Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.81 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI BỊ SỐC PHẢN VỆ
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Xuân Quốc*, Phạm Văn Quang**, Tăng Chí Thượng**

TÓMTẮT
Mục tiêu: Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì, đe dọa sinh mạng bệnh nhân. Do đó vấn đề xử
trí sớm và đúng sốc phản vệ luôn được đặt ra tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát
các đặc điểm về điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ, góp phần đưa bệnh nhi ra sốc nhanh, làm giảm tỉ lệ sốc
nặng, tỉ lệ tử vong.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang, có phân tích trên 105 hồ sơ bệnh nhi từ 1
tháng - 15 tuổi được chẩn đoán sốc phản vệ nhập bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/06/2006 đến 01/06/2015.
Kết quả: Tại tuyến trước: có 28 ca sốc phản vệ (trong 32 ca chuyển viện), 26 ca (92,9%) được điều trị
với Adrenaline, trong đó có 5 ca được điều trị Adrenaline TB/TDD/TM kết hợp với Adrenaline TTM.
80,8% bệnh nhi được sử dụng đúng liều Adrenaline theo khuyến cáo. Đường dùng Adrenaline ban đầu là
TB và TDD chiếm 80,8%. Có 25/28 ca (89,3%) ra sốc. Tại BVNĐ1 (83 ca sốc): 100% bệnh nhi đều được
dùng Adrenaline đúng liều theo khuyến cáo. 84,3% chỉ dùng Adrenaline TB/TDD/TM đơn thuần, 15,7%
có TTM Adrenaline. 62,6% bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, trong đó có 7/83 ca (8,4%) phải đặt NKQ giúp
thở. 27,7% được truyền dung dịch điện giải chống sốc, 7,2% được TTM Dopamine và 3,6% được truyền
Dobutamine. Hầu hết bệnh nhi được dùng Hydrocortisone (98,8%) và Antihistamine H1 (100%). Kết quả
điều trị: 99% bệnh nhân ra sốc và sống, 81,9% bệnh nhi ra sốc sau khi dùng 1-2 liều Adrenaline
TB/TDD/TM (73,3% sau 1 liều và 8,6% sau 2 liều). Tỉ lệ sốc phản vệ nặng chiếm 10,5% và tỉ lệ tử vong
thấp 1%.
Kết luận: Trong điều trị sốc phản vệ, Adrenaline là thuốc quan trọng hàng đầu. Nếu bệnh nhi được
điều trị sớm và đúng với Adrenaline có thể góp phần cải thiện tỉ lệ sốc phản vệ nặng và tỉ lệ tử vong.
Từ khóa: sốc phản vệ, điều trị, Adrenaline

ABSTRACT


THERAPEUTIC FEATURES IN CHILDREN WITH ANAPHYLACTIC SHOCK AT PEDIATRIC
HOSPITAL No 1
Nguyen Xuan Quoc, Pham Van Quang, Tang Chi Thuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 22 - 28
Objective: Anaphylactic shock is an immediate reaction, threatening to children’s life. So timely and
appropriate therapy is always requested for all of hospitals and heathy services. Our study described
therapeutic features in children with anaphylactic shock, contributing to help paediatric patients out of
anaphylactic shock fastly, decreasing rate of severe and fetal anaphylactic shock.
Method: Cross-sectionnal, descriptive and analysis retrospective study for 105 paediatric patients
with age of 1 months to 15 years old, diagnosed anaphylactic shock at pediatric hospital No 1 from June 1st
2006 to June 1st 2015.
*

Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức
Bộ môn Nhi, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Xuân Quốc – ĐT: 0909777557 – Email:

**

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

23


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Results: Tertiary health service: There were 28 anaphylactic shock cases in total 32 referral cases, 26
cases (92.9%) were treated with Adrenaline, in those 26 cases there were 5 cases (19.2%) treated with

IM/SC/IV Adrenaline combined with continuous IV Adrenaline. 80.8% patients were used Adrenaline
with appropriate doses according to recommendations. IM/SC initial Adrenaline doses were 80.8%. There
were 25/28 (89.3%) cases out of shock after treatment. Pediatric hospital No 1 (83 cases with anaphylactic
shock): 100% patients were used Adrenaline with appropriate doses. 84.3% patients were only used alone
IM/SC/IV Adrenaline. 15.7% patients were used continuous IV Adrenaline. 62.6% patients were
supported with oxygen, consisting of 7/83 (8.4%) patients with intubulation. 27.7% patients were given
electrolyte fluids with antishock doses. 7.2% patients with continuous IV Dopamine and 3.6% patients
with continuous IV Dobutamine. Almost patients were used Hydrocortisone (98.8%) and Antihistamine
H1 (100%). There were 82/83 (98.8%) cases out of shock and alive; 1/83 (1.2%) case with death after
treatment. Results of treatment: 99% patient out of shock and alive, 81.9% patient out of shock after using
1 to 2 doses of IM/SC/IV Adrenaline (73.3% patients after 1 dose and 8.6% after 2 doses). The rate of
severe anaphylactic shock were 10.5% and the rate of death were 1%.
Conclusion: In treatment of anaphylactic shock, Adrenaline is the most important drug. If patients
were treated immediately and appropriately with Adrenaline, we could reduce the rate of severe
anaphylactic shock and death.
Key words: anaphylactic shock, therapeutic features, Adrenaline/Epinephrine.
phản vệ tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Từ kết quả
ĐẶTVẤNĐỀ
nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra
Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì, đe
những kiến nghị giúp điều trị kịp thời và đúng
dọa sinh mạng người bệnh, có thể dẫn đến tử
các bệnh nhi bị sốc phản vệ, góp phần làm giảm
vong nếu không nhận biết sớm và xử trí kịp
tỉ lệ sốc phản vệ nặng và tỉ lệ tử vong ở các trẻ bị
thời(1,17). Sốc phản vệ có thể xảy ra ở bất cứ nơi
sốc phản vệ.
đâu, ở nhà, trường học, ngoài đường cũng như
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
trong bệnh viện với nhiều loại dị nguyên khác

nhau. Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến sốc
Thiết kế nghiên cứu
phản vệ như thuốc, thức ăn, vaccine, ong
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích.
đốt,…Do đó vấn đề nhận biết sớm các triệu
Dân số nghiên cứu
chứng khởi phát và xử trí đúng, kịp thời sốc
Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán sốc
phản vệ luôn được đặt ra tại các cơ sở y tế.
phản vệ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/06/2006
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam,
đến 01/06/2015
sốc phản vệ do tiêm vaccine, tiêm thuốc thường
gặp, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tử vong
nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp
thời. Điều này đã và đang gây ra nhiều lo lắng
không chỉ đối với người nhà bệnh nhi mà còn
với cả nhân viên y tế, ít nhiều ảnh hưởng đến
việc điều trị bệnh cũng như việc tiêm ngừa các
vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở
rộng cho trẻ em tại các cơ sở y tế. Tại Việt Nam
có rất ít nghiên cứu về sốc phản vệ ở trẻ em. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
khảo sát các đặc điểm về điều trị bệnh nhi bị sốc

24

Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:


n=

Z21-α/2 .p (1-p)
-----------------------d2

với Z = 1,96.; α = 0,05; d = 0,07, p là tỉ lệ sốc
phản vệ nặng (gồm tái sốc và sốc kéo dài) ở
bệnh nhi. p = 0,13 (16) ). Do đó, cỡ mẫu chúng tôi
tính được là n = 89.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Tiêu chí chọn mẫu
Trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập Bệnh viện
Nhi đồng 1 trong thời gian từ 01/06/2006 đến
01/06/2015 được chẩn đoán là sốc phản vệ.
Tiêu chí loại trừ
Trẻ bị sốc phản vệ kèm với bất kỳ sốc do
nguyên nhân khác.

Nghiên cứu Y học

+ Thống kê mô tả: Tần số, tỉ lệ %, Trung
bình và độ lệch chuẩn (Trung vị và khoảng tứ
vị).
+ Thống kê phân tích: phép kiểm Chi bình
phương (phép kiểm chính xác Fisher), T-Test
+ Ngưỡng ý nghĩa thống kê được lựa chọn

p<0,05.

Thu thập số liệu

KẾT QUẢ

- Tất cả các bệnh án có mã ICD 10 là T78.2
(sốc phản vệ), T80.5 (sốc phản vệ do huyết
thanh), T78.0 (sốc phản vệ do thức ăn), T88.6
(sốc phản vệ do thuốc) từ 01/06/2006 đến
01/06/2015 lấy từ phòng Công nghệ thông tin
bệnh viện.

Trong thời gian từ 01/06/2006 đến
01/06/2015, có 105 bệnh nhi bị sốc phản vệ nhập
BVNĐ1 đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.

- Từ danh sách các bệnh nhân này, chúng tôi
sẽ chọn ra các bệnh nhi thỏa mãn các tiêu chí
chọn mẫu và tiêu chí loại trừ để đưa vào mẫu
nghiên cứu.
- Các số liệu từ các bệnh án sẽ được thu thập
vào trong bệnh án nghiên cứu.
Định nghĩa sốc phản vệ (1,6,16) :
- Có tiếp xúc với dị nguyên hoặc tiêm thuốc.
Và - Khởi phát đột ngột (từ vài phút đến 12
giờ)
Và - Có biểu hiện sốc:
- Huyết áp kẹp: Huyết áp tâm thu – huyết
áp tâm trương ≤ 20 mmHg, hoặc

- Huyết áp tụt: huyết áp tâm thu giảm
. Huyết áp tâm thu < 70 mmHg ở trẻ từ 1
tháng đến 1 tuổi.
. Huyết áp tâm thu < (70 mmHg + (2 x tuổi))
ở trẻ từ 1-10 tuổi.
. Huyết áp tâm thu < 90 mmHg ở trẻ từ 1115 tuổi.
- Huyết áp không đo được

Xử lý và phân tích số liệu
+ Số liệu thu thập được nhập vào, xử lý và
phân tích bằng phầm mềm SPSS 20.0.

Đặc điểm điều trị
Điều trị tại cơ sở y tế tuyến trước
Trong số 32 ca chuyển đến BVNĐ1 từ tuyến
trước, có 28 ca được chẩn đoán sốc phản vệ tại
tuyến trước; 4 ca không được chẩn đoán sốc
phản vệ khi đến nhập BVNĐ 1 đều vào sốc.
Bảng 1: Dùng Adrenaline tại tuyến trước (n=28)
Dùng Adrenaline tại tuyến trước
Dùng Adrenaline
Đường dùng Adrenaline ban đầu
TB
TDD
TM
Dùng Adrenaline TB/TDD/TM đúng
liều
Số liều Adrenaline TB/TDD/TM
1 liều
2 liều

Dùng Adrenaline TTM

Tần số
26

Tỉ lệ (%)
92,9

7
14
5
21

26,9
53,9
19,2
80,8

24
2
5

92,3
7,7
19,2

Nhận xét: 26/28 ca (92,9%) được dùng
Adrenaline, trong đó có 5 ca được dùng
Adrenaline TB/TDD/TM kết hợp với
Adrenaline TTM. Dùng đúng liều Adrenaline

chiếm 80,8%. Đường dùng Adrenaline ban đầu
là TB/TDD chiếm 80,8%. 92,3% bệnh nhi dùng 1
liều Adrenaline.
Bảng 2: Các biện pháp điều trị khác tại tuyến trước
(n=28)
Các biện pháp điều trị khác
Corticoid
Dùng Antihistamine H1

Tần số
22
13

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

Tỉ lệ (%)
78,6
46,4

25


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Trong 28 ca sốc phản vệ do các
tuyến trước chuyển, có 78,6% bệnh nhi được
dùng Corticoid (Hydrocortisone). 46,4% ca
được dùng Antihistamine H1.

Bảng 3: Kết quả điều trị tại tuyến trước (n=28)
Kết quả điều trị tại tuyến trước
Ra sốc
Không ra sốc

Tần số
25
3

Điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Bệnh nhi bị sốc phản vệ nhập BVNĐ 1 có 2
nhóm:
 Nhóm đã ra sốc: gồm 22 ca đã ra sốc tại
tuyến trước, khi nhập BVNĐ1 sinh hiệu ổn định.
 Nhóm sốc: gồm 83 ca (4 ca không sốc ở
tuyến trước đến BVNĐ1 vào sốc, 3 ca ra sốc
tuyến trước đến BVNĐ1 tái sốc, 3 ca không ra
sốc tuyến trước tiếp tục sốc tại BVNĐ1, 73 ca tự
đến/đang điều trị tại BVNĐ1 bị sốc phản vệ)
Bảng 4: Dùng Adrenaline ở nhóm sốc lúc nhập/đang
điều trị tại BVNĐ1 (n=83)
Tần số
83

Tỉ lệ (%)
100

36
42
3

2
81

43,4
50,6
3,6
2,4
100

62
14
5

76,5
17,3
6,2

70
11

84,3
13,3

2

2,4

Nhận xét: 100% bệnh nhi được dùng
Adrenaline. Dùng Adrenaline TB/TDD/TM
đúng liều là 100%. Dùng 1 liều Adrenaline


26

Adrenaline

● Hỗ trợ hô hấp:
Bảng 5: Hỗ trợ hô hấp ở nhóm sốc lúc
nhập/đang điều trị tại BVNĐ1 (n=83)

Tỉ lệ (%)
89,3
10.7

Nhận xét: Có 89,3% ca ra sốc và 10,7% ca
không ra sốc sau khi được xử trí tại tuyến trước.

Sử dụng Adrenaline
Dùng Adrenaline
Đường dùng Adrenaline ban đầu
TB
TDD
TM
TTM
Dùng đúng liều Adrenaline
TB/TDD/TM (n=81)
Số liều Adrenaline TB/TDD/TM
(n=81)
1 liều
2 liều
3 liều

Cách dùng Adrenaline
Adrenaline TB/TDD/TM
Adrenaline TB/TDD/TM + Adrenaline
TTM
Adrenaline TTM

TB/TDD/TM
76,5%.
Dùng
TB/TDD/TM đơn thuần là 84,3%.

Tần số

Tỉ

lệ

(%)
Có hỗ trợ hô hấp

52

62,6

45

54,2

Oxy qua cannula/
mask + NKQ giúp thở


3

3,6

NCPAP + NKQ giúp

1

1,2

NKQ giúp thở

3

3,6

Các biện pháp hỗ trợ
hô hấp (n=52)
Oxy qua cannula

thở
Nhận xét: 62,6% bệnh nhi trong nhóm sốc
được hỗ trợ hô hấp, trong đó có 7/83 ca (8,4%)
phải đặt NKQ giúp thở.
Truyền dịch chống sốc và dùng các thuốc vận mạch
khác
Bảng 6: Truyền dịch chống sốc và dùng các thuốc
vận mạch khác ở nhóm sốc lúc nhập/đang điều trị tại
BVNĐ1 (n=83)

Truyền dịch điện giải chống sốc
Truyền dịch đại phân tử chống sốc
Dùng Dopamine TTM
Dùng Dobutamine TTM

Tần số
23
1
6
3

Tỉ lệ (%)
27,7
1,2
7,2
3,6

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhi bị sốc lúc
nhập BVNĐ1, có 27,7% được truyền dung dịch
điện giải chống sốc, 7,2% được TTM Dopamine
và 3,6% được truyền Dobutamine.
Dùng Corticoid và Antihistamine H1
Bảng 7: Dùng Corticoid và Antihistamine H1 ở
nhóm sốc lúc nhập BVNĐ1/đang điều trị tại
BVNĐ1 (n=83)
Dùng Corticoid
Dùng Antihistamine H1 (n=83)

Tần số
82

83

Tỉ lệ (%)
98,8
100

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nhận xét: 98,8% bệnh nhi được dùng
Hydrocortisone
và 100% được dùng
Antihistamine H1.
Kết quả điều trị 83 ca sốc phản vệ tại BVNĐ 1
Bảng 8: Kết quả điều trị 83 ca sốc phản vệ tại
BVNĐ1 (n=83)
Kết quả điều trị 83 ca sốc phản
vệ tại BVNĐ1
Ra sốc, sống
Sốc nặng, tử vong

Tần số

Tỉ lệ (%)

82
1

98,8

1,2

Nhận xét: 98,8% bệnh nhi ra sốc, sống, chỉ có
1 ca (1,2%) sốc nặng, tử vong.

Kết quả điều trị chung
Bảng 9: Kết quả điều trị sống-chết (n=105)
Kết quả điều trị sống-chết
Sống
Tử vong
Tổng số

Tần số
104
1
105

Tỉ lệ (%)
99
1
100

Nhận xét: 99% bệnh nhi sốc phản vệ được
cứu sống, chỉ có 1 ca tử vong (1%).
Bảng 10: Kết quả điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ
(n=105)
Kết quả điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ

Tần
số


Sống
Ra sốc sau 1 liều Adrenaline TB/TDD/TM
77
Ra sốc sau 2 liều Adrenaline TB/TDD/TM
9
Ra sốc sau 3 liều Adrenaline TB/TDD/TM
3
Ra sốc sau ≥ 1 liều Adrenaline TB/TDD/TM
6
và AdrenalineTTM
Ra sốc sau ≥ 1 liều Adrenaline TB/TDD/TM
6
+ Epinephrin TTM + Dopamine TTM
Ra sốc sau ≥ 1 liều Adrenaline TB/TDD/TM
3
+ Epinephrin TTM + Dopamine TTM +
Dobutamine TTM
Tử vong
1
Tổng cộng
105

Tỉ lệ
(%)
73,3
8,6
2,9
5,7
5,7

2,9

1
100

Nhận xét: 99% bệnh nhi ra sốc và sống, trong
đó 73,3% bệnh nhi ra sốc sau 1 liều Adrenaline
TB/TDD/TM, chỉ có 1 ca (1%) tử vong.
Bảng 11: Phân loại bệnh nhi sốc phản vệ (n=105)
Phân loại bệnh nhi sốc phản vệ
Sốc
Sốc nặng
Tái sốc
Sốc kéo dài

Phân loại bệnh nhi sốc phản vệ
Sốc + ARDS/hôn mê
Tổng cộng
Tử vong
Tổng cộng

Nghiên cứu Y học
Tần số
2
11
1
105

Tỉ lệ (%)
1,9

10,5
1
100

Nhận xét: 10,5% bệnh nhi bị sốc nặng (tái sốc,
sốc kéo dài, sốc kèm ARDS/hôn mê) và 1% bệnh
nhi tử vong.

BÀN LUẬN
Điều trị tại tuyến trước
Dùng Adrenaline
92,9% ca được dùng Adrenaline TB/TDD/TB,
chỉ 2 ca (7,1%) không được dùng Adrenaline
TB/TDD/TM. Trong 26 ca được dùng
Adrenaline TB/TDD/TB có 5 ca được dùng
Adrenaline TTM sau đó; 21/26 ca (80,8%) được
dùng Adrenaline đúng liều và 5/26 ca (19,2%)
không đúng liều. Đường dùng Adrenaline ban
đầu là TB/TDD chiếm nhiều nhất (80,8%), đúng
như khuyến cáo. Đường TB được khuyến cáo
nhiều hơn TDD vì làm Adrenaline tăng nhanh
hơn trong huyết tương và mô(3,6). Đường dùng
Adrenaline TM chiếm 19,2%. Do Adrenaline
TM có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên
hiện nay không khuyến cáo dùng nữa(6). 92,3%
ca được dùng 1 liều Adrenaline TB/TDD/TM và
7,7% ca được dùng 2 liều Adrenaline
TB/TDD/TM. Như vậy đa số các ca sốc phản vệ
ở tuyến trước chỉ cần dùng 1 liều TB/TDD/TM
là ra sốc.

Kết quả điều trị tại tuyến trước: Có 25/28 ca
(89,3%) ra sốc sau khi được xử trí tại tuyến trước
và sinh hiệu ổn khi nhập BVNĐ1. Có 3/25 ca
(10,7%) không ra sốc và vẫn sốc lúc nhập
BVNĐ1, kết quả 2 ca ra sốc sau 2 liều
Adrenaline TB/TDD/TM và 1 ca ra sốc sau 1 liều
Adrenaline TB/TDD/TM kết hợp Adrenaline
TTM.

Tần số
93

Tỉ lệ (%)
88,6

Điều trị nhóm sốc lúc nhập/đang điều trị
tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (n=83 ca)

8
1

7,6
1

Dùng Adrenaline
100% bệnh nhi được dùng Adrenaline,

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

27



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

trong đó dùng Adrenaline TB/TDD/TM đơn
thuần chiếm tỉ lệ cao nhất (84,3%). Tỉ lệ bệnh nhi
được dùng Adrenaline trong nghiên cứu chúng
tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Bùi Văn
Cường (2014)(2) (100%), Phạm Văn Thắng
(2009)(13) (90%). Đường dùng Adrenaline liều
ban đầu: TDD chiếm cao nhất 50,6%, TB chiếm
43,4%, TM chiếm 3,6%, TTM 2,4%. Kết quả này
khác với kết quả nghiên cứu của Ronna L.
Campbell và cộng sự (2015)(17) với 67,7% dùng
bút tự tiêm bắp, 19,6% TB, 8,3% TDD, 3,3% TM
và 1,1% TTM liên tục và của Bùi Văn Cường
(2014)(2) với Adrenaline TM 93%. Trong nhóm
này có 3/83 ca (3,6%) được dùng Adrenaline TM,
thấp hơn Adrenaline TM tại tuyến trước (19,3%).
Việc dùng Adrenaline TM có thể do nhiều lý do
khách quan lẫn chủ quan, vì nghiên cứu của
chúng tôi từ 01/6/2006 đến 01/6/2015 nên có thể
chưa có các khuyến cáo về đường dùng
Adrenaline nào là tốt hơn. Tất cả 100% bệnh nhi
trong nhóm này đều được dùng Adrenaline
TB/TDD/TM đúng liều. 76,5% bệnh nhi được
dùng 1 liều Adrenaline TB/TDD/TM, 17,3%
dùng 2 liều và 6,2% dùng 3 liều. Trong nghiên

cứu của Ronna L. Campbell và cộng sự (2015)(17),
tất cả các ca quá liều xảy ra khi dùng
Adrenaline TM. Các tác giả này cũng có khuyến
cáo nên dùng Adrenaline TB ở liều đầu tiên,
tránh TM trừ các tình huống đặc biệt. Trong các
ca được dùng 2 liều Adrenaline TB/TDD/TM, có
9 ca sốc (64,3%) và 5 ca sốc nặng (35,7%). Trong
5 bệnh nhi được dùng 3 liều Adrenaline
TB/TDD/TM, có 2 ca sốc (40%) và 3 ca sốc nặng
(60%). Như vậy dùng Adrenaline từ 2-3 liều
thường gặp ở các ca sau dùng 1 liều vẫn chưa ra
sốc hoặc các ca sốc nặng (tái sốc). Theo khuyến
cáo có thể lặp lại 1 liều Adrenaline TB/TDD sau
liều Adrenaline đầu tiên từ 5-15 phút, có thể
dùng tối đa 3 liều Adrenaline (1,6). Nếu bệnh nhi
nặng nên chuẩn bị truyền tĩnh mạch Adrenaline
với liều khởi đầu là 0,1 μg/kg/phút, điều chỉnh
tăng liều dần để đạt hiệu quả về huyết áp, tối đa
0,5 μg/kg/phút(1). Do đó thường sau 1 đến 2 liều
Adrenaline TB/TDD/TM mà bệnh nhi vẫn chưa

28

đáp ứng thì nên chuyển sang dùng Adrenaline
TTM. Trong 83 ca sốc tại BVNĐ1 có 13/83 ca
(15,6%) được dùng Adrenaline TTM.

Dùng Corticoid
Trong nhóm này, 98,8% bệnh nhi được
dùng Corticoid. Kết quả này tương tự như kết

quả của các tác giả: Phạm Văn Thắng (2009)(13)
(100%), Bùi Văn Cường (2014) (2) (100%), Erdem
Topal và cộng sự (2013)(4) (92,6%), Erdem Topal
và cộng sự (2014)(5) (90%). Điều này cho thấy sự
tuân thủ Phác đồ điều trị trong điều trị sốc phản
vệ tại BVNĐ1.
Dùng Antihistamine H1
Trong nhóm này, 100% bệnh nhi đều được
dùng Antihistamine H1. Kết quả này cao hơn so
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:
Erdem Topal và cộng sự (2013)(4) (96,3%,), F.
Orhan và cộng sự (2011)(8) (93,7%), Russel S và
cộng sự (2010)(18) (93%), Phùng Nguyễn Thế
Nguyên và cộng sự (2006)(14) (92,1%), Erdem
Topal và cộng sự (2014)(5) (86,6%,), Bùi Văn
Cường (2014)(2) (87,5%).

Kết quả điều trị
Trong lô nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có
8 ca tái sốc (7,6%). Theo F Estelle R Simons,
Carlos A Camargo (2015)(7), thường tái sốc xảy
ra trong 8-10 giờ sau khi đã giải quyết xong các
triệu chứng ban đầu. Điều này cho thấy không
nên cho bệnh nhi xuất viện sớm, ít nhất là trong
vòng 24 giờ đầu kể từ lúc bệnh nhi ra sốc vì khi
về nhà bệnh nhân có thể tái sốc (sốc pha hai).
Trong lô nghiên cứu, bệnh nhi ra sốc sống
chiếm đến 99% (104/105 ca), trong đó tỉ lệ bệnh
nhi bị sốc nặng chiếm 10,5% (tái sốc 7,6%, sốc
kéo dài 1%, sốc kèm ARDS/hôn mê 1,9%). Có 1

ca (1%) tử vong trong bệnh cảnh sốc nặng (tái
sốc kèm ARDS). Kết quả này cũng tương tự như
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: Joyce M.
Lee và cộng sự (2000)(9), tỉ lệ tử vong là 2%, tỉ lệ
sốc kéo dài là 1%, tỉ lệ tái sốc là 6%; Merh S và
cộng sự(12), tỉ lệ sốc một pha 87%, tỉ lệ tái sốc 11%
và sốc kéo dài 2%; F. Orhan và cộng sự (2011)(8)
với tái sốc 3,1%, tử vong 0,5%; Liew WK và

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
cộng sự (2012)(10) với tỉ lệ tái sốc 3,6%; Yi-Chen
Hsin và cộng sự(19) với tỉ lệ tử vong là 0,5%
(người lớn); Erdem Topal và cộng sự (2013)(4)
với tỉ lệ tái sốc là 0,9%. 73,3% bệnh nhi ra sốc sau
1 liều Adrenaline TB/TDD/TM, 8,6% ra sốc sau 2
liều Adrenaline TB/TDD/TM, 2,9% ra sốc sau 3
liều Adrenaline TB/TDD/TM. Chỉ có 14,3 %
bệnh nhi được dùng thuốc vận mạch TTM
(Adrenaline, Dopamine, Dobutamine).

8.

9.
10.

11.
12.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 105 trẻ được chẩn đoán sốc
phản vệ nhập BVNĐ1 từ 1/6/2006 đến 1/6/2015,
chúng tôi nhận thấy sốc phản vệ nếu được điều
trị sớm và đúng với Adrenaline có thể góp phần
đưa bệnh nhi ra sốc nhanh và làm giảm tỉ lệ sốc
nặng, tỉ lệ tử vong.

13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15.

1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.

Bạch Văn Cam (2013), “Sốc phản vệ”, Tăng Chí Thượng, chủ
biên, Phác đồ điều trị bệnh viện nhi đồng 1 năm 2013, nhà xuất

bản y học, xuất bản lần 8, tr. 38-44. 3
Bùi Văn Cường, Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị
phản vệ tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, Hội
thảo về cấp cứu sốc phản vệ, ngày 24 tháng 4 năm 2014, Bệnh
viện Bạch Mai. 5
Dhami S, Panesar SS, Roberts G, Murano A, Worm M, Bilò
MB, Cardona V, Dubois AEJ, DunnGalvin A, Eigenmann P,
Fernandez-Rivas M, Halken S, Lack G, Niggermann B, Rueff,
Santos AF, Vlieg-Boerstra B, Zolkipli ZQ & Sheikh A on
behalf of the EAACI Food Allergy and Anaphylaxis
Guidelines Group, “Management of anaphylaxis: a
systematic review”, Allergy 2014, 69, pp. 168-175. 33
Topal E et al (2013), Epidemiological and clinical features of
anaphylaxis: Single center experience with 109 children,
Pediatric Allergy, Immunology, and Pulmonology, 26(2), pp. 8892. 37
Topal E et al (2014), Severe anaphylaxis in children: A singlecenter experience, Pediatr Neonatol, 55(4), pp. 320-332. 38
Simons FER, Camargo CA (2015), Anaphylaxis: Rapid
recognitionand treatment, www.uptodate.com, updated: Dec
18, 2014. 40
Simons FER, Ardusso LRF, Bilò MB, Cardona V, Ebisawa M,
El-Gamal YM, Lieberman P, Lockey RF, Muraro A, Roberts
G, Sanchez-Borges M, Sheikh A, Shek LP, Wallace DV and

14.

16.

17.

18.


19.

Nghiên cứu Y học

Worm M (2014), International consensus on (ICON)
anaphylaxis, World Allergy Organization Journal, 7, pp. 1-19. 42
Orhan F. et al (2011), Anaphylaxis in Turkish children: a
multi-centre, retrospective, case study, Clinical and
Experimental Allergy, 41(12), pp. 1767-1776. 44
Lee JM and Greenes DS (2000), Biphasic anaphylactic
reactions in Pediatrics, Pediatrics, 106, pp. 762-766. 54
Liew WK et al (2013), Paediatric anaphylaxis in a
Singaporean children cohort: changing food allergy triggers
over time, Asia Pacific Allergy, 3(1), pp. 29-34. 64
Malling H-J, Hansen KS (2005), Anafylaksi (Anaphylaxis),
Ugeskr Laeger , 167, pp. 664-666. 72
Mehr S, Liew WK, Tey D, Tang ML (2009), Clinical preditors
for biphasic reactions in children presenting with
anaphylaxis, Clin Exp Allergy, 39(9), pp. 1390. 75
Phạm Văn Thắng (2009), Nhận xét đặc điểm lâm sàng và
điều trị sốc phản vệ do thuốc ở trẻ em tại bệnh viện Nhi
Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học tại khoa Hồi sức tích cực,
bệnh viện Nhi Trung ương. 10
Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Bùi Quốc Thắng (2006), Phản
ứng phản vệ tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1, Tạp chí
y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, phụ bản của số 1, 2006, tr. 112115. 7
Silva R et al (2011), Anaphylaxis in children: A nine years
retrospective
study

(2001-2009),
Allergologia
et
Immunopathologia, 41(1), pp. 31-36. 89
Nowak R, Farrar JR, Brenner BE, Lewis L, Silverman RA,
Emerman C, Miller J, Singer E, Camargo CA, Wood J (2013),
Customizing anaphylaxis guidelines for emergency medicine,
The Journal of Emergency Medicine, Vol. 45, No. 2, pp. 299-306.
92
Campell RL et al (2015), Epinephrine in anaphylaxis: Higher
risk of cardiovascular complications and overdose after
administration of intravenous bolus Epinephrine compared
with intramuscular Epinephrine, J Allergy Clin Immunol Pract,
3, pp. 76-80. 93
Russell S et al (2010), Anaphylaxis management in the
pediatric emergency department: opportunities for
improvement, Pediatrics Emergency Care, 26 (2), pp. 71-76. 94
Hsin YC et al (2011), Clinical features of adult and pediatric
anaphylaxis in Taiwan, Asian Pac J Allergy Immunol 2011, 29,
pp.307-12. 111

Ngày nhận bài báo:

09/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

24/03/2016

Ngày bài báo được đăng:


15/04/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

29



×