Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch trong tổn thương dạng nhú tuyến vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.93 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH, HÓA MÔ MIỄN DỊCH
TRONG TỔN THƯƠNG DẠNG NHÚ TUYẾN VÚ
Tạ Thị Minh Phượng, Âu Nguyệt Diệu, Hứa Thị Ngọc Hà*,**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tổn thương dạng nhú tuyến vú trên giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch với dấu
ấn p63, SMA, CK5/6.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 trường hợp tổn thương dạng nhú được chẩn đoán trên
mẫu sinh thiết trọn hoặc qua phẫu thuật tại bệnh viện Ung bướu T.P Hồ Chí Minh từ tháng 1/2013 đến
tháng 7/2014. Chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch với dấu ấn p63,
SMA, CK5/6.
Kết quả: 72 trường hợp u nhú trong ống (UNTO), 28 trường hợp carcinôm dạng nhú. UNTO là
nhóm đa dạng về hình thái mô học (cấu trúc, tế bào). UNTO có thể có kèm tăng sản biểu mô từ thông
thường đến không điển hình (94,4%). Carcinôm dạng nhú gồm nhiều thực thể, đa dạng về hình ảnh cấu
trúc và tế bào. Cấu trúc nhú nổi trội gặp nhiều trong carcinôm dạng nhú hơn là UNTO, cấu trúc nhú lớn
phân bố nhiều trong cả hai nhóm, tế bào chuyển sản đỉnh tiết gặp nhiều trong UNTO. Tỷ lệ p63, SMA viền
không liên tục trong cấu trúc nhú 38,9%, 5,6%; trong ngoại vi nhú 33,7%, 7,2%. CK5/6 hỗ trợ trong phân
định tăng sản biểu mô.
Kết luận: Tổn thương dạng nhú là thực thể không thuần nhất về hình thái học và hóa mô miễn dịch.
Tỷ lệ UNTO kết hợp với tăng sản biểu mô cao gây nhầm lẫn với carcinôm. P63, SMA hỗ trợ trong chẩn
đoán xác định. CK5/6 giúp phân định tăng sản biểu mô trên nền u nhú.
Từ khóa: tổn thương dạng nhú tuyến vú, UNTO, carcinôm dạng nhú.

ABSTRACT
PAPILLARY LESIONS OF THE BREAST: HISTOPATHOLOGIC AND IMMUNHISTOCHEMISTRY
FEATURES
Ta Thi Minh Phuong, Au Nguyet Dieu, Hua Thi Ngoc Ha


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 144 - 149
Objectives: To evaluate histopathology and immunohistochemistry p63, SMA, CK5/6 markers of the
papillary lesion of the breast.
Materials and Methods: Tumors from 100 cases with papillary lesions of the breast diagnosed by
completed excision specimens at HCM City Oncology Hospital from January 2013 to July 2014 were
analysed for histopathology and immunohistochemistry with p63, SMA and CK5/6 markers.
Results: 72 cases intraductal papilloma, 28 cases papillary carcinoma. Intraductal papilloma is a
heterogenous group about histopathology (architecture & cytology) that could be superimposed by epithelial
proliferations ranging from UDH to ADH, DCIS. The rate of intraductal papilloma invovled ductal
hyperplasia is 91,7%. Papillary carcinoma comprised of many entities which has many morphology.The
* Giảng viên Bộ môn giải phẫu bệnh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
** Học viên cao học giải phẫu bệnh, Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Tạ Thị Minh Phượng ĐT: 0979871505 Email:

144


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

predominantly papillary architecture appear more common in papillary carcinoma than intraductal
papillary, the broad papillary architecture appear equally in both 2 groups, intraductal papilloma contain
apocrine cells more than papillary carcinoma. The rate of incompleted stain of p63, SMA in papillary fronds
is 38,9%, 5,6% and periphery of lesion is 33,7%, 7,2%. CK5/6 assists in differential diagnosis of ductal
hyperplasia.
Conclusion: The papillary lesion is a heterogeneous group, intraductal papilloma with dutal
hyperplasia can mimic papillary carcinoma on morphology. p63, SMA assist in correctly diagnosis, CK5/6
helps differential diagnosis of ductal hyperplasia.
Key words: papillary lesion of the breast, intraductal papilloma, papillary carcinoma.

không điển hình nên cắt trọn u vì nguy cơ dẫn
ĐẶT VẤN ĐỀ
đến ung thư ngược lại đối với u nhú lành tính
Tổn thương dạng nhú chiếm khoảng <3% các
không kèm tăng sản biểu mô không điển hình
tổn thương ở vú(1). Mặc dù vậy tổn thương dạng
không cần cắt bỏ. Do vậy, việc xác định u nhú
nhú của tuyến vú lại là lĩnh vực có nhiều nhầm
kèm tăng sản không điển hình hay không là cần
lẫn giữa lành tính, không điển hình, ác tính và
thiết để quyết định xử trí lâm sàng và tiên lượng.
bàn cãi trong chẩn đoán, phân loại, điều trị. Về
Phân định tổn thương lành tính và ác tính dựa
giải phẫu bệnh, tổn thương dạng nhú gồm nhiều
vào sự hiện diện của tế bào cơ biểu mô; các
thực thể từ UNTO, UNTO kèm tăng sản biểu mô
nghiên cứu(4) cho thấy có nhiều dấu ấn tế bào cơ
không điển hình (UNTO kèm TSBM KĐH),
biểu mô như p63, SMA, CD10, CK14, Calponin,
UNTO kèm carcinôm ống tuyến vú tại chỗ,
trong đó p63 là dấu ấn được nhiều tác giả yêu
carcinôm dạng nhú trong ống, carcinôm dạng
thích vì có độ nhạy cao, nhuộm nhân dễ đánh
nhú trong vỏ bao, carcinôm dạng nhú đặc,
giá, tuy nhiên hình thái nhuộm nhân cho hình
carcinôm dạng nhú xâm nhập, carcinôm dạng vi
ảnh viền dương tính không liên tục đặc biệt
nhú(7). Phân định tổn thương lành tính và ác tính
trong nhóm UNTO kèm tăng sản biểu mô không
gặp nhiều khó khăn do trong UNTO thường kết

điển hình, do vậy gây khó khăn trong quá trình
hợp với tăng sản biểu mô nhiều mức độ. Năm
đánh giá kết quả. Kháng thể nhuộm bào tương
1962, Kraus và Neubecker(5) đưa ra bảng chẩn
cho hình ảnh viền dương tính liên tục dễ đánh
đoán phân biệt UNTO và carcinôm dạng nhú, từ
giá tuy nhiên tỷ lệ nhuộm với nguyên bào sợi cơ
đó đến nay đã có rất nhiều bảng phân loại tổn
và tế bào cơ trơn thành mạch máu cao khó phân
thương dạng nhú theo mô học được ghi nhận
định với tế bào cơ biểu mô trên tiêu bản HMMD.
trong y văn, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống
Nhiều nghiên cứu khuyến cáo nên áp dụng phối
nhất trong tiêu chuẩn chẩn đoán, tiên lượng.
hợp hai kháng thể: một nhuộm nhân và một
Năm 2012, bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế
nhuộm bào tương để tăng khả năng làm nổi bật
giới phần nào đã làm cho tổn thương dạng nhú
tế bào cơ biểu mô giúp các nhà giải phẫu bệnh
rõ ràng hơn. Đặc điểm tăng sản biểu mô hay đi
dễ ghi nhận kết quả. Cho đến hiện nay, tổn
kèm trong UNTO, CK5/6 hoặc CK14 - là hai dấu
thương dạng nhú tuyến vú vẫn được xem là một
ấn của tế bào đáy, dương tính trong tăng sản
‘vùng xám’ đầy thử thách cho các nhà giải phẫu
biểu mô thông thường, âm tính trong tăng sản
bệnh. Do vậy với những khó khăn trên, tôi tiến
biểu mô không điển hình và carcinôm; CK5/6(3)
hành thực hiện khảo sát các đặc điểm giải phẫu
đặc hiệu hơn và dễ phân tích vì nhuộm đậm,

bệnh và đặc điểm biểu hiện hóa mô miễn dịch
CK14 ít được sử dụng hơn. Nhận định tăng sản
các dấu ấn tế bào cơ biểu mô p63, SMA và dấu
biểu mô trong chẩn đoán u nhú rất quan trọng(9):
ấn tăng sản biểu mô CK5/6 với hy vọng góp
đối với tổn thương dạng nhú kèm tăng sản
phần làm sáng tỏ thêm tổn thương này.

145


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương dạng
nhú tuyến vú trên giải phẫu bệnh qua mẫu phẫu
thuật hoặc mẫu sinh thiết trọn u tại Bệnh viện
Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1
/2013 đến tháng 7/ 2014.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp
mô tả cắt ngang.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các trường hợp được chẩn đoán tổn
thương dạng nhú tuyến vú trên mẫu phẫu thuật
hoặc sinh thiết trọn u tại bệnh viện Ung bướu

TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1/2013 đến tháng
7/2014 có đầy đủ mẫu mô, lam và khối nến.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Xử lý mô: Bệnh phẩm phẫu thuật được cố
định trong formol 10% đệm trung tính. Cắt lọc
bệnh phẩm, mẫu mô được xử lý mô bằng máy
xử lý tự động Citadel và đúc khối nến. Cắt mỏng
tiêu bản với máy cắt mỏng Microm HM325 với
độ dày 3-5µm.
Các tiêu bản mô học được nhuộm
Hematoxylin – Eosin (HE) và nhuộm HMMD
các dấu ấn p63, SMA, CK5/6 (hệ thống nhuộm
máy và kháng thể của Dako).
Đánh giá tiêu bản giải phẫu bệnh, HMMD:
Đánh giá các tiêu bản mô bệnh học (HE) về
đặc điểm cấu trúc: cấu trúc nhú lớn, cấu trúc nhú

nổi trội, phối hợp với kiểu bệnh tuyến; đặc điểm
tế bào: tế bào chuyển sản đỉnh tiết, tế bào dạng
tăng hoạt động với núm bào tương ở cực đỉnh.
Đánh giá tiêu bản HMMD: dấu ấn p63, SMA
được đánh giá thông qua biểu hiện mất, viền
dương tính liên tục hay không liên tục. Dấu ấn
CK5/6 âm tính, dương tính yếu từng ổ, dương
tính mạnh lan tỏa.
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
Excel 2010 và SPSS 20. Đánh giá sự tương quan
các đặc điểm mô bệnh học giữa nhóm u nhú
trong ống và carcinôm dạng nhú.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới năm
2012, 100 trường hợp tổn thương dạng nhú có
bảng kết quả phân loại như sau:
Bảng 1: Bảng phân loại giải phẫu bệnh tổn thương
dạng nhú theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2012
Loại giải phẫu bệnh
Sô TH
UNTO thông thường
6
UNTO kèm tăng sản biểu mô thông thường
44
UNTO kèm TSBM KĐH
11
UNTO kèm carcinôm ống tuyến vú tại chỗ
11
Carcinôm tại chỗ dạng nhú
9
Carcinôm dạng nhú trong vỏ bao
7
Carcinôm dạng nhú đặc tại chỗ
2
Carcinôm dạng nhú trong bọc kèm thành
4
phần xâm nhập không đặc hiệu
Carcinôm nhú đặc tại chỗ kèm thành phần
3
xâm nhập không đặc hiệu
Carcinôm dạng nhú xâm nhập

2
Carcinôm vi nhú xâm nhập
1
Tổng
100

Tỷ lệ
6,0
44,0
11,0
11,0
9,0
7,0
2,0
4,0
3,0
2,0
1,0
100,0

Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 2: Bảng đặc điểm giải phẫu bệnh UNTO và carcinôm dạng nhú
Đặc điểm
Kết hợp với tăng sản biểu mô
Cấu trúc nhú nổi trội
Cấu trúc nhú lớn
Kết hợp kiểu bệnh tuyến
Tế bào chuyển sản đỉnh tiết
Tế bào dạng tăng hoạt động với núm bào
tương cực đỉnh


146

UNTO (72 TH)
68 (94,4%)
4 (5,6%)
57 (79,2%)
53 (73,6%)
36 (50%)
72 (100%)

Carcinôm dạng nhú
(28TH)

Mối tương quan

15 (53,6%)
19 (67,9%)

 =30,201,p=0,000<0,05
2
 = 1,4141; p = 0,234 > 0,05

1 (3,6%)
23 (82,1%)

 = 18,643, p = 0,000 <0,05

2


2


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Đặc điểm hóa mô miễn dịch
Bảng 3: Bảng biểu hiện dấu ấn p63, SMA trong cấu
trúc nhú
p63 trong nhú
Tổng
Mất Viền liên Viền không
tục
liên tục
SMA trong
Mất
28
0
0
28
nhú
Viền liên tục 0
44
24
68
Viền không 0
0
4
4
liên tục
Tổng
28

44
28
100
Đặc điểm

Dấu ấn p63, SMA ngoại vi nhú
Bảng 4: Biểu hiện của p63, SMA trong ngoại vi cấu
trúc nhú
p63 ngoại vi nhú
Tổng
Mất Viền liên Viền không
tục
liên tục
SMA ngoại
Mất
17
0
0
17
vi nhú
Viền liên tục 0
55
22
77
Viền không 0
0
6
6
liên tục
Tổng

17
55
28
100
Đặc điểm

Bảng 5: Biểu hiện của CK5/6 trong tăng sản biểu mô
Đặc điểm
Âm tính
Dương tính yếu từng ổ
Dương tính mạnh lan tỏa
Không cần nhuộm
Tổng

Số trường hợp
35
3
40
22
100

Tỷ lệ (%)
35
3
40
22
100

BÀN LUẬN
Phân loại tổn thương dạng nhú theo Tổ chức

Y tế thế giới năm 2012:
(1)UNTO: đặc điểm bắt buộc của UNTO là
luôn có lớp tế bào cơ biểu mô và tế bào biểu mô
phủ lên trục liên kết mạch máu và viền xung
quanh ống tuyến bị giãn. Đặc điểm cấu trúc nhú
nổi trội ít khi gặp trong UNTO (5,6%), điều này
do UNTO thường đi kèm với tăng sản biểu mô
nhiều mức độ và kiểu bệnh tuyến. Tế bào cơ
biểu mô có thể thấy rất rõ tạo thành một lớp tế
bào hơi lớn, bào tương nhiều sáng, nhân bầu dục
(62 trường hợp) hoặc tế bào cơ biểu mô bị ép
dẹp, kéo dài, nhân đen, bào tương ái toan (27
trường hợp). Lớp biểu mô lót lòng ống tựa trên
lớp tế bào cơ biểu mô, tăng sản biểu mô tạo
nhiều lớp hay gặp trong nhóm UNTO với tỷ lệ

Nghiên cứu Y học
91,7%. Phân định nhóm tăng sản biểu mô thông
thường và không điển hình dựa vào hình thái
mô học hoặc khi khó khăn có thể sử dụng
nhuộm CK5/6. Hình dạng tế bào biểu mô đa
dạng: tế bào chuyển sản đỉnh tiết (50%), tế bào
dạng tăng hoạt động với nhân lớn, bào tương
nhiều ở đỉnh tạo núm nhỏ (100%), tế bào chuyển
sản gai (1,4%). UNTO kèm với kiểu bệnh tuyến
(73,6%) gây nhầm lẫn với carcinôm xâm nhập về
mặt hình thái học.
(2)Carcinôm dạng nhú: bắt buộc không còn
lớp tế bào cơ biểu mô trong cấu trúc nhú. Hiện
diện tế bào cơ biểu mô ngoại vi nhú thay đổi.

Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới có nhiều
thực thể (bảng 1). Phân định từng nhóm đã có
tiêu chuẩn rõ ràng theo Tổ chức Y tế thế giới
năm 2012. Đặc điểm cấu trúc nhú nổi trội chiếm
53,6%, cấu trúc nhú lớn chiếm 67,9%; tế bào
chuyển sản đỉnh tiết ít gặp với 1 trường hợp, tế
bào dạng tăng hoạt động với núm bào tương ở
cực đỉnh gặp trong 23 trường hợp còn lại 5
trường hợp carcinôm dạng nhú đặc hiện diện tế
bào hình thoi.

Mối tương quan về đặc điểm cấu trúc nhú
nổi trội giữa UNTO và carcinôm dạng nhú
Nghiên cứu này, sự khác biệt về tỷ lệ hiện
diện cấu trúc nhú nổi trội giữa hai nhóm UNTO
và carcinôm dạng nhú có ý nghĩa thống kê. Cấu
trúc nhú nổi trội ít gặp ở nhóm UNTO hơn là
nhóm carcinôm dạng nhú (χ2, p=0,000 <0,05).
Tác giả cuốn Rosen(5) đã phân loại carcinôm dạng
nhú theo mô học là dạng nhú, dạng vi nhú, dạng
sàng, dạng lưới, dạng đặc và sự phối hợp những
cấu trúc này trong nghiên cứu này lại gặp nhiều
trong nhóm UNTO. Nghiên cứu của tác giả
Yamaguchi Y, Tse G(12) gồm 18 trường hợp u nhú
và 37 trường hợp carcinôm dạng nhú, tác giả ghi
nhận trong số 18 trường hợp u nhú chỉ có 2
trường hợp có cấu trúc nhú nổi trội và trong 37
trường hợp carcinôm dạng nhú có 14 trường
hợp có cấu trúc nhú nổi trội. Tác giả này cũng
kết luận cấu trúc nhú nổi trội gặp nhiều ở

carcinôm dạng nhú hơn là u nhú.

147


Nghiên cứu Y học
Mối tương quan về cấu trúc nhú lớn giữa
UNTO và carcinôm dạng nhú
Cấu trúc nhú lớn là tiêu chuẩn để phân biệt
giữa UNTO và carcinôm dạng nhú(6,5,11). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi lại nhận thấy không
có sự khác biệt trong phân bố cấu trúc nhú lớn
giữa hai nhóm UNTO và carcinôm dạng nhú
(χ2, p= 0,234 >0,05), kết luận này không giống với
nhiều tài liệu y văn(5,10,11). Hình ảnh cấu trúc nhú
lớn không chỉ xảy ra trong carcinôm dạng nhú
có cấu trúc nhú kết hợp với cấu trúc khác (dạng
sàng, dạng ống nhỏ, dạng đặc) mà còn xảy ra ở
carcinôm dạng nhú có cấu trúc nhú nổi trội. Do
đó, bên cạnh việc đánh giá hình thái cấu trúc
nhú khi phân tích tổn thương dạng nhú, một vấn
đề rất quan trọng nữa là xác định lớp tế bào cơ
biểu mô còn hay mất trong các cấu trúc nhú.

Mối tương quan về tế bào chuyển sản đỉnh
tiết giữa hai nhóm UNTO và carcinôm
dạng nhú
Theo y văn, không điển hình tế bào thường
gặp trong tổn thương ác tính mà không gặp
trong tổn thương lành tính và tế bào tuyến vú

bình thường(6). Nghiên cứu này, (χ2,
p=0,000<0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ không điển hình
tế bào ở nhóm UNTO rất cao tuy rằng không
hiện diện thường xuyên như trong nhóm
carcinôm dạng nhú và mức độ không điển hình
tế bào cũng nhẹ hơn. Do vậy, không nên chỉ dựa
vào đặc điểm không điển hình tế bào để làm tiêu
chuẩn chẩn đoán phân biệt UNTO và carcinôm
dạng nhú.

Mối tương quan về tế bào chuyển sản đỉnh
tiết giữa UNTO và carcinôm dạng nhú
Nghiên cứu này, sự khác biệt về tế bào
chuyển sản đỉnh tiết giữa nhóm UNTO và
carcinôm dạng nhú có ý nghĩa thống kê, UNTO
có tế bào chuyển sản đỉnh tiết nhiều hơn
carcinôm dạng nhú (χ2, p = 0,000 <0,05). Tế bào
chuyển sản đỉnh tiết được xem như là tiêu chuẩn
“đáng tin cậy” để hướng tới tổn thương lành
tính ở tuyến vú(2,10,11). Theo nghiên cứu của tác giả
Cserni(2), ông cho rằng đối với tổn thương nhú

148

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
chuyển sản đỉnh tiết ngay cả khi không còn tế
bào cơ biểu mô trên tiêu bản giải phẫu bệnh và
âm tính với p63 trên tiêu bản HMMD thì cũng
không kết luận là carcinôm nếu như đặc điểm tế
bào không mang tính chất ác tính.


Mối tương quan về canxi hóa giữa UNTO
và carcinôm dạng nhú
sự khác biệt về hình ảnh canxi hóa giữa
nhóm UNTO và carcinôm dạng nhú có ý nghĩa
thống kê. Hình ảnh canxi hóa gặp nhiều trong
nhóm carcinôm dạng nhú hơn là UNTO (χ2, p =
0,000 <0,05).

Đặc điểm biểu hiện HMMD
Đặc điểm dấu ấn p63, SMA
Hai dấu ấn này nhuộm tế bào cơ biểu mô.
p63 nhuộm nhân với ưu điểm nhuộm nền sạch
nhưng lại có hình ảnh viền dương tính không
liên tục, SMA nhuộm bào tương có biểu hiện
viền dương tính liên tục nhưng có nhược điểm
dương tính với tế bào sợi cơ và tế bào cơ trơn
thành mạch gây khó khăn trong giải thích kết
quả. Hai dấu ấn này hỗ trợ làm tăng bộc lộ tế bào
cơ biểu mô. Nghiên cứu này, trong cấu trúc nhú
hay ngoại vi cấu trúc nhú, những trường hợp
p63 âm tính thì SMA đều âm tính, 28 trường hợp
p63 viền không liên tục trong cấu trúc nhú thì
chỉ có 4 trường hợp có SMA viền không liên tục,
trong 28 trường hợp p63 viền dương tính không
liên tục ở ngoại vi nhú chỉ có 6 trường hợp SMA
viền dương tính không liên tục. Theo tài liệu
tổng hợp và cập nhật áp dụng HMMD tuyến
vú(9), tác giả Liu ghi nhận tổn thương dạng nhú
có tỷ lệ p63 viền dương tính không liên tục là

33,3%, trong báo cáo này không thấy tác giả đề
cập vị trí trong cấu trúc nhú hay ngoại vi chứa
nhú. Nghiên cứu này, tỷ lệ p63 viền dương tính
không liên tục trong cấu trúc nhú có 28 trường
hợp (38,9%), SMA có 4 trường hợp (5,6%); trong
ngoại vi nhú p63 có 28 trường hợp (33,7%), SMA
có 6 trường hợp (7,2%). Chúng tôi ghi nhận tế
bào cơ biểu mô dương tính rải rác với p63 trong
cấu trúc nhú ở vùng tăng sản biểu mô đặc biệt là
vùng TSBM KĐH gây khó khăn trong đánh giá


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

thì SMA lại biểu hiện hỗ trợ với viền dương tính
liên tục. Tỷ lệ SMA viền dương tính liên tục cao
hơn p63 trong nghiên cứu. Giải thích cho vấn đề
nhuộm không liên tục của p63 tác giả Lin(8),
Dabbs(3) cho rằng p63 nhuộm nhân dễ đánh giá
tuy nhiên trong tổn thương dạng nhú tế bào cơ
biểu mô thường phình to dạng hoạt hóa với bào
tương nhiều do vậy khả năng lát cắt đi ngang
qua nhân sẽ thấp hơn qua bào tương, một số
quan điểm khác cho rằng tế bào cơ biểu mô bị
teo lại do xơ hóa cấu trúc mô đệm nhú đặc biệt
trong vùng bệnh tuyến nên tạo hình ảnh p63 đứt
đoạn khó giải thích hoặc trong vùng TSBM KĐH
và carcinôm ống tuyến vú tại chỗ tế bào cơ biểu

thường mất liên tục(3,8). Kết hợp hai kháng thể
p63 nhuộm nhân và SMA nhuộm bào tương sẽ
làm tăng khả năng là nổi bật tế bào cơ biểu mô
trên tiên bản HMMD giúp các nhà giải phẫu
bệnh dễ dàng nhận định tổn thương.

nên sử dụng phối hợp hai kháng thể CK5/6 và
ER bởi vì hai kháng thể này sẽ bổ sung cho nhau.
Trong nhóm TSBM KĐH: CK5/6 âm tính hoặc
dương tính yếu từng ổ và ER dương tính mạnh
lan tỏa ngược lại trong nhóm TSBM TT: CK5/6
dương tính mạnh lan tỏa và ER dương tính yếu
từng ổ. Nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nhuộm
CK5/6 để hỗ trợ phân loại tăng sản biểu mô, đây
chính là điểm thiếu sót của đề tài này.

Đặc điểm dấu ấn CK5/6
Nghiên cứu này, 100 trường hợp tổn thương
dạng nhú có 78 trường hợp có kèm tăng sản biểu
mô cần nhuộm CK5/6 để phân loại TSBM TT hay
TSBM KĐH. Theo tiêu chẩn hình thái học(5,11), 78
trường hợp tăng sản biểu mô có 44 trường hợp
TSBM TT và 34 trường hợp TSBM KĐH. Kết quả
nhuộm CK5/6 có 40 trường hợp CK5/6 dương
tính mạnh lan tỏa, 3 trường hợp CK5/6 dương
tính yếu từng ổ, 35 trường hợp CK5/6 âm tính.
Trong 35 trường hợp CK5/6 âm tính có 4 trường
hợp hình thái mô học của TSBM TT. Theo tác giả
Dabbs(3), HMMD chỉ giúp hỗ trợ chẩn đoán phân
biệt tăng sản biểu mô chứ không quyết định

chẩn đoán khi không phù hợp với hình thái học
bởi vì có những trường hợp bản chất lành tính
như tế bào biểu mô bình thường, tăng sản dạng
chuyển sản đỉnh tiết, tăng sản trên nền bướu sợi
tuyến, thay đổi tế bào trụ âm tính với CK5/6.
Theo tác giả Askin và Lin(1,8) khuyến cáo khi sử
dụng HMMD để hỗ trợ chẩn đoán tăng sản biểu

5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

6.
7.

8.

9.

10.
11.

12.


Atkin KA; Kong CS (2013), Practical breast pathology a diagnostic
approach, Saunder Elsevier, Philladenphia, 1(4): 253- 279
Cserni G (2012) “Benign apocrine papillary lesions of the
breast lacking or virtually lacking myoepithelial cellspotential pifalls in diasgnosis malignancy”, APMIS 120 :249252.
Dabbs DJ (2014), Diagnosis immunohistochemistry theranostic and
genomic applications, Saunders Elsvier, Philadenphia, 4: pp 774831.
Hill CB, Yeh IT, (2005), “Myoepithelial cell staining patterns of
papillary breast lesions from intraductal papillomas to
invasive papillary carcinomas”, Am J Pathol, 123: pp 36-44.
Hoda, S.A; et al (2014), Rosen’s breast pathology, Lippincott
Williams & Wilkins, Philadenphia, fourth edition, pp 117- 174,
511- 545.
Koerner FC (2009), Diagnosis problems in breast pathology,
Saunder Elsevier, Philadenphia, pp 157-195, pp 15-20.
Lakhani SR; Ellis LO; Schnitt, S.J; Tan, P.H; Vijver, M.J (2012),
WHO classification of tumors of the breast, IARC, Lyon, fourth
edition, pp 92- 109.
Lin F, Prichard J (2011), Handbook of practical
immunohistochemistry: frenquently asked questions, Springer
Science and Busisness Media, LLC, pp 225- 242.
Liu H (2014), “Application of immunohistochemistry in breast
pathology: a review and update”, Arch Pathol Lab Med, 138:
1629-1642.
Moinfar F (2012), Essentials of diasgnostic breast pathology,
Springer, New York, pp 124- 127, 227.
Palazzo JP (2011), Difficult diagnosies in breast pathology,
Desmomedical Publishing LLC, New York, pp 56- 88, pp 1721.
Yamaguchi S, Tse G (2014) “Broad fibrovascular cores may
not be an exclusively benign feature in papillary lesions of the
breast: a cautionary note”, J Clin Pathology, 67 (3), pp: 258-62.


Ngày nhận bài báo:

20/08/15

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/06/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/08/2015

149



×