Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá phương pháp phẫu thuật ghép mộng thịt ghép kết mạc tự thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.67 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT GHÉP MỘNG THỊT
GHÉP KẾT MẠC TỰ THÂN
Nguyễn Việt Dũng*, Huỳnh Nghiệp*, Bùi Mạnh Côn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Tiến hành phẫu thuật ghép kết mạc tự thân từ
tháng 11/2015 đến tháng 5/2016 cho 54 mắt của 54 bệnh nhân. Dữ liệu về tỷ lệ tái phát được thu thập và phân
tích bằng phần mềm SPSS 16.
Kết quả: Sau phẫu thuật, tỷ lệ mộng tái phát là 7,4%. Thị lực tăng sau phẫu thuật, từ 0,63  0,31 lên 0,87 
0,13. Không có biến chứng nghiêm trọng nào trong phẫu thuật.
Kết luận: Phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân có tác dụng làm giảm tỷ lệ tái phát của mộng thịt.
Từ khóa: Mộng thịt, ghép kết mạc tự thân.

ABSTRACT
OUTCOME OF THE PTERYGIUM SURGERY WITH CONJUNTIVAL AUTOGRAFTING
Nguyen Viet Dung, Huynh Nghiep, Bui Manh Con
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 7 - 15
Purposes: to determine the recurrence rate following the pterygium surgery with conjuntival autografting.
Methods: A Case series study. The pterygium surgery with conjuntival autografting was performed form
11/2015 to 5/2016, for 54 eyes of 54 patients. Data for pterygium recurrence was collected and analyzed using
SPSS version 16.
Results: Following surgery, the recurrence rate of pterygium was 7.4%. The visual acuity increased from
0.63  0.31 to 0.87  0.13. No severe complication was reported after surgery.
Conclusion: Pterygium surgery with conjunctival autografting is affective in reducing the recurrence rate of
pterygium.
Key words: Pterygium, conjunctival autografting.



MỞ ĐẦU
Từ mộng thịt (pterygium), bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp “pterygos” có nghĩa là “cánh
chim”, nhằm miêu tả mô sợi xơ tăng sinh từ kết
mạc nhãn cầu ở góc trong hoặc góc ngoài mắt từ
rìa hướng vào trung tâm giác mạc. Mộng thịt là
bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ người bị
mộng thịt chiếm 5,24% trong dân số(3).
Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên mộng thịt
có thể gây suy giảm chức năng thị giác khi nó

xâm lấn vào trục thị giác và gây loạn thị. Đồng
thời việc mộng thịt tồn tại lâu dài trên nhãn cầu
đôi lúc cũng gây cảm giác cộm xốn khó chịu cho
bệnh nhân.
Do điều trị bằng thuốc không có kết quả, nên
ngày nay phẫu thuật đã được thừa nhận là
phương pháp chính để điều trị mộng. Tuy nhiên,
phương pháp phẫu thuật cơ bản cắt mộng để
củng mạc trần khiến tỷ lệ tái phát lên tới 24 –
89%(9). Vì vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về mộng thịt, chủ yếu tập trung vào vấn đề

*

Khoa Mắt bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Việt Dũng

ĐT: 0908504225


E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

115


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

điều trị làm sao hạn chế được tỉ lệ tái phát sau
phẫu thuật. Theo kết quả của các nghiên cứu gần
đây(1,4,6), phương pháp phẫu thuật mộng ghép kết
mạc tự thân dường như là phương pháp cho tỷ
lệ ít tái phát và an toàn cho bệnh nhân.
Vì vậy, để đánh giá tính hiệu quả và an toàn
của phương pháp này, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá phương pháp phẫu thuật
mộng thịt ghép kết mạc tự thân” tại Khoa Mắt
bệnh viện An Bình.

sau đó sử dụng thuốc nhỏ Tobramycin và
dexamethason trong 3 tuần sau đó. Chỉ được cắt
vào tuần thứ 2 sau phẫu thuật.
Các bệnh nhân được hẹn tái khám sau phẫu
thuật mỗi tuần trong 1 tháng đầu và tháng thứ 3
sau phẫu thuật. Thị lực được đo bằng bảng thị
lực Snellen.


Xử lý số liệu

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
16.0. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê
khi P < 0,05.

Thiết kế nghiên cứu

KẾT QUẢ

Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, không có
nhóm chứng.

Trong nghiên cứu, có 19 (34,5%) trong tổng
số 54 trường hợp là bệnh nhân nam, 35 (65,5%)
trong tổng số 54 trường hợp là bệnh nhân nữ. Độ
tuổi từ 31- 69 tuổi, tuổi trung bình là 52,8 ± 9,3
tuổi, với nhóm > 40 tuổi chiếm 90,7 % (49/54) và
nhóm ≤ 40 tuổi chiếm 9,3 % (5/54).

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân bị mộng thịt tới khám ở
khoa Mắt bệnh viện An Bình, từ 11/2015.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân bị mộng thịt đến khám tại
Khoa Mắt bệnh viện An Bình có chỉ định phẫu

thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân, đồng ý
tham gia nghiên cứu, theo dõi điều trị sau phẫu
thuật đầy đủ, đúng thời gian tái khám.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân bị mộng giả, mộng tái phát, mộng
thịt kèm các viễm nhiễm ở mắt như viêm kết
mạc, viêm giác mạc, dính mi cầu, hoặc hội chứng
Stevens Johnson, tăng nhãn áp. Bệnh nhân có
chống chỉ định phẫu thuật: rối loạn đông máu,
bệnh lý tim mạch, ĐTĐ không ổn định, suy gan,
suy thận,… Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.

Tiến hành nghiên cứu
Tại khoa Mắt, bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí
Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng
11/2015 đến tháng 05/2016 và đã ghi nhận được
54 mắt trên 54 bệnh nhân bị mộng thịt. Tất cả các
bệnh nhân đều được tiến hành phẫu thuật cắt
mộng thịt ghép kết mạc tự thân bởi cùng 1 phẫu
thuật viên. Sau phẫu thuật bệnh nhân được sử
dụng thuốc nhỏ Tobramycin trong 1 tuần đầu,

116

Độ mộng và hình thái mộng được thể hiện
qua bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm độ mộng, hình thái mộng
N = 54

Độ mộng
Độ I ( < 1,1 mm)
Độ II ( 1,1 – 3 mm)
Độ III (3,1 – 4,5 mm)
Độ IV ( > 4,5 mm)
Hình thái mộng
Thể tiến triển
Thể xơ

Tần số

Tỷ lệ

P

6
31
12
5

11,1
57,4
22,2
9,3

4,37 x 10

26
28


48,1
51,9

-7

0,785

Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
thấy có 4 (7,4%) trường hợp mộng thịt bị tái phát
trong tổng số 54 trường hợp được phẩu thuật.
Trong đó có 3 trường hợp mộng góc trong và 1
trường hợp mộng góc ngoài.

Sự thay đổi của thị lực sau phẫu thuật:
Sau khi phẫu thuật 3 tháng, có 32 trường hợp
(59,3 %) thị lực được cải thiện, 22 trường hợp
(40,7 %) thị lực không đổi, không có trường hợp
nào giảm thị lưc. Trong số 32 trường hợp thị lực
được cải thiện, có tới 28 trường hợp (87,5 %) thị
lực được cải thiện từ 2 hàng trở lên. Trong số 22

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
trường hợp thị lực không đổi, có 15 trường hợp
(68,18 %) thị lực trước phẫu thuật đã đạt 10/10.
Tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng, có 44
trường hợp (81,5 %) đạt được thi lực ≥ 8/10, toàn

bộ 100 % trường hợp đạt được ≥ 5/10.
Bảng 2. Bảng giá trị thị lực trước và sau phẫu thuật
BCVA
P

Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
0,63 ± 0,31
0,87 ± 0,13
-7
7,33 x 10 < 0,05

Biểu đồ 1: Sự thay đổi của thị lực.

Các biến chứng trong và sau phẫu thuật:
Trong quá trình nghiên cứu, không có biến
chứng nào nghiêm trọng ảnh hưởng tới thị lực
và chức năng giải phẫu của mắt. Tuy nhiên
chúng tôi cũng ghi nhận thấy các biến chứng
trong bảng 3.
Bảng 3: Bảng các biến chứng trong và sau phẫu thuật
Biến cố

Tần số

Tỷ lệ

Rách kết mạc
U hạt viêm
Tuột chỉ
Bong mảnh ghép

Loét giác mạc
Hoại tử củng mạc
Đỏ kéo dài trên 3 tháng
Kích thích cộm xốn trên 3
tháng

1
0
3
2
0

1,8
0
5,6
3,7
0

0
8
4

0
14,8
7,4

BÀN LUẬN
Phẫu thuật mộng thịt không khó, nhưng vì
bản chất mộng thịt rất dễ tái phát, khi tái phát
bao giờ cũng tiến triển nhanh và khó điều trị hơn

mộng nguyên phát. Đôi khi đưa đến những biến
chứng như hoại tử củng mạc, xơ hóa cơ trực,…

Nghiên cứu Y học

Vì vậy, giảm tỷ tệ tái phát và hồi phục giải phẫu,
chức năng nhãn cầu là yếu tố các nhà nhãn khoa
luôn muốn hướng tới trong phẫu thuật mộng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ
lệ tái phát của phương pháp phẫu thuật mộng
ghép kết mạc tự thân là 7,4 %. Kết quả này tương
tự với nhiều tác giả như Paracha 8%(8), Narsani
AK 7,69%(6), Kenyon 5,6 %(9).
Sau phẫu thuật mộng thịt, thị lực của bệnh
nhân được cải thiện đáng kể. Điều này là do sau
khi phẫu thuật mộng thịt, cản trở quang học
không còn nữa. Đối với các yếu tố quang sai bậc
thấp, độ loạn thị sau phẫu thuật mộng thịt được
giảm đáng kể(5). Còn các yếu tố quang sai bậc
cao, độ nhạy tương phản cũng được tăng lên sau
phẫu thuật mộng thịt(7).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy bệnh nhân sau mổ mộng thịt bị đỏ,
cộm xốn mắt chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này, là do
chỉ khâu gây kích ứng mắt, một số bệnh nhân
dụi mạnh cũng gây bong mảnh ghép, tuột chỉ.
Tác giả Daqliqolu (2007), cũng đã ghi nhận
những trường hợp tương tự như vậy trong
nghiên cứu của mình và đề nghị sử dụng kính
tiếp xúc mềm để làm giảm kích ứng và giảm thời

gian hồi phục sau phẫu thuật(2).

KẾT LUẬN
Phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân
là một phẫu thuật hiệu quả và an toàn trong việc
phòng ngừa mộng tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Baig MSA, Khokhar AR, Ali MA (2008), “Conjunctival
autograft for primary and recurrent pterygium”, Pak J Surg,
pp.173-176.
Coskun M, Daglioglu MC , Ilhan N (2013), “The effects of
soft contact lens use on cornea and patient's recovery after
autograft pterygium surgery”, Cont Lens Anterior Eye., pp.
175-183.
Hoàng Thị Minh Châu, Phạm Ngọc Đông (2011), “Bệnh học
kết mạc”, ĐỖ NHƯ HƠN, Nhãn khoa tập 2, tr. 24 – 25, Nhà
xuất bản Y học Hà Nội.
Kamil Z, Bokhari SA, Rizvi F (2011), “Comparison of
Conjunctival Autograft and Intraoperative Applicationof
Mitomycin–C in Treatment of Primary Pterygium”, Pak J
Ophthalmol, pp. 221-225.


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

117


Nghiên cứu Y học
5.

6.

7.

8.

118

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Maheshwari S. (2003), "Effect of pterygium excision on
pterygium induced astigmatism", Indian J Ophthalmol, 51,
pp. 187-195.
Narsani AK, Jatoi SM, Gul S, Dabir SA (2008), “ Treatment of
primary pterygium with conjunctival autograft and
mitomycin C. A comparative study” , J Liaquat Uni Med
Health Sci, pp. 184-187.
Oh J. Y. & Wee W. R. (2010), "The effect of pterygium surgery
on contrast sensitivity and corneal topographic changes", Clin
Ophthalmol, 4, pp. 315-324.
Quratulain P, Mohammad A, Zafar D (2014), “Recurrence rate

with use of intraoperative Mitomycin-C versus Conjunctival

9.

Autograft following pterygium excision”, Pak J Med Sci, 30(6),
pp. 1243-1246
Young AL, Leung GY, Wong AK, Cheng AL (2004), “A
randomized trial comparing 0.02% Mitomycin C and limbal
conjunctival autograft after excision of primary pterygium”,
Br J Ophthalmol,pp. 995-997.

Ngày nhận bài báo:

03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016



×