Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng quy trình định lượng đồng phân quang học của rabeprazole trong viên nén bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng đồng thời hai tác nhân tách đồng phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.52 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG PHÂN QUANG HỌC
CỦA RABEPRAZOLE TRONG VIÊN NÉN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN
SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI HAI TÁC NHÂN TÁCH ĐỒNG PHÂN
Trương Quốc Kỳ*, Nguyễn Thị Tường Vi**, Kyeong Ho Kim***

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rabeprazole, 2 - {[[4 - (3-methoxypropoxy) -3-methyl-2-pyri-dinyl] methyl] sulfinyl} -1Hbenzimidazole là một trong những thuốc ức chế bơm proton mới nhất được phát triển để ức chế bài tiết axit dạ
dày của H+/K+-ATPase. Một trong những tác nhân trị liệu mạnh nhất được sử dụng để điều trị một số rối loạn
tiêu hóa như loét dạ dày và tá tràng.
Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng đồng phân quang học của rabeprazole trong viên nén bằng
phương pháp điện di mao quản sử dụng đồng thời hai tác nhân tách đồng phân.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của phương pháp là viên nén raperazole.
Các đồng phân quang học của Rabeprazole được định lượng bằng kỹ thuật điện di mao quản với đầu dò DAD.
Trong quá trình thực nghiệm, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tách và độ chọn lọc của phương pháp đã được
khảo sát và tối ưu như thành phần, tỉ lệ, nồng độ của các tác nhân tách đồng phân, nồng độ, pH của dung dịch
đệm, nhiệt độ mao quản và điện thế nguồn.
Kết quả: Đã xây dựng quy trình định lượng đồng phân quang học của rabeprazole trong viên nén bằng
phương pháp điện di mao quản, sử dụng cột mao quản có đường kính trong 50 µm và chiều dài cột 64/56 cm với
tác nhân tách đồng phân là 30 mM sulfobutyl ether-β-CD kết hợp với 20 mM γ-CD trong dung dịch đệm borat
100 mM ở pH 7,0, điện thế sử dụng 25 kV và nhiệt độ mao quản 15 0C, kết hợp với tiêm thủy động học và sử
dụng esomeprazole làm chất chuẩn nội (IS). Kết quả định lượng cho thấy quy trình có tính chọn lọc cao, có LOQ
và LOD cho R-(+)-Rabeprazole và S-(-)-Rabeprazole lần lượt 1,0 và 2,5 µg/ml, khoảng tuyến tính của phương
pháp trong khoảng nồng độ 2,5 - 25 µg/ml và có R2 ≥ 0,999. Độ đúng tỷ lệ phục hồi của R-(+)-Rabeprazole và S(-)-Rabeprazole nằm trong khoảng 98% - 102% và RSD < 2% đối với độ chính xác cho cả hai đồng phân.
Kết luận: Một phương pháp đơn giản, nhanh chóng, tin cậy để định lượng đồng phân quang học của
rabeprazole trong viên nén. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích các viên nén có chứa rabeprazole
trên thị trường với hiệu suất thu hồi từ 99,55% đến 102,98% so với nồng độ ghi trên nhãn.


Từ khóa: esomeprazole, rabeprazol, điện di mao quản (CE), dẫn xuất của cyclodextrin (CD)

ABSTRACT
QUANTITATIVE DETERMINATION OF ENANTIOMER OF RABEPRAZOLE IN PHARMACEUTICAL
TABLETS BY CAPILLARY ELECTROPHORESIS METHOD USING A DUAL CHIRAL SELECTOR
SYSTEM
Truong Quoc Ky, Nguyen Thi Tuong Vi, Kyeong Ho Kim

*Bộ môn hóa chuyên ngành, Khoa Dược, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
**Bộ môn hóa phân tích, Khoa Dược, Đại học quốc tế Hồng Bàng.
***Khoa Dược, Đại học quốc gia KangWon, Hàn Quốc.
Tác giả liên lạc: TS. DS. Trương Quốc Kỳ ĐT: 0936723672
Email:

366

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 366-371
Background: Rabeprazole, 2-{[[4-(3-methoxypropoxy)-3-methyl-2-pyri-dinyl] methyl] sulfinyl}-1Hbenzimidazole is one of latest proton-pump inhibitors developed for suppression of gastric acid secretion by
inhibition of the H+/K+-ATPase. It is one of the most potent therapeutic agents used for treatment of several
gastrointestinal disorders such as gastric and duodenal ulcers.
Objectives: The aim of this study is to develop an analytical method based on CE using two types of
cyclodextrine derivatives for the determination of rabeprazole enantiomers in pharmaceutical tablets.
Methods and subject: Subject of study was pharmaceutical tablets of Rabeprazole. Rabeprazole was

determined by CE with DAD detector. Several electrophoretic conditions such as the effect of buffer composition,
concentration, and pH, chiral selector type and concentration, potential, temperature, and injection volume were
investigated and optimized.
Results: The chiral resolution was performed in an untreated fused-sillica capillary using a dual chiral
selector system consisting sulfobutyl ether-β-CD combine with γ-CD. Separation was carried out in a 50 µm,
64/56 cm fused-silica capillary. The best results were obtained by using a buffer consisting of 30 mM sulfobutyl
ether-β-CD, 20 mM γ-CD, 100 mM borate buffer adjusted to pH 7.0, 25 kV of applied voltage and 15 0C of
capillary temperature, in combination with hydrodynamic injection. The optimized method was validated and
applied for quantitation of rabeprazole enantiomers with using esomeprazole as an internal standard (IS). The
method was shown high selectivity, the LOD and LOQ for R-(+)-enantiomer and S-(-)-enantiomer were 1.0 and
2.5 µg/mL, respectively. A good linear relationship was obtained in the concentration range of 2.5-25 µg/mL with
R2 0.999 for both the R-(+)-enantiomer and S-(-)-enantiomer. Intra-day and inter-day standard devitation was
below 2% and the recovery range was 98% - 102%.
Conclusion: A straightforward, expeditious, reliable method for the determination of rabeprazole
enantiomers in pharmaceutical tablets was developed and validated. The proposed method was used to analyse
pharmaceutical preparation with recoveries from 99.55% to 102.98% of the label content.
Keyword: esomeprazole, rabeprazole, capillary electrophoresis (CE), cyclodextrin derivatives (CD)

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rabeprazole, 2-{[[4-(3-methoxypropoxy)-3methyl-2-pyri-dinyl]
methyl]
sulfinyl}-1Hbenzimidazole là một trong những thuốc ức chế
bơm proton mới được phát triển, có tác dụng
ngăn tiết acid dạ dày thông qua việc ức chế kênh
H+/K+-ATPase(7).
Đối với việc trị liệu, rabeprazole lại được sử
dụng dưới dạng hỗn hợp racemic của đồng
phần R-(+) và S-(-). Do sự khác nhau về tính chất
dược lực học và độc lực học giữa các đồng phân
lập thể, việc phân biệt các đồng phân quang học

đã trở thành một phần không thể thiếu trong
vấn đề nghiên cứu và phát triển thuốc. Do đó,
việc cho ra đời các phương pháp phân tích để
tách và xác định các loại đồng phân quang học
trong dược phẩm là vô cùng cần thiết.

Trong chính sách hướng dẫn của cơ quan
quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA) đã tuyên bố rằng cần thiết phải sử dụng
các phương pháp phân tích đặc hiệu khi bắt đầu
nghiên cứu các đồng phân thuốc.
Mặc dù phương pháp HPLC sử dụng nhiều
nhất trong các báo cáo về phân tách các đồng
phân quang học của các thuốc PPI(1,2,3). Điện di
mao quản (CE) cũng là một phương pháp thay
thế mạnh mẽ và thường xuyên được sử dụng
trong việc này. Ưu điểm của CE trong việc tách
các đồng phân quang học bao gồm độ phân giải
cao, phát triển phương pháp đơn giản và nhanh
chóng, thời gian phân tích ngắn, tiêu hao ít dung
môi và mẫu. Do đó, mục đích của nghiên cứu
này là phát triển một phương pháp phân tích

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

367


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

dựa trên phương pháp điện di mao quản (CE)
bằng cách sử dụng hai loại dẫn xuất
cyclodextrine để xác định các đồng phân quang
học của rabeprazole trong dược phẩm.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Viên nén rabeprazole đang lưu hành trên
thị trường.
Trang thiết bị, hóa chất, dung môi

Trang thiết bị
Các thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống
điện di mao quản HP3D (Hewlett-Packard,
Waldbronn, Germany) trang bị đầu dò DAD.
Thiết bị được điều khiển và ghi lại dữ liệu bằng
phần mềm HP3D CE ChemStation. Mao quản
(Agilent Technologies, Waldbronn, Đức) là mao
quản silica nung chảy với đường kính trong 50
µm, tổng độ dài 64,5 cm, độ dài hiệu dụng 56
cm. pH đệm được đo bằng máy SevenEasy
(Mettler Toledo, Columbus, OH, Mỹ).
Hóa chất dung môi
Tất cả hóa chất và thuốc thử trong nghiên
cứu này đều thuộc loại phân tích. Chuẩn
esomeprazole được lấy từ công ty CTCBIO Inc.
(Hwaseong, Hàn Quốc), rabeprazole được lấy từ
công ty dược phẩm Shingpoong (Ansan, Hàn

Quốc). β-cyclodextrin (β-CD), methyl-ßcyclodextrin (M-β-CD), acetyl-ß-cyclodextrin
(AC-β-CD), sulfated-ß-cyclodextrin (S-β-CD),
hydroxypropyl-ß-cyclodextrin (HP-β-CD) and
heptakis(2,6-di-O-acetyl-6-O-sulfo)-βcyclodextrin
(HEP-β-CD)
của
Aldrich
(Milkwaukee, WI, USA). Sulfobutyl ethers-βcyclodextrin (SBE-β-CD) của Cydex (La Jolla,
CA, USA). Carboxymethyl-β-cyclodextrin (CMβ-CD) của Wacker (Munich, Ðức) và γ cyclodextrin (γ -CD) của TCI (Tokyo, Nhật).
Acid phosphoric (Samchun, Pyeongtaek, Hàn
Quốc), acid boric (Aldrich, Milkwaukee, Mỹ),
natri hydroxyd (Duksan, Ansan, Hàn Quốc),
natri tetraborat (Yakuri, Osaka, Nhật), kali

368

phosphat (Shinyo, Osaka, Nhật) và natri
hydrosulfit (Aldrich, Milkwaukee, Mỹ).
Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành khảo sát các tác nhân tách đồng
phân. Đồng thời trong quá trình thực nghiệm,
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tách và độ
chọn lọc của phương pháp đã được khảo sát và
tối ưu như thành phần, tỉ lệ, nồng độ của các tác
nhân tách đồng phân, nồng độ, pH của dung
dịch đệm, nhiệt độ mao quản và điện thế nguồn.
Các thông số sắc ký như thời gian lưu, diện tích
pic, hệ số phân giải và hệ số bất đối được xem
xét để có As từ 0,8 – 1,5 và Rs ≥1,5. Sau khi tìm
được điều kiện sắc ký thích hợp, sẽ tiến hành

thẩm định theo hướng dẫn của ICH(4), bao gồm
khảo sát tính phù hợp hệ thống, khoảng tuyến
tính, độ chính xác, độ đúng. Sau khi được thẩm
định, quy trình được ứng dụng để định lượng
một số chế phẩm viên nén có rabeprazole trên
thị trường.
Chuẩn bị mẫu và dung dịch đệm

Pha dung dịch chuẩn
Dung dịch gốc rabeprazole cân chính xác 10
mg của rabeprazole cho vào bình định mức 50
ml, thêm 20 ml NaOH 0,1 M, siêu âm 5 phút.
Thêm NaOH 0,1 M vừa đủ thể tích, lắc đều thu
được dung dịch có nồng độ 0,2 mg/ml. Dung
dịch gốc nội chuẩn esomeprazole (IS) cân chính
xác 10 mg của esomeprazole cho vào bình định
mức 50 ml, thêm 20 ml NaOH 0,1 M, siêu âm 5
phút. Thêm NaOH 0,1 M vừa đủ thể tích, lắc đều
thu được dung dịch có nồng độ 0,2 mg/ml. Tất
cả các bình định mức được gói bằng giấy bạc và
bảo quản trong tủ lạnh ở 4 0C.

Pha dung dịch thử
Cân ngẫu nhiên 20 viên nén, nghiền thành
bột mịn, cân chính xác lượng bột thuốc tương
ứng với 50 mg hỗn hợp racemic rabeprazole vào
bình định mức 100 ml, thêm khoảng 75 ml cồn
tuyệt đối, siêu âm trong vòng 10 phút. Sau khi
siêu âm, thêm nội chuẩn vào bình định mức và
bổ sung cồn tuyệt đối đến vạch. Lọc dung dịch


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

trên qua màng lọc, thu được dung dịch
rabeprazole racemic có nồng độ 500 µg/ml. Hút
chính xác 0,8 ml dung dịch trên, cho vào bình
định mức 20 ml, bổ sung đến vạch bằng dung
dịch NaOH 0,1 M, thu được dung dịch
rabeprazole racemic có nồng độ 20 µg/ml. Dung
dịch này được lọc qua màng lọc 0,45 µm và tiêm
vào hệ thống điện di mao quản để tiến hành
phân tích.

thế và nhiệt độ mao quản các điều kiện này
được nghiên cứu và tối ưu hóa. Từ các nghiên
cứu trên, điều kiện điện di được chọn là: dung
dịch đệm borate có nồng độ 100 mM được điều
chỉnh về pH 7,0 bằng acid boric 1,0 M với nồng
độ của tác nhân tách đồng phân là 30 mM cho
SBE-β-CD và 20 mM cho γ-CD, điện thế áp đặt
25 kV, nhiệt độ mao quản 15 0C.

KẾT QUẢ

Điều kiện CE

Sử dụng điều kiện phân tích đã được tối ưu
hóa ở trên. Bên cạnh đó esomeprazole được sử
dụng làm nội chuẩn để định lượng các đồng
phân quang học của rabeprazole.

Lựa chọn tác nhân tách đồng phân
Các thí nghiệm đã được thực hiện với các
đệm có thành phần và pH khác nhau. Các dung
dịch được sử dụng như 20 mM đệm phosphate
ở pH 3,5; 50 mM đệm phosphate ở pH 6,0 và 100
mM đệm borate ở pH 7,4 làm dung dịch điện di
nền, pH của dung dịch đệm được điều chỉnh
bằng dung dịch acid phosphoric 0,1 M, natri
hydroxid 0,1 M và acid boric 1,0 M. Kết quả độ
phân giải giữa các pic được thể hiện ở bảng 1.
Khi sử dụng kết hợp SBE-β-CD và γ-CD, các
đồng phân của rabeprazole đã được tách tốt với
độ phân giải 2,21.
Bảng1. Kết quả lựa chọn các tác nhân tách đồng phân
Tác nhân Nồng độ của tác pH của dung
tách đồng nhân tách đồng dịch đệm
phân
phân
β-CD
20
3,5 và 6,0
γ-CD
20
3,5 và 6,0
M-β-CD

20
3,5 và 6,0
AC-β-CD
20
3,5 và 6,0
CM-β-CD
20
3,5 và 6,0
HP-β-CD
20
3,5 và 6,0
HEP-β-CD
20
3,5 và 6,0
S-β-CD
20
3,5 và 6,0
SBE-β-CD
20
3,5 và 6,0
M-β-CD và
10
2,2
β-CD
20
SBE-β-CD
30
7,4
và γ-CD
20


Độ phân giải
Rs
0,32 và 0,11
0,05 và 0,31
0,03 và 0,34
- và 0,12
0,08 và 0,17
0,21 và 0,41
- và 0,04
- và 0,35
0,27 và 0,41
0,23

Thẩm định phương pháp

Khảo sát tính phù hợp hệ thống
Hệ số đối xứng có giá trị trung bình trong
khoảng 0,8 – 1,5. Hệ số phân giải giữa các pic có
Rs ≥ 1,5. Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của các
thông số sắc ký cho các lần tiêm lặp lại so với nội
chuẩn của mẫu chuẩn đều nhỏ hơn 2%. Kết quả
được biểu diễn qua Bảng 2. Vậy quy trình đạt
tính phù hợp hệ thống.
Bảng 2. Tính phù hợp hệ thống
Thông số
Chất

RSD% của RSD% của
thời gian lưu diện tích píc

(tR)
(S)

S-(-)Rabeprazole
R-(+)Rabeprazole

AS

Rs

0,24%

1,22%

0,80

-

0,24%

1,18%

0,81

3,07

Tính đặc hiệu

(-) không tách được


Trên điện di đồ hình 1, cho thấy thời gian di
chuyển của pic S-(-)-Rabeprazole và pic R-(+)Rabeprazole của mẫu thử và mẫu chuẩn đều có
trùng với nhau. Bên cạnh đó điện di đồ của mẫu
trắng không có pic nào khác trùng với pic S-(-)Rabeprazole và pic R-(+)-Rabeprazole trong điện
di đồ của mẫu chuẩn. Do đó quy trình đạt tính
đặc hiệu (Hình 1).

Tối ưu hóa điều kiện của CE

Khoảng tuyến tính và giới hạn phát hiện

Lần lượt thay đổi một trong các điều kiện
điện di (các điều kiện khác được cố định) như
pH, nồng độ dung dịch đệm, nồng độ các tác
nhân tách đồng phân (γ-CD và SBE-β-CD), điện

Khoảng tuyến tính từ 5,0 – 25 µg/ml nồng độ
định lượng của cho mỗi đồng phân rabeprazole
trong NaOH 0,1 M. Tiến hành sắc ký ở điều kiện
khảo sát thu được diện tích pic tương ứng với

2,21

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

369


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

từng nồng độ. Xử lý dữ liệu bằng excel 2007 cho
thấy sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và
diện tích đỉnh so với nội chuẩn. Kết quả được
thể hiện trong Bảng 3 với hệ số tương quan R2 ≥
0,999. Và có LOD là 1,0 µg/ml và LOQ là 2,5
µg/ml cho từng đồng phân.

Độ đúng và độ chính xác

Độ phục hồi trung bình của S-(-)-Rabeprazole
từ 99,22 – 100,33% và từ 99,34 – 100,80% cho R(+)-Rabeprazole, độ phục hồi của phương pháp
đều nằm trong khoảng cho phép từ 98 – 102% và
có RSD ≤ 2,0%, và quy trình có độ chính xác cao
(RSD ≤ 2,0%). Từ kết quả Bảng 3 ta thấy rằng quy
trình đạt độ đúng và độ chính xác cao.

Hình 1. Điện di đồ của mẫu trắng (A), mẫu chuẩn (B) và mẫu thử (C) trong đó S-(-)-rabeprazole (pic 1), R-(+)rabeprazole (pic 2) và esomeprazole (pic 3)
Bảng 3. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác, khoảng tuyến tính, LOD và LOQ
Chỉ tiêu thẩm định
Phương trình hồi qui
Khoảng tuyến tính
LOD và LOQ
Độ lặp lại (n=6)
Độ chính xác liên ngày (n=11)
Độ đúng

Giá trị thống kê
S-(-)-Rabeprazole

R-(+)-Rabeprazole
2
2
y = 0,0365x + 0,0019, R = 0,9999
y = 0,0366x + 0,0042, R = 0,9997
2,5 – 25 µg/ml
2,5 – 25 µg/ml
1,0 µg/ml và 2,5 µg/ml
1,0 µg/ml và 2,5 µg/ml
0,99 %
1,64%
1,47%
1,61%
99,22 – 100,33%
99,34 – 100,80%

Ứng dụng quy trình để định lượng các viên
nén rabeprazole đang lưu hành trên thị trường
Bảng 4. Kết quả định lượng các viên nén rabeprazole
trên thị trường
Tên thuốc
Thuốc A
Thuốc B
Thuốc C
Thuốc D
Thuốc E

370

Lượng tìm thấy (mg) ± SD (n=6)

S-(-)-rabeprazole
R-(+)-rabeprazole
10,05 ± 0,09
9,95 ± 0,17
10,26 ± 0,15
10,22 ± 0,18
10,21 ± 0,20
10,13 ± 0,09
5,15 ± 0,04
5,11 ± 0,09
5,08 ± 0,05
5,02 ± 0,07

Phương pháp phân tích này đã được áp
dụng để định lượng hàm lượng của từng đồng
phân của rabeprazole trong viên nén. Các mẫu
được chuẩn bị như mô tả trong phương pháp
nghiên cứu. Kết quả kiểm nghiệm trong 6 mẫu
thử từ 5 loại thuốc viên nén rabeprazole trên thị
trường được mã hóa là A, B, C, D và E được ghi
trong Bảng 4. Trong các viên A, B, C có chứa 20
mg racemic rabeprazole, hàm lượng trung bình
tìm thấy của S-(-)-rabeprazole trong các công

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
thức là từ 10,05 mg đến 10,26 mg trong khi hàm
lượng tìm thấy của R-(+)-rabeparzole là từ 9,95

mg đến 10,22 mg. Trong các viên nén D, E chứa
10 mg racemic rabeprazole, hàm lượng trung
bình tìm thấy của S-(-)- rabeprazole trong các
công thức là từ 5,08 mg đến 5,15 mg trong khi
hàm lượng tìm thấy của R-(+)-rabeparzole là từ
5,0 mg đến 5,11 mg. RSD cho cả hai đồng phân
của rabeprazole trong tất cả các sản phẩm đều
dưới 2,0%.

rabeprazole trong viên nén. Phương pháp này
được áp dụng trong phân tích các viên nén có
chứa rabeprazole trên thị trường với hiệu suất
thu hồi từ 99,55% đến 102,98% so với nồng độ
ghi trên nhãn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

BÀN LUẬN
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc định lượng
mỗi đồng phân của rabeprazole chủ yếu sử
dụng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao với
đầu dò PDA(5). Việc xác định đồng phân quang
học của rabeprazole trong các sản phẩm thương
mại chưa bao giờ được nghiên cứu bằng phương
pháp CE với việc sử dụng các hệ thống chọn lọc
kép. Mặc dù có một phương pháp CE để phân
tách rabeprazole bằng cách sử dụng dung dịch

ion base của ephedrine làm chất chọn lọc quang
học, độ phân giải giữa hai đồng phân là khoảng
0,87(6). Do đó với phương pháp CE mà chúng tôi
xây dựng đã tách tốt các đồng phân quang học
của rabeprazole với độ phân giải giữa hai đồng
phân là 3,07 và đã sử dụng phương pháp này để
định lượng các đồng phân quang học của
rabeprazole trong 5 chế phẩm viên nén
rabeprazole trên thị trường và cho kết quả tốt.

KẾT LUẬN
Một phương pháp đơn giản, nhanh chóng,
tin cậy để định lượng đồng phân quang học của

Nghiên cứu Y học

3.

4.

5.

6.

7.

Chennuru LN, Choppari T, Duvvuri S, Dubey PK (2013).
Enantiomeric separation of proton pump inhibitors on new
generation chiral columns using LC and supercritical fluid
chromatography. J Sep Sci, 36:pp.3004 – 3010.

Cirilli R, Ferretti R, Gallinella B, De Santis E, Zanitti L, La Torre
F
(2008).
High-performance
liquid
chromatography
enantioseparation of proton pump inhibitors using the
immobilized amylose based Chiralpal IA chiral stationary phase
in normal-phase, pholar organic and reversed-phase condition. J
Chromatogra A, 1177:pp.105 – 113.
del Nozal MJ, Toribio L, Bernal JL, Alonso C, Jiménez JJ (2004).
Chiral separation of omeprazole and several related benzimidazoles
using supercritical fluid chromatography. J Sep Sci, 27:pp.1023–1029.
ICH Harmonised Tripartite Guideline (2005). Validation of
Analytical Procedures: Text and Methodology Q2 (R1).
International Conference on Harmonisation of Technical Requirements
for Registration of Pharmaceuticals for Human Use, pp.1-13.
Kim M, Yu SK, Truong QK, Mai XL, Chung HK, Kang JS, Kim
KH (2016). Determination of rabeprazole enantionmers in
commercial tablets using immobilized cellulose-based
stationary phase. Archives of pharmacal research, 40:pp.373 – 381.
Ma Z, Zhang L, Lin L, Ji P, Guo X (2010). Enantioseparation of
rabeprazole and omeprazole by nonaqueous capillary
electrophoresis with an ephedrine-based ionic liquid as the
chiral selector. Biomed Chromatogr, 24:pp.1332 – 1337.
Magotoshi M, Hideyuki T, Hideaki F, Noriaki T (1990). The
potency of substituted benzimidazoles such as E3810,
omeprazole, Ro 18-5364 to inhibit gastric H+, K(+) – ATPase is
correlated with the rate of acid – activation of the inhibitor.
Biochem Pharmacol, 39:pp.661– 667.


Ngày nhận bài báo:

31/01/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

12/02/2019

Ngày bài báo được đăng:

20/04/2019

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

371



×