Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tương quan giữa TAPSE và FAC trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.97 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

TƯƠNG QUAN GIỮA TAPSE VÀ FAC TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG
TÂM THU THẤT PHẢI
Lê Minh Khôi*

TÓM TẮT
Mở đầu: Chức năng thất phải có giá trị tiên lượng cao trong nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau, đặc biệt là
sau phẫu thuật tim. Do hình thái cũng như chức năng khác biệt mà việc đánh giá chức năng thất phải còn nhiều
khó khăn. TAPSE và FAC là hai phương pháp đánh giá chức năng thất phải bằng siêu âm tim nhận được nhiều
sự quan tâm.
Mục tiêu:. Tìm hiểu mối tương quan giữa TAPSE và FAC trong các bệnh lý tim mạch khác nhau.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015
ở bệnh nhân người lớn được chỉ định siêu âm tim tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch, BV Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Sử dụng siêu âm 2D đo đạc TAPSE và FAC của thất phải.
Kết quả: Có 97 BN được đưa vào nghiên cứu. TAPSE và FAC có tương quan thuận mức độ trung bình với
r = 0,53. Nhóm BN có phẫu thuật van tim và đặc biệt là van ba lá có TAPSE thấp nhất cũng như mối tương quan
giữa TAPSE và FAC kém nhất. Nhóm BN có TAPSE bình thường thì có đến 93,4% BN sẽ có FAC bình thường
trong khi chỉ có một nửa số BN có FAC thấp trong nhóm có TAPSE thấp.
Kết luận: Trong thực hành, nếu giá trị TAPSE bình thường thì có thể không cần thực hiện FAC nhằm tiết
kiệm thời gian. Tuy nhiên nếu TAPSE thấp, đặc biệt là nhóm BN phẫu thuật van tim, nhất là van ba lá, thì cần
phải thực hiện đo FAC để đánh giá chức năng thất phải toàn diện hơn.
Từ khóa: thất phải, siêu âm tim, TAPSE, FAC, tương quan

ABSTRACT
CORRELATION BETWEEN TAPSE AND FAC IN ECHOCARDIOGRAPHIC ASSESSMENT
OF RIGHT VENTRICULAR SYSTOLIC FUNCTION
Le Minh Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 225 - 229
Background: The importance of the right ventricular (RV) systolic function has been recently recognized


and its prognostic value has been demonstrated in many studies. Due to its peculiar anatomy and function, the
assessment of RV systolic function is challenging. TAPSE and RV FAC are among the most recommended
echocardiographic methods.
Objectives: The present study was conceived to investigate the correlation between TAPSE and RV FAC in
various cardiovascular pathologies.
Methods: The investigation was conducted from February to August 2015 at the Department of
Cardiovascular Surgery, University Medical Center. All adult patients who were indicated to undergo a
echocardiographic examination during this time frame were recruited. Echocardiographic examination observed
the routine assessment in conformity with the institutional protocol and additionally focused on measurement of
TAPSE and RV FAC
Results: There were 97 patients recruited. TAPSE and FAC showed a fair correlation with r = 0.53. Patients
undergoing valve repair, especially tricuspid valve repair and/or annuloplasty showed lowest TAPSE and loose
* Bộ Môn Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc - Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Minh Khôi
ĐT: 0919 731 386;
Email:

Tim Mạch

225


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

correlation between TAPSE and FAC. 93.4% patients with normal TAPSE value showed a normal FAC value
meanwhile only haft of those with low TAPSE demonstrated a low FAC value.
Conclusion: Pragmatically, patients showing a normal TAPSE reading might not need further rather timeconsuming measurement of RV FAC. However, in patients with low TAPSE values, especially patients
undergoing valve repair, RV FAC should be measured for the better assessment of global RV systolic function.

Key words: right ventricle, echocardiography, TAPSE, FAC, correlation
vấn đề còn đang nghiên cứu (6). Trong thực hành
ĐẶT VẤN ĐỀ
lâm sàng, nếu chỉ sử dụng TAPSE để đánh giá
Tầm quan trọng của chức năng thất phải
chức năng TP thì sẽ có nguy cơ sai lệch, trong khi
(TP) trong phẫu thuật tim mạch đã được nhận
FAC lại có thể khảo sát được tổng thể vận động
biết nhiều năm nay. Nhiều nghiên cứu đã cho
thành của TP. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
thấy giá trị tiên lượng của chức năng TP sau
đề tài nghiên cứu khảo sát “Tương quan giữa
phẫu thuật van tim, phẫu thuật bắc cầu động
TAPSE và FAC trong đánh giá chức năng tâm
mạch vành, ghép tim và đặt dụng cụ hỗ trợ thất
thu thất phải” trên siêu âm tim.
trái. Suy thất phải nặng có tỉ lệ tử vong rất cao, có
Mục tiêu
thể lên đến 70%. Điều này nhấn mạnh đến tầm
- Khảo sát tương quan giữa TAPSE và FAC ở
quan trọng của chẩn đoán sớm cũng như các
(
)
nhóm
bệnh nhân tiền phẫu và hậu phẫu.
chiến lược phòng ngừa và điều trị suy TP 1 . Tuy
nhiên hình thái của thất phải rất phức tạp: nếu
nhìn từ bên phải sang thì TP có hình tam giác
trong khi trên thiết diện cắt ngang nó lại có hình
bán nguyệt (4). Điều này gây khó khăn trong việc

đánh giá chức năng TP. Cho đến nay, chỉ có cộng
hưởng từ được xem là tiêu chuẩn vàng trong
đánh giá hình thái và chức năng TP. Tuy nhiên
đây là phương tiện không phải luôn sẵn có, thực
hiện khó khăn, tốn thời gian cũng như chi phí
cao và không thể thực hiện tại giường bệnh.
Trong giai đoạn chu phẫu cũng như trong hồi
sức, siêu âm tim đóng vai trò quan trọng nhất
trong đánh giá và theo dõi chức năng TP (1).
Có nhiều thông số đánh giá chức năng TP
khác nhau trên siêu âm tim được khảo sát và
ứng dụng trên lâm sàng. Trong đó, khoảng cách
di chuyển ra trước của mặt phẳng vòng van ba lá
(tricuspid annular plane systolic excursion, TAPSE)
và phần trăm thay đổi diện tích TP (fractional area
change, FAC) là hai thông số được khuyến cáo sử
dụng vì dễ thực hiện, có tính lặp lại và có tương
quan với tiên lượng bệnh trên lâm sàng (2,6).
Hiện nay, ở Việt Nam, TAPSE dần dần được sử
dụng thường quy hơn. Mặc dù giá trị của TAPSE
rất tốt ở những bệnh nhân tiền phẫu, ứng dụng
của chỉ số này ở bệnh nhân hậu phẫu vẫn còn là

226

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
của TAPSE và FAC nhằm góp phần khuyến cáo
sử dụng phương pháp đánh giá chức năng TP
phù hợp trên lâm sàng.


ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nghiên cứu so sánh mô tả hàng loạt ca.
Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến
tháng 8 năm 2015 tại Phòng siêu âm tim, Khoa
Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y
Dược TPHCM. Đối tượng là tất cả các bệnh
nhân người lớn được siêu âm tim có cửa sổ
siêu âm thuận lợi để đánh giá TAPSE và FAC.
Máy siêu âm Philips XE 11.02, đầu dò 5.0.
Người thực hiện là một bác sĩ siêu âm tim
mạch có kinh nghiệm trên 5 năm siêu âm tim
trong môi trường phẫu thuật tim mạch. Các
biến số thu thập bao gồm tuổi, giới, cân nặng,
diện tích da, chẩn đoán, các thông số thường
quy trên siêu âm tim, TAPSE và FAC.

Cách đo TAPSE
Bệnh nhân nằm nghiêng trái, thực hiện mặt
cắt bốn buồng mỏm chuẩn để thấy được vị trí
bên của vòng van ba lá. Đưa con trỏ m-mode vào
đúng vị trí bên của vòng van ba lá và tiến hành
đo trên m-mode. Khoảng cách từ điểm thấp nhất

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
(thì tâm trương) đến điểm cao nhất (thì tâm thu)
của vòng van ba lá chính là TAPSE. TAPSE <
16mm ở người lớn được xem là có giảm chức

năng tâm thu TP(6).

Nghiên cứu Y học

hoặc thay nhiều van, nhóm tim bẩm sinh có 36
BN (37%), nhóm phẫu thuật tim khác có 12 BN
(12%) và có 6 người bình thường (6%).

Cách đo FAC
Cũng được thực hiện trên mặt cắt bốn buồng
mỏm. Trong phép đo này phải đảm bảo thấy
được thành tự do của thất phải ở cả thì tâm
trương lẫn thì tâm thu để có thể đo diện tích TP
trong cả hai thì. FAC là được tính theo đơn vị
phần trăm (%) như sau:
FAC (%) = (STP cuối tâm trương – STP cuối tâm
thu) / STP cuối tâm trương x 100
Giá trị FAC < 35% được xem là giảm chức
năng tâm thu TP.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2007. Số liệu trình bày dưới dạng
trung bình ± độ lệch chuẩn. Chúng tôi chú ý
khảo tính toán hệ số tương quan r, biểu đồ tương
quan, t-test không bắt cặp. Giá trị p < 0,05 được
xem có ý nghĩa thống kê.

Hình 1: Tương quan giữa TAPSE và FAC ở 97 BN
nghiên cứu
Như vậy, tương quan giữa TAPSE và FAC
chỉ ở mức độ trung bình.


KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc trưng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Biến số
Tuổi (năm)
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
2
BSA (m )
LVIDd (mm)
EF (%)
Vòng van hai lá
(mm)
Vòng van ba lá
(mm)
PAPs (mmHg)
PAPm (mmHg)

Trung
bình
39,2
53,0
158,8
1,5
41,8
56,6
31,5

Độ lệch
chuẩn

17,5
11,3
8,2
0,2
6,0
8,8
4,9

Nhỏ
nhất
12
30
135
1,1
37
35
22

Lớn
nhất
81
85
179
2
66
80
50

28,6


4,5

20

41

51,5
24,4

28,2
17,3

30
11

130
88

Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận được 97
bệnh nhân, trong đó có 45 nữ (46,4%) và 52 nam
(53,6%). Bảng 1 trình bày các đặc trưng của
nhóm bệnh nhân được khảo sát.
Các bệnh tim gặp trong nhóm nghiên cứu
bao gồm 22 BN (23%) được phẫu thuật van hai
lá, 7 BN (23%) van ĐMC, 14 BN (14%) có sửa

Tim Mạch

Hình 2: Trị số TAPSE, FAC và tương quan giữa
chúng trong ba phân nhóm khác nhau. Nhóm 1 có

sửa hoặc thay van ba lá (r = 0,07). Nhóm 2 có sửa
hoặc thay van không phải van ba lá (r = 0,37). Nhóm
3 gồm các BN không có phẫu thuật tác động đến van
(r=0,44).
Phân tích dưới nhóm chúng tôi thấy:
- 65/97 (67%) BN có TAPSE bình thường,
trong đó 61/65 BN có FAC bình thường chiếm
93,8%.
- 32/97 (33%) BN có TAPSE thấp, trong 17/32
BN có FAC thấp chiếm 53,1%.

227


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

- 76/97 (78,4%) BN có FAC bình thường,
trong đó 14/76 BN có TAPSE thấp chiếm 19,7%.
- 21/97 (21,6%) BN có FAC thấp, trong đó
17/21 BN có TAPSE thấp chiếm 80,9%
Như vậy, khi TAPSE bình thường thì tuyệt
đại đa số BN cũng sẽ có FAC trong giới hạn bình
thường nhưng chỉ có một nửa số BN sẽ có FAC
thấp khi TAPSE thấp. Và khi FAC thấp thì đa số
BN cũng sẽ có TAPSE thấp.

BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam khảo

sát tương quan giữa hai chỉ số đánh giá chức
năng tâm thu thất phải trên siêu âm tim là
TAPSE và FAC. Nghiên cứu này chỉ tập trung ở
nhóm bệnh người lớn hoặc trẻ em lớn có cân
nặng và chiều cao như người trưởng thành.
Nhóm bệnh nhân được khảo sát chủ yếu là BN
được phẫu thuật tim vì đây là nhóm có nguy cơ
cao rối loạn chức năng thất phải.
Tương quan giữa TAPSE và FAC trong
nghiên cứu của chúng tôi chỉ ở mức trung bình
với r = 0,53. Tác giả Morita và CS sử dụng
phương pháp đo TAPSE bằng siêu âm qua ngả
thực quản cũng ghi nhận tương quan giữa
TAPSE và FAC là 0,62(5). Như vậy TAPSE và
FAC không thể là hai chỉ số có thể hoàn toàn
thay thế cho nhau trong quần thể chung.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy
nhóm bệnh nhân được phẫu thuật van tim, đặc
biệt là có tác động đến van ba lá (thường là đặt
vòng van ba lá nhân tạo) có TAPSE thấp nhất và
mối tương quan giữa FAC và TAPSE trong
nhóm này cũng thấp nhất. Vòng van ba lá có
một cấu trúc không gian phức tạp và không phải
nằm trên một mặt phẳng mà có dạng bầu dục và
uốn cong hình yên ngựa với hai điểm cao
(hướng ra trước về phía nhĩ phải) và hai điểm
thấp hướng ra sau về phía thất phải(7). Trong
phẫu thuật sửa van ba lá, đặc biệt là khi sử dụng
vòng van nhân tạo, cấu trúc đặc biệt này bị biến
dạng do vậy di động của vòng van không còn

bình thường và ảnh hưởng đến TAPSE trong khi
đó vận động toàn thể của thất phải không bị suy

228

giảm cùng mức độ. Điều này có thể lý giải vì sao
TAPSE không được xem là chỉ số được khuyến
cáo ở nhóm bệnh nhân hậu phẫu(6). Chính vì lý
do đó, ở nhóm bệnh nhân này chúng tôi đề nghị
nên sử dụng thêm FAC để có được đánh giá
khách quan hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy
một khi TAPSE ở giới hạn bình thường thì rất có
khả năng FAC cũng bình thường. Ngược lại, khi
TAPSE thấp thì chỉ có một nửa số BN có FAC
dưới mức bình thường. Cá biệt có một số BN có
TAPSE gần như bằng 0 trong khi FAC vẫn đo
được, mặc dù thấp hơn giá trị bình thường.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi FAC thấp
thì hầu như TAPSE cũng thấp. Các nghiên cứu
trên thế giới sử dụng cộng hưởng từ đánh giá
chức năng tim cũng cho thấy FAC có giá trị cao
hơn TAPSE trong đánh giá chức năng tâm thu
thất phải(3).
Cho đến nay thì cộng hưởng từ tim mạch
vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá
chức năng thất phải tuy nhiên đây là phương
tiện chưa được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng,
nhất là trong điều kiện Việt Nam. Hơn nữa cộng
hưởng từ tim không thể là phương tiện để theo

dõi lặp lại chức năng tim ở một bệnh nhân hồi
sức. Siêu âm tim 3D có triển vọng là một phương
tiện đánh giá chức năng thất phải tốt hơn nhưng
còn đang được nghiên cứu khảo sát. Trong thực
hành lâm sàng, siêu âm tim qua thành ngực vẫn
là phương tiện được sử dụng nhiều nhất do có
nhiều ưu điểm. Chúng tôi chọn nghiên cứu hai
phương pháp đánh giá chức năng tâm thu thất
phải là TAPSE và FAC vì đây là hai phương
pháp dễ thực hiện và được khuyến cao bởi các
hiệp hội siêu âm tim Hoa Kỳ, Châu Âu và
Canada(6). Nghiên cứu này góp phần nhỏ vào
việc khảo sát chỉ số đánh giá chức năng thất
phải. Chúng tôi nhận thấy trong trường hợp
bệnh nhân có TAPSE bình thường và không có
biểu hiện nghi ngờ gì khác thì riêng TAPSE có
thể phản ánh được chức năng tâm thu thất phải.
Tuy nhiên, khi TAPSE thấp, đặc biệt là ở BN có
bệnh van tim, nhất là phẫu thuật van ba lá thì

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
cần phải sử dụng thêm FAC để đánh giá chức
năng thất phải tốt hơn.

KẾT LUẬN
Trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải
trên siêu âm, TAPSE và FAC có mối tương quan

trung bình (r = 0,53). Khi TAPSE bình thường (>
16 mm) thì có khả năng rất cao là FAC cũng
trong giới hạn bình thường (> 35%). Ngược lại,
khi TAPSE thấp thì chỉ có một nửa số bệnh nhân
có FAC dưới mức bình thường. Chính vì vậy,
nếu TAPSE trong giới hạn bình thường thì có thể
không cần phải khảo sát FAC nếu không có biểu
hiện nghi ngờ khác nhằm tiết kiệm thời gian.
Ngược lại nếu TAPSE thấp hoặc bệnh nhân
được phẫu thuật van tim, đặc biệt là có tác động
đến van ba lá thì FAC cần được sử dụng kết hợp
với TAPSE để có một đánh giá chức năng tâm
thu thất phải hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Haddad F, Couture P, Tousignant C, Denault AY (2009). The
Right Ventricle in Cardiac Surgery, a Perioperative Perspective:
I. Anatomy, Physiology, and Assessment. Anesth Analg,108:
407–421.

Tim Mạch

2.

3.

4.


5.

6.

7.

Nghiên cứu Y học

Haddad F, Couture P, Tousignant C, Denault AY (2009). The
Right Ventricle in Cardiac Surgery, a Perioperative Perspective:
I. Anatomy, Physiology, and Assessment. Anesth Analg, 108:
422-433.
Lee JZ, Low S, Yun S et al (2015). Comparison of Tricuspid
Annular Plane Systolic Excursion to Fractional Area Change for
Evaluation of Right Ventricular Systolic Function: Systematic
Review and Meta-analysis. Circulation, 132: A16722.
Lorenz CH, Walker ES, Morgan VL, Klein SS, Graham TP Jr
(1999). Normal human right and left ventricular mass, systolic
function, and gender differences by cine magnetic resonance
imaging. J Cardiovasc Magn Reson,1: 7–21.
Morita Y, Nomoto K, Fischer GD (2010). Modified Tricuspid
Annular Plane Systolic Excursion Using Transesophageal
Echocardiography for Assessment of Right Ventricular Function.
Am Soc Echocardiogr,23: 685-713.
Rudski LG, Lai WW, Afilalo J et al (2010). Guidelines for the
Echocardiographic Assessment of the Right Heart in Adults: A
Report from the American Society of Echocardiography. J Am
Soc Echocardiogr, 23: 685-713.
Ton-Nu TT, Levine RA, Handschumacher MD et al (2006).
Geometric determinants of functional tricuspid regurgitation:

insights from 3-dimensional echocardiography. Circulation, 114:
143-149.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

229



×