Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đối chiếu kết quả giữa phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch đặc hiệu và phương pháp giải trình tự gen EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.43 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ GIỮA PHƯƠNG PHÁP NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH
ĐẶC HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRÌNH TỰ GEN EGFR TRONG
UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
Ngô Thị Tuyết Hạnh*; Hoàng Anh Vũ**, Hứa Thị Ngọc Hà*, Đặng Hoàng Minh*, Nguyễn Sào Trung*

TÓM TẮT
Giới thiệu: Ngày nay tỉ lệ ung thư phổi ngày càng tăng cao nên việc phân tích đột biến gen EGFR trong
ung thư phổi là rất cần thiết vì những bệnh nhân có đột biến gen EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ
(UTPKTBN) gắn với tiên lượng xấu và có khả đáp ứng tốt với thuốc nhắm trúng đích phân tử ức chế miền
tyrosine kinase (erlotinib, gefitinib). Nhuộm HMMD với kháng thể đặc hiệu EGFR mất đoạn E746 –A750 tại
exon 19 và đột biến điểm L858R tại exon 21 đồng thời với phương pháp giải trình tự gen nhằm đối chiếu kết quả
giữa hai phương pháp và nhằm xác định phương pháp nhuộm HMMD đặc hiệu có phải là một phương pháp sàng
lọc hữu ích đầu tay cho việc phát hiện EGFR đột biến.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 bệnh nhân UTPKTBN được giải trình tự gen EGFR bằng máy
ABI 3130 Genetic Analyzer tại TT Y sinh học phân tử – Đại học Y Dược TPHCM. Các trường hợp này cũng đã
được nhuộm HMMD bằng máy Benchmark, với kháng thể kháng protein EGFR đặc hiệu (kháng thể đặc hiệu mất
đoạn E746 –A750 tại exon 19 và đột biến điểm L858R tại exon 21) và được tính dựa vào cường độ bắt màu màng
bào tương với điểm cắt là 10% tế bào u như sau: (0) không nhuộm màng hoặc nhuộm cường độ mờ nhạt < 10%
các tế bào u; (1+): cường độ nhuộm mờ nhạt > 10% các tế bào u; (2+): cường độ nhuộm trung bình; (3+): Cường
độ nhuộm mạnh. Các trường hợp được coi là dương tính: 1+; 2+; 3+. Các trường hợp âm tính: 0 điểm. Đối chiếu
kết quả HMMD đặc hiệu với kết quả giải trình tự gen.
Kết quả: có 17 trường hợp có biểu hiện protein E746-A750 (24,3%), có 18 trường hợp có biểu hiện protein
L858R (25,7%), có 34 trường hợp có đột biến của EGFR (48,6%) trong đó có 1 trường hợp đột biến exon 18, 20
trường hợp đột biến exon 19 (28,6%); 1 trường hợp đột biến exon 20 và 14 đột biến exon 21 (20%). Có 2 trường
hợp mang cùng lúc đột biến của cả 2 gen exon 19 và 21. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phương pháp
nhuộm hóa mô miễn dịch đặc hiệu và phương pháp giải trình tự đột biến gen EGFR (p = 0,001 và p = 0,004).
Kết luận: Phương pháp nhuộm HMMD protein EGFR đặc hiệu mất đoạn E746-A750 và đột biến điểm


L858R có độ nhạy và độ đặc hiệu cao cho việc xác định EGFR đột biến và là phương pháp sàng lọc hữu ích đầu tay
cho việc phát hiện EGFR đột biến có ý nghĩa cho việc điều trị nhắm đích.
Từ khóa: Hóa mô miễn dịch, EGFR đặc hiệu, giải trình tự gen EGFR, ung thư phổi không tế bào nhỏ

ABSTRACT
COMPARISON OF SPECIFIC IMMUNOHISTOCHEMISTRY STAINING MOTHOD WITH
SEQUENCING OF EGFR MUTATION IN PATIENTS WITH NON-SMALL CELL LUNG CANCER
Ngo Thi Tuyet Hanh, Hoang Anh Vu, Hua Thi Ngoc Ha, Dang Hoang Minh, Nguyen Sao Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 91 - 96
Background: Currently, the percentage of lung cancer cases is increasing. Therefore, the analysis of EGFR
mutations in lung cancer is necessary for patients with EGFR mutations in non-small cell lung cancer (NSCLC)
associating with poor prognosis and are likely to respond well to drugs targeting molecules on targeted tyrosine
** TT Sinh Học Phân tử, Đại học Y Dược TP.HCM
* Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Thị Tuyết Hạnh
ĐT: 0918181722
Email:

91


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

kinase domain inhibitors (erlotinib, gefitinib). Immunohistochemistry (IHC) staining with EGFR specific
antibodies deletion E746-A750 in exon 19 and point mutation L858R in exon 21 was tested in conjunction with
sequencing method to compare the results between two methods, and to determine the usefulness of IHC specific
methods prior to detect EGFR mutations.
Methods: 70 NSCLC patients were sequenced EGFR gene by ABI 10 Genetic Analyer in Center for

Molecular Biomedicine, Ho Chi Minh City Medicine and Pharmacy University. These cases also had been dyed
IHC by Benchmark with antibodies against EGFR specific protein (deletion specific antibodies in exon 19 E746A750 and L585R point mutations in exon 21), and calculated based on the intensive staining of cytoplasmic
membrane with 10% cutoff point of tumor cells as follows: 0: no staining is observed, or membrane staining <
10% of tumor cells; 1+: a faint/barely perceptible membrane staining > 10% of tumor cells; 2+: a weak to moderate
complete membrane staining; 3+: a strong complete membrane staining; The cases were considered postitive: 1+;
2+; 3+; Negative cases: 0; The results of specific IHC and gene sequencing were compared.
Results: Seventeen cases had protein expression E746-A750 (24.3%), 18 cases had L858R protein expression
(25.7%). There were 34 cases of EGFR mutations (48.6%), in which 1 case in exon 18, 20 cases in exon 19
(28.6%); 1 case in exon 20, and 14 cases in exon 21. Two cases had mutations in both exon 19 and 21. There was a
statistically significant between specific IHC method and mutation sequencing of EGFR (p<0,001 and p=0,004).
Conclusion: The specific IHC of deletion EGFR protein E746-A750 and L585R point mutations had high
sensitivity and specificity in determining EGFR mutations and useful for prior screening detecting EGFR
mutations significance for targeted treatment.
Key words: immunohistochemistry, sequencing EGFR, non small cell lung cancer.
phân tử đạt được một số kết quả nhất định và
ĐẶT VẤN ĐỀ
hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn trong tầm
Theo Globocan thế giới năm 2012, ung thư
soát để phát hiện sớm ung thư, đồng thời cũng
phổi là loại ung thư thường gặp nhất tính chung
cho phép tiên lượng bệnh nhân ung thư về mức
cả hai giới nam nữ với 1.824.701 trường hợp mắc
độ đáp ứng điều trị.
mới (12,9%) và cũng là loại ung thư gây tử vong
EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor)
cao nhất với 1.590.000 trường hợp tử vong
là gen nằm trên nhiễm sắc thể số 7, mã hóa
(19,4%) trong tổng số tử vong do ung thư. So với
protein EGFR (HER1) xuyên màng có trọng
Globocan năm 2008 trên thế giới tỉ lệ mắc mới và

lượng phân tử 170 kDa. Protein EGFR là thành
tỉ lệ tử vong (1.608.000 trường hợp mắc mới và
viên trong gia đình HER gồm 4 thành viên. Khi
1.378.000 trường hợp) ngày càng tăng. Globocan
các protein này gắn với ligand hoặc bắt cặp với
năm 2008, cũng cho thấy ở VN ung thư phổi
nhau, miền nội bào tyrosine kinase sẽ kích hoạt
chiếm vị trí thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới
dòng thác tín hiệu vào nhân làm tế bào phát
nam nữ với 111.600 trường hợp mắc mới và là
triển bất thường, giảm sự chết theo chương
nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai (18,2%)
trình, tăng sinh mạch và cho di căn. Đột biến gen
trong tổng số tử vong do ung thư(3,15).
EGFR sẽ làm phosphoryl hóa tyrosine kinase và
Ung phổi không tế bào nhỏ chiếm 70-75%
làm tăng dòng thác tín hiệu đến nhân, làm tế bào
các loại ung thư phổi và hiện nay có thể coi là
phát triển nhanh(9,14). Đột biến gen EGFR được
chưa có được liệu pháp điều trị thỏa đáng cho
xác định bằng nhiều phương pháp: PCR, giải
hầu hết ung thư phổi(3).
trình tự gen và gần đây là phương pháp nhuộm
Gần đây những hiểu biết sinh học mới và
hóa mô miễn dịch trong đó có HMMD đặc hiệu
việc ứng dụng sinh học phân tử trong ung thư
(kháng thể đặc hiệu mất đoạn E746 –A750 tại
đã mở ra các liệu pháp điều trị mới nhắm đích
exon 19 và đột biến điểm L858R tại exon 21).


92


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các
đột biến gen như đột biến gen EGFR (15 -25 %),
đột biến gen Kras (18%), đột biến gen tổ hợp
EML4 - ALK (4-8%), đột biến gen p53... đó là các
yếu tố chỉ định điều trị hoặc yếu tố tiên lượng.
Đột biến gen EGFR trong ung thư phổi không tế
bào nhỏ gắn với tiên lượng xấu và khả đáp ứng
tốt với thuốc nhắm trúng đích phân tử ức chế
miền tyrosine kinase (erlotinib, gefitinib) và
được báo cáo lần đầu tiên năm 2004 trên những
bệnh nhân có đáp ứng với gefitinib(8,11 ). Đột biến
xảy ra tại các exon 18 – 21, khiến cho protein
EGFR luôn trong trạng thái hoạt hóa không phụ
thuộc chất truyền tín hiệu ngoại bào. Tỉ lệ bệnh
nhân có mang đột biến EGFR rất khác nhau giữa
các chủng tộc: Tỉ lệ này chỉ xấp xỉ 3% ở người
Mỹ, nhưng lên đến khoảng 32% ở người Nhật(10),
36,4% ở Hàn Quốc(1), 55% ở Đài Loan(6) và 57,4%
ở Thái Lan(13), đặc biệt ở Châu Á tỉ lệ đột biến gen
EGFR dao động từ 39%-64%, trong đó thường
gặp nhất là đột biến mất đoạn (deletion) xảy ra
trên exon 19 (khoảng 50%), (thường xuyên nhất
là mất đoạn E746-A750) và kế đến là đột biến
điểm L858R tại exon 21 (khoảng 35-45%) (thay
thế của leucine 858 bởi arginine (L858R). Các đột
biến thêm đoạn (duplication) trên exon 20 hay

đột biến điểm trên exon 18 ít gặp hơn (khoảng
5%). Đặc biệt, đột biến hầu như chỉ gặp trên loại
carcinôm tuyến, rất hiếm khi tìm thấy ở
carcinôm gai – tuyến(9,14). Hơn nữa đột biến cũng
thường tìm thấy trên bệnh nhân nữ hơn trên
bệnh nhân nam. Tỉ lệ đột biến cao tìm thấy trên
người châu Á phù hợp với quan sát trong những
thử nghiệm lâm sàng trước đây, trong đó bệnh
nhân châu Á có đáp ứng cao hơn hẳn với điều trị
đặc hiệu so với bệnh nhân Âu – Mỹ. Như vậy,
nghiên cứu đột biến gen EGFR sẽ cho phép đánh
giá được đáp ứng điều trị nhắm đích của
gefitinib, erlotinib trong ung thư phổi.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về
dịch tễ học, lâm sàng và giải phẫu bệnh của ung
thư phổi, nhưng thiếu các nghiên cứu đi sâu tìm
hiểu về đặc điểm sinh học của tế bào ung thư và
sự tương tác giữa chúng với nhau, về sự biểu

Nghiên cứu Y học
hiện của protein EGFR và cơ chế phân tử của
căn bệnh phổ biến này. Nhóm tác giả trong
nghiên cứu này đã thực hiện đề tài cấp Sở Khoa
học công nghệ TP. HCM về đột biến gen EGFR
trong ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng
phương pháp giải trình tự gen. Trong nghiên
cứu này chúng tôi xác định sự biểu hiện của
protein EGFR đặc hiệu (kháng thể đặc hiệu mất
đoạn E746 –A750 tại exon 19 và đột biến điểm
L858R tại exon 21), mô tả phổ đột biến của gen

EGFR trên cùng mẫu nghiên cứu của đề tài Cấp
Sở Khoa học công nghệ TP. HCM, nhằm đối
chiếu kết quả giữa hóa mô miễn dịch đặc hiệu
và phương pháp giải trình tự gen EGFR trên
bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở
Việt Nam và nhằm xác định phương pháp
nhuộm HMMD đặc hiệu có phải là một
phương pháp sàng lọc hữu ích đầu tay cho việc
phát hiện EGFR đột biến.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
70 bệnh nhân UTPKTBN được chẩn đoán tại
Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - Đại học Y Dược
TPHCM từ tháng 11/2010 đến tháng 11/2014.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân UTPKTBN có kết quả giải trình
tự gen EGFR tại TT Y Sinh Học Phân tử – Đại
học Y Dược TPHCM.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không ly trích được protein.

Phương pháp nghiên cứu
(1) Các mẫu bệnh phẩm phẫu thuật
UTPKTBN đều được chẩn đoán xác định bằng
nhuộm HE thường qui, thuộc 1 trong các thể giải
phẫu bệnh sau: carcinôm tuyến, carcinôm gai –
tuyến và carcinôm tế bào lớn.
(2) Vùng có tế bào ung thư được đánh dấu

và chọn lọc để lấy mẫu làm xét nghiệm giải trình
tự gen EGFR trực tiếp các exon 18, 19, 20, 21
bằng máy ABI 3130 Genetic Analyzer.

93


Nghiên cứu Y học
(3) Nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể
chống EGFR đặc hiệu L858R (SP 125) Rabbit
monoclonal primary antibody va E746 – A750
(SP 111) Rabbit monoclonal primary antibody
(Ventana) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ
bằng máy Benchmark XT.
* Quy trình nhuộm HMMD bằng máy
Benchmark XT (Ventana)
Dùng lam có superfrost (mang điện tích
dương)
Khử paraffin bằng dung dịch EZ Prep
Bộc lộ kháng nguyên bằng dung dịch CC1
Rửa bằng dung dịch reaction buffer
Ủ với kháng thể EGFR 40 phút ở 37oC (nhà
Sản xuất đã pha loãng KT)
Rửa bằng dung dịch reaction buffer
Gắn màu với bộ kit ultraview Universal
DAB Detection Kit
Rửa bằng dung dịch reaction buffer
Nhuộm nền với Hematoxyline
4. Đánh giá kết quả nhuộm dựa vào cường
độ bắt màu màng bào tương với điểm cắt là 10%

tế bào u.
0: không nhuộm màng hoặc nhuộm với
cường độ mờ nhạt < 10% các tế bào u.
1+: cường độ nhuộm mờ nhạt > 10% các tế
bào u
2+: cường độ nhuộm trung bình
3+: Cường độ nhuộm mạnh
Các trường hợp được coi là dương tính: 1+;
2+; 3+
Các trường hợp âm tính: 0
5. Đối chiếu kết quả nhuộm HMMD đặc
hiệu với kết quả giải trình tự gen EGFR. Các
số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm
stata 10.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Bao gồm 39 bệnh nhân nam và 31 nữ, tỉ lệ
nam/nữ là 1,3/1.

94

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 60 (± 12,2),
(khoảng tuổi 18 - 85).

Mô bệnh học
Đa số bệnh nhân được chẩn đoán carcinôm
tuyến 88,6% với các giai đoạn xâm lấn và di căn.
Các dạng mô bệnh học khác 11,4% (bao gồm

carcinôm tế bào lớn (8,6%) và carcinôm gai –
tuyến (2,8%).

Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
Trong tổng số 70 đối tượng nghiên cứu, có 17
bệnh nhân có sự biểu hiện của protein EGFR
dương E746- A750 (24,3%), có 53 bệnh nhân biểu
hiện của protein EGFR âm tính E746 - A750
(75,7%). Có 18 bệnh nhân có biểu hiện dương
tính với L858R chiếm (25,7%) và có 52 bệnh nhân
có biểu hiện âm tính với L858R chiếm (75,7%).
Có 3 trường hợp biểu hiện của protein EGFR
dương tính với cả 2 E746-A750 và L858R. Các
nghiên cứu trước đây cho thấy phương pháp
nhuộm hóa mô miễn dịch là phương pháp nhằm
phát hiện protein EGFR là một phương pháp
đầu tay trước khi giải trình tự chuỗi DNA vì
phương pháp này đơn giản và rẻ tiền(15,4,2). Tuy
nhiên gần đây có một số nghiên cứu cho thấy
phương pháp nhuộm HMMD với kháng thể đặc
hiệu EGFR mất đoạn E746- A750 và đột biến
điểm L858R có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và là
phương pháp sàng lọc hữu ích đầu tay cho việc
phát hiện EGFR đột biến, có ý nghĩa cho việc
điều trị nhắm đích.

Đột biến gen EGFR
Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy
đột biến EGFR trong ung thư phổi tập trung
tại 4 exon 18 – 21. Chúng tôi đã sử dụng kỹ

thuật giải trình tự DNA để khảo sát 4 exon
này cho 70 bệnh nhân, phát hiện 34 trường
hợp có đột biến EGFR (48,6%). Trong 62
trường hợp carcinôm tuyến có 31 trường hợp
có đột biến EGFR, chiếm 50%; trong khi các
loại mô học khác mang đột biến với tỉ lệ thấp
hơn là 37,5 %. Trong những đột biến được
phát hiện, đột biến tại exon 19 chiếm tỉ lệ cao
nhất 20 trường hợp (28,6%), kế đến là exon 21


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
chiếm 14 trường hợp (20%). Exon 18 và 20 ít bị
đột biến hơn 1 trường hợp (1,4%), có 2 trường

Nghiên cứu Y học
hợp có đột biến cho cả hai exon 19 và 21.

Tương quan giữa đột biến gen và các đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 1: Tương quan đột biến gen với đặc điểm giải phẫu bệnh
Đặc điểm
Giới tính
Tuổi
Loại mô học

Nam
Nữ
≤60
>60
Carcinôm tuyến

Khác *

Giải trình tự gen EGFR
Bình thường (n = 36)
Đột biến (n = 34)
26
13
10
21
20
18
16
16
31
31
5
3

OR
(95% CI)

P

4,2
(1,4 -13,0)

0,004

1,1
(0,4-3,2)


0,826

0,6
(0,1-3,4)

0,057

*Bao gồm carcinôm gai – tuyến và carcinôm tế bào lớn

Chúng tôi thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa đột biến gen EGFR với giới tính (p
= 0,004). Bệnh nhân nữ có đột biến cao gấp 4,2
lần bệnh nhân nam. Trong các nghiên cứu khác
trên thế giới, đột biến hầu như chỉ gặp trên loại
carcinôm tuyến, rất hiếm khi tìm thấy ở
carcinôm gai – tuyến (9) (14), trong nghiên cứu của

chúng tôi cũng không có trường hợp carcinôm
gai - tuyến nào mang gen đột biến. Hơn nữa, đột
biến cũng thường tìm thấy hơn trên bệnh nhân
nữ so với bệnh nhân nam(13). Không thấy có sự
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đột biến gen
với độ mô học và tuổi của bệnh nhân.

Tương quan giữa nhuộm HMMD đặc hiệu với đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 2: Tương quan kết quả nhuộm HMMD đặc hiệu với đặc điểm giải phẫu bệnh
Đặc điểm
Giới
Tuổi

Loại mô học

Nam
Nữ
≤ 60
> 60
Carcinôm tuyến
Khác*

Biểu hiện của protein EGFR
Âm tính (n = 38)
Dương tính (n = 32)
27
12
11
20
22
16
16
16
34
28
4
4

OR
(95% CI)

P


4,1
(1,4-12,6)

0,005

1,4
(0,5-3,9)

0,509

1,2
(0,2-7,1)

0,796

*: Carcinôm gai tuyến và carcinôm tế bào lớn

Kết quả nghiên cứu gợi ý có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa nhuộm HMMD đặc hiệu
với giới tính. Bệnh nhân nữ có HMMD đặc hiệu
dương tính cao gấp 4,1 lần bệnh nhân nam
(OR=4,1; 95% CI: 1,4-12,6). Không thấy có sự liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa nhuộm HMMD
với tuổi và loại mô học của bệnh nhân.

Tương quan giữa nhuộm HMMD E746 –
A750 và L858R với đột biến gen EGFR
Những trường hợp biểu hiện protein
EGFR dương tính E746-A750 sẽ có đột biến
gen EGFR cao hơn gấp 31,1 lần những trường

hợp có biểu hiện protein EGFR âm tính (p=

0,001) Những trường hợp biểu hiện protein
EGFR dương tính L858R sẽ có đột biến gen
EGFR cao hơn gấp 5,6 lần những trường hợp
có biểu hiện protein EGFR âm tính (p= 0,001).
Kháng thể E746-A750: độ nhạy = 80%, đặc
hiệu = 98%. Kháng thể L858R: độ nhạy = 78,6%
và đặc hiệu = 85,7%. Chung 2 kháng thể: độ
nhạy = 79,4% và đặc hiệu = 86,1%.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp
nhuộm HHMD gen EGFR đặc hiệu E746-A750
và L858R là khá cao và chỉ có hai loại này của đột
biến EGFR (hai loại chính chiếm hơn 90%) được
đánh giá bởi HMMD còn các loại đột biến khác
với tần số thấp hơn có thể không được kiểm tra

95


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học
bằng HMMD vì chưa có kháng thể đột biến đặc
hiệu (chưa sản xuất). Vì vậy nếu ung thư phổi
với đột biến EGFR qua kiểm tra bằng HMMD
âm tính nên tiếp tục làm thêm phương pháp giải
trình tự gen.
Bảng 3: Tương quan kết quả nhuộm HMMD với đột
biến gen

Đặc điểm

EGFR
Bình thường Đột biến

E746 - A750
Âm tính
Dương tính
L858R
Âm tính
Dương tính
Chung 2 KT
Âm tính
Dương tính

OR
(95% CI)

6.

7.

P

49 (a)
1 (b)

4 (c)
16 (d)


196
<0,001
(18,5-8465,4)

49 (a)
7 (b)

3 (c)
11 (d)

25,7
<0,001
(4,8-166,1)

31 (a)
5 (b)

7 (c)
27 (d)

23,9
<0,001
(5,9-103,8)

Độ nhạy = d/(c+d); Độ đặc hiệu = a/(a+b); Kháng thể
E746_A750: độ nhạy = 80%, đặc hiệu = 98%; Kháng thể
L858R: độ nhạy = 78,6% và đặc hiệu = 85,7%; Chung 2
kháng thể: độ nhạy = 79,4% và đặc hiệu = 86,1%

8.


9.

10.

11.

KẾT LUẬN
Phương pháp nhuộm HMMD gen EGFR đặc
hiệu (E746-A750 và L858R) có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao cho việc xác định EGFR đột biến và nó
là phương pháp sàng lọc hữu ích đầu tay cho
việc phát hiện EGFR đột biến có chứa EGFR đột
biến của E746-A750 hoặc L858R có ý nghĩa cho
việc điều trị nhắm đích

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

96

Bae NC, Chae MH, Lee MH, Kim KM, Lee EB, Kim CH, et al

(2007). EGFR, ERBB2, and KRAS mutations in Korean nonsmall cell lung cancer patients. Cancer Genet
Cytogenet;173(2):107-13.
Cappuzzo F, et al (2004), AKT phosphorylation and gefitinib
efficacy in patients with advanced nonsmall-cell lung cancer. J
Natl Cancer Inst; 96:1133 – 41.
Ferlay J, Shin HR, Bray F, Forman D, Mathers C, Parkin DM
(2010). Estimates of worldwide burden of cancer in 2008:
GLOBOCAN 2008. Int J Cancer;127(12): 2893-917.
Hirsch FR, et al (2003), Epidermal growth factor family of
receptors in preneoplasia and lung cancer: perspectives for
targeted therapies. Lung Cancer; 41 Suppl 1: 9 – 42
Hirsch FR, Varella-Garcia M, Bunn PA Jr, Di Maria MV, Veve
R, Bremnes RM, Baro´n AE, Zeng C, and Franklin WA (2003)
Epidermal Growth Factor Receptor in Non–Small-Cell Lung
Carcinomas: Correlation Between Gene Copy Number and

12.

13.

14.

15.

Protein Expression and Impact on Prognosis. J Clin Oncol
21:3798-3807.
Huang SF, Liu HP, Li LH, Ku YC, Fu YN, Tsai HY, et al
(2004). High frequency of epidermal growth factor receptor
mutations with complex patterns in non-small cell lung
cancers related to gefitinib responsiveness in Taiwan. Clin

Cancer Res;10(24): 8195-203.
Inoue A, Suzuki T, Fukuhara T, Maemondo M, Kimura Y,
Morikawa N, et al (2006). Prospective phase II study of
gefitinib for chemotherapy-naive patients with advanced nonsmall-cell lung cancer with epidermal growth factor receptor
gene mutations. J Clin Oncol;24(21): 3340-6.
Lynch TJ, Bell DW, Sordella R, Gurubhagavatula S, Okimoto
RA, Brannigan BW, et al (2004). Activating mutations in the
epidermal growth factor receptor underlying responsiveness
of non-small-cell lung cancer to gefitinib. N Engl J
Med;350(21): 2129-39.
Marchetti A, Martella C, Felicioni L, Barassi F, Salvatore S,
Chella A, et al (2005). EGFR mutations in non-small-cell lung
cancer: analysis of a large series of cases and development of a
rapid and sensitive method for diagnostic screening with
potential implications on pharmacologic treatment. J Clin
Oncol;23(4):857-65.
Paez JG, Janne PA, Lee JC, Tracy S, Greulich H, Gabriel S, et al
(2004). EGFR mutations in lung cancer: correlation with
clinical response to gefitinib therapy. Science;304(5676):1497500.
Parra HS, Cavina R, Latteri F, Zucali PA, Campagnoli E,
Morenghi E, et al (2004). Analysis of epidermal growth factor
receptor expression as a predictive factor for response to
gefitinib ('Iressa', ZD1839) in non-small-cell lung cancer. Br J
Cancer;91(2):208-12.
Pirker R, Pereira JR, von Pawel J, et al. (2011), EGFR
expression as a predictor of survival for first-line
chemotherapy plus cetuximab in patients with advanced nonsmall-cell lung cancer: analysis of data from the phase 3 FLEX
study. Lancet Oncol.
Sriuranpong V, Chantranuwat C, Huapai N, Chalermchai T,
Leungtaweeboon K, Lertsanguansinchai P, et al (2006). High

frequency of mutation of epidermal growth factor receptor in
lung adenocarcinoma in Thailand. Cancer Lett;239(2):292-7.
Sugio K, Uramoto H, Ono K, Oyama T, Hanagiri T, Sugaya M,
et al (2006). Mutations within the tyrosine kinase domain of
EGFR gene specifically occur in lung adenocarcinoma patients
with a low exposure of tobacco smoking. Br J
Cancer;94(6):896-903.
Tamura K, Okamoto I, Kashii T, Negoro S, Hirashima T,
Kudoh S, et al (2008). Multicentre prospective phase II trial of
gefitinib for advanced non-small cell lung cancer with
epidermal growth factor receptor mutations: results of the
West Japan Thoracic Oncology Group trial (WJTOG0403). Br J
Cancer;98(5):907-14.

Ngày nhận bài báo:

20/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

07/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2015



×