Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

triển khai thực hiện quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 54 trang )


Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học
1. Ý nghĩa của việc ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường
tiểu học

Để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục và vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ
quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang
ngày càng mở rộng và phát triển

“Xây dựng Chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
làm cơ sở cho việc bố trí, đánh giá và sàng lọc đội ngũ,
sắp xếp bố trí lại, giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối
với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không còn đủ
điều kiện công tác trong ngành giáo dục”
2. Mục đích ban hành Chuẩn
1. Để hiệu trưởng tự đánh giá và từ đó xây dựng kế hoạch
học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp
loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện
chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng.
3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản lý của hiệu trưởng.
3. Cấu trúc Quy định Chuẩn


Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
(3 điều)
Chương II
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
( 04 điều)
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG
THEO CHUẨN
( 03 điều)
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

(02 điều)
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề
nghiệp
(5 tiêu chí)

Tc 1: Phẩm chất chính trị (4 yc)
Tc 2: Đạo đức nghề nghiệp (4 yc)
Tc 3: Lối sống, tác phong (3 yc)
Tc 4: Giao tiếp và ứng xử (4 yc)
Tc 5: Học tập, bồi dưỡng (2 yc)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm (2 tiêu
chí)
Tc 6: Trình độ chuyên môn (4 yc)
Tc 7: Nghiệp vụ sư phạm (3 y/c)
Tiêu chuẩn 3: Năng lực

quản lý trường tiểu học
(9 tiêu chí
Tc 8: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý (2 y/c)
Tc 9: XD và t/c t/h QH, KH PT nhà trường (3 yc)
Tc 10: QL t/c bộ máy, CB,GV,NV nhà trường (3 yc)
Tc 11: QL học sinh (4 y/cầu)
Tc 12: QL hoạt động DH và GD (4 yc)
Tc 13: QL tài chính, tài sản nhà trường (3 yc)
Tc 14: QL hành chính và HT thông tin (4 yc)
Tc 15: T/c kiểm tra, kiểm định CLGD (4 yc)
Tc 16: T/h dân chủ trong HĐ của nhà trường (2 yc)
Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối
hợp với gia đình học sinh, cộng đồng
và xã hội (2 tiêu chí)
Tc 17: T/c phối hợp với gia đình HS (2 yc)
Tc 18: P/h giữa nhà trường và địa phương (3 yc)
Quy định Chuẩn hiệu trưởng
trường tiểu học
Có cấu trúc gồm:

4 chương, 12 điều với 4 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí, chi
tiết có 58 yêu cầu.

Tiêu chuẩn 1 có 5 tiêu chí, chi tiết gồm 17 yêu cầu;

Tiêu chuẩn 2 có 2 tiêu chí, chi tiết gồm 7 yêu cầu;

Tiêu chuẩn 3 có 9 tiêu chí, chi tiết gồm 29 yêu cầu;

Tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí, chi tiết gồm 5 yêu cầu.

4. Một số vấn đề cần làm rõ trong Quy định Chuẩn
4.1. Các vấn đề liên quan đến nội dung Chuẩn
4.1.1. Một số khái niệm, từ ngữ

Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với
hiệu trưởng về:

phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;

năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh và xã hội.

Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc
trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.

Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt ở một nội dung cụ
thể của mỗi tiêu chuẩn.

Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện
tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách
khách quan mức đạt được của tiêu chí.
2. Trong 18 tiêu chí, tiêu chí nào là quan trọng nhất đối
với hiệu trưởng?

Về nguyên tắc, tất cả 18 tiêu chí đều là yêu cầu và điều kiện cần đạt
được ở mỗi nội dung cụ thể đối với hiệu trưởng.


Về định lượng, mỗi tiêu chí đều được đánh giá ngang nhau và có
điểm tối đa là 10 điểm khi đánh giá.

Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2, điều 9, quy định: “Căn cứ vào
điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm, việc đánh giá xếp loại
hiệu trưởng được thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn:
- Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 162 đến 180 và các tiêu chí phải
đạt từ 8 điểm trở lên;
- Loại khá: Tổng số điểm từ 126 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ
6 điểm trở lên;
- Loại trung bình: Tổng số điểm từ 90 trở lên, các tiêu chí của tiêu
chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0
điểm.
2. Trong 18 tiêu chí, tiêu chí nào là quan
trọng nhất đối với hiệu trưởng?
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém:
Tổng số điểm dưới 90 hoặc thuộc một trong hai
trường hợp sau:
- Có tiêu chí 0 điểm;
- Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm.”

Ta có thể thấy rằng, các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn
1 và Tiêu chuẩn 3 là những tiêu chí quan trọng
bắt buộc hiệu trưởng phải đạt được nếu muốn
đạt Chuẩn.
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ
trường tiểu học và trong Chuẩn hiệu trưởng có gì khác biệt?

Tại khoản 3, Điều 54 của Luật Giáo dục quy định:

"Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ
tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do
Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở cấp
học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
đối với các cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước về dạy nghề quy định".

Như vậy, Điều 54 mới chỉ nhắc đến khái niệm tiêu chuẩn
hiệu trưởng và trách nhiệm qui định tiêu chuẩn, chưa có
khoản nào quy định về khung tiêu chuẩn của hiệu trưởng.
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trong Luật Giáo dục,
trong Điều lệ trường tiểu học và trong Chuẩn hiệu
trưởng có gì khác biệt?

Tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20 của Điều lệ trường tiểu học
(ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày
30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy
định:

(1). Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách
nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo
dục của nhà trường.

Hiệu trưởng do trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ
nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối
với trường tiểu học tư thục

theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng của
cấp có thẩm quyền.
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trong Luật Giáo dục,

trong Điều lệ trường tiểu học và trong Chuẩn hiệu
trưởng có gì khác biệt?

(2). Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm hiệu trưởng
trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu
học.

(3). Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5
năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại
hoặc công nhận lại.

(4). Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, hiệu trưởng
trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có
thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất
lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

Các tiêu chuẩn hiệu trưởng được quy định trong Điều lệ
trường tiểu học đã được nêu ra rất rõ ràng và nhất quán với
Chuẩn hiệu trưởng: “phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu
học“ thể hiện ở 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí và 58 yêu cầu cụ thể.
4. Biểu hiện cụ thể của người hiệu trưởng đạt Tiêu chí 1
về phẩm chất chính trị, mức đạt chuẩn là như thế nào?
Biểu hiện cụ thể của người hiệu trưởng đạt Tiêu chí 1, về
phẩm chất chính trị ở mức đạt chuẩn là:

- Có tình cảm tích cực đối với quê hương, với tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa;

- Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước;


- Chấp hành các quy định của ngành, của địa phương, nhà
trường;

- Có tham gia các hoạt động chính trị - xã hội;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;

- Không tham nhũng, quan liêu, lãng phí;

- Thực hành tiết kiệm.
5. Biểu hiện cụ thể của người hiệu trưởng đạt Tiêu chí 2
về đạo đức nghề nghiệp, ở mức đạt chuẩn là như thế
nào?
Biểu hiện cụ thể của người hiệu trưởng đạt Tiêu chí 2,
về đạo đức nghề nghiệp ở mức đạt chuẩn là:

- Không vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo;

- Đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm trong quản lý nhà trường;

- Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi;

- Được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng
đồng tín nhiệm.
QUY ĐỊNH Về đạo đức nhà giáo
( Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về đạo đức nhà giáo.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm các nhà giáo đang làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 3. Phẩm chất chính trị

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

Điều 5. Lối sống, tác phong

Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo
6. Hiệu trưởng trường tiểu học cần đạt chuẩn đối với
Tiêu chí 9 cụ thể là gì?

Hiệu trưởng trường tiểu học cần đạt chuẩn đối với Tiêu chí 9, cụ thể là:

- Xây dựng được quy hoạch phát triển nhà trường, trong đó thể hiện được
quy mô phát triển (số lượng, chất lượng giáo dục, đội ngũ, cơ sở vật chất,
trường chuẩn quốc gia, ...);

- Xây dựng được các loại kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có
các loại kế hoạch cơ bản:

kế hoạch năm học (mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp và các điều kiện thực

hiện);

kế hoạch dạy học và giáo dục (kế hoạch thực hiện các hoạt động dạy học
các môn học;

kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt
động giáo dục khác);

- Các loại kế hoạch được công bố công khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường, đến các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà tài trợ, ...;

- Các loại kế hoạch được tổ chức thực hiện có kết quả thể hiện việc đạt các
mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đề ra.
7. Tiêu chí (10) về quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường tiểu học hiệu trưởng cần
làm gì để đạt chuẩn?
Để đạt chuẩn:

- Thành lập, kiện toàn được các tổ chức bộ
máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy
định;

- Có các biện pháp để quản lý hoạt động của
các tổ chức bộ máy nhà trường;

- Sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm
bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với
năng lực, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ,
giáo viên, nhân viên;
7. Tiêu chí (10)về quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo

viên, nhân viên nhà trường tiểu học hiệu trưởng cần
làm gì để đạt chuẩn?

- Thực hiện được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
giáo viên, nhân viên;

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán
bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Thực hiện đầy đủ và đúng công tác đánh giá, xếp
loại, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên,
nhân viên theo các quy định của Nhà nước và của
ngành giáo dục;

- Tổ chức được các hoạt động thi đua; có tập thể sư
phạm đoàn kết.
8. Yêu cầu về quản lý học sinh (11) đối với hiệu trưởng
cần được hiểu như thế nào?
Tiêu chí 11, cần được hiểu như sau:

- Tổ chức được các hoạt động điều tra, khảo sát, huy
động và tiếp nhận học sinh với kết quả: đúng độ tuổi,
đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch;

- Tổ chức các lớp học sinh theo quy định (về số
lượng, độ tuổi), tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 5%, học sinh
lưu ban không quá 15%;

- Thực hiện được công tác thi đua, khen thưởng, kỷ
luật đối với học sinh;


- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, không vi
phạm các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh.
9. Hiệu trưởng cần thực hiện như thế nào để đạt chuẩn
đối với Tiêu chí 12(Quản lý hoạt động dạy học và giáo
dục)?
Hiệu trưởng cần thực hiện để đạt chuẩn đối với Tiêu chí 12,
như sau:

- Các kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng
khối lớp được lập và thực hiện đúng quy định;

- Quản lý được các hoạt động dạy của giáo viên, các hoạt
động học của học sinh theo quy định;

- Đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng của các môn học đạt
mức trung bình ở tất cả các môn học;

- Việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
đúng quy định;
9. Hiệu trưởng cần thực hiện như thế nào để đạt chuẩn
đối với Tiêu chí 12 (Quản lý hoạt động dạy học và giáo
dục)?

- Tỷ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình
trở lên (đôi vơi các môn đánh giá bằng điểm số) và hoàn
thành trở lên (đôi vơi các môn đánh giá băng nhận xét)
tối thiểu đạt 70%, trong đó có 40% học sinh giỏi và học
sinh tiên tiến;


- Số học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ
của học sinh tiểu học đạt tỷ lệ từ 80% trở lên, trong đó tỷ
lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 60% trở lên, không
có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu;

- Tổ chức được công tác kiểm tra và xác nhận hoàn thành
chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trong địa
bàn quản lý của trường.
10. Để đạt chuẩn về quản lý tài chính, tài sản(13) hiệu
trưởng cần phải làm những gì?
Tiêu chí 13, để đạt chuẩn hiệu trưởng cần:

- Biết và thực hiện huy động, sử dụng đúng quy định
các nguồn tài chính của nhà trường phục vụ các hoạt
động dạy học và giáo dục;

- Có hệ thống văn bản về quản lý tài chính theo quy
định, trong đó có quy chế chi tiêu nội bộ;

- Việc dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo
cáo tài chính theo chế độ kế toán, tài chính của Nhà
nước;
10. Để đạt chuẩn về quản lý tài chính, tài sản(13) hiệu
trưởng cần phải làm những gì?

- Thực hiện việc quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ
đúng quy định;

- Thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng
quy định;


- Quản lý, sử dụng tài sản đúng mục đích và nhiệm vụ
của nhà trường, đúng quy định của pháp luật;

- Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học của nhà trường đạt được một
số yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng giáo dục.
11. Thực hiện Tiêu chuẩn 4 (Năng lực tổ chức phối hợp với gia
đình học sinh, cộng đồng và xã hội) hiệu trưởng cần phải có yêu
cầu về mức độ năng lực như thế nào để đạt chuẩn?
hiệu trưởng cần phải có yêu cầu về mức độ năng lực
như sau để đạt chuẩn:

- Có tổ chức một số hoạt động tuyên truyền trong cha
mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa
nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học;

- Có tổ chức một số hoạt động phối hợp với gia đình,
Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn
diện đối với học sinh;

- Có tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương
về chủ trương, biện pháp nhằm phát triển giáo dục
tiểu học trên địa bàn;
11. Thực hiện Tiêu chuẩn 4 (Năng lực tổ chức phối hợp với gia
đình học sinh, cộng đồng và xã hội) hiệu trưởng cần phải có yêu
cầu về mức độ năng lực như thế nào để đạt chuẩn?

Có tổ chức huy động các nguồn lực của
cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị -

xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp
phần xây dựng nhà trường, thực hiện mục
tiêu giáo dục;

- Có tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh tham gia các hoạt động xã
hội ở địa phương.

×