Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GÓP Ý QUYẾN ĐỊNH 30 VỀ ĐGXL HS TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.89 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I HẢI BA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Ba, ngày 17 tháng 4 năm 2009
GÓP Ý
CHỈNH SỬA QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2005/QĐ-BGD&ĐT
I. LÝ DO ĐIỀU CHỈNH
Quyết định 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 9 năm 2005 về việc ban
hành Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT sau 4 năm
triển khai, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất
lượng GD tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông. Tuy nhiên qua thực tiển thực hiện còn bọc lộ một số điểm
chưa hợp lý và tường minh trong đánh giá xếp loại học sinh; cũng như còn bất
cập giữa Quyết định 30 với một số văn bản chỉ đạo khác.
- Thực hiện chỉ đạo việc lấy ý kiến góp ý của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng
GD&ĐT, Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học số I Hải Ba thống nhất các
vấn đề sau:
II. QUYẾT ĐỊNH 30 VỚI QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO:
Luật giáo dục quy định:
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học là phải đảm bảo cho
học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ
năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể,
giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật.
Đối chiếu với chương trình giáo dục phổ thông cũng như với điều lệ trường
tiểu học, Quyết định 30 đã tuân thủ các mục tiêu và yêu cầu cơ bản cần đạt,; đã
góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích
cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học; đã khuyến khích học sinh học tập liên
tục đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với các em trong độ tuổi giáo dục
tiểu học.


III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUYẾT ĐỊNH 30.
- Một số điều khoản còn hạn chế nhất là ở chương 3 quy định về đánh giá và
xếp loại học lực.
- Đây là một điều cần cân nhắc thận trọng. Điều này quy định: “ Những học
sinh có điểm kiểm tra định kì cuối kì II của tất cả các môn học được đánh giá
1
bằng điểm số đạt từ điểm 5 trở lên và HLM. năm của các phân môn đánh giá
bằng nhận xét đạt loại hoàn thành (A) trở lên được lên lớp thẳng”. Như vậy ở
điều 11 chúng ta xếp loại HLM ở học kì I, học kì II là chưa có tác dụng đúng
mức đối với học sinh, làm cho học sinh phụ thuộc vào may mắn trong kết quả
học tập.
- Điều 14: Phần xét khen thưởng khoản 1, mục b quy định học sinh tiên tiến
cho những học sinh được nhận xét “Thực hiện đầy đủ” 4 nhiệm vụ của học sinh
và điểm HLM của một trong các môn đánh giá bằng điểm số đạt loại giỏi, còn
các môn còn lại đạt loại khá . Nếu làm như vậy học sinh đạt mức học khá mà vẫn
không được công nhận danh hiệu - thành tích học tập phấn đấu của các em, dẫn
đến chưa động viên tích cực các em trong học tập.
- Điểm HLM = Điểm thi là chưa phù hợp vì: Chưa đánh giá được quá trình
học tập của học sinh dẫn đến việc “Học tài thi phận”.
- Điểm HLMN = (HLMKI + HLMKII): 2
Chưa khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
Học bạ: Điếm HLM = Điểm thi kì II, không phú hợp về tính logic và tính
khoa học.
Làm tròn điểm: Môn tiếng Việt
TB môn = (Đọc + Viết): 2 chưa hợp lý.
IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH:
Chương III: ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 11: Đánh giá và xếp loại học lực về từng môn:
- Đưa điểm KTTX vào tính HLM, nên thực hiện giống như thông tư 15 cũ. .
Ví dụ: Điểm KTTX: Hệ số 1; Điểm KTĐK: Hệ số 2.

HLM KI = (KTTX x n + KTĐK x 2) : (n + 2)
HLM KII = (KTTX x n + KTĐK x 2) : (n + 2)
HLM KI: Hệ số 1; HLM KII: Hệ số 2
Học bạ:- Điểm HLM = HLM cả năm.
Điều 12. Những quy định khác.
- Cần quy định rõ hơn cách làm tròn, làm tròn lên ở mức nào, làm tròn lui ở mức
nào ?
Vì khi kiểm tra các điểm số sẽ khác nhau đến số thập phân, đặc biệt là đói với
môn Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí, và quy định rõ được làm tròn mấy lần.
Ví dụ: Điểm kiểm tra định kì của môn Tiếng Việt:
Điểm đọc: 6,25 làm tròn thành 6 điểm;
Điểm viết: 7,75 làm tròn thành 8 điểm
Điểm chung (TB) = (6 + 8 x 2) : 3 = 7, 33 làm tròn thành 7 (vì phần thập phân bé
hơn 0.5)
2
Làm tròn điểm: Điểm đọc hệ số 1, điểm viết hệ số 2, như vậy mới khách quan.
Ví dụ: Em A Điểm KTĐK: Đọc 7; Viết 3. Điểm TB = 5 (TB)
Nếu thiên về điểm viết thì điểm của em A sẽ là: (7 + 3 x 2): 3 = 4,3 (yếu).
Ví dụ: Bài kiểm tra định kì: Điểm Lịch sử 8,25 = 8; Điểm Địa lí 6,5 = 7; Điểm
chung =(8 + 7) : 2 = 7,5 làm tròn thành 8
Chương IV. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI.
Điều 13: Xét lên lớp:
Ở nội dung: “ Mỗi học sinh có quyền được ôn tập và kiểm tra lại nhiều nhất là 3
lần/môn...” đối với học sinh học yếu 1 môn nào đó, nên giao rõ trách nhiệm ai ra
đề kiểm tra lại: Khối có học sinh thi lại ra đề hay nhà trường ra đề hay Phòng
giáo dục ra đề.
Điều 14: Xét khen thưởng
- HS tiên tiến có kết quả học tập khá là được, không cần phái có một môn đạt
Giỏi.
- Phần khen thưởng từng mặt...:

Thực tế không áp dụng mấy, không phù hợp với mục tiêu chung của luật giáo dục
vì đa số khen toàn diện (theo định kỳ năm học) và khen từng mặt (đột xuất) theo
kết quả các phong trào ở nhà trường, các cấp như thi HSG, rung chuông vàng, đội
viên tiêu biểu, thiếu nhi kể chuyện Bác Hồ, đố vui để học....
Thực tế chưa có nhà trường nào khen từng mặt dựa vào học lực môn/năm của
từng môn học, nếu làm như vậy thì rườm rà và chưa có tác dụng mấy.
- Khen thưởng từng mặt nên dành cho đối tượng HS khuyết tật dựa trên sự
tiến bộ của HS.
- Danh hiệu khen thưởng nên nêu rõ ở quy định là chỉ xét ở cuối năm, cuối HKI,
HKII không nên xét danh hiệu, chỉ dừng lại tổng hợp kết quả cuối năm thì xét
danh hiệu mới có giá trị, thể hiện ở kết quả phấn đấu suốt cả năm học của một
HS.
- Xếp loại và danh hiệu nên khác nhau, danh hiệu nên chú trọng từ ngữ, vì danh
hiệu là “vinh danh” các đối tượng đạt kết quả tốt.
Xếp loại Giỏi Khá
Danh hiệu Xuất sắc Tiên tiến
* Ngoài ra:
- Cần có thêm nội dung quy định rõ về cách đánh giá, xếp loại học sinh
toàn diện theo các mức Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu đối với kì I, kì II và
cả năm.(Ví dụ: như thế nào là một học sinh giỏi, một học sinh khá, một
học sinh trung bình, một học sinh yếu, kết quả học lực thế nào, hạnh kiểm
thế nào thì được xếp loại nào).
Đánh giá xếp loại học sinh là một hoạt động diễn ra trong suốt quá trình dạy
học của giáo viên và học sinh, người giáo viên trực tiếp và gần gũi với học
3
sinh mới có điều kiện đánh giá tốt. Giáo viên càng sát thực tế học sinh thì
càng đánh giá chính xác. Vì vậy chúng tôi kính đề nghị các cấp xem xét và
cho ra đời một văn bản đánh giá thật khoa học, cụ thể và dễ hiểu, dễ thực hiện
để quá trình đánh giá được thuận lợi, sát thực nhất với các đối tượng học sinh.
Đồng thời có sự thống nhất các chi tiết trên phạm vi rộng, góp phần thực hiện

mục tiêu giáo dục của bậc học mà Luật Giáo dục 2005 đã quy định.
K/T HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Đức Tuấn
4

×