Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tình hình nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.03 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN
Ở TRẺ SƠ SINH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ NĂM 2014
Lê Thị Công Hoa*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn thường gặp và kháng sinh sử dụng trong
nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang trên 55 bệnh nhân sơ sinh được chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết tại Bệnh viện Trung Uơng Huế năm 2014.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh là 5,86%, tỷ lệ tử vong chiếm 16,4%. Các dấu
hiệu lâm sàng thường gặp theo thứ tự: nổi vân tím, da tái, li bì, suy hô hấp chướng bụng, nôn và bú kém, sốc
nhiễm khuẩn (p<0,0001). Các dấu hiệu cận lâm sàng thường gặp: tiểu cầu giảm <100.000/mm3 chiếm
65,5%(p<0,05), bạch cầu giảm < 5.000/mm3 chiếm 29,1% và BC tăng là 18,2% (p<0,0001), CRP tăng >10 mg/l
chiếm tỷ lệ 79,2%. Các vi khuẩn thường gặp: Klebsiella pneumoniae chiếm 52,9%, Pseudomonas aeruginosa ,
Enterobacter agglomerans, Enterobacter cloacae đều có tỷ lệ 11,8%. E.coli và Staphylococus Aureus chỉ chiếm
5,9%.(p<0,0001). Kháng sinh được sử dụng: amikacin chiếm tỷ lệ 63,4%, meropenem và vancomycin chiếm
54,5%, nhóm quinolon chiếm 45,4%.
Kết luận : Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp theo thứ tự: nổi vân tím, da tái, li bì, suy hô hấp chướng bụng,
nôn và bú kém, sốc nhiễm khuẩn (p<0,0001). Các dấu hiệu cận lâm sàng thường gặp: tiểu cầu giảm
<100.000/mm3 chiếm 65,5%(p<0,05), bạch cầu giảm < 5.000/mm3 chiếm 29,1% và BC tăng là 18,2% (p<0,0001),
CRP tăng >10 mg/l chiếm tỷ lệ 79,2%. Các vi khuẩn thường gặp: Klebsiella pneumoniae chiếm 52,9%,
Pseudomonas aeruginosa , Enterobacter agglomerans, Enterobacter cloacae đều có tỷ lệ 11,8%. E.coli và
Staphylococus Aureus chỉ chiếm 5,9%.(p<0,0001). Kháng sinh được sử dụng: amikacin chiếm tỷ lệ 63,4%,
meropenem và vancomycin chiếm 54,5%, nhóm quinolon chiếm 45,4%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở
trẻ sơ sinh là 5,86%, tỷ lệ tử vong chiếm 16,4%.
Từ khóa : Sơ sinh, nhiễm khuẩn bệnh viên, vi khuẩn, kháng sinh.


ABSTRACT
THE SITUATION OF HOSPITAL ACQUIRED SEPTICEMIA OF NEONATES
AT HUE CENTRAL HOSPITAL IN 2014
Le Thi Cong Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 77 - 84
Objective: To survey on the clinical and paraclinical, common bacteria and the use of antibiotic in hospital
acquired septicemia of neonates.
Method: Perspective, descriptive cross-sectional.
Subjects: The research on 55 neonates diagnosed hospital acquired sepsis at Hue Central Hospital in 2014.
Results: The rate of hospital acquired septicemia of neonates was 5.86%, mortality accounted for
16.4%. The common clinical signs were poor capillary refill (purple), pale skin, lethargy, respiratory
distress, abdominal distention, vomiting and poor feeding, septic shock (p <0.0001). The common
paraclinical signs were: thrombocytopenia <100.000 / mm3 accounted for 65.5% (p <0.05), leukopenia
<5.000 / mm3 accounted for 29.1% and leukocyte increase experienced 18.2% (p <0.0001). CRP increase >
* Bệnh viện Trung Ương Huế
Tác giả liên lạc: Bs.CKII Lê Thị Công Hoa

Chuyên Đề Nhi Khoa

ĐT: 0543822325

Email:

77


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

10 mg/l accounted for 79.2%. The common bacteria were: Klebsiella pneumoniae accounted for 52.9%,

Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter agglomerans, Enterobacter cloacae accounted for 11.8%. E.coli and
Staphylococcus Aureus accounted for 5.9%. (P <0.0001). The antibiotics were used: amikacin took 63.4%,
meropenem and vancomycin 54.5%, quinolones 45.4%.
Conclusion: The common clinical signs were poor capillary refill (purple), pale skin, lethargy, respiratory
distress, abdominal distention, vomiting and poor feeding, septic shock (p <0.0001). The common paraclinical
signs were: thrombocytopenia <100.000 / mm3 accounted for 65.5% (p <0.05), leukopenia <5.000 / mm3 accounted
for 29.1% and leukocyte increase experienced 18.2% (p <0.0001). CRP increase > 10 mg/l accounted for 79.2%.
The common bacteria were: Klebsiella pneumoniae accounted for 52.9%, Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter
agglomerans, Enterobacter cloacae accounted for 11.8%. E.coli and Staphylococcus Aureus accounted for 5.9%.
(P <0.0001). The antibiotics were used: amikacin took 63.4%, meropenem and vancomycin 54.5%, quinolones
45.4%. The rate of hospital acquired septicemia of neonates was 5.86%, mortality accounted for 16.4%.
Key

words:

Neonate,

hospital

acquired

septicemia,

bacteria

and

antibiotics.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Mục tiêu nghiên cứu

Nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện, đặc
biệt tại các đơn vị hồi sức cấp cứu là vấn đề thời
sự và còn nan giải. Ở các bệnh viện của nước ta
hiện nay, do tình hình bệnh nhân nặng ngày
càng nhiều, quá tải, nhân lực thiếu, trong khi vấn
đề vô khuẩn vẫn chưa thực sự đảm bảo, sử dụng
kháng sinh không hợp lý làm gia tăng vi khuẩn
đa kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị.

Tìm hiểu các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm
sàng thường gặp ở trẻ sơ sinh trong nhiễm
khuẩn huyết tại bệnh viện.

Tại các đơn vị hồi sức sơ sinh, tỷ lệ trẻ đẻ non
ngày càng tăng, các thủ thuật can thiệp trên trẻ
ngày càng nhiều giúp cứu sống trẻ nhiều hơn,
nhưng bên cạnh đó do trẻ phải nằm viện lâu dài
làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải tại
bệnh viện. Theo y văn và một số nghiên cứu
trong nước và trên thế giới cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ giữa
9,3 và 25,6%(4,6,11).
Các vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn mắc
phải tại bệnh viện chủ yếu là các trực khuẩn
gram âm sinh men β lactamase phổ rộng đa
kháng thuốc(1,5). Do đó việc điều trị khó khăn, chi
phí tốn kém, trẻ phải nằm viện kéo dài và tỷ lệ tử

vong cao.
Để góp phần chẩn đoán nhanh, điều trị kịp
thời và tăng cường phòng ngừa nhiễm khuẩn
mắc phải tại bệnh viện giúp cứu sống nhiều
bệnh nhân hơn, giảm chi phí cho điều trị.

78

Dịch tể học vi khuẩn thường gặp trong
nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện và kháng sinh
sử dụng.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Toàn bộ trẻ sơ sinh vào nằm viện tại Khoa
HSCC Nhi-Sơ sinh, Bệnh viện Trung Ương Huế
từ tháng 1/1- 31/12 năm 2014 được chẩn đoán
nhiễm khuẩn mắc phải tại Bệnh viện.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa trên tiêu chuẩn
của CDC (Centers for Disease Control 2004).

Tiêu chuẩn chọn bệnh
+ Tất cả các bệnh nhân nằm viện tại đơn vị sơ
sinh, sau 48 giờ xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng
của nhiễm khuẩn sơ sinh.
+ Các bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc phải tại
bệnh viện từ nơi khác chuyển tới.

+ Bệnh nhân được làm các xét nghiệm trước
khi sử dụng kháng sinh: CTM, CRP, cấy máu,
các xét nghiệm khác tùy theo yêu cầu từng bệnh.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
+ Các hồ sơ được chọn để nghiên cứu khi đạt
một trong những tiêu chuẩn sau:
• Cấy máu dương tính: tiêu chuẩn vàng.
• CRP tăng > 10 mg/l.
• Biến đổi công thức bạch cầu: Bạch cầu
tăng > 20.000/mm3 hoặc giảm <5.000/mm3, BC
non > 10%.
• Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3.
Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ được chẩn đoán và
điều trị theo hướng nhiễm khuẩn mắc phải tại
bệnh viện nhưng không đạt các tiêu chuẩn trên.

Xử lý số liệu
Theo phần mềm thống kê MedCalc.

KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai.
Phân loại tuổi thai
Đẻ non
Đủ tháng

Già tháng
Tổng

n
42
10
3
55

%
76,4
18,2
5,5
100

p

< 0,0001

Nhận xét: Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu là trẻ đẻ non chiếm tỷ lệ 76,4%.

Phân bố bệnh nhân theo cân nặng
Bảng 2. Phân bố theo cân nặng.
Cân nặng (g)
< 1000
1000 - < 1500
1500 - < 2500
≥ 2500
Tổng


n
3
20
23
9
55

%
5,5
36,4
41,8
16,4
100

p

0,0003

Nhận xét: Nhóm cân nặng cao nhất là nhóm
cân nặng <1500g chiếm 41,9%, từ 1500-< 2500g
chiếm 41,8%. Trong đó trẻ có cân nặng thấp nhất
là 800g và cao nhất là 2800g, trung bình là
1671±568g (p=0,4506).

Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3. Phân bố theo giới
Giới
Nam
Nữ


n
30
25

%
54,5
45,5

Chuyên Đề Nhi Khoa

p
0,5896

Giới
Tổng

Nghiên cứu Y học
n
55

%
100

p

Nhận xét: tỷ lệ trẻ nam cao hơn trẻ nữ nhưng
không có ý nghĩa thống kê.

Triệu chứng lâm sàng

Ngày xuất hiện triệu chứng lâm sàng của
nhiễm khuẩn tính từ ngày năm viện: Ít nhất là 3
ngày, nhiều nhất là 39 ngày, trung bình 14,2 ± 8,6
ngày (p=0,0912).

Biểu hiện lâm sàng
Bảng 4. Các dấu hiệu lâm sàng.
Triệu chứng
o
Sốt ≥ 37,5 C
Nhiệt độ
Hạ thân nhiệt
Cơn ngừng thở
Hô hấp
Thở nhanh
Thở gắng sức
Nhịp tim nhanh
Tim mạch
Nhịp tim chậm
Sốc
Vàng
Màu da
Tái
Nổi vân tím
Li bì
Kích thích
Thần kinh
Co giật
Tăng trương lực cơ
Giảm trương lực cơ

Bú kém
Nôn
Chướng bụng
Tiêu chảy
Tiêu hóa
Sữa không tiêu
Phân có máu
Gan lớn
Lách lớn
Ban xuất huyết dưới da

n
11
1
33
8
9
5
2
4
12
40
51
37
2
2
4
2
13
13

30
3
9
1
8
1
2

%
p
20,8
1,8
60,6
14,6
16,4
9,1
3,6
7,3
21,8
72,7
92,7
63,3
3,6 < 0,0001
3,6
7,2
3,6
23,6
23,6
54,5
5,5

16,4
1,8
14,5
1,8
3,6

Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng thường
gặp nhất trong nhóm nghiên cứu theo thứ tự là
nổi vân tím toàn thân chiếm 92,7%, da tái 72,7%,
triệu chứng thần kinh với li bì 63,6% và hô hấp
với cơn ngừng thở chiếm 60,6%. Triệu chứng
tiêu hóa cũng là dấu hiệu thường gặp với
chướng bụng chiếm 54,5%, nôn và bú kém
chiếm 23,6%. Các triệu chứng ít gặp là sốc chiếm
4%, ban xuất huyết dưới da chỉ chiếm 3,6%.

79


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học
Cận lâm sàng

Biến đổi công thức máu: Bạch cầu (BC) và Tiểu
cầu (TC)
Bảng 5. Công thức BC và TC.
CTM
3
BC > 20.000/mm

3
BC < 5000/ mm
BC non > 10%
3
TC < 100.000/mm

n
10
16
2
36

%
18,2
29,1
3,6
65,5

p
< 0,0001
< 0,0001
< 0,0001
0,0310

Nhận xét: TC giảm <100.000/mm3 chiếm tỷ lệ
cao 65,5% có ý nghĩa thống kê. Số bệnh nhân có
BC giảm nặng < 5.000/mm3 chiếm tỷ lệ 29,1%, cao
hơn so với BC tăng >20.000/mm3 là 18,2%.

Biến đổi của CRP

Giá trị CRP: Thấp nhất: 11 mg/l, cao nhất
177,19 mg/l, trung vị 35,00 mg/l (25-75% độ tin
cậy: 17,67-74,73 mg/l0) (p=0,01020).
Bảng 6. Thời gian tăng CRP.
Thời gian tăng
Sau 6 giờ
Sau 12 giờ
Sau 24 giờ
Sau 48 giờ
Âm tính
Tổng

n
5
13
15
10
12
55

%
9,1
23,6
27,3
18,2
21,8
100

p


0,0107

Vi khuẩn gây bệnh
Tỷ lệ bệnh nhân được cấy máu là 83,6%
(46/55) trong lô nghiên cứu. Trong số 46 bệnh
nhân được cấy máu, có 17 bệnh nhân cấy máu
dương tính chiếm tỷ lệ 37% (p=0,1048).
Bảng 7. Các loại vi khuẩn gây bệnh tại môi trường
bệnh viện.

80

n
9
2
2
2
1
1
17

Vi khuẩn gram âm sinh men β lactamase
phổ rộng
Bảng 8. Vi khuẩn sinh men β lactamase phổ rộng
(ESBL).
Vi khuẩn sinh ESBL
+
Tổng

n

11
4
15

%
73,3
26,7
100

p
0,1213

Nhận xét: Trong 17 trường hợp cấy máu
dương tính vi khuẩn gram âm có ESBL + chiếm
tỷ lệ cao với 73,3% nhưng không có ý nghĩa
thống kê.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm
khuẩn huyết

Nhận xét: Thời gian CRP tăng sau 12 giờ là
23,6% và sau 24 giờ chiếm tỷ lệ 27,3%. CRP
tăng chậm sau 48 giờ chiếm 18,2%. Tỷ lệ CRP
âm tính trong lô nghiên cứu cũng chiếm tỷ lệ
cao là 21,8%.

Loại vi khuẩn
Klebsiella pneumoniae
Pseudomonas aeruginosa
Enterobacter agglomerans

Enterobacter cloacae
E.coli
Staphylococus Aureus
Tổng

Nhận xét: Trong 17 trường hợp cấy máu
dương tính, vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là gram
âm, trong đó đứng hàng đầu là Klebsiella
pneumoniae chiếm 52,9%, còn lại là rải rác các loại
vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter
agglomerans, Enterobacter cloacae chiếm 11,8%, vi
khuẩn tụ cầu vàng và E.coli ít gặp hơn.

%
52,9
11,8
11,8
11,8
5,9
5,9
100

p

0,0107

Bảng 9. Các loại kháng sinh được sử dụng điều trị.
Loại kháng sinh
Imipenem
Meropenem

Piperacilline and Tazobactam
Quinolone
Amikacin
Vancomycin

n
16
30
4
25
35
30

%
29,1
54,5
7,3
45,4
63,4
54,5

p

< 0,0001

Nhận xét: Kháng sinh được sử dụng nhiều
nhất là amikacin chiếm tỷ lệ 63,4%, tiếp đến là
meropenem và vancomycin chiếm 54,5%, nhóm
quinolon cũng được sử dụng khá phổ biến với tỷ
lệ 45,4%.


Kết quả điều trị
Bảng 10. Kết quả điều trị.
Kết quả
Sống
Tử vong
Tổng

n
46
9
55

%
83,6
16,4
100

p
< 0,0001

Nhận xét: Tỷ lệ cứu sống là 83,6% (46/55), tử
vong 9 trường hợp chiếm 16,4%.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung

Trong năm 2014 đơn vị sơ sinh chúng tôi có
319 trường hợp được chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ
sinh thì có 55 trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn
huyết do mắc phải tại bệnh viện với tỷ lệ là
5,86%. Theo nghiên cứu của Xu Y(11) là 11,6%, Su
BH(7) là 11,4% và Phan Thị Hằng(6) là 15,7%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ thấp hơn do
chúng tôi chỉ nghiên cứu trên bệnh nhân bị
nhiễm khuẩn huyết mà không tính nhiễm khuẩn
bệnh viện (NTBV) chung.
Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
là trẻ đẻ non chiếm tỷ lệ 76,4% (p < 0,001). Nhóm
cân nặng <1500 g chiếm tỷ lệ 41,9%, cân nặng
trung bình là 1671 ± 568 g (p = 0,4506), trẻ nam
chiếm tỷ lệ cao hơn so với trẻ nữ nhưng không
có ý nghĩa thống kê. Đây là nhóm bệnh có nguy
cơ cao nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện do
khả năng miễn dịch còn kém, thời gian trẻ phải
nằm tại phòng hồi sức tích cực lâu, nuôi dưỡng
qua đường tĩnh mạch dài ngày, can thiệp nhiều
thủ thuật như hồi sức, thở máy xâm nhập,
catherter tĩnh mạch.

Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
Lâm sàng
Ngày xuất hiện triệu chứng lâm sàng của
nhiễm khuẩn tính từ ngày năm viện trung bình
14,2 ± 8,6 ngày (p = 0,0912) trong đó nhanh nhất
là 3 ngày và muộn nhất là 39 ngày.
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất

trong nhóm nghiên cứu là nổi vân tím toàn
thân chiếm 92,7%, da tái 72,7%. Tiếp đến triệu
chứng thần kinh với li bì 63,6%, suy hô hấp
với cơn ngừng thở chiếm 60,6%. Triệu chứng
tiêu hóa cũng là dấu hiệu thường gặp với
chướng bụng chiếm 54,5%, nôn và bú kém
chiếm 23,6%. Triệu chứng sốc chỉ chiếm 4% vì
đây là dấu hiệu muộn trong nhiễm khuẩn
huyết và gây tỷ lệ tử vong cao.
Nghiên cứu của chúng tôi tương tự theo y
văn và nghiên cứu của một số tác giả cho thấy

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

các triệu chứng lâm sàng báo động trẻ có nguy
cơ nhiễm khuẩn mắc phải khi đang nằm điều trị
tại Bệnh viện là: chậm nhịp tim, thay đổi màu da
(tím tái), rối loạn huyết động học, cơn ngừng
thở, SpO2 giảm, chướng bụng, sữa không tiêu, ứ
đọng dịch dạ dày và rối loạn thân nhiệt(3) .
Theo nghiên cứu của Trương Thị Sương(10):
triệu chứng lâm sàng thường gặp trong nhiễm
khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Quảng
Nam là vàng da nặng 100%, ban xuất huyết
80,95%, li bì bỏ bú 80,95% và suy hô hấp là
71,43%. Tương tự theo nghiên cứu của Trương
Thị Loan(8) các dấu hiệu lâm sàng thường gặp
trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở đơn vị sơ sinh

Bệnh viện Đa khoa Bồng Sơn năm 2006-2007 là: li
bì 92%, vàng da 39,2%, sốt 33,3% và hạ thân
nhiệt 29,4%. Theo đánh giá của chúng tôi thì khi
có các dấu hiệu li bì, vàng da, xuất huyết, sốc
thường là các dấu hiệu muộn của nhiễm trùng
mắc phải tại bệnh viện.

Cận lâm sàng
Qua phân tích công thức máu, trong lô
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng TC
giảm < 100.000/mm3 chiếm tỷ lệ cao 65,5% có ý
nghĩa thống kê. Số bệnh nhân có BC giảm nặng <
5.000/mm3 chiếm tỷ lệ 29,1%, cao hơn so với BC
tăng là 18,2%. Trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
hai dấu hiệu cận lâm sàng cho thấy tình trạng
bệnh nặng và tiên lượng xấu là số lượng BC thấp
< 5.000 và TC giảm nặng nhất là khi tiểu cầu <
50.000 với nguy cơ gây xuất huyết não màng não
và xuất huyết nhiều cơ quan nếu không điều trị
hỗ trợ tốt và kịp thời. Nghiên cứu của chúng tôi
cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Trương
Thị Sương(10) về số lượng tiểu cầu giảm < 100.000
chiếm tỷ lệ cao 80,95%. Tuy nhiên về biến đổi
công thức bạch cầu thì nghiên cứu của chúng tôi
khác với tác giả Lê Huy Thạch(3) là BC tăng >
20.000 chiếm 27,7%, cao hơn so với BC giảm <
5000 chiếm 8,8% và số lượng tiểu cầu <100.000
chiếm tỷ lệ thấp hơn là 30,5%. Sự khác biệt này
có lẻ còn tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh
tại từng đơn vị.


81


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Về giá trị CRP: Theo nghiên cứu của chúng
tôi CRP tăng > 10 mg/l chiếm tỷ lệ 79,2% trong
đó thấp nhất là 11mg/l và cao nhất là 177,19 mg/l,
trung vị 35.00 mg/l (25 -75% độ tin cậy: 17,6774,73 mg/l) (p=0,01020). So sánh với tác giả
Trương Thị Sương(10) thì CRP tăng chiếm 76,2%
trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện
Quảng Nam, kết quả này gần giống với nghiên
cứu của chúng tôi. Theo Trương Thị Loan(8) thì
kết quả CRP tăng trong nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh tại bệnh viện chỉ chiếm 24,3%, thấp hơn
nhiều so với chúng tôi.
Thời gian CRP tăng chậm sau 12 giờ là 23,6%
và cao nhất là sau 24 giờ chiếm tỷ lệ 27,3% và sau
48 giờ là 21,8%. Do vậy đối với nhiễm khuẩn
huyết do mắc phải tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh cần
phải dựa vào nhiều yếu tố kết hợp đặc biệt là
dấu hiệu lâm sàng và công thức máu để quyết
định dùng kháng sinh kịp thời, nếu chỉ dựa vào
giá trị CRP để cho kháng sinh thì sẽ muộn và
nguy cơ tử vong sẽ cao.

Dịch tể học các vi khuẩn thường gặp và

kháng sinh sử dụng
Tỷ lệ bệnh nhân được cấy máu là 83,6%
(46/55) trong lô nghiên cứu. Trong số 46 bệnh
nhân được cấy máu, có 17 bệnh nhân cấy máu
dương tính chiếm tỷ lệ 37% (p=0,1048).
Tỷ lệ cấy máu dương tính của chúng tôi thấp
hơn nghiên cứu của Amita Jain(1) là 47,5% nhưng
lại cao hơn so với một số tác giả như Phan thị
Hằng(6) là 21,6%, Su BH(7) là 17,5% và Lê Huy
Thạch(3) là 11,1%.
Trong 17 trường hợp cấy máu dương tính, vi
khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram âm
mà đứng hàng đầu là Klebsiella pneumoniae chiếm
52,9%, còn lại là rải rác các loại vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter agglomerans,
Enterobacter cloacae đều chiếm tỷ lệ 11,8%.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên
cứu của Trương Thị Sương(7), vi khuẩn gây bệnh
chủ yếu trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh
là vi khuẩn gram âm, trong đó Klebsiella
pneumoniae chiếm 66,66%, E.coli chiếm 19,05%.

82

Theo Amita Jain(1) cũng cho kết quả tương tự với
vi khuẩn gram âm là 67,7% và thường gặp nhất
là Klebsiella spp.
Trong 17 trường hợp cấy máu dương tính
chủ yếu là trực khuẩn gram âm sinh men β
lactamase phổ rộng (ESBL) chiếm tỷ lệ cao với

73,3% cho thấy tính chất đa kháng thuốc của các
vi khuẩn và sự điều trị khó khăn, cần phải phối
hợp nhiều loại kháng sinh mạnh có phổ rộng.
Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là amikacin chiếm tỷ lệ
63,4%, tiếp đến là meropenem và vancomycin
chiếm 54,5%, nhóm quinolon cũng được sử dụng
khá phổ biến với tỷ lệ 45,4%. Dựa vào kháng
sinh đồ của các loại vi khuẩn phân lập được, hai
nhóm kháng sinh kinh nghiệm ban đầu chúng
tôi thường kết hợp là nhóm aminoside và nhóm
carbapenem. Nếu không đáp ứng điều trị sau 48
giờ hoặc những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh
viện từ các bệnh viện khác chuyển tới đã dùng
hai nhóm trên, chúng tôi phối hợp thêm nhóm
quinolone hoặc vancomycin. Khi có kết quả cấy
máu dương tính, kháng sinh sẽ dùng tiếp tục
theo kháng sinh đồ.
Thời gian sử dụng kháng sinh: trung bình
13,2 ngày (trung vị 14 ±4,98, p = 0,0142). Thời
gian ngắn nhất là hai ngày do bệnh nhân đã tử
vong. Thời gian dài nhất là 29 ngày cho thấy
điều trị khó khăn, chi phí tốn kém trong nhiễm
trùng vi khuẩn đa kháng thuốc tại bệnh viện.
Tác giả Nguyễn Thị Nam Liên(5) nghiên cứu
về tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn
phân lập tại Bệnh viện Trung ương Huế năm
2007-2008 cho thấy rằng: các vi khuẩn kháng
kháng sinh có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ MRSA
41,2%, vi khuẩn sinh ESBL là 25,1% (E.coli),

34,6% (K.pneumonia). Vi khuẩn ESBL (+) có mức
độ kháng kháng sinh cao hơn so với vi khuẩn
không sinh ESBL. Nghiên cứu của Trương Thị
Sương(10) cho thấy kháng sinh đồ của các vi
khuẩn phân lập được chỉ đáp ứng với quinilon
thế hệ mới.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Một nghiên cứu gần đây của Tiskumara R(8)
về nhiễm khuẩn sơ sinh tại tám đơn vị sơ sinh ở
các nước Châu Á cho thấy tình trạng kháng
kháng sinh ngày càng trầm trọng, trên 50% trực
khuẩn gram âm đề kháng với kháng sinh, chỉ
44% nhạy cảm với 2 loại kháng sinh là
gentamycine và cephalosporine thế hệ ba.

Các dấu hiệu cận lâm sàng thường gặp trong
nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh:

Một nghiên cứu khác của Amita Jain(1) cũng
cho thấy ESBL được phát hiện 87,2% ở vi khuẩn
Klebsiella spp, 72,5% ở vi khuẩn Enterobacter,
65,3% ở E.coli và 33,3% ở Acinetobacter. 38% tử
vong do nhiễm khuẩn huyết, trong đó vi khuẩn

gram âm có ESBL tỷ lệ tử vong cao hơn.

+ Về giá trị CRP: CRP tăng >10 mg/l chiếm tỷ
lệ 79,2% trong đó thấp nhất là 11 mg/l và cao
nhất là 177,19 mg/l, trung vị 35.00 mg/l (25-75%
độ tin cậy: 17,67-74,73 mg/l) (p=0,01020)

Tỷ lệ cứu sống là 83,6% (46/55), tử vong 9
trường hợp chiếm 16,4%. Các bệnh nhân tử
vong chủ yếu là trẻ đẻ non cân nặng thấp, có
sốc nhiễm khuẩn và xuất huyết não màng não
do giảm tiều cầu nặng và bệnh nhân từ bệnh
viện khác chuyển đến muộn. Tỷ lệ tử vong
trong nghiên cứu chúng tôi tương đương với
nghiên cứu của Couto RC(2) là 16%, thấp hơn
so với tác giả Trương Thị Sương(10) là 76,2% và
cao hơn so với các tác giả như Su BH(7) là 8%
và Xu Y(11) là 4,1%.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn
huyết ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Trung
ương Huế năm 2014, chúng tôi rút ra những kết
luận sau:
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở
trẻ sơ sinh là 5,86% trong đó tỷ lệ tử vong
chiếm 16,4%.
Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết tại bệnh
viện ở trẻ sơ sinh.

Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong
nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh là:
nổi vân tím toàn thân chiếm 92,7%, da tái 72,7%,
triệu chứng thần kinh với li bì 63,6%, suy hô hấp
với cơn ngừng thở chiếm 60,6%, chướng bụng
chiếm 54,5%, nôn và bú kém chiếm 23,6%, sốc
nhiễm khuẩn chỉ chiếm 4% (p<0,0001).

Chuyên Đề Nhi Khoa

+ Về công thức máu: tiểu cầu giảm
<100.000/mm3 chiếm tỷ lệ cao 65,5% có ý nghĩa
thống kê (p<0,05), bạch cầu giảm nặng <
5.000/mm3 chiếm tỷ lệ 29,1%, cao hơn so với BC
tăng là 18,2% (p<0,0001).

Thời gian CRP tăng chậm sau 12 giờ là 23,6%
và cao nhất là sau 24 giờ chiếm tỷ lệ 27,3% và sau
48 giờ là 21,8% (p<0,05).
Dịch tể học vi khuẩn thường gặp trong
nhiễm khuẩn tại bệnh viện và kháng sinh sử
dụng.
Các vi khuẩn thường gặp trong nhiễm
khuẩn huyết tại Bệnh viện ở trẻ sơ sinh:
+ Tỷ lệ bệnh nhân cấy máu dương tính là
37% (p=0,1048). Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi
khuẩn gram âm mà đứng hàng đầu là Klebsiella
pneumoniae chiếm 52,9%, các vi khuẩn khác là
Pseudomonas aeruginosa là 11,8, Enterobacter
agglomerans, Enterobacter cloacae đều có tỷ lệ

11,8%. E.coli và Staphylococus Aureus chỉ chiếm
5,9% (p<0,0001).
+ Trực khuẩn gram âm sinh men β lactamase
phổ rộng chiếm tỷ lệ cao với 73,3%.
Kháng sinh sử dụng:
+ Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là
amikacin chiếm tỷ lệ 63,4%, meropenem và
vancomycin chiếm 54,5%, nhóm quinolon cũng
được sử dụng khá phổ biến với tỷ lệ 45,4%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Amita Jain, Indranil Joy, Mahendra KG, MalaKumar SK
(2003). Prevalence of extended-spectrum β-lactamaseproducing Gram-negative bacteria in septicaemic neonates in
a tertiary care hospital, Med Microbiol, 5, p.421-425.
Couto RC, Pedrosa TM, Tofani Cde P, Pedroso ER (2006), Risk
factors for nosocomial infection in a neonatal intensive care
unit, Infect Control Hosp Epidemiol; 27 (6) :p.571-5.
Lê Huy Thạch (2009), Những yếu tố tiên lượng nhiễm khuẩn
huyết sơ sinh Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Thuận 2007-2008,
Tạp chí y học Việt Nam tập 356, tháng 4-số 2/2009, tr.542-549.

83



Nghiên cứu Y học
4.
5.

6.

7.

8.
9.

84

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Marisa Marcia mussi-Pinhata (2001). Neonatal nosocomial
infections, J Pediatr (Rio J); 77 (Supl.l): p.S81-S96.
Nguyễn Thị Nam Liên, Trương Diên Hải, Mai văn Tuấn, Lê
Thị Thanh Lan (2009), Tình hình kháng kháng sinh của các vi
khuẩn phân lập tại Bệnh viện Trung Ương Huế 2007-2008,
Tạp chí y học thực hành-số 690+691, tr. 446-452.
Phan Thị Hằng, Nguyễn Văn Trương (2010), Nhiễm khuẩn
bệnh viện tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, Y học
thành phố Hồ Chí Minh 2010. Tập 14. Số 3, tr.157-162.
Su BH, Hsieh HY, Chiu HY, Lin HC (2007), Nosocomial
infection in a neonatal intensive care unit: a prospective study
in Taiwan, Am J Infect Control; 35 (3):p.190-5.
Tiskumara R, Fakharee SH, Liu CQ (2009), Neonatal infection
in Asia, Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed; 94 (2):p.144-8.
Trương thị Loan (2009), Mô tả một số đặc điểm nhiễm khuẩn

sơ sinh của trẻ đẻ non tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng

10.

11.

Sơn năm 2006-2007, Y học Việt Nam tháng 4-số 2/2009, tr.515523.
Trương Thị Sương (2007), Đặc điểm nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam, Y học Việt Nam
số đặc biệt-tháng 3/2007, tr. 276-285 .
Xu Y, Zhang LJ, Ge HY, Wang DH (2007), Clinical analysis of
nosocomial infection in neonatal intensive care units, Chinese
Journal of Pediatrics.45 (6):p.437-441.

Ngày nhận bài báo:

11/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

13/07/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/09/2016

Chuyên Đề Nhi Khoa




×