Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Gây mê hồi sức ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng ở người lớn có hỗ trợ robot Da Vinci

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.88 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

GÂY MÊ HỒI SỨC Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI
Ổ BỤNG Ở NGƯỜI LỚN CÓ HỖ TRỢ ROBOT DA VINCI
Phạm Văn Đông*, Đỗ Chí Cường*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật có hổ trợ robot lần đầu tiên được tiến hành tại Mỹ vào cuối thập niên 1980 và ngày
nay phổ biến ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong những thập kỹ qua, phẫu thuật nội soi có hổ trợ robot được
áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Phẫu thuật robot mang đến những ưu điểm trong phẫu thuật nội soi
như thẩm mỹ hơn, giảm đau sau mổ tốt hơn, ít biến chứng phẫu thuật và hồi phục sớm hơn nên thời gian nằm
viện ngắn hơn. Nhiều hệ thống robot đã được áp dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau. Gần đây, hệ thống
phẫu thuật robot da Vinci là hệ thống robot được sử dụng nổi bật tại Việt Nam. Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí
Minh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ robot trong phẫu thuật nội soi người lớn. Những cài
đặt và vận hành trong phẫu thuật có hổ trợ của robot khác với các phẫu thuật thường quy. Các bác sỹ gây mê hồi
sức cũng cần hiểu biết về những ảnh hưởng, những thay đổi khi phẫu thuật có sự hổ trợ robot để có kế hoạch gây
mê và hồi sức an toàn cho bệnh nhân. Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên sử dụng hệ thống robot da Vinci vào ngày
20 tháng 10 năm 2017. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá gây mê hồi sức ở bệnh nhân người lớn
được phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ trợ robot da Vinci.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu của tất cả bệnh nhân có chỉ định
phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ trợ robot DaVinci từ 01/10/2017 - 28/2/2018 tại khoa Bệnh Gây mê hồi sức Bệnh
viện Chợ Rẫy.
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam/nữ: 2/1, tổng số 36 bệnh nhân. Tuổi trung bình 51,5 ± 6,5, tuổi nhỏ nhất 25,
lớn nhất 76 tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ lệ 38,9%. BMI trung bình 22,4 ± 0,39, lớn nhất 27 và nhỏ nhất
17. Loại phẫu thuật của khoa ngoại tổng quát là 10 trường hợp, khoa gan mật tụy và tiết niệu đều là 13 trường
hợp. Tất cả thuốc mê duy trì trong phẫu thuật đều sử dụng kết hợp propofol kết hợp sevorane. Thời gian nằm viện
trung bình là 15,6 ± 1,67 ngày, thấp nhất là 7 ngày và cao nhất là 38 ngày. Thời gian phẫu thuật trung bình 431
± 65 phút, thấp nhất là 240 phút của khoa gan mật tụy và cao nhất là 630 phút của khoa ngoại tiết niệu. Số lượng
mất máu trung bình là 432,7 ± 182 mL, trong đó có 4 trường hợp cần truyền máu, cao nhất là 4 đơn vị hồng cầu


lắng 350 mL, một trường hợp truyền 3 đơn vị và 2 trường hợp truyền 2 đơn vị. Tổng số dịch truyền trung bình
trong phẫu thuật là 2831,1 mL, cao nhất 4500 mL và thấp nhất 1200 mL. Các kết quả trong quá trình phẫu thuật
được ghi nhận không có trường hợp nào mất ý thức, không có tử vong và đều được xuất viện theo dự kiến, không
có biến chứng tổn thương đầu chi trong và sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp nôn ói sau phẫu
thuật (8,3%), 2 trường hợp phù đầu cổ (5,5%) và 6 trường hợp phù kết mạc (16,7%). Về ảnh hưởng huyết động
có 20 trường hợp (55,5%) có rối loạn nhịp chậm hoặc tụt huyết áp cần sử dụng ephedrine hoặc phenylephedrine
sau đó mạch và huyết áp ổn định, chỉ có 2 (5,5%) trường hợp cần phải sử dụng vận mạch đến khi chuyển ICU
nhưng sau đó cũng ngừng được vận mạch.
Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có chỉ định được phẫu thuật nội soi có hổ trợ robot đều có kết quả phẫu
thuật tốt nhờ những lợi điểm của robot, bác sỹ gây mê hồi sức cần theo dõi và điều trị thích hợp với những
thay đổi của vấn đề hô hấp - tim mạch, các ảnh hưởng đi kèm khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và có
bơm hơi trong ổ bụng.
Từ khóa: phẫu thuật nội soi, robot da Vinci, gây mê hồi sức

* Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Chí Cường.

98

ĐT: 0914084055

Email:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
ANAESTHESIA FOR ROBOT-ASSISTED LAPAROSCOPIC SURGERY IN ADULTS

Pham Van Dong, Do Chi Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 98 - 104
Background: Robot-assisted surgery was first employed by the end of 1980s, and has since become popular
in the U.S., Europe, Japan, and South Korea for complex surgeries. Over the past decade, robot-assisted surgery
has become widespread in a variety of operations. Basically, robotic surgery offers the benefits of laparoscopic
surgery, such as improved cosmesis, reduced postoperative pain, and wound complications, and faster recoveries,
with shorter hospital stays. Several robotic systems have attempted to enter the field of robotic surgery. Presently,
the da Vinci system of Intuitive Surgical is the only commercially available robotic system, and is predominant in
Vietnam. Binh Dan hospital in Hochiminh city is the first in the country to perform robotic endoscope surgeries
for adult patients. The settings for robotic surgery require specific considerations that differ from conservative
surgical techniques. The modern anesthesiologist should keep abreast of these changes, and consider the impact on
the anesthetic plan and patient safety. Ho Chi Minh City-based Cho Ray Hospital puts into operation its newest
robotic endoscopic surgery system on October 23rd. These issues will be reviewed in this article.
Methods: A retrospective, cross-sectional study of all the patients having indication of robot-assisted
laparoscopic surgery in adults at Anesthesiology and critical care department in Cho Ray Hospital from Oct 1st,
2017 to Feb 28th, 2018.
Results: The ratio between male and female was approximately 2:1 among all 36 inpatients. The mean age
was 51.5 ± 6.5 with the oldest at 76 and the youngest at 25 years old. The mean body mass index (BMI) was 22.4
± 0.39. There were 10 cases from general surgery department. In addition, urology, liver and pancreas combined
had 13 cases. Maintenance of general anesthesia included propofol and severance. Average length of stay in
hospitals was 15.6 ± 1.67 days, with the minimum 7 days and the maximum 38 days. The mean time from
induction to the end of surgery was 431± 65 minutes, with the minimum of 240 minutes (liver and pancreas) and
the maximum of 630 minutes (urology department). The average amount of blood loss was 432.7 ± 182 mL. Four
patients received blood transfusion with a maximum of 4 packed red blood cells unit. The mean of perioperative
intravenous fluids was 2831.1, with the minimum of 1200 mL and the maximum of 4500 mL. The surgical
complications observed included no case of cognitive dysfunction, death, digit injury, head and neck edema
(5.5%), conjunctival edema (16.7%), arrhythmia (bradycardia) or low pressure (55.5%), postoperative nausea
and vomiting (8.3%), need for ICU (5.5%), need for vasopressor agents (5.5%).
Conclusion: Although the majority of patients generally tolerate robot-assisted surgery well and appreciate
the benefits, anesthesiologists must consider the changes in the cardiopulmonary system that occur when patients
are placed in Trendelenburg position, and when pneumoperitoneum is created.

Keywords: laparoscopic surgery, robot da Vinci, anesthesia
mẫu “người máy” đầu tiên được sử dụng trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
lâm sàng. Và được Cơ quan Quản lý Thực
Ngày nay sự tiến bộ của khoa học và y học
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận. Các
đã mang lại nhiều bước nhảy vọt trong điều
kỹ sư nhận thấy rằng kỹ thuật khéo léo và độ
trị các bệnh lý nội khoa và ngoại khoa. Thời
chính xác trong điều khiển dụng cụ phẫu
đại của “người máy” (robot) trong phẫu thuật
thuật của hệ thống “người máy” sẽ chính xác
vào những năm đầu thập niên 1990s, khi lần
hơn bác sĩ thông qua hệ thống cáp quang dẫn
đầu tiên, Hệ thống nội soi tự động cho tư thế
truyền để điều khiển hệ thống “người máy”.
tối ưu, màn hình kiểm soát bằng giọng nói là
Kể từ đó nhiều mẫu “người máy” được phát

99


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

triển. Tháng 4 năm 1997, các phẫu thuật
“người máy” (robot) đầu tiên được thực hiện
bởi Jacques Himpen và Guy Cardiere sử dụng
hệ thống phẫu thuật Da Vinci. Hệ thống phẫu

thuật này được FDA chấp thuận tháng 7 năm
2000 cho phẫu thuật nội soi nói chung. Năm
2000, có khoảng 1.500 trường hợp phẫu thuật
có robot hỗ trợ được thực hiện; đến năm 2004,
tăng lên đến hơn 20.000 trường hợp(7). Năm
2011, tăng lên đến 360.000 trường hợp phẫu
thuật bằng hệ thống da Vinci được thực hiện
trên thế giới trong đó có khoảng 146.000
trường hợp phẫu thuật cắt tử cung và 113.000
trường hợp phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt.
Tháng 1 năm 2009, Tiến sĩ Todd Tillmanns báo
kết quả của các nghiên cứu lớn nhất về việc sử
dụng hệ thống phẫu thuật robot da Vinci
trong phẫu thuật phụ khoa và ung thư. Tuy
nhiên, quá trình phẫu thuật gây mê hồi sức
cho những bệnh nhân mổ nội soi ổ bụng có hổ
trợ robot sẽ xảy ra biến chứng nếu không nắm
vững những biến đổi sinh lý, nhất là hệ thống
tuần hoàn hô hấp(3). Do đó, bác sỹ gây mê hồi
sức phải không ngừng học hỏi để đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của các phẫu
thuật. Tuy vậy chúng tôi tin rằng với những
kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ góp phần
không nhỏ trong việc định hướng sử dụng
phương pháp điều trị này trong thời gian tới.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu,
thu thập số liệu của tất cả bệnh nhân người lớn
(≥ 18 tuổi) được phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ

trợ robot da Vinci tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh
viện Chợ Rẫy; bao gồm khoa ngoại tổng quát
(phẫu thuật cắt trực tràng thấp + nối, cắt đại
tràng chậu hông..), khoa ngoại gan mật tụy
(phẫu thuật Whipple, cắt thân đuôi tụy, cắt đuôi
tụy, cắt nang tụy, cắt tử cung…), khoa ngoại tiết
niệu (phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến, cắt bang
quang toàn phần + tạo hình, cắt thận bán phần,
rò bàng quang âm đạo, tạo hình khúc nối niệu
quản…). Chúng tôi thu thập được số liệu của 36
trường hợp từ ngày 20 tháng 10 năm 2017 đến

100

ngày 5 tháng 2 năm 2018. Theo dõi monitoring
với các chỉ số thường quy (ECG, độ bão hoà oxy
qua mạch nảy, nhiệt độ, các thông số hô hấp) và
các thông số xâm lấn (huyết áp, CVP, khí máu).
Sau khi gây mê với sufentanil, propofol và
rocuronium liều 0,6 mg/kg, sẽ đặt nội khí quản.
Duy trì mê sufentanil và rocuronium truyền tĩnh
mạch liên tục, duy trì mê với sevorane kết hợp
propofol, theo dõi độ mê BIS, độ giãn cơ, dịch
truyền duy trì 2 – 3 mg/kg/giờ(9). Ondansetron
4 mg tiêm tĩnh mạch. Tư thế bệnh nhân
Trendelenburg với 2 tay dọc theo thân mình, các
tấm silicone được lót dưới vai, sử dụng các dây
chuyên dụng để cố định quanh ngực. Tiêu
chuẩn loại trừ bao gồm những trường hợp
chống chỉ định thông thường của các trường hợp

phẫu thuật nội soi robot như: suy tim, thiếu máu
cơ tim, thiểu dưỡng cơ tim, thiểu dưỡng tuần
hoàn não, tăng áp lực nội sọ, tăng nhãn áp, tăng
thán máu, kén phổi, tràn khí màn phổi tự phát,
dày dính màng phổi…Ý nghĩa thống kê được
xác lập ở mức α = 0,05.

KẾT QUẢ
Chúng tôi nghiên cứu trên 36 hồ sơ bệnh án
để đánh giá những thay đổi về tuần hoàn, dịch
truyền, mất máu và các biến chứng có thể gặp
trong quá trình gây mê hồi sức do tư thế
Trendelenburg và bơm hơi trong ổ bụng, với tỉ lệ
nam/nữ = 2/1 (12 nữ, 24 nam).
Bảng 1. Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi
< 60
 60
Tổng cộng

Số lượng bệnh nhân
22
14
36

Tỉ lệ %
61,1
38,9
100


Tuổi trung bình 51,5 ± 6,5, tuổi nhỏ nhất 25,
lớn nhất 76 tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ
lệ 38,9%. BMI trung bình 22,4 ± 0,39, lớn nhất 27
và nhỏ nhất 17.
Máu mất trong phẫu thuật
Mất máu độ 1 (<750 mL), độ 2 (750-1500 mL),
độ 3 (1500-2000 mL), độ 4 (>2000 mL) lần lượt là:
83%, 8%, 6% và 3% (Biểu đồ 1).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018

Nghiên cứu Y học
Tổng số dịch truyền trung bình trong phẫu
thuật là 2831,1 ± 164 mL, cao nhất 4500 mL và
thấp nhất 1200 mL.
Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo khoa phẫu thuật
Khoa
Ngoại tổng quát
Ngoại gan mật tụy
Ngoại tiết niệu
Tổng cộng

Số lượng bệnh nhân
10
13
13
36

Tỉ lệ %

27,8
36,1
36,1
100

Loại phẫu thuật của khoa ngoại tổng quát là
10 trường hợp, khoa gan mật tụy và tiết niệu đều
là 13 trường hợp. Tất cả thuốc mê duy trì trong
phẫu thuật đều sử dụng kết hợp propofol kết
Biểu đồ 1. Tỉ lệ mất máu trong phẫu thuật

hợp sevorane.

Bảng 2. Tổng dịch truyền trong phẫu thuật
Tổng dịch
truyền
<2000 mL
≥2000ml
Tổng (36)

Thời gian phẫu thuật
< 6 giờ (tỉ lệ %) ≥ 6 giờ (tỉ lệ %)
3 (8,3%)
4 (11,1%)
9 (25%)
20 (55,6%)
12
24

Số lượng mất máu trung bình là 432,7 ± 182

p

mL, trong đó có 4 trường hợp cần truyền máu,
cao nhất là 4 đơn vị hồng cầu lắng 350ml, một

0,11

trường hợp truyền 3 đơn vị và 2 trường hợp
truyền 2 đơn vị.

Bảng 4. Số lượng máu cần truyền đối với mỗi lại phẫu thuật
Khoa
Ngoại TQ
Ngoại gan mật tụy
Ngoại tiết niệu
Tổng (36)

Số lượng máu cần truyền (đơn vị hồng cầu lắng)
0
1
2
3
10 (27,8%)
0
1 (2,8)
0
10 (27,8%)
2 (5,6)
2 (5,6%)
1 (2,8%)

8 (22,2%)
0
0
0
28
2
3
1

4
0
1 (2,8%)
1 (2,8%)
2

p

0,36

Bảng 5. Các biến chứng trong quá trình chu phẫu
Khoa
Ngoại tổng quát
Ngoại gan mật tụy
Ngoại tiết niệu
Tổng (36)

Nôn ói

Không
0

10 (27,8%)
3 (8,3%) 10 (27,8%)
0
13 (27,8%)
3
33

Các biến chứng
Phù cổ đầu
Phù kết mạc

Không

Không
0
10 (27,8%)
0
10 (27,8%)
2 (5,6%) 11 (30,6%) 4 (11,1%)
9 (25%)
0
13 (27,8%) 2 (5,7%) 11 (30,6%)
2
34
6
30

Rối loạn nhịp chậm

Không

4 (11,1%) 6 (16,7%)
8 (22,2%) 5 (13,9%)
8
5(13,9%)
20
16

Kết quả trong quá trình phẫu thuật được ghi

có 20 trường hợp (55,5%) có rối loạn nhịp chậm

nhận không có trường hợp nào mất ý thức,

hoặc tụt huyết áp cần sử dụng ephedrine hoặc

không có tử vong và đều được xuất viện theo dự

phenylephedrine sau đó mạch và huyết áp ổn

kiến, không có biến chứng tổn thương đầu chi

định, chỉ có 2 (5,5%) trường hợp cần phải sử

trong và sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận có 3

dụng vận mạch đến khi chuyển ICU nhưng sau

trường hợp nôn ói sau phẫu thuật (8,3%), 2

đó cũng ngừng được vận mạch.


trường hợp phù đầu cổ (5,5%) và 6 trường hợp
phù kết mạc (16,7%). Về ảnh hưởng huyết động

Thời gian nằm viện trung bình là 15,6 ± 1,67
ngày, thấp nhất là 7 ngày và cao nhất là 38 ngày.

101


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

Nghiên cứu Y học
Bảng 6. Thời gian nằm viện
Khoa
Ngoại TQ (10)
Ngoại GMT (13)
Ngoại TN (13)
Tổng (36)

<5
0
0
0
0

Thời gian nằm viện (ngày)
10-14
15-20
5 (13,9%)

2 (5,6%)
4 (11,1%)
4 (11,1%)
5 (13,9%)
3 (7,4%)
14
9

5-9
1 (2,8%)
1 (2,8%)
3 (7,4%)
5

> 20
2 (5,6%)
4 (11,1%)
2 (5,6%)
8

Bảng 7. Thời gian phẫu thuật
Khoa phẫu thuật
Ngoại TQ (10)
Ngoại GMT (13)
Ngoại TN (13)
Tổng (36)

< 240
0
1 (2,8%)

0
0

Thời gian phẫu thuật (phút)
240 – 359
360 - 480
480 - 599
4 (11,1%)
4 (11,1%)
2 (5,6)
3 (7,4%)3
7 (19,4%)
1 (2,8%)
4 (11,1%)
5 (13,9%)
3 (7,4%)
5
14
9

Thời gian phẫu thuật trung bình 431 ± 65
phút, thấp nhất là 240 phút của khoa gan mật tụy
và cao nhất là 630 phút của khoa ngoại tiết niệu.

BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot làm giảm tỉ
lệ mắc bệnh và cải thiện chức năng của nhiều cơ
quan. Mặc dù, các bác sỹ gây mê cần hiểu biết
đầy đủ, chuẩn bị tư thế tốt và những thách thức
phải đối mặt do tư thế Trendelenburg thường

gây ra những biến chứng. Bơm hơi vào ổ bụng
trong phẫu thuật nội soi giúp quan sát phẫu
trường tốt. Áp lực thường trong giới hạn 12 – 15
mmHg và CO2 thường là khí hay được sử dụng.
Ảnh hưởng của hơi trong ổ bụng tới các cơ quan
như tim, thận, phổi, hệ thống miễn dịch qua 2
yếu tố: bản thân hơi trong ổ bụng và CO2 đóng
vai trò như một loại thuốc(2). Meininger và cộng
sự nghiên cứu ảnh hưởng của tim phổi do tư thế
Trendelenburg trong phẫu thuật nội soi robot
cho thấy có sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí
động mạch, cung lượng tim giảm trong quá trình
bơm hơi vào ổ bụng(9). Torrielli và cộng sự cho
thấy gia tăng áp lực ổ bụng lên 10 mmHg liên
quan đến giảm chỉ số tim ở tư thế
Trendelenburg, tăng huyết áp trung bình (MAP)
và tăng sức cản mạch ngoại biên và thường ít khi
trở lại giá trị trung bình sau khi xả khí ra khỏi ổ
bụng(14). Falabella và cộng sự chỉ ra rằng tư thế
Trendelenburg gia tăng thể tích nhát bóp và
MAP(2). Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy
tư thế Trendelenburg làm giảm tần số tim và cần

102

> 600
0
1 (2,8%)
1 (2,8%)
8


can thiệp. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời
gian phẫu thuật trung bình 431 phút, thấp nhất
là 240 phút của khoa gan mật tụy và cao nhất là
630 phút của khoa ngoại tiết niệu. Số lượng mất
máu trung bình là 432,7 mL, trong đó có 4
trường hợp cần truyền máu, cao nhất là 4 đơn vị
hồng cầu lắng 350 mL, một trường hợp truyền 3
đơn vị và 2 trường hợp truyền 2 đơn vị; tổng số
dịch truyền trung bình trong phẫu thuật là
2831,1 mL, cao nhất 4500mL và thấp nhất 1200
mL. So với Pruthi và cộng sự cho thấy thời gian
phẫu thuật trung bình của cắt bàng quang và
tiền liệt tuyến 6,1 giờ và mất máu trung bình 313
mL; phẫu thuật cắt bàng quang với thời gian
trong phòng mổ trung bình 4,6 giờ và mất máu
trung bình 271 ml(12). Lowrance và cộng sự thông
báo thời gian trung bình trong phòng mổ của
phẫu thuật robot là 287 phút(8). Trong một nghiên
cứu tiền cứu có so sánh giữa mổ mở với mổ
robot Ng và cộng sự cho thấy thời gian ở phòng
mổ trung bình đối với mổ mở là 5,85 giờ và 6,25
giờ đối với mổ robot(10). Nhiều nghiên cứu cũng
cho thấy kéo dài thời gian ở phòng mổ do cách
tiếp cận với robot(13). Menekse Oksar trong
nghiên cứu của mình cũng cho thấy có sự gia
tăng có ý nghĩa thời gian ở phòng mổ đối với
phẫu thuật robot. Trong đánh giá truyền máu
đối vối mổ mở và robot của phẫu thuật nội soi
cắt tiền liệt tuyến tận gốc, Kordan và cộng sự cho

thấy phẫu thuật robot ít máu mất và ít thay đổi
hematocrit hơn so với mổ mở(6). Menekse Oksar


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018
cho rằng mất máu nhiều hơn và cần truyền máu,
tắc ruột sau phẫu thuật nhiều hơn trong phẫu
thuật u bàng quang bằng phương pháp mổ mở.
Mất máu trung bình trong mổ mở cắt bàng
quang tận gốc của Lowrance và cộng sự là 750
mL và 38% bệnh nhân cần phải truyền máu(6,11).
Menekse Oksar trong nghiên cứu mổ robot cắt
bàng quang cho thấy không có bệnh nhân nào
cần truyền máu so với mổ mở. Mặc dù, biến
chứng khi mổ robot được báo cáo nhiều nhưng
biến chứng liên quan đến gây mê thường ít khi
xảy ra. Tư thế Trendelenburg có thể là nguyên
nhân gây ra giảm khả năng dự trữ chức năng,
thể tích thông khí, độ đàn hồi phổi và có thể gia
tăng xẹp phổi(1,4). Về biến chứng, nghiên cứu
chúng tôi không có biến chứng tổn thương đầu
chi trong và sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận
có 3 trường hợp nôn ói sau phẫu thuật (8,3%), 2
trường hợp phù đầu cổ (5,5%) và 6 trường hợp
phù kết mạc (16,7%). Về ảnh hưởng huyết động
có 20 trường hợp (55,5%) có rối loạn nhịp chậm
hoặc tụt huyết áp cần sử dụng ephedrine hoặc
phenylephedrine sau đó mạch và huyết áp ổn
định, chỉ có 2 (5,5%) trường hợp cần phải sử
dụng vận mạch đến khi chuyển ICU nhưng sau

đó cũng ngừng được vận mạch.
Trong những nghiên cứu gần đây, những
biến chứng liên quan đến tư thế trong quá trình
phẫu thuật như phù đầu mặt, phù kết mạc, sưng
lưỡi, triệu chứng như tắc nghẽn đường hô hấp
trên nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi tiêu
chuẩn để chuyển bệnh thường sau khi cải thiện
các triệu chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi
không cho thấy có biến chứng tổ thương thần
kinh, cũng tương tự như Yee và cộng sự, và
trong nghiên cứu của Menekse Oksar(11,15). Rối
loạn nhịp thường do nhiều nguyên nhân trong
phẫu thuật nội soi. So với nghiên cứu Menekse
Oksar cũng thấy hầu như nhiều trường hợp và
biến chứng xảy ra ngay khi bệnh nhân được
chuyển sang tư thế Trendelenburg hoặc trước
khi phẫu thuật. Có thể giải thích tình trạng này
do thay đổi tư thế và/hoặc phản xạ do căng giãn
phúc mạc, điều này làm tăng phản xạ phó giao

Nghiên cứu Y học
cảm (vagal tone). Hơn nữa, truyền fentanyl cũng
có vai trò trong những trường hợp này. Tuy
nhiên, nhịp chậm không xảy ra nữa sau khi xử
trí và truyền fentanyl liên tục sau đó và trong
thời gian khác của phẫu thuật. Qua nghiên cứu,
chúng tôi cũng khuyến cáo rằng tư thế
Trendelenburg phải cẩn trọng để tránh những
thương tổn thần kinh, các chi, gân. Vai và chân
phải được lót và bảo vệ, lồng ngực cố định ở

mức phù hợp trong quá trình thông khí. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, nhiệt độ luôn được
theo dõi và duy trì quanh ngưỡng 36,5oC bởi
phẫu thuật kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chuyển
hóa của bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân được
hưởng lợi vì những lợi ích mà phẫu thuật có hổ
trợ robot mang lại; tuy nhiên, các bác sỹ gây mê
hồi sức cần có những hiểu biết về những thay
đổi sinh lý trong quá trình mổ robot. Đặc biệt,
các bác sỹ gây mê cần xem xét những thay đổi
của hệ thống tim phổi và những biến đổi xảy ra
khi bơm hơi vào ổ bụng. Với những hiểu biết về
sự thay đổi đó sẽ giúp cho việc can thiệp kịp
thời, tránh được những biến chứng và hồi phục
nhanh chóng.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Phần lớn
bệnh nhân có chỉ định được phẫu thuật nội soi
có hỗ trợ robot đều có kết quả phẫu thuật tốt nhờ
những lợi điểm của robot, bác sỹ gây mê hồi sức
cần theo dõi và điều trị thích hợp với những thay
đổi của vấn đề hô hấp - tim mạch, các ảnh hưởng
đi kèm khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và
có bơm hơi trong ổ bụng. Tuy vậy chúng tôi tin
rằng với những kết quả thu được từ nghiên cứu
sẽ góp phần không nhỏ trong việc định hướng
sử dụng phương pháp điều trị này trong thời
gian tới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Andersen LPH, Hansen EG, et al (2014). Optimized
Anesthesia and Analgesic Regimen for Robotic Colorectal
Surgery. J Anesth Clin Res 5 p. 385.
Falabella A, Moore-Jeffries E, et al (2007). Cardiac function
during
steep
Trendelenburg
position
and
CO2
pneumoperitoneum for robotic-assisted. Anaesthesiol Scand, 49,
p. 778-783.

103


Nghiên cứu Y học
3.

4.

5.

6.


7.
8.

9.

10.

104

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

Herling SF, Dreijer B, Thomsen T, Møller AM (2014). Total
intravenous anaesthesia versus inhalational anaesthesia for
transabdominal robotic assisted laparoscopic surgery.
Cochrane Database of Systematic Reviews 12.
Irvine M et al (2014). Anaesthesia for robot-assisted
laparoscopic surgery. Anaesthesia Critical Care & Pain, 9(4)
p.125–129.
Kakar PN, Das J, Roy PM, Pant V (2011). Robotic invasion of
operation theatre and associated anaesthetic issues: A review.
Indian J Anaesth; 55 p.18-25.
Kordan Y, Barocas DA, et al (2010). Comparison of transfusion
requirements between open and robotic-assisted laparoscopic
radical prostatectomy. BJU Int, 106, p. 1036-1040.
Lee JR (2014). Anesthetic considerations for robotic surgery.
Korean J Anesthesiol. Jan; 66(1): p. 3–11.
Lowrance WT, RumohrJA, et al (2008). Contemporary open
radical cystectomy: analysis of perioperative outcomes. J
Urol, 179, p. 1313-1318.
Meininger D, Byhahn C, et al (2005). Positive end-expiratory

pressure improves arterial oxygenation during prolonged
pneumoperitoneum. Acta Anaesthesiol Scand 49(6), p. 778-883.
Ng CK, Kauffman EC, et al. (2010) A comparison of
postoperative complications in open versus robotic
cystectomy. Eur Urol, 57 p. 274-281.

11.

12.

13.

14.

15.

Oksar M, Akbulut Z, et al (2013). Anesthetic considerations for
robotic cystectomy: a prospective study. Brazilian Journal of
Anesthesiolog, 64(2), p.109-115.
Pruthi RS, Smith A, Wallen EM (2008). Evaluating the
learning curve for robot-assisted laparoscopic radical
cystectomy. J Endourol, 22, p. 2469-2474.
Ruurdam JP, Visser PL Broeders IAML (2003). Analysis of
Procedure Time in Robot-Assisted Surgery: Comparative
Study in Laparoscopic Cholecystectomy, Computer Aided
Surgery, 8:1, p.24-29.
Torrielli R, Cesarini M, et al (1990). Hemodynamic changes
during celioscopy: a study carried out using thoracic electric
bioimpedance. Can J Anaesth, 37, p.46-51.
Yee DS, Katz DJ, et al (2010). Extended pelvic lymph node

dissection in robotic-assisted radical prostatectomy: surgical
technique and initial experience. Urology, 75, p.1199-1204.

Ngày nhận bài báo:

17/12/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

09/02/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/05/2018



×