàng… Trong
phạm vi đề tài này, vào các buổi ngoại khóa tôi thường chọn một số hình thức tập
trung chủ yếu là tổ chức Câu lạc bộ và tham quan học tập tại di tích lịch sử, nhà
truyền thống.

Tham quan học tập tại Quê Bác

CLB về Phan Thái Ất

Về phương pháp tôi đã kết hợp các phương pháp khơi gợi tính tích cực của
học sinh. Cụ thể tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học: Trả tác phẩm về cho học
sinh. Ở mỗi chủ đề được chọn, tôi chia học sinh thành các đội chơi, đặt tên cho các
đội, mỗi cái tên của các đội là một địa danh đáng tự hào của quê hương Anh Sơn
như Yên Xuân - vang danh sử sách bởi địa chỉ đỏ Hiệu Yên Xuân, Yên Phúc - làng
Đỏ anh hùng hay Kim Nhan - đỉnh núi cao nhất huyện. Để các đội luyện tập hiệu
quả thì mỗi đội chơi lại được chia thành các nhóm, bao gồm:
23


Nhóm Hội thảo, có nhiệm vụ xây dựng các ngân hàng câu hỏi và đáp án
Nhóm Kịch, có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm, hoạt cảnh về sự kiện, nhân
vật lịch sử theo chủ đề.
Nhóm Đạo cụ, có nhiệm vụ chuẩn bị phục trang, trang trí cho buổi ngoại khóa;
Nhóm viết, có nhiệm vụ viết bài hùng biện, cảm tưởng…theo chủ đề
Với cách làm đó, đòi hỏi các em phải tự tìm kiếm kiến thức thông qua tài

liệu tham khảo, tự tra cứu, ghi chép, tự hệ thống hóa kiến thức, tự đặt câu hỏi và trả
lời câu hỏi. (PTNL tự học, tự giải quyết vấn đề). Các em phải tư duy sáng tạo,
tưởng tượng dàn dựng hoạt cảnh, tiểu phẩm, đóng vai các nhân vật, tập làm diễn
viên; sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày một nội dung kiến thức, bày tỏ thái
độ, tình cảm, cảm xúc lịch sử (PTNL giao tiếp, ngôn ngữ). Các em phải làm việc
theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập, chia sẻ thông tin lịch sử
(PTNL hợp tác, hội nhập)
Các hoạt động tôi đều hướng dẫn các em chủ động làm. Giáo viên chỉ đóng
vai trò hướng dẫn, tư vấn cho các em.

Hình ảnh CLB chủ đề truyền thống Làng Đỏ Yên Phúc
3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá.
Trước các buổi ngoại khoá tôi tung nội dung và chương trình để học sinh tìm
hiểu. Chính cách làm này đã mang lại hiệu quả cao, góp phần PTNL người học.
Các em thực sự chủ động nắm bắt và làm chủ kiến thức. Biết cách tìm hiểu, tra
cứu, ghi chép tài liệu, trao đổi, thảo luận, tập luyện…Đến giờ ngoại khoá thầy, cô
giáo tổ chức hình thức “trao đổi thông tin”, các em rất tự hào về những tư liệu
mình tìm hiểu được, trình bày mạch lạc, có đối chất, thống nhất. Thế là những tri
thức thầy, cô giáo muốn truyền thụ đều được các em chủ động chiếm lĩnh.
*Tiến trình một buổi ngoại khóa theo hình thức CLB thường được tôi tổ chức
như sau:
Chương trình và nội dung gồm có 3 phần với thời gian 120 phút.
Phần I: Mở đầu (10 phút)
- Văn nghệ chào mừng
- Công bố quyết định của Hiệu trưởng, khai mạc, giới thiệu thành phần tham dự,
chương trình và thể lệ của hoạt động ngoại khoá.
Phần II: Nội dung chính (100 phút)
- Màn chào hỏi (5 phút)

24



- Giới thiệu về đội chơi, trình bày về truyền thống của quê hương, của nhân vật, nét
điển hình của chủ đề được chọn trong buổi ngoại khóa...(5 phút);
- Các đội chơi bắt thăm gói câu hỏi để trả lời, ra câu hỏi đố nhau giữa các đội…
- Một số hoạt cảnh, tiểu phẩm dàn dựng dựa trên các tài liệu về các nhân vật lịch
sử, tấm gương anh hùng hi sinh vì Tổ quốc trong các cuộc kháng chiến.
- Lời kết: Được thể hiện bằng bài cảm tưởng hoặc 1 tiết mục văn nghệ (5 phút)
Phần III: Tổng kết (10 phút)
- Trao thưởng.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên tùy vào nội dung chủ đề, phạm vi ảnh hưởng và quy mô buổi ngoại khóa
để xây dựng chương trình và nội dung với lượng thời gian phù hợp. Tiến trình này
chỉ là một gợi ý chung.
* Tiến trình một buổi ngoại khóa theo hình thức tổ chức tham quan:
Tham quan có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật trưng bày trong bảo tàng không
chỉ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ nâng cao hứng thú
học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của học sinh.
Vì thế, bên cạnh ngoại khóa hình thức Câu lạc bộ tôi đã phối kết hợp với các
giáo viên trong nhóm, được sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và đoàn đội tổ
chức cho HS tham quan tại các di tích lịch sử, mở rộng không gian học tập, tạo
điều kiện cho các em trực tiếp trải nghiệm, giúp các em vừa có những hiểu biết về
di tích, vừa hiểu sâu sắc về nội dung bài học, từ đó các em trân trọng và giữ gìn
phát huy được các giá trị của di tích lịch sử.
Để tổ chức cho HS tham quan học tập tại các di tích lịch sử, tôi thường tiến
hành qua các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tham quan trình lên ban giám hiệu nhà trường
và các đoàn cấp trên gồm xác định mục đích, yêu cầu; Địa điểm, thời gian tham
quan; Thành phần tham gia…

Bước 2: Làm việc với HS và phụ huynh có HS tham gia để xin ý kiến đồng
thuận.
Bước 3: Liên hệ các nơi đưa HS đến tham quan.
Bước 4: Tổ chức cho HS đi tham quan.
Bước 5: Sau chuyến đi cho HS làm bài thu hoạch.
Để buổi ngoại khóa có sự tham gia đầy đủ của các thành phần nhằm mang lại hiệu
quả cao và có sức lan tỏa, tôi đã thực hiện quy trình tổ chức theo mô hình.
Ban giám hiệu nhà trường
25


×