Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ chuẩn đoán và điều trị bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.24 KB, 115 trang )


Bộ y tế
===***===







Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp bộ


Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng
tại bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh
trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ
chẩn đoán và điều trị


Cơ quan quản lý: Bộ Y Tế
Cơ quan chủ trì: Đại học Y thái bình
Chủ nhiệm đề tài: PGS-TS. Trần Minh Hậu


8785
Năm 2011

Bộ Y tế
==***==






Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp bộ



Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng
tại bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh
trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ
chẩn đoán và điều trị


Cơ quan quản lý: Bộ Y Tế
Cơ quan chủ trì: Đại học Y thái bình
Chủ nhiệm đề tài: PGS-TS. Trần Minh Hậu






năm 2011



Danh sách cán bộ tham gia Đề tài KHCN cấp Bộ Y tế
Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến huyện và
tuyến tỉnh trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và đều trị
Ban chủ nhiệm đề tài


Chủ nhiệm đề tài: PGS-TS. Trần Minh Hậu
Phó chủ nhiệm: PGS-TS. Phạm Văn Trọng
Th ký đề tài: PGS-TS. Lê Thị Tuyết
Uỷ viên BCN: ThS. Phạm Thảo Diệp
Cán bộ tham gia nghiên cứu chính
T
S. Ninh Văn Minh, P. Trởng Bộ môn Sản
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chức, Trởng Bộ môn Nội
BSCKII. Tô Đình Tân, Trởng Bộ môn Điều dỡng
ThS. Trần Trọng Khuê, Trởng BM. QL&TC y tế
ThS. Đinh Thị Phợng, P.Trởng BM. Sinh Hoá
ThS. Nguyễn Thị Giang, GVC. BM. Giải phẫu bệnh
ThS. Trần Hải Lý, GV. Bộ môn Sinh lý học
ThS. Lã Kim Chi, GV. Bộ môn Sinh lý học









Mục lục

Nội dung Trang
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Phần A: Tự đánh giá tình hình thực hiện đề tài và những đóng góp mới 1

Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết 5
đặT vấn đề 5
Mục tiêu nghiên cứu 6
1. Tổng quan tài liệu 7
1.1. Tầm quan trọng của xét nghiệm tại bệnh viện 7
1.2. Thực trạng về hệ thống xét nghiệm y tế trên thế giới 8
1.3. ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm y tế tại Việt Nam 16
2. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 21
2.1. Thời gian nghiên cứu 21
2.2. Địa điểm nghiên cứu 21
2.3. Đối tợng nghiên cứu 21
2.4. Phơng pháp nghiên cứu 21
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.6. Phơng tiện thu thập thông tin 28
2.7. Nội dung và phơng pháp thu thập thông tin 29
2.8. Phơng pháp phân tích, đánh giá kiến thức, kỹ năng 32
2.9. Xử lý số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu 33
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 33
3. Kết quả nghiên cứu 34
3.1. Đánh giá năng lực sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng 34
3.1.1. Một số thông tin về đối tợng nghiên cứu 34
3.1.2. Đánh giá năng lực sử dụng XN của BSLS 40
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực sử dụng XN 65
3.2.1. Một số giải pháp liên quan đến đội ngũ BSLS 65
3.2.2. Một số giải pháp liên quan đến hệ thống xét nghiệm 68


4. Bàn luận 72
4.1. Đánh giá năng lực sử dụng xét nghiệm của BSLS 72
4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng xét nghiệm 93

Kết luận 100
1. Đánh giá năng lực sử dụng xét nghiệm của BSLS 100
2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng xét nghiệm 101
Kiến nghị 102
Tài liệu tham khảo 103
1. Tài liệu tiếng Việt 103
2. Tài liệu tiếng Anh 106
Phụ lục
Phụ lục 1: Bộ công cụ nghiên cứu
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Mẫu số 6
Mẫu số 7
Phụ lục 2: Thang phân loại và đánh giá
Phụ lục 3: Đáp án chẩn đoán, xét nghiệm cho case study
Những sản phẩm của đề tài
1. Quyết định hớng dẫn luận án BSCKII
2. Bằng tốt nghiệp BSCKII
3. Toàn văn 3 bài báo khoa học đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành
Báo cáo chi tiết thực hiện đề tài đề nghị quyết toán












dANH Mục CHữ VIếT TắT

BA Bệnh án
BN Bệnh nhân
BS Bác sỹ
BSĐHCK Bác sỹ định hớng chuyên khoa
BSLS Bác sỹ lâm sàng
BV Bệnh viện
GĐ Giám đốc
HH Huyết học
KHTH Kế hoạch tổng hợp
KQXN Kết quả xét nghiệm
KTV Kỹ thuật viên
HS Sinh hoá
SHM Sinh hoá máu
TCCB Tổ chức cán bộ
XN Xét nghiệm
WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế giới

















dANH Mục BảNG

Tên bảng Trang
Bảng 1: Tỷ lệ BS lâm sàng đợc phỏng vấn phân theo giới, tuổi 34
Bảng 2: Trình độ chuyên môn của BSLS 35
Bảng 3: Thâm niên của BSLS theo trình độ chuyên môn 36
Bảng 4: Đối tợng đợc phỏng vấn sâu và phỏng vấn chuyên về XN 36
Bảng 5: Đối tợng tham gia thảo luận nhóm 37
Bảng 6: Số lợng và tỷ lệ % phiếu nghiên cứu tình huống đợc trả lời 37
Bảng 7: Số bảng kiểm về chỉ định XN tại khoa khám bệnh 38
Bảng 8: Số bệnh án điều trị nội trú 38
Bảng 9: Số bệnh án điều trị nội trú phân bố theo các khoa 38
Bảng 10: Số ngày điều trị trung bình theo các khoa 39
Bảng 11: Số ngày điều trị phân theo 3 nhóm thời gian ở các khoa 39
Bảng 12: Nhận thc về vai trò của XN trong khám chữa bệnh 40
Bảng 13: Kiến thức về chỉ định XN khi khám BN mới 40
Bảng 14: Kiến thức trong việc sử dụng XN quyết định phơng thức điều trị 41
Bảng 15: Kiến thức trong việc chỉ định điều trị cho BN nội trú 41
Bảng 16: Kiến thức về chỉ định XN để theo dõi quá trình điều trị 41
Bảng 17: Kiến thức của BSLS trong việc phân tích kết quả XN 42
Bảng 18: Việc biết, kể đúng tên XN đang đợc làm tại các khoa XN 42
Bảng 19: Thái độ của BSLS đối với kết quả XN 42

Bảng 20: Thái độ của BSLS khi có kết quả XN trở về khoa 43
Bảng 21: Thái độ của BSLS khi khoa XN không đáp ứng đủ nhu cầu 43
Bảng 22: Thái độ của BSLS khi kết quả XN không phù hợp lâm sàng 44
Bảng 23: Tham gia tập huấn liên quan đến XN 44
Bảng 24: Tỷ lệ phiếu case study có XN đạt yêu cầu 44
Bảng 25: Tỷ lệ phiếu case study có XN đạt ở các mức theo khoa 45
Bảng 26: Tỷ lệ BSLS chỉ định XN đúng đạt yêu cầu ở các mức 46
Bảng 27: Đánh giá kỹ năng chỉ định XN của BSLS theo thâm niên 46
Bảng 28: Đánh giá kỹ năng chỉ định XN của BS theo trình độ chuyên môn 47
Bảng 29: Đánh giá kỹ năng chỉ định XN của BS có và không tập huấn 47

Bảng 30: Đánh giá kỹ năng chỉ định XN của BSLS theo tuyến 47
Bảng 31: Tỷ lệ % BN đợc XN / số đến khám 48
Bảng 32: Tỷ lệ bệnh nhân đợc XN/số nhập viện 48
Bảng 33: Tỷ lệ từng loại XN đợc chỉ định 49
Bảng 34: Trị số trung bình các thông số XN 50
Bảng 35: Trị số trung bình các thông số XN/ bệnh nhân 51
Bảng 36: Đánh giá thực hành chỉ định XN khi khám BN mới 51
Bảng 37: Tỷ lệ BA có XN 52
Bảng 38: Tỷ lệ BA có XN trong ngày nhập viện 53
Bảng 39: Số BA đợc XN lại và XN mới 53
Bảng 40: Tỷ lệ BA có XN theo các khoa 54
Bảng 41: Trị số trung bình các thông số XN/bệnh án 55
Bảng 42: Tỷ lệ từng loại XN trong ngày nhập viện/BA tuyến tỉnh 55
Bảng 43: Tỷ lệ từng loại XN trong ngày nhập viện/BA tuyến huyện 56
Bảng 44: Tỷ lệ bệnh án có XN lại, mới theo 3 nhóm thời gian 57
Bảng 45 : Đánh giá thực hành sử dụng XN trong điều trị BN nội trú 57
Bảng 46: Liên quan giữa nhận thức với kỹ năng chỉ định XN 58
Bảng 47: Liên quan giữa việc sử dụng XN với kỹ năng chỉ định XN 59
Bảng 48: Liên quan giữa thái độ của BS với kỹ năng chỉ định XN 59

Bảng 49: Liên quan giữa ứng dụng XN với kỹ năng chỉ định XN 60
Bảng 50: Liên quan giữa tập huấn với kỹ năng chỉ định XN 60
Bảng 51: Liên quan giữa trình độ chuyên môn với kỹ năng chỉ định XN 61
Bảng 52: Liên quan giữa thâm niên công tác với kỹ năng chỉ định XN 61
Bảng 53: ý kiến của lãnh đạo và quản lý về một số hạn chế của BSLS 62
Bảng 54: ý kiến của lãnh đạo và quản lý về một số hạn chế của XN 63
Bảng 55: ý kiến phản ánh của BSLS 63
Bảng 56: ý kiến của BSLS về một số quy định của BV 64
Bảng 57: Một số ý kiến đề xuất của BSLS 66
Bảng 58: Một số ý kiến đề xuất của cán bộ lãnh đạo, quản lý 67
Bảng 59: Một số ý kiến đề xuất của BSLS về hệ thống XN 68
Bảng 60: Một số ý kiến đề xuất của cán bộ lãnh đạo và quản lý 68
Bảng 61: Một số ý kiến đề xuất khác 70


1

Phần A
tự đánh giá tình hình thực hiện đề tài
và những đóng góp mới

1. Tên đề tài
Đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến huyện và
tuyến tinh trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị
2. Thuộc chơng trình: Không
3. Chủ nhiệm đề tài: PGS-TS. Trần Minh Hậu
4. Cơ quan chủ trì: Trờng Đại học Y Thái Bình
5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 7 năm 2010
6. Tổng kinh phí thực hiện đề tài đợc duyệt: 495 triệu đồng
(từ ngân sách Nhà nớc)

7. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cơng nghiên cứu
7.1. Về mức độ hoàn thàh khối lợng công việc của đề tài
Đề tài đã thực hiện và hoàn thành đầy đủ khối lợng công việc nh trong
Đề cơng nghiên cứu đã đợc Hội đồng Khoa học cấp Bộ thông qua. Kết quả
nghiên cứu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của 2 mục tiêu nghiên cứu đề ra.
- Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khả năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử
dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng của các khoa xét nghiệm tại các bệnh viện
đợc chọn trong nghiên cứu và một số hạn chế từ phía các khoa xét nghiệm.
- Phản ánh một cách trung thực kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành sử
dụng xét nghiệm (chỉ định xét nghiệm khi khám bệnh nhân mới, phân tích và
ứng dụng kết quả xét nghiệm trong điều trị, theo dõi bệnh nhân nội trú ) của các
bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Trên cơ sở phân tích kiến thức
và kỹ năng thực hành để đánh giá năng lực của bác sỹ lâm sàng trong việc sử
dụng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị. Đồng thời từ kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra những vấn đề có liên quan và những hạn chế mà các bác sỹ lâm sàng
gặp phải trong việc sử dụng xét nghiệm phục vụ công tác chuyên môn.

2
- Thông qua kết quả nghiên cứu, những ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo
bệnh viện, cán bộ quản lý các khoa lâm sàng, khoa xét nghiệm, phòng chức năng
của bệnh viện và của chính những bác sỹ lâm sàng, những ngời đang sử dụng xét
nghiệm phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đề tài đã đề xuất một số
giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy những mặt tích cực nhằm
nâng cao năng lực sử dụng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị của bác sỹ
lâm sàng tại bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh góp phần nâng cao chất lợng
khám chữa bệnh và công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
7.2. Về yêu cầu khoa học của đề tài
Chúng ta biết rằng việc đánh giá năng lực con ngời nói chung và năng lực
sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng nói riêng là một vấn đề rất khó thực
hiện vì phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và chính xác. Chính vì lẽ đó nên

việc lựa chọn phơng pháp đánh giá đã đợc phân tích và tìm giải pháp thích hợp
có tính khách quan thông qua 2 lĩnh vực: Kiến thức và Thực hành, và đợc thu
thập từ 2 nguồn thông tin: Chủ quan của ngời đợc đánh giá và Khách quan từ
phía các nhà lãnh đạo và quản lý trực tiếp để phân tích.
- Để đánh giá kiến thức, đề tài đã kết hợp phỏng vấn trực tiếp bác sỹ lâm
sàng về nhu cầu và khả năng sử dụng xét nghiệm trong công việc khám chữa
bệnh hàng ngày, đồng thời sử dụng phiếu nghiên cứu trờng hợp để kiểm tra kiến
thức trong việc chỉ định xét nghiệm trớc những tình huống cụ thể. Phối hợp 2
nhóm thông tin trên, đánh giá đợc kiến thức thực của bác sỹ trong việc sử dụng
xét nghiệm phục vụ chuyên môn một cách khách quan và khoa học.
- Để đánh giá kỹ năng thực hành sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng,
đề tài đã phối hợp việc thống kê bệnh án điều trị nội trú đã xuất viện với bảng
kiểm về quy trình khám, chỉ định xét nghiệm của bác sỹ khi tiếp xúc bệnh nhân
mới. Đây là những số liệu hoàn toàn thực tế mang tính khách quan đã đợc bác
sỹ lâm sàng thực hiện trong công tác chuyên môn hàng ngày.
- Trên cơ sở những số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp, chỉ định xét
nghiệm khi khám bệnh nhân mới, xét nghiệm đã sử dụng trong bệnh án với kết
quả chỉ định xét nghiệm khi phân tích case study chúng tôi đã tìm ra những yếu
tố liên quan và những hạn chế làm ảnh hởng đến kỹ năng chỉ định và sử dụng
xét nghiệm của BSLS. Bên cạnh những số liệu thu thập đợc từ các phơng pháp
trên, đồng thời với ý kiến trả lời phỏng vấn của cán bộ lãnh đạo, quản lý khoa

3
lâm sàng, phòng chức năng kết hợp với ý kiến thảo luận nhóm để đánh giá một
cách khách quan năng lực của bác sỹ lâm sàng đang làm việc dới sự kiểm soát
của họ từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao
năng lực và hiệu quả sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến
tỉnh và huyện.
Qua phơng pháp nghiên cứu trên cho phép kết quả thu đợc trong nghiên
cứu là hoàn toàn khách quan, khoa học và có độ tin cậy cao. Kết quả này góp phần

cung cấp những dẫn liệu khoa học cho các nhà hoạch định chính sách có sơ sở
khoa học trong việc đầu t, trang bị máy móc, tăng cờng nhân lực tại các bệnh
viện một cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị y tế và nâng cao
năng lực sử dụng xét nghiệm của bác sỹ trong khám chữa bệnh góp phần chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ ngời dân.
7.3. Về tiến độ thực hiện đề tài
Đề tài đợc Hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua tháng 7 năm 2008 và
đợc Bộ Y tế phê duyệt chính thức tháng 8 năm 2008 và cho phép thực hiện
trong 2 năm. Đề tài đã thực hiện và hoàn thành theo đúng tiến độ thời gian và
khối lợng công việc nh đã đợc phê duyệt.
7.4. Về sản phẩm của đề tài
- Báo cáo tổng kết toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học.
- Hớng dẫn thành công 01 luận án BSCKII, đã bảo vệ đạt loại xuất sắc-2009.
- Đã công bố 3 bài báo khoa học trên các Tạp chí y học có uy tín là:
+ Tạp chí Nghiên cứu y học - Đại học Y Hà Nội và
+ Tạp chí Y-Dợc học Quân sự - Học viện Quân Y.
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Về tính mới
Đề tài nghiên cứu năng lực sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng, đây
là một vấn đề hoàn toàn mới tại Việt Nam mà cho đến nay cha có nghiên cứu
nào đề cập đến. Ngay cả trên thế giới cũng cha có nghiên cứu nào về vấn đề này
bởi lẽ: xét nghiệm y tế là thông lệ khi bệnh nhân đến khám bệnh tại các cơ sở
khám, chữa và phòng bệnh.

4
8.2. Về luận chứng khoa học
Bằng những kết quả nghiên cứu thu đợc, qua quá trình xử lý và phân tích,
đề tài đã đa ra những số liệu có tính khoa học, khách quan để đánh giá năng lực
sử dụng xét nghiệm của bác sỹ lâm sàng, đồng thời chỉ ra đợc những yếu tố liên
quan và những hạn chế, thiếu sót làm ảnh hởng đến khả năng sử dụng xét

nghiệm phục vụ chuyên môn. Từ kết quả nghiên cứu, có những đề xuất cụ thể,
thiết thực một cách khoa học nhằm góp phần nâng cao năng lực sử dụng xét
nghiệm của bác sỹ lâm sàng tại các bệnh viện.
Nh vậy đề tài đợc coi là một luận chứng khoa học với những dữ liệu cụ
thể giúp các Nhà hoạch định chính sách y tế vĩ mô có cơ sở khoa học trong chính
sách đầu t trang thiết bị và nâng cấp bệnh viện, cũng nh chính sách đào tạo
nguồn nhân lực y tế cân đối phù hợp đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội làm cơ sở
để thúc đẩy sự phát triển về chất trong công tác y tế hiện nay.
8.3. Về ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất những vấn đề hết sức cụ thể, có
khả năng thực hiện tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng xét nghiệm và phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế nói
chung đợc đầu t cho các bệnh viện nhằm góp phần giảm tải cho các bệnh viện
tuyến trên, chống tình trạng nơi quá tải, nơi trống trải.
Với chính sách đầu t từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn
vốn khác nâng cấp hệ thống y tế tuyến huyện cả về cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và
nguồn nhân lực phù hợp nhằm nâng cao chất lợng khám chữa bệnh tại các tuyến
y tế gần dân vừa góp phần giảm tải cho tuyến trên vừa tạo điều kiện cho ngời
dân có nhiều cơ hội đợc tiếp cận và thừa hởng thành tựu của nền khoa học y
học tiên tiến, hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Thái Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài


PGS-TS. Trần Minh Hậu


5

Phần B

Nội dung báo cáo chi tiết

Đặt vấn đề
Khám chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao chất lợng sức khoẻ con ngời
cho cộng đồng là việc làm thờng ngày và là nhiệm vụ cao cả của cán bộ y tế mà
đối tợng phục vụ là tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Trớc kia, việc khám chữa bệnh chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, dựa vào
kinh nghiệm tích luỹ đợc của từng thầy thuốc, phụ thuộc vào cơ sở đào tạo hoặc
mang tính gia truyền, truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngày nay, trớc sự phát triển nh vũ bão của khoa học kỹ thuật và nhất là
khoa học y học, ngày càng có nhiều trang thiết bị y tế, có nhiều kỹ thuật mới
đợc áp dụng trong việc chẩn đoán, điều trị, tiên lợng và phòng bệnh. Tất cả
các kỹ thuật cận lâm sàng đó ngày càng hiện đại, hoàn thiện và chính xác góp
phần giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đoán nhanh, chính xác và điều trị sớm,
kịp thời cho ngời bệnh, đồng thời còn có khả năng dự báo và phòng đợc dịch
bệnh. Sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại có phần đóng góp mang tính
quyết định của khoa học kỹ thuật xét nghiệm phục vụ lâm sàng ngày càng đợc
hoàn thiện và chính xác. Điều này chứng tỏ rằng xét nghiệm đang đóng một vai
trò vô cùng quan trọng và chiếm một vị thế to lớn trong công tác khám chữa
bệnh và nâng cao chất lợng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của ngời dân. Hệ
thống kỹ thuật cận lâm sàng y học gồm nhiều ngành: kỹ thuật chẩn đoán hình
ảnh, thăm dò chức năng, xét nghiệm sinh hoá, huyết học, vi ký sinh trùng, tế bào
học, miễn dịch học, nội tiết, v.v Ngoài ra còn có rất nhiều các phân khoa
chuyên sâu phục vụ riêng cho các chuyên ngành chuyên biệt, nghiên cứu đến các
cấu trúc tế bào, phân tử và dới phân tử, tất cả đã góp phần tạo nên diện mạo mới
cho nền y học hiện đại ngày nay.
Đối với bác sỹ lâm sàng việc chỉ định, sử dụng, phân tích các kết quả xét
nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh ngày càng trở nên cần thiết. Điều này
đòi hỏi các bác sỹ lâm sàng phải có trình độ nhất định, khả năng nhất định, kinh
nghiệm nhất định và đặc biệt là phải luôn có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề

nghiệp cao và sự quan tâm, tin tởng vào kết quả xét nghiệm thì mới có thể phân
tích đọc đợc các kết quả từ những kỹ thuật ngày càng hiện đại với số lợng

6
ngày càng tăng, chủng loại ngày càng đa dạng và mức độ ngày càng phức tạp.
Tuy nhiên, thực trạng việc sử dụng xét nghiệm hiện nay tại các cơ sở y tế đang
có những bất cập, nó ít nhiều ảnh hởng đến chất lợng khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế, nhất là các tuyến dới nh: Tình trạng ít hoặc không quan tâm đến xét
nghiệm của một số bác sỹ lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị do chủ quan hay
do chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; Vấn đề thiếu và yếu về trang thiết bị xét
nghiệm; Về nhân lực làm công tác xét nghiệm; Về sự không đồng bộ giữa việc
nâng cấp trang thiết bị máy móc với nhân lực sử dụng các thiết bị đó cả về số
lợng và chất lợng; Vấn đề quá tải tại những cơ sở y tế tuyến trên; Vấn đề cơ
chế thị trờng với các loại hình khám chữa bệnh trên cơ sở xã hội hoá y tế Tất
cả những bất cập đó chính là những vấn đề đang đặt ra cho ngành y tế hiện nay là
phải làm thế nào để nâng cao khả năng sử dụng xét nghiệm, phát huy hết khả
năng và vai trò của xét nghiệm trong công tác khám và chữa bệnh đợc tốt nhằm
ngày càng nâng cao chất lợng phục vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
Trớc thực trạng đó, đồng thời để có dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng chiến lợc tổ chức, quản lý hệ thống xét nghiệm cũng nh việc nâng cao
năng lực sử dụng xét nghiệm phục vụ khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất
lợng phục vụ tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện là một vấn đề rất cần
thiết và cấp bách của ngành y tế nớc ta hiện nay. Chính vì vậy, Trờng Đại học
Y Thái Bình đợc Bộ Y tế giao nhiệm vụ và cho phép triển khai nghiên cứu đề
tài này nhằm giải quyết 2 mục tiêu sau:
Mục tiêu của đề tài
1. Đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành chỉ định, sử dụng xét
nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến
huyện, tuyến tỉnh và một số yếu tố liên quan.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng xét

nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị của bác sỹ lâm sàng tại bệnh viện tuyến
huyện và tuyến tỉnh.







7

1. Tổng quan tài liệu
Trong y học thì xét nghiệm và các kỹ thuật hỗ trợ thăm khám ngời bệnh
đóng một vai trò rất quan trọng giúp bác sỹ lâm sàng chẩn đoán và điều trị cũng
nh tiên lợng và phòng bệnh đạt hiệu quả cao. Tại hầu hết các nớc trên thế
giới, vai trò xét nghiệm và các kỹ thuật thăm khám ngời bệnh đã và đang đóng
vai trò quan trọng phục vụ chẩn đoán và điều trị trong hệ thống bệnh viện các
tuyến. Bất cứ bệnh nhân nào đến khám bệnh thì việc thăm khám ngời bệnh và
lấy bệnh phẩm làm các xét nghiệm cơ bản cũng đều đợc tiến hành, dựa trên các
kết quả đó mà sơ bộ phân loại theo các khoa lâm sàng để có định hớng điều trị
phù hợp. Chính vì điều đó nên hiện nay, nhờ những thành tựu phát triển của nền
khoa học kỹ thuật mà y học thế giới đã và đang ứng dụng trong việc chế tạo
những máy móc, thiết bị y học hiện đại trong cả chẩn đoán, điều trị và nhờ đó đã
làm cho nền y học thế giới phát triển mạnh mẽ nh vũ bão. Các trang thiết bị
máy móc, phơng tiện y tế tiên tiến và hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị,
phòng bệnh đã đợc sử dụng rất rộng rãi nhằm góp phần nâng cao chất lợng
chăm sóc sức khoẻ cho con ngời. Ngành y tế thế giới đã ứng dụng các thành tựu
về khoa học công nghệ trong y học nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực xét nghiệm
giúp cho việc khám bệnh cũng đã có rất nhiều tiến bộ cả về số lợng và chất
lợng. Các kỹ thuật ngày càng đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng kết quả xét

nghiệm phục vụ chẩn đoàn và điều trị của các thầy thuốc lâm sàng [37], [41].
Qua đó cho thấy trang thiết bị y tế nói chung và xét nghiệm nói riêng đang gắn
kết ngày càng chặt chẽ và bền vừng hơn với đội ngũ thày thuốc lâm sàng trong
công tác y tế, thiếu một trong hai lĩnh vực đó đều không đáp ứng đợc nhu cầu
phát triển xã hội và phục vụ con ngời. Trơng Văn Việt - Giám đốc bệnh viện
Chợ Rẫy từng nói: Thầy thuốc giỏi mà thiếu thiết bị là thầy thuốc lạc hậu. Thiết
bị y tế hiện đại mà thiếu con ngời là một đống sắt vụn [35].
1.1. Tầm quan trọng của xét nghiệm tại bệnh viện
Cùng với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trên
thế giới hiện nay thì các kỹ thuật phục vụ y học trong chẩn đoán và điều trị cũng
ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực giúp cho nền y học thế giới có những
bớc tiến nhẩy vọt trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân,

8
phòng ngừa và dự báo các dịch bệnh xảy ra. Với những thành tựu đó, các thiết bị
phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh trong các bệnh viện cũng không ngừng đợc
cải tiến, hiện đại và chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực cả các kỹ thuật giúp chẩn
đoán bệnh và chẩn đoán sớm, kỹ thuật can thiệp điều trị, cả trong dự phòng.
Xét nghiệm trong y học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công
tác khám chữa bệnh, nó chỉ ra một cách khách quan những thông số sinh học của
con ngời trong thời điểm xác định hiện tại, qua đó giúp các thầy thuốc có cơ sở
để chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cũng nh phân biệt
đợc những thay đổi khác nhau của những biểu hiện bệnh lý lâm sàng giống
nhau của các bệnh lý khác nhau, từ đó có chỉ định đúng đắn trong điều trị nhằm
lập lại sự cân bằng sinh học vốn có cho cơ thể đang bị mất cân bằng. Xét nghiệm
ngày nay đã và đang ngày càng hiện đại với những thiết bị máy móc ngày càng
tinh vi và có độ chính xác ngày càng cao. Xét nghiệm không chỉ để giúp thầy
thuốc có cơ sở khoa học trong chẩn đoán bệnh thông thờng mà xét nghiệm với
những thiết bị y học hiện đại nó đã góp phần quan trọng giúp thầy thuốc lâm
sàng thăm dò và chẩn đoán những bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm từ rất sớm

khi cha có biểu hiện bệnh hoặc ngay từ khi cha ra đời giúp cho công tác điều
trị và can thiệp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra bằng các kỹ thuật xét nghiệm, nó còn
giúp cho công tác theo dõi sự tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị, giúp
cho công tác dự phòng tái phát một số bệnh, dự phòng và phát hiện mầm mống
những vụ dịch bệnh trong cộng đồng. Hiện nay với sự phát triển của nền khoa
học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại làm cho các thiết bị y tế nói chung cũng nh
những máy móc xét nghiệm ngày càng không ngừng đợc cải tiến và hiện đại đã
và đang đợc ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế phục vụ chẩn đoán và điều
trị. Điều này cho thấy trang thiết bị y tế nói chung và các máy móc xét nghiệm
hiện đại nói riêng chính là thớc đo trình độ y học và mức độ hiện đại của các cơ
sở y tế và của quốc gia, nó quyết định chất lợng dịch vụ của cơ sở y tế và của
nền y học quốc gia đó [35]. Hiện nay xét nghiệm đợc ứng dụng tại tất cả các cơ
sở y tế trên thế giới, nó là một trong những kỹ thuật thờg quy đợc ứng dụng
cho mọi bệnh nhân khi đến khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh và điều
trị.
1.2. Thực trạng về hệ thống xét nghiệm y tế thế giới
1.2.1. Xét nghiệm huyết học và truyền máu

9
Là loại xét nghiệm đánh giá về các tế bào trong máu: Hồng cầu, Bạch cầu,
Tiểu cầu về số lợng, hình thái, tính chất, trạng thái và chức năng của các loại tế
bào máu. Ngày nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của ngành
huyết học các kỹ thuật thăm dò chức năng của các loại tế bào máu [25], [37], định
lợng các thành phần trong huyết tơng đã ứng dụng với những loại máy móc tiên
tiến và hiện đại nh: máy đếm các loại tế bào máu tự động hàng chục thông số,
máy đánh giá độ ngng tập tiểu cầu, máy đánh giá chức năng đông máu và rối
loạn đông máu, máy điện di huyết sắc tố, máy định lợng nồng độ của nhiều
thành phần trong huyết tơng, kể cả các yếu tố vi lợng Đặc biệt còn nhiều kỹ
thuật xét nghiệm định lợng và đánh giá các biểu hiện bệnh lý ở mức phân tử và
dới phân tử của các tế bào máu và các thành phần hoà tan trong huyết tơng cho

kết quả với độ tin cậy và chính xác cao [37]. Về lĩnh vực truyền máu hiện nay đã
có rất nhiều phơng pháp tiên tiến hiện đại đợc ứng dụng trong truyền máu nhằm
đảm bảo tính khoa học, an toàn hiệu quả và chính xác trong việc lấy máu, lọc bạch
cầu, tách các loại tế bào máu, tách các thành phần và các yếu tố cần thiết trong
huyết tơng, phơng tiện lu trữ và bảo quản, và vận chuyển máu phục vụ cấp cứu
và điều trị tại chỗ Bên cạnh đó còn nhiều xét nghiệm sàng lọc trớc khi lấy máu
đảm bảo chất lợng và độ an toàn, tin cậy cao.
Nhiều loại máy móc hiện đại ra đời kèm theo các loại kỹ thuật mới. Các
thế hệ máy móc mới có thể tự động đếm các tế bào máu, có thể tiến hành hàng
loạt các xét nghiệm máu trong một thời gian ngắn, có thể vẽ biểu đồ diễn tả các
thành phần và phân bố tế bào máu bình thờng và phân biệt các thành phần bất
thờng trong máu một cách tự động, nhanh và chính xác.
Truyền máu là phơng pháp bổ sung mới một khối lợng máu cho cơ thể
ngời bệnh: để cấp máu cho bệnh nhân, truyền máu chỉ có giá trị thực sự khi
máu ngời cho không gây những nguy hiểm cho ngời nhận máu đó vì hiện
t
ợng tan máu, ngng kết hồng cầu có thể xảy. Năm 1901, Kald Landsteiner
phát hiện ra hệ nhóm máu ABO và đợc ứng dụng cho đến hiện nay. ở ngời
hiện có 4 nhóm máu chính thuộc hệ ABO đó là [2], [21], [27]: Nhóm A(): hồng
cầu mang kháng nguyên A, huyết thanh có kháng thể tơng kị với kháng
nguyên B. Nhóm B(): Hồng cầu mang kháng nguyên B, huyết tơng có kháng
thể tơng kị với kháng nguyên A. Nhóm O(,): Hồng cầu không mang kháng
nguyên A và B, huyết thanh có kháng thể và . Nhóm AB(0): Hồng cầu mang
cả hai kháng nguyên A và B, nhng huyết thanh lại không có kháng thể và .

10
Nh vậy, nhóm AB(0) là nhóm nhận phổ thông, ngời thuộc nhóm máu
này có thể nhận bất cứ nhóm máu nào cho họ. Nhóm máu O(,) là nhóm cho
phổ thông, nhóm này có thể cho tất cả những ngời có các nhóm máu khác mà
không gây nguy hiểm cho ngời nhận. Việc phát hiện ra bốn nhóm máu cơ bản

là sự đóng góp to lớn cho y học, chính nhờ nó mà truyền máu trở nên an toàn và
đã cứu sống đợc hàng triệu bệnh nhân cấp cứu. Tuy nhiên, ngày nay bằng nhiều
kỹ thuật hiện đại, ngời ta còn xác định đợc nhiều phân nhóm và dới phân
nhóm của các nhóm máu hệ ABO góp phần giúp cho công tác truyền máu đợc
an toàn, hiệu quả hơn nh phân nhóm máu A1, A2 và cả những phân nhóm máu
A nguy hiểm Hiện nay ngời ta đã sản xuất ra cả hồng cầu nhân tạo bằng chất
dẻo để truyền cho bệnh nhân, điều này đã góp phần giúp cho bệnh nhân qua
đợc giai đoạn hiểm nghèo đồng thời tránh đợc những phiền phức khi truyền
máu nh tai biến, bệnh lây truyền qua đờng máu [48].
Tuy nhiên việc truyền máu cũng đem đến số bệnh mắc phải truyền từ
nguồn máu không sạch cho ngời nhận máu, nhất là các bệnh lây truyền qua
đờng máu hay gặp nh HIV, HBV, HCV: Tỷ lệ HbsAg(+) ở bệnh nhân bị bệnh
máu nói chung là 6,8%, HCV(+) là 8,3% cao hơn ở ngời bình thờng [1]. Mặc
dù quá trình sàng lọc máu trớc truyền máu có rất nhiều tiến bộ nhng tỷ lệ mắc
phải vẫn không tránh khỏi: không tránh đợc những trờng hợp bệnh nhân bị
lây nhiễm HBV, HCV trong giai đoạn cửa sổ [1], [34]. Vì vậy việc truyền máu
ngày nay đòi hỏi ngời thầy thuốc phải hết sức cẩn trọng trong chỉ định và ngành
y tế cần phải bổ sung các xét nghiệm chính xác nhằm rút ngắn giai đoạn cửa sổ
là cấp bách và rất cần thiết.
1.2.2. Xét nghiệm hoá sinh
Là lĩnh vực nghiên cứu các thành phần trong huyết tơng của máu, các
thành phần của các dịch hình thành trong cơ thể con ngời nh dịch não tuỷ, dịch
màng bụng, dịch khớp, dịch màng phổi, nớc tiểu
Cũng nh các lĩnh vực khác, các kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh cũng phát
triển rất mạnh mẽ ở tất cả các tuyến trong hệ thống y tế của chúng ta nhất là các
năm gần đây. Các xét nghiệm hoá sinh phát triển mạnh mẽ do có nhiều loại xét
nghiệm mới xuất hiện, các trang thiết bị máy móc mới hiện đại, tinh vi ra đời,
các sinh phẩm đầy đủ và ngày càng làm cho các xét nghiệm trở nên nhanh
chóng, chính xác và hiệu quả. Các thế hệ máy móc có thể làm đợc nhiều loại


11
xét nghiệm trên một bệnh phẩm với một thời gian ngắn nhất, độ chính xác cao
nhất với một nồng độ chất cần xác định ở mức phân tử [35], [41]. Nhiều hãng sản
xuất máy và thiết bị y tế nổi tiếng thế giới nh: Bayerat, Abbot, Sysmex, Kubota,
Fukuda đã không ngừng đổi mới công nghệ cung cấp cho thị trờng những loại
thế hệ máy và thiết bị y tế ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Chính vì vậy, hiện
nay tại hầu hết các bệnh viện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và
đang áp dụng những thành tựu khoa học y học trong khám chữa bệnh và nghiên
cứu khoa học, góp phần không ngừng cải thiện chất lợng chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ cho ngời dân trong cộng đồng.
Hiện nay với nhiều loại máy móc phân tích các chỉ số hoá sinh máu, nớc
tiểu và các dịch khác trong cơ thể phục vụ chẩn đoán và điều trị ngày càng tinh
vi hiện đại với độ chính xác rất cao, đo đợc những chất trong cơ thể có nồng độ
ở mức nano, pico [50], [52], [54], những xét nghiệm xác định nồng độ và thành
phần khí trong máu, thành phần các ion ngay trong quá trình điều trị (trong phẫu
thuật lớn nh cấy ghép tổ chức cơ quan, mở lồng ngực, phẫu thuật nội sọ, chạy
thận nhân tạo ). Điều này cho thấy với các kỹ thuật xét nghiệm có ý nghĩa cực
kỳ to lớn, không những có tác dụng giúp cho công tác chẩn đoán bệnh mà còn có
tác dụng theo dõi, can thiệp trong quá trình điều trị, góp phần cùng với các kỹ
năng lâm sàng thúc đẩy và làm cho nền y học thế giới phát triển mạnh mẽ cả về
bề rộng cũng nh bề sâu [25]. Rất nhiều xét nghiệm hoá sinh mới, hiện đại nhằm
phát hiện bệnh ngay từ khi cha có biểu hiện đã đợc triển khai có ý nghĩa lâm
sàng to lớn góp phần nâng cao chất lợng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
1.2.3. Xét nghiệm miễn dịch học
Cùng với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật công nghệ, các kỹ thuật
đợc ứng dụng trong y học nh xét nghiệm miễn dịch trong huyết học truyền
máu, trong xét nghiệm hoá sinh, xét nghiệm vi sinh và ký sinh trùng cũng đã
và đang không ngừng đợc hoàn thiện và phát triển. Ngoài ra còn một số loại xét
nghiệm thông thờng khác nh giải phẫu bệnh lý, pháp y, vi sinh, ký sinh trùng
cũng đã có rất nhiều tiến bộ trong các chuyên ngành phục vụ chẩn đoán và điều

trị bệnh cũng đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lợng và hiệu quả chăm
sóc sức khoẻ ngời bệnh [19].
Ngày nay các kỹ thuật miễn dịch đợc áp dụng rất rộng rãi và có hiệu quả
trong y học với nhiều loại máy móc hiện đại tinh vi của nhiều hãng thiết bị y tế

12
nổi tiếng trên thế giới với những máy hoá miễn dịch hoặc hoá phát quang miễn
dịch tự động đợc sử dụng nhiều nhằm phục vụ trong các lĩnh vực cấy ghép
phủ tạng, chống loại trừ mảnh ghép và trong các lĩnh vực tạo miễn dịch nhân tạo
cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng Nếu miễn dịch nhân tạo đã loại bỏ
cho nhân loại hoàn toàn bệnh đậu mùa và một số bệnh dịch khác thì ngày nay nó
lại có vai trò to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho con ngời. Ngày nay nhờ
thành tựu khoa học miễn dịch học sử dụng trong y sinh học góp phần chẩn đoán
sớm các bệnh ung th thông qua việc xác định các marker đặc hiệu, một bệnh
mà trớc kia có quan niệm dờng nh y học bó tay, trên cơ sở đó giúp các nhà
lâm sàng có phơng án điều trị sớm. Một vài xét nghiệm dấu ấn ung th nh:
CEA là thành phần của màng nhầy trực tràng, nó tăng lên trong ung th đờng
tiêu hoá nh thực quản, dạ dày, gan tuỵ hoặc chất CA-125 tăng trong ung th
buồng trứng, cổ tử cung còn chất CA 15-3 lại đặc hiệu cho ung th vú [25].
Hiện nay một số loại ung th đã đợc điều trị coi là khỏi nh ung th vú, ung th
tiền liệt tuyến đó là nhờ một phần cơ bản các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện
sớm và đặc hiệu về loại và thể ung th cũng nh các giai đoạn phát triển của
chúng qua việc xác định các dấu ấn đặc hiệu. Đặc biệt ngày nay, hàng loạt các
loại vaccine mới ra đời để đề phòng hàng loạt các bệnh mới xuất hiện nh:
vaccine cúm A-H5N1 và tới nữa là vaccine chống bệnh cúm A-H1N1 đợc đa
ra để phòng và chống lại đại dịch cúm A-H1N1 đang hoành hành khắp thế giới
hiện nay. Ngoài ra miễn dịch học đã góp một vai trò to lớn giúp cho y học có
những bớc tiến mạnh mẽ nh: trong cấy ghép tổ chức, trong nghiên cứu tế bào
nguồn ứng dụng trong y học, tạo ngân hàng mô cung cấp cho các cơ sở y tế phục
vụ công tác khám và điều trị bệnh [45].

Ngày nay miễn dịch học chẩn đoán đang là một lĩnh vực đợc chú ý nhiều
với tính đặc hiệu trong liên kết giữa kháng thể với kháng nguyên đợc ứng dụng
thành một ph
ơng tiện tầm soát các chất trong nhiều kỹ thuật chẩn đoán. Các
kháng thể đặc hiệu đối với một kháng nguyên mong đợi có thể đợc gắn phóng
xạ hay huỳnh quang hoặc enzym tạo màu, từ đó có thể sử dụng nh một đầu
dò để tìm kiếm kháng nguyên [55]. Với các ứng dụng đa dạng bao gồm
immunoblot, ELISA và nhuộm hoá mô miễn dịch các tiêu bản, tốc độ, độ chính
xác, sự đơn giản của các xét nghiệm này đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật
chẩn đoán nhanh các bệnh in vitro, vi khuẩn, và các chất ma tuý [45], [55],
[57] Nh vậy, miễn dịch học đang ngày càng chứng minh vai trò và tầm quan

13
trọng của nó không chỉ trong chẩn đoán, điều trị mà cả trong tầm soát, dự báo
dịch và phòng bệnh dịch.
1.2.4. Xét nghiệm giải phẫu bệnh và mô bệnh học
Chẩn đoán mô bệnh học là khoa học ứng dụng của tế bào học nói chung
và tế bào bệnh học nói riêng trong xác định bệnh vừa ở môi trờng bệnh viện vừa
ở cộng đồng [36].
Xét nghiệm giải phẫu bệnh - mô bệnh học là xét nghiệm thông dụng dễ
làm mà tất cả các cơ sở y tế đều có thể làm đợc, đây là một xét nghiệm đợc Tổ
chức Y tế thế giới đánh giá cao. Xét nghiệm mô bệnh học đáp ứng đầy đủ 5 yêu
cầu của một xét nghiệm tốt là: đơn giản, nhậy, đáng tin cậy, có hiệu suất, tiết
kiệm [36].
Việc lấy đợc các mô bệnh học để tiến hành chẩn đoán tế bào là một việc
rất quan trọng, ngời ta có thể chọc hút lấy bệnh phẩm, làm phiến đồ tế bào học
ở các dịch cổ tử cung âm đạo, hoặc lấy các bệnh phẩm sau khi phẫu thuật để làm
tế bào học để chẩn đoán tính chất của khối u. Trong u vú, sau khi mổ phân tích
làm tế bào học hay gặp là u xơ tuyến lành tính chiếm 56,2%, thứ hai là nang
dịch lành tính chiếm 36,2%, còn ung th biểu mô tuyến ít gặp chiếm 1,9% [17].

Hoặc có khi việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học phải dới sự
hớng dẫn của đầu dò siêu âm, hoặc phải dựa vào hớng dẫn của chụp CT-
Scaner để lấy bệnh phẩm ở sâu nh trong chẩn đoán các đám mờ trong phổi, phủ
tạng sâu để phát hiện ung th tới 50%, u lao là 23,3% [36].
Giải phẫu bệnh muốn hoạt động tốt phải có một số máy móc nh: cắt lát
bệnh phẩm, các kính hiển vi có độ phóng đại khác nhau và một số kỹ thuật
chuyên môn khác cùng với những loại hoá chất đặc hiệu đợc ứng dụng trong
các kỹ thuật hoá tế bào. Do các u điểm đó mà ngày nay giải phẫu bệnh đợc
xem là một phơng pháp tốt cho các xét nghiệm sàng lọc đối với các bệnh nhân
có nguy cơ viêm nhiễm, hoặc ung th. Chính các phơng pháp sàng lọc này vừa
dễ làm, dễ phổ cập, ít tốn kém nhng có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa và
điều trị bệnh sớm, cứu sống đợc rất nhiều ngời bệnh: phát hiện sớm các tổn
thơng cổ tử cung bằng sàng lọc tế bào học cổ tử cung - âm đạo đã đợc y học
toàn cầu thừa nhận do nó đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, dễ thực hiện và có
hiệu quả cao [31], [36].

14
Hiện nay giải phẫu bệnh và chẩn đoán mô bệnh học đã đợc trang bị các
máy móc hiện đại, các kính hiển vi có độ phóng đại cao, các máy móc mới, các
kỹ thuật mới có thể phát hiện đợc những thay đổi sớm nhất ở mức tế bào và
dới tế bào, các cuộc nghiên cứu sàng lọc ung th bằng các xét nghiệm sớm về tế
bào học giúp các thầy thuốc có thể phát hiện sớm nhất, xử lý sớm nhất, giúp kéo
dài tuổi thọ, hoặc cứu sống ngời bệnh khi đã phát hiện đợc ung th ở giai đoạn
đầu: giai đoạn sớm và tơng đối sớm, cấu trúc tế bào ở giai đoạn loạn sản, giai
đoạn cha di căn giúp cho công tác hoá trị, xạ trị và phẫu thuật ngày càng sớm
và chính xác do đó có tác dụng loại bỏ đợc cơ bản những mô tổn thơng bệnh
lý, giúp cho hiệu quả của điều trị kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
1.2.5. Xét nghiệm vi sinh-ký sinh trùng
Chẩn đoán vi khuẩn học hiện đang là một trong những kỹ thuật đã và đang
đợc ứng dụng khá hiệu quả tại các bệnh viện trong công tác khám, chẩn đoán và

điều trị cũng nh phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Hơn nữa, trong công tác
phòng bệnh, phát hiện và tìm nguyên nhân gây bệnh trong các vụ dịch thì những
kỹ thuật vi sinh học cũng đóng góp phần cơ bản và quyết định, nó chỉ ra thủ
phạm chính là nguyên nhân của các vụ dịch Từ những kỹ thuật đơn giản, thô sơ
nh test nhanh phát hiện viêm da tiếp xúc, soi tơi hoặc nhuộm xác định vi
khuẩn thông thờng đến những kỹ thuật nuôi cấy, phân lập nấm và vi khuẩn,
kháng sinh đồ đã góp phần giúp cho các nhà lâm sàng chẩn đoán xác định,
nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp các bác sỹ lâm sàng có những biện pháp và
cách thức điều trị đặc hiệu với nguyên nhân gây bệnh mang lại hiệu quả rõ rệt.
Không những thế, nó còn đóng góp một phần to lớn và quan trọng trong công tác
phòng và phát hiện dịch, trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Ngày nay,
với nhiều kỹ thuật ngày càng tiên tiến hiện đại đã càng làm cho khả năng phát
hiện chính xác, sớm nhiều loại bệnh ngay từ khi còn tiềm ẩn nhằm làm cho công
tác điều trị có hiệu quả hơn nh: nuôi cấy và định danh vi khuẩn, miễn dịch chẩn
đoán dangue xuất huyết hay kỹ thuật real-time PCR trong định lợng HIV-1
RNA, phát hiện sớm bệnh lao, phong, HIV [23], [29], [33], [44] đã làm cho
ngành vi khuẩn học có những bớc tiến vợt bậc góp phần giúp cho công tác
phát hiện sớm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan bệnh thành dịch, điển hình trong
những vụ dịch gần đây nh viêm hô hấp cấp tính, cúm H5N1, H1N1

15
Các xét nghiệm ký sinh trùng cũng đã và đang có những bớc tiến dài
trong hệ thống xét nghiệm tại bệnh viện nói riêng cũng nh trong điều trị và
phòng bệnh nói chung. Ngày nay bằng các kỹ thuật tiên tiến nh ELISA, PCR,
miễn dịch huỳnh quang đã ứng dụng nhiều kỹ thuật miễn dịch trong chẩn đoán
sớm, chẩn đoán nhanh và hàng loạt các bệnh ký sinh trùng ở ngời, bệnh ký sinh
trùng súc vật lạc vật chủ truyền sang ngời [13], [19], [58] Nhờ những kỹ thuật
đó mà ngời ta còn xác định rõ chu kỳ phát triển, nguồn lây, vật chủ trung gian
của nhiều loại kỹ sinh trùng, qua đó đã góp phần quan trọng trong công tác
phòng bệnh nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Các chơng trình

phòng chống nhiễm giun sán học đờng, phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết
danger, viêm gan virus [24], [30], [58] đã mang lại hiệu quả lớn góp phần giảm
tải bệnh nhân tại các cơ sở điều trị.
1.2.6. Xét nghiệm sinh học phân tử
Nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại nh: kỹ thuật PCR, phân lập gen, cắt
đoạn và chuyển đoạn gen, lập bản đồ gen cũng là những vấn đề đã đợc ứng
dụng rất nhiều trong y học phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh, tiên lợng cũng
nh trong công tác chẩn đoán trớc sinh, ngăn ngừa bệnh di truyền xuất hiện và
tồn tại trong các thế hệ sau rất hiệu quả. Bằng phản ứng PCR để phân lập vi
khuẩn lao nhằm phát hiện sớm trong công tác phòng và điều trị bệnh lao, bệnh
phong đạt hiệu quả từ hàng nhiều thập kỷ nay [23] và nhất là trong một số lĩnh
vực chẩn đoán trớc sinh, bệnh hệ gen, bệnh bẩm sinh, bệnh cơ quan tế bào
nguồn, bệnh chuyển hoá, bệnh hệ thần kinh, nội tiết [22], [26], [28], [29], [44].
Từ kết quả và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến và hiện đại trong
y học nh trên cho chúng ta thấy với kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong xét
nghiệm huyết học, hoá sinh học, miễn dịch học, vi sinh học, ký sinh trùng học
[20], [33], [43], [46] có khả năng tiến hành hàng loạt các kỹ thuật chuyên sâu
nhằm phát hiện sớm những bệnh ở mức phân tử, bệnh lý trớc sinh hoặc bệnh
nan y mà xa kia y học hầu nh bó tay. Hoặc dùng để tiến hành hàng loạt mẫu
một cách nhanh chóng, cho ta nhiều thông số có độ chính xác cao. Không những
thế nhờ xét nghiệm, nó còn là một trong những khâu trọng yếu trong nhiều lĩnh
vực của y học góp phần tích cực trong công tác chẩn đoán, điều trị một số bệnh
phổ biến tại cộng đồng nh sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C [2], [21],
[33] và nhất là trong cấp cứu tại bệnh viện cũng nh công tác nghiên cứu khoa

16
học và còn đợc nhân rộng, đồng thời còn kết hợp với các lĩnh vực khác trong y
học nh ghép tổ chức, cơ quan, nuôi cấy tế bào nguồn, tạo nguyên liệu thay thế
tổ chức trong điều trị nh thay tuỷ xơng, cắt ghép gan, thay tim và van tim,
ghép giác mạc đạt hiệu quả cao. Từ nhu cầu thực tế đó dẫn đến hàng loạt các

ngân hàng mô ra đời hoặc ứng dụng những kỹ thuật y học hiện đại nh định
lợng nồng độ hormone, monoamin, chất truyền đạt thần kinh, phòng ngừa và
phát hiện sớm nhiều bệnh cho ngời cao tuổi góp phần nâng cao chất lợng sống
cho cộng đồng nh bệnh loãng xơng, parkinson, alzheimer [49] hoặc phát
hiện sớm các tình trạng nhiễm hoá chất độc hại trong nông nghiệp, trong công
nghiệp, đặc biệt chất độc dioxin [12], [17], [46], [49] góp phần làm sạch môi
trờng.
Trong khi những xét nghiệm thiết yếu đang đợc sử dụng thờng ngày phục
vụ cho công tác chẩn đoán bệnh thông thờng tại các bệnh viện vẫn đang đợc
phát huy thì nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật tiên tiến hiện đại
cũng đợc ứng dụng trong y học ngày một rộng rãi góp phần thúc đẩy nền y học
thế giới ngày một hiện đại trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Nh vậy, vai trò của xét nghiệm là vô cùng to lớn, nó giúp cho các thày thuốc
lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lợng bệnh cũng nh trong công
tác nghiên cứu khoa học và công nghệ cao nh cấy ghép tổ chức, thay thế phủ tạng,
cơ quan, nuôi cấy tế bào nguồn, tạo nguyên liệu trong điều trị một số bệnh từ tế bào
gốc và phòng bệnh đạt hiệu quả cao mà hiện nay đang nhân rộng không chỉ tại
những nớc phát triển mà ngay cả các nớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, việc sử dụng và phát huy hiệu quả của xét nghiệm là hết sức cần thiết
giúp các thầy thuốc lâm sàng trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh góp phần
nâng cao chất lợng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ngời dân.
1.3. ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm y tế tại việt nam
Tại Việt Nam, hiện nay trong điều kiện kinh tế, xã hội đang phát triển, đất
nớc ta đang trong thời kỳ hội nhập, do đó các kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong
y học cũng đã và đang ngày một chiếm lĩnh và thay thế nhiều vị trí trong lĩnh vực
chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đạt hiệu quả cao. Tại một số cơ sở y tế lớn của
nớc ta nh: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, Bửnh viện nhi trung ơng,
bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Từ
Dũ, bệnh viện Huyết học - Truyền Máu TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều kỹ


17
thuật, với những máy móc tiên tiến, hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị và
phòng bệnh khá tốt đảm bảo đáp ứng tơng đối đầy đủ theo nhu cầu khám chữa
bệnh của ngời dân kể cả những bệnh mang tính phổ biến hiện nay nh tăng
huyết áp [20], [33], [35], [43]. Không những vậy, những bệnh viện này còn
thờng phối kết hợp với các viện nghiên cứu đầu ngành khác để cùng nhau ứng
dụng những thành tựu y học hiện đại trong thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu nh
cấy ghép tổ chức, cơ quan, nuôi cấy tế bào nguồn [22], [27] khá hoàn thiện.
Đến nay, các nhà khoa học trong nớc đã tiến hành hàng chục đề tài NCKH liên
quan đến tế bào gốc và ứng dụng trong điều trị đạt hiệu quả cao nh: bệnh viện
Mắt trung ơng, bệnh viện mắt TP. Hồ Chí Minh đã ứng dụng thành công cấy
ghép tế bào gốc điều trị bệnh lý giác mạc. Viện tim mạch Việt Nam đã ứng dụng
tế bào gốc trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim bớc đầu có hiệu quả cao.
Hiện nay ở nớc ta, tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. Hồ Chí Minh và
Ngân hàng Meko Stem đã có khả năng thu thập, xử lý và bảo quản dài hạn tế bào
gốc từ máu dây rốn nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tợng với mục đích ghép
tuỷ, ghép tế bào tự thân trong điều trị nhiều loại bệnh hiểm nghèo [42].
Nhìn chung hầu hết các bệnh viện trung ơng và các Viện nghiên cứu
đầu ngành thuộc lĩnh vực y học đã và đang phát triển ngày một hoàn thiện cả về
kỹ thuật cũng nh trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và phòng
bệnh và công tác nghiên cứu khoa học. Ngay cả cơ sở y tế quân sự cũng có
những bớc tiến nhẩy vọt ứng dụng công nghệ gen trong chẩn đoán, phát hiện
và điều trị ung th [16], [51] hoặc sử dụng ARNi trong liệu pháp điều trị [34].
Các cơ sở này hầu hết đã có những trung tâm hoặc khu vực xét nghiệm hoàn
thiện, đầy đủ và hiện đại ngang tầm với các nớc trong khu vực, các thày thuốc
lâm sàng thờng xuyên sử dụng kết quả xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị
rất hiệu quả [41].
Trong khi đó, hầu hết các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh trở xuống thì việc đợc
đầu t trang thiết bị, phơng tiện, máy móc hiện đại và kỹ thuật xét nghiệm phục
vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị còn rất hạn chế, cán bộ kỹ thuật có trình độ

chuyên môn ch
a cao, cha đáp ứng đợc nhu cầu đợc phục vụ và chăm sóc sức
khoẻ của ngời dân trong cộng đồng và nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội,
thậm chí cả những máy móc phục vụ các kỹ thuật thông thờng tại nhiều bệnh
viện cũng cha đợc trang bị đầy đủ [18]. Hiện nay tại nhiều bệnh viện huyện,
nhất là tại các vùng sâu vùng xa vẫn còn những trang thiết bị xét nghiệm thô sơ

×