CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 12
1) Gen là gi?
Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hóa 1 chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ARN.
2) Gen cấu trúc gồm mấy vùng? Kể tên các vùng?
Gen cấu trúc gồm 3 vùng: vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
3) Vùng điều hòa nằm ở vị trí nào? Có chức năng gì?
Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen. Chức năng khởi động phiên mãvà điều hòa
phiên mã.
4) Vùng mã hóa có chức năng gì?
Mã hóa các axit amin
5) Vùng mã hóa của vi sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực khác nhau như thế nào?
Sinh vật nhân sơ: vùng mã hóa liên tục (exon)
Sinh vật nhân thực: xen kẽ exon có intron.
6) Thế nào là gen phân mảnh? Thế nào là gen không phân mảnh?
Gen phân mảnh là gen xen kẽ exon và intron. Gen không phân mảnh là gen chỉ có exon
7) Vùng kết thúc nằm ở vị trí nào/ có chức năng gì?
Vùng kết thcú nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen. Chưc năng mang tín hiệu kết thcú quá trình phiên
mã.
8) Có bao nhiêu loại nuclêôtit cấu tạo nên gen? có bao nhiêu loại axit amin cấu tạo nên
protêin?
Có 4 loại nu cấu tạo nên gen (A, T, G, X). Có 20 loại axit amin cấu tạo nên protein
9) Mã di truyền là mã bộ mấy? giải thích?
Mã di truyền là mã bộ 3, vì nếu mã bộ 1 chỉ có 4 bộ mã không đủ mã hóa cho 20 loại axit amin, nếu
mã bộ 2 chỉ có 16 bộ mã cũng không đủ, mã bộ 3 có 64 bộ mã đủ, dư mã hóa cho 20 axit amin
10) Có bao nhiêu loại bộ ba? Có bao nhiêu bộ ba mã hóa cho axit amin?
Có 64 loại bộ 3. Có 61 bộ 3 mã hóa cho a.a
11) Mã mở đầu của mARN là bộ 3 nào? Chức năng là gì?
Mã mở đầu AUG. Chức năng mã hóa a.a Met (SV nhân thực) a.a Fooc min Met (sinh vật nhân sơ) và
là tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
12) mARN có những bộ ba kết thúc nào? Chức năng gì?
Mã kết thúc gồm: UAA, UAG, UGA. Chức năng là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
13) Mã di truyền đọc trên mARn theo chiều nào?
Đọc theo chiều 5’ → 3’
14) Tính phổ biến của mã di truyền là gì?
Chung cho toàn sinh giới.
15) Nhiều loại bộ ba cùng mã hóa cho một loại axitamin đựoc gọi là đặc điểm gì của mã di
truyền?
Tính thoái hóa (dư thừa)
16) Tính đặc hiệu của mã di truyền là gì?
Mỗi bộ 3 chỉ mã hóa cho 1 a.a
17) Nhân đôi ADN diễn ra vào kì nào trong chu kì tế bào?
Kỳ trung gian.
18) Nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc nào?
Bổ sung; bán bảo tồn và khuôn mẫu
19) Nhân đôi ADN mấy mạch đựoc dùng làm khuôn?
Hai mạch
20) Kể tên các loại enzim và nêu vai trò của chúng trong nhân đôi ADN?
Enzim tháo xoắn (helicase); vai trò cài liên kết hiđrô tạo 2 mạch đơn
AND polimeraza liên kết với nu tạo mạch mới
Enzim nối ligaza; nối các đoạn Okazaki thành mạch liên tục.
21) Chiều tổng hợp mạch mới của ADN theo chiều nào?
Mạch 5’ → 3’
22) Mạch khuôn nào đựoc tổng hợp liên tục? mạch khuôn nào đựoc tổng hợp gián đoạn?
Mạch 3’ → 5’ đựơc tổng hợp liên tục; mạch 5’→ được tổng hợp gián đoạn
23) Một phân tử ADN nhân đôi tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con?
Hai
24) Phiên mã là gì?
Là quá trình tổng hợp ARN từ mạch khuôn của ADN
25) Tên của enzim làm nhiệm vụ phiên mã. Cho biết vị trí tác động và chiều dịch chuyển của
enzim này?
ARN – pôlimeraza; vùng P theo chiều 3’ → 5’trên mạch khuôn.
26) Phiên mã diễn ra dựa trên khuôn mẫu của mạch nào của gen? chiều mạch đó? ARN
đựơc tổng hợp theo chiều nào?
Mạch khuôn chiều 3’ → 5’, ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
27) Phiên mã ở vi sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực khác nhau như thế nào?
Sinh vật nhân sơ hình thành ngay ARN trưởng thành
Sinh vật nhân thực: dầu tiên tổng hợp ARN sơ khai sau đó cắt bỏ intron; nối exon mới thành ARN
trưởng thành
28) Dịch mã là gì? Dịch mã gồm mấy giai đoạn? kể tên các giai đoạn đó?
Là tổng hợp prôtêin. Dịch mã gồm 2 giai đoạn: hoạt hóa a.a và tổng hợp chuỗi polipeptit
29) Việc mã hóa axitamin có sự tham gia của chất nào?
ATP và enzim
30) Thực chất của dịch mã là gì? Bắt đầu vào lúc nào? Kết thúc vào lúc nào?
Chuển trình tự các bộ 3 mã hóa trên mARN thành trình tự các a.a trên phân tử prôtêin
31) Loại ARN nào làm khuôn để dịch mã? Loại Arn nào đưa axitamin vào Ribôxôm để dịch
mã?
mARN; tARN
32) Dịch mã xảy ra ở loại bào quan nào? Cho biết tên của loại ARN là thành phần cấu tạo
nên bào quan đó?
Ribôxôm; rARN.
33) Quá trình dịch mã có sự tham gia của các thành phần nào? Và xảy ra ở đâu trong tế bào?
mARN; tARN; Ribôxôm. Xảy ra ở tế bào chất
34) Các Ribôxôm cùng trựơt trên mARN để dịch mã được gọi là gì? Vai trò của chúng?
Pôlixôm; vai trò tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin
35) Vẽ sơ đồ về cơ chế di truyền ở cấp phân tử
ADN → mARN → prôtêin → tính trạng
36) Nêu bản chất mối quan hệ giữa ADN – ARN – protêin.
Trình tự nu trên mạch gốc cảu gen quy định trình tự nu trên mARN; trình tự nu trên mARN quy định
trình tự a.a của chuỗi pôlipeptit
37) Điều hòa hoạt động gen là gì? Các mức độ điều hòa hoạt động gen?
Điều hòa lượng sản phẩm do gen sinh ra. Ba mức độ chính: Điều hòa phiên mã, điều hòa dịch mã và
điều hòa sau dịch mã.
38) ở sinh vật nhân sơ điều hòa ở cấp độ nào là chủ yếu?
cấp độ phiên mã.
39) điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ khác với sinh vật nhân thực như thế nào?
Sinh vật nhân thực ngoài 3 mức độ như SV nhân sơ còn có các mức độ khác như: Đóng tháo xoắn
NST, gen tăng cường; gen gây bất hoạt.
40) Thế nào là Operon?
Là nhóm gen cấu trúc có chung 1 cơ chế điều hòa
41) Cấu trúc của Operon lac?
Gồm vùng khởi động, vùng điều hòa, nhóm gen cấu trúc Z,Y,A
42) Vai trò của gen điều hòa? Gen điều hòa có thuộc vùng P trong Operon không?
Tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt động gen cấu trúc. Gen điều hòa khôgn thuộc Operon.
43) Vai trò của vùng O trong Operon? Vai trò của vùng P trong Operon?
Vùng O là nơi để prôtêin ức chế bám vào ức chế gen cấu trúc. Vùng P là nơi enzim ARN pôlimeraza
bám vào để khởi động phiên mã.
44) Vai trò của các gen cấu trúc trong Operon?
Tổng hợp các loại enzim phân giải lactozơ
45) Khi môi trường không có lactose. Operon Lac hoạt động như thế nào?
Không hoạt động.
46) Prôtêin ức chế được sinh ra từ đâu và tác động vào đâu để ngăn chặn hoạt động của các
gen cấu trúc của operon?
Từ gen điều hòa, tác động vào vùng O của Operon.
47) Chất nào giải ức chế để gen cấu trúc hoạt động?
Lăctôzơ
48) Khi lactose phân giải hết thì operon lac sẽ như thế nào? Giải thích?
Ngừng hoạt động; Do prôtên ức chế bám vào vùng O
49) Đoạn mARN có trình tự nucleotit như sau:
5’ … UXXGAAUUU … 3’
Xác định trình tự nucleôtit của đoạn mạch khuôn của gen đã tổng hợp đoạn mARNđó?
3’ …..AGGXTTAAA…5’
50) Vẫn giả thiết câu 49. Xác định trình tự các bộ 3 đối mã trên các tARN dịch mã cho đoạn
mARN đó?
….AGG – XUU – AAA….