Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân đau nửa đầu bằng bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS tại Bệnh viện Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.85 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐAU NỬA ĐẦU
BẰNG BỘ CÂU HỎI SF - 36 VÀ MIDAS TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC
Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Công Thắng*, Hoàng Thị Hải Yến*

TÓM TẮT
Mở đầu: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine vẫn chưa được đánh giá đúng mức dù đã có nhiều
tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Ở Việt Nam, cần có một phương pháp khách quan giúp đánh giá chính xác
mức độ ảnh hưởng của migraine lên chất lượng cuộc sống và mức độ mất chức năng của bệnh nhân.
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine bằng bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS, đánh
giá mối liên quan giữa hai bộ câu hỏi đồng thời khảo sát một số yếu tố có thể ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân migraine.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân migraine từ 18 tuổi trở lên
được thu nhận vào nghiên cứu. Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS, tính hệ số
tương quan Spearman giữa hai bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 20.0.
Kết quả: 149 bệnh nhân migraine (78,5% nữ) được đưa vào nghiên cứu (tuổi từ 18 - 75, tuổi trung bình
39,8 ± 13,4). Điểm số SF - 36 thấp ở tất cả các lĩnh vực ngoại trừ hoạt động chức năng. Điểm số trung bình
MIDAS là 13,8 ± 10,02. Theo phân độ MIDAS, 20% bệnh nhân không hoặc mất chức năng ít, 33% mất chức
năng nhẹ, 31% mất chức năng trung bình và 16% mất chức năng nặng. Tất cả các lĩnh vực sức khỏe SF - 36 đều
có tương quan nghịch với điểm số MIDAS. Lĩnh vực hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau
đớn, đánh giá sức khỏe và giới hạn tâm lý tương quan trung bình với MIDAS, hệ số tương quan Spearman từ
0,38 đến 0,59 (p < 0,05). Điểm số 8 lĩnh vực SF - 36 ở nhóm mất chức năng nhẹ cao hơn nhóm mất chức năng
trung bình – nặng theo MIDAS (p < 0,0001). Nữ có điểm MIDAS cao hơn nam (11 so với 9,5, p = 0,014). Ở
bệnh nhân có mất ngủ là yếu tố khởi phát, điểm số MIDAS cao hơn so với nhóm không mất ngủ (15 so với 10, p =
0,007). Bệnh nhân với điểm trung bình cơn đau ≤ 7 có điểm MIDAS thấp hơn nhóm điểm trung bình cơn đau > 7
(10,31 so với 17,06, p < 0,001).


Kết luận: Kết quả điểm số SF - 36 và MIDAS cho thấy bệnh nhân migraine có chất lượng cuộc sống kém
hơn ở cả về mặt thể chất và tâm thần. Có mối tương quan nghịch trung bình giữa hai bộ câu hỏi SF - 36 và
MIDAS. Mức độ mất chức năng theo phân độ MIDAS càng nặng thì điểm số SF - 36 càng thấp. Giới nữ, mất
ngủ và cường độ cơn đau là ba yếu tố được chứng minh làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine
trong nghiên cứu.
Từ khóa: migraine, chất lượng cuộc sống, bộ câu hỏi SF - 36, bộ câu hỏi MIDAS.

ABSTRACT
QUALITY OF LIFE ASSESSMENT AMONG MIGRAINE PATIENTS TREATED AT THE MEDICAL
UNIVERSITY HOSPITAL OF HO CHI MINH CITY USING SF - 36 AND MIDAS QUESTIONAIRE
Tran Cong Thang, Hoang Thi Hai Yen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 175 - 180

* Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Hoàng Thị Hải Yến

Thần kinh

ĐT: 0976709009

Email:

175


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Background: Quality of life of migraine patients is still underestimated despite many advances in diagnosis

and treatment. In Vietnam, an objective method is necessary to evaluate the impact of migraine on patients’
quality of life and disability degree.
Objectives: The aim of this study was to assess the quality of life of migraine patients using two
questionaires SF – 36 (Short Form 36) and MIDAS (Migraine Disability Assessment), to describe the
relationship between SF - 36 and MIDAS and to find out some factors that affect migraineurs’ quality of life.
Method: In this cross - sectional study, patients from 18 year old with migraine were consecutively
recruited. SF - 36 and MIDAS questionnaire were used to assess migraine patients’ quality of life. The
Spearman’s correlation coefficient between SF – 36 and MIDAS was calculated. Statistical analysis is done with
the software SPSS 20.0 for window.
Results: A total of 149 migraine patients (78.5% female) were enrolled (aged 18 - 75, mean age 39.8 ± 13.4).
SF - 36 scores are low in all areas except for physical functioning. Mean MIDAS score is 13.8 ± 10.02. According
to the MIDAS classification, minimal migraine disability was reported by 20% of patients, mild disability by
33%, moderate disability by 31% and severe disability by 16%. Moderate correlations were reported between
MIDAS score and 8 areas of SF - 36 (r = |0.38 - 0.59|, p < 0.001). SF - 36 scores in all 8 domains in the minimal
to mild disability group were higher than in the moderate to severe disability group, p < 0.0001. Female has higher
MIDAS score than male (11 vs 9.5, p = 0.014). In patients with insomnia as a trigger, MIDAS score is higher (15
vs 10, p = 0.007). Patients with mean score of pain intensity ≤ 7 have lower MIDAS score (10.31 vs 17.06, p <
0.001).
Conclusion: Results of SF - 36 and MIDAS questionaires indicate that migraine patients have poorer
quality of life in both physical and mental domains. There is an average inverse correlation between SF – 36 and
MIDAS. The higher the MIDAS score,the poorer the quality of life. Female gender, insomnia and pain intensity
are three factors proven to reduce quality of life of migraine patients in this study..
Key words: migraine, quality of life, SF - 36, MIDAS.
em(3). Gánh nặng kinh tế do migraine gây ra là
ĐẶT VẤN ĐỀ
rất lớn, các nhà dịch tễ học tính toán được chi phí
Migraine hay đau nửa đầu là một trong
điều trị trực tiếp gồm thuốc men, viện phí cho
những bệnh được biết đến sớm nhất trong lịch
bệnh nhân migraine ở Mỹ chiếm khoảng 1 tỉ Đô

sử nhân loại, với những ca bệnh đầu tiên được
la mỗi năm. Bên cạnh đó, khoảng 5% dân số
người Ai Cập cổ đại ghi nhận từ hơn 1.200 năm
chung trải qua ít nhất 18 ngày bị đau đầu
trước công nguyên. Biểu hiện của bệnh đặc
migraine, và ít nhất 1% - đồng nghĩa với 2,5 triệu
trưng với đau đầu diễn ra thành từng cơn, mỗi
người ở Bắc Mỹ có ít nhất một ngày bị migraine
cơn kéo dài trong khoảng từ 4 đến 72 giờ,
mỗi tuần(4). Cơn migraine nặng được xem là một
thường đau dữ dội một bên và theo mạch đập,
trong những bệnh mạn tính gây mất chức năng
kết hợp với một số triệu chứng khác như buồn
nhiều nhất. Chi phí cho việc giảm hoặc mất năng
nôn, nôn, sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng và choáng
suất lao động do migraine gây ra là một con số
váng. Những triệu chứng này gây ảnh hưởng rất
khổng lồ.
lớn đến chất lượng làm việc cũng như cuộc sống
Hai phương pháp khách quan thường
gia đình và xã hội của bệnh nhân. Migraine còn
được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc
là bệnh khá phổ biến trong dân số chung với tỉ lệ
sống của bệnh nhân migraine là SF - 36 và
mắc xấp xỉ 15 - 20% ở nữ và 5 - 8% ở nam giới,
MIDAS. SF - 36 là bộ câu hỏi thăm dò sức khỏe
gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở phụ
tổng quát được sử dụng rộng rãi trên thế giới,
nữ dưới 45 tuổi, ít gặp hơn ở người già và trẻ
bao gồm 36 câu hỏi thuộc 8 lĩnh vực sức khỏe,


176

Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
sau đó hợp thành 2 phần là sức khỏe thể chất
và sức khỏe tâm thần. Bộ câu hỏi SF - 36 đã
được chứng minh tính hữu ích trong dân số
tổng quát và dân số bệnh chuyên biệt, giúp so
sánh gánh nặng bệnh tật, lợi ích về sức khỏe
tùy theo các biện pháp can thiệp điều trị(7). Bộ
câu hỏi MIDAS giúp đánh giá mức độ mất
chức năng (hoạt động bị giới hạn) ở ba hoạt
động sống quan trọng gồm: việc làm được trả
lương hoặc học hành, việc nhà và các hoạt
động lúc nhàn rỗi cùng gia đình và xã hội(5).
Ở Việt Nam hiện nay, việc điều trị và
phòng ngừa migraine đã có rất nhiều tiến bộ
và luôn được cập nhật với y học thế giới hiện
đại. Tuy nhiên, các bác sĩ thường chỉ quan tâm
điều trị hết bệnh mà không chú trọng việc
đánh giá toàn vẹn bệnh nhân trong điều kiện
sống thực tế của họ. Để theo kịp xu hướng
điều trị bệnh song song với cải thiện chất
lượng cuộc sống hiện nay trên thế giới, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chất lượng
sống của bệnh nhân đau nửa đầu bằng thang
điểm SF - 36 và MIDAS tại Bệnh viện Đại học

Y Dược TP. Hồ Chí Minh” với các mục tiêu cụ
thể sau: (1) đánh giá chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân migraine theo hai bộ câu hỏi SF - 36
và MIDAS; (2) khảo sát mối liên quan giữa bộ
câu hỏi SF - 36 và MIDAS; (3) khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân migraine.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán
migraine tại phòng khám Thần kinh Bệnh viện
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, thỏa mãn tiêu
chuẩn chẩn đoán migraine có và không có tiền
triệu theo IHS 2013(6) đồng ý tham gia phỏng vấn
được thu nhận vào nghiên cứu. Thiết kế nghiên
cứu là cắt ngang mô tả có phân tích. Chúng tôi
sử dụng hai bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS để tiến
hành phỏng vấn.
Bộ câu hỏi SF - 36 đo lường 8 lĩnh vực sức
khỏe gồm có: hoạt động chức năng; giới hạn
chức năng; cảm nhận đau đớn; đánh giá sức

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

khỏe; cảm nhận sức sống; hoạt động xã hội; giới
hạn tâm lý và tâm thần tổng quát.
Bảng 1 Diễn giải ý nghĩa kết quả điểm số SF – 36 cao
và thấp(7)

Ý nghĩa
Điểm số thấp
Điểm số cao
Hoạt động
Hạn chế khi thực Không hạn chế khi
hiện tất cả hoạt thực hiện tất cả hoạt
chức năng
động chức năng
động mạnh có liên
bao gồm tự tắm rửa quan đến sức khỏe
hoặc thay quần áo
chức năng.
Giới hạn
Bị trở ngại trong
Không bị trở ngại
chức năng công việc hoặc sinh trong công việc hoặc
hoạt hàng ngày do sinh hoạt hàng ngày
tình trạng sức khỏe do tình trạng sức
chức năng
khỏe chức năng
trong 4 tuần qua
Hoạt động
Các vấn đề chức
Các vấn đề chức
năng

tâm

tác
năng

và tâm lý không
xã hội
động trầm trọng và gây tác động nào lên
thường xuyên lên các hoạt động xã hội
các hoạt động xã hội thông thường trong 4
thông thường
tuần qua
Cảm nhận
Cơn đau rất trầm
Không có cơn đau
trọng và ảnh hưởng nào xảy ra trong 4
đau đớn
nhiều
tuần qua
Tâm thần
Lúc nào cũng cảm Lúc nào cũng cảm
tổng quát thấy căng thẳng đầu thấy thoải mái, sung
óc và xuống tâm
sướng và dễ chịu
thần
trong 4 tuần qua.
Giới hạn tâm lý Bị trở ngại trong
Không bị trở ngại
công việc hoặc sinh trong công việc hoặc
hoạt hàng ngày do sinh hoạt hàng ngày
tình trạng sức khỏe do tình trạng sức
tâm lý
khỏe tâm lý trong 4
tuần qua
Cảm nhận

Lúc nào cũng cảm Lúc nào cũng cảm
thấy ưu tư, buồn, thấy hăng hái và dồi
sức sống
mệt mỏi
dào sức lực trong
suốt 4 tuần qua
Đánh giá
Nghĩ rằng sức khỏe Nghĩ rằng sức khỏe
kém và đang đi
tuyệt vời
sức khỏe
xuống
Yếu tố

Điểm số được tính theo thang điểm 0 - 100,
điểm càng cao chứng tỏ chất lượng cuộc sống
càng tốt. Bộ câu hỏi MIDAS gồm 7 câu hỏi, 5 câu
đầu tiên phản ánh mức độ ảnh hưởng của
migraine trong vòng 3 tháng qua lên các lĩnh
vực: việc học hoặc công việc được trả lương, việc
nhà và các hoạt động lúc nhàn rỗi cùng gia đình,
xã hội. Hai câu hỏi cuối đánh giá số ngày bị
migraine trong 3 tháng qua và điểm trung bình
cơn đau trên thang điểm 10. Điểm số MIDAS
được tính bằng tổng của 5 câu hỏi đầu tiên và

177


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016


Nghiên cứu Y học

chia làm 4 mức độ mất chức năng như sau:
không hoặc mất chức năng ít (0 - 5), mất chức
năng nhẹ (6 - 10), mất chức năng trung bình (11 20) và mất chức năng nặng (> 20). Sau khi tiến
hành nhập và mã hóa số liệu, chúng tôi phân
tích các kết quả thu được bằng phần mềm SPSS
20.0. Dùng hệ số tương quan Spearman’s (r) để
khảo sát mối liên quan giữa điểm số SF - 36 và
MIDAS, nếu hệ số r < 0 chứng tỏ có tương quan
nghịch và ngược lại, mức độ tương quan yếu
nếu hệ số Spearman r < 0,3, r trong khoảng 0,3 0,5 là tương quan trung bình, r trong khoảng 0,5
- 0,7 là tương quan chặt và r ≥ 0,7 là tương quan
rất chặt. Sử dụng phép kiểm T để so sánh 2 trung
bình của các biến định lượng có phân phối
chuẩn và phép kiểm Mann Whitney U để so
sánh trung vị của các biến định lượng có phân
phối không chuẩn.

KẾT QUẢ
149 bệnh nhân migraine thỏa mãn tiêu chuẩn
chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào
nghiên cứu (nữ chiếm 78,5%; tuổi từ 18 - 75,
trung bình 39,8 ± 13,4,). Chỉ 18,8% bệnh nhân
không có việc làm. Các yếu tố có thể khởi phát
cơn đau đầu migraine gồm: stress (41,6%); rối
loạn giấc ngủ (35,4%); thay đổi thời tiết (32,2%);
ngửi mùi lạ (6,7%); liên quan với kỳ kinh nguyệt
(15,4%) và sau khi uống bia rượu (2,7%). Các yếu

tố báo trước cơn migraine gồm có: mệt mỏi
(26,8%); chán ăn (8,1%). Có 19,5% bệnh nhân có
tiền triệu thị giác và 15,4% bệnh nhân có người
thân trực hệ (bao gồm cha, mẹ, anh, chị, em ruột)
có tiền sử đau đầu với tính chất tương tự.
Điểm số SF - 36 thấp ở tất cả các lĩnh vực (≤
53,5 điểm) ngoại trừ lĩnh vực hoạt động chức
năng (86,7). Điểm số thấp nhất ở lĩnh vực giới
hạn tâm lý với 18,6 điểm.

Bảng 2: Kết quả bộ câu hỏi SF - 36 và dữ liệu chuẩn của một số nước
8 lĩnh vực SF - 36

Trung bình (SD)

Trung vị

Hoạt động chức năng
Giới hạn chức năng
Cảm nhận đau đớn
Đánh giá sức khỏe
Cảm nhận sức sống
Hoạt động xã hội
Giới hạn tâm lý
Tâm thần tổng quát

86,7 (17,2)
30,0 (39,3)
36,5 (14,7)
31,6 (17,9)

50,4 (9,4)
53,5 (8,4)
18,6 (33,2)
51,6 (9,6)

90
0
30
30
50
50
0
52

Điểm MIDAS trung bình là 13,8 ± 10,02, dao
động từ 0 - 40 ngày. Số ngày làm việc bị ảnh
hưởng là 7,43 ± 9,01 lớn hơn số ngày không làm
việc bị ảnh hưởng bởi migraine là 6,38 ± 6,01.
Điểm trung bình cơn đau là 7,54 ± 0,95, thấp nhất
là 5 và cao nhất là 10. Theo phân độ MIDAS,
mức độ mất chức năng ghi nhận được như sau:
20% bệnh nhân không hoặc mất chức năng ít;
33% mất chức năng nhẹ; 31% mất chức năng
trung bình và 16% mất chức năng nặng.
Tất cả các lĩnh vực sức khỏe SF - 36 đều có
tương quan nghịch với điểm số MIDAS. Trong
đó, lĩnh vực hoạt động chức năng, giới hạn chức

178


Khoảng tứ phân vị
(25% - 75%)
85 – 100
0 – 75
30 – 40
20 – 45
45 – 55
50 – 62,5
0 – 33,33
48 – 56

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
0
0
0
0
15
25
0
12

100
100
70
75
70
75
100
80


năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá sức khỏe và
giới hạn tâm lý tương quan trung bình với
MIDAS, hệ số tương quan Spearman trong
khoảng từ 0,38 đến 0,59 (p < 0,05). Hệ số tương
quan ở hai nhóm giới hạn chức năng và giới hạn
tâm lý lớn nhất, lần lượt bằng -0,59 và -0,56. Các
lĩnh vực còn lại tương quan yếu với MIDAS.
Điểm số SF - 36 ở tất cả 8 lĩnh vực ở nhóm
không hoặc mất chức năng nhẹ theo MIDAS đều
cao hơn so với nhóm mất chức năng trung bình –
nặng theo MIDAS, sự khác biệt này có ý nghĩa
thông kê với p < 0,0001.

Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 3: So sánh điểm số SF - 36 giữa hai nhóm MIDAS I - II và MIDAS III - IV
SF – 36
Hoạt động chức năng
Giới hạn chức năng
Cảm nhận đau đớn
Đánh giá sức khỏe
Cảm nhận sức sống
Hoạt động xã hội
Giới hạn tâm lý
Tâm thần tông quát


MIDAS I - II (N = 79)
91,9 (10,4)
47,2 (40)
41,5 (14,9)
35,9 (17,2)
51,2 (9)
54,1 (8,2)
29,96 (37,2)
52,9 (7,4)

MIDAS III - IV (N = 70)
81,2 (21,2)
10,7 (28)
30,9 (12,2)
26,8 (17,5)
49,5 (9,8)
52,9 (8,6)
5,7 (21,9)
50,2 (11,4)

P
< 0,0000
< 0,0000
< 0,0000
0,001
0,29
0,43
< 0,0000
0,42


MIDAS I - II: không hoặc mất chức năng nhẹ theo MIDAS (điểm số ≤10) MIDAS III - IV: mất chức năng trung bình hoặc
nặng theo MIDAS (điểm số MIDAS >10).

Nữ có điểm MIDAS cao hơn nam trong
nghiên cứu, 11 so với 9,5, p = 0,014. Ở bệnh nhân
có mất ngủ là yếu tố khởi phát, điểm số MIDAS
cao hơn so với nhóm không mất ngủ (15 so với
10), p = 0,007. Bệnh nhân có điểm trung bình cơn
đau ≤ 7 có điểm MIDAS thấp hơn so với nhóm
có điểm trung bình cơn đau >7 (10,31 so với
17,06, p < 0,001).

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoại trừ
lĩnh vực hoạt động chức năng có điểm số
trung bình cao (86,7) thì 7 lĩnh vực còn lại đều
có điểm số thấp (< 53,5). Lĩnh vực giới hạn tâm
lý có điểm số thấp nhất (18,6) phản ánh tình
trạng bị trở ngại trong công việc hoặc sinh
hoạt sống hàng ngày do sức khỏe tâm lý.
Migraine với đặc điểm là cơn đau đầu mức độ
trung bình đến dữ dội theo mạch đập kèm với
những triệu chứng gây khó chịu khác như
buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, tiền
triệu, bệnh xảy ra thành cơn và tái phát khiến
bệnh nhân khó chịu cả giai đoạn trong cơn lẫn
giai đoạn ngoài cơn với cảm giác lo lắng
không biết khi nào sẽ có cơn kế tiếp. Các đặc
điểm góp phần giải thích cho điểm số rất thấp

của lĩnh vực giới hạn tâm lý trong dân số
nghiên cứu của chúng tôi. Các lĩnh vực chất
lượng cuộc sống khác của SF - 36 cũng có điểm
số thấp chứng tỏ rằng chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân kém hơn do tác động của
migraine. Hiện nay, do không có dữ liệu về
điểm số chất lượng cuộc sống SF - 36 chuẩn
của người Việt Nam bình thường nên chúng

Thần kinh

tôi sẽ so sánh với dữ liệu chuẩn của dân số
Hồng Kông bình thường.
Bảng 4: Tỉ lệ % dân số có điểm số SF - 36 thấp hơn
dữ liệu chuẩn của người Hồng Kông bình thường
SF - 36

Tỉ lệ %

Hoạt động chức năng
Giới hạn chức năng
Cảm nhận đau đớn
Đánh giá sức khỏe
Cảm nhân sức sống
Hoạt động xã hội

Hồng Kông
(2)
N = 2410
91,83 (12,89)

82,43 (30,97)
83,98 (21,89)
55,98 (20,18)
60,27 (18,65)
91,19 (16,49)

Giới hạn tâm lý
Tâm thần tổng quát

71,67 (38,39)
72,79 (16,57)

90,6
98,66

55,03
87,24
100
89,26
89,93
100

Chúng tôi ghi nhận có từ 55 đến 100% số
bệnh nhân trong nghiên cứu có điểm số các lĩnh
vực SF - 36 thấp hơn so với dữ liệu chuẩn của
người Hồng Kông khỏe mạnh. Cụ thể là: 55,03%
bệnh nhân có điểm số hoạt động chức năng thấp
hơn bình thường; các lĩnh vực còn lại đều có hơn
87% bệnh nhân có điểm số thấp hơn bình
thường; hai lĩnh vực cảm nhận đau đớn, hoạt

động xã hội có 100% bệnh nhân có điểm số thấp
hơn bình thường. Các số liệu trên chứng tỏ rằng
migraine ảnh hưởng xấu lên chất lượng cuộc
sống, hầu như các bệnh nhân đều có chất lượng
cuộc sống giảm sút do ảnh hưởng của migraine.
Giống với các nghiên cứu đã thực hiện
trước đây trên thế giới, chúng tôi tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ mất
chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân migraine. Tất cả lĩnh vực của bộ câu hỏi SF
- 36 đều có tương quan nghịch với MIDAS,
nghĩa là số ngày mất chức năng càng nhiều thì

179


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
càng thấp. Các lĩnh vực hoạt động chức năng,
giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá
sức khỏe và giới hạn tâm lý tương quan trung
bình có ý nghĩa thống kê với MIDAS.
Khi so sánh điểm số SF - 36 giữa hai nhóm
mất chức năng nhẹ và mất chức năng trung bình
nặng theo phân độ của MIDAS, kết quả cho thấy
mức độ mất chức năng càng cao thì điểm số SF 36 càng thấp đồng nghĩa với chất lượng cuộc
sống càng thấp.

Khi khảo sát một số yếu tố có thể ảnh
hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân migraine, chúng tôi ghi nhân nữ có chất
lượng cuộc sống thấp hơn so với nam. Nguyên
nhân của sự khác biệt này có thể do nữ giới có
khả năng chịu đau kém hơn so với nam, nữ
cũng có nhiều yếu tố gây khởi phát migraine
hơn so với nam: kinh nguyệt, stress, rối loạn
giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ và cường độ cơn
đau cũng là hai yếu tố được chứng minh gây
giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
trong nghiên cứu.

KẾT LUẬN
Kết quả điểm số SF - 36 và MIDAS cho thấy
bệnh nhân migraine có chất lượng cuộc sống
kém ở cả hai lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức
khỏe tâm thần. Có mối tương quan nghịch trung
bình giữa hai bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS với

180

mức độ mất chức năng theo MIDAS càng nặng
thì điểm số SF - 36 càng thấp. Giới tính, mất ngủ
và cường độ cơn đau là ba yếu tố được chứng
minh làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân migraine thông qua nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi kết
luận rằng bộ câu hỏi MIDAS - với cấu trúc ngắn
gọi, đơn giản và dễ hiểu - có thể dùng trong thực

hành lâm sàng tại Việt Nam để đánh giá chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân migraine.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.
5.

6.

7.

Edmeads J, Mackell JA, (2002). The economic impact of
migraine: an analysis of direct and indirect costs. Headache, 42:
501–9.
Lam CLK, et al (1999). Population based norming of the
Chinese (HK) version of the SF - 36 health survey. Hong Kong
Practitioner, 21(10): 460-470.
Lê Văn Nam (2010). Migraine. In: Vũ Anh Nhị. Chẩn đoán và
điều trị Đau đầu, pp 28-40. NXB Y học, TP. Ho Chi Minh.
Lipton RB, et al (2003). The Global burden of Migraine. J
Headache Pain, 4: 3-11.
Lipton RB, et al (2001). Clinical Utility of an Instrument
Assesing Migraine Disability: The Migraine Disability
Assessment (MIDAS) Questionnaire. Headache, 41: 854-861.
International Headache Society (2013). The International

Classification of Headache Disorders, 3rd edition (beta
version). Cephalalgia, 33(9): 629–808.
Ware JE Jr, (2000). SF - 36 Health Survey Update. Spine, 25(24):
3130-3139.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

20/11/2015
30/11/2015
15/02/2016

Nội Khoa



×